VNTB – Vấn đề đạo Phật và nhức nhối Phật giáo ở Việt Nam


25.03.2023 1:30

VNTB – Vấn đề đạo Phật và nhức nhối Phật giáo ở Việt Nam

Dương Tử

(VNTB) – Lịch sử sẽ gọi Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 21 là thời kỳ mạt pháp.

1. Phật Tổ – Nhà tâm lý giáo dục học thời cổ đại

Khởi thủy là đạo Bà la môn (Bramanism) là tôn giáo cổ nhất, lớn nhất thời đó.

Xã hội Ấn Độ cổ đại chia làm 17 tầng lớp.

Giai tầng giáo sĩ Bà la môn chiếm vị trí cao nhất.

Thứ nhì là vua chúa quí tộc.

Tầng lớp thứ ba là võ sĩ …. 

Thê thảm nhất là tầng lớp thứ 17 dưới đáy xã hội.

Siddatha là hoàng tử  Ấn Độ sinh ngày 15/4 âm lịch năm 563 trước CN tại xứ Nepal thuộc Ấn Độ cổ đại. 

Là hoàng tử thông minh với tư cách một tín đồ Bà la môn nhưng không ngoan đạo, Siddatha được học nhiều, sống gần gũi mọi loại người trong xã hội. Vốn giàu lòng trắc ẩn, dù cũng là cây sậy yếu ớt nhưng là cây sậy biết tư duy, chàng bức bối với sự phân biệt đẳng cấp.

Chàng cảm thấy khát khao sự bình đẳng và chan hòa với mọi người. Đó là ý muốn đầu tiên tách ra khỏi Bà la môn. Chàng không thích học võ, thiên về văn hơn. Chàng tìm biện pháp làm giảm bớt nỗi ưu tư khổ đau của con người. Vậy, phải nghiên cứu nỗi khổ đau của con người. Từ đó nảy sinh giải pháp giúp người ta tự giải thoát. Chàng dời khỏi cung vàng điện ngọc, ngay vào ngày sinh đứa con đầu lòng. Chàng ra đi lang thang tìm nơi yên tĩnh để suy ngẫm. Và chàng giác ngộ sau khi hình thành một hệ tư tưởng. Tiếp tục đi kết giao bằng hữu. Về sau người đời gọi là đi hoằng pháp. Thực chất, thái tử Siddatha chính là một thầy giáo, một nhà khoa học tâm lý và giáo dục học. Nói như ngôn từ hiện đại, một nhà tư vấn tâm lý tự do và miễn phí cho mọi người. Thực chất Phật học và đạo Phật chính là như thế. Vào năm 80 tuổi thái tử Siddatha đã có tới 500 đệ tử để truyền bá khoa học tâm lý giáo dục học của ngài. Ngài qua đời. Học trò chép lời giảng, truyền đời gọi là kinh Phật.

Nhiều thế hệ học trò nối tiếp nhau. Học trò xuất bản bản Kinh cổ nhất: kinh Kim cương khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Kinh được viết bằng ngôn ngữ Gandhari Prakrit, được đọc từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Bởi vì cuộn chứa chữ viết ở cả hai mặt, người ghi chép sẽ lật cuộn theo chiều dọc để tiếp tục viết ngược lại.

Bản thảo có sáu mảnh lớn và khoảng 130 mảnh nhỏ hơn.

2. Hoằng pháp ra châu Á và Việt Nam 

Thế kỷ 1, một số nhà sư đầu tiên theo đường biển ghé vào Việt Nam truyền đạo Phật. Ngôi chùa Dâu, còn gọi chùa Pháp vân, thuộc tỉnh Bắc Ninh là nơi tu tập đầu tiên. Truyện cổ tích Man Nương ở miền Bắc huyền thoại hóa câu chuyện này. Kể lại mối tình của một cô gái Việt với nhà sư Ấn độ.

Đến thế kỷ 6 đời nhà Đường, ào ạt du nhập đạo Phật vào Trung Quốc. Kế đó đạo Phật được Hán hóa và du nhập vào Việt Nam thuận lợi hơn  do Hán tự được truyền sang Việt Nam. Chữ Phạn cổ Ấn Độ  khó học đã nhường chỗ cho chữ Hán thay thế vai trò hoằng pháp, khắp cả châu Á, do vai trò văn hoá Hán tự chiếm ưu thế.

Để truyền bá Đạo Phật, văn học nghệ thuật dân gian cũng tham gia tích cực, xây dựng nên hệ thống hình tượng chư Phật gây cảm hứng lan truyền và dần thành tín ngưỡng. Các nghi lễ và đền chùa phát triển dần. 

Từ Phật học nguyên thủy chia ra nhiều tông phái, diễn giải Phật học  khác nhau. Vì Phật học là một khoa học mở.

Từ đó, hiện nay tồn tại cả Rừng kinh Phật.

Từ Phật học hình thành nên tôn giáo với tín ngưỡng đa dạng kèm theo nghi lễ.

Phật giáo hình thành dần dần theo quá trình truyền bá đạo Phật.

Nảy sinh cả kho tàng truyện dân gian Phật giáo. Chẳng hạn, cả một hệ thống chuyện kể dân gian xoay quanh chuyến đi Tây du của thầy trò nhà sư Đường Tăng được lan truyền. Tổng hợp những chuyện kể đó, tiểu thuyết Tây du ký của tác giả Ngô Thừa Ân được xuất bản trong những năm 1590. 

Từ điêu khắc tượng Phật đến Bộ phim miêu tả hình tượng chư Phật được định hình trong tín ngưỡng con người châu Á. 

3. Cộng sản đố kỵ Phật giáo và tất cả tôn giáo

Học thuyết vô thần trong chủ nghĩa Mác Lê nin bác bỏ mọi tôn giáo để giành lấy quyền uy duy nhất.

Sau 1954, nhà cầm quyền khinh rẻ thờ ơ với mọi giáo hội, khuyến khích bỏ mặc chùa chiền điêu tàn. Mặt khác lại đặt cơ chế quản lý tôn giáo. Họ cài đặt cả nhân viên an ninh vào hàng ngũ tăng ni. Đó là nghịch lý vừa khinh rẻ vừa đề phòng.

Kết về thời kỳ mạt pháp Phật giáo ở việt nam

Sau 1975, nhà cầm quyền cổ vũ sinh hoạt Phật giáo và lễ hội… Tuy nhiên họ  bỏ mặc mê tín dị đoan phát sinh theo Phật giáo.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phó giáo chủ được  chọn vào Quốc  Hội. Ông này phát biểu mấy ranh ngôn để đời:

Con lãnh đạo làm lãnh  đạo  là  hồng  phúc của Dân tộc“.

“Việt Nam nên học tập Bắc Triều Tiên xây dựng quân đội mạnh mẽ“.

Thích Thanh Quyết bênh vực nhân vật đại đức Thích Trúc Thái Minh trước đó là trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh).

Thích Trúc Thái Minh gây ra vụ án chùa Ba Vàng làm tiền trắng trợn với trò “thỉnh vong trái chủ”. Bày trò xiếc cúng gọi vong người chết hiện lên đòi tiền nợ (trái). Phật tử mê tín phải nộp cả trăm triệu đồng để được chuộc tội… Bị áp lực báo chí và công luận, Giáo hội PGVN tạm ngưng chức vụ của sư Thích Trúc Thái Minh hai năm. Năm nay 2023 thăng chức cao hơn (làm phó Ban thông tin truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Hòa thượng Thích Nhật Từ con gà tức nhau tiếng gáy, lên mạng xã hội miệt thị Thích Trúc Thái Minh làm tiền phật tử. Hai bên đôi co làm nhộn MXH.

Ngành du lịch quảng cáo cho cái  gọi  là “Du lịch tâm linh”. Kiếm lợi ích Du lịch, thả nổi tâm linh ! 

Công ty “chùa” hình thành với các đại gia, chiếm đất. Nổi tiếng nhất là đại gia Xuân Trường bá chiếm đất xây nhiều chùa lớn nhất ở Việt Nam.

Phim Tây du ký chiếu liên tục các mùa hè. Vô hình trung phổ biến Phật  giáo cho hàng trăm triệu bình dân đạo Phật châu Á.

Đức Phật vốn là một nhà khoa học, từ bao giờ, ngài đã trở thành vị thần linh với quyền lực siêu nhiên toàn năng (!)

Đó chính là cơ sở cho các hoạt động tôn giáo “buôn thần bán thánh”.  

Nhìn bề ngoài, sinh hoạt tôn giáo Phật “tự do náo nhiệt”, song bản chất thì đã lệch lạc thảm hại.

Nguyên nhân chủ quan là Dân Trí còn thấp.

Lịch sử sẽ gọi Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 21 là thời kỳ mạt pháp.

Việt Nam Thời Báo

Comments are closed.