Chủ nghĩa cộng sản là gì? – Sự thật và kết quả như thế nào?


Những ông tổ của chủ nghĩa cộng sản

Chủ nghĩa cộng sản là một hệ tư tưởng chính trị ra đời vào thế kỷ 19 lấy mục tiêu là xây dựng một xã hội vô giai cấp, trong đó mọi tư liệu sản xuất và tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong xã hội, được gọi là “sở hữu toàn dân”. Tài sản tư nhân được thay thế bằng tài sản công. 

Bản chất của chủ nghĩa cộng sản là toàn trị. 

Mục tiêu của nó là sự khuất phục của toàn xã hội trước ý thức hệ và sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản.

Hệ thống xã hội dựa trên hệ tư tưởng cộng sản còn được gọi là chủ nghĩa cộng sản, được cho là mục đích cuối cùng của sự phát triển xã hội.

Sự khủng bố của cộng sản. 

Hành động đầu tiên của việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau cuộc cách mạng là tịch thu tài sản của các thành viên thuộc giai cấp ‘bóc lột’ và đàn áp, trục xuất, bỏ tù và hủy hoại thân thể của họ, thường là cùng với các thành viên trong gia đình của họ. Hàng chục triệu người đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20.

mahalaskmine

Chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản được thiết lập sau khi cách mạng thắng lợi. 

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản điều hành nhà nước, nhưng một đặc tính của quyền lực là các cuộc bầu cử bắt buộc ở tất cả các cấp với các ứng cử viên do ban lãnh đạo Đảng lựa chọn, những người thuộc ‘cộng sản” và những người “không phải đảng viên’. Kết quả bầu cử đã được sắp xếp để đạt kết quả được định trước.

Công nghiệp hóa, tập thể hóa và cách mạng văn hóa là những bước kế tiếp bắt buộc hiện đại hóa xã hội nhằm tạo ra ‘cơ sở vật chất và trí tuệ’ cho xã hội cộng sản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là sự phát triển ưu tiên của công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, sự thay thế của các trang trại. đồn điền cá nhân bằng các trang trại tập thể, và sự cưỡng bách giáo dục, văn hóa và khoa học phục vụ cho hệ tư tưởng cộng sản.

công nghiệp hóa

* * *

Các học giả Đức Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) đã sáng lập hệ tư tưởng cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản, sự hình thành xã hội tiếp theo chủ nghĩa tư bản, được xây dựng sau một cuộc “cách mạng” bạo lực trên toàn thế giới bắt đầu từ các nước tư bản phát triển cao nhất. Giai cấp tiến bộ nhất, giai cấp công nhân, đã xây dựng chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản “tiên phong”, trong những điều kiện của chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản. Nhà nước được cho là sẽ biến mất theo thời gian trong một xã hội cộng sản (theo lý thuyết của những người cộng sản).

chế độ độc tài của giai cấp vô sản

Những người cộng sản hy vọng cuộc cách mạng trên toàn thế giới sẽ nổ ra vào cuối Thế chiến thứ nhất. Việc những người Bolshevik nắm chính quyền ở Nga vào tháng 11 năm 1917 được coi là ngòi nổ cho cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng trên toàn thế giới đã không nổ ra, nhưng các chính phủ của châu Âu bị tàn phá sau chiến tranh thế giới đã coi những cuộc nổi dậy của công nhân và binh lính do những người cộng sản lãnh đạo là một mối nguy thực sự có thể dẫn đến một cuộc cách mạng như vậy.

Comintern được thành lập tại Moscow năm 1919 là một tổ chức toàn cầu. Các đảng cộng sản trên khắp thế giới hoạt động như là một bộ phận phụ thuộc của nó. Jossif Stalin (1858-1953), người đi lên vai trò lãnh đạo của Liên Sô sau Vladimir Lenin (1870–1924), là người lãnh đạo đảng Bolsheviks đã sáng tạo ra cách thức xây dựng một xã hội theo chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội được cho là một giai đoạn chuẩn bị (qúa độ) trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống xã hội cộng sản chủ nghĩa. Vào đầu những năm 1960, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev (1894–1971) tuyên bố ý định thiết lập chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô vào những năm 1980. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Liên bang Xô Viết, ‘cơ sở vật chất’ để xây dựng chủ nghĩa cộng sản, theo đó nguyên tắc phân chia ‘mỗi người làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu’ được thiết lập, đã trở nên xấu đi trong thập niên 1970.

Tại đây, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được chia thành ba giai đoạn:

1) xây dựng chủ nghĩa xã hội (1918–1936) và chế độ chuyên chính vô sản, khi các quyền tự do của những thành viên thuộc ‘giai cấp bóc lột’ trước đây bị hạn chế;

2) xây dựng chủ nghĩa xã hội (1936–1977);

3) chủ nghĩa xã hội phát triển (1977–1991): đó là một nhà nước chung (publich state) và nhân dân Xô Viết, trong đó các quốc gia, dân tộc hiện có sẽ hòa làm một.

Năm 1944–1949, Liên Xô cưỡng bức sát nhập các nước Đông Âu, nơi xã hội chủ nghĩa được thành lập. Người cộng sản cũng đã nắm quyền ở Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội ra đời dưới hình thức dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu. Một số đảng chính trị nhỏ (đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, đảng nông dân và những đảng khác) được phép hoạt động dưới sự kiểm soát của cộng sản, và ở một số quốc gia khác, quyền sở hữu đất tư nhân nhỏ cũng được phép (ví dụ như ở Ba Lan).

* * *

Chủ nghĩa cộng sản là một hệ tư tưởng bình đẳng về sự chuộc tội đối với tội lỗi của chính mình (người bị người bóc lột) và là một thiên đường (xã hội cộng sản). Sự lãnh đạo của Đảng đã xác lập chân lý duy nhất có giá trị của chủ nghĩa cộng sản. Kẻ thù chính của giai cấp tiến bộ duy nhất, tức giai cấp vô sản, là giai cấp bóc lột, trên hết là giai cấp tư sản. Việc chia rẽ xảy ra giữa những người cùng chủ nghĩa, các trào lưu phân tách khỏi xu hướng chính do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thành lập (chẳng hạn như Chủ nghĩa Trotsky, Chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu và nhiều người khác) đã nổi lên và những người ủng hộ các biến thể đã bị bắt.

Chủ nghĩa cộng sản coi việc đạt được các quy luật về sự phát triển của xã hội loài người là thành tựu vĩ đại nhất của Marx và Engels. Lenin, lãnh tụ của những người Bolshevik Nga, đã đưa ra các chỉ thị về việc nắm chính quyền và thành lập một nhà nước cộng sản dựa trên các văn bản của Marx và Engels. Những người kế tục của ông đã phát triển các hướng dẫn này cho phù hợp với các điều kiện thay đổi. Chủ nghĩa cộng sản tự nhận là một học thuyết chính trị khoa học, từ đó nó được coi là có ưu thế tối cao so với các hệ tư tưởng chính trị khác. Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp được coi là tiền thân của hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Ba thành tố sau đây của hệ tư tưởng cộng sản tiếp tục phát triển trên ba lĩnh vực tri thức này: chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử (triết học), chính trị kinh tế (kinh tế) và chủ nghĩa cộng sản khoa học (chính trị học),

Các giáo điều của hệ tư tưởng cộng sản rất rõ ràng và đơn giản, học sinh ở các cấp từ tiểu học đến tiến sĩ buộc phải nắm vững. Các hệ tư tưởng khác đều bị cấm, việc phổ biến các tài liệu có chứa ý thức hệ ‘thù địch’ là một hành vi phạm tội. Bản chất của chủ nghĩa cộng sản là toàn trị. Mục tiêu của nó là sự cưỡng bách toàn xã hội trước hệ tư tưởng và sự lãnh đạo độc quyền của Bộ Chính trị Đảng kiểm soát việc hình thành hệ tư tưởng đó. Sau khi hy vọng về cuộc cách mạng trên toàn thế giới đã tan thành mây khói và ‘sự ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản’, Liên Xô đã thu mình về với chính mình, các quốc gia cộng sản khác sau này cũng vậy. Mối quan hệ giữa các đối tượng và phần còn lại của thế giới đã bị cản trở.

Những lớp người ưu tú trước đây đã bị loại bỏ và bị tiêu diệt một phần, tài sản của họ bị tịch thu. Tầng lớp ưu tú mới gồm những kẻ cơ hội – nhiều người cách mạng ở tất cả các nước đều là thành viên của ‘giai cấp bóc lột’ xét theo lý lịch – hoặc những người có xuất thân thấp kém được nâng lên hàng đầu, những người đã phục vụ trong đấu tranh cách mạng hoặc trong chiến tranh và những người được giáo dục với hệ tư tưởng cộng sản.

Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, với tư cách là điều kiện tiên quyết của việc hình thành hệ thống tổ chức xã hội cộng sản chủ nghĩa, nằm trong quá trình hiện đại hóa xã hội bằng cưỡng bức và bạo lực. Không giống như những gì Marx và Engels đã dự đoán, những người cộng sản lên nắm quyền ở những nước kinh tế lạc hậu với một tỷ lệ tương đối lớn dân số ở nông thôn. Mục tiêu của hiện đại hóa là tạo ra ‘cơ sở vật chất’ cho chủ nghĩa cộng sản: công nghiệp hóa (ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và đô thị hóa, trong số những thứ khác để mở rộng giai cấp công nhân) và tập thể hóa (thay thế các sở hữu nông trại riêng lẻ bằng kolkhozes và sovkhozes (tập thể nông trại), trong số những thứ khác để giảm bớt tầng lớp nông dân trước đây là điền chủ sở hữu tư nhân của các trang trại).

tập thể hóa

Một trong những hậu quả của cả hai chính sách là tình trạng thiếu lương thực và đói kém ở nhiều nơi, với rất nhiều nạn nhân vì đói. Cuộc tái tổ chức lần thứ ba, cuộc cách mạng văn hóa, nằm trong việc xóa bỏ nạn mù chữ và thay thế nền văn hóa đã có từ trước bằng một nền văn hóa dựa trên các quy tắc của hệ tư tưởng cộng sản. Trong khoa học, khoa học tự nhiên, khoa học chính xác và kỹ thuật được ưu tiên hơn. Khoa học xã hội nằm dưới sự kiểm soát của Đảng.

Bất kể chủ nghĩa toàn trị của nó là gì và nhờ được tuyên truyền mạnh mẽ, hệ tư tưởng cộng sản thường đạt được sự ủng hộ rộng rãi trong một thời gian ngắn ở các nước do các đảng cộng sản cai trị cũng như bên ngoài Khối Đông Âu. Những tuyên bố chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân và chống chủ nghĩa tư bản đã lôi kéo trí thức châu Âu trong những năm 1960 và 1970.

Khối Đông Âu tan rã cùng với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989–1991. Các đảng cộng sản còn lại đã không nắm chính quyền do kết quả trong quá trình dân chủ và cũng không thành công trong việc giữ quyền lực khi nền dân chủ được khôi phục. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tiên đoán tương lai của xã hội theo mức độ phát triển của Tây Âu vào thế kỷ 19, đã được chứng minh là sai lầm. Các chế độ cộng sản sụp đổ không còn khả năng cung cấp phúc lợi kinh tế và xã hội. Đảng Cộng sản hiện nay tại Trung Quốc, một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thừa nhận đã cai trị nước này cho đến ngày nay, nhưng các nguyên tắc kinh tế cộng sản phần lớn đã bị loại bỏ ở đó.


NHỮNG SỰ THẬT

***

SỰ THẬT 1

Các học giả Đức Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) đã sáng lập ra hệ tư tưởng cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản, sự hình thành xã hội theo chủ nghĩa tư bản, được xây dựng sau một cuộc cách mạng bạo lực trên toàn thế giới bắt đầu từ các nước tư bản phát triển cao nhất.

SỰ THẬT 2

Yêu cầu đầu tiên của việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau cuộc cách mạng là tịch thu tài sản của các thành viên của các giai cấp ‘bóc lột’ và đàn áp, trục xuất, bỏ tù và hủy hoại thân thể, thường là cùng với các thành viên trong gia đình của họ.

SỰ THẬT 3

Khối phía Đông tan rã cùng với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989–1991. Các đảng cộng sản đã không lên nắm quyền do kết quả của quá trình dân chủ và cũng không thành công trong việc giữ quyền lực khi nền dân chủ được khôi phục.

Theo Communist Crimes

https://communistcrimes.org/en/commemoration/what-communism

Comments are closed.