Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW: Bao biện việc giam giữ 39 nhà hoạt động, Việt Nam nên bị loại khỏi HĐNQ của LHQ

Friday, July 7th, 2023

RFA – 06/7/2023

HRW: Bao biện việc giam giữ 39 nhà hoạt động, Việt Nam nên bị loại khỏi HĐNQ của LHQ

Những tù nhân lương tâm được LHQ nhắc đến trong văn thư gửi Việt Nam 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngInternet 

(more…)

‘Việt Nam  cần giúp người dân hiểu 15,5 tỷ USD tài trợ cho năng lượng sạch được tiêu vào đâu’

Wednesday, July 5th, 2023

Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt

05/7/2023

Vietnam, coal use

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Việt Nam đang cho thấy sự rốt ráo của mình trong việc thực hiện cam kết phát thải bằng không vào năm 2050, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm này để ưu tiên phát triển năng lượng sạch.

Kế hoạch Điện 8 (PDP8) sau nhiều năm trì hoãn, đã được thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng Năm, cho thấy tiến bộ đáng kể khi Việt Nam vạch ra lộ trình giảm đáng kể công suất điện than. 

Tuy thế, mọi kế hoạch hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ. 

Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang thiếu điện và đang có kế hoạch tăng công suất điện than lên 30GW vào năm 2030 trước khi có thể bắt đầu giảm như dự kiến. 

VN, coal use

Việt Nam cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển điện gió và điện mặt trời, trong khi có thông tin nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thời gian qua ở bên bờ phá sản khi lưới điện quốc gia lạc hậu không thể mua nổi toàn bộ lượng điện mà họ sản xuất.

Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng sạch (JETP) năm 2022 với các nước G7, để nhận 15,5 tỷ USD tài trợ nhằm thực hiện quá trình này. Số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu? Ai là người hưởng lợi?


Vietnam, coal use

Ai sẽ giám sát toàn bộ quá trình này khi Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường hàng đầu lẽ ra đã đóng vai trò quan trọng này?

BBC News Tiếng Việt trao đổi với bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor về các vấn đề nói trên.


BBC: Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của Việt Nam khi chính phủ bỏ tù các nhà hoạt động môi trường chủ chốt?

Bà Lucy Hummer: Không ai có thể thực sự thay thế các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu – những người đã bị bịt miệng – nếu không có điều gì đó lớn hơn được thay đổi. 

Bất cứ hành động đàn áp nào đối với sự chỉ trích, phản đối, truyền thông độc lập và hơn thế nữa cần phải được chấm dứt để sự chuyển đổi sang năng lượng sạch được thành công. 

Việt Nam đã ký thỏa thuận nhận hàng tỷ USD từ quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một phần với điều kiện rằng họ sẽ để xã hội dân sự tham gia vào tiến trình này, nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như đã không thực sự nghiêm túc với điều kiện được đặt ra. 

VN, coal use

Cộng đồng quốc tế cần đảm bảo rằng Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu. Nói cách khác, khả năng các công dân và tổ chức được tham gia một cách an toàn và cởi mở vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của đất nước cần phải được xem là một thước đo của sự tiến bộ trong quá trình chính thức thực hiện JETP. 


BBC: Việc thiếu các cơ quan giám sát độc lập có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính minh bạch và chất lượng của quá trình chuyển đổi này?

Bà Lucy Hummer: Theo dõi và đánh giá là các yếu tố tối quan trọng của bất cứ chương trình công nào, đặc biệt trong các trường hợp như thế này, khi mà sự bình đẳng và sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự đang được quan tâm. 

Các thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi này cần phải đo đạc được, trả lời được, và phải minh bạch. 

Cũng giống các thỏa thuận tài chính sử dụng các chỉ số hiệu suất chính, việc triển khai quỹ JETP cần phải:

  • sử dụng một cơ chế phản hồi ưu tiên đóng góp từ các bên liên quan; 
  • phác thảo đầu vào, đầu ra, và kết quả; 
  • cung cấp một bản phác thảo sử dụng quỹ; 
  • cho biết các yếu tố này có thể thay đổi thế nào theo thời gian

Như các số liệu mới nhất của Global Energy Monitor chỉ ra, còn nhiều câu hỏi quan trọng đang bỏ ngỏ.

Nếu Việt Nam có thể đạt các điều kiện đặt ra trong Kế hoạch Điện 8 (PDP8) và JETP, toàn bộ các nhà máy điện than đã đề xuất nhưng chưa được triển khai xây dựng cần phải được hủy bỏ. Việc này bao gồm hủy bỏ 4GM công suất điện than mới hiện vẫn đang được cân nhắc vào năm nay. 

Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ
Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ – Nguồn hình ảnh, GEM – Chụp lại hình ảnh, 

Xây dựng các nhà máy điện than mới hay các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch khác sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế, xã hội và môi trường, hơn là năng lượng sạch, và sẽ khiến Việt Nam mắc kẹt với công nghệ đắt đỏ, lạc hậu và bẩn. 

Các phân tích sơ bộ của GEM về các dự án điện than được đề xuất bên ngoài Trung Quốc cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu toàn cầu về hủy bỏ các dự án điện than đã đề xuất vào năm nay, giảm 9,6 GW từ tháng 1-5/2023. 

Để tiếp tục đà này, các công dân cần phải có quyền tham gia vào quá trình thảo luận và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ được thực hiện như dự kiến.

Ưu tiên các đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan có nghĩa là việc triển khai quỹ JETP cần phải được thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự, theo đúng thỏa thuận đối tác và mục tiêu khí hậu. 

Việt Nam nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi này trước, trong và sau khi triển khai, làm rõ cho các công dân biết một cách chính xác khoản tiền này được tiêu như thế nào và tiêu vào đâu.

Các bên liên quan có thể quan tâm xem JETP được thực hiện thế nào, khung thời gian thực hiện như thế nào vào ai có thể được hưởng lợi trực tiép từ quỹ này. 

Truyền thông cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và mang tính chiến lược, và nó phải dễ hiểu, thực sự tạo cơ hội cho đối thoại và phản hồi mang tính xây dựng. 

Phác thảo các yếu tố đầu ra, đầu vào và kết quả nghĩa là Việt Nam nên dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào để giúp người dân hiểu hàng tỷ USD được tiêu vào đâu. 

Trong khi đầu ra là các sản phẩm – kết quả của JETP (như các dự án năng lượng trên thực tế, việc loại bỏ các dự án than và gas, các chương trình phát triển nguồn lực, v.v…), các kết quả ở đây nghĩa là các lợi ích dự kiến đạt được hay lý do chi tiêu. 

Các bên liên quan sẽ muốn hiểu lý thuyết về sự thay đổi và muốn giúp để định hình chúng. 


BBC: Việt Nam có thể học từ nước nào trong việc thực hiện JETP?

Bà Lucy Hummer: Ở Nam Phi, việc các bên có sự tham gia đáng kể vào quá trình này mang tới kết quả là một thỏa thuận chuyển đổi đối tác năng lượng sạch trong hai năm qua, do một ủy ban cấp cao lãnh đạo với nhiều đại diện.

Dựa trên các mức độ thay đổi mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch mang lại, căng thẳng ngay trong nội tại giữa các bên tham gia cũng được phơi bày. Sự cởi mở của các lãnh đạo Nam Phi và các nhà ra quyết định khác trong việc để các lãnh đạo xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng có thể coi là hình mẫu cho Việt Nam.

Cung cấp một khung thời gian cho việc sử dụng quỹ JETP nghĩa là Việt Nam không nên có che dấu bất cứ chi tiêu nào khi triển khai quỹ này. 

Minh bạch là một, nếu không nói là yếu tố cơ bản, hàng đầu của một chương trình giám sát hiệu quả. 

Chương trình JETP tương đối mới và vì vậy không có nhiều thiết kế dựa trên bằng chứng để làm theo khi phát triển cấu trúc triển khai quỹ. 

Việc này khiến việc biện minh và chứng minh quá trình ra quyết định thậm chí trở nên quan trọng hơn. 

Cho thấy các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian nhấn mạnh rằng JETP sẽ không bất biến. Việc giám sát cần phải được tiếp tục, có nghĩa các thông tin chia sẻ cũng cần phải được tiếp tục. Bước đầu tiên của quá trình này là việc phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, và bước tiếp theo là phát triển một chiến lược để họ có thể được lên tiếng nói một cách lâu dài, ổn định, thay vì bịt miệng họ.

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng - những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do

Chụp lại hình ảnh, 

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng – những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do


BBC: Việt Nam vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời. Có thông tin rằng nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ phá sản…

Bà Lucy Hummer: Dựa trên việc đo đạc các chỉ số điện mặt trời và điện gió của Global Energy Monitor, Việt Nam hiện đang có kế hoạch tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên 5,5 lần vào năm 2030. 

Với 11,8 GW điện mặt trời diện rộng và 81,2 GW điện gió đã được công bố hoặc đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp điện gió và mặt trời được xây dựng để thành công – như cách mà điện than đã đạt được trong nhiều thập kỷ. 

https://www.bbc.com/vietnamese

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 28/06/2023: *Sinh viên đi lao động hơn lên đại học *Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ *Tướng, tá Cảnh sát Biển: tham nhũng vì ‘kẹt tiền’ *Nữ thủy thủ gốc Việt trên USS Ronald Reagan *TQ muốn hợp tác quân sự chặt chẽ với VN *Đốt lò để triệt phe cánh? *Công an truy tìm Luật sư nhân quyền?  

Wednesday, June 28th, 2023

Quê Hương tổng hợp


“Gió đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học

26/6/2023

“Gió đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học

Sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Hơn một triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6. Trong số này, không ít thí sinh đã chọn sẵn cho bản thân con đường xuất khẩu lao động, mưu sinh nơi đất khách, thay vì bước vào giảng đường đại học.

Liệu có phải xu thế vào đại học bằng mọi giá đang đổi chiều? 

Học sinh không muốn vào đại học

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học của năm 2022 giảm mạnh. Trong số hơn 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ có hơn 620.000 em có nộp nguyện vọng vào đại học, giảm 20% so với năm 2021.

Với kỳ thi năm 2023, một số trường đại học ghi nhận con số học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học sớm bằng học bạ giảm kỷ lục, có nơi chỉ bằng 35 – 50% so với năm ngoái.

Một học sinh lớp 12 tên Tâm, hiện đang ở Hà Tĩnh nói với RFA rằng em không có ý định vào đại học vì hoàn cảnh gia đình:

“Em không đi học trường gì cả. Tại vì em mắc công việc gia đình và cũng không muốn. Em cũng chưa biết nên đi làm gì.”

Xu hướng xuất khẩu lao động

Chi phí cơ bản cho bốn năm đại học của một sinh viên, bao gồm học phí, tiền thuê nhà trọ, đi lại cũng với các khoản tiền lặt vặt khác, tính ra mỗi tháng cũng tầm sáu triệu đồng. Trong khi đó sau khi tốt nghiệp, mức lương của tân sinh viên mới ra trường vào năm 2022 chỉ đạt tầm hơn 10 triệu đồng/tháng, và không có gì đảm bảo cho một công việc ổn định.

Trái lại, nếu theo con đường xuất khẩu lao động, mức lương mỗi tháng có thể đạt từ 30 đến 50 triệu đồng.

Với phép so sánh đơn giản như vậy, hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện trào lưu học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba là ngay lập tức làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài, như Nhật, Hàn hay Đài Loan…

Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… thuộc top đầu các tỉnh – thành có tỉ lệ học sinh không xét tuyển đại học nhiều nhất cả nước trong năm qua.

Ông Thanh, một người dân Hà Tĩnh, cho biết đặc biệt trong hai năm sau đại dịch COVID, tình trạng kinh tế khó khăn, việc làm trong nước khan hiếm và bấp bênh nên người dân nơi ông sinh sống thường tìm cách đi xuất khẩu lao động. Nó trở thành xu hướng, ngay cả đối với học sinh, sinh viên:

“Đợt này thì nhu cầu tuyển việc của các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với trước đây nên kể cả học sinh, sinh viên cũng xu hướng đi xuất khẩu lao động.

Có trường học cứ mỗi ba tháng một lần sẽ có các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động về trực tiếp làm việc với các trường đó, giáo viên trong trường nhiều khi đóng vai trò như một người môi giới lao động.”

Theo tìm hiểu của RFA, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.

Mất niềm tin vào giáo dục đại học

Cô T, một giảng viên hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đầu ngành ở Hà Nội, thừa nhận rằng hiện ngày càng ít học sinh chọn học đại học ở Việt Nam. Các em có kinh tế khá giả thường đi du học, còn những em không có điều kiện cũng đi xuất khẩu lao động: 

“Nó phản ánh niềm tin của người dân đối với thực trạng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay, giáo dục ở bậc đại học của mình không thực tế, tính ứng dụng của nó không cao.

Và thực tế thì sau khi sinh viên ra trường, kể cả các sinh viên thuộc các trường top đầu Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp phải đào tạo lại thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu cho việc làm.”

Theo cô T, trong bốn năm đại học, sinh viên phải học quá nhiều các môn không cần thiết và không sát với tình hình xã hội hiện nay. Ví dụ như các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Mặc dù không phải sinh viên nào cũng là Đảng viên, không phải sinh viên nào cũng muốn tham gia vào bộ máy chính quyền trong tương lai nhưng vẫn cứ phải học:

“Hay như môn Kinh tế Chính trị Mác-lênin thì nó không hề liên quan gì đến cách vận hành nền kinh tế thị trường hiện nay đang áp dụng.

Vì thế, sinh viên học một đằng mà thực tế cuộc sống là một kiểu khác, nó khiến tư duy và kiến thức của sinh viên không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và xã hội.”

Đi xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu ngày càng nhiều người sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” thì lại là một thảm họa xã hội. Cô T, nhận định như vậy cho cho biết thêm rằng hiện giờ, người trẻ sang nước ngoài làm việc có thể mang tiền về góp phần vào ngân sách Nhà nước. Nhưng nếu những người này chỉ lo lao động kiếm tiền mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.


Lễ hồi hương lần 161 hài cốt được cho của quân nhân Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam

27/6/2023

Lễ hồi hương lần 161 hài cốt được cho của quân nhân Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam

Lính Mỹ đưa hài cốt người Mỹ chết trong chiến tranh về nước tại sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 28/5/2004 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Cơ quan Tìm kiếm Tù binh & Người Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng Tìm kiếm người mất tích Việt Nam (VNOSMP) vào ngày 27/6 tiến hành lễ hồi hương một bộ hài cốt được cho là của một quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.

Đại sứ quán Hoa Kỳ phát đi thông báo về tin vừa loan và cho biết buổi lễ bàn giao bộ hài cốt như vừa nêu được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Thành phố Đà Nẵng.

Tin nói rõ việc tìm thấy bộ hài cốt vừa nêu là kết quả của hoạt động hỗn hợp lần thứ 151 (JFA) ở hai tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Hoạt động này bắt đầu vào giữa tháng năm và sẽ kết thúc vào cuối tháng bảy tới đây.

Hôm 26/6, các chuyên gia pháp y của Hoa Kỳ và Việt Nam đã khám nghiệm bộ hài cốt và xác định rằng nó có thể là của một quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây. Phía Hoa Kỳ sẽ chuyển bộ hài cốt về phòng thí nghiệm của DPAA tại Honolulu, Hawaii để xác minh thêm.

Thông cáo cho biết tính đến nay, hài cốt của 733 quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã được xác định. Hoạt động phối hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến ở Việt Nam được khởi động từ năm 1988.


Tòa xử vụ tham ô 50 tỷ đồng: Tướng, tá Cảnh sát Biển CSVN nói ‘do lãnh đạo kẹt tiền’ 

27/6/2023 

VOA Tiếng Việt 

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6 

Các tướng lĩnh đứng đầu Cảnh sát Biển Việt Nam khai tại một phiên tòa hôm 27/6 rằng họ tham ô 50 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước là do ‘ngân sách khó khăn, các lãnh đạo không có tiền đi công tác’, theo tường thuật của báo chí trong nước.

5 sĩ quan cấp tướng và 2 cấp tá, từng là lãnh đạo cao nhất của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng, ra Tòa án Quân sự Thủ đô, trong đó có Tư lệnh là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Chính ủy là Trung tướng Hoàng Văn Đồng, về tội ‘Tham ô tài sản’.

Các bị cáo ‘thẳng thắn thừa nhận’ đã nhận tiền tham ô nhưng ‘nhưng kịp chưa sử dụng thì đã nộp lại’, theo tờ Công an Nhân dân.

Nguyên nhân tham ô, theo lời Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, khai trước Tòa là do lãnh đạo cơ quan đi công tác nhiều và đối ngoại nhiều mà ‘tiền thì không có’ cho mục đích này.

Sau đó, mỗi lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong số năm vị tướng được nhận 10 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng, được dẫn lời nói trong lời khai trước Tòa.

Ông Hậu và tất cả các tướng lĩnh khác có mặt trong buổi cơm trưa đó đều khai nhận là ‘đã im lặng’ khi nghe ý kiến đề xuất của ông Sơn, cũng theo Công an Nhân dân.

Trước Tòa, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Chính ủy, cũng khai rằng ‘không ai nói gì’ khi nghe ông Sơn nêu ý kiến biển thủ tiền Nhà nước.

“Sau này tất cả đều nhận thức được đây là việc nghiêm trọng và ân hận vô cùng”, ông Đồng được Công an Nhân dân dẫn lời nói.

“Lúc cầm tiền, bị cáo và các bị cáo khác cũng thấy áy náy, nhưng lại không thể đấu tranh nổi với chính mình để phải đứng trước tòa như ngày hôm nay”.

Sau khi bàn bạc thống nhất trong bữa cơm trưa, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn lấy quyền tư lệnh lực lượng đã yêu cầu Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật, rút tiền ngân quỹ cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vì ‘các thủ trưởng rất khó khăn’.

“Sau khi nghe bị cáo nói, bị cáo Hưng đã suy nghĩ và trả lời rằng, cái này khó nhưng sẽ làm được”, ông Sơn được dẫn lời khai trước tòa.

Các bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Thượng tá Bùi Văn Hòe, phó trưởng Phòng Tài chính, những người thực hiện việc rút ruột ngân sách cho các lãnh đạo, đều thừa nhận hành vi phạm tội trước Tòa.

Theo cáo trạng, hồi năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được Nhà nước phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Do có sự thống nhất của toàn bộ 5 lãnh đạo Cảnh sát Biển trong bữa ăn trưa kể trên mà cấp dưới đã phải thực thi nhiệm vụ rút ra 50 tỷ trong số tiền đó để chi cho các lãnh đạo.


Duẩn Đang – Cháu Đoàn Nhật Huyền Trân

Bằng một mối liên hệ kỳ lạ nào đó thì cô gái gốc Việt xinh xắn, nữ thủy thủ của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan này phải gọi mình là chú. Vì chú từng ngồi nhậu với ông ngoại của con! Các bạn thấy lợi ích của việc nhậu chưa!

Thế thì trong lúc mọi người tập trung hỏi thăm về cô thì mình chỉ đứng cười cười vì mình biết quê quán, địa chỉ, dòng họ, cô dì chú bác ở Khánh Hòa và câu chuyện của cháu hết rồi.

Hôm nay cháu mới được vào bờ, không biết chú có nên ở lại gặp cháu không nhỉ?

Với nụ cười rạng rỡ và rắn rỏi giữa một ngày nắng đẹp trong vịnh Đà Nẵng, Đoàn Nhật Huyền Trân nổi lên như một hiện tượng mạng khi được giới thiệu là nữ thủy thủ gốc Việt phục vụ trên hãng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm thành phố miền biển miền trung này.

Nhìn nụ cười biểu hiện thanh xuân tươi trẻ, khó tin là cô gái mảnh khảnh này đã có hơn hai năm sống “đời hải hồ” trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

Gạt bỏ những mô típ nhàm chán và nghèo nàn về việc “tự hào là người gốc Việt” mà tôi đồ rằng người ta cố tình gài vào miệng cô, Huyền Trân chia sẻ mình chỉ là một người hết sức bình thường, và làm một cộng việc hỗ trợ kỹ thuật bình thường trên hàng không mẫu hạm, chứ chẳng có gì to tát cả.

Được hỏi về chuyện tình cờ vụt sáng trở tâm điểm chú ý trên mạng xã hội chỉ sau một ngày, cô chia sẻ mình cảm thấy vui vui một chút nhưng hơn hết là cảm giác xúc động khi có cơ hội trở lại Việt Nam, gặp gỡ gia đình. 

Năm ngoái, Huyền Trân đã một lần lỡ cơ hội trở về Việt Nam và gặp lại gia đình khi chuyến thăm được dự tính của tàu Ronald Reagan bị hủy bỏ. Rốt cuộc, đại gia đình bên ngoại sống ở Khánh Hòa, bao gồm cả bà ngoại, cũng có cơ hội ôm lấy cô cháu yêu vào lòng.

Có một điều chắc ít người biết, cũng xin được tiết lộ ra đây, rằng Huyền Trân, cô gái mang tên vị công chúa nổi tiếng, vẫn chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng là sự thật. Ngoại trừ những vị trí nhất định, có một vài vị trí không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ, mà chỉ cần là thường trú nhân.

Sống ở Diên Khánh và có vài năm học ở Nha Trang, Huyền Trân chỉ mới sang Mỹ cách đây 8 năm. Việc cô hòa nhập để có một ngày trở về Việt Nam trên một hàng không mẫu hạm cũng nhanh chóng như những bước tiến vượt bậc của quan hệ Việt – Mỹ những năm qua. Đó cũng là biểu thị cho một nước Mỹ của cơ hội, đa dạng và dung nạp.

Sinh năm 1999, khi hai quốc gia Việt – Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, sau một chặng đường “lịch sử khó khăn”, chữ dùng của Tổng thống Barack Obama, có thể ví Huyền Trân như là khuôn mặt đại diện thế hệ mới, tràn đầy sinh khí và năng lượng cho một chặng đường kế tiếp của quan hệ Việt – Mỹ, khi những nỗi buồn chiến tranh, những ám ảnh của hận thù và nghi kỵ dần trôi vào dĩ vãng.

Chúc Huyền Trân ngày một tiến xa trên con đường mình đã chọn. Hẹn ngày gặp lại!

From Vietnam, with love!

FB Duan Dang


Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam 

27/6/2023 

VOA Tiếng Việt 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. 

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường liên lạc cấp cao và hợp tác giữa quân đội hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói hôm thứ Ba 27/6 khi gặp người đồng cấp Việt Nam, theo Reuters.

Tin cho hay, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ông Lý nói rằng tình hình quốc tế có nhiều biến động và đan xen nhau, và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

“Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và đoàn kết trong hành trình mới của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích chiến lược chung của hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực”, ông Lý nói trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, theo Reuters.

Hãng tin này cũng dẫn lời ông Lý nói với ông Giang rằng quan hệ giữa quân đội hai nước đã phát triển tốt đẹp, đồng thời nói thêm rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ lên một tầm cao mới.

Trong một bản tin về cuộc gặp này, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tường thuật rằng ông Giang “vui mừng được gặp” ông Lý, đồng thời “bày tỏ tin tưởng” quan chức quốc phòng Trung Quốc “sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa” quan hệ giữa quân đội hai nước.

Ông Giang cũng được trích lời nói rằng “Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước”.

Theo báo Quân đội Nhân dân, trong cuộc gặp, hai quan chức quốc phòng cũng đánh giá rằng kết quả hợp tác thời gian qua “đã tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững”.

Tờ báo này cũng đưa tin rằng ông Giang và ông Lý bày tỏ “nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng để hiện thực hóa nội dung hợp tác đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’”.


Ls. Đặng Đình Mạnh – Ừ, thì truy tìm 

* Trong một diễn biến có thể có liên quan : Nhiều người Khơ-Me gốc Việt tại Kaoh Andaet – một địa phương vùng biên thuộc Cambodia, giáp ranh tỉnh Long An, Việt Nam đã phát hiện một người đàn ông tóc bạc, trạc ngoài 60 tuổi, đeo kính gọng màu đỏ, áo khoác đen. Thái độ khả nghi, ngoại hình trông rất giống đối tượng Đặng Đình Mạnh đang bị Công an tỉnh Long An truy tìm, đã trà trộn vào nhóm nhà sư (không rõ có thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không?). Họ đã nhanh chóng trình báo sự việc kèm ảnh chụp.

Cơ quan chức năng đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cambodia kiểm chứng thông tin.

Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội. 

Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.

Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, “đối tượng” đang bị truy tìm cho biết : 

Trong suốt quá trình dài làm việc với Công an tỉnh Long An cho đến nay, lần đầu tiên, ông hoàn toàn nhất trí, đồng tình với cách đánh giá sự việc của Công an tỉnh Long An. Rằng không thể căn cứ vào những thông tin trên mạng xã hội để làm cơ sở xác định, kết luận sự việc.

Không chỉ biểu lộ sự đồng tình và hoan nghênh. Ông còn kiến nghị Công an tỉnh Long An đình chỉ điều tra theo tin báo tội phạm của Bộ Công An. Vì lẽ, toàn bộ cơ sở để Bộ Công An giao cho Công an tỉnh Long An điều tra các luật sư theo tội danh điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đều thu thập từ trên mạng xã hội. Rất có thể chúng (bài viết, clip, hình ảnh…) đã bị cắt ghép, tương tự như việc cắt ghép hình ảnh các luật sư đến Hoa Kỳ.

Kiến nghị này, theo ông, bảo đảm sự đánh giá sự việc một cách nhất quán, không theo tiêu chuẩn kép, rằng : Để bảo vệ quan điểm của mình thì bác bỏ thông tin trên mạng xã hội; Để kết tội một công dân thì lại căn cứ mạng xã hội. Không chỉ thế, ông còn cho rằng chúng phù hợp với các nguyên tắc tố tụng hình sự về “Suy đoán vô tội” và “Có lợi” cho người bị điều tra hình sự.

ĐẶNG ĐÌNH MẠNH 28.06.2023


2 án kịch khung cho lính Phạm Bình Minh, với chiêu thức này ông Tổng có dọa được đồng chí?

28/6/2023

Việt Nam là quốc gia còn duy trì án tử hình, trong khi đó, thế giới văn minh đã dần xóa bỏ án tử hình, và thay vào đó là án chung thân không ân xá. Chuyện xóa án tử hình là đề tài tranh cãi từ nhiều năm qua, trong đó, những luật sư có tư tưởng tiến bộ đều ủng hộ việc bỏ án tử hình. Lý do là họ cho rằng, bỏ án tử hình vừa nhân đạo vừa để không giết oan người vô tội, nếu bị kết án nhầm. Giả sử như vụ Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén, nếu 2 ông không được giải oan trước khi thi hành án, thì hai ông này không có cơ hội được minh oan.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/06/Hinh-01-TB-3-1.jpg

Vụ chuyến bay giải cứu bị đề nghị 2 án kịch khung 

Về bản chất thì Đảng Cộng sản không văn minh như các nước dân chủ. Từ khi nắm quyền cai trị đất nước, họ không bao giờ lấy lòng dân. Họ theo đường lối “bạo lực Cách mạng”, tức là, họ dùng những biện pháp man rợ nhất để đe dọa người dân, và cho đến nay, họ vẫn hành xử như vậy. Nếu bỏ án tử hình, thì Đảng Cộng sản không còn công cụ đáng sợ để răn đe, nên rất khó để họ có thể chấp nhận bỏ án tử hình.

Vụ án chuyến bay giải cứu sắp kết thúc điều tra và đưa ra tòa xét xử, có đến 54 bị cáo sắp phải hầu tòa vì các tội “Đưa hối lộ, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong số này, có đề nghị 2 án tử hình dành cho bị can Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, và bị can Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng.

Đây được xem là mức án rất nặng đối với 2 ông này. Tuy nhiên, mức án này có răn đe được những quan chức tham lam khác, khiến họ phải chùn tay hay không, lại là chuyện khác.

Thực ra, với mức án đề nghị cao thế này, không ai tin, hai người này sẽ bị tuyên với mức như vậy. Không rõ vụ án này có thể chạy chọt được hay không, nếu có thể chạy được, thì cách kêu án kịch khung như thế này là để những kẻ trong hệ thống tư pháp mua bán công lý dưới gầm bàn, với những món tiền khủng. Với những quan chức quen thói tham ô thì họ cũng thừa biết đường để chạy. Tuy nhiên, nếu là án bỏ túi, lệnh được ban từ bên trên xuống, thì lúc đó, bộ máy tư pháp không thể buôn bán gì được.

Bây giờ chỉ chờ xem phiên tòa diễn ra thế nào?

Nếu không kêu án kịch khung, mà chỉ tuyên án có thời hạn, thì đấy có thể là dấu hiệu của việc mua bán công lý dưới gầm bàn. Không mấy ai tin tòa có thể tuyên án kịch khung cho 2 bị cáo này. Tuy nhiên, đấy chỉ là dự đoán, thực tế thế nào thì đợi phiên tòa diễn ra sẽ rõ.

Nếu nhìn vào 2 người bị đề nghị án kịch khung, thì rõ ràng, những người này đều liên quan đến ông cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ông Tô Anh Dũng từng là cấp phó cho ông Phạm Mình Minh khi ông này còn nắm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn Nguyễn Quang Linh là Trợ lý cho ông Phạm Bình Minh. Nếu không có cái gật đầu của ông Phạm Bình Minh, thì liệu hai ông kia có dám qua mặt cấp trên của mình hay không? Vậy mà, ông Phạm Bình Minh chỉ bị cách chức, còn cấp dưới bị án kịch khung.

Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm triệt để, bởi hầu hết những việc xấu có thể để lại hậu quả, thì cấp trưởng thường né, và đẩy cho cấp phó làm thay. Nếu ông Trọng không có cách triệt những người lảng tránh trách nhiệm, thì sẽ không có khả năng dập tắt được tham nhũng, mà ngược lại, nó vẫn bùng lên như không có bất kỳ chiến dịch dập tắt nào cả.

Thực tế, người ta không biết liệu ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò với ý đồ rửa bẩn cho Đảng, hay dựng lò chỉ là để triệt phe cánh? Nếu nói cách làm như thế mà hy vọng Đảng trong sạch, thì là hy vọng ảo tưởng. Bởi cách làm nhẹ tay cho quan lớn, nhưng lại nặng tay với quan nhỏ, thì không bao giờ khiến bọn quan to tham lam chùn bước. Bởi họ biết, nếu họ đánh trách nhiệm xuống cho cấp dưới, thì họ có thể thoát tội dễ dàng. Chống tham nhũng, trước hết phải triệt được kẻ trên cao, mới có thể hy vọng thành công.

Thu Phương  – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://thanhnien.vn/bi-truy-to-den-khung-tu-hinh-cuu-tro-ly-pho-thu-tuong-co-2-luat-su-185230622194430734.htm


Chuyện Việt Nam Thứ hai 19/06/2023: *Vinfast lỗ 599 triệu đô *Facebook: danh sách viên chức VN “bất khả xâm phạm” *Facebook giúp VN bóp nghẹt tự do ngôn luận *Việt Nam muốn mua hỏa tiễn BrahMos của Ấn Độ *Báo chí ‘định hướng’ phục vụ vụ tấn công 11-6 *

Monday, June 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Vinfast lỗ 599 triệu đô la trước đợt niêm yết SPAC ở Mỹ 

VNTB – Vinfast lỗ 599 triệu đô la trước đợt niêm yết SPAC ở Mỹ 

 (Bloomberg) – Khoản lỗ ròng của VinFast đã tăng lên 14,1 nghìn tỷ đồng (599 triệu USD) trong quý đầu tiên trước nỗ lực niêm yết cổ phiếu tại Mỹ của hãng sản xuất xe điện Việt Nam trong năm nay.

(more…)

Đàn em của Trọng có chống tham nhũng không? – Ts. Phạm Đình Bá

Thursday, May 18th, 2023

Ts. Phạm Đình Bá

18/5/2023

Tôi ở xa mà tò mò về hư thật trong việc chống tham nhũng của Trọng, nên rất vui được đọc bài “Chỉ tại cái đồng hồ” của Anh Trần Văn Đông trên trang Việt Nam Thời Báo. [1] 

(more…)

RFA – Ngày Nhân quyền Việt Nam: Mỹ không thể đối thoại sau lưng những người bị đàn áp!

Saturday, May 13th, 2023

RFA – 12/5/2023

Mỹ cần coi trọng vấn đề nhân quyền cùng với các khía cạnh khác như kinh tế, thương mại, an ninh…trong quan hệ với Hà Nội, theo nhiều Dân biểu của Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ trong lễ kỷ niệm lần thứ 29 Ngày Nhân quyền Việt Nam (11/5).

Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ vào sáng thứ năm thu hút sự tham dự của nhiều Dân biểu liên bang, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), Theo dõi Nhân Quyền (HRW) và nhiều tổ chức của người Việt cùng người hoạt động nhân quyền ở Mỹ.

Hoa Kỳ cần quan tâm đến nhân quyền

(more…)

Công lý chỉ có khi tòa án độc lập – VNTB

Wednesday, May 10th, 2023

06.05.2023 5:56

VNTB – Công lý chỉ có khi tòa độc lập

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Không thể vì dư luận mà làm khác thủ tục.

Biến cô Dung thành một anh hùng giả lập là ‘giết chết’ cô và muôn đời con cháu mai sau…

(more…)

Việt Nam muốn dạy học sinh “tư duy phản biện” và “tư duy lịch sử” nhưng vẫn chưa khỏi vòng kim cô (RFA)

Wednesday, May 3rd, 2023

02/5/2023

Một lớp học tại Hà Nội (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Tháng 8 năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công bố “Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử”. Trong chương trình này, Bộ Giáo dục xác định sẽ dạy cho học sinh các kỹ năng “tư duy lịch sử” (historical thinking skills) và “tư duy phản biện” (critical thinking skills.) 

(more…)

Tưởng Niệm 48 năm Quốc Hận 30 tháng tư đen tại Vùng Hoa Thịnh Đốn – Đào Hiếu Thảo tường thuật

Tuesday, May 2nd, 2023

By thoisu 02 , May 2, 2023 0 Comments

Đào Hiếu Thảo – Hình do chị Liên Phạm, anh Nguyễn Phúc và anh Nhất Hùng cung cấp

Các sinh hoạt tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng tư đen năm thứ 48 do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia phối hợp với Liên Hội cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng thủ đô Washington DC, Maryland và Virginia tổ chức từ ngày 23 đến ngày 30  tháng 4 năm 2023. 

(more…)

Ts. Phạm Đình Bá – Ủa tại sao Trọng chống tham nhũng?

Monday, May 1st, 2023

01/5/2023

Dã tràng xe cát biển Đông,

Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì.

Dân mình ai cũng biết ông Trọng nổi tiếng “chống” tham nhũng trong chiến dịch “đốt lò” từ năm 2013, một phần sao chép từ chuyện chống tham nhũng của Tập Cận Bình bên Tàu. Để làm cho có vẻ nguyên bản, ông Trọng có viết sách về “chống” tham nhũng. Thành tích trong thời gian gần đây của ổng thì tùm lum lắm. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ ba 18/4/2023 và Thứ Tư 19/4/2023

Wednesday, April 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn


Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

18/4/2023

Nguồn hình ảnh, Pham Thanh Nghien

Chụp lại hình ảnh, 

Gia đình cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên tại sân bay hôm 14/4/2023

‘Buồn nhưng hi vọng’ là hai cảm xúc đầu tiên mà nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC chỉ vài ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ. 

Bà Nghiên cùng chồng và con nhỏ rời Sài Gòn sang Mỹ hôm 14/4, đúng ngày Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đặt chân tới Hà Nội.

(more…)

Việt Nam: Tham nhũng ngay từ… lập pháp (Việt Nam Thời Báo)

Thursday, April 13th, 2023

11.04.2023 6:27

VNTB – Tham nhũng ngay từ… lập pháp

Hồng Dân

(VNTB) –  Đảng góp mặt trong tất cả “các mâm”: từ lập pháp, hành pháp, cho đến luôn tư pháp.

Mới đây, vào tuần lễ cuối của quý 1-2023, tại hội nghị tổng kết công tác nội chính của Đảng bộ TP.HCM năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Bí thư Nguyễn Văn Nên – trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TPHCM, trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TP.HCM, đã đưa ra yêu cầu cho Ban Nội chính của Thành ủy TP.HCM: “Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đôn đốc tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng, nhất là đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo hoặc có ý kiến chỉ đạo của trung ương”.

(more…)

Hanni (NewJeans) và “Hauntology” về Chiến tranh Việt Nam – Nguyễn Quốc Tấn Trung

Thursday, February 9th, 2023

7-2-2023

“Thà giết lầm còn hơn bỏ sót…”

“Nuôi dạy trong môi trường gia đình như thế thì nó làm sao khá hơn…”

“Gia đình theo ‘ba que’ thì bản thân nó có mầm móng tư tưởng phản động, phản quốc là chuyện thường…”

***

Hàng loạt những bình luận và tấn công từ cộng đồng mạng Việt Nam về gia thế của cô bé Phạm Ngọc Hân, một thành viên gốc Việt (quốc tịch Úc) của nhóm nhạc thần tượng mới nổi của Hàn Quốc có tên NewJeans, làm mình nhớ đến hai thứ:

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 09/02/2023: CIVICUS: VN bỏ tù, ngược đãi báo chí, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – Báo chí xóa đoạn cuối lời của Nguyễn Xuân Phúc, hệ quả – Thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi – Hội thề chống tham nhũng (Phần 2) – Lê Thị Bích Trân là ai?

Thursday, February 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CIVICUS: Việt Nam vẫn bỏ tù và ngược đãi nhà báo, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – 09/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi, trong một báo cáo công bố hôm 8/2 nói rằng tình trạng bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động, nhà báo tại Việt Nam vẫn tồn tại dù Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo nhận định rằng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa”, với những ghi nhận về việc sử dụng các điều luật vốn còn nhiều hạn chế để hình sự hóa, buộc tội các nhà hoạt động và nhà báo, hạn chế việc di chuyển, giám sát và có những cáo buộc tra tấn và ngược đãi họ. Nổi bật là chiêu thức sử dụng luật về “trốn thuế” để nhắm vào các nhà hoạt động.

Nhiều trường hợp bị bắt giữ được nêu trong báo cáo như trường hợp Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, đã bị bắt vào tháng 12/2022 với tội “trốn thuế”; trường hợp của Mai Phan Lợi, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), một chuyên gia báo chí và truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, và ông Bạch Hùng Dương, nguyên Giám đốc MEC, đã bị toà án Hà Nội kết án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cáo buộc “trốn thuế”. Hoặc trường hợp ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Luật và Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững, bị kết án 5 năm tù vào tháng 6/2022 và bà Nguỵ Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh, bị bỏ tù 2 năm cũng với tội danh tương tự.

Ngoài ra, báo cáo của CIVIVUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù. Truyền thông nhà nước vẫn bị kiểm duyệt trong việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở trong nước hay thậm chí ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng đề cập đến tình trạng một số nhà hoạt động tiếp tục bị bắt với những cáo buộc ngụy tạo và bị cấm xuất cảnh, bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ và phải đối mặt với sự tra tấn hoặc ngược đãi, như trường hợp của Luật sư Võ An Đôn, nhà báo Phạm Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Lê Mạnh Hà, Bùi Văn Thuận…

Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 vừa qua, bất chấp những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền cũng như bị nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động kêu gọi Hội đồng bác bỏ đề cử của Hà Nội.


Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Bình luận của Bích Nhung
08/02/2023

Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok hôm 18/11/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hệ quả đầu tiên là công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Sau đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước.

______________

Việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu lần cuối tại Phủ Chủ tịch chiều 4/2 rõ ràng đã có hàng triệu triệu người biết, cả trong nước lẫn quốc tế. Thật ra, lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Văn phòng Chủ tịch nước ngay từ đầu đã là một sự lạ. Bao năm trước đây, lúc Trần Đức Lương chuyển qua Nguyễn Minh Triết, rồi ông Triết chuyển qua Trương Tấn Sang… nào có thấy lễ lạt “bàn giao bàn thớt” gì đâu. Lần này, để tỏ ra mọi chuyện trên “cung đình” diễn ra suôn sẻ, “trên dười đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn ca bài ca “Kết đoàn” bấy lâu nay, ĐCSVN nghĩ ra kế chia tay, bàn giao giữa cũ và mới. Ngày 4/2, tất cả mấy trăm tờ báo giấy và báo mạng trong nước nhất loạt giật tít nổi bật về buổi lễ đầy cờ hoa được mô tả là long trọng ấy.

Cũng có những cái tít khá ẩn ý trên “Tuổi Trẻ”, “Thanh Niên”… là những tờ báo có khối lượng bạn đọc khá lớn, nhấn mạnh lý do xin thôi các chức vụ của ông Phúc (1). Nhưng điều bất ngờ cho tất cả những người làm báo lẫn bạn đọc là những lời cuối cùng của ông Phúc trước khi dứt mạch diễn thuyết: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á…” Trước đó, nghe cả bài diễn văn lê thê ông Phúc cám ơn Đảng, Nhà nước và đồng nghiệp, thậm chí cám ơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng – là người chủ mưu và ép ông phải rời ghế trước Tết nguyên đán – mọi người gần như ngủ gật, vì biết ông Phúc chỉ nói lấy lệ, không thật lòng. Ai lại đi cám ơn kẻ đã làm sụp đổ toàn bộ tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của mình, danh giá của địa phương mình, gia tộc mình… Nghe vô lý đùng đùng!

Dù vậy, ngay hôm 4/2 đã diễn ra sự “tách đôi” khá ngoạn mục. Những trang chính thống của ĐCSVN, của TTXVN kể cả báo Tuyên giáo, nhờ “ý thức cảnh giác cách mạng cao” đã nhất quyết không đăng lời thanh minh đầy kinh ngạc của cựu Chủ tịch nước. Trong khi những tờ báo nhiều bạn đọc nhất, nhờ “ý thức phục vụ độc giả cao” đã đăng nguyên văn đoạn cuối lời tường trình của ông Phúc. Tuy chưa thật chuyên nghiệp, vì các báo đều đặt thông tin có giá trị nhất xuống dưới “tận đáy bài”. Tuy nhiên, bóng ma trong bữa tiệc thịnh soạn chiều hôm trước đã lập tức xuất hiện ngay vào ngày hôm sau (ngày 5/2). Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, những báo đã “chót” đăng lời cuối của ông Phúc đều bị gỡ xuống hết! Kiểm tra lại các trang như “Thanh Niên”, “Tiền Phong”… đoạn nội dung ông Phúc bảo vệ gia đình chỉ còn xuất hiện dưới dạng tìm kiếm của Google, bấm vào thì nội dung này đều đã bị delete (2)

“Đăng bài rồi lại gỡ/ Thật là sạo quá đi/ Nói thật loại báo ấy/ Hèn và không ra gì”. “Hơn nữa dù có gỡ/ Người ta cũng lưu rồi?/ Tức vẫn còn bằng chứng/ Gỡ cũng hòa mà thôi”… Trên mạng xã hội lập tức xuất hiện thể thơ năm chữ, một dạng thơ đặc thù của thầy Thái Bá Tân. Cũng có tờ báo “bám trụ” đến phút cuối. Ví dụ cho đến đến khoảng 17 giờ 30 giờ Việt Nam cùng ngày 6/2, tuy đã có lệnh từ Tuyên giáo, nhưng báo của Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn để nguyên lời phát ngôn của cựu Chủ tịch Phúc, người quê từ tỉnh này. Nhưng rồi không chống được lệnh “triều đình”, mãi đến ngày hôm sau (7/2), đoạn cuối trong phát biểu của ông Phúc mới bị gỡ bỏ. Quảng Nam vẫn là địa phương “pro” ông Phúc. Nhân Tết nguyên đán mà tỉnh này dám không cho hai thành phố là Tam Kỳ và Hội An (trong địa bàn tỉnh) bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, với ý nghĩa là để “phân ưu” với người con của tỉnh nhà (3). 

Tựu trung lại, việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/2 chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả.  Công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Kế đến là Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Đoạn cuối trong phát ngôn của cựu Chủ tịch nước đã khiến cho công luận giật mình. Vậy “trùm cuối” là ai? Ông Phúc bác bỏ tin đồn liên quan đến vợ con ông, nghĩa là ông phải biết “trùm cuối” là ai. Vậy tại sao ông không được phép nói trắng ra? Hay bời vì, “trùm cuối” là một “siêu nhân”, một “siêu quyền lực” và không nằm ở Việt Nam? Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước (4)

____________

Tham khảo:

1. https://tuoitre.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-ly-do-xin-thoi-nhiem-vu-20230204164137368.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-media-took-down-reports-about-former-president-s-remark-of-his-family-involved-in-viet-a-scandal-02072023084607.html

3. https://tuoitre.vn/quang-nam-khong-cho-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tai-hoi-an-va-tam-ky-20230114183320233.htm

4. https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-rung-dong-vi-tuyen-bo-cua-cuu-chu-tich-nuoc-/6950379.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/outcomes-from-the-removal-of-former-president-s-speech-in-state-media-02082023122211.html

Việt Nam thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi 

08/02/2023 

Reuters 

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa]

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa] 

Chính quyền Việt Nam tuần trước đã thu giữ hơn 600 kg ngà voi buôn lậu từ châu Phi, chính phủ cho biết hôm 6/2.

Buôn bán ngà voi bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến.

Các mặt hàng khác thường được buôn lậu vào nước này bao gồm vảy tê tê, sừng tê giác và xác hổ.

Cơ quan hải quan tại thành phố cảng Hải Phòng hôm 6/2 đã tìm thấy gần 130 kg ngà voi được giấu trong một container chứa sừng bò có nguồn gốc từ châu Phi, chính phủ cho biết trong một thông cáo.

Vụ này được phát hiện sau vụ phát hiện gần 500 kg ngà voi châu Phi hôm 2/2 tại Cảng Lạch Huyện tại thành phố Hải Phòng, chính phủ cho biết.

Đây là vụ bắt giữ ngà voi buôn lậu lớn nhất ở nước này trong hơn 4 năm qua. Hồi tháng 10 năm 2018, chính quyền đã thu giữ hơn tám tấn ngà voi và vảy tê tê trong một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất của nước này trong nhiều năm.


Tàu hải quân Anh thăm TP HCM 

08/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam.

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam. 

Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy, hôm 7/2 đã cập cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày tại TP HCM.

Đại sứ quán Anh nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia thứ tư được cử đến Việt Nam trong vòng 5 năm qua này “là minh chứng mạnh mẽ cho việc Vương quốc Anh là một trong những đối tác lâu dài và đáng tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải”.

Cơ quan ngoại giao này dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew, nói trong một thông cáo rằng “chuyến thăm của tàu HMS Spey đến TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam”.

“Vương quốc Anh và Việt Nam chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm an ninh hàng hải, phát triển bền vững và mong muốn cùng tăng trưởng kinh tế. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của chúng ta”, ông Frew nói, theo Đại sứ quán Anh.

Tin cho hay, trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sĩ quan hải quân của tàu dự kiến sẽ tới chào xã giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2.

“Thủy thủ đoàn của HMS Spey cũng sẽ tham gia vào nhiều hoạt động thú vị, bao gồm trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng Hải quân trên tàu, giao lưu bóng đá hữu nghị với các quân nhân Việt Nam và giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương”, đại sứ quán Anh cho biết.

Trung tá Michael Proudman, Chỉ huy tàu HMS Spey, được dẫn lời nói bày tỏ “rất vui mừng được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh”.

“Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam mà còn nhấn mạnh cam kết không ngừng của Vương quốc Anh trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Trung tá Proudman nói, theo đại sứ quán Anh.

Theo Cổng thông tin của TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi hôm 7/2 đã có buổi tiếp Đại sứ Frew nhân chuyến công tác tại TP HCM đón tàu HMS Spey. Ông Mãi “bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Anh quốc và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho hòa bình cũng như hợp tác phát triển của khu vực và thế giới”.

Cùng với tàu HMS Tamar, tin cho hay, HMS Spey hiện đang triển khai nhiệm vụ kéo dài 5 năm tại khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm “giúp giải quyết các thách thức an ninh và hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu” cũng như “thực hiện những biện pháp nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo trong khu vực”.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 2)

Nguyễn Thông

7-2-2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/te.jpeg

Hội minh thệ năm nay Quý Mão. Ảnh: Báo Hải Phòng 

Hôm nay, 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm.

Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề v.v…

Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.

Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/ đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ, thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…

Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng.

Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu.

Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa Ta, nửa Tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia.

Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác.

(Còn tiếp)


Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Nguyễn Huỳnh/VNTB

VNTB – Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng.

Trưa 8-2, chuyên cơ VN1 đã rời sân bay Nội Bài, đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Singapore.

Phu nhân của Thủ tướng lần đầu xuất hiện trên báo chí là hôm tiệc chiêu đãi ngoại giao mừng Tết Quý Mão. Lần đó bà chỉ xuất hiện với hình ảnh đi bên cạnh Thủ tướng và báo chí không dẫn tên của bà. Khi ấy công luận bắt đầu ngầm so sánh với phu nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở những ngày cuối cùng ông còn tại chức.

Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã nói rằng Thủ tướng và phu nhân là những vị khách quý đầu tiên mà đảo quốc sư tử tiếp đón sau Tết Nguyên đán. Chuyến công du do đó mang ý nghĩa “xông đất”, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước vạch ra lộ trình hợp tác trong thập kỷ tiếp theo.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân trong chuyến công du lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Ngoài ra còn có lãnh đạo đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng.

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng, thế nhưng trong ngành y tế thì gần như các bệnh viện đều nhắc đến bà Lê Thị Bích Trâm, một người đứng đầu nhóm Thiện nguyện Hoa đào; và nếu báo chí nào có đưa tin liên quan về hoạt động của nhóm Thiện nguyện Hoa đào, khi chú thích ảnh chỉ ghi gọn rằng bà Lê Thị Bích Trân, đại diện Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

Ở bản tin “Mang yêu thương, sẻ chia đến người bệnh có hoàn cảnh khó khăn” đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế hôm 20-12-2022, cho thấy hình ảnh của bà Lê Thị Bích Trân xuất hiện khá nhiều với vị trí trung tâm, nhưng chỉ ghi phần chú thích gọn rằng: “Đại diện nhóm Thiện nguyên Hoa đào tặng quà, động viên các bệnh nhân”. Hoàn toàn không xuất hiện cái tên Lê Thị Bích Trân.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-dao-1.-650x428.jpeg

Một bản tin khác đăng trên trang Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, ngày 28-12-2022, trong nội dung “Thiện nguyện Hoa Đào thăm, tặng quà người bệnh nhân dịp Xuân Quý Mão – 2023”, các tấm hình cũng có nhân vật trung tâm là bà Lê Thị Bích Trân, nhưng tuyệt nhiên không có một chú thích nào ghi danh tính; và bản tin cũng chỉ giới thiệu đây là những đại diện của Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-200-suat-qua.-650x404.jpeg

Tuy nhiên khi ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thì bà Lê Thị Bích Trân có một lần xuất hiện tên trên cổng thông tin điện tử của thành phố Móng Cái trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với vai trò là đồng tài trợ tặng 200 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Móng Cái; người còn lại là bà Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 216.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-Mong-cai.-650x407.jpeg

Tính đến hiện tại thì bà Lê Thị Bích Trân là chủ tịch Thiện nguyện Hoa đào. Những nội dung khác về nhóm thiện nguyện này vẫn là rất khó tìm kiếm trên mạng xã hội.

Một chút bên lề, giới vỉa hè đồn đoán rằng “tình địch” của bà Lê Thị Bích Trân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, và rất có thể đây sẽ là ‘hồng nhan họa thủy’ trên bước đường hoạn lộ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-lan-dau-cong-khai-ten-cua-phu-nhan-thu-tuong/

Chuyện Việt Nam Thứ tư 08/02/2023

Wednesday, February 8th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Chính phủ Việt Nam thay đổi thông báo về khoản đầu tư hơn ba tỷ đô la của Intel

2023.02.08

Chính phủ  Việt Nam thay đổi thông báo về khoản đầu tư hơn ba tỷ đô la của Intel
Nhân viên bán hàng cho khách hàng xem sản phẩm của Intel ở TPHCM (minh họa) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam hôm 8/2 đưa ra thông báo về việc TPHCM sẽ thu hút khoảng 4,5 tỷ đô la đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào năm 2023, khác hẳn con số được đưa ra vào ngày trước đó là 7,4 tỷ đô la bao gồm hơn ba tỷ đô la từ tập đoàn Intel của Mỹ. Thông báo mới cũng không đề cập gì đến Intel.

Trước đó, vào chiều ngày 7/2, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam đưa thông báo rằng thành phố lớn nhất Việt Nam đang thu hút một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 3,3 tỷ đô la từ Intel trong năm 2023.

(more…)

Những nhân vật nổi tiếng rời xa đảng cộng sản – Phạm Văn Duyệt

Wednesday, February 8th, 2023

08/02/2023

Dương Thu Hương : “… Chế độ hiện nay chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng.”

Hằng chục năm qua, nhiều người thiếu suy nghĩ chín chắn, chưa hiểu rõ ràng những tác hại của chủ nghĩa cộng sản, đã vội vàng đi theo đảng. 

Có ở trong chăn mới biết rận. Trải qua những tháng ngày tiếp cận với tổ chức đảng, dần dà họ phát hiện chủ nghĩa này chất chứa rất nhiều khiếm khuyết, không tưởng, chng đem lại lợi ích gì cho quê hương. Không đa nguyên đa đảng, không tam quyền phân lập, không tự do (tín ngưỡng, ngôn luận, bầu cử…), không tôn trọng dân chủ nhân quyền … Tất cả những cái Không đó làm kìm hãm sự phát triển đất nước và tước đoạt các quyền cao cả thiêng liêng của người dân Việt.

(more…)

Một xã hội đầy dối trá, dân Việt không biết tin ai, Đành tin bọn tà giáo kinh doanh tâm linh!

Monday, February 6th, 2023
https://youtu.be/UnRlqWBLTJ4
Bấm để xem
(more…)

Ai chống lưng cho Việt Á? – VNTB

Thursday, January 19th, 2023

19.01.2023 4:39

VNTB – Ai chống lưng cho Việt Á?

Hà Nguyên

(VNTB) – Ông Nguyễn Xuân Phúc được công luận đồn đoán là “ông lớn” trong vụ kit-test Việt Á.

Thế nhưng “ông lớn” ấy rất có thể không phải là người đứng ra góp 80% vốn bằng “tiền tươi thóc thật” ở Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Hoặc giả có thể ở đây là “vốn góp” được định giá bằng “uy tín chính trị” với tư cách là một Ủy viên Bộ Chính trị mấy khóa liên tiếp, Thủ tướng và sau đó là Chủ tịch nước.

(more…)

Cái u tối của Nguyễn Phú Trọng

Friday, December 30th, 2022

Ts. Phạm Đình Bá – 30/12/2022

What is a Social Imaginary? by Laurianne Schippers on Prezi Next

Ngày 15/12/2022, ông Trọng phát biểu trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2022-2027 – “Với vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần giúp thanh niên thực hiện thật tốt sứ mệnh của mình đối với Đảng, với Đất nước, với Dân tộc.”. [1] 

Theo ông Trọng, Đoàn và Đảng là con đường gần như duy nhất trong việc phát triển những người trẻ, chỉ có một con đường và hầu như không còn con đường thay thế nào khác. 

(more…)

Thời sự Thứ Ba 20/12/2022: Thêm hai tiểu bang Mỹ cấm TikTok – Nhiều kỹ sư mất việc trước Năm mới – Khó biết thật Covid ở Trung Quốc – Thế giới lo thiệt hại COVID tại Trung Quốc – Ủy ban 6/1 (sắp giải tán) đề nghị điều tra cựu TT Trump

Tuesday, December 20th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Putin yêu cầu cơ quan an ninh truy tìm ‘những kẻ phản bội và gián điệp’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/ntdvn_putin-1200x828-1-2-700x480.jpeg

Tổng thống Nga cũng ra lệnh tăng cường biên giới Nga và đảm bảo an toàn cho cư dân ở các khu vực sáp nhập của Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh củng cố biên giới của Nga và chỉ thị cho các cơ quan an ninh duy trì sự kiểm soát xã hội tốt hơn và loại bỏ tận gốc “những kẻ phản bội, gián điệp và những kẻ phá hoại”, các hãng thông tấn của nước này đưa tin, theo Al Jazeera.

Phát biểu nhân Ngày Dịch vụ An ninh Nga, ông Putin hôm thứ Hai đã chỉ thị cho các quan chức an ninh của mình bảo vệ biên giới, tăng cường kiểm soát xã hội và tối đa hóa “việc sử dụng tiềm năng hoạt động, kỹ thuật và nhân sự” để ngăn chặn rủi ro đến từ nước ngoài và những kẻ phản bội nội bộ.

Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời ông Putin cho biết: “Các cơ quan phản gián, bao gồm cả tình báo quân sự, hiện cần phải có sự điềm tĩnh tối đa, tập trung lực lượng.”

TASS cho biết: “Cần phải trấn áp nghiêm khắc hành động của các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài, nhanh chóng xác định những kẻ phản bội, gián điệp và những kẻ phá hoại”.

Ông nói, biên giới của Nga cũng phải được củng cố.

“Công việc phải được tăng cường thông qua các dịch vụ biên giới và Cơ quan An ninh Liên bang [FSB],” hãng thông tấn RIA thuộc sở hữu nhà nước của Nga dẫn lời ông Putin cho biết hôm thứ Hai.

“Và nó [biên giới] phải được bảo vệ chắc chắn. Bất kỳ nỗ lực xâm nhập nào phải bị ngăn chặn một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng bất kỳ lực lượng và phương tiện nào chúng ta có sẵn, bao gồm cả các đơn vị hành động cơ động và lực lượng đặc biệt,” ông nói.

Ông Putin cũng nói rằng nhiệm vụ của các cơ quan an ninh đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dân sống ở các khu vực tại Ukraine mà Moscow tuyên bố sáp nhập vào Nga hồi tháng 9. Kyiv và các đồng minh phương Tây đã coi các động thái này là sự thôn tính bất hợp pháp.

“Mọi người có nhiệm vụ làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an ninh tối đa cho họ, tôn trọng các quyền và tự do của họ”, ông Putin nói, đồng thời hứa hẹn với họ nhiều “thiết bị và vũ khí hiện đại hơn”.

Bình luận của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Ukraine ngày càng gia tăng và cuộc chiến của Nga với Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ 10 và chưa có hồi kết.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo của một số quốc gia NATO thông qua liên kết video hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục thúc giục các đồng minh Ukraine cung cấp thêm vũ khí cho quân đội của họ.

Trước đó, ông Zelensky cho biết trong một bài phát biểu vào đêm khuya Chủ nhật rằng khoảng 9 triệu trong số 40 triệu người Ukraine ước tính đã được khôi phục điện sau cuộc tấn công tên lửa của Nga vào tuần trước.

Cũng trong ngày thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc ông Zelensky “thiếu hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của thời điểm này và thiếu quan tâm đến người dân của mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Belarus 1 ở Minsk, ông Lavrov cũng công kích mạnh mẽ phương Tây, mô tả họ “phản ứng cuồng loạn” đối với tình hình ở Ukraine.

TASS dẫn lời Ngoại trưởng Nga cho biết, việc Moscow xâm lược Ukraine đã phá hủy “trò chơi địa chính trị của phương Tây” vốn muốn biến Ukraine thành mối đe dọa thường trực đối với Nga.

Xuân Lan (theo Al Jazeera)


Vụ Capitol: Ủy ban đặc biệt Hạ Viện Mỹ đề nghị điều tra hình sự Trump – 20/12/2022

Hình ảnh cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình tại phiên điều trần về vụ bạo loạn điện Capitol ngày 06/01/2021. Ảnh chụp ngày 19/12/2022 ở Washington, Hoa Kỳ. Getty Images via AFP – POOL 

Trọng Thành / RFI

Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ (sắp giải tán), phụ trách điều tra về vụ bạo loạn ngày 06/01/2021 tại Quốc Hội Mỹ, hôm qua, 19/12/2022, đã chính thức khuyến nghị khởi tố vụ án hình sự nhắm vào cựu tổng thống Donald Trump. Ủy ban nêu ra 4 tội danh nghiêm trọng, trong đó có tội ‘‘kích động bạo loạn’’. Đây lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống bị đề nghị khởi tố hình sự.   

Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Washington :  

‘‘Cản trở tiến trình chuyển giao quyền lực, thông đồng nhằm lừa đảo chính quyền liên bang, thông đồng nhằm đưa ra tuyên bố sai sự thật và kích động bạo loạn. Trên đây là các tội danh mà ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ nêu ra để khuyến nghị cơ quan tư pháp tiến hành điều tra cựu tổng thống Trump. Một báo cáo đầy đủ về các lý do, dẫn đến các tội danh nghiêm trọng nói trên, sẽ được công bố ngày mai 21/12.   

Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ đã điều tra trong nhiều tháng, xem xét hàng nghìn trang tài liệu, thẩm vấn hàng chục nhân chứng, trong đó có nhiều cuộc điều trần quan trọng. Kết luận của Ủy ban là cựu tổng thống Donald Trump đã biết không thể giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, tuy nhiên ông vẫn lập một kế hoạch nhằm đảo ngược kết quả, gây áp lực với các nhân viên bầu cử, các quan chức địa phương, các giới chức bộ Tư Pháp, trước khi kích động những người ủng hộ tham gia vào cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng 2021 nhằm ngăn cản việc xác nhận kết quả bầu cử tại Quốc Hội Mỹ.  

Đối với 9 thành viên của Ủy ban, trong đó có hai nghị sĩ Cộng Hòa, không thể để cho vụ việc này trôi qua. Đây là một khuyến nghị có ý nghĩa biểu tượng, được đưa ra trước khi Ủy ban giải tán, do phe Dân Chủ nay không còn đa số tại Hạ Viện. Các khuyến nghị của Ủy ban điều tra về vụ bạo loạn ngày 6 tháng Giêng không có tính chất bắt buộc.   

Bộ Tư Pháp Mỹ sẽ quyết định mở điều tra hình sự hay không. Công tố viên đặc biệt Jack Smith, đang tiến hành một cuộc điều tra riêng về cựu tổng thống Trump, sẽ có tiếng nói quan trọng trong việc này. Chắc chắn ông sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng bản báo cáo cuối cùng của Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện’’.   

Giữa tháng 11/2022 vừa qua, bộ Tư Pháp Mỹ đã giao công tố viên đặc biệt Jack Smith phụ trách một cuộc điều tra riêng về cựu tổng thống Trump trong vụ bạo loạn đồi Capitol ngày 06/01/2021.  

Về phía Donald Trump, theo AFP, hôm qua, cựu tổng thống đã lên án các cáo buộc ‘‘chắp vá’’, ược đưa ra chỉ với mục tiêu duy nhất là ngăn cản ông trở lại Nhà Trắng.  

World Bank hạ dự báo tăng trưởng của TQ do COVID và khủng hoảng bất động sản

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/wolrd-bank-danh-gia-TQ.jpg

(Ảnh minh họa: Shutterstock) 

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm thứ Ba (20/12) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm vừa qua, do đại dịch COVID và những yếu kém trong lĩnh vực bất động sản đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cụ thể, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức dự đoán 4,3% hồi tháng 6 xuống còn 2,7%. Tổ chức này cũng điều chỉnh mức dự báo cho năm tới từ 8,1% xuống 4,3%.

Cả hai con số này đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5% của Bắc Kinh trong năm nay, con số mà nhiều nhà phân tích đều nhận định là không thể đạt được.

Ngân hàng Thế giới cho biết: “Hoạt động kinh tế ở Trung Quốc tiếp tục diễn biến theo những thăng trầm của đại dịch – sự bùng phát và suy giảm tăng trưởng kéo theo sự phục hồi không đồng đều”.

“Tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán sẽ đạt 2,7% trong năm nay, trước khi phục hồi lên 4,3% vào năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại.”

Sau một vài năm liên tục phong tỏa đóng cửa, tiến hành xét nghiệm hàng loạt, cách ly kéo dài và hạn chế đi lại, đến tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã dần từ bỏ chính sách zero-COVID.

Tuy nhiên, sự gián đoạn đối với các doanh nghiệp tiếp tục diễn ra khi các ca bệnh gia tăng và một số hạn chế vẫn được áp dụng.

Các cơ quan y tế phải thừa nhận rằng, số liệu chính thức không còn phản ánh bức tranh đầy đủ về các ca nhiễm bệnh trong nước khi các yêu cầu xét nghiệm hàng loạt đã bị loại bỏ.

Bà Mara Warwick, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc nhận xét: “Việc tiếp tục điều chỉnh chính sách COVID-19 của Trung Quốc rất quan trọng, vừa để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cộng đồng vừa để giảm thiểu sự gián đoạn kinh tế hơn nữa.”

Tuần trước, IMF đã cảnh báo, họ cũng có thể sẽ hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc một lần nữa, nguyên nhân chủ yếu là do số ca nhiễm COVID được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Quỹ này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong tháng 10 xuống còn 3,2% trong năm nay – mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ – trong khi kỳ vọng tăng trưởng sẽ lên đến 4,4% trong năm tới.

Nhưng “rất có thể, chúng tôi sẽ hạ dự báo tăng trưởng của mình đối với Trung Quốc, cho cả năm 2022 và 2023,” Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh với AFP.

Đáng quan ngại, kinh tế Trung Quốc còn phải chịu áp lực trên các lĩnh vực khác.

“Căng thẳng dai dẳng” trong lĩnh vực bất động sản – chiếm khoảng 1/4 GDP hàng năm – có thể gây ra những tác động tài chính và kinh tế vĩ mô rộng lớn hơn, Ngân hàng Thế giới lưu ý.

Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp của thanh niên, rủi ro từ thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra và suy thoái toàn cầu trên diện rộng cũng đe dọa tăng trưởng của Trung Quốc.

Thêm vào đó là việc kinh tế thế giới đang bị tác động bởi lãi suất tăng cao nhằm chống lại lạm phát phi mã do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, cũng như sự đình trệ của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện tại, Bắc Kinh đã tìm cách cải thiện mức tăng trưởng thấp bằng một loạt biện pháp nới lỏng để hỗ trợ, cắt giảm lãi suất cơ bản và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc Elitza Mileva cho hay: “Việc hướng các nguồn tài chính vào chi tiêu xã hội và đầu tư xanh sẽ không chỉ hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn mà còn góp phần vào tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn trong trung hạn.”

Minh Ngọc (Theo AFP)


Thêm hai tiểu bang tại Mỹ áp đặt lệnh cấm TikTok

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/tiktok-1-1.jpg

Hôm 19/12 vừa qua, Louisiana và West Virginia đã trở thành những tiểu bang mới nhất tại Mỹ áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị thuộc sự quản lý của các cơ quan Chính phủ Mỹ, theo hãng tin Reuters.

Như vậy, tính đến nay, có khoảng 19 trong số 50 tiểu bang tại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm TikTok (một phần hoặc hoàn toàn) do lo ngại rằng dữ liệu người dùng do TikTok, thuộc công ty Byte Dance (có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc), thu thập có thể bị lạm dụng. Hầu hết các lệnh hạn chế này được đưa ra trong vòng 2 tuần qua. Tuần trước, một số thành viên của Quốc hội Mỹ thậm chí đã đề xuất một lệnh cấm trên toàn quốc, tương tự như điều mà một số quốc gia khác (như Ấn Độ…) đang thực hiện.

Jamf Holding Corp, công ty cung cấp phần mềm bảo mật trên các thiết bị của Apple, cho biết các cơ quan chính phủ là khách hàng của công ty này đã tăng cường chặn quyền truy cập TikTok kể từ giữa năm nay. Số liệu của Jamf Holding Corp chỉ ra rằng trong tháng này khoảng 65% nỗ lực kết nối với TikTok đã bị chặn lại trên các thiết bị thuộc khu vực công do công ty này quản lý trên toàn thế giới, tăng so với mức 10% ghi nhận hồi tháng 6 vừa qua.

Trước những diễn biến này, ngày 19/12, TikTok bày tỏ thất vọng về “những chính sách được ban hành dựa trên những lập luận vô căn cứ về TikTok, trong khi những điều này sẽ không giúp ích gì cho việc tăng cường an ninh quốc gia của Mỹ”.

Hôm 14/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm các nhân viên liên bang tải xuống hoặc sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ vì lý do an ninh quốc gia, theo hãng tin Reuters.

Dự luật cấm TikTok cũng sẽ phải được Hạ viện thông qua trước khi Tổng thống Biden ký thành luật. Các quan chức chính phủ và nghị sĩ thuộc cả 2 đảng ở Mỹ đã bày tỏ quan ngại về ứng dụng TikTok của Trung Quốc và nhận định rằng đây là một rủi ro an ninh lớn.

Phan Anh


Cắt giảm nhân sự, nhiều kỹ sư công nghệ mất việc làm trước dịp Năm mới

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/facebook_2065679765.jpg

(Ảnh minh họa: rafapress/Shutterstock) 

Tình trạng cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ vẫn diễn ra ngay cả khi nền kinh tế của Mỹ chưa có dấu hiệu suy thoái, theo tờ The Guardian.

Cụ thể, nhiều kỹ sư tại Mỹ đang vật lộn với khó khăn khi đột ngột bị sa thải trước dịp Năm mới. Sau khi nhiều gã khổng lồ công nghệ phàn nàn về tình trạng thiếu hụt lao động trong năm 2021 và đầu năm 2022, một số công ty trong ngành đã sa thải công nhân hàng loạt trước khi kết thúc năm.

Tình trạng cắt giảm việc làm ở Mỹ đã trở nên tồi tệ trong năm nay, với mức tăng 6% trong 11 tháng của năm 2022 so với năm ngoái. Trong năm 2021, số lượng người lao động bị sa thải được ước tính vào khoảng 320,173 người, dù số lượng việc làm bị cắt giảm trong 2 năm qua thấp hơn so với nhiều thập kỷ trước đó.

Được biết, công nghệ là lĩnh vực dẫn đến sự cắt giảm việc làm gay gắt nhất khi nhiều hãng công nghệ lớn, bao gồm Meta, Twitter và Amazon thông báo sa thải hàng loạt nhân sự trong những tuần gần đây.

Trong năm 2008, các hãng công nghệ đã sa thải khoảng 65.000 nhân viên. Trong khi đó, 965 công ty công nghệ đã đuổi việc hơn 150.000 nhân viên trên toàn cầu trong năm 2022, vượt qua con số trong thời gian đại suy thoái 2008 – 2009.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sa thải là hành động có phần “nặng tay” của các công ty trước mùa nghỉ lễ lớn nhất trong năm. “Những công ty này đều đang kiếm tiền. Họ phải làm điều đó bởi vì các công ty khác cũng làm điều tương tự”, Giáo sư Jeffrey Pfeffer của Trường Kinh doanh Stanford cho hay.

Phan Anh


Covid bùng phát ở Trung Quốc: Khó biết quy mô thật – Bình Phương
19/12/2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1245536418.jpg

Sau khi Trung Quốc bãi bỏ không chính thức chính sách zero-Covid vào tuần trước, người dân Bắc Kinh đã bắt đầu đi thăm các di tích lịch sử và thắng cảnh. Tuy vậy việc mở cửa có nguy cơ kéo theo số người nhiễm Covid tăng vọt. Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images 

Trung Quốc thừa nhận có ca tử vong đầu tiên do Covid-19 kể từ khi nước này chấm dứt các chính sách kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt gọi là “zero-Covid”. Nhưng quy mô thực sự của đợt bùng phát bị Bắc Kinh che đậy, không cung cấp đủ dữ liệu và quy định không rõ ràng, theo ghi nhận của báo Wall Street Journal.

Hôm thứ Hai 19 tháng Mười Hai 2022, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo có hai trường hợp tử vong được ghi nhận tại Bắc Kinh, và cho biết đây là những trường hợp tử vong đầu tiên do Covid-19 ở thủ đô kể từ tháng Mười Một. 

Số liệu chính thức về các ca lây nhiễm đã giảm so với tháng trước sau khi chính phủ Trung Quốc bỏ các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt, bỏ việc kiểm đếm các trường hợp nhiễm Covid mà không có triệu chứng. Điều đó trái ngược hẳn với dự đoán của các chuyên gia y tế rằng việc bãi bỏ đột ngột các biện pháp kiểm soát sẽ làm số ca nhiễm Covid tăng mạnh, cũng trái hẳn với báo cáo của người dân Bắc Kinh và các thành phố khác rằng họ đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh các ca nhiễm Covid trong các tòa nhà chung cư và trong thân nhân bạn bè của họ.

Nhân viên của một lò hỏa táng ở Bắc Kinh được chỉ định để xử lý các trường hợp nhiễm Covid cho biết nhu cầu hỏa táng và các dịch vụ khác đã gia tăng rất nhanh, số lượng xác chết tăng lên trong những ngày gần đây. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả dịch vụ giao hàng, đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhân sự do lái xe bị nhiễm Covid.

Bắc Kinh là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát mới. Chính quyền thủ đô đã cam kết giúp các doanh nghiệp mở cửa trở lại và giúp các nhà máy duy trì sản xuất thông qua nhiều biện pháp để hỗ trợ tài chính và khuyến khích. Nhà chức trách cho biết thêm, những nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid vẫn được quay lại làm việc sau bảy ngày cách ly nếu họ đáp ứng một số điều kiện nhất định mà không cần thực hiện xét nghiệm Covid lần nữa.

Trong cuộc họp báo chiều nay thứ Hai 19 tháng Mười Hai, các quan chức Bắc Kinh cũng cho biết họ đang làm việc để đảm bảo hệ thống phân phối tiếp tục hoạt động trơn tru, bằng cách cấp cho nhân viên giao hàng các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh và vaccine. Khoảng 90% nhân viên giao hàng hiện đã trở lại làm việc, các quan chức cho biết.

Tại Trùng Khánh, một trong bốn thành phố lớn nhất Trung Quốc, chính quyền địa phương hôm Chủ nhật cho biết những người mắc bệnh Covid nhẹ vẫn có thể đi làm và không cần phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính bên ngoài một số nơi làm việc như trường học và nhà dưỡng lão. Trong khi một số cư dân Trùng Khánh nói trên mạng xã hội rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi nhà cầm quyền chỉ thực hiện cách ly bắt buộc đối với người có kết quả xét nghiệm dương tính, thì những người khác lo ngại chính sách mới sẽ dẫn đến sự gia tăng mạnh các ca nhiễm bệnh.

***

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng các quan chức nên tập trung vào việc khôi phục động lực kinh tế để đạt được mức tăng trưởng hợp lý cho năm tới. Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc kéo dài hai ngày đã kết thúc với lời kêu gọi tập trung vào việc kích thích nhu cầu trong nước, cam kết hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân.

Việc chính phủ nhanh chóng xoay trục từ chính sách “zero-Covid” sang chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã khiến các nhà đầu tư vui mừng. Morgan Stanley và Goldman Sachs nằm trong số các ngân hàng gần đây đã nâng cấp dự báo về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.

Tuy nhiên sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh sẽ có ý nghĩa gì đối với sinh mạng của người dân thì phải xem lại. Trung Quốc, nơi Covid xuất hiện đầu tiên cách đây ba năm, đã cố gắng ngăn chặn đại dịch tồi tệ nhất bằng một chính sách ngăn chặn nghiêm ngặt, bao gồm phong tỏa quy mô lớn, theo dõi vị trí (truy vết) và tổ chức xét nghiệm trên diện rộng. Bắc Kinh báo cáp chỉ có 5,237 trường hợp tử vong do Covid, rất thấp so với so với 1.1 triệu người chết ở Hoa Kỳ.

Gần 90% số người chết chính thức của Trung Quốc xảy ra trong thời gian đầu của đại dịch, dù trong năm nay số ca nhiễm cao kỷ lục mà không có người chết. Chính phủ Trung Quốc nói với dân rằng các chủng Omicron mới lây lan mạnh hiện nay ít nguy hiểm hơn nhiều, nên Trung Quốc sẽ không bị tác động nặng nề tới các doanh nghiệp và hệ thống y tế công cộng như khi Hoa Kỳ và châu Âu nới lỏng kiểm soát virus.

Tuy vậy, các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng số người chết ở Trung Quốc sẽ tăng vọt trong những tháng tới khi Covid truyền nhiễm vào khối dân số trước đây ít tiếp xúc với virus và không có năng lực miễn dịch cộng đồng. Số người chết cuối cùng là bao nhiêu thì mỗi chuyên gia dự đoán một con số khác nhau và phụ thuộc vào các biện pháp chính sách mà chính phủ thực hiện.

Trung Quốc cho biết họ sẽ thực hiện một đợt tiêm chủng cho người già, những người có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn so với toàn bộ dân số, với mục tiêu ít nhất 90% những người từ 80 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vào cuối tháng Giêng 2023. Tuần trước các quan chức y tế Trung Quốc nói 66% số người trong độ tuổi đó đã được tiêm phòng đầy đủ và hơn 40% đã được tiêm nhắc lại, so với tỷ lệ 70% ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên.

Nghiên cứu được Đại học Hồng Kông công bố vào tuần trước cho thấy việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc sẽ dẫn đến 684 ca tử vong trong một triệu người. Điều đó nghĩa là sẽ có gần một triệu người chết ở đất nước hơn 1.4 tỷ dân. Các tác giả nghiên cứu cho biết một số bước sẽ giúp giảm tỷ lệ đó, bao gồm chiến dịch tiêm liều nhắc lại thứ tư và sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus trên quy mô lớn.

Từ Mỹ, Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington cho biết hôm thứ Sáu rằng họ dự đoán số ca tử vong do Covid ở Trung Quốc sẽ vượt qua 310,000 vào ngày 1 tháng Tư 2023. Hôm Chủ nhật, Trung Quốc báo cáo có 1,918 trường hợp lây nhiễm tại địa phương, so với ước tính của Viện Washington là hơn 640,000 ca nhiễm.


Mỹ: Thiệt hại COVID tại Trung Quốc là mối quan tâm của thế giới 

20/12/2022 

Reuters 

Nhân viên một lò hỏa táng ở Bắc Kinh chuyển quan tài ra khỏi xe.

Nhân viên một lò hỏa táng ở Bắc Kinh chuyển quan tài ra khỏi xe. 

Mỹ hy vọng Trung Quốc có thể xử lý đợt bùng phát COVID hiện nay trong lúc thiệt hại do virus gây ra là mối quan tâm toàn cầu do kích cỡ của nền kinh tế Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price tuyên bố ngày 19/12.

Ông Price nói Trung Quốc chế ngự được COVID thì không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới.

Vẫn theo lời ông, bất cứ khi nào virus lây lan nó đều có khả năng biến chủng và đề ra mối đe dọa cho khắp nơi.

Sau nhiều tuần lễ, Trung Quốc ngày 19/12 báo cáo các ca tử vong đầu tiên liên quan tới COVID giữa những nghi ngại ngày càng tăng rằng liệu con số chính thức có phản ánh đúng hay không thiệt hại đầy đủ của căn bệnh đang lan tỏa khắp các thành phố sau khi chính quyền nới lỏng các biện pháp kiểm soát gắt gao.

Hai ca tử vong loan báo hôm 19/12 là hai ca đầu tiên mà nhà chức trách Trung Quốc báo cáo kể từ ngày 3/12 trước khi Bắc Kinh thông báo dỡ bỏ các hạn chế vốn đã kiềm chế COVID trong ba năm nhưng khơi ra các cuộc biểu tình lan rộng hồi tháng trước.

Con số tử vong thấp kể từ khi các quy định nghiêm ngặt được nới lỏng hôm 7/12 không tương ứng với kinh nghiệm của các nước khác có cùng động thái.

Theo số loan báo chính thức, tính luôn hai ca tử vong mới báo cáo này, Trung Quốc ghi nhận 5.237 ca tử vong liên quan tới COVID trong đại dịch, nghĩa là chiếm một phần rất nhỏ trong dân số 1,4 tỷ dân của nước này.


Tổng thống Zelensky thăm thành phố tiền tuyến Bakhmut và trao thưởng cho quân đội Ukraine (Cập nhật)

Chuyến thăm diễn ra sau khi Vladimir Putin thừa nhận chiến tranh sẽ không theo đúng kế hoạch với tình hình ở các khu vực do Nga kiểm soát ‘cực kỳ khó khăn’

Joe BarnesNgày 20 tháng 12 năm 2022 •

Volodymyr Zelenskiy nhìn vào một lá cờ quốc gia khi ông đến thăm các quân nhân Ukraine ở Bakhmut
Volodymyr Zelenskiy nhìn vào một lá cờ quốc gia khi ông đến thăm các quân nhân Ukraine ở BakhmutCredit : REUTERS

Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba đã bất ngờ xuất hiện tại thành phố tiền tuyến Bakhmut để tập hợp các lực lượng Ukraine tham gia vào cuộc giao tranh ác liệt ở đó.

Tổng thống Ukraine đã gặp và trao giải thưởng cho các binh sĩ vào ngày thứ 300 kể từ khi Nga xâm chiếm đất nước của ông.

Chuyến thăm được thông báo diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận cuộc xâm lược của ông sẽ không được lên kế hoạch trước, với tình hình tại các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine “cực kỳ khó khăn”.

Trận chiến kéo dài hàng tháng ở Bakhmut, ở vùng Donbas phía đông Ukraine, đã phát triển thành một trong những chiến dịch đẫm máu nhất của cuộc chiến. (Xem tiếp)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 16/12/2022: Nạn nhân của ngân hàng SCB – 59% công nhân không có tiền dự trữ – VinFast VF8 chưa sẵn sàng ở Mỹ – 82 tuổi tự thiêu trước tòa án vì uất ức

Friday, December 16th, 2022

Quê Hương tổng hợp


Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân? – 15/12/2022

Nguyễn Lễ 

Gửi BBC News Tiếng Việt từ Washington DC, Hoa Kỳ 

Ngân hàng SCB

Vụ trái phiếu SCB vẫn đang gây ra phẫn uất trong người dân ở Việt Nam. Nếu tôi nói ‘trái phiếu SCB’ mà bạn bảo nghe có gì đó sai sai thì tôi xin khẳng định: Đúng là tôi nói về trái phiếu SCB. 

Không phải mình tôi nói đâu. Thử hỏi những người đã mua trái phiếu ở SCB, có ai gọi ‘trái phiếu An Đông’ không? Có ai đến công ty An Đông đòi tiền không? Và họ cũng không lầm đâu. 

Đơn giản là vì vào cái ngày họ đi ‘mua trái phiếu’, họ không đi đến công ty An Đông, mà họ cũng không biết có Công ty đầu tư An Đông gì đó. Họ cũng không tìm đến Công ty Chứng khoán Tân Việt, bởi nhiều người trong số họ có biết chứng khoán, trái phiếu là gì đâu? 

(more…)

Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không? – VNTB

Monday, December 12th, 2022

12.12.2022 12:05

VNTB – Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không?

TS Phạm Đình Bá

(VNTB) – So với Thái Lan và Indonesia, Việt Nam không chăm sóc những người già.

Báo Quân đội ngày 30/11/2022 có bài về phòng chống diễn biến hòa bình mang tựa là “Nhắm mắt trông voi” mô tả một cuộc đối thoại và bao gồm một hình ảnh loa phường với các từ “Phản động” è “Bôi xấu”, “Xuyên tạc”, “Suy diễn”, và “Kích động”. [1]

(more…)

Thế giới kinh hoàng về bản án 5 năm tù Việt Nam tuyên cho nhà báo độc lập Lê Anh Hùng

Wednesday, September 14th, 2022

14/9/2022

VOA – Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng về bản án 5 năm tù Việt Nam tuyên cho nhà báo độc lập Lê Anh Hùng
(more…)

Chiến dịch chống tham nhũng của ‘người đốt lò’ ở Việt Nam tiếp tục thất bại – David Brown

Wednesday, July 6th, 2022

Asia Sentinel – Song Phan, chuyển ngữ – 5-7-2022

Mười năm ‘đốt lò’ ở Việt Nam

(more…)

Chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng: Điều gì thực sự phía sau?

Wednesday, June 8th, 2022

BBC News – 08/6/2022

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh là hai nhân vật mới nhất bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng

Chụp lại hình ảnh, 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh là hai nhân vật cao cấp mới nhất bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng

(more…)

Phạm Minh Chính thăm Đài Tưởng Niệm Jefferson tại Hoa Thịnh Đốn

Tuesday, May 24th, 2022
(more…)

Thư số 124a gởi – Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Phạm Bá Hoa

Tuesday, February 8th, 2022

***

Phạm Bá Hoa.

Tôi là người Việt Nam. Chào đời năm 1930, phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975. Sau ngày tang thương này, lãnh đạo Việt Cộng đẩy tôi vào trại tập trung trên đất Nam ngày 14/6/1975, chuyển đến trại tập trung trên đất Bắc từ ngày 16/6/1976, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987, rời khỏi Việt Nam tháng 4/1991 tị nạn cộng sản trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ. 

(more…)