Chương trình giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa


Trần Văn Chánh

http://www.namkyluctinh.org/PICTURE/BaiViet/TranVanChanh-GiaoDucVNCH10.jpg
Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa


MỞ ĐẦU

Đối tượng củabài viết này là chương trình và sách giáo khoa miền Nam1954-1975, tuy nhiên nếu không nhắc sơ lại thờikỳ quá độ trong đó nền giáo dục ViệtNam chuyển từ cựu học sang tân học, chúng tasẽ khó theo dõi để nhận ra một cách rõ ràngnhững sự thay đổi cùng tên gọi các cấp,lớp, ban học, cũng như nội dung cụ thểcủa các chương trình học mới sau này. 

Có thể nói, không kểthời kỳ Nho học mà sự cáo chung đượcđánh dấu bằng khoa thi Hội cuối cùng ở TrungKỳ vào tháng 4 năm Kỷ Mùi (1919), nền giáo dụchiện đại Việt Nam chỉ bắt đầuxuất hiện từ đầu thế kỷ 20 khingười Pháp đã củng cố xong nền cai trịcủa họ tại Việt Nam.  

Lý dochấm dứt con đường học hành thi cửtruyền thống đã được vua KhảiĐịnh đưa ra trong lời phê tờ trình củaBộ Học, trước khoa thi cuối cùng nêu trên:“Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đườngkhoa cử từ đây dứt hẳn. Trẫm nghĩrằng quy chế cựu học đã không còn đápứng được điều mong muốn, trong khi conđường tương lai của tân học đangthênh thang mở rộng trước mặt” (theo Khải Định chính yếusơ tập).

Trước đó, kểtừ Đạo dụ ngày 31/5/1906, chính phủ Bảohộ Pháp được sự thỏa thuận củaNam triều ấn định nền học chính mớithay dần cho nền giáo dục Nho học cũ, ápdụng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, theo đó chia làmba bậc học: 

(1) Ấuhọc gồm lớp Đồng ấu (lớpNăm), lớp Dự bị (lớp Tư), lớp Sơđẳng (lớp Ba). Chương trình học gồmchữ Pháp và chữ Quốc ngữ; cuối bậc Ấuhọc (tức lớp Ba), học sinh phải qua mộtkỳ thi để lấy bằng Sơ học Yếulược (Primaire Élémentaire). 

(2) Tiểuhọc gồm lớp Nhì năm thứ nhứt (CoursMoyen 1ère année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen2ème année), và lớp Nhứt (Cours Supérieur).Chương trình học cũng gồm chữ Pháp vàchữ Quốc ngữ; cuối cấp thi lấy bằngTiểu học Yếu lược, cũng gọi Sơđẳng Tiểu học hay Sơ học Pháp Việt(Certificat d’Etude Primaire Franco-Indigène, tươngđương bằng Tiểu học sau này). 

(3) Trunghọc, gồm hai cấp/ ban Cao đẳng Tiểuhọc và Tú tài: (a) Caođẳng Tiểu học học đủ các môn Phápvăn, Toán, Lý, Hóa, Vạn vật (Sinh vật), Sử,Địa… tương tự chương trình Pháp, gồm4 năm: Nhất niên (1 ère année), Nhị niên (2 ème année), Tamniên (3 ème année), Tứ niên (4 ème année). Tất cảđều dạy bằng tiếng Pháp, trừ 2 mônViệt văn và Hán văn; (b) Tútài (Enseignement secondaire, tương đương Trunghọc Đệ nhị cấp hay cấp III sau này),thời gian học 3 năm (tương tự 3 lớpbậc sau cùng của chương trình Trung học Pháp), chialàm 3 ban Triết học/ Văn chương, Toán và Khoahọc, với học trình gồm các lớp Đệnhất niên (1 ère année secondaire, tương đươnglớp Đệ tam hay lớp 10 sau này), Đệ nhịniên (2 ème année secondaire, tương đương lớpĐệ nhị hay lớp 11 sau này) và Đệ tam niên (3ème année secondaire, tương đương lớpĐệ nhất hay lớp 12 sau này). Cũng dạy toànbằng tiếng Pháp, trừ môn Việt văn và Triếthọc Trung Hoa. Kể từ Đệ nhất niên đãbắt đầu phân ban gồm ban Khoa học (Sciences), banToán (Mathématiques), ban Triết (Philosophie). Học sinh họcxong Đệ nhị niên (tương đươnglớp Đệ nhị hay lớp 11 sau này) thi lấybằng Tú tài I (hay Tú tài phần I), nếu đậumới được học năm cuối cùng(Đệ tam niên, tương đương lớp Đệnhất hay lớp 12 sau này) để thi lấy bằng Tútài II (hay Tú tài toàn phần).

Riêng ở Nam Kỳ là xứthuộc địa nên nền học chính đều theoquy chế thuộc địa, chỉ có chương trìnhPháp, nhưng ở vài trường (như Chasseloup Laubat,Pétrus Ký… ở Sài Gòn) cũng có dạy thêm một sốgiờ tiếng Việt.

Ở Bắc và Trung, haichương trình trung học Pháp và Pháp Việt nêu trênvẫn được áp dụng cho đến năm 1945thì được thay bằng chương trình toàn Việt(lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ) ban hành trongthời chính phủ Trần Trọng Kim bằng Dụsố 67 ngày 3/6/1945 do Hoàng đế Bảo Đại ký vàđược thực thi ngay với khoa thi Tú tài niên khóa1944-1945. Đây là chương trình trung học Việt Namđầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Namhiện đại, tham khảo từ chương trìnhPháp, quen gọi Chương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn, vìdo một nhóm giáo sư tâm huyết ở Hà Nội vàHuế biên soạn cấp tốc chỉ trong khoảng 10ngày, dưới sự chủ trì, đôn đốc củaBộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Hoàng XuânHãn.

Riêng ở Nam, đến năm1949, trong thời kỳ Quốc gia Việt Nam dướiquyền Quốc trưởng Bảo Đại,chương trình cũ (Pháp và Pháp Việt) mớiđược thay thế bằng chương trình HoàngXuân Hãn. 

Đến tháng 9/1949, hai bộChương trình Giáo dục Việt Nam mới dành chobậc Tiểu học và bậc Trung học với mộtsố thay đổi từ chương trình Hoàng Xuân Hãnđã được ban hành chỉ cách nhau chừngtuần lễ, dưới thời Bộ trưởngQuốc gia Giáo dục Phan Huy Quát, để áp dụng chungtrong những vùng thuộc Quốc gia Việt Nam kiểmsoát. Được biết sau đó, cả hai bộchương trình này còn được cải cách thêmlần nữa vào năm 1953 dưới thời Bộtrưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn DươngĐôn.

Vì vậy, để thấyđược sự tiến triển qua các thờikỳ của chương trình và sách giáo khoa Việt Nam giaiđoạn 1954-1975, chúng ta không thể không xét qua mộtsố bộ chương trình giáo dục cũ nhưng cótính cơ sở như vừa nêu trên, trong đó cóChương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn 1945, và Chươngtrình Tiểu học 1949, vì những bộ chương trìnhTrung và Tiểu khác về sau đều dựa theo 2 bộchương trình này để từ đó chỉnh sửavà phát triển thêm, với sự thay đổi gầnnhư không đáng kể.

Hiện nay, mặc dù chỉmới sau 40 năm thay đổi, việc khảo sát/nghiên cứu đầy đủ về chương trìnhvà sách giáo khoa miền Nam trước đây là mộtviệc làm không dễ chút nào. Nguyên do vì các thư việncả tư nhân lẫn nhà nước đều ít cóchỗ nào quan tâm lưu trữ loại tài liệu này(kể cả Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thưviện Tổng hợp TP HCM, Thư viện Khoa học Xãhội TP HCM…), loại tài liệu mà người tađơn giản cho rằng không còn cần dùng đếnnữa, nên sau ngày 30/4/1975 đã bị vô tình hủy bỏhầu hết. Chúng tôi đã ráng lùng sục, hỏi hankhắp nơi vẫn chưa tìm đủ đượctất cả những bộ chương trình giáo dụcđã được Bộ Quốc gia Giáo dục miềnNam in ra, còn về sách giáo khoa phục vụ cho chươngtrình giảng dạy thì tuy cũng tương tự nhưvậy nhưng may mắn lại được mộtsố người yêu sách “hoài cổ” giữđược chút ít. Vì vậy, khi trình bày bài viết này,đặc biệt ở phần chương trình giáodục, có những chỗ chúng tôi sẽ trích dẫn nguyênvăn tài liệu cũ khá dài, không phải không biếtngại tốn giấy mực, nhưng ngoài việc minhhọa còn có ý phần nào giúp thế hệ trẻ vànhững người nghiên cứu lịch sử giáodục sau này có sẵn tài liệu tham khảo, khi cầnthì vẫn có thể trích dẫn lại được, màkhông quá vất vả như khi chúng tôi phải đi tìmchúng (ở những đoạn trích nguyên văn này, chúng tôisẽ cho in bằng font chữ khác với cỡ chữnhỏ hơn bình thường, cho dễ phân biệt).

Phần mô tả nội dungcụ thể chương trình học mỗi cấplớp của hai bậc Trung, Tiểu học, cũngnhư sách giáo khoa tương ứng, chúng tôi sẽ chỉtập trung vào 3 môn Văn, Đạo đức/ Công dângiáo dục (Tiểu học, Trung học hay cấp I, II) vàTriết (Trung học Đệ nhị cấp hay cấpIII) vì nếu giới thiệu sang tất cả nhữngmôn khác sẽ quá mênh mông dài dòng, và vì đây cũng là 3 mônhọc tiêu biểu cho thấy những nét đặctrưng của nền giáo dục miền Nam 1954-1975vốn dựa trên nền tảng triết lý giáo dục(hay những nguyên tắc căn bản) gồm Nhân bản,Dân tộc và Khai phóng. Về sách giáo khoa liên quan các bộ môntrên, chúng tôi cũng lại xin chú trọng giới thiệuchi tiết hơn về sách giáo khoa của bậc Tiểuhọc, vì quan niệm đây là bậc học phổ thôngnền tảng có tính đại chúng quyết địnhcho những bậc học tiếp sau.

Tuy chủ đề bài viếtlà chương trình và sách giáo khoa miền Nam trước1975, nhưng khi trình bày cho từng đề mục hữuquan, chúng tôi không thể không nhắc qua những giaiđoạn trước đó, vì nếu không làm nhưvậy, sẽ không thể nhận ra đượcmối liên lạc nhân quả trong suốt dòng mạch pháttriển có tính kế thừa và liên tục. Chẳnghạn, nếu không nắm bắt sơ qua nội dung cácsách giáo khoa về Quốc văn, Luân lý của thờiTrần Trọng Kim trước đó thì sẽ khôngthể hiểu được lý do về nội dunghiện hữu của các sách giáo khoa Quốc văn,Đạo đức, Công dân giáo dục về sau.Tương tự, tìm hiểu về chương trìnhhọc của miền Nam trước 1975, như trên đãnói, chúng ta cũng không thể không xét tới nhữngbộ chương trình cũ đã được biênsoạn trước, từ 1945.

Riêng về chương trình vàsách giáo khoa ở bậc Đại học, chúng tôi cũngxin nói lướt qua cho biết vậy thôi, đơngiản chỉ vì Đại học miền Namđược quyền tự trị, về họcvụ mỗi trường đại học tự lolấy, không có chương trình học quy định vàcũng không bị Bộ Quốc gia Giáo dục chi phối,chỉ đạo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xin lưu ýgiới thiệu sơ qua chương trình học vàmột số giáo trình thường đượcgiảng dạy trong các trường Đại học Sưphạm, vì quan niệm đây như bộ “máy cái” đàotạo giáo viên, có tác dụng rất quan trọngđối với toàn bộ sự phát triển củanền giáo dục chung cả nước. 


A. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC

I. CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

1. Chươngtrình Tiểu học 1949

a. Tổng quát

Chương trình Tiểu họcViệt Nam đầu tiên được ban hành theoNghị định 4-NĐ/GD trong thời kỳ Quốcgia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởngBảo Đại, do Bộ trưởng Bộ Quốc giaGiáo dục Phan Huy Quát ký ngày 27/8/1949.

Bậc Tiểu học 5 năm 5lớp, xếp theo thứ tự từ thấp lên cao,gồm: lớp Năm (tương đương lớp 1sau này), lớp Tư (tương đương lớp 2),lớp Ba (tương đương lớp 3), lớp Nhì(tương đương lớp 4), lớp Nhất(tương đương lớp 5).

Các môn học: Việt ngữ (Ngữvựng – Tập đọc và Học thuộc lòng – Vănphạm, Chính tả và Viết tập – Tập làm văn),Đức dục, Công dân giáo dục, Sử ký, Địalý, Khoa học thường thức, Toán pháp, Tập vẽ,Thủ công, Hoạt động thanh niên và tổ chứchàng đội tự trị, Thể dục, Họchát-Tập kịch-Học nói, Họp lớp, Đi chơi,Đi cắm trại, Trò chơi.

Chương trình này đã đánhdấu một bước ngoặt tiến triển quantrọng trong lịch sử giáo dục tiểu họcViệt Nam, trở thành căn cứ tham khảo chonhững chương trình tiểu học tiếp sau trongthời Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Dưới đây là“Chỉ thị chung” cũng do Bộ trưởng Phan HuyQuát ký tại Hà Nội ngày 24/8/1949, ban hành như mộtphụ bản kèm theo Nghị định 4-NĐ/GD nêu trên,nội dung tuy có phần hơi rối rắm thiếumạch lạc nhưng cũng đủ cho thấychủ trương chính sách qua đó những phươngpháp của nền giáo dục mới đã đượcchính thức đem ra áp dụng tại Việt Nam chobậc Tiểu học:

CHỈ THỊ CHUNG

Bậc tiểu học là căn bảncủa nền quốc gia giáo dục.

Ngành tiểu học có nhiệm vụđào tạo những thế hệ thanh niên xứngđáng của một nước độc lập.

Chương trình bậc tiểuhọc đã soạn theo những nguyên tắc mớiđể cho nền giáo dục thời nay đượcphù hợp với sự tiến hóa của dân tộc và tính cách độc lập củaquốc gia.

1) Tinh thần quốc gia.- Nêu cao tinhthần quốc gia để khích lệ lòng ái quốc vàchấn khởi dân khí. Tinh thần quốc gia Việt Namngày nay là tinh thần của một dân tộc biếttự cường, tự lập, biết phấnđấu để giành độc lập, biết kiênquyết để giữ giang sơn Tổ quốc,biết nỗ lực để ganh đua vớingười ngoài trên con đường tiến hóa củanhân loại.

2) Cưỡng bách giáo dục.- Muốnđạt được mục tiêu nói trên, nềntiểu học phải đi đến cưỡng báchgiáo dục. Bộ đang nghiên cứu để tìm cácphương tiện để dần dần thựchiện được sự cưỡng bách giáo dục.Vì lẽ đó, nên chương trình tiểu học không dànhmột số giờ về môn Pháp ngữ.   

3) Chuyển ngữ các môn trongchương trình này là tiếng Việt, nên hạn tuổitối thiểu vào lớp Năm, là lớp đầubậc tiểu học, rút xuống 5 tuổi (trướckia 6 tuổi). Như thế, trẻ con có thể 10 tuổiđã học hết bậc tiểu học. Nhữnghọc trò nào có thể theo học bậc trung họcđược thì 17 tuổi đã thi lấy bằng Tú tài.So với nền trung học của các nước ÂuMỹ, thì niên hạn ấy là tương đương,và các học sinh xuất sắc sau này vào các trườngđại học cũng một loạt tuổi nhaucả.

4) Lớp mẫu giáo.- Muốn chotrẻ con trước khi vào trường tiểu họcđã được huấn luyện theo các phươngpháp khoa học, một lớp mẫu giáo sẽ thànhlập gần đây. Lớp ấy có mục đích làđào tạo một số giáo viên các lớp mẫu giáo saunày để thu nhận các trẻ con dưới 5tuổi.

5) Thể dục.- Cho nền giáodục được hoàn toàn, chương trình bậctiểu học dành một địa vị quan trọngcho môn Thể dục. Một tinh thần mạnh mẽtrong một thân thể cường tráng mới mong gánh vácnổi các công việc nặng nề kiến thiếtquốc gia.

Ngoài ra, sự chú trọng vềthể dục là sửa soạn một số thanh niênđể sau này cung cấp cho các trường quốc giavõ bị có nhiệm vụ gây một quân độiViệt Nam xứng đáng.

6) Ca nhạc.- Bí quyết của sựthành công trong việc giáo huấn trẻ con là sựhoạt động và vui vẻ. Vì lẽ đó, nên ngaytừ các lớp tiểu học, Bộ đã đểriêng một số giờ để dạy môn ca nhạc.Trẻ con thường thích hát và lại nhớ dai,những bài hát sẽ được lựa chọn, vàsẽ luôn luôn nhắc nhở cho chúng những điềuchúng cần biết để nuôi một tinh thầnquốc gia mạnh mẽ, một lòng tin vững chắc.

7) Tinh thần đoàn kết.- Mộtdân tộc mà rời rạc thì tất nhiên yếu hèn, khôngthể sinh tồn trong cái thế giới hơnđược kém thua này. Nghĩa đoàn kết là mộtlợi khí tối quan trọng trong sự tiến triểncủa một dân tộc. Học đường phảigiải thích cho trẻ biết nghĩa hợp quần.Muốn cụ thể hóa nghĩa đoàn kết, việctổ chức tập đoàn sẽ là một điềumới trong chương trình bậc tiểu học.

8) Học đường không cónhiệm vụ chỉ giáo huấn trẻ con, rồiđể mặc chúng tự ý xoay xở lấy. Muốntránh những kết quả không hay do sự hiểulầm ấy gây nên, học đường cầnphải liên lạc mật thiết với gia đình,để hướng dẫn học sinh vào các ngành chuyênmôn.

Để giúp vào công việc ấy,sẽ lập những phiếu để ghi cácđiều nhận xét về sinh lý, về khả năng,về các điểm có liên can đến sức nảynở của đứa trẻ về các phươngdiện. 

9) Ngoài ra, nếu có thuận tiện,sẽ đặt một học xưởng cạnhmỗi trường học để học sinh có thểhằng ngày trực tiếp tế nhận các hoạtđộng của một tiểu công nghệ.

HàNội, ngày 24 tháng 8 năm 1949

Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục

   PHAN HUYQUÁT 

b. Nội dungchương trình

Chỉ xin ghi lại chương trìnhViệt ngữ, Đức dục của lớp Năm,lớp Tư và lớp Ba để có căn cứ so sánhvới những chương trình đến sau. Phầngiới thiệu đầy đủ hơn sẽ dành cho Chươngtrình Tiểu học 1959-1960 (ở mục 2, dướikế tiếp), vì Chương trình 1959-1960 về cănbản cũng tương tự chương trình nàynhưng lại được sử dụng ổnđịnh lâu dài trong suốt thời kỳ VNCH.

▪ Chương trình Việt ngữcác lớp Năm, Tư, Ba (chỉ nêu tiêu biểu về phânmôn Tập đọc và Học thuộc lòng, và không chéplại “Lời nói đầu”):

– Lớp Năm [tươngđương lớp 1 về sau]

Tập nhận và nhớ mặtchữ quốc ngữ, đọc từng chữ một,từng âm vận một, từng tiếng một, rồitới câu ngắn. Bắt đầu nửa năm họcvề sau học trò đã biết đọc từng bàingắn. Cho học thuộc lòng những câu ca dao,phương ngôn có ý nghĩa luân lý hoặc có tươngquan với chương trình Ngữ vựng, nhưngphải là những câu hay và vừa sức hiểu củahọc trò. Trong lúc học trò chưa biết đọc,biết chép bài, thì ông giáo nên dùng thính giác và tập chohọc trò lắp đi lắp lại những câu nênthuộc lòng.

– Lớp Tư [tươngđương lớp 2 về sau]

Tập đọc và học thuộclòng những bài hay và ngắn, có tương thích vớichương trình Đức dục và Ngữ vựng,những bài quốc ca, ca dao ý vị. Chú ý đến cách phátâm và giọng.

– Lớp Ba [tương đươnglớp 3 về sau]

Tập đọc và học thuộclòng những bài hay và ngắn, bằng văn xuôi hoặcvăn vần có tính cách luân lý, thiết thực. Tậpđọc cho trôi chảy và ý vị, đọc cho tựnhiên, đừng ề à.

▪Chương trình Đứcdục các lớp Năm, Tư, Ba (ghi đủ, nhưngkhông chép lại “Lời nói đầu”):

– Lớp Năm [tươngđương lớp 1 về sau]

Ở ba lớp dưới (Năm,Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chúvề phần thực hành. Ông giáo không ra bài học,nhưng vẫn có giờ nhất định đểgiảng giải và kể những chuyện lý thúđể cảm hóa trẻ, sớm gây cho trẻ nhữngđức tính sau đây:

a) Bổn phận đối vớibản thân.- Sạch sẽ, thứ tự, ăn uốngđiều độ, thành thực, vui vẻ, bạodạn.

b) Bổn phận trẻ con trong giađình.- Bổn phận đối với cha mẹ,đối với anh em, chị em. Sự tưởng niệmtổ tiên. Các ngày kỷ niệm trong gia đình. Bổnphận đối với người trong họ. Tình giatộc. Đoàn hợp. Cách đối đãi với giabộc (nhân từ, độ lượng, tử tế).

c) Bổn phận trẻ con ởhọc đường.- Bổn phận đối vớithầy học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời,biết ơn. Bổn phận đối với bè bạn:giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa đoàn thể trong bèbạn, bênh vực kẻ yếu, không ghen ghét, không thóc mách.

d) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Thương kẻ khó, kẻtàn tật.

Đọc những chuyện hay vàtiểu sử danh nhân có bổ ích cho bài dạy.  

– Lớp Tư [tươngđương lớp 2 về sau]

Không có bài học, nhưng vẫn cógiờ giảng giải nhất định.

a) Bổn phận đối vớibản thân.- Phải học hành và tập rèn đức tínhtốt. Phải tập thể dục. Biết gắngcông. Tính can đảm. Giữ phẩm giá mình. Khi lầmlỗi biết xấu hổ. Tiết kiệm. Nhúnnhường.

b) Bổn phận trẻ con trong giađình.- Ôn lại chương trình lớp Năm. Thêm:Đừng làm cho cha mẹ, anh em mang tiếng xấu,giữ tiếng thơm cho gia tộc và tổ tiên.

c) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúpđỡ đồng bào.

– Lớp Ba [tương đươnglớp 3 về sau]

Không có bài học, nhưng có giờgiảng giải nhất định. Ôn lạichương trình hai lớp dưới [tức lớpNăm, lớp Tư] về bổn phận trẻ conđối với bản thân và đối với giađình. 

a) Bổn phận trẻ con ởhọc đường.- Ôn qua chương trình lớpNăm. Thêm: bổn phận đối với thầy vàbạn sau khi thôi học.

b) Bổn phận đối vớiTổ quốc.- Bổn phận người dân trongnước: biết nỗ lực, không ỷ lại,biết hy sinh, ham tự do, trọng kỷ luật, giữtrật tự, trọng pháp luật. Gắng làm việc choTổ quốc. Khuyến khích mọi người cùng làm.

c) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Ôn lại chương trình lớp Tư.Thêm: trọng lời hứa, tờ giao kết. Giao tếchân thật, công tâm.

d) Xã giao.- Sự giao thiệp với bàcon, họ hàng, làng xóm.

2. Chươngtrình Tiểu học 1959-1960

a.Tổng quát

Trước chương trình này,được biết còn có một Chương trìnhTiểu học tương tự được ban hànhđầu niên học 1956-1957, dưới thời Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục NguyễnDương Đôn, nhưng chúng tôi không có sẵn trong tay tàiliệu này. Chương trình Tiểu học 1959-1960thật ra chỉ là một bộ cải biên từChương trình 1949 (đã giới thiệu ở trên) vàChương trình 1956-1957, nội dung giữa chúngđều đại đồng tiểu dị (kểcả phần “Lời chỉ dẫn” đặttrước mỗi môn học, mà ở Chương trình1949 gọi là “Lời nói đầu”), và đượcsử dụng ổn định trong suốt quãng thờigian còn lại của chế độ VNCH, với vài chitiết thay đổi không đáng kể.

Chương trình Tiểu học1959-1960 được ban hành theo Nghị định1005-GD/NĐ ngày 16/7/1959 dưới thời Bộtrưởng Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế,sửa đổi theo “Chương trình bậc Tiểuhọc ấn định do Nghị định số4-NĐ/GD ngày 27.8.1949 và các Nghị định sửađổi và bổ túc kế tiếp” (Điều 1Nghị định), “Các bảng phân chia giờ họcgiữa các môn và chương trình học khóa đính theoNghị định này sẽ áp dụng kể từ niênhọc 1959-1960” (Điều 2 Nghị định).

Bậc Tiểu học 5 năm 5lớp, cách gọi cũng như Chương trình Tiểuhọc 1949, tức: lớp Năm (tươngđương lớp 1 sau này), lớp Tư (tươngđương lớp 2), lớp Ba (tươngđương lớp 3), lớp Nhì (tươngđương lớp 4), lớp Nhất (tươngđương lớp 5).

Các môn học, gồm 9 môn: Việtngữ (Ngữ vựng – Tập đọc – Họcthuộc lòng – Chính tả và Văn phạm – Tập làmvăn – Tập viết), Đức dục và Công dân giáodục, Sử ký, Địa lý, Thường thức (Quansát và Vệ sinh), Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạtđộng thanh niên, Trò chơi, Thể dục và tròchơi.

Những nguyên tắc cải tổchương trình tiểu học để cho rachương trình 1959-1960 đã được đính kèmtheo bản Nghị định 1005-GD/NĐ, đặtở phần đầu bộ sách Chương trình Tiểu học do Bộ Quốcgia Giáo dục xuất bản năm 1960. Những nguyêntắc này có tính cách chỉ đạo giáo dục,thường được trích dẫn lại đầyđủ trong các giáo trình dành cho ngành sư phạm (nhưtrong sách Sư phạm thựchành của GS Trần Văn Quế, do Bộ Văn hóaGiáo dục in lần thứ nhất năm 1964 và lầnthứ hai năm 1969), đã thể hiện thêm bướcnữa nỗ lực của các nhà chức trách miền Namtrong quá trình tiếp thu ngày càng đầy đủ hơntinh thần của nền giáo dục mới thời hiệnđại. Văn bản này có tính cách quan trọng, nêndưới đây xin chép lại nguyên văn để làmtài liệu tham khảo:

NGUYÊN TẮC CẢI TỔCHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

I.- Nguyên tắc căn bản của nền giáodục Việt Nam

1. Nền giáodục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng củacon người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy, nhằmmục đích phát triển toàn diện con người.

2. Nềngiáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giátrị truyền thốngmật thiết liên quan với những cảnhhuống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và đảmbảo hữu hiệu cho sự sinh tồn, phát triển củaquốc gia dân tộc.

3. Nền giáodục Việt Nam phải có tính cách khaiphóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâuthái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

II. Đặc tính của nền Tiểu họcViệt Nam

Căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam đãđược ấn định, nền Tiểu họcViệt Nam cần có những đặc tính sau đây:

A.-Tôn trọng nhân cách trẻ em:

1) Giúp trẻ em phát triểnđiều hòa và trọn vẹn tùy theo bản chất cánhân và căn cứ trên định luật nảy nởtự nhiên về thể xác cũng như về tâm lý.

2) Tôn trọng cá tính và sở năngriêng biệt của trẻ.

3) Triệt để áp dụng kỷluật tự giác.

4) Tránh mọi hình phạt phạmđến nhân vị của trẻ.

B.-Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc:

1) Lấy đời sống nhân dân vàthực trạng xã hội Việt Nam làm đốitượng.

2) Lấy Quốc sử để rènluyện tinh thần ái quốc, nêu cao ý chí tranh đấucủa dân tộc, gây tình thân ái và đoàn kết.

3) Dùng Quốc văn làm lợi khísắc bén để trau giồi tư tưởng quốcgia.

4) Nêu cao vẻ đẹp của nonsông Việt Nam, những tài nguyên phong phú của đấtnước, những đức tính cố hữu củadân tộc.

5) Duy trì đạo lý cổ truyềnvà những thuần phong mỹ tục của dân tộc.

6) Gây đức tính tự tín, tựlập, tự cường.

C.-Rèn luyện tinh thần dân chủ và khoa học:

1) Triệt để áp dụng tổchức “hàng đội tự trị”, phát triển tinhthần tập thể (chơi tập thể, làm việctập thể) và gây ý thức cộng đồng.

2) Rèn luyện óc phê phán, tinh thầntrách nhiệm, tinh thần kỷ luật.

3) Kích thích tính hiếu kỳ củatrẻ, phát triển tinh thần khoa học.

4) Bài trừ dị đoan, mê tín.

5) Thâu thái tinh hoa văn hóa nướcngoài song song với việc phát huy tinh thần dân tộc.

III. Những nét chính trong việc sửa đổichương trình Tiểu học

Chương trình Tiểu học ban hànhđầu niên học 1956-1957, tuy đã đượcsoạn thảo theo chương trình mới để phùhợp với tinh thần độc lập củanước nhà và sự tiến hóa của dân tộc,nhưng sau 3 năm kinh nghiệm, Bộ Quốc gia Giáodục nhận thấy cần phải cải thiện thêmcho thích ứng với hoàn cảnh và nhu cầu hiệntại.

Căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam và nhữngđặc tính của nền Tiểu học, việcsửa đổi chương trình Tiểu học chútrọng đến những điểm sau đây:

1.- Rút nhẹ chương trình

Chương trình Tiểu họccần rút nhẹ để: 

a) Sát với tuổi sinh lý và tâm lýcủa trẻ, thích ứng với nhu cầu thựctế.

b) Tránh lối học nhồi sọ.

c) Giúp cho trẻ phát triểnđiều hòa về mọi mặt: trí dục, đứcdục và thể dục.

d) Gắn liền học với hành,hòa đời sống của học sinh vào đờisống của nhân dân, khiến chúng có nhiều cơhội học hỏi nhân dân đồng thời giúpđỡ nhân dân.

2.- Bãi bỏ ngoại ngữ: Theochương trình Trung học sửa đổi lại doNghị định số 1286 ngày 12/8/1958 thì khi lênĐệ thất học sinh mới bắt đầuhọc ngoại ngữ và tự do lựa chọn mộttrong hai sinh ngữ: Anh văn hoặc Pháp văn. Nhưvậy, việc dạy Pháp văn ở bậc Tiểuhọc xét ra không thiết thực nữa, cần phảibãi bỏ, để trẻ em có thêm thời giờ traugiồi về Quốc văn mà giá trị cầnđược nâng cao ở tất cả các ngành và cácbậc học.

3.- Bãi bỏ Ban Hướng nghiệp:Ban Hướng nghiệp thiết lập do chươngtrình ban hành đầu niên học 1956-57 có mục đíchtập cho những học sinh bắt buộc phảitrở về với công việc đồng áng, quen và thíchsự sinh hoạt ở chung quanh, để chúng khỏibỡ ngỡ sau khi rời khỏi ghế nhà trườngtiểu học.

Theo tinh thần giáo dục mới thìkhông riêng những trẻ em này, mà tất cả các họcsinh đều phải được rèn luyệnđể có thể giúp ích cho đời sống hằngngày tùy từng địa phương và tùy theo khảnăng và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khôngcần chia thành 2 ban dự bị trung học vàhướng nghiệp nữa.

IV.- Phương pháp sư phạm – Tài liệu giáokhoa

Soạn thảo một chươngtrình đầy đủ chưa phải là hoàn thànhđược công cuộc cải tiến giáo dục.Để đạt được kết quả mongmuốn, điều cốt yếu là phải áp dụngchương trình theo tinh thần mới, việc giảngdạy phải theo những phương pháp sư phạmmới: phương pháp hoạt động, cụthể, thính thị.

Chỉ thị ngày 24/8/1949 và Thông tưsố 843-GD ngày 25/2/1952 của Bộ Quốc gia Giáo dụcđã có nói rõ đại cương về tinh thầnmới phải theo và phương pháp sư phạm mớiphải áp dụng để cho việc giáo dục con emđược thích ứng với nhịp sống củadân tộc trên con đường tiến hóa. Thêm vào đó,mỗi môn học sẽ có chỉ thị riêng nhấnmạnh vào những đặc điểm của chươngtrình cải tổ và dẫn giải những phươngsách cần thiết để trường tiểu họccó thể tích cực hoạt động theo những khuynhhướng mới và làm tròn nhiệm vụ của nó.    

Ngoài ra, những điều giảngdạy cho trẻ phải được thấm nhuầntinh thần giáo dục mới. Vì vậy, việc biênsoạn hoặc lựa chọn tài liệu giáo khoa phảitriệt để căn cứ vào ba nguyên tắc cănbản của nền giáo dục Việt Nam nói chung vànhững đặc tính của nền Tiểu học nóiriêng, nhất là về Quốc văn, Việt sử,Địa lý, Đức dục, Công dân giáo dục v.v… lànhững môn không thể giảng dạy theo những tàiliệu lỗi thời, không thích ứng với hoàncảnh và nhu cầu Việt Nam hiện tại. 

b. Nội dung chươngtrình

Dưới đây chỉ ghi lạichương trình học của 3 môn Việt ngữ,Đức dục và Công dân giáo dục với “Lờichỉ dẫn” giảng dạy cho từng môn củaBộ Quốc gia Giáo dục. Riêng môn Việt ngữ,chỉ ghi phân môn Tập đọc-Học thuộc lòng(không ghi Ngữ vựng, Chính tả, Tập làm văn,Tập viết), để tránh rườm, nhưngcũng bởi vì chỉ cần thông qua phân môn này, chúng tađã đủ hiểu được nội dung giáo dụctư tưởng, đạo đức truyềnthống của môn Việt ngữ mà các nhà giáo dụcmiền Nam trước đây muốn nhấn mạnh.

VIỆT NGỮ

LỜI CHỈ DẪN

Ngày nay khoa Việt ngữđược dùng để rèn đúc và phát huy tưtưởng dân tộc. Ngoài ra, khoa này còn nhằm mụcđích:

1) Về thực tế, trựctiếp làm cho học sinh bậc Tiểu học có mộtcăn bản ngữ vựng cần thiết trong sựhọc tập.

2) Giúp cho học sinh có những tài liệudùng trong sự tiếp xúc hằng ngày:

a)Phát biểu tư tưởng của mình bằng lờinói hoặc câu văn.

b) Hiểu biết tư tưởngcủa những người chung quanh mình khi nghe lời nóihoặc khi đọc câu văn.

Chươngtrình Việt ngữ gồm có:

-Ngữ vựng

-Tập đọc, Học thuộc lòng

-Chính tả và Văn phạm, Tập viết

-Tập làm văn

Trong thời khắc biểu của cáclớp tiểu học đều có ghi những môn ấy,riêng môn Tập làm văn không ghi ở thời khắcbiểu lớp Năm [lớp 1 bây giờ]. Trong nhữnggiờ Ngữ vựng và Tập đọc, giáo chứcphải tập cho học trò nói chuyện (nói cho bạodạn và cho tự nhiên, có thứ tự, có đầuđuôi, đừng kéo dài từng tiếng một). Còn mônVăn phạm [Ngữ pháp] thì chỉ ghi trong chươngtrình lớp Nhì và lớp Nhất [lớp 4 và lớp 5 bâygiờ], nhưng cũng cốt để dạyđại cương về ngữ pháp mà thôi. Giáo chứcsẽ dùng những bài Chính tả hoặc Tậpđọc để giúp học sinh nhận xét một vàiđịnh luật thông thường riêng của Việtngữ, để giúp chúng trong việc tập làm văn.

Những vấn đề trongchương trình đã ấn định sẽ họcđi học lại kỹ lưỡng theo phươngpháp tiệm tiến, đi từ chỗ biếtđến chỗ chưa biết, từ chỗ gầnđến chỗ xa, từ chỗ dễ đếnchỗ khó, từ chỗ cụ thể đến chỗtrừu tượng. Giáo chức phải dùng vậtliệu, tranh ảnh hoặc tỉ dụ thiết thựcđể cụ thể hóa tất cả các vấn đềđem dạy cho học trò. Mỗi vấn đềsẽ dùng làm chủ điểm cho tất cả các mônNgữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng,Chính tả, Tập làm văn… Trong lúc dạy Việtngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trìnhấy không phải đứng tách hẳn chương trìnhcủa các môn học khác như Đức dục, Công dângiáo dục, Quốc sử, Địa lý v.v… mà phảicố tìm cách cho chương trình các môn học ấy và khoaViệt ngữ có liên lạc với nhau.

Ở lớp Nhì và lớp Nhất,những danh từ khoa học và kỹ thuật (thuậtngữ), những danh từ Hán Việt hoặc ngoại lai(tân ngữ), những danh từ thường dùng trong côngvăn sẽ chiếm một phần quan trọng. Cáctiếng gốc ở chữ Hán sẽ dạy nhiềuhơn và giảng kỹ hơn, theo lối tách riêng từngchữ, rồi hợp lại mà giải nghĩa toàn cảtiếng, hoặc các câu thành ngữ.

Đặc biệt chú ý về Việtngữ: nên nhẹ về phần tầm chương tríchcú, nghệ thuật vì nghệ thuật, mà phải chú ýđề cao vấn đề nghệ thuật vì nhân sinh(phục vụ cho đạo đức con người,cho hạnh phúc gia đình, cho an ninh xã hội, cho độclập tự do).   

CHƯƠNG TRÌNH

(GồmNgữ vựng-Tập đọc-Học thuộc lòng-Chínhtả-Văn phạm-Tập viết-Tập làm văn(từ lớp Tư), nhưng ở đây chỉ ghi 2 phânmôn Tập đọc và Học thuộc lòng, theo Chương trình Tiểu học,Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)

LỚPNĂM

Tập nhận và nhớ mặtchữ quốc ngữ, đọc từng tiếng,từng câu ngắn. Bắt đầu nửa nămhọc về sau, học trò đã phải biếtđọc từng bài ngắn, liên quan với chươngtrình Ngữ vựng. Cho học thuộc lòng những câu cadao, tục ngữ, châm ngôn đượm màu sắc dântộc có ý nghĩa luân lý hoặc tương quan vớichương trình Ngữ vựng nhưng phải lànhững câu hay, có tính cách thực tế và vừa sứchiểu của học trò. Trong lúc học trò chưabiết đọc, chưa biết chép bài, giáo viên nên dùngthính giác và tập cho học trò lặp đi lặp lạinhững câu nên thuộc lòng (chú ý đến cách đọccho đúng giọng). 

LỚPTƯ

Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,thiết thực có tương quan với chương trìnhĐức dục và Ngữ vựng, bài quốc ca, ca dao ývị (chú ý đến cách phát âm và giọng).

LỚPBA

Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,thiết thực, có tương quan với chươngtrình Đức dục và Ngữ vựng (tậpđọc cho trôi chảy, tự nhiên, đừng ê…a…).

LỚPNHÌ

Tập đọc, giải nghĩa,học thuộc lòng những bài văn hay và ngắn,bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính cách luân lý,thiết thực. Nên chọn những bài văn mới cótinh thần quốc gia hay xã hội (tập đọc chotrôi chảy và có ý vị, đọc tự nhiên,đừng ê…a, để ý đến các “nhỡn tự”,giọng đọc phải thích hợp với ýtưởng, tính cách và tình tiết bài đọc.

LỚPNHẤT

Tập đọc, học thuộc lòngnhững bài văn hay, vừa sức hiểu biết củahọc sinh, trích ở tác phẩm của các văn thi sĩvà các nhà chí sĩ hiện đại; tập cho quen cáclối văn, tập cho học trò phê bình, giải thích.Đọc những tác phẩm khuynh hướng vềđạo lý, về chủ nghĩa quốc gia, về tìnhcảm, về trào phúng của các văn gia và thi gia cậnđại. 

ĐỨC DỤC

LỜICHỈ DẪN

Mục đích môn Đức dục làgiúp cho trẻ em những đức tính tốt cầnthiết cho một công dân của một nướcđộc lập. Vậy nguyên tắc của chươngtrình Đức dục là gây cho học sinh có lòng tự tínvà tinh thần tự lập, có tinh thần quốc gia, giàulòng nhân đạo, bác ái, biết đoàn kết và hy sinh vìchính nghĩa.

Muốn đạt đượcmục đích nói trên, chương trình Đức dụckhông thể là một mớ bài luân lý để nhồi vàoóc trẻ những lý thuyết suông; trái lại những bàiluân lý là những lời huấn giới, những câu châmngôn hoặc cách ngôn đích đáng, những nhậnđịnh chính xác, nêu rõ những đại ý vềnhững nghĩa vụ chính trong đạo làmngười. Trong khi giảng giải, ông thầy nêndạy sơ lược về phần lý thuyết vàhết sức cụ thể hóa bài học, kể nhữngchuyện vặt thông thường, những thí dụ rútở đời sống thực tế hay ở truyệndanh nhân nước khác. Nên đề cao đạođức hơn tài năng. Đó là phương pháp làm chohọc trò nhận thấy chân lý một cách rõ ràng và sẽcó công dụng là kích thích bản năng đạo lýcủa đứa trẻ.

Ngoài ra, công cuộc rèn luyện tính tìnhcốt ở sự thực hành. Bất cứ lúc nào,thầy giáo phải kiểm cố hành vi, cử chỉhọc sinh, không để chúng sai lạc ngoài lốidạy, gây cho chúng những tập quán tốt, trừkhử những thói xấu, rèn luyện cho chúng hăng háivà quả quyết trong mọi trường hợp quantrọng.

CHƯƠNG TRÌNH

(Chỉ trích dẫn chương trìnhĐức dục của 3 lớp đầu Năm,Tư, Ba, lược bớt 2 lớp Nhì, Nhất, theo Chương trình Tiểu học,Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)

LớpNăm (= Lớp 1)

Ở ba lớp dưới (Năm,Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chúvề phần thực hành. Giáo viên không ra bài học,nhưng vẫn có giờ nhất định đểgiảng giải và kể những chuyện lý thúđể cảm hóa trẻ, sớm gây cho chúng có nhữngđức tính sau đây:

1) Bổn phận đối vớibản thân: Sạch sẽ, ăn uống, thứ tự,thành thực, vui vẻ, bạo dạn.    

2) Bổn phận trẻ trong giađình: Bổn phận đối với cha mẹ, anh em,ông bà.- Các ngày kỷ niệm trong gia đình.- Cách đốiđãi với người ở (tử tế, dịudàng).

3) Bổn phận trẻ ở họcđường: Bổn phận đối với thầyhọc: yêu mến, tôn trọng, vâng lời.- Bổnphận đối với bè bạn: giúp đỡ lẫnnhau, hòa thuận nhau, thương nhau – kín miệng.

4) Bổn phận đối vớingười ngoài: Lễ phép: Cách chào hỏi, xưng hôvới kẻ dưới, người trên (trong nhà mình,nơi nhà người, ngoài đường).

– Lớp Tư (Lớp 2)

Không có bài học, nhưng vẫn cógiờ giảng giải nhất định. Giảng xongcho phép một câu quyết định.

1) Bổn phận đối vớibản thân.- Phải tập thể dục. Biếtgắng công. Phải học hành và tập rèn đức tínhtốt. Khi lầm lỗi biết hối cải. Tiếtkiệm. Nhún nhường.

2) Bổn phận trẻ trong giađình.- Nhắc lại chương trình lớp Năm.Thêm: Giữ tiếng thơm cho cha mẹ, ông bà. Bổnphận đối với họ hàng.

3) Bổn phận trẻ ở họcđường: Nhắc lại chương trình lớpNăm. Thêm: Tình bè bạn. 

4) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúpđỡ đồng bào.

– Lớp Ba (Lớp 3)

Không có bài học, nhưng có giờgiảng giải nhất định. Giảng xong cho chépmột câu quyết định hay một câu châm ngôn. 

1) Nhắc lại chương trìnhlớp Tư: Bổn phận trẻ con đối vớibản thân. 

2) Bổn phận trẻ đối vớigia đình: Hiếu đễ. Bổn phận làm con: a) Khicòn nhỏ; b) Khi trưởng thành; c) Khi cha mẹ giàyếu.

3) Bổn phận trẻ ở họcđường.- Nhắc qua những điều đãdạy ở lớp Năm. Tình bè bạn. Bổn phậnđối với thầy và bạn: a) Ở họcđường; b) Sau khi thôi học.

4) Bổn phận đối vớingười ngoài.- Nhắc lại những điềuđã dạy ở lớp Tư. Thêm: Trọng lờihứa. Chân thật. Sự giao tiếp với bà con, họhàng, làng xóm.

c) Nhậnđịnh về Chương trình Tiểu học 1959-1960 

Nhìn chung, Chương trình Tiểuhọc 1959-1960 chỉ là một bản mô phỏng theoChương trình Tiểu học năm 1949. Ở không ítchỗ, người soạn chương trình chỉlược đi chút ít nội dung, hoặc thay đổicách diễn đạt, sửa vài câu chữ. Thậmchí, giống nhau cả ở những “Lời nóiđầu” hướng dẫn giảng dạychương trình dành cho mỗi môn học (mà Chươngtrình 1959-1960 sửa lại là “Lời chỉ dẫn”).

– Theo nhận định chung củanhiều người, nội dung chương trình quánặng nề, còn rườm rà, phức tạp, kémthực tế, vượt quá trình độ phát triểnvề trí năng và tâm lý của trẻ, như dạyĐịa lý cho một em học sinh lớp 5 (lớpNhất cũ) mà lại muốn cho nó phải “hiểubiết những khả năng mới về kinh tế,chính trị và văn hóa của nước nhà, của các nướclân cận và của các nước cường quốcnăm châu; để rồi so sánh, suy nghĩ, đặngtìm cách theo kịp người hoặc vượt hơn người”,như trong Lời nói đầu một cuốn sách giáo khoado Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản. 

Nội dung chương trình chuyểntải còn nặng về lý thuyết, thiếu thựctế, chưa sát với hoàn cảnh và nhu cầuđịa phương (nhất là đối với các dântộc thiểu số vùng cao), không thiết thựcvới hiện trạng nước nhà (xem phần đúckết của Tiểu ban Tiểu học trong Đạihội Giáo dục Toàn quốc 1964, Văn hóa nguyệt san, tập XIV, tlđd., tr. 593).Lẽ ra phải có một chương trình học cụthể, có tính cách đại chúng và thực dụng hơn,gắn với đời sống thường nhật vàkhung cảnh sống của học sinh, và nên phát triểnbậc Tiểu học theo hướng “cộngđồng hóa”, nghĩa là phải làm cho chương trìnhhọc thích nghi với cộng đồng học sinhđang sống, tùy theo vùng miền: thôn quê khác thành thị,miền rừng khác miền biển… Như ở môitrường nông thôn thì phải dạy ở mức thôsơ cho trẻ nhỏ về canh tác lúa gạo, trồngcây ăn trái, chăn nuôi gia súc, vệ sinh thườngthức, kiến thức về một hai ngành tiểu côngnghệ thông thường, về tổ chức xã thôn vàphong tục tập quán ở thôn quê…; ở miền biểnthì nên dạy cho trẻ hiểu về nghề đánh cá,làm muối, làm nước mắm… “Quy tắc là trẻtrong hoàn cảnh nào thì học nhiều về hoàn cảnhđó, còn những hoàn cảnh khác chỉ cần biếtqua loa, như vậy học rồi mới có dịp hành.Về các môn Toán, Sử, Địa, Việt ngữ,vẫn chỉ nên dạy những cái thiết thực.Chương trình Toán tỉa bớt đi một nửacũng không hại… Trẻ chỉ cần làmđược những bài toán thường dùng trongđời thôi, đừng bắt chúng làm những toánlắt léo về phân số, động tử, tỉtrọng như hiện nay…” (Nguyễn Hiến Lê, “Phảimạnh dạn cải tổ nền giáo dục ViệtNam”, Bách khoa số 130, ngày1/6/1962, tr. 35).    

Có tác giả đề nghị nêntăng thêm những giờ âm nhạc, hội họa vàthủ công, “để gây khiếu thẩm mỹ trong tâmhồn non nớt của học sinh”, và “để các em yêumến và tôn trọng công việc lao động,điều cần thiết trong một xã hội vốnchỉ quen cái học từ chương và sách vở.” (xemNguyễn Khắc Hoạch, Xâydựng và phát triển văn hóa giáo dục, Nxb Lửathiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 100-105).

Một số ý kiến thuộcloại như vừa nêu trên có thể được coinhư mầm mống của chủ trương cảicách giáo dục theo hướng “cộng đồng hóa” và“địa phương hóa” mà ngành giáo dục VNCH đãcố gắng thực hiện nhưng còn dang dở, trongnhững năm cuối cùng của chế độ.  

3. Chươngtrình Tiểu học 1967-1968

Chương trình Tiểu học ápdụng kể từ niên khóa 1967-1968 thật ra chỉ làmột bản sao lại chương trình cũ (1959-1960)ở trên. Sự thay đổi chút ít chỉ đượcthể hiện bằng đôi ba thông cáo hoặc công văncủa cơ quan chức năng ngành giáo dục vềviệc sửa đổi chương trình học củamột vài môn học nào đó trong Chương trình Tiểuhọc cũ trước, như: 

a) Thông cáo số 86/SVL/GD/TTH/T ngày 22/1/1964của Nha Tổng giám đốc Trung, Tiểu học vàBình dân giáo dục về việc Sửa đổichương trình Đức dục, Công dân giáo dục vàQuốc sử ở lớp Ba và lớp Nhất.

b) Công văn số 4865/GD/HL/1 ngày30/6/1967 của Bộ Giáo dục về việc phổbiến Chương trình Khoa học bậc Tiểuhọc.

c) Công văn số 5501-GD/HL/1 ngày 1/8/1967của Bộ Giáo dục về việc phổ biếnChương trình Đức dục bậc Tiểu học.


II. TÀI LIỆU VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂUHỌC

1. Nhữngtạp chí giáo khoa Tiểu học

Giai đoạn đầu sách giáo khoatiểu học còn thiếu, nên thời Pháp thuộc và sauđó từ thời kỳ chuyển tiếp sang Quốcgia Việt Nam qua đến Việt Nam Cộng hòa, nhànước và một số tư nhân đã cho xuấtbản những tạp chí phục vụ cho hoạtđộng giảng dạy ở các trường sơđẳng hoặc tiểu học. Căn cứ Mục lục báo chí Việtngữ trong 100 năm (1865-1965) của Lê Ngọc Trụ(bản in roneo) và Thưtịch báo chí Việt Nam của Học viện Chínhtrị Quốc gia TP. HCM (Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 1998), cùng một ít tài liệu hữu quan còn lưugiữ được ở vài thư viện, chúng tôi xinliệt kê theo thứ tự thời gian xuất bản, mộtsố tạp chí chuyên về giáo khoa như sau:

Họcbáo (1919-1944), Revue pédagogique à l’usage des écoles primaires del’Annam et du Tonkin (Tạp chí sư phạm dùng cho cáctrường sơ đẳng ở Trung và Bắc Kỳ),do một nhóm giáo viên biên tập dưới sự chỉđạo của Sở Học chính Bắc Kỳ, Nhà inTrung Bắc tân văn, Hà Nội (Lê Ngọc Trụ ghi:Năm thứ năm, từ số 9 đến 39, năm1924).

Sưphạm học khoa (1922-1939) (Journal des écoles), tuần báora ngày thứ Hai (Lê Ngọc Trụ ghi: Số 14 đến33, năm 1923).

Khuyếnhọc (1935-1937), bán nguyệt san xuất bản tạiHà Nội. Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Thái (Lê NgọcTrụ ghi: Năm thứ 1, số 1 ngày 1/9/1935; đìnhbản số 3 [bộ mới] tháng 4/1937).   

Sơhọc tuần báo (1930-1932), Revue hebdomadaire pourl’enseignement primaire/ Tuần báo dùng cho giáo dục sơđẳng. Xuất bản ở Hà Nội, Chủnhiệm là Nguyễn Xuân Mai (Lê Ngọc Trụ ghi: Nămthứ 1, số 1 ngày 29/11/1930, đình bản số 57 ngày22.5.1932).

Bạntrẻ học sanh (1940), bán nguyệt san xuất bảntại Sài Gòn. Quản lý: Đoàn Văn Châu (Lê NgọcTrụ ghi: Năm thứ 1, số 1, ngày 25/4/1940 đìnhbản).

Giáodục tạp chí (1942-1944), Revue pédagogique, publié par ungroupe de mandarins et de membres de l’enseignement en Annam/ Tạp chígiáo dục được xuất bản do một nhóm quanviên và thành viên ngành giáo dục ở Trung Kỳ, dướisự bảo trợ của Thượng thư BộHọc. Xuất bản hàng tháng tại Huế bằng haithứ chữ Việt và Pháp. Chủ nhiệm: NguyễnKhoa Toàn. (Lê Ngọc Trụ ghi Năm thứ 1, số 1-2,tháng 9-10.1942; theo Nguyễn Xuân Hoa trong Lịch sử báo chí Huế, Nxb Thuận Hóa, 2013thì số 1 ra tháng 9-10 năm 1941, số cuối năm 1944).

–  Giáo khoatạp chí do Bộ Quốc giaGiáo dục xuất bản trong niên học 1948-1949 tạiSài Gòn, phục vụ cho việc giảng dạy bậcTiểu học. Chủ bút là Nguyễn Văn Bường(Thanh tra Tiểu học). Phần Pháp văn do H. Truchet (Thanhtra Liên tỉnh) phụ trách, phần tiếng Việt domột nhóm giáo viên Sài Gòn-Chợ Lớn. Mỗi sốđều có Phần tổng quát và Phần giáo khoa.Phần tổng quát đăng vài ba bài viết của giáochức về lý luận, phương pháp giáo dục/dạy học; Phần giáo khoa chia ra: Lớp Tiếp liên(Tập I), Lớp Nhứt (Tập II), Lớp Nhì (TậpIII), Lớp Ba (Tập IV), Lớp Tư (Tập V) và LớpNăm (Tập VI), với đủ các môn học trong nhàtrường đương thời.

Giáodục nguyệt san (Enseignement 1er degré/ BậcTiểu học) xuất bản năm thứ nhất 1947,kéo dài đến năm 1949.

Muốn đậu bằng tiểu học (1953), nguyệt sanxuất bản tại Sài Gòn. Chủ nhiệm: VũHữu Tiềm. Tập 1, tháng 4/1953; số cuối cùng:tập 8 tháng 11/1953.

Hiếuhọc, tuần báo giáo khoa xuất bản tại HàNội vào ngày thứ năm (tập đỏ dành chobậc Tiểu học). Năm thứ nhất 1953, kéo dàiđến 1954. Chủ nhiệm: Bùi Cẩm Chương.

Tiểuhọc nguyệt san (1955-? ), do Bộ Quốc gia Giáodục Sài Gòn xuất bản, số 1-2 tháng 1-2/1955. Rađều hàng tháng, cung cấp tài liệu giảng dạycho giáo viên, gồm đủ các môn học thuộcchương trình bậc Tiểu học. Không rõ đìnhbản từ năm nào, nhưng trong tay chúng tôi hiện còngiữ được số 7 tháng 2/1965 (niên khóa 1964-1965).Bộ biên tập ghi: Chủ bút: Ông Giám đốc NhaTiểu học (không ghi rõ họ tên); Phụ tá Chủ bút:Ông Đặng Duy Chiểu, Thanh tra Tiểu học Trung ương,Nha Tiểu học; Tổng thư ký: Ông Đinh Gia Dzu, PhòngHọc chế Nha Tiểu học; Thư ký: Bà TrầnThị Mẹo, Phòng Thanh tra Nha Tiểu học… Ởmỗi số Tiểu họcnguyệt san, trước khi vào phần giáo khoa dạycác bài học theo chương trình của bộ,đều có các phần Luận thuyết, Tạp trở(đăng thông tin…), Văn uyển (đăng thơ,văn dịch), Nghị định (đăng các nghịđịnh, công văn liên quan ngành giáo dục). Phần giáokhoa được sự cộng tác thường xuyêncủa đông đảo giáo viên, trong đó có mộtsố người được nhiều ngườibiết như Hà Mai Anh, Thềm Văn Đắt,Nguyễn An Khương, Nguyễn Tất Lâm, Văn CôngLầu, Vương Pển Liêm…   

Hiếuhọc, tuần báo do Nxb Sống mới ấn hànhtại Sài Gòn. Tập I đến số 16 (1959).

Chămhọc (1959), tuần báo xuất bản tại Sài Gòn, rađược từ tập 1 đến tập 12. Giámđốc: Nguyễn Văn Hợi.

2. Sách giáo khoaTiểu học

Sách giáo khoa bậc Tiểu họcviết bằng tiếng Việt đã đượcbiết tới từ thời Pháp thuộc, xuấthiện lai rai có lẽ từ sau Đạo dụ ngày 31/5/1906 ấnđịnh nền học chính mới, và nhất là sau khiToàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ban hành Học chính tổng quy năm1917 với sự điều chỉnh ở Điều 134bằng Nghị định ngày 18/9/1924 quy địnhphải dạy bằng tiếng bản xứ cho ba lớpđầu bậc tiểu học. Đây cũng là lý dosự ra đời của bộ sách giáo khoa “Việt Namtiểu học tùng thư” viết bằng tiếngViệt dành cho các môn học bậc Ấu học do NhaHọc chính Đông Pháp chủ trương và xuấtbản. 

Hiệnchúng tôi còn giữ được bản photo cuốn Méthode de Quốc ngữ (illustrée)dạy vỡ lòng tiếng Việt do J.C Boscq biên soạndùng cho học sinh các trường học ĐôngDương, bản in lần thứ 13 tại Sài Gòn năm1914. Quyển này được đóng gộp chung vớiquyển Morale Pratique (Luân lýthực hành) của cùng tác giả với sự cộng tácdịch thuật của Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trunghọc Mỹ Tho. Quyển sau này cũng dùng cho học sinhcác trường học Đông Dương, bản inlần thứ 6 năm 1926 tại Sài Gòn, nội dung toàntiếng Việt, dạy về luân lý, với những bàihọc như: Phong hóa, Lương tâm, Thân tộc, Phảivâng lời cha mẹ, Anh em chị em, Huynh đệ hữuái, Bổn phận tôi tớ, Nhà trường, Khuyếnhọc, Cần học, Kẻ biếng nhác, Tình bậubạn, Phải giúp nhau, Xấu nết hết bạn…

Trongnhững năm 20-40 của thế kỷ trước,nhiều sách dạy tiếng Việt hay Quốc vănbậc Tiểu học đã ra đời. Đượcbiết, hiện Thư viện Quốc gia (Hà Nội) và vàitư nhân vẫn còn lưu giữ được mộtsố sách giáo khoa môn tiếng Việt bậc tiểuhọc như sau:

Ấuhọc bị thể (Un peu de tout) của Henri Le Bris,bản cải biên của Huỳnh Văn Ninh để dùngcho học trò các trường ở Đông Dương, inlần thứ 3 tại Sài Gòn năm 1916, gồm nhữngbài tập đọc bổ ích về Kiến thứcphổ thông, Địa lý, Lịch sử, Hành chính.    

Quốc-ngữsơ học vấn tân của Nguyễn Mạnh Khoa, 37trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924. 

LênSáu: Sách vần quốc ngữ của Nguyễn KhắcHiếu, 23 trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924. 

Ấuviên tất độc của Trần Phong Sắc, tácgiả tự xuất bản, năm 1925.

Méthodepratique pour l’étude du Quoc ngu: à l’usage des écoles annamites(Phương pháp thực hành Quốc ngữ dùng cho cáctrường Annam) của Đỗ Thận, 15 trang, Nhà inLê Văn Phúc in lần thứ 21, Hà Nội, 1926.

Sáchdạy vần quốc ngữ của ĐỗThận, 15 trang, Nhà in Lê Văn Phúc in lần thứ 22, Hà Nội,1927.

Tiếngmột An Nam dùng cho học trò Sơ đẳng tiểuhọc do Tống Viết Toại biên soạn, Nhà inĐắc Lập, Huế, 1927. Ngoài bìa ghi: “Nhà nướcđã nhận sách này vô bản kê những sách học trongcác trường Pháp Việt cõi Đông Pháp (Nghịđịnh Quan Toàn quyền ngày 15 Octobre 1927)”. 

Tập đọc và Họcthuộc lòng (Lớp Sơ đẳng và Trungđẳng năm thứ nhất) của Mai VănPhương, Bùi Huy Huệ, 121 trang, Nhà in Trung Bắc tânvăn in lần thứ 2, Hà Nội, 1937 (in lần thứ 3năm 1939).

Tân Việt văn độcbản (Lớp trung đẳng, năm thứ nhấtvà thứ nhì), 84 trang, nhà in Legrand, Hà Nội, 1942.

Nhưngđặc biệt, chúng ta ngày nay còn biết khá nhiềutới ba sách giáo khoa rất nổi tiếng mộtthời, gồm Quốc văngiáo khoa thư chia thành 2 quyển dành cho lớp Sơđẳng (= lớp Ba sau này) và lớp Dự bị (=lớp Tư hay lớp 2), Luânlý giáo khoa thư lớp Đồng ấu (= lớpNăm hay lớp 1) đều của nhóm Trần TrọngKim, Nguyễn Văn Ngọc… biên soạn trong tủ sách“Việt Nam tiểu học tùng thư” do Nha Học chínhĐông Pháp xuất bản khoảng năm 1926 vàđược sử dụng vừa chính thức vừarộng rãi trong suốt giai đoạn trước năm1949. Riêng Quốc văn giáo khoathưLuân lý giáo khoa thư, vì giá trị giáo dục lâubền của chúng, gần đây đã đượcnhiều nhà xuất bản (như Trẻ, Thanh niên Vănhọc…) cho in lại nên có thể tìm đọc dễ dàng.Riêng một mình tác giả Trần Trọng Kim còn cóquyển Sơ học luân lýdùng cho lớp Sơ đẳng, xuất bản lầnđầu năm 1919, “soạn đúng như chươngtrình chính phủ mới định” (“Tựa” của tácgiả, Sơ học luân lý,Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1950, tr. X).

Vềnhững môn học khác, trong bộ “Việt Nam Tiểuhọc Tùng thư” bằng tiếng Việt do Nha Họcchính Đông Pháp chủ trương xuất bản, còn có: Hán văn tân giáo khoa thưcủa Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi lớpĐồng ấu, lớp Dự bị và lớp Sơđẳng in từng cuốn riêng lần thứ nhấttrong năm 1928; Sử ký giáokhoa thưToán pháp, Cách trí,Địa dư lớp Đồng ấu, Cách trí giáo khoa thư lớpSơ đẳng của nhóm tác giả Trần TrọngKim-Nguyễn Văn Ngọc…; Vệsinh giáo khoa thư lớp Đồng ấu và lớpDự bị của Bác sĩ Guillemet (Chánh Sở Y chínhxứ Ai Lao)… 

Từ1949, bước sang thời kỳ Quốc gia Việt Nam(1949-1955), với chương trình Trung và Tiểu họcmới ban hành năm 1949, sách giáo khoa các môn học bắtđầu xuất hiện nhiều hơn. Riêng về mônQuốc văn bậc Tiểu học, hiện chúng tôicũng còn giữ được cuốn Bài đọc Quốc văn của Lê Văn Chánhở Mỹ Tho biên soạn (“Lời nói đầu” ghi1/11/1948) dành cho lớp Nhì, lớp Nhứt trườngSơ đẳng, do Nxb Minh tân (Paris) xuất bản (vì sáchmất bìa lưng nên không nhận ra năm xuất bảnđích xác). Dựa theo danh sách liệt kê giới thiệuở bìa lưng một quyển sách khác xuất bảnnăm 1954 của Nxb Minh tân thì sách Bài đọc Quốc văn của Lê Văn Chánhchia làm 3 quyển I, II, III, nhưng quyển chúng tôi đangcó trong tay không thấy ghi số quyển gì cả. Sách dàychỉ 94 trang khổ 13 x 19cm, “ngoài những bài trích ởcác sách quốc văn, chúng tôi còn dịch phỏng theo haydựa theo những bài của các tác giả Anh, Pháp vàMỹ…”, với mục đích “tập trẻ conthưởng thức những bài tả cảnh, tả tâmlý, tả hình trạng người và vật một cáchthiết thực và luôn tiện dạy các trẻ con dựatheo mấy bài ấy mà mô tả những quan sát của riêngmình” (trích “Lời nói đầu”).

Ngoàiquyển Bài đọc Quốcvăn nêu trên, tác giả Lê Văn Chánh còn có Học tiếng Việt Nam(lớp Nhì, lớp Nhứt trường Sơđẳng), Cổ kimđồng thoại (có lẽ thuộc dạng bàiđọc thêm cho học sinh tiểu học), đều donhà Minh tân xuất bản.

Tiênphong xuất hiện trong khoảng thời gian này, cóthể kể: 

100 bài tập đọc,loại sách giáo khoa, 2 quyển, lớp Nhứt và lớp Nhìcủa “Một nhóm giáo viên” xuất bản, năm 1949.

Tiểu học Việt Nam Vănphạm (Giáo khoa thư) của Nguyễn Quang Oánh, BùiKỷ, Trần Trọng Kim, 160 trang, Nhà in Lê Thăng, HàNội, bản in lại của Nxb Xuân thu năm 1950.  

Văn phạm Việt Namlớp Nhì và lớp Nhất ban Tiểu học củaViệt Quang, 105 trang, Nxb Nam Việt, 1951.

Văn phạm Tiểu họclớp Nhì và lớp Nhất của Bùi Văn Bảo và VânTrình, “Soạn theo chương trình của Bộ Quốcgia Giáo dục, do Đồng bích xuất bản, in lầnthứ nhất tại Hà Nội năm 1952. 

-Bộ Việt ngữđộc bản 2 quyển (I & II) của nhómHuỳnh Văn Đó, Nguyễn Hữu Thông, Tăng VănChương soạn theo Chương trình Tiểu học1949, do Nam Hưng ấn quán xuất bản tại Sài Gònnăm 1951. Lời giới thiệu đầu sách củaNguyễn Văn Trương: “Quyển Việt ngữđộc bản này ra đời rất đúng giờ.Học trò ban Tiểu học cần có nó đặngtập luyện quốc văn, hầu ứng thí vàolớp đệ thất niên trường Trung học”.

Ngoàira còn có: Sách học Quốcvăn lớp Ba, lớp Tư, lớp Năm (in thành từngcuốn riêng) đều do Bộ Quốc gia Giáo dụcxuất bản trong năm 1951; VầnViệt Nam, Quốc vănlớp Nhì (quyển I & II) của “Một nhóm giáo viên”, Quốc văn Toàn thư lóp Bacủa nhóm Phạm Trường Xuân biên soạn,đều do Nxb Việt Hương ấn hành tại SàiGòn năm 1951.

Tân quốc văn lớp Bacủa Trần Ngọc Chụ, Hoàng Quý Bình, Hoàng ĐìnhTuất, Nxb Nam sơn, Hà Nội, 1951 (?). Gồm các mônTập đọc – Học thuộc lòng – Chính tả -Văn phạm – Tập làm văn. “Bộ Quốc gia Giáodục đã duyệt y làm sách giáo khoa”.

Tân quốc văn (Tậpđọc – Học thuộc lòng) lớp Nhất củaTrần Ngọc Chụ, Hoàng Quý Bình, Hoàng Đình Tuất,Nxb Nam sơn, In lần thứ tư, Hà Nội, 1951.

Vềnhững môn học khác ngoài môn Văn, chúng tôi ghi nhận: 

-Một số sách giáo khoa do Bộ Quốc gia Giáo dụcxuất bản: Sử ViệtNam lớp Nhì của Bùi Đình San (1950), Khoa học thường thức lớp Ba củaNguyễn Đình Huề (1950). 

Công dân giáo dục phổ thôngcủa Nhật Hoành Sơn, Nxb Ngày mai, Hà Nội, 1949.

Khoa học Quan sát lớp Nhì vàlớp Nhứt của nhóm Huỳnh Văn Đó…, Khoa học Thực nghiệmlớp Nhì và lớp Nhứt, đều do Nam hưng ấnquán xuất bản tại Sài Gòn năm 1951.

Cách trí lớp Nhứt vàlớp Nhì của Lê Văn Chánh, Toánpháp lớp Nhứt của Lâm Tô Bông, đều do nhà Minhtân xuất bản khoảng 1953.

Khoa học thường thức(Quan sát và Nông phố học) lớp Ba, Địa dư Việt Nam lớp Nhì và lớpNhứt của “Một nhóm giáo viên” biên soạn, đềudo Nxb Việt hương ấn hành năm 1951.

Đếnthời VNCH (1955-1975), việc xuất bản sách giáo khoaTiểu học bắt đầu phát triển mạnh, nóichung (không kể cấp lớp), do cả nhà nước(Bộ Quốc gia Giáo dục) lẫn tư nhân song songthực hiện.  

Vềphía nhà nước, từ năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thưthuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để biên soạn và in sách giáo khoa chohệ thống giáo dục toàn quốc. Ban Tu thư đến năm 1965đổi thành Sở Học liệu (Chánh sự vụđầu tiên là ông Trịnh Huy Tiến, kế sau là ông LýChánh Đức), dự trù in ra 14 triệu cuốn sáchtừ lớp Năm (lớp 1) đến lớp Nhất(lớp 5), đến năm 1966 đã in được 7triệu cuốn. Sở Học liệu sau lạiđổi tên thành Trung tâm Học liệu, đượccoi như một nha không có nhiều sở, đặtdưới quyền của một Giám đốc, cómột Phó giám đốc phụ tá. Ngoài các phòng ban bình thường,Trung tâm Học liệu còn có: Văn phòng Ủy ban Quốcgia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn, Ban Tu thư-Dịchthuật và Ấn loát, và nhà in. Ngoài bộ phận biênsoạn in ấn sách giáo khoa, trung tâm này còn phụ tráchmột Phòng Phát thanh học đường. Đây làmột trong những phòng dùng để thực hiệnmột chương trình giáo dục đặc biệtdưới hình thức vui chơi giải trí qua đài phátthanh, khởi đầu từ năm 1966 dướisự trợ giúp của cơ quan JUSPAO và của Nhật,nhằm phổ biến để bổ túc một sốbài học dạng kịch ngắn hoặc trò vui chơisinh động tới đối tượng  học sinh tiểu học trên toànquốc (phần miền Nam).   

Tháng4/1974, trung tâm được chính phủ chấp thuậncho biến thành một cơ sở hoạt động theocơ chế tự trị để dễ dàng hợp tácvới các tổ hợp ấn hành sách báo Anh Pháp Mỹhầu có thể in sách giáo khoa với giá rẻ (xem Văn hóa tập san tậpXXIII, số 2 năm 1974, tr. 179). Sách bán của Trung tâmHọc liệu có mạng lưới phát hành trên toànquốc, từ Huế, Đà Nẵng vào tới Ba Xuyên (CàMau bây giờ). Các đại lý thuộc vùng Sài Gòn vàtỉnh lỵ Gia Định được hưởnghoa hồng 25%; ở xa hơn được hưởngtừ 30% đến 35%; người sử dụng cóthể đến mua sách ngay tại trung tâm nhưngphải mua từ 10 cuốn trở lên cho mỗiđầu sách, và được bớt 10% so với giábìa.   

Tính đến năm 1972, Trung tâmHọc liệu Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành được 40 đầu sáchtiểu học, không kểkhoảng 50 đầu sách khác (phần lớn loạihọc vần) dành riêng cho đồng bào các sắc tộc.

Cóthể liệt kê sách các môn học do Ban Tu thư, SởHọc liệu và Trung tâm Học liệu thuộc BộQuốc gia Giáo dục đã xuất bản như sau:

Việt ngữ: Em học vần lớpMột của nhóm soạn giả Văn Công Lầu,xuất bản lần thứ 1 năm 1963, lần thứ 5năm 1971; Em học Việtngữ lớp Hai của nhóm soạn giả Văn CôngLầu, xuất bản lần thứ 1 năm 1965, lầnthứ 3 năm 1968; Tậpđọc từ lớp Ba tới lớp Năm(mỗi lớp một cuốn riêng) của các soạngiả Bùi Văn Bảo, Nguyễn Huy Côn, Hà Mai Anh.

Đức dục và Công dân giáodục: Em tập tính tốt từ lớp Mộtđến lớp Năm của các soạn giảHuỳnh Công Tú, Nguyễn Văn Quan, Trịnh Ngọc Thâm,Văn Công Lầu.

–  Khoahọc thường thức: Emtìm hiểu khoa học lớp Một tới lớpNăm (mỗi lớp một quyển riêng) của cácsoạn giả Lê Đình Huyên, Trương Thị Tài, Hà MaiAnh, Trần Quang Giu.

Toán: Em học toán từ lớp Một đếnlớp Bốn (mỗi lớp một cuốn riêng) củacác soạn giả Hà Mai Anh, Nguyễn Huy Côn; Toán pháp lớp Năm của nhóm soạn giảChâu Ngọc Cảnh.

    – Sửký: Quốc sử từlớp Hai tới lớp Năm (mỗi lớp một cuốnriêng) đều của nhóm soạn giả Phạm VănTrọng.

Địa lý: Em học địa lý lớp Hai  và lớp Ba (mỗi lớp một cuốn riêng) của nhómsoạn giả Trần Trọng Phan, Văn Công Lầu; Địa lý lớp Bốn vàlớp Năm (mỗi lớp một cuốn riêng) củacác soạn giả Đinh Ngọc Ấn, NguyễnHồng.

Vệ sinh: Giữ gìn sức khỏe lớp Một, Tập thói quen tốt lớpHai, Sống vui sống mạnhlớp Ba, Tăng cườngsức khỏe lớp Bốn, Phòng ngừa bệnh tật lớp Năm, tấtcả đều của nhóm soạn giả Bùi VănBảo.   

Ngoài những sáchchính nêu trên, còn có khoảng chục sách khác dành cho mộtsố môn học phụ như Thủ công, Thể dục,Dưỡng nhi, Trò chơi…

Bộ sách củaBộ Giáo dục được đánh giá cao cả về nội dunglẫn hình thức, phần lớn được “soạn thảo vàấn hành trong khuôn khổ chương trình hợp tácgiữa Bộ Giáo dục và Phái bộ Kinh tế Hoa Kỳtại Việt Nam”, như lời ghi ở trang trong,đầu sách. Bìa sách thườngđược in từ hai đến bốn màu (loạiin chồng màu, không phải in offset), bên trong có rấtnhiều hình vẽ minh họa hai màu. 

Sáchgiáo khoa do Bộ Giáo dục phát hành có 2 loại: loại việntrợ “tặng, không bán” ngoài bìa lưng có ghi: “Nhân dân HoaKỳ với sự hợp tác của Bộ Văn hóa Giáodục Việt Nam Cộng hòa thân tặng các trườngsở tại Việt Nam”; và loại có ghi giá, nhưngđược bán với giá rất rẻ, bằngchừng 1/10 sách của các nhà xuất bản tư nhân.Số lượng bản in ghi trong sách mỗi lầnxuất bản thường từ 200 đến 250 ngàncuốn, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đủ nhucầu sử dụng cho cả nước.

Có tàiliệu cho biết, sách do Trung tâm Học liệu in phát khôngcho học sinh (và yêu cầu giáo chức sử dụng) quáít. Riêng tại đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, chỉ vài emcó đủ sách, còn thì phải chia ra 7-8 em một quyển.“Ở đô thành còn thế, tình trạng thiếu sách ởthôn quê còn trầm trọng hơn nữa” (xem “Hiệntrạng nền tiểu học Việt Nam”, trong Các vấn đề giáo dục,quyển II của nhóm Lê Thanh Hoàng Dân, Trẻ xuấtbản, 1971, tr. 40).

Vềsách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa tiểu học nói riêng,không thể không nói đến bộ phận sách giáo khoa dotư nhân xuất bản, chiếm một tỷ trọngcòn lớn hơn so với sách của Bộ Quốc gia Giáodục. Phần vì nhà nước không kham nổi (sốhọc sinh trường tư chiếm đến gần20% tổng số học sinh toàn quốc), phần khác, trongmột nền giáo dục dân chủ như thời VNCH,ở cả hai bậc Trung và Tiểu học, mọi giáoviên đều được quyền biên soạn sách giáokhoa căn cứ theo chương trình ấn địnhchung của bộ, rồi tự giao dịch với các nhàin, nhà xuất bản tư nhân để ấn hành; sáchcủa ai soạn tốt sẽ được tín nhiệmdùng rộng rãi, cũng là nguồn lợi lớn cho mộtsố giáo viên có khả năng và các nhà xuất bản kinhdoanh năng động. Có thể nói, mảng sách giáo khoanày “sống được” nên đã trở thành mộtthị trường đặc biệt và cạnh tranhnhộn nhịp, bằng cách luôn cập nhậtchương trình, cải tiến nội dung và kỹthuật in ấn, với sự xuất hiện củahàng chục nhà xuất bản và một số nhà phát hànhtư nhân, chủ yếu tập trung tại thủ đôSài Gòn. Trong thời kỳ này (những năm 60-70 củathế kỷ trước), riêng về sách giáo khoa bậctiểu học, đáng kể nhất có các nhà xuấtbản Sống mới, Việt hương, Nam sơn, Thanhđạm, Thái dương…, và nhà Tổng phát hành Namcường.

Đểhình dung tính cách phong phú của mảng sách giáo khoa tư nhân,dưới đây xin ghi lại một số tên tác giảvà tên sách giáo khoa tiểu học tiêu biểu đượclưu hành rộng rãi do tư nhân biên soạn, phát hành (khôngkể rất nhiều những sách dùng cho việc họcthêm các môn, nhất là môn Toán, cũng như những sách dùngđể luyện thi lấy bằng Tiểu học và thituyển vào Đệ thất trường công).

Việtngữ:

+ Mẫu tự Việt Nam dành chocác em nhỏ của Trịnh Tuấn Lâm, in lầnthứ 8, năm 1967; VầnViệt ngữ lớp Vỡ lòng của Trần ThịThơm, Nxb Sống mới, 1968; Vuihọc ABC lớp Mẫu giáo và lớp 1, Em tập đọc lớp 1 đều củaNguyễn Tất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974.

+ Quốc văn toàn tập, 5cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớpNhất (lớp 5) của Bùi Văn Bảo và Đoàn Xuyên,Nxb Sống mới, 1957;  Quốc văn toàn thư, 5cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớpNhất (lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, NxbSống mới, 1957; Việtngữ bộ mới, 5 cuốn, của Thềm VănĐắt-Nguyễn Hữu Thanh-Nguyễn Hữu Bảng,Nxb Nam sơn, 1961;  Quốc văn toàn thư, 5cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớpNhứt (lớp 5) của Phạm Trường Xuân-YênHà-Kinh Dương, Nxb Việt hương, 1966; Quốc văn bộ mới,5 cuốn, từ lớp Năm tới lớp Nhấtcủa Lê Thành Phát-Phạm Trường Thiện, NxbViệt hương; Việtvăn toàn thư 5 cuốn từ lớp 1 tớilớp 5 của Bùi Văn Bảo-Bùi Quang Minh, Nxb NhậtTảo, 1970; Tiểu họcQuốc văn 5 cuốn từ lớp Năm (lớp 1)tới lớp Nhất (lớp 5) của Hà Mai Anh, NxbSống mới, 1957; Quốcvăn tân biên 5 cuốn từ lớp Năm tớilớp Nhất, gồm bộ cũ 1969 và bộ mới1972 đều do Sống mới xuất bản; Việt văn tân tập 5cuốn từ lớp 1 tới lớp 5 của ĐặngDuy Chiểu và một nhóm giáo viên, Nxb Sống mới,1970-1973; Tân Việt văn 5cuốn từ lớp 1 tới lớp 5 của Bùi VănBảo, Nxb Sống Mới, 1967-1971; Việt ngữ toàn thư 5 cuốn từ lớp1 tới lớp 5 của Bùi Văn Bảo-Bùi Quang Minh-ChuĐức Nhuận, Nxb Sống mới, 1974; Tân Việt ngữ, 5 cuốn,từ lớp 1 đến lớp 5 của NguyễnTất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974; Việtngữ, 5 cuốn, từlớp 1 tới lớp 5 của nhóm Lửa Việt, Nxb Cànhhồng, 1974.

+ Chính tả Văn phạm, 3cuốn từ lớp Ba (lớp 3) tới lớp Nhất(lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Chính tả Văn phạm lớp Nhất củaBùi Văn Bảo; Chính tảVăn phạm của Trịnh Thiên Tư, đều doNxb Sống mới, 1957.

+ Ngữ vựng, 2 cuốn,từ lớp Nhì (lớp 4) tới lớp Nhất (lớp5) của Bùi Văn Bảo-Đoàn Xuyên-Bùi Quang Kim-TrịnhNgọc Thâm,  Nxb Sốngmới, 1957.

+ Việt luận (lớpNhất, Nhì tiểu học, các lớp Đệ Thất,Lục, Ngũ, Tứ – Đề thi Trung học Đệnhất cấp) của Nghiêm Toản, In lần 5, NxbThế giới, 1956; Việtluận, 3 cuốn, từ lớp Ba (lớp 3) tớilớp Nhất (lớp 5) của Bùi Văn Bảo,  Nxb Sống mới, 1957; Tập làm văn lớp Ba, Tập làm văn lớp Nhì, Em luyện Việt văn (165bài luận lớp Nhất) đều của Cao VănThái, Nxb Thanh đạm; Luậnvăn lớp 4, 111 bàiluận mẫu lớp 5, đều của NguyễnTất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974.

– Đức dục: Đức dục, 5 cuốn,từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp Nhất(lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Nxb Sốngmới, 1957; Đức dụclớp Năm và lớp Tư (in từng cuốn riêng)của Cao Văn Thái và Hoàng Kim Long, Nxb Thanh đạm, SàiGòn, 1959. 

– Côngdân giáo dục: Công dân giáodục lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (intừng cuốn riêng) của Nhật Hoành Sơn, NxbNguồn sống, Sài Gòn, 1956; Côngdân giáo dục lớp Nhất của Lê Nguyên Lam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 1956; Công dân giáo dục lớp Nhì vàNhất (in từng cuốn riêng) của Nguyễn HữuBảng, Nxb Thanh đạm, Sài Gòn, 1959; Công dân giáo dục lớp Nhì và lớp Nhất (intừng cuốn riêng) của Đinh Xuân Hòa, Nxb Nam Việt,Sài Gòn, 1959; Công dân giáo dụclớp Năm, lớp Tư và lớp Nhất (in riêngtừng cuốn) của Phan Văn Chiêu, Nxb Sống mới,Sài Gòn, 1959-1960; Công dân giáodục lớp Nhất của Lê Đình Huyên và TrịnhNgọc Nguyễn, Nxb Nam sơn, Sài Gòn, 1960…

– Khoahọc thường thức: Câuhỏi thường thức lớp Nhất (lớp 5)của Khổng Trọng Thu; Tiểuhọc thường thức cẩm nang của Hà Mai Anh,đều do Nxb Sống mới, 1957… 

– Toán:Toán pháp, 5 cuốn, từlớp Năm (lớp 1) tới lớp Nhất (lớp 5)của nhóm Cao Văn Thái-Hà Mai Anh-Vũ Tiến Thu-KhổngTrọng Thu-Nguyễn Mạnh Tuân; Số học, 4 cuốn, từ lớp Tư(lớp 2) tới lớp Nhất (lớp 5), Hình học Đo lường,4 cuốn, từ lớp Tư (lớp 2) tới lớpNhất (lớp 5), Quy tắccông thức toán tiểu học của Khổng TrọngThu; Hình học lớp Nhì, Hình học lớp Nhất, 100 câu hỏi toán củaTrương Quan Liêm, tất cả đều do Nxb Sốngmới, 1957; Toán pháp, 5cuốn, từ lớp Năm tới lớp Nhấtcủa nhóm Lê Thuận-Vũ Mạnh Đôn-Nguyễn DoãnKhanh, do Thái dương xuất bản, Sống mới pháthành năm 1965.  

 -Sử ký: Việt sử, 3cuốn, từ lớp Ba tới lớp Nhất (lớp 5)của Bùi Văn Bảo, Nxb Sống mới, 1957.

 -Địa lý: Địa lýlớp Ba của Đoàn Xuyên; Địalý lớp Nhì và Địa lýlớp Nhất của Hoàng Thế Mỹ, đều do NxbSống mới, 1957.

– Vệ sinh: Vệ sinh, 5 cuốn, từ lớp Năm (lớp1) tới lớp Nhất (lớp 5) của Bùi VănBảo, Nxb Sống mới, 1957.

Qua sự liệt kêtượng trưng như trên, chúng ta thấy rõ ràng sáchgiáo khoa tiểu học thuộc khu vực tư nhân ởmiền Nam trước đây đã thật sự “trămhoa đua nở”, thậm chí trở thành một thịtrường năng động. 

Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoatiểu học nói riêng là một loại sản phẩmvăn hóa đặc biệt hơn các loại sảnphẩm văn hóa khác, đã trở thành món hàng tinh thầncó mức cầu rất cao gần như cơm gạovậy. Trong điều kiện cạnh tranh, chúng pháttriển phong phú đa dạng và cho ra những sảnphẩm tốt được tín nhiệm. Vì thế chonên, mặc dù Bộ Giáo dục có yêu cầu cáctrường công lập phải dùng sách do bộ tổchức biên soạn, nhưng sách giáo khoa tư nhân vẫncòn miếng đất màu mỡ để sống làsố học sinh tư thục chiếm 20% tổng sốhọc sinh tiểu học cả nước, thậm chícòn canh trạnh lại với khu vực sách giáo khoa nhànước. 

Trong lĩnh vực môn họcViệt ngữ, một vài soạn giả nổi tiếng(như Bùi Văn Bảo, Hà Mai Anh, Đặng Duy Chiểu…)có sách phổ biến rộng đến nỗi khiến tacó cảm tưởng cả đời họ chỉ làmviệc và sống bằng sách giáo khoa tiểu học.Soạn sách cho tư nhân tạo được uy tínnhất định một thời gian rồi, họ cònđược mời vào Ban Tu thư để soạnsách cho Bộ Giáo dục, hoặc trở thành cộng tácviên thường xuyên cho một số tạp chí giáo khoa,như tờ Tiểu họcnguyệt san do bộ chủ trương biên tập. Cótác giả (như Bùi Văn Bảo…) có sách tái bản liêntục, mà những cuốn sau chỉ là sự cải biên,với việc sửa chữa bổ sung, cập nhậthóa, phát triển lên từ những sách đãđược chính mình soạn trước, nhưngnhờ vậy mà sách được ngày càng hoàn thiệnhơn.  

Để cạnh tranh nhằmthuyết phục giới chức tiểu học chọndùng sách mình, các tác giả cùng nhà xuất bản đềura sức cải tiến cả về hình thức lẫnnội dung, cho những lần xuất bản sau.    

Nói chung về hình thức,phần lớn sách đều in bìa 2 màu (lúc này chưa pháttriển kỹ thuật in offset), bên trong vẽ nhiềuhình minh họa nét đen trắng, với một sốtrang phụ bản bằng hình vẽ nét hoặc hìnhchụp in một màu. Giấy in sách xấu hay tốt,tất nhiên, cũng khác nhau tùy theo chủ trương kinhdoanh của từng nhà xuất bản.

Để tạo “thươnghiệu” riêng, mỗi tác giả (hoặc nhóm tác giả)thường đặt cho sách mình biên soạn một cáitên phân biệt với tác giả, nhà xuất bản khác,bằng cách, như ta đã thấy, thay đổi têngọi môn học (Việt ngữ, Quốc ngữ, Việtvăn, Quốc văn…) rồi thêm vào đó một sốcụm từ như “toàn thư”, “toàn tập”, “bộmới”, “tân biên”, hoặc thêm chữ “tân” ở phíatrước tên môn học (như Tân Quốc văn…),hoặc đảo “Quốc văn Tiểu học” thành“Tiểu học Quốc văn”…

Cũng có trường hợpsách in sai chính tả hoặc xuất hiện lỗi in(lỗi morasse) nhưng không đáng kể. Lỗi saikiến thức ít khi xảy ra song vẫn có, như trongnhững năm 1969-1970, báo chí đã từng vạch lỗimột cuốn sách khoa học nọ đã nhầm lẫncái hàn thử biểu(thermomètre, còn gọi nhiệt kế hay ống thủy)với cái phong vũ biểu(baromètre, còn gọi khí áp kế). Do thỉnh thoảng cósự sơ suất hoặc cẩu thả như vậytrong sách giáo khoa, nên có người lúc bấy giờ đãviết nhắc: “Tôi yêu cầu Bộ Giáo dục, các giáosư, các nhà để ý về sự học, yêu cầu quývị nghĩ phương thức nào để tạo ranhững sách vững chắc, bảo đảmmười mươi như tự điển PetitLarousse…, những sách tái bản 30, 40 năm, mà uy tín ởthế giới nguyên vẹn” (Vănhóa tập san, tập XXIII, tlđd, tr. 154).

Vì lý do cạnh tranh và cũng đểthu hút người sử dụng, đôi khi có nhóm tácgiả cho in ngay ở đầu sách bức thư kêugọi giáo chức và các bậc phụ huynh học sinh chú ýđến sách của mình, bằng cách mô tả chi tiếtnhững điểm đặc sắc nổi bậtvề hình thức lẫn nội dung, với lời lẽkhông khỏi vương chút mùi quảng cáo: “Tóm lại,Quốc văn bộ mới, với sự phong phú củađề tài đã ghi thêm một giai đoạn mới vàcũng là một công trình giáo khoa mà chúng tôi hân hạnhgởi đến quý bạn món quà “Đầu Niên Học”.Chúng tôi đinh ninh sẽ không phụ lòng tín nhiệm củaquý bạn đồng nghiệp và ước mongđược góp phần trong sự nghiệp chung củagiáo giới” (trích thư gởi “Quý vị giáo chức và cácbậc phụ huynh học sinh”, in ở đầu sách Quốc văn bộ mớilớp Tư của Một nhóm giáo viên “Việthương”, Nxb Việt hương).

Để tiêu thụ đượcnhiều sách, nhất là những sách mới “ra lò” sau,cũng có hiện tượng tiêu cực xảy ra, nhưtác giả hoặc nhà xuất bản ăn cánh vớicấp lãnh đạo giáo dục địa phương(Trưởng Ty Giáo dục/ Chánh Sở Học chánh…)để được giới thiệu sách xuốngđơn vị trường học, hoặc chi hoahồng trực tiếp cho giáo chức. Chính ông Tổngtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục & Thanh niên NgôKhắc Tỉnh năm 1974 đã có lúc phàn nàn rằng dù Trungtâm Học liệu đã ấn hành được sách giáokhoa giá rẻ, nhưng có nhiều giáo viên vì ăn hoahồng của các nhà xuất bản nên chỉ buộchọc sinh sử dụng sách của nhà xuất bản chomình hoa hồng, với giá cao gấp 10 lần hơn giácủa Trung tâm Học liệu, và chính điều này đãgây khó khăn cho một số gia đình nghèo.

Về nội dung, tấtcả đều phải “Soạn theo chương trìnhcủa Bộ Văn hóa Giáo dục” (câu ghi ngoài bìa sách),nhưng chương trình của bộ chỉ vạchđề cương chứ không bó buộc, nội dungcụ thể các bài học bên trong có thể rất khác nhautùy theo soạn giả. Họ chỉ cần tôn trọngchương trình và lời hướng dẫn chung củaBộ Giáo dục về môn học, rồi tự dochọn bài đưa vào sách. Nhờ vậy, nội dung sáchgiáo khoa phong phú, mỗi người một vẻ, và trongđiều kiện được tự do như thế,các giáo chức soạn sách cũng cố thi đua cạnhtranh nhau một cách tự giác để soạn ra nhữnggiáo trình được nhiều người vừa ý,chấp nhận. 

Riêng môn Việt ngữ, các bàiTập đọc, Chính tả, Học thuộc lòng ởcác lớp nhỏ (Năm, Tư, Ba/ 1, 2, 3) một phầndo chính soạn giả hoặc cộng tác viên đặtlấy, phần khác trích ra từ một số tác phẩmvăn học đã có danh tiếng; ở các lớp lớnhơn (Nhì, Nhất/ 4, 5), bài vở loại này thườngđược trích từ tác phẩm văn học, sách báođủ loại, hoặc đăng những bài Họcthuộc lòng bằng văn vần do những cộng tácviên là nhà thơ sáng tác.

Để thí dụ cho thấyhình thức, nội dung cụ thể của một sáchViệt ngữ được triển khai ra nhưthế nào từ đề cương chương trìnhcủa Bộ Giáo dục, dưới đây xin trích dẫn“Lời nói đầu” trong bộ Tân Việt văn (5 cuốn từ lớp Nămđến lớp Nhất) do Bùi Văn Bảo biên soạntừ năm 1964:

1. Về hình thức: Chữin rõ ràng, sáng sủa ít lầm lẫn. Các bài tập đọcđều được đưa lên đầu trang và ởcuối tuần [vì bài học được phân bố theo30 tuần lễ trong năm học-TVC] lại có nhữngbài tập đọc vui bằng văn vần và vănxuôi, những tranh giải trí, gợi óc tò mò và trí phánđoán của trẻ em, khiến chúng càng vui mà học. Ngoài ra các tranh minh họa của mộthọa sĩ hữu danh, được in nhiều màutươi đẹp [thật ra chỉ màu đen, đỏhoặc xanh, tùy lần xuất bản-TVC], sẽ rấtthích hợp với cảm quan của các em từ 6 đến12 tuổi, xưa nay chỉ ưa nét vẽ và màu sắc. 

2. Về nội dung: Các bàiđều được biên soạn theo đúngphương châm sư phạm là đi từ dễ đến khó và luônluôn có tính chất vui vẻ,linh hoạt, thiết thực.

a)Về bài Tập đọccần liên quan đến chương trình Ngữ vựng…Ở đây, từ lớp Năm đến lớp Nhất,tại lớp nào chúng tôi cũng nhờ thẳng các nhàvăn yêu trẻ soạn những bài Tập đọcthành một câu chuyện liên tục,sát thực tế và gầngũi với trẻ em hơn. Học sinh trong khi tậpđọc, sẽ tìm thấy ở đó những ngườibạn quen thuộc, cùng làm việc và cảm nghĩ nhưmình, chắc chắn sẽ thấy thêm phần hứng thú.

b)Để không thiếu sót, ở các bài Chính tả, chúng tôi đã lựa chọn nhữngđoạn văn hay trong nhiều văn phẩm đểcho các em làm quen với các lối hành văn khi thì bay bướm,văn hoa, khi thì hùng mạnh, sắc bén của các văn gianổi tiếng. 

c)Về cách giải nghĩa hoặc đặt câu hỏi(…).

d)Về văn vần dùng làmcác bài Học thuộc lòng,chúng tôi đã hợp tác cùng một số thi sĩ đểsoạn riêng những vần thơ trong sáng, dễ hiểu,giàu nhạc điệu cho thích hợp với các em hơn.

(Inlại trong Tân Việt vănlớp Năm, Nxb Sống mới, 1971)

Về nội dung giáo dụcđạo đức trong các bài học của môn Việtngữ tiểu học, chủ yếu tập trung ở haiphân môn Tập đọc và Học thuộc lòng, chúng tôiđã có lần phân tích khá kỹ trong một bài viếttrước, nên ở đây xin phép không lặp lại dàidòng (xem Trần Văn Chánh, “Những bài học thuộclòng, một thứ văn chương tiểu họccủa miền Nam trước đây”, Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (95).2012). Nhìnchung, đa số các soạn giả soạn sách giáo khoabậc Tiểu học đều cố gắng noi theonhững tôn chỉ đã được Bộ Giáo dụcnêu ra trong “nguyên tắc của nền giáo dục ViệtNam” (Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng) và trong những“lời chỉ dẫn” giảng dạy cho từng mônhọc mà họ đều ghi ra ở đầu cuốnsách giáo khoa Việt ngữ của mình. 


B. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC

I. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC

1. Chươngtrình Trung học Hoàng Xuân Hãn 1945

a.Tổng quát

Đây là chương trình Trung họcđầu tiên của Việt Nam dùng chuyển ngữtiếng Việt được một nhóm giáo sưdựa theo chương trình Pháp biên soạn cấp tốcchỉ khoảng 10 ngày dưới sự chủ trì củaBộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Hoàng XuânHãn trong thời Chính phủ Trần Trọng Kim. Mặc dùvậy, chương trình này đã được ápdụng trên toàn quốc (gồm cả vùng quốc gia và vùngkháng chiến) trong thời gian từ năm 1945 đếnniên khóa 1952-1953, mà tất cả những chương trìnhTrung học đến sau đều căn bản môphỏng theo nó, lấy nó làm cơ sở để từđó bổ sung, sửa đổi cho thích hợp vớitrình độ học sinh cũng như tình trạngtiến triển chung của nền giáo dục và khoahọc ở mỗi thời kỳ khác nhau. Kể cả đốivới những chương trình mới nhấtđược áp dụng trong thời VNCH (1955-1975), dấuấn và ảnh hưởng của chương trình HoàngXuân Hãn vẫn còn khá sâu đậm.

Trung học chia làm 2 cấp: (1) Phổthông học 4 năm, gọi là Đệ nhất niên,Đệ nhị niên, Đệ tam niên, Đệ tứniên. Lại chia làm 2 ban gồm: Cổ văn (A) và Kim văn(B); (2) Chuyên khoa học 3 năm, gọi là Đệnhất niên, Đệ nhị niên, Đệ tam niên.Lại chia làm 4 ban gồm: ban Khoa học A (chuyên Vạnvật  học, Hóa học,Vật lý học), ban Khoa học B (chuyên Toán, Lý hóa), ban Sinh ngữ C (chuyên VănViệt Nam, Anh, Pháp văn), ban Hán tự D (chuyên VănViệt Nam, Hán tự, sinh ngữ Pháp hoặc Anh).

Các môn học: Quốc văn, Hán, Toán,Lý hóa, Vạn vật, Sinh ngữ, Triết, Kinh tế,Sử, Địa, Vẽ, Thủ công, Nhạc, Nữ công,Nuôi trẻ. 

Do tính cách tiên phong, lịch sử vàtầm quan trọng của bộ chương trình Trunghọc đầu tiên này, chúng tôi xin chép lại nguyên văn“Thể lệ bậc Trung học” đặt ởđầu bộ chương trình, qua đó thấyđược cách sắp xếp, phân chia của cáccấp và các ban:

THỂ LỆ BẬC TRUNG HỌC

I. Chiếu theo Dụ số 67 ngày30.6.1945 của Việt Nam Hoàng đế [BảoĐại], bắt đầu học khóa 1945-1946, sẽbãi bỏ bậc Cao đẳng Tiểu học và bậcTrung học tổ chức theo thể lệ ban hành từtrước.  

II. Sau bậc Tiểu học, sẽtổ chức một bậc Trung học (trườnghọc duy nhất). Bậc Trung học mới chia ra làm haicấp:

1) Cấp trung học phổ thông:Gồm có bốn lớp: đệ nhất niên, đệnhị niên, đệ tam niên và đệ tứ niên trunghọc phổ thông [tương đương vớilớp Đệ thất, Đệ lục, Đệngũ, Đệ tứ hay lớp 6,7,8,9 sau này].

Mỗilớp có hai ban:  Ban A hay là banCổ văn.

  Ban B hay là ban Kim văn.

Bảngchia giờ hàng tuần và chương trình học khóađính theo đây.

Tốt nghiệp thi bằng trunghọc phổ thông [tương đương Trung họcĐệ nhất cấp hay cấp II sau này].

2) Cấp Trung học chuyên khoa: gồmcó ba lớp: đệ nhất niên, đệ nhị niên vàđệ tam niên trung học chuyên khoa [tươngđương Trung học Đệ nhị cấp haycấp III sau này]. Mỗi lớp có bốn ban:  

Bankhoa học A chuyên về Vạn vật học.

Bankhoa học B chuyên học Toán pháp và Lý Hóa học.

BanSinh ngữ chuyên khoa.

BanHán tự chuyên khoa.

Học sinh hai ban khoa học A và B, tùytheo chí hướng và sức học, có quyền chọnhọc chương trình Hán học hay chương trìnhmột sinh ngữ thứ hai.

III. Bắt đầu từ khaigiảng niên khóa 1945-46, tất cả các trường Caođẳng Tiểu học sẽ đổi làmtrường Trung học phổ thông, và tất cả cáctrường trung học hiện tại sẽ đổilàm trường Trung học chuyên khoa.

Riêng trong niên khóa 1945-1946, sẽ còngiữ lại các lớp Triết học vănchương, Triết học khoa học và Toán pháp sơđẳng, dành cho học sinh đã đỗ bằng Trunghọc Sơ cấp.

IV. Theo nghị định số 113ngày 3/7/1945 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcMỹ thuật, muốn vào lớp Đệ nhất trunghọc phổ thông [tương đương Đệthất hay lớp 6 sau này] các trường công, học sinhphải có bằng Tiểu học và không quá 14 tuổichẵn, kể tới ngày 31 tháng 12 dương lịchnăm xin vào.

 Muốnvào lớp Đệ nhất niên trung học chuyên khoa[tương đương Đệ tam hay lớp 10 saunày] các trường công, học sinh phải có bằng Trunghọc phổ thông hay một bằng tươngđương (Cao đẳng tiểu học, Brevet Elémentaire,Brevet d’enseignement primaire supérieur) và không quá 18 tuổi chẵnkể tới ngày 31 tháng 12 dương lịch năm xinvào.    

Riêngnăm 1945, hạn tuổi thi vào hai lớp ấy gia thêm cholà 15 tuổi và 19 tuổi.

Đốivới nữ học sinh, các hạn tuổi trên nàyđều gia thêm một năm.

V. Ngày thi và số học sinh lấy vàocác lớp sẽ do Bộ Giáo dục Mỹ thuậtđịnh. Hội đồng khảo thí gồm hiệutrưởng trường chủ tịch và giáo sưmỗi cấp làm giám khảo.

VI.Các môn thi định như sau này:

1)Thi vào Đệ nhất phổ thông [tươngđương Đệ thất hay lớp 6 sau này]:

Mộtbài ám tả và câu hỏi   1giờnhân số 2

Mộtbài luận quốc văn  1giờnhân số 3  

Haibài toán   1 giờ 30 p  nhân số 3

Khôngthi vấn đáp

2)Thi vào Đệ nhất chuyên khoa [ tươngđương Đệ tam hay lớp 10 sau này]:

Mộtbài luận quốc văn chung cho 4 ban  2 giờ nhân số 3 

Mộtbài toán (chung cho 2 ban khoa học A và B)   2 giờ 30   nhân số 3

Haibài sinh ngữ (riêng cho ban Sinh ngữ)   3 giờ nhân 2 x 2 = 4

Dịchchữ Hán (riêng cho ban Hán tự) 2 giờ  nhân số 4

    Không thi vấn đáp

b. Nội dungchương trình

Để cụ thể hóa mà không quárườm rà, nhằm có cơ sở thực tế so sánhvới các chương trình đến sau, chỉ xin nêu thídụ về chương trình môn Quốc văn và môn Luânlý-Công dân giáo dục của lớp Đệ tứ niên A vàB cấp Trung học phổ thông [tươngđương Đệ tứ hoặc lớp 9], nhưsau:  

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC VĂN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LỚP ĐỆ TỨ A VÀ B

Văn phạm: Các loại tiếng(tiếp theo). Cách đặt câu. Các thứ mệnhđề. Mỹ từ pháp [tức biện pháp tu từ].

Luận: Như lớp Đệ tam,chỉ thêm những đề hơi có tính cách vănchương. 

Giảngvăn:  

a) Trích Đoạntrường tân thanh. Các tác phẩm khác bằng tiếngViệt của Nguyễn Du. Tỳbà hành (bản dịch). Quốcsử diễn ca.

b) Thơ văn sau Đoạn trường tân thanh: Lý VănPhức, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, Nguyễn Đình Chiểu(trừ Lục Vân Tiên). Tôn ThọTường, Phan Văn Trị, Chu Mạnh Trinh, NguyễnCông Trứ; Dương Khuê, Vũ Phạm Hàm, thơ văncận đại và hiện đại.

CHÚ:

Nhân giảng văn sẽ cho học tròbiết ít điều đại cương về vănhọc sử từ đầu thế kỷ thứ XIXđến nay cùng những điều thườngthức về các thể thơ: thơ cổ phong, hát nói,phú, thơ mới.

c)Văn xuôi, trích ở các tác giả, hiện tại.


CHƯƠNG TRÌNH LUÂN LÝ VÀ CÔNG DÂNGIÁO DỤC

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LỚP ĐỆ TỨ

Luânlý: Giá trị tinh thần.

Chọnnghề nghiệp theo khuynh hướng. Luân lý vềchức nghiệp.

Cổ tục xấu và cổ tụctốt.- Bảo thủ và tiến bộ.- Tinh thầnkỷ luật.- Tinh thần đoàn kết.- Tinh thần hysinh.

Nhữngtư cách phải có của người đứng chỉhuy.

Chứcvụ thanh niên trong nước.- Chức vụ anh tài trongnước.

Cầnphải có một lý tưởng hoạt động.

Côngdân giáo dục: Kinh tế học lược giảng.

Sảnxuất tài sản.- Lưu thông tài sản.- Phân phối vàtiêu thụ tài sản.

Địavị nước Việt Nam ở Đại Đông Á vàtrong hoàn cầu.- Bổn phận và quyền lợiđối với vạn quốc.- Cách dung hòa lòng yêu nhânloại với lòng yêu nước.- Bình luận về trạngthái hiện thời của nước Việt Nam.- Lòng tintuyệt đối ở tương lai nước ta.  

2. Chươngtrình Trung học 1949

a. Tổng quát 

Ban hành theo Nghị định9-NĐ/GD ngày 5/9/1949 và áp dụng từ năm học1949-1950, dưới thời Quốc gia Việt Nam vớiBộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan HuyQuát.

Trung học chia làm 2 cấp: (1) Phổthông học 4 năm, gọi là lớp Đệ thất,Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ(tương đương với lớp 6,7,8,9 bâygiờ). Chia làm 2 ban: ban A Cổ điển và ban B Sinhngữ; (2) Chuyên khoa học 3 năm, gọi là Đệtam, Đệ nhị, Đệ nhất (tươngđương lớp 10, 11, 12 bây giờ). Chia làm 3 ban: Khoahọc, Sinh ngữ, Cổ điển.

Các môn học: Quốc văn, Hánhọc, Luân lý và Công dân giáo dục, Toán học, Lý Hóahọc, Vạn vật học, Pháp ngữ, Anh ngữ,Triết học, Sử học, Địa dư, Vẽ,Thủ công, Âm nhạc, Dưỡng nhi, Gia chánh, May.

Phát huy thêm một bước từchương trình Hoàng Xuân Hãn, có thể coi đây là lầncải cách chương trình quy mô và có tính bướcngoặt, phản ảnh tinh thần và phương phápcủa nền giáo dục mới trong giai đoạnđầu du nhập Việt Nam. Những bộchương trình trung học về sau của VNCH đãđược biên soạn chủ yếu dựa theochương trình này, cả về nội dung lẫn câuchữ, rồi thêm hoặc bớt một số chitiết cho phù hợp. Dưới đây là nguyên văn“Mấy lời nói đầu” rất tâm huyết củaBộ trưởng Giáo dục Phan Huy Quát:

MẤY LỜI NÓIĐẦU

Kể từ niên học1949-1950, một  chươngtrình giáo dục mới bậc Trung học sẽđược áp dụng trong toàn quốc.

Tiểu ban nghiên cứuchương trình giáo dục mà tôi hân hạnh lãnh tráchnhiệm điều khiển trong khi tiến hành côngcuộc đã chú trọng đến tinh thầnngười công dân Việt Nam mới, không hẳn saonhãng  những yếu tốthực hiện trong giai đoạn hiện tại.

Dựa vào kinh nghiệm trongmấy năm vừa qua, cùng kết quả những côngtrình các nhà học giả hằng lưu tâm với vấnđề giáo dục.

Chương trình mới lấyhai nguyên tắc sau đây làm chuẩn đích:

– Gây dựng một tinh thần quốcgia mạnh mẽ và sáng suốt.

– Xúc tiến một nền giáo dụchợp với trình độ khoa học hiện đại.

Phương pháp áp dụng trongcác học đường sẽ là phương phápthực nghiệm mục đích để cụ thểhóa cùng hợp lý hóa các bài học.

Nếu chương trình bậcTiểu học có tính cách phổ thông để đạttới nền học vấn đại chúng cưỡngbách, thời chương trình bậc Trung học phảisửa soạn thanh niên Việt Nam cho đủ kiếnthức theo các ngành học chuyên môn.

Bậc Trung học định7 năm, sau thời gian đó, học sinh thi Tú tài.

Tuy chương trìnhđược xếp đặt điều hòa trongthời gian đó, nhưng ngay trong bốn niên đầu(từ Đệ thất niên đến Đệ tứ niên)[Đệ thất đến Đệ tứ, tứclớp 6 đến lớp 9 sau này], đã  dạy cho học sinh nhữngđiều căn bản thường thức thiếtyếu để một mặt có đủ họclực theo bậc Trung học đến cùng, mộtmặt giúp các học sinh luống tuổi sau 4 niên họccó thể tìm việc làm hoặc theo học nhữngtrường chuyên nghiệp.

Vì mục đích đó, vảlại cũng muốn tránh nạn khoa cử có khi làm kìm hãmnăng lực học sinh được phát triển, nênsau 4 niên học đầu đó, sẽ chỉ mởkỳ thi cốt để kiểm điểm lạikết quả 4 niên học. Những học sinh đỗtrong thời kỳ này sẽ được Bộ Quốcgia Giáo dục cấp cho một chứng chỉ nhậnđã học qua 4 năm.

Từ Đệ tam niên trởlên đến Đệ nhất niên [Đệ tamđến Đệ nhất, tức từ lớp 10đến lớp 12 sau này], chương trình chú ýđến việc đặt nền móng những ngànhđại học chuyên môn. Học sinh theo học nhữngban chuyên khoa và sau ba niên học sẽ thi lấy bằngTrung học tốt nghiệp tức là Tú tài Việt Nam.Bằng này chia làm hai phần, phần thứ nhất thì vàocuối đệ nhị niên, phần thứ hai thì vàocuối Đệ nhất niên.

Để điều hoàchương trình cùng trau dồi khả năng và sởtrường học sinh Việt Nam, sẽ thiết lậpnhững ban chuyên môn ngay từ Đệ thất niên.

Trong 4 năm đầu (từđệ nhất niên đến đệ tứ niên)sẽ chỉ có 2 ban, ban A tức cổ điển, ban Btức sinh ngữ. Theo danh hiệu, hai ban chỉ khác nhauở chỗ ban A thời chú trọng đến vănchương cổ điển nước nhà và Hán học,còn ban B thì cho học sinh tập học ngay những sinhngữ chính hiện tại. Còn về các môn khác, cả 2 banđó vẫn giữ nguyên tính cách phổ thông như nhau.

Từ Đệ tam đếnĐệ nhất niên, nguyên tắc chuyên khoa cầnphải duy trì, nên chương trình có quy định 3 ban:ban khoa học, ban sinh ngữ và cổ điển.

Những nguyên tắc, cùngphương pháp và thể thức nói trên sẽđược  áp dụng  một cách hợp lý, trong tấtcả các môn học, tuỳ theo từng lớp, từngban. Theo niên độ từ lớp dưới lên lớptrên, giữa các ban, chương trình mới sẽ giớihạn một… [mấtmấy chữ].

Vấn đề chuyểnngữ đã được giải quyết: ởbậc Trung học cũng như ở mọi bậchọc khác, tiếng Việt Nam phải là chuyển ngữ.

Riêng ở bậc Trung học,học sinh sẽ có dịp trau dồi cặn kẽtiếng mẹ đẻ trong những giờ giảngvăn. Những áng văn chương tuyệt tác cùng cácvăn gia, thi gia trứ danh sẽ được giảngtường tận qua sự phân tách những khuynhhướng trong lịch sử văn chươngnước nhà.

Ngoài Quốc văn làm chuyểnngữ, Pháp văn được chọn làm sinh ngữchính sẽ bắt đầu dạy ở lớpĐệ thất niên [lớp 6] ban Trung học.

Về môn này, lối họcthụ động áp dụng từ xưa phải bỏđi, để nhường chỗ cho phương pháphoạt động. Những bài văn phạm sẽđi đôi với bài ngữ vựng hoặc giảngvăn, như vậy sẽ thêm phần linh hoạt và khôngmất nhiều thời giờ.

Bên cạnh Pháp ngữ, còn có Anhngữ, một thứ tiếng phổ thông nhất trênthế giới, tiếng này sẽ cũng đượcdạy ngay từ Đệ thất niên.

Về việc dạy ngoạingữ, môn âm ngữ học [ngữ âm học] sẽđược đặc biệt chú ý.

Cũng về phần vănchương, chương trình mới duy trì giá trị Hántự, nên lập ra ban cổ điển. Bài họcchữ Hán sẽ không còn là bài học khô khan, trái lạisẽ hòa hợp với những bài giảng Việt văn. Ban cổ điển cũngnhư ban sinh ngữ, sẽ đào tạo sau này nhữngsinh viên theo học văn chương trong đạihọc đường Việt Nam.

Toán học cùng môn Vật lý hóa, Vạnvật học trong chương trình mới phải làphản ánh những sự tiến triển mới mẻnhất của khoa học hiện đại. Phần lýthuyết sẽ thu hẹp lại trong khuôn khổ nhữngnguyên tắc căn bản, phần thực hành trái lạisẽ dồi dào để cụ thể hóa các bài học.Vạn vật học dạy ở 4 ban từ Đệtam đến Đệ nhất niên, nhưng chỉ có trongchương trình thi Tú tài phần thứ hai.

Sử ký, Địa dưcủa chính nước nhà bấy lâu bị bỏ rơisẽ được đặt vào địa vị mônhọc xứng đáng và trình bầy, giảng dạymột cách khoa học ngoài cả những thành kiếnhủ lậu hoặc nghi sử. Tuy nhiên địa dưcùng lịch sử các nước trên hoàn cầu cũngđược chú trọng hơn nữa.

Môn Triết dạy ở cáclớp Đệ nhất niên các ban, thứ nhất làở ban cổ điển. Học sinh sẽ tập suyluận trong những buổi đàm thuyết hướngdẫn. Hơn nữa tư tưởng các triết gia ÂuMỹ sẽ được nghiên cứu bên cạnh cáchọc thuyết Á Đông.

Ngoài các môn học chính kểtrên, chương trình Trung học mới còn chú ý đếnphần đức dục và thể dục học sinh. Luânlý và Công dân giáo dục trong bốn năm đầu dạycho học sinh, qua những bài học thực tế,bổn phận làm người, làm công dân trong mộtnước.

Bài học thể dục từnay sẽ được bồi bổ thêm bằngnhững buổi tập võ bị.

Tóm lại, đạicương chương trình giáo dục bậc Trung họcmới dựa trên quan niệm tổ chức mộtnền giáo dục quốc gia trong một nướcđộc lập.

Về phương diện cánhân học sinh, nguyên tắc tổng hợp đượcáp dụng, vừa để các khả năng học sinhtự do nẩy nở, vừa chỉ huy những mônhọc thiết yếu cần trau dồi.

Về phương diện giátrị tổng quát, chương trình mới này sẽphối hợp được những sự tiếntriển mới mẻ với những đặcđiểm văn hóa thuần túy Việt Nam. Như vậyđối chiếu với văn bằng ngoạiquốc, thứ nhất là bằng Tú tài Pháp, giá trịchắc chắn của văn bằng Việt Nam sẽ làđảm bảo cho các sinh viên Việt Nam tòng họcbất cứ ở trường đại học nào, trongnước hoặc ở ngoại quốc.

Sau cùng, Bộ Quốc gia Giáodục thấy cần phải nói rõ thêm về việc thihành chương trình mới, vì với thời gian thi hành,mới thấy rõ thêm các đặc điểm cùngkhuyết điểm.Tôi rất mong các giáo sư, lâu dầnvới kinh nghiệm thu lượm trong khi dạy học,sẽ vạch rõ quan niệm riêng, để đính chínhnhững chỗ sai, thừa hoặc thiếu, nhưvậy chương trình sẽ thêm phần hoàn hảo.

    HàNội, ngày 30 tháng 8 năm 1949

 Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục

  PHAN HUY QUÁT

b. Nộidung chương trình

Trích thí dụ chương trình Quốcvăn và Luân lý-Công dân giáo dục lớp Đệ tứ(tương đương lớp 9 bây giờ):


   CHƯƠNG TRÌNH QUỐC VĂN 

Nguyên tắc.- Học trò vào cấp Trunghọc đã biết đủ những tiếngthường dùng để biểu diễn các tưtưởng thiển cận quan hệ đếnđời sống hàng ngày và những môn khoa họcthường thức. Vậy chỉ nên chú trọngđến những danh từ do chữ Hán mà ra và nhữngdanh từ khoa học thông dụng.

a) Những danh từ ấy cầnđịnh nghĩa cho rõ và nếu có thểđược nên viết cả nguyên chữ Nho chonhững chữ phiên âm để khỏi ngộ nhậnnhững chữ đồng âm.

b) Nên chú trọng đến cáchviết những chữ âm gần giống nhau (như s, x,ch, tr, v.v…). 

c) Nhiều chữ kép gồm mộtchữ Nho với một tiếng Việt ghép vào vớinhau mà cả hai chữ cũng cùng một nghĩa (nhưsinh sống, tu sửa, bàn luận v.v…). Nên sửa bỏnhững chữ điệp ý ấy đi. 

d) Nên dùng những bài giảng vănđể dạy ngữ vựng. Đồng thờidạy học trò quan sát sự vật, đặt câuvới những chữ học trong bài ngữ vựng.   

Đệ tứ niên A và B

Ngữ vựng.- Danh từ về luânlý, công dân giáo dục, triết học và kinh tế học(chỉ dạy những tiếng phổ thông).

Tậpvăn.- Như lớp Đệ ngũ, chỉ thêmnhững đề hơi có tính cách văn chương.

Giảngvăn:

a)Trích Đoạn trườngtân thanh, Tỳ bà hành(bản dịch), Quốcsử diễn ca.

 b) Thơ văn sau Đoạn trường tân thanh: Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu (trừ Lục Vân Tiên). Tôn Thọ Tường, Phan VănTrị, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Trứ, DươngKhuê, thơ văn cận đại và hiện đại.

CHÚ:

Nhân giảng văn, sẽ cho họctrò biết ít điều đại cương vềvăn học sử từ đầu thế kỷthứ XIX đến nay cùng những điều thườngthức về các thể: thơ cổ phong, hát nói, phú,thơ mới.

c)Văn xuôi trích ở các tác giả hiện đại.

CHƯƠNG TRÌNH LUÂN LÝ VÀ CÔNG DÂNGIÁO DỤC

Đệ tứ niên

Luânlý.- 1) Lương tâm. Quan niệm về trách nhiệm, lý trívà lương tâm.

2)Các môn phái về luân lý. Luân lý hòa hợp với nhân loại.

3)Anh hùng. Lý tưởng của người quân tử.

4)Bình luận vài đoạn trích ở Tứ thưCổhọc tinh hoa.

Công dân giáo dục.- Kinh tế họclược giảng. Nói qua về kinh tế tự do,chỉ huy. Sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêuthụ tài sản.

Chú ý.- Trong các bài luân lý nên chọnnhững câu phương ngôn, ngạn ngữ, cách ngôn, châmngôn của Á Đông và của Âu Tây có liên quan đến bàidạy mà cho học trò học thuộc lòng.

3. Chươngtrình Trung học 1958-1959

a.Tổng quát 

Được ban hành theo Nghịđịnh số 1286-GD/NĐ ngày 12/8/1958, dướithời Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục TrầnHữu Thế, ấn định kể từ niên học1958-1959 chương trình Trung học trên toàn cõi Việt Nam(tức toàn cõi miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ).Đây là bộ chương trình được áp dụngxuyên suốt thời kỳ VNCH, mà những chươngtrình cập nhật hóa đến sau đều căncứ vào với sự thay đổi chút ít ở mộtvài chi tiết nhỏ không đáng kể.

Họctrình gồm 4 năm Trung học Đệ nhấtcấp (Đệ thất,Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ,tương đương các lớp 6,7,8,9) và 3 năm Trung học Đệ nhị cấp (Đệ tam, Đệ nhị,Đệ nhất, tương đương các lớp 10, 11,12).

Các môn học: Quốc văn, Hántự, Sử địa, Công dân giáo dục, Sinh ngữ,Vạn vật, Lý hóa, Toán, Triết học (chỉ có ở lớpĐệ nhất), Vẽ, Âm nhạc, Thể dục,Thủ công (dành cho nam sinh), Nữ công Gia chánh Dưỡngnhi (dành cho nữ sinh).  

Tuy cũng chỉ cải biên từnhững chương trình đã có trước, bộchương trình Trung học mới này đã tỏ ra cónhiều điểm tiến bộ, được biênsoạn có quy củ và công phu hơn. Vì vậy, bởitầm quan trọng của nó, để làm tài liệu thamkhảo cho nền giáo dục miền Nam trước 1975,dưới đây xin chép lại nguyên văn bài “Nguyêntắc cải tổ Chương trình Trung học”đặt ở đầu sách Chươngtrình Trung học do Bộ Quốc gia Giáo dục Sài Gònxuất bản năm 1960: 


NGUYÊN TẮC CẢI TỔ CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC

I.                  Nguyêntắc căn bản của nền giáo dục Việt Nam

(Lược bỏ bớt,vì chỉ nhắc lại y như Chương trình Tiểuhọc 1959-1960 đã giới thiệu ở phần trên)

II.              Nguyêntắc đại cương cho việc soạn thảochương trình Trung học

Căn cứ vào ba nguyên tắc căn bảncủa nền giáo dục Việt Nam đã được ấnđịnh, bậc Trung học có mục đích:

–                    Hun đúc tâm hồn và tính khí,

–                    Mở mang kiến thức phổthông,

–                    Rèn luyện phương phápsuy tưởng và hành động, để chuẩn bịhọc sinh có đủ khả năng ra đời hay chuyểnsang và các ngành Kỹ thuật chuyên nghiệp hoặc tiếnlên bậc Đại học.

Do đó, chương trình Trung học:

–                    Chú trọng đào tạo conngười quân bình về hai phương diện cá biệtvà cộng đồng.

–                    Vừa phải thích ứng vớinhững hoàn cảnh thực tế hiện tại, vừacó tính cách trường cửu.

–                    Cần được giảndị hóa, tránh lối nhồi sọ, nhưng vẫn cốgắng đưa mỗi vấn đề học tậpđến chỗ chính xác tinh tường.

III.           Nhữngtương quan giữa Trung học và Đại học

a) Tương quan về tổng quát:

Để cho có sự nối tiếp hợplý giữa các cấp bậc học đường,chương trình giáo dục ở Trung học cũngnhư ở Đại học cần phải sửa đổilại cho phù hợp với những nguyên tắc căn bảncủa nền giáo dục Việt Nam mà Hội nghịđã ấn định trong bản quyết nghị đầutiên:

b) Tương quan về Sinh ngữ:

    1) Sinh ngữ ở bậc Trung học:

-Đệ nhất cấp: chỉ họcmột sinh ngữ.

-Đệ nhị cấp: học haisinh ngữ (một sinh ngữ chính và một sinh ngữ phụ).

    2) Chuyển ngữ ở bậcĐại học:

(a) Sẽ tiến tới việc dùng tiếngViệt làm chuyển ngữ ở bậc Đại học,nhưng việc này phải được chuẩn bịngay từ bây giờ bằng:

–                    Việc đào tạo giáosư đại học.

–                    Việc thống nhất danh từ.

–                    Việc biên soạn và dịchthuật các sách.

(b) Mặc dù chuyển ngữ ởđại học là tiếng Việt, sinh viên cũng cầnphải thành thạo một sinh ngữ và biết qua mộtsinh ngữ khác.

IV.Chia bậc và chia Ban

Ở Đệnhất cấp: không chia thành ban.

Ở Đệnhị cấp từ lớp Đệ tam lên đến tớiĐệ nhất chia làm 4 ban:

-Vănchương sinh ngữ,

-Văn chương cổ ngữ,

– Khoa học Toán,

-Khoa học Thựcnghiệm.

V. Thời hạn học tậpở bậc Trung học

– Đệ nhấtcấp: 4 năm.

– Đệ nhịcấp : 3 năm.

VI. Các mônhọc, số giờ của mỗi môn, của mỗi ban

1. Trung học Đệ nhất cấp:

BẢNG PHÂN PHỐIGIỜ CHO MỖI MÔN Ở BẬC TRUNG HỌC ĐỆ ICẤP

MÔN HỌCLớp Đệ thấtLớp Đệ lụcLớp Đệ ngũLớp Đệ tứ
1. Quốc văn và Hán tự ……………………….2. Sử địa ……………………………………..3. Công dân giáo dục (lý thuyết và thực hành) ………………………………………………..4. Sinh ngữ …………………………………..5. Vạn vật ……………………………………6. Lý hóa ……………………………………7. Toán ………………………………………                                                                                                                                     Cộng ………………..5 + 12 261235 + 12 261235 + 12 2522 1/23 1/25 + 12 2522 1/23 1/2
22222323
Vẽ ……………………………………………Âm nhạc …………………………………….Thể dục ………………………………………Thủ công (Nam) …………………………….Nữ công Gia chánh Dưỡng nhi (Nữ) …………                                     Tổng cộng …………..11311113111131111311
28282929

2. Trung học Đệ nhị cấp

BẢNG PHÂN PHỐIGIỜ DẠY Ở CÁC MÔN HỌC CHO BẬC TRUNG HỌCĐỆ II CẤP

BANVĂN CHƯƠNG SINH NGỮVĂN CHƯƠNG  CỔ NGỮKHOA HỌC TOÁNKHOA HỌC THỰC NGHIỆM
Môn họcIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII
1. Quốc văn ……………………2. Sử địa ……………………….3. Công dân giáo dục (lý thuyết và thực hành)  ………………….4. Triết học ……………………5. Sinh ngữ 1 ………………….6. Sinh ngữ 2 ………………….7. Cổ ngữ (Hán văn hoặc Latin) 8. Lý hóa ………………………9. Toán …………………………10. Vạn vật  ……………………                        Cộng …………..     Thể dục (1) …………………     Nam học sinh ………………     Nữ học sinh ………………..     Nữ công gia chánh dưỡng nhi                        Tổng cộng ……..52 2066011152 2066011102 1966011152 2060611152 2060611102 1960611132 2044046132 2044046102 1333068132 2044044332 2044044302 14330644
242427242427262627262627
 331 331 330 331 331 330 331 331 330 331 331 330
27 và 2827 và 2830 27 và 2827 và 2830 29 và 3029 và 3030 29 và 3029 và 3030 

(1)    Khicó đủ phương tiện và huấn luyện viên,số giờ thể dục có thể tăng lên tới 6giờ mỗi tuần.

b.Nội dung chương trình

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC VĂN

Phần Việtvăn

A.    Giảngvăn và Văn học sử

(Lược bớt, khôngtrích phần B. Chính tả và Văn phạm, và C. Bài tậpQuốc văn)

Mụcđích: Mục đích của môn Giảngvăn là làm cho học sinh thấu hiểu giá trị vềhình thức và nội dung của một tác phẩm hay mộtđoạn văn, để nhờ đó hun đúc tính khívà tâm hồn, mở mang  kiếnthức về văn học và thâu thái những điềubổ ích cho việc luyện văn.

1.Phần Kim văn: Hình thức và nội dungcủa những bài Giảng văn phải phù hợp vớichương trình Luận văn đương đượcgiảng dạy: chẳng hạn, dạy những bài Giảngvăn có tính cách miêu tả trong giai đoạn dạy Luậnvăn về loại miêu tả, có tính cách thuật sựtrong giai đoạn dạy Luận văn về loạithuật sự, v.v…

Phải lựa những bài văn có giátrị để rồi bắt học sinh học thuộclòng hầu luyện ký ức và văn khiếu.

2.Phần Cổ văn: Phải chọnnhững đoạn rất tiêu biểu, nhiều hay ít, dàihay ngắn tùy theo lớp và cấp học. (Về điểmnày, bộ sẽ có những chỉ thị rõ ràng đểấn định nên trích những đoạn nào trong mộttác phẩm, giảng những bài nào của một tác giả).

3.Việc đọc sách: Giáo sư phảihướng dẫn học sinh đọc sách. Học sinhphải có vở riêng để ghi chép những đoạnvăn hay, tóm lược cuốn sách đã đọc. Mỗitháng nên kiểm soát vở đó một lần đểtheo dõi sự tự học của học sinh, khuyếnkhích sự đọc sách cho thành một sự ham mê đểkhi ra đời học sinh nhờ đó mà luôn tiếp tụcviệc học hỏi.

ĐỆ THẤT

I.- Văn xuôi hiện kim:Mỗi tuần 2 giờ

Bài chọn trong tác phẩm của nhàvăn hiện kim, phù hợp với chương trình Luậnvăn.

    II.- Văn vần và truyện cổ:Mỗi tuần 1 giờ

   Trích giảng

    a) Văn vần: Tục ngữ,ca dao, vè; Lục súc tranh công;Nhị thập tứ hiếu.

    b) Truyện cổ: của NguyễnVăn Ngọc, Phan Kế Bính (NamHải dị nhân, HưngĐạo Vương)

ĐỆ LỤC

I.-Văn xuôi hiện kim: Mỗi tuần 2giờ

Cũng như ở năm Đệ thấtnhưng chọn nhiều bài về loại thuật sự,loại hỗn hợp (vừa miêu tả vừa thuật sự).Lẽ tất nhiên bài dài hơn năm Đệ thất.

II.-Văn vần và truyện cổ: Mỗi tuần1 giờ

    Trích giảng:

    a) Văn vần: Gia huấn ca (Nguyễn Trãi); Bích Câu kỳ ngộ; Bà Huyện Thanh Quan.

    b) Truyện cổ: TrươngVĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của

    III.- Văn thể: Lục bátvà biến thể.

ĐỆNGŨ

    I.- Văn xuôi:Mỗi tuần 2 giờ 30

    1) Mộtsố bài về loại miêu tả, thuật sự có tínhcách tế nhị, phức tạp.

    2)Văn nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh, NguyễnBá Học, Phan Kế Bính và những bài trích trong tạp chívăn chương, khoa học (Đông Dương tạpchí, Nam phong tạp chí, Tri tân,Thanh nghị, Tao đàn…)

    II.- Văn vần:Mỗi tuần 1 giờ 30

    Trích giảng:Lê Thánh Tôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chinh phụ ngâm, LụcVân Tiên, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khắc Hiếu.

    III.- Văn thể:Song thất lục bát và biến thể; thơ Đườngluật.

ĐỆ TỨ

    I.- Văn xuôi:Mỗi tuần 2 giờ

    Vănnghị luận của Phạm Quỳnh, Trần TrọngKim, Phan Chu Trinh.Trích các bài nghị luận trong các tạp chí(như đã nói ở năm Đệ ngũ).

    II.- Văn vần:Mỗi tuần 1 giờ

    1) Trích giảng: Cung oán ngâm khúc, Đoạntrường tân thanh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,Trần Tế Xương.

    2) Mộthai bài tiêu biểu: Cao Bá Quát, Tôn Thọ Tường, PhanVăn Trị.

    Thi ca củacác nhà ái quốc: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

    III.- Văn thể:Hát nói.

    IV.- Văn học sử:Đại cương về văn học sử ViệtNam từ thời khởi thủy đến thời hiệnkim (5 giờ cho toàn niên khóa).

ĐỆ TAM VĂNCHƯƠNG (Sinh ngữ và Cổ ngữ)

I.-Văn học sử: Vănchương truyền khẩu; – Văn nôm từ đờiTrần cho đến hết đời Nguyễn Du; – Giớithiệu những tác phẩm Hán văn do người Việtsáng tác tương ứng với các thời kỳ củanền văn nôm.

    II.- Văn thể:Đối, phú, văn tế.

    III.- Trích giảng:Tục ngữ, ca dao

    1) Mộthai bài tiêu biểu: Thơ Hồng Đức, Nguyễn BỉnhKhiêm, Phạm Thái, Nguyễn Huy Lượng, Lê Quý Đôn.

– ĐặngĐức Siêu (Văn tế)    

– Nguyễn VănThành (Văn tế)

    2) Tríchnhiều hơn: Chinh phụngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Hoa tiên truyện, Đoạn trường tân thanh.

ĐỆTAM KHOA HỌC (Toán và Thực nghiệm)

I.Văn học sử: Cũng nhưđệ tam Văn chương nhưng khái quát, sơlược hơn (với mục đích mở mang kiếnthức phổ thông và đào tạo tâm hồn nhân bảnhơn là hướng dẫn vào các ngành văn học nghệthuật như ở các ban văn chương).

II.Trích giảng

1) Một hai bài tiêu biểu:

– Tục ngữ ca dao, thơ Nôm đờiHồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn tế trậnvong tướng sĩ.

2) Trích: Chinh phụ ngâmkhúc, Cung oán ngâm khúc, Đoạn trường tân thanh.

ĐỆ NHỊVĂN CHƯƠNG (Sinh ngữ và Cổ ngữ)

I.Văn học sử: Từ sau NguyễnDu đến năm 1945.

–  Giới thiệu những tác phẩmbằng Hán văn do người Việt sáng tác trong thờikỳ đó.

II.Văn thể: Ôn lại Hát nói, thơĐường luật, Thơ mới.

III.Tríchgiảng: 

Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn ĐìnhChiểu (thơ và văn tế), Nguyễn Khuyến,Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần TếXương, Tự tình khúc.

– Nhóm ĐôngDương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh, Phan KếBính).

– Nhóm Nam phong (PhạmQuỳnh, Nguyễn Trọng Thuật).

– Nguyễn KhắcHiếu (văn vần).

– Tự lực văn đoàn: NhấtLinh (Đoạn tuyệt),Khái        Hưng (Nửa chừng xuân), HoàngĐạo (Mười điềutâm niệm).

ĐỆ NHỊKHOA HỌC (Toán và Thực nghiệm)

I.Văn học sử: Cũng như lớpĐệ nhị Văn chương nhưng khái quát, sơlược hơn (với mục đích mở mang kiếnthức phổ thông và đào tạo tâm hồn nhân bảnhơn là hướng dẫn vào các ngành văn học nghệthuật như các ban văn chương).

II.Văn thể: Thơ mới

III.Trích giảng: Nguyễn Công Trứ, NguyễnKhuyến, Trần Tế Xương, Nhóm ĐôngDương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh), Nhóm Nam phong(Phạm Quỳnh), Nguyễn Khắc Hiếu (văn vần),Tự lực văn đoàn: Nhất Linh (Đoạn tuyệt), Khái Hưng (Nửa chừng xuân), Hoàng Đạo (Mười điều tâm niệm).


CHƯƠNG TRÌNH CÔNG DÂNGIÁO DỤC

HUẤN THỊ

VỀ CÁCH GIẢNG DẠYMÔN CÔNG DÂN GIÁO DỤC

Môn Công dân giáo dục có mục đíchlàm cho học sinh:

  – Nhậnđịnh được chân giá trị của con ngườicùng địa vị và bổn phận con người tronggia đình, giữa xã hội;

  – Thấutriệt quyền lợi cùng bổn phận ngườicông dân trong một quốc gia dân chủ và độc lập.

  Trongchương trình này, Đức dục và Công dân giáo dụcbổ túc lẫn nhau, dùng học đường đểchuẩn bị học sinh bước vào đời sốngxã hội và quốc gia, đào luyện một “con người”đầy đủ đức tính đồng thờicũng là một “công dân” xứng đáng.

Trong phương pháp giảng dạy,lý thuyết sẽ đi đôi với thực hành. Về mỗivấn đề đem ra giảng dạy có hai phần:

– Phần lý thuyết gồm một bàihọc ngắn, giản dị, dùng ít danh từ trừutượng, và một bài học thích ứng trích trongvăn chương, sử ký; 

–  Phầnthực nghiệm một bài vấn đáp cốt làm sáng tỏý nghĩa bài học hoặc giải thích những điểmphụ thuộc vào bài học và một hoạt độngđể thực hành những điều giảng dạy.

Từ Đệ thất đếnĐệ nhị, giờ Hiệu đoàn [Sinh hoạt họcđường] sẽ dành riêng cho hoạt động thựchành này. Tại lớp Đệ nhất, không còn một giờlý thuyết về môn Công dân giáo dục, giờ Hiệuđoàn sẽ dùng để thực hành và nhắc lạinhững điều đã học trong những nămtrước.

Sự giảng dạy phải có tínhcách thực tế và linh động làm cho học sinh hiểunhững điều học tập. Giáo sư cần phảinêu rõ lý do của những bổn phận hoặc quy tắc,tránh cách học nhồi sọ. Trong khi diễn giảng,giáo sư có thể dùng tranh ảnh, đĩa thâu thanh hoặccác phương tiện khác. Giáo sư sẽ lấy thí dụtrong thời sự, đời sống hàng ngày và những sựkiện lịch sử hiện đại Việt Nam. Học sinh không đượcthụ động: bài vấn đáp rất quan trọnggiúp cho học sinh suy nghĩ, đặt câu hỏi diễntả và trao đổi ý kiến. Hoạt động thựchành dưới sự điều khiển của giáosư, có thể dùng phương pháp diễn kịch, du họcthực hành, điều tra, phỏng vấn, thuyếttrình, bích báo, tham gia các tuần lễ xã hội do chánh phủtổ chức (tuần lễ giao thông vệ sinh…).

CHƯƠNGTRÌNH CÔNG DÂN GIÁO DỤC

(Từ Đệthất đến Đệ nhị: 2 giờ mỗi tuần)

ĐỆ THẤT

Nhân bản:

Thể xác và tinh thần- Con ngườivà ngoại vật- Bổn phận không phung phí vật phẩm,không hành hạ súc vật.

Bổn phận đối với bảnthân: Thân thể-Tình cảm- Ý chí-Trí tuệ. Trau dồi nhâncách và đề cao tinh thần tự trọng.

Đời sốngtrong gia đình:

– Tổ tiên, cha mẹ; anh em, thân thuộc(họ nội, họ ngoại), gia nhân.

– Tri ân tổ tiên, gia đạo, hiếuđễ, tương thân, tương ái.

Đời sốngtại học đường:

– Bổn phận đi học, họcnghề – Bổn phận đối với thầy học(kính trọng, vâng lời, tri ân).

– Cách đối xử với bạn học-(sự ganh đua, nghĩa đoàn thể, tính khiêm nhượng,lòng tôn trọng lẫn nhau).

– Kỷ luật học đường-(chuyên cần, tôn trọng kỷ luật, danh dự họcđường, giữ gìn vật dụng họcđường).

– Tư cách học sinh (y phục, cáchăn nói, danh dự và giá trị cá nhân).

ĐỆ LỤC

Đời sốngtrong xã hội:

Liên hệ giữa cá nhân và xã hội-nhânloại-hoạt động và công trình liên đới củacác thế hệ đã qua, hiện tại và tươnglai.

Chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tậpquán, tục lệ.

Các đoàn thể nhân quần: xóm giềng,làng xã, quốc gia, quốc tế – ái hữu, hiệp hội,hợp tác xã, nghiệp đoàn.

Bổn phậnđối với xã hội:

– Kỷ luật trong đoàn thể vàluật pháp trong xã hội, công lý và bác ái.

– Bổn phận cần lao, đờisống người cần lao, bổn phận góp sứcvào sự tiến triển của nhân loại.

– Yêu chuộng hòa bình (những đứctính cần thiết).

Xã giao:

Phép lịch sự và kỷ luật xã hội:phục sức, chào hỏi, giới thiệu, tiếp khách;cử chỉ tại những nơi công cộng: ngoàiđường, rạp hát, tiệm ăn…

ĐỆNGŨ

Tổ chứccông quyền Việt Nam:

Hiến pháp và luật lệ (căn bảncủa tổ chức công quyền).

Quốc kỳ, quốc ca.

Tổng thống; Quốc hội; Các bộ,các công sở, các tòa án; Các địa phận hành chánh: làng,tổng, quận, tỉnh, thành phố, thủ đô.

ĐỆ TỨ

Quốc gia:

Yếu tố cấu thành quốc gia:lãnh thổ, dân tộc, chính quyền.

Quốc gia độc lập, giao dịchquốc tế: tình thân hữu và chính sách không bài ngoại.

Chính quyền trong quốc gia: hiếnpháp (thành lập, sửa đổi).

Sơ lược về các chính thể:quân chủ, dân chủ, độc tài, cộng hòa.

Quyền lợivà nhiệm vụ của công dân:

Các đảm bảo về bảnthân  (an ninh cá nhân, tôn trọngđời tư và danh dự cá nhân, quyền làm việc),các tự do tư tưởng (tín ngưỡng, ngôn luận,hội họp, vãng lai, cư trú, hành nghiệp, tham chính), cácquyền kinh tế và xã hội (quyền tư hữu, tiếtkiệm, kinh doanh, các an ninh xã hội) – lòng ái quốc, bổnphận tôn trọng và bảo vệ hiến pháp, tinh thầntrọng luật, bổn phận đóng thuế, quân dịch.-Nhấn mạnh về quyền và bổn phận bầu cử.

Ghichú:Về chương trình Đệ ngũ và Đệ tứ,giáo sư sẽ lấy thí dụ cụ thể trong nhữngthực hiện của Chánh phủ Việt Nam để củngcố nền độc lập và chính thể Cộng hòa.

ĐỆTAM

Khái lượcvề chính trị:

– Chế độ dân chủ: nguồngốc, tiến triển.

– Nguyên tắc phân quyền.

– Hình thức tổ chức chính quyền:Tổng thống chế, Đại nghị chế và Quốchội chế.

– Tổ chức quốc tế : Liên HiệpQuốc và thí dụ về vài cơ quan Quốc tế(cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Quốc tế(U.N.E.S.C.O.), cơ quan Lao động Quốc tế ( B.I.T.),cơ quan Y tế Quốc tế (O.M.S.)

Giao tế vàsinh hoạt xã hội: nơi công cộng-lễ gia đình (lễ cưới, tang lễ…) – hội họp,tiệc tùng.

Hiệp hộicó tính cách xã hội: nghiệp đoàn, hộiái hữu, đoàn thể văn hóa…

ĐỆ NHỊ

Khái lượcvề kinh tế:

– Chủ nghĩa kinh tế, chủnghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tếtự do, kinh tế chỉ huy.

– Yếu tố sản xuất: vốn,nhân công, kỹ thuật, tài nguyên, thiên nhiên.

– Cơ quan sản xuất và mậu dịch:xí nghiệp tư và công, công nghiệp và nông nghiệp, hợptác xã.

– Tiền tệ: tiền vàng và tiềngiấy.

– Ngân hàng và tín dụng.

– Mậu dịch và quốc tế.

CHƯƠNGTRÌNH TRIẾT HỌC

ĐỆ NHẤT

BanVăn chương: Sinh ngữ, Cổ ngữ

(Mỗi tuầnlễ 9 giờ)

I.Tâm lý học

Đối tượng Tâm lý học -Tính cách các hiện tượng tâm lý. Những tươngquan giữa hiện tượng tâm lý và hiện tượngsinh lý. Quan điểm nội quan và quan điểm ngoạiquan.

Tri giác. Cảm giác và hình ảnh.

Liên tưởng. Ký ức. Trí tưởngtượng. Chú ý.

Trừu tượng và khái quát. Công  dụng của ký hiệu. Ngôn ngữvà tư tưởng.

Phán đoán và suy luận.

Cảm giác và hoạt động. Khuynhhướng và cử động.

Khoái lạc và đau khổ tinh thầnvà vật chất. Cảm xúc. Đam mê.

Bản năng.Tập quán. Ý chí. Tìnhhình.

Ý thức.Vô ý thức. Nhân cách. Nhân vị.

Lý trí và tự do.

II.Luận lý học

    Nhữngnguyên tắc căn bản của lý trí.

   Phương pháp thông thường của tư tưởng:trực giác và suy luận.

    Diễndịch và quy nạp, Phân tách và tổng hợp.

    Khoa họcvà tinh thần khoa học. Khoa học và kỹ thuật.

    Toán pháp:Đối tượng – nền tảng  – phương pháp – lý luận. Công dụng.

    Khoa họcthực nghiệm: Sự kiện – giả thuyết – khámphá và kiểm chứng định luật – nguyên lý – lý thuyết.

Một vài thí dụ về những thuyếtlớn thuộc Vật lý học, Hóa học và Sinh lý họchiện đại.

    Khoa họcnhân văn: Tâm lý học, Sử ký và Xã hội học.

III.Đạo đức học

    Vấnđề đạo đức. Đạo đức vàkhoa học.

   Lương tâm: bản chất và giá trị.

    Bổnphận và quyền lợi. Trách nhiệm.

    Công lý vàbác ái.

    Các quanniệm lớn của đời sống đạo đứcĐông và Tây.

    Đạođức và đời sống cá nhân.Thân thể và tinh thần.Nhân phẩm.  Nhân vị và cộngđồng.

Đạo đức và đời sốnggia đình: Gia đình. Vấn đề hôn nhân và vấnđề sinh sản.

Đạo đức và kinh tế. Phâncông. Liên đới. Nghề nghiệp, vấn đề xãhội.

    Đạođức và chính trị. Chủ nghĩa “dân vi quý” củaMạnh Tử. Tự do và bình đẳng. Tổ quốc, quốc gia, nhà nước(Patrie-Nation-Etat).

    Luật pháp. Quyền lợi và bổnphận của công dân. Vấn đề dân tộc thiểusố.

    Đạo đức và giao thiệpquốc tế.

    Nhân loại. Bổn phậnđối với nhân loại.

    Thuyết “nhân ái” của KhổngTử. Thuyết “từ bi” của Phật giáo. Thuyết“bác ái” của Thiên Chúa giáo.

IV. Triết học tổng quát

    Nhận thức luận, nhữngnguyên tắc căn bản của lý trí.

    Vấn đề chân lý.

    Triết học và khoa học.Triết học và đạo đức.Triết học vàtôn giáo.

    Không gianvà thời gian. Vật chất.

    Sự sống.

    Tinh thần.

    Tựdo. Nhân vị và giá trị.

    Thượngđế.

V.Triết học Đông phương

    Khái quát về:

    KhổngMạnh.

    Lão Trang.

    Phậtnguyên thủy.

VI.Tác phẩm triết học

    Trong số9 giờ học, định cho mỗi tuần lễ 2 giờtrong đệ nhị lục cá nguyệt sẽ dùng đểđọc một tác phẩm triết học Tâyphương và một tác phẩm Đông phương, tùy ýlựa chọn trong bảng sau đây:

    Hai tác phẩmấy sẽ ghi vào học bạ và sẽ có hỏi đếnlúc thi vấn đáp.

    Platon: Phédon,Gorgias, La République (một quyển).

    Aristote : Morale à Nicomaque (một quyển)

    Marc Aurèle: Pensées.

    Descartes: Discours de la methode.

    Pascal: Penséeset Opuscules.

   J.J. Rousseau: Le contrat social (một quyển)

   CI. Bernard: Introduction à  l’étude de lamedicine expérimentale (phần đầu).

   Bergson: Lerire. La pensée et le mouvant. Les deux sources de la morale et de lareligion.

   Emmanuel Mounier: – Le Personnalisme.

 – Introductionaux existentialismes.

   Gabriel Marcel: Etre et avoir.

   Tácphẩm Đông phương:

   Bộ Tứ thư: Đại học, Trung dung, Mạnh Tử, Luậnngữ.

   Đạođức kinh.

   DharmaPada. Khóa hư lục.

Ban Khoa học thựcnghiệm

(Mỗi tuần 4 giờ)

1. Tâm lý học:

Như banVăn chương, trừ những điểm:

– Trừutượng và khái quát.

– Công dụngvà ký hiệu.

– Ngôn ngữ vàtư tưởng.

– Phán đoán vàsuy luận.

– Ý chí – tínhtình.

– Lý trí và tựdo

2. Luận lý học (Như ban Văn chương) 

3. Đạo đức học  (Như banVăn chương)

Ban khoa học Toán

(Mỗi tuần 4 giờ)

    1.Luận lý học (Như ban Văn chương)   

    2.Đạo đức học (Như ban Vănchương)

c) Nhận xétvề Chương trình Trung học 1958-1959

(1) Nhận định tổng quát

Chương trình Trung học 1958-1959với một số điểm cải biên, phát triểnlên từ những chương trình đã có trước làmột nỗ lực lớn của ngành giáo dụcthời Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) đồngthời cũng là kết quả thu lượm đượctừ những cuộc thảo luận trong Đạihội Giáo dục Quốc gia lần I (năm 1958)dưới thời Bộ trưởng Quốc gia Giáodục Trần Hữu Thế. Có thể nói, đây làbộ chương trình đã được áp dụngchính thức ở miền Nam xuyên suốt gần 20 năm,vì những chương trình khác gọi là “cải cách” hay “cậpnhật hóa” sau đó thật ra chỉ chép lại nguyênvăn chương trình này với một vài chi tiết thayđổi không đáng kể, như chúng ta sẽ thấyở những đoạn khảo sát kế tiếp.

Chương trình “mới” 1958-1959 sovới chương trình cũ có vài điểm tiếnbộ như ở Trung học Đệ nhất cấpchỉ học một sinh ngữ chính (thay vì hai); ởĐệ nhị cấp có phân ban ngay từ lớpĐệ tam (lớp 10 bây giờ)…

Mặc dù vậy, Chương trình Trunghọc 1958-1959 vẫn phải chịu khá nhiều sựphê bình của học giới và giới giáo chức côngcũng như tư ngay từ khi nó mới ra đời vàcả trong khi đang được áp dụng.  

Đa số ý kiến đều chorằng chương trình chỉ cải biên, phát triểnlên từ Chương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn (1945)vốn đã lạc hậu với thời thế vìchịu ảnh hưởng của chương trình Phápcũ, vừa nặng nề vừa quá thiên về lýthuyết, không hợp với hoàn cảnh Việt Nam,thiếu thực tế, còn nhiều phần lỗithời vô dụng (xem phần đúc kết củaTiểu ban Trung học trong Đại hội Giáo dụcToàn quốc 1964, Văn hóanguyệt san, tập XIV, tlđd., tr. 598), thiếucải tiến cập nhật theo đà phát triểncủa khoa học, ít chú trọng hướng nghiệp,với cái học từ chương để phụcvụ thi cử hơn là hướng tới những mônhọc thực dụng cần ích cho xã hội hiệnđại đang cần nhiều hơn về các ngành khoahọc-kỹ thuật. Các nhà biên soạn chương trìnhđã có quá nhiều tham vọng, nên đưa ra nhiềuyêu cầu cao hơn so với tuổi tác và trình độthực tế của học sinh, dường nhưmuốn biến học sinh trung học trở thànhnhững con người vừa hoàn thiện về nhân cáchvừa bác học đa năng về tri thức, họcvấn.

Ngoài những “nguyên tắc cănbản” (Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng, áp dụng chung chocả bậc Tiểu học), Bộ Giáo dục cònđưa ra những “nguyên tắc đại cương”cho việc soạn thảo chương trình với quánhiều cao vọng, đòi hỏi một cách lãng mạnvề những mục đích cao đẹp cầnphải đạt, nên đã thiết lập mộtchương trình học quá nặng quá cao, mà theo ôngNguyễn Hiến Lê, nếu đọc hết cảchương trình mỗi môn từ Việt văn, Hánvăn, Pháp văn, Anh văn đến Toán, Lý hóa, Triếthọc, Âm nhạc…, “người ta càng phải thán phụcrằng học sinh trung học Việt Nam có một trìnhđộ vượt hết cả các học sinh trunghọc thế giới” (“Phải mạnh bạo cảitổ nền giáo dục Việt Nam”, bài 1 trong loạt 5bài, tạp chí Bách khoa,số 128, tlđd, tr. 15). Rồi tác giả bài viết phêphán xuống từng môn, về Việt văn, Sinh ngữ,Khoa học (Toán, Lý, Hóa, Vạn vật), mà môn nào cũngnặng hơn trước khi cải tổ mấy năm,đặc biệt ở hai môn Triết học và Âmnhạc. Một câu hỏi khác được tác giảđặt ra là giả định Bộ Quốc gia Giáodục có khả năng làm cho học sinh trung học cóđược trình độ học thức tổng quátvà quảng bác như Bộ muốn đi nữa, thìliệu khi học hết trung học họ có làmđược việc gì không, có đủ khả năng rađời không, hay chỉ làm được cái việccạo giấy? Ý tác giả muốn nói rằngChương trình Trung học 1958-1959 cải tổ rồivẫn còn nặng nề khó theo, khó thực hiệnhiệu quả và nhất là thiếu hẳn tính thựcdụng so với hoàn cảnh thực tế đấtnước.

Trong bài “Góp ý kiến Chương trìnhTrung học” (Bách khoa, số184, ngày 1.9.1964), ông Đoàn Thêm cũng cho rằngchương trình học vẫn còn quá nặng. Môn Triếtquá khó hiểu đối với hạng thiếu niên 17, 18tuổi, mà chính ông đọc còn không hiểu, đềnghị chỉ nên giữ lại phân môn Luận lý học“vì môn này đi đôi với khoa học cùng toán học màtrẻ đã quen thuộc trong nhiều năm”; ở banToán (B) và ban Vạn vật (A), số giờ Việt vănquá nhiều trong khi số giờ Sinh ngữ quá ít; mônThủ công ở Đệ nhất cấp dạy quavề các nghề mộc, rèn, hàn… nhưng sao không dạytrồng cây, trồng rau, nuôi gia súc ở một xứ canhnông, hoặc có dạy nhưng lại liệt vàochương trình kinh tế gia đình (lớp Đệngũ) dành cho con gái; môn Âm nhạc thì chương trình “phongphú quá thể, đọc qua chắc ai cũng tưởnglạc vào một Viện Âm nhạc”; môn Công dân giáo dụcthì cần phân phối lại vì một mục có khiđược ghi nhiều lần ở các lớp khác nhau,lại cũng nặng về phần chính trị và kinhtế còn phần xã hội chỉ lướt qua…  

“Chương trình Trung họcđầy những khuyết điểm không thểkể xiết. Đáng lẽ Chương trình Trung họcphải là một chương trình sửa soạn chotrẻ vào đời, người ta lại quy cho chúngmột mục đích sai lầm là học để thi. Vìthế những môn cần thiết cho một thanh niên rađời đã bị xem nhẹ như Sử Địa,Công dân, Sinh ngữ và nhất là các môn dạy cho conngười sống xứng đáng là con người…;đó là môn Đức dục hay là Đạo đức…Chúng ta thử hỏi với cái kiến thức phổthông, những kiến thức về khoa học, về Toánhọc ở Trung học, chúng ta có thể dùng vàođược việc chi… Với những môn học kháccũng vậy… Về Sinh ngữ, chương trình thì quánặng mà học sinh thì lại càng ngày càng kém…” (Hà VănKỳ, “Giáo dục trong chiều hướng phát triểnquốc gia”, tập san Minhđức, số 1 & 2, tháng 6-7/1972, tr. 166-167).  

Chương trình lại rờirạc, thiếu tính liên kết chặt chẽ thành hệthống, như có người nhận định: “Không aithấy rõ chủ điểm của giáo dục hiệntại xuyên qua cái chương trình đang đượcáp dụng, hoặc giả người ta ngụp lặntrong từng phần chuyên môn rời rạc, không có mộtsự kết hợp chặt chẽ để đồngquy về một chủ điểm duy nhất. Chính vìthế mà giáo dục chỉ đóng vai trò tích tụkiến thức góp nhặt từ mọi phía, còn cáitrọng trách phát huy kiến thức một cách sâu rộng theomột chiều hướng nào đó, quy về mộtchủ đích, hầu đạt đến mộtđường hướng chung để thốngnhất tư tưởng và hành động củaquần chúng, đã không được để ýđến…” (Quang Minh, “Vai trò của giáo dục trong sựphát triển xã hội”, Giáodục nguyệt san, số 53, tháng 12/1971, tr. 2).  

    (2) Nhậnđịnh về chương trình Việt ngữ

  Chương trình Trunghọc Phổ thông 1958-1959 nói chung và chương trìnhViệt ngữ nói riêng tuy có được “cậpnhật hóa” vài lần vào những năm 1970-1971, 1971-1972…nhưng hầu như không có gì thay đổi, (như chúngtôi sẽ trình bày ngay ở đoạn tiếp sau), nênnhững nhận định sắp nêu ra dướiđây về chương trình Việt ngữ dù cóđược phát biểu sau đó 10 năm là nói chung vàphù hợp cho cả nhiều bộ chương trình từchương trình 1958-1959 này trở đi cho đến lúcchế độ VNCH cáo chung tháng 4.1975.    

Trước hết, theo đánh giá của ôngNguyễn Hiến Lê (tlđd, tr. 15), chương trình mônViệt ngữ (cũng quen gọi Việt văn, Quốcvăn) năm 1958-1959 là quá cao, hơn cả chươngtrình của Pháp: bắt những học sinh 14, 15 tuổicủa ta ở lớp Đệ ngũ, Đệ tứphải học cách “nghiên cứu thân thế và thờiđại tác giả” từ Lê Thánh Tôn… đến PhạmQuỳnh, Khái Hưng…, rồi lại phải họcnghị luận tổng quát, nghị luận luân lý,nghị luận văn chương nữa, trong khinhững học sinh cùng tuổi đó ở cáctrường bên Pháp còn đương học làm bài miêutả và tự sự.    

Thứ đến, có ý kiến cho rằngchương trình Việt ngữ trong suốt 10 nămhầu như không thay đổi, vẫn rườm ràgiẫm chân lên nhau giữa lớp Đệ ngũ (lớp8) và Đệ tam (lớp 10), lớp Đệ tứ(lớp 9) và Đệ nhị (lớp 11), “làm như không cógì đáng để học thêm”; nó lại đượcsắp xếp theo lịch sử văn học mà không đểý sự phát triển tâm hồn học sinh, như mộthọc sinh lớp 7 lại bắt học những tưtưởng ủy mị, ướt át trong Bích Câu kỳ ngộ. Thêm vàođó là sự vắng bóng của những nhà thơ yêunước, nhất là trong thời kháng Pháp. “Cuối cùngViệt văn cũng chỉ là một môn đượcdạy cho có mà không nhằm một mục đích nàohết cả” (Hà Văn Kỳ, tlđd, tr. 168).

Trong bài viết “Nhận định vềchương trình Việt văn bậc Trung học” củaBảo Cự (Giáo dụcnguyệt san, số 57-58, tháng 4-5/1972, tr. 38-65), tác giảcòn phê phán mạnh mẽ hơn, trong mục số 2“Những điểm phản động và sai lầm trongnội dung học trình”, do thiếu một địnhhướng và những mục đích rõ rệt. Có thểtóm tắt thành một số điểm chính như sau:

–  Tính cách thoái hóa vàphản dân tộc. Tác giả trích lại một số ýkiến của GS Nguyễn Văn Trung đăng trêntạp chí Tự quyết(số 4, tháng 11/1970), đại khái: (a) Chương trìnhViệt văn bỏ quên không cho học văn chươngchữ Hán và chữ Nôm của những phong trào nhà văncách mạng chống Pháp, hoặc có nhưng rất ít(lớp 9 chỉ nhắc đến Phan Bội Châu, Phan ChâuTrinh). Trong khi đó lại học trùng nhau quá nhiềuvề Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến…(ở lớp 9 rồi lại lớp 11), về Đoạn trường tân thanh(ở lớp 9 rồi lại lớp 10); cho học Chinh phụ ngâm khúc… mà không chohọc 2 bài “thiên cổ hùng văn” là “Bình Ngô đại cáo”và “Hịch tướng sĩ văn” (với 2 bảndịch tiếng Việt hay nổi tiếng, đềucủa Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim) khêu gợi lòng yêu nước,ý chí chống giặc ngoại xâm. 

   – Trong chương trìnhlớp 11, về Tự lực văn đoàn họcđến 3 tác giả Nhất Linh, Khái Hưng, HoàngĐạo mà lại bỏ quên những tác giả hiệnthực xã hội như Vũ Trọng Phụng, NguyênHồng, Nam Cao… trong khi văn chương tiền chiếnkhông phải chỉ có Tự lực văn đoàn…

– Người soạn chương trình đã“miệt thị” và không hiểu được giá trịcủa văn chương truyền khẩu, qua việcbỏ phần giảng văn về văn chươngtruyền khẩu ở Đệ tam (lớp 10), chỉhọc khái quát trong phần Văn học sử, như thếsuốt 7 năm Trung học học sinh chỉđược học văn chương bình dân truyềnkhẩu vốn rất phong phú ở lớp Đệthất (lớp 6), nên sự hiểu biết về tụcngữ, ca dao, truyện cổ của học sinh rấtkhiếm khuyết.   

Rồi tác giả bài viết đưa ra kếtluận bằng những lời lẽ nặng nề(cũng chủ yếu dựa theo ý kiến củaNguyễn Văn Trung): “Chương trình Việt vănhiện tại ở bậc Trung học có tính cách thoái hóa, phảndân tộc và do đó phản giáo dục. Chương trìnhđó chỉ nhằm đào tạo một sốngười cầu an, đầu hàng, hèn nhát, khuấtphục ngoại bang. Nó phải được phê phán vàsửa đổi tận gốc rễ… Không thểchỉ dạy Văn học một cách thưởngngoạn hay với thái độ vô thưởng vô phạt,nhằm cung cấp một vài kiến thức để thicử, nhưng phải coi Văn học như mộtphương tiện giáo dục khêu gợi, nuôidưỡng lòng yêu nước, ý chí quật cường,truyền thống bất khuất của dân tộc quaviệc khai thác, đề cao văn chương cáchmạng và những việc tố cáo, phơi bầy tínhchất phản dân tộc, thoái hóa của vănchương công khai tay sai đồng lõa” (tr. 52-53).   

– Tính cách mơ hồ và có tác dụng nguy hiểm:Ở cả phần Kim văn và Cổ văn của cáclớp Đệ nhất cấp (từ Đệ thấtđến Đệ tứ/ lớp 6 đến lớp 9),Bộ Giáo dục chỉ nêu gợi ý chung chung mà không xácđịnh cần trích những bài văn, thơ nào cụthể. Ngoài ra, còn thiếu sách giáo khoa chính thức dobộ biên soạn để cụ thể hóa, thốngnhất hóa và hữu hiệu hóa môn Văn, “kéo nó vềvới thực tại, tận dụng năng lực, pháthuy tính chất phục vụ đích thực” (tr. 53-56).

– Thiếu hợp lý trong phân phối giờ dạyở các lớp Đệ nhị cấp: môn Sinh ngữở bất cứ ban nào và Toán ban B quan trọng hơngấp đôi môn Việt văn, làm cho học sinh các ban khoahọc đều khinh thường môn này…

    Từ những nhậnđịnh nêu trên, tác giả Bảo Cự đã mạnhdạn đưa ra một số đề nghị tómtắt: (1) Cần định hướng và xácđịnh những mục đích rõ rệt cho môn Việtvăn (như: xiển dương văn học dântộc, rèn luyện tinh thần dân tộc, xây dựng nhânsinh quan, luyện óc suy luận, sáng tạo và tài ăn nói,mở mang kiến thức văn học và hướngdẫn vào các ngành văn học nghệ thuật); (2)Sửa đổi nội dung học trình hiện tại vìhọc trình này phản động và sai lầm… 

(3) Nhậnđịnh về chương trình Triết học lớp12

Tất cả các bậc thức giả và giáo chứcđều thừa nhận chương trình Triếthọc (chỉ dạy ở lớp Đệ nhấttức lớp 12) là quá nặng nề. Dường nhưcác nhà biên soạn chương trình muốn cho học sinhlớp cuối cấp ban Triết (tức ban C, D) trong lúccòn trẻ đều trở thành những nhà thông tháihoặc triết gia!

Chỉ trong vòng một năm học ở lớpcuối cấp, lần đầu tiên xiếp xúc vớimôn Triết mà học sinh đã bị nhồi nhét quánhiều kiến thức mới lạ, trừutượng và cao siêu đến bội thực.  

Theo ông Nguyễn Hiến Lê, Triết học thìhọc trọn chương trình của Pháp nhưng cònhọc thêm triết học Đông phương. Học sinhmỗi năm phải đọc 2 cuốn sách Triếtviết bằng ngoại ngữ, một của Đôngphương và một của Tây phương, trong khihọc sinh cùng cấp lớp ở Pháp chỉ phảiđọc có 1 tác phẩm.

Tình hình nặng nề nêu trên đã khiến ông BùiHữu Sủng phải viết loạt 2 bài “Nên bỏ haynên sửa chương trình Triết ở bậc Trunghọc” (Bách khoa số 130 và131, ngày 1/6/1962 và và 15/6/1962) để thảo luậnvấn đề. 

Sau khi thừa nhận việc thêm vào phầntriết Đông phương làm cho chương trình trởnên quá nặng so với chương trình của Pháp, tácgiả đề nghị hoặc phải bãi bỏ mônTriết, hoặc phải bằng cách này cách khác giảmnhẹ chương trình đi để tránh sự lao tâmcho học sinh. Nếu cứ giữ như cũ, trongtương lai Việt Nam sẽ thiếu số giáo sưđủ khả năng đảm nhận môn Triết;hơn nữa, chương trình học vừa thoát lythực tế đời sống đã không đáp ứngnguyện vọng của các bậc phụ huynh, vừa quácao không hợp với trình độ học sinh, nên nếukhông bãi bỏ thì cũng phải tìm cách sửa đổidựa theo một phần kinh nghiệm cải cách năm1960 về môn Triết của Pháp theo hướng giảnlược và thích nghi kiến thức Triết họcvới thời đại mới. Vì vậy, Việt Namcũng cần dự thảo một chương trìnhhọc thích hợp với thanh niên học sinh trongnước, theo 4 nguyên tắc đề nghị của tácgiả: (1) Rút nhẹ chương trình và bớt giờTriết (lớp Đệ nhất ban C, D, 9 giờ rútxuống còn 5 giờ; Đạo đức học và Siêuhình học sẽ đưa lên bậc Đại họctùy theo ngành chuyên môn…); (2) Bắt một nhịp cầugiữa Triết và môn văn chương đã họcở các lớp dưới (như “Tư tưởngtriết lý trong Đoạntrường tân thanh”…); (3) Cần kim hơn cầncổ (linh động lý trí bằng cách hướng nóvề thời sự, về thực tế, như muốnluyện tập óc phê bình và xây dựng cho học sinhmột nhân sinh quan thì phải mang những nhân sinh quancủa Nguyễn Công Trứ, của Nguyễn Du ra xétlại dưới ánh sáng của thời đại…); (4)Rút nhẹ chương trình đọc Triết phẩmbằng cách định ra mỗi tuần một giờ“đọc sách có chỉ dẫn” (lecture dirigée) cho lớpĐệ nhất (lớp 12). 

Cuối bài viết, tác giả còn “Thử phác họavài nét về chương trình mới” dựa trên 4 nguyêntắc đã đề ra, nhưng thiết tưởngkhông cần thiết giới thiệu, vì đây chỉ làmột đề xuất có tính cá nhân chưa từngđược chính thức công nhận và áp dụng. 

4. Chươngtrình Trung học Phổ thông Cập nhật hóa 1970-1971

a. Được ban hành theo Nghịđịnh số 1152A-GD/KHPC/HV/NĐ ngày 26/6/1970, “hợpthức hóa chương trình Trung học đã cậpnhật hóa” để áp dụng từ ngày khai giảng niênhọc 1970-1971, do Phó thủ tướng kiêm Tổngtrưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Lưu Viên ký,dưới thời Đệ nhị Cộng hòa. 

Chương trình này đượccập nhật hóa từ Chương trình Trung học1958-1959 sau khi đã lần lượt ban hành một sốvăn kiện gồm nghị định, thông tưsửa đổi chương trình ở một số mônhọc trong khoảng thời gian từ 1959 đến 1966với vài chi tiết sửa đổi không đáng kể,với “Lời nói đầu” nêu rõ: 

“Mặc dù vậy, trước sựtiến bộ không ngừng của tư tưởng vàkhoa học, việc cải tiến giáo dục phảiđược coi là một công tác thường xuyên.

Do đó bộ đã triệu tậpHội đồng Chương trình gồm một sốgiáo chức Đại học, Trung học công lập vàtư thục để: (1) Cập nhật hóa chươngtrình cho niên khóa 1970-1971, và (2) Chuẩn bị cải tổtoàn bộ chương trình vào niên học 1972-1973 tớiđây.

Hội đồng đã thựchiện xong nhiệm vụ thứ nhất và Bộ Giáodục chấp thuận cho áp dụng chương trìnhđính kèm kể từ niên học 1970-1971” (theo Chương trình Trung họcPhổ thông Cập nhật hóa, Bộ Giáo dục, Sài Gòn,1970).

b. So sánh với chương trình cũ1958-1959, ta thấy về tên gọi các cấp, lớp,chương trình mới 1970-1971 đã đổi gọitheo Sắc lệnh 660/TT/SL do Tổng thống VNCH ký ngày1/12/1969 quy định hệ thống giáo dục mới duynhất gồm 12 năm học chia thành hai cấp: cấp1 từ lớp 1 đến lớp 5 (bậc Tiểuhọc), cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 12(tức là từ Đệ thất đến Đệnhất ở hệ thống cũ) (xem Giáo dục nguyệt san, số 37, tháng 3/1970, tr.22-23).

Về nội dung chương trìnhcụ thể, ở 3 môn Quốc văn, Công dân giáo dụcvà Triết học, ta nhận thấy có vài thay đổinhỏ như sau:

Việtngữ: 

Lớp 6, phần trích giảng vănvần bỏ bớt Lụcsúc tranh công; Lớp 7, phần trích giảng vănvần bỏ bớt Giahuấn ca; Lớp 8, phần trích giảng văn vầnbỏ bớt Chinh phụ ngâm,Chu Mạnh Trinh; Lớp 9,phần trích giảng văn vần bỏ bớt Cung oán ngâm khúc; Lớp 10 ban C,D (Đệ tam văn chương Sinh ngữ và Cổngữ), phần trích giảng văn vần bỏ Tục ngữ, ca dao, thay vào vài bài hát bộitrích trong các vở Kim thạchkỳ duyên, Địch Thanhly hận, Tượngkỳ khí xa; Lớp 10 ban A, B (Đệ tam khoa họcToán và Thực nghiệm) không thay đổi; Lớp 11 ban C,D (Đệ nhị văn chương Sinh ngữ và Cổngữ), Văn học sử bỏ bớt “Giớithiệu những tác phẩm bằng Hán văn dongười Việt sáng tác…”, phần trích giảng vănvần và văn xuôi bỏ bớt Dương Khuê, Tự tình khúc, nhóm ĐôngDương tạp chí bỏ Nguyễn Văn Vĩnh;Lớp 11 ban A, B (Đệ nhị khoa học Toán vàThực nghiệm), không thay đổi.

Công dângiáo dục: 

Lớp 6 (Đệ thất), bỏ“Đời sống tại học đường”, thay vàobằng Luật đi đường; Lớp 7 (Đệlục), bỏ “Đời sống trong xã hội”, “Bổnphận đối với xã hội”, thay vào bằng Tổchức học đường và Bổn phận củahọc sinh; Lớp 8 (Đệ ngũ), thay Tổ chứccông quyền Việt Nam bằng: Đời sống trong xãhội, Bổn phận đối với xã hội,Đời sống tôn giáo; Lớp 9 (Đệ tứ),Quốc gia, Quyền lợi và nhiệm vụ công dân, thaybằng: Nhân quyền (Bản tuyên ngôn quốc tế nhânquyền), Công dân quyền, Quyền tự do cá nhân,Quyền tự do tư tưởng, Quyền kinh tế xãhội, Bổn phận công dân; Lớp 10 (Đệ tam),Khái lược về chính trị, thay bằng: Quốc gia(Yếu tố cấu thành quốc gia, Quốc giađộc lập, Giao dịch quốc tế, Cănbản tổ chức và điều hành công quyền,Tổ chức công quyền- lấy thí dụ tại VNCH),Xã hội (Giao tế xã hội, Vấn đề thiếunhi phạm pháp); Lớp 11 (Đệ nhị), “Kháilược về kinh tế” đổi thành “Kinh tếphổ thông”, với những tiết mục gần nhưtương tự.

Nhìn chung, môn Công dân giáo dục quachương trình cập nhật hóa 1970-1971 có sự thayđổi khá nhiều, có phần sát thực tế hơn,để cập nhật kiến thức với nhữngbiến chuyển mới về chính trị, xã hội trongnước và thế giới.

Triết học:

Lớp 12 ban Văn chương Sinhngữ và Cổ ngữ, phân môn Đạo đứchọc bỏ cả đoạn chương trình từ“Đạo đức và kinh tế” đến hết“Bổn phận đối với nhân loại”.

Lớp 12 ban Khoa học Thựcnghiệm A, phân môn Luận lý học vẫn “như banVăn chương”, nhưng bỏ: – Một vài thí dụvề những thuyết lớn thuộc Vật lý học,Hóa học và Sinh lý học hiện đại.- Khoa họcnhân văn: Tâm lý học, Sử ký và Xã hội học.

Lớp 12 ban Khoa học Toán B (ban khoahọc Toán), 2 phân môn Luận lý học và Đạođức học, thay vì “như ban Văn chương” thìđổi thành “như ban Khoa học Thực nghiệm”. 

5. Chươngtrình Trung học (Cập nhật hóa) 1971-1972

Ban hành theo Nghị định số1867-GD/KHPC/HV/NĐ ngày 4/10/1971 “ban hành Chương trìnhcập nhật hóa áp dụng từ niên khóa 1971-1972”,dưới thời Tổng trưởng Bộ Giáo dụcNgô Khắc Tỉnh. Chương trình này thực tếchỉ là bản sao chép lại gần nguyên xi Chươngtrình Trung học Phổ thông Cập nhật hóa 1970-1971vừa giới thiệu ở trên, chỉ biên tập câu chữ,xáo trộn trật tự trình bày với vài chi tiếtsửa đổi không đáng kể ở một sốmôn học.

Chỉ riêng môn Triết học lớp12 là có thay đổi khá nhiều theo hướng tinhgọn, giảm nhẹ chương trình: đổigọi phân môn Triết học tổng quát thành Siêu hìnhhọc; bỏ bớt Triết học Đông phươngvà Tác phẩm triết học. Chỉ còn lại 4 phân môn:Tâm lý học, Đạo đức học, Luận lýhọc, Siêu hình học. Cụ thể như sau:

CHƯƠNG TRÌNH TRIẾT HỌC

LỚP MƯỜI HAI

Ban Văn chương Sinh ngữ,Cổ ngữ [C, D]

(Mỗi tuần lễ 9 giờ)

TÂMLÝ HỌC

I. Đại cương về Tâm lýhọc: Đối tượng, phương pháp,tương quan, Tâm sinh lý và Tâm xã hội.- II. Khuynhhướng.- III. Bản năng.- IV. Tập quán.- V. Khoáilạc và đau khổ (tinh thần và vật chất).- VI.Cảm xúc.- VII. Đam mê.- VIII. Ý thức và vô thức.- IX.Cảm giác và tri giác.- X. Ảnh tượng và trítưởng tượng.- XI. Liên tưởng.- XII. Kýức.- XIII. Chú ý.- XIV. Ký hiệu và ngôn ngữ.- XV. Ý chí.-XVI. Tính tình và nhân cách.   

ĐẠO ĐỨC HỌC

I. Đại cương vềĐạo đức học: Vấn đề đạođức. Đạo đức và khoa học.- II. Ýthức đạo đức (lương tâm).- III. Bổnphận.- IV. Quyền.- V. Trách nhiệm.- VI. Công bình và bác ái. 

LUẬN LÝ HỌC

I. Đại cương vềLuận lý học.- II. Nguyên lý căn bản của lý trí.-III. Phương pháp tổng quát của tư tưởng:Trực giác và suy luận- Phân tích và tổng hợp.- IV. Kháiluận về Khoa học: Nhận thức khoa học vàtinh thần khoa học – Khoa học và Kỹ thuật.- V.Khoa học Toán: Đối tượng – Phương pháp -Công dụng.- VI. Khoa học thực nghiệm: Đốitượng – Phương pháp – Nguyên lý và lý thuyết.- VII.Khoa học nhân văn: Tâm lý học – Sử học – Xãhội học.

SIÊU HÌNH HỌC

I. Đại cương về Siêu hìnhhọc: Siêu hình học và khoa học – Siêu hình học và tôngiáo.- II. Vấn đề chân lý.- III. Tinh thần.- IV.Tự do.- V. Thượng đế.

LỚP MƯỜI HAI

Ban Khoa học Thực nghiệm A

(Mỗi tuần lễ 4 giờ)

TÂM LÝ HỌC: Như ban Vănchương, nhưng bỏ bớt: Cảm giác và tri giác -Ảnh tượng và trí tưởng tượng – Liêntưởng – Ký ức – Chú ý – Ký hiệu và ngôn ngữ – Bảnnăng – Ý chí – Tính tình và nhân cách.

ĐẠOĐỨC HỌC: Như ban Văn chương.

LUẬNLÝ HỌC: Như ban Văn chương, nhưng bớt:Khoa học nhân văn. 

LỚP MƯỜI HAI

Ban Khoa học Toán B

(Mỗi tuần lễ 3 giờ)

ĐẠOĐỨC HỌC và LUẬN LÝ HỌC: Như ban Khoahọc Thực nghiệm.

Kèm phía sau nội dung chương trìnhcòn có một PHỤ BẢN về phân phối giờ vàvề chương trình. Riêng phụ bản vềchương trình ghi rõ các tiểu tiết cho từng bàihọc, nên xem cũng giống như bảng mụclục sách giáo khoa dành cho từng phân môn của mỗi ban.

Được biết, sauChương trình 1971-1972, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanhniên còn cho ra thêm Chương trình Trung học 1972-1973 vớiít nhiều sửa đổi nhưng không đáng kể.Đại khái, như loại bỏ môn Hán văn rakhỏi Trung học Đệ nhất cấp và 3 ban A, B, Ccủa Trung học Đệ nhị cấp, chỉ còngiữ lại môn này ở Ban Văn chương Cổngữ D với số giờ học mỗi tuầnđược giảm bớt…  

6.Chương trình Trung học Tổng hợp

Có thể nói, Chương trình Trunghọc Tổng hợp là kết quả của sựtiếp thu đầy thiện chí của Bộ Giáo dụctrước những ý kiến đóng góp từ nhiềugiới trong nhiều năm về những khuyếttật căn bản của giáo dục phổ thôngnhằm chuyển nền giáo dục nặng tính cách từchương/ thi cử này sang hướng đại chúngvà thực dụng, chú trọngđến khía cạnh hướng nghiệp, khả dĩ mang lại lợiích thiết thực cho bản thân đời sốngcủa mỗi học sinh sau khi rời khỏi bậc Trunghọc.

Được biết, Chươngtrình Trung học Tổng hợp Việt Nam đãđược đem ra thử nghiệm và thựchiện tại Việt Nam từ năm 1964 là năm thànhlập các trường kiểu mẫu đầu tiênở Thủ Đức và ở Huế.

Trong quá trình thực hiện nhưng còndang dở, đã có 2 bản chương trình Trung họcTổng hợp được biên soạn, một củaTrường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức(khởi thảo từ năm 1965; trường khai giảng lần đầu ngày11/10/1965) để áp dụngthí điểm, và một của Bộ Giáo dục (khởithảo từ năm 1970) ban hành để áp dụngtại các trường Trung học Tổng hợp trên toànquốc, theo Nghị định 2346/GD/TTHBD/HV/NĐ ngày10/12/1971 cho Đệ nhất cấp và Nghị định5770/GD/THH/HV/NĐ ngày 22/6/1972 cho Đệ nhị cấp.

 Chương trình Trung họcTổng hợp của Trường Trung học Kiểumẫu Thủ Đức có mấy đặc điểmđáng chú ý như: có chương trình hướng dẫnhọc sinh, có thêm những môn học thực nghiệm,ngoài các môn học bắt buộc còn có một hệthống các môn học nhiệm ý (tùy chọn).

Chương trình của Bộ Giáodục được soạn thảo khá vội vã vàchưa hoàn chỉnh, bằng cách pha trộn, ghép phầnphổ thông của chương trình trung học phổ thôngvới phần chuyên nghiệp của chương trình Trunghọc Kiểu mẫu Thủ Đức, nên nó cũng cóchương trình hướng dẫn, có thêm những mônhọc mới và những môn nhiệm ý mới. Do chưađược hoàn chỉnh nên sau đó, vào cuối năm1972, Bộ Giáo dục còn tổ chức thêm vài cuộc hộithảo nữa để nghiên cứu, chỉnh lý bổsung cho chương trình nhưng kết quả vẫntiếp tục dang dở….  

Các môn học trong Chương trình Trunghọc Tổng hợp Đệ nhất cấp (lớp 6đến lớp 9) của Bộ Giáo dục gồm cónhững môn học bắt buộc và những môn họcnhiệm ý.

– Môn bắt buộc gồm: Quốcvăn, Sử Địa, Công dân, Sinh ngữ, Toán, Lý hóa,Vạn vật, Âm nhạc, Hội họa,Công-Kỹ-Nghệ (Nam), Kinh tế gia đình (Nữ), Doanhthương, Canh nông, Hướng dẫn, Thể dục.

– Môn nhiệm ý, cũng bắt buộchọc nhưng học sinh được tùy chọn 2 môntrong số những môn: Hội họa, Âm nhạc,Công-Kỹ-Nghệ (Nam), Kinh tế gia đình (Nữ), Canhnông, Doanh thương, với số giờ họcđầu cấp (lớp 6) tổng cộng 30 hoặc 31giờ tùy theo nam, nữ.

Chương trình Đệ nhịcấp (lớp 10 đến 12) chia làm tới 8 ban chocả 3 cấp lớp 10, 11, 12, gồm: Ban A Khoa họcThực nghiệm, Ban B Khoa học Toán, Ban C Vănchương Sinh ngữ, Ban D Văn chương Cổngữ, Ban E Kinh tế gia đình, Ban F Doanh thương, BanG Công-Kỹ-Nghệ, Ban H Canh nông. Còn các môn học thìcũng tương tự như chương trìnhĐệ nhất cấp nhưng có thêm Sinh ngữ II(hoặc Cổ ngữ), Triết, với số giờhọc đầu cấp (lớp 10) tổng cộng 33,5hoặc 34,5 giờ tùy theo nam, nữ.    


II. TÀI LIỆU VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC

1. Nhữngtạp chí giáo khoa Trung học

Cũng như ở bậc Tiểuhọc, trong giai đoạn đầu phát triển nềngiáo dục Trung học chuyển ngữ tiếng Việt,sách giáo khoa cũng rất thiếu, nên đi trướcmột bước, một số tư nhân đã choxuất bản những tạp chí giáo khoa để làm tàiliệu học tập hoặc để tham khảo choviệc giảng dạy các môn học trong nhà trường.

Căn cứ theo 2 bản mụclục thư tịch đã dẫn trên về báo chí, vàmột số tạp chí còn lưu trữ ở các thưviện, tính từ khoảng năm 1948 trước khi thànhlập Quốc gia Việt Nam tới thời kỳđầu Việt Nam Cộng hòa, chúng tôi thấy có mộtsố tuần san, nguyệt san chuyên về giáo khoa bậcTrung học như sau:

Họcbáo (1948), Le guide autodidactique (Hướng dẫn tựhọc), xuất bản hàng tuần tại Sài Gòn. Số 1ngày 21/8/1948, số 19 (Bộ mới) ngày 25/12/1948. Chủnhiệm: Nguyễn Thị Tứ; Thư ký tòa soạn:Thiếu Lăng Quân.

Tìmhọc (1948-1949), tuần báo xuất bản ở Sài Gòn.Chủ nhiệm: Lê Huỳnh Mai. Năm I, số 1 ngày11/1/1948, số 2 ngày 27/2/1949.

Giáodục nguyệt san (1948-1949), Enseignement 2 è degrée/ Giáodục Trung học, Hà Nội. Số 2 năm 1948-1949.

ViệtNam giáo khoa (1950-1951), tuần san xuất bản tạiSài Gòn do Lê Tràng Kiều làm chủ nhiệm. Năm thứ Isố 1 ngày 26/11/1950, năm thứ II số 10, năm 1951.

Cầnhọc (1951), Ban Trung học, xuất bản khôngđịnh kỳ tại Gia Định, do Cha JacquesCủa làm Giám đốc (Lê Ngọc Trụ ghi: Tập 22,năm thứ II, số 35, ngày 30/6/1951).

ViệtNam giáo khoa, Dạy theo chương trình Đệthất ban Trung học phổ thông (Chương trình Trunghọc 1949), xuất bản mỗi tháng 2 kỳ vào ngày 1 và15 tại Sài Gòn do Thẩm Thệ Hà chủ biên. Bộmới số 1 (Số tựu trường) ngày 15/9/1951.Mỗi số đều có Phần giáo khoa và Phầntổng quát. Phần giáo khoa “có đủ bài giảngdạy rành rẽ” về: Việt văn, Hán văn, Phápvăn, Toán học, Lý hóa học, Vạn vật học,Sử ký, Địa dư, Luân lý, Công dân giáo dục, Âmnhạc, Mỹ thuật… “Với chí cần học, bạnkhông phải chỉ bỏ tinh thần trong một khuônkhổ nhỏ hẹp nào, mà bạn có thể vươnmình lên cao, nhìn vào nền giáo dục mới thuần túyViệt Nam đang hình thành, để tìm những cái gì màbấy lâu nay bạn mong mỏi, bạn khao khát” (trích“Bức thư gởi cho các bạn học sinh Việt Nam”của Thẩm Thệ Hà).  

ViệtNam giáo khoa tập san, Trung học phổ thông (LớpĐệ thất và lớp Đệ tứ), xuấtbản tại Sài Gòn. Năm thứ nhứt số 1 ngày1/3/1952; năm thứ nhì số 12, ngày 15/10/1952 (LớpĐệ thất, Đệ lục và Đệ tứ).Giám đốc: Phạm Trường Xuân; Cố vấn:Trần Cửu Chấn; Thơ ký tòa soạn: Nguyễn Khoa.“Các bạn sẽ thấy nơi đây nhiều bài họcsoạn một cách kỹ càng, hợp phương pháp giáokhoa và chương trình giáo dục hiện hành, bởimột nhóm giáo sư và văn nhân mà các bạn từng nghetên, biết tiếng” (trích “Cùng quý độc giả”của Trần Cửu Chấn).   

Tậpsách hồng, Luyện thi Trung học Đệ nhấtcấp, dành cho lớp Đệ tứ. Bộ A tập 1đến tập 7 (15/3/1957 đến 1/6/1957). Do NxbThăng Long chủ trương, đã ra từ tập 1đến tập 26.

Tậpsách xanh, Luyện thi Tú tài phần I, dành cho lớpĐệ nhị. Do Nxb Thăng Long chủ trương,đã ra từ tập 1 đến tập 24.

Giáo khoaTrung học (1959), do Thanh quang xuất bản khôngđịnh kỳ tại Sài Gòn. Tập 1-tập 5 (1959).

Hiếuhọc (1959), tuần báo do Nxb Sống mới phát hànhtại Sài Gòn. Tập 1 đến 16 (1959).

Siênghọc (1959-1962), tuần báo xuất bản tại SàiGòn. Chủ nhiệm: Trịnh Vân Thanh (Lê Ngọc Trụ ghi:Tập 1 đến tập 21, niên khóa 1959-1960, và các tậpvề niên khóa 1960-1962).

Chămhọc (1959), tuần báo xuất bản tại Sài Gòn doNguyễn Văn Hợi làm Giám đốc. Tập 1đến tập 12.

Luyệnthi Trung học Đệ nhất cấp (1959), bánnguyệt san do Nxb Văn hào phát hành tại Sài Gòn. Số 1tháng 3/1959 đến số 5 tháng 5/1959.

Khuyếnhọc (1959), tạp chí không định kỳ tạiSài Gòn do Việt Nam Tu thư cuộc chủ trương.Tập 1 đến tập 5 (1959).

Họcbáo Anh ngữ (1959-1960), mỗi tháng 3 số tại Sài Gòndo Lê Bá Kông làm Giám đốc. Số 1 năm 1959, xuấtbản đến năm 1960.

Họcbáo dẫn giải (1961-1962), tuần báo xuất bảntại Sài Gòn do Liêm Huyền Vũ chủ trương, PhanVăn Sĩ làm Giám đốc. Số 1 không đề ngày,số 3 ngày 15/10/1961 đến số 17 ngày 30/7/1962.

Họchỏi (1964), Trung học Đệ nhất cấp,tuần san xuất bản tại Sài Gòn. Số 1 ngày27/5/1964, đến số 10 thì đình bản.

2. Sách giáo khoa Trunghọc

Đầu những năm 50 củathế kỷ trước, trong thời kỳ Quốc giaViệt Nam (1949-1954), sách giáo khoa các môn học bậc Trunghọc lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ đãbắt đầu xuất hiện lần lần.

Năm 1951, nhà xuất bản TânViệt (Sài Gòn) cho in sách ViệtNam thi văn giảng luận (2 quyển) của GS Hà NhưChi (Quốc học Huế), biên soạn rất công phu,được coi là bộ sách giáo khoa tiên phong quy mônhất, đầy đủ nhất về môn giảngvăn/ văn học trích giảng dùng cho giáo chứcdạy Quốc văn ở các trường trung học.Trước đó chúng ta còn được biếtđến cuốn Giảngvăn Chinh phụ ngâm của Đặng Thai Mai xuấtbản năm 1950… 

Cũng khoảng năm 1951, nhà xuấtbản Thế giới (Hà Nội) do ông Nguyễn VănHợi làm Giám đốc đã bắt đầu cho ranhiều sách giáo khoa thuộc đủ các môn học,như Giảng vănĐệ thất và Đệ lục của GS Lê HữuThu, Sử Việt NamĐệ tứ của Lê Hữu Thu, Luận văn thị phạm (Đề thi Trunghọc Phổ thông và Tú tài) của GS Nghiêm Toản, Địa lý từ Đệthất đến Đệ tứ của GS Bùi ĐìnhTấn, Để hiểu rõmẹo tiếng Pháp (bậc Trung và Tiểu học)của GS Nguyễn Văn Dung, Toánpháp Đệ thất và Đệ tam của GS Ngô DuyCầu, Tính đại số,Số học, Hình học, Vật lý, Hóa họccủa GS Ngô Ngọc Bích, Toán lýhóa Đệ ngũ và Đệ tứ của GS ĐàoVăn Dương, Bản kêsố (table de logarithme)của Nguyễn Dương Đôn…

Nhà xuất bản Trường Thi,hoạt động từ hồi còn ở Hà Nội, saunăm 1954 di cư vào Nam, tiếp tục in các loạitừ điển (Hán Việttừ điển của Đào Duy Anh, Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, Chánh tả Việt ngữcủa Lê Ngọc Trụ…), sách tham khảo văn học (Đại Nam quốc sửdiễn ca, Mai đìnhmộng ký…), và cho ra những sách giáo khoa về Văn,Toán, Thiên văn, Lý hóa… của một số tác giảnổi tiếng (như Khảoluận về Khái Hưng của Lê Hữu Mục, Thiên văn học củaNguyễn Xuân Vinh…).

Từ thời Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) trởđi, sách giáo khoa trung học đủ loại của cácnhà xuất bản tư nhân trăm hoa đua nở.Phải nói về mặt này nhà nước không theo kịptư nhân, phần vì số học sinh trung học tưthục chiếm đến hơn 65% tổng sốhọc sinh trung học toàn miền Nam (xem H.G.C., “Tưthục Việt Nam”, Giáodục nguyệt san, số 25, tháng 12/1968, tr. 11), phầnvì nhà nước lo không xuể, lại phải tập trungưu tiên mở trường, in sách, thực hiện chínhsách cưỡng bách giáo dục cho bậc Tiểu học.Khoảng thời gian này, trong điều kiện tự dobáo chí-xuất bản, hàng chục nhà xuất bản rađời, cạnh tranh nhau in sách giáo khoa. Không ít nhà nổitiếng như Tân Việt, Bốn phương, Tao đàn,Sống mới, Á Châu, Văn hào, Khai trí, Trí đăng, Trídũng, Hàn Thuyên, Yểm Yểm thư quán…. Sang thờiĐệ nhị Cộng hòa (1967-1975), trong lò lửachiến tranh ác liệt, việc học hành thi cửtrở nên vội vã và càng nhộn nhịp hơn (vớimột phần mục đích thi đậu Tú tàiđể được lên Đại học vàđược hoãn dịch học vấn…), mạnglưới trường tư thục và các lớpluyện thi phát triển mạnh, không ít nhà xuất bảnmới được lập ra chỉ để in sáchgiáo khoa, như Siêng học, Yên Sơn, Thăng Long, Bạntrẻ, Học đường, Đăng đàng, Giáodục nguyệt san (tên gọi nhà xuất bản), Alpha…

– Về môn Quốcvăn cấp 2 có thể kể tiêu biểu mộtsố tác giả quen thuộc được tin cậynhư Phan Ngô, Đỗ Văn Tú, Vũ Khắc Khoan, TôĐáng, Phạm Xuân Thu…; cấp 3 có Phạm Thế Ngũ,Trịnh Vân Thanh, Trần Trọng San, Nguyễn SỹTế, Nguyễn Duy Diễn, Vũ Ký, Tạ Ký, LữHồ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Tăng Chương,Võ Thu Tịnh, Hoàng Khôi, Cao Bá Vũ, Hà Khải Hoàn… Các sáchgiảng luận/ luận đề văn chương dànhriêng cho từng tác giả có trong chương trình học(như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, CaoBá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Khắc Hiếu, PhanBội Châu, Phan Châu Trinh…) để “luyện thi” mônnghị luận văn chương được xuấtbản hàng loạt, phần nhiều do nhà xuất bảnThăng Long (từ Bắc di cư vào Nam năm 1954), nhưnhững sách của Bùi Giáng, Nguyễn Sỹ Tế, VũKhắc Khoan, Tạ Văn Ru, Kiêm Đạt…    

– Về môn Côngdân giáo dục, từ năm 1956 trở đi cóđến hàng chục tác giả: Trần Mộng Chu,Phạm Thị Tự, Lê Xuân Khoa, Lê Thái Ất, Nguyễn QuýBình, Nguyễn Huy Côn, Ngô Đình Độ, Phạm GiaHưng, Trần Đức Long, Cao Văn Luận,Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Bá Lương, Lê Kim Ngân, ĐàmSỹ Hiến, Nguyễn Vũ Khương, Nguyễn BáKim, Vũ Huy Chấn…  

Sách Triếtlớp 12, có vẻ ít người tham gia vì biên soạnkhông đơn giản, và phần lớn là củanhững tác giả từng đi du học nước ngoàivề. Đáng kể có: Nguyễn Văn Trung (Luận lý học, Đạo đức học),Cao Văn Luận (Đạođức học, Luậnlý học, Tâm lý học),Trần Văn Hiến Minh (Tâmlý học, Luận lý học,Đạo đức học,Triết học tổng quát),Phạm Mạnh Cương, Trần Bích Lan (Luận lý học, Tâm lý học), Trần Xuân Tiên(Luận lý học, Đạo đức học,Tâm lý học), VĩnhĐễ (Tâm lý học, Luận lý học, Đạo đức học,Siêu hình học), NguyễnĐăng Thục (Triếthọc Đông phương)… Vào những năm cuốicủa chế độ Cộng hòa, bộ sách Triếtlớp 12 của Vĩnh Đễ được nhiềungười chọn dùng vì biên soạn gọn gàng, dễhiểu, và lại kịp cập nhật hóa theochương trình mới.

Phápvăn: Vũ Quý Mão, Đoàn Rạng, Trần NhưThuần, Ngô Đức Kính, Roch Cường, Vũ NgọcÁnh…

Anh văn:Lê Bá Kông, Nguyễn Văn Khôn, Vũ Ngọc Ánh, NguyễnVăn Tạo, Trần Văn Điền, Đỗ KhánhHoan, Hà Văn Bửu, Đắc Sơn, Lê Văn Ruệ…

Sử,Địa: Tăng Xuân An, Trần Hữu Quảng,Bằng Phong, Nguyễn Trọng Phong, Bùi Tân, Lê NhưDực, Đặng Đức Kim…

Toán:Đặng Văn Nhân, Đặng Sỹ Hỷ, NguyễnĐình Chung Song, Nguyễn Văn Kỷ Cương, ĐinhĐức Mậu, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tá,Nguyễn Phượng Các, Trần Kim Quy, Đoàn Văn PhiLong…

Lý hóa:Bùi Phượng Chì, Phạm Đình Ái, TrầnThượng Thủ, Hà Văn Dương, NguyễnNgọc Huân, Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Hữu Tài,Nguyễn Thanh Khuyến, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Khắc Huy,Vũ Văn Tiên, Trần Xuân Hài, Chu Phạm Ngọc Sơn,Cao Huy Tấn, Bùi Quang Hân.

Vạnvật học: Đỗ Đức Công, NguyễnNhuận, Nguyễn Đức Thịnh, Vũ Văn Tuyên,Nguyễn Ngọc Nam, Đỗ Đức Thịnh, ChuNgọc Thủy, Phùng Thanh Loan…

Riêng sách giáo khoa Trung học của Trungtâm Học liệu Bộ Giáo dục xuất bảntương đối ít, tính đến năm 1972 cóthể kể:

Quốcvăn: Việt vănđộc bản lớp 10 (in lần thứ 6) vàlớp 11 (in lần thứ 7) của Trần Trọng San, Phương pháp làm bài nghịluận của Thuần Phong Ngô Văn Phát (in lầnthứ nhất, 1968), Vănphạm giản dị và thực dụng (dùng chung chogiáo chức Trung, Tiểu học) của Bùi ĐứcTịnh (in lần thứ hai, 1972).

Hán văn:Hán văn giáo khoa thư lớp6 và lớp 7 của Võ Như Nguyện-Nguyễn HồngGiao (in lần thứ nhất, 1964).

Sử:Thế giới sửlớp 12 của Tăng Xuân An (in lần thứ 5 năm1964).

Anhngữ: Anh ngữ lớp6 (in lần 1 năm 1962) và lớp 7 (in lần 1 năm 1964)của Nguyễn Đình Hòa.

Toán, Lý,Hóa: Đại sốhọc lớp 12 của Nguyễn Bá Cường (inlần 1, năm?), Lượnggiác học lớp 12 B của Nguyễn Xuân Vinh (inlần thứ nhất, 1962), Hìnhhọc họa hình lớp 12 B (in lần thứ nhất,1960), Số học lớp12 A, B (in lần thứ năm, 1968), Thiên văn học lớp 12 A, B (in lần thứ hai,1960) của Đặng Văn Nhân; Vật lý học lớp 10 A, B (in lần thứba, 1964), Vật lý thực hànhlớp 10 A, B (in lần thứ nhất, 1960), Vật lý quang học lớp11 A, B (in lần thứ nhất, 1962), Thực tập vật lý lớp 11 A, B (in lầnthứ nhất, 1962) của Bùi Phượng Chì; Cơ học lớp 12 củaNguyễn Xuân Vinh (in lần thứ hai, 1967); Hóa học lớp 10 (in lần thứ bảy,1968), lớp 11 (in lần thứ sáu, 1970) và lớp 12 (inlần thứ sáu, 1970) của Phạm Đình Ái.

Thủcông: Thủ công Trung họclớp 6 của Lê Xuân Thủy (in lần thứ nhất,1963).

Nhưng có lẽ quan trọng và có ýnghĩa hơn hết là việc Trung tâm Học liệuđã cho tái bản được một số sách thamkhảo rất có giá trị về Văn, Sử như: Việt Nam văn học sửyếu (in lần 10 năm 1968), Việt Nam thi văn hợp tuyển (in lần 9năm 1968), Văn họcViệt Nam (in lần 4 năm 1968) của DươngQuảng Hàm; Thượng Chivăn tập của Phạm Quỳnh (5 tập, inlần thứ nhất, 1962), Nữthi hào Việt Nam của Phạm Xuân Độ (inlần thứ hai, 1970), ViệtNam sử lược (2 quyển) và Nho giáo (2 quyển) của Trần Trọng Kim.    

Về nội dung, cũng như ởnhững cấp/ bậc học khác, sách giáo khoa Trung họcở miền Nam trước 1975 biên soạn theochương trình quy định của Bộ Quốc giaGiáo dục, nhưng được tùy nghi vận dụngtheo sở kiến riêng của từng soạn giả. Giáoviên đứng lớp, còn có thể tự do hơn nữa,vì không bắt buộc phải dùng hẳn một cuốnsách giáo khoa duy nhất nào, mà họ được dạytheo sự tâm đắc về môn học do mình phụtrách. Họ có thể dẫn một đoạn văn haybài toán nào đó, không có trong bất kỳ sách giáo khoa chínhthức nào, để giảng cho học trò. Riêng phầnKim văn (tức văn học hiện đại) củamôn Quốc văn, trích giảng đầy đủ các tácgiả không phân biệt nhân thân, xu hướng chính trịhay ý thức hệ, vì thế hầu hết những tácgiả là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phêbình văn học… đang sống, làm việc cho phíađối kháng “bên kia dòng Bến Hải” đềuđược đưa vào sách giáo khoa để giảngdạy, như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Trần Tiêu, NguyễnTuân, Nguyễn Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…,không kể những tác giả miền Bắc khác vào lúcđó đã quá cố.

Về hình thức, sách giáo khoa Trunghọc phần lớn in bìa 2 màu, ruột sách in đentrắng. Chỉ vào khoảng đầu những năm 70của thế kỷ trước, nhà xuất bản Alphaở Sài Gòn do ông Lý Thái Thuận làm giám đốc mớibắt đầu có sáng kiến cho ra những sách in màucả bìa lẫn ruột theo kỹ thuật in offsethiện đại, cho những sách về các môn khoa họctự nhiên như Toán, Lý hóa, Vạn vật…, và đã kháthành công, vì lần đầu tiên ở Việt Nam sáchchữ Việt có màu mè đẹp, thu hút đượcsự chú ý của giáo chức và học sinh Trung họcthời đó. 

C. SƠ LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐẠI HỌC

Bậc đại học phổ thông (Văn khoa,Luật khoa…) và chuyên nghiệp (Y, Dược, Sưphạm…) của miền Nam trước 1975 đào tạocử nhân, cao học và tiến sĩ. Hệ thốngđại học được tự trị vềhọc vụ và chuyên môn theo quy định của Hiếnpháp 1967, không lệ thuộc Bộ Giáo dục, cũng khôngcó cơ quan chủ quản (trừ trường YDược thuộc Bộ Y tế chủ quản), vìthế chương trình học và sách giáo khoa cũngđược tự do, phần lớn chỉ tùythuộc ở giáo sư phụ trách giảng dạy bộmôn dưới sự chấp thuận của Hộiđồng Khoa và Khoa trưởng của mỗi nhàtrường riêng biệt.

Nói chung, chương trìnhhọc trong các cơ sở giáo dục đại họcmiền Nam được chia làm ba cấp. Cấp 1học 4 năm, nếu theo hướng các ngành nhân văn,khoa học… thì lấy bằng cử nhân (như cửnhân Triết, cử nhân Văn chương, Toán…); nếutheo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằngtốt nghiệp (như bằng tốt nghiệpĐại học Sư phạm, bằng tốt nghiệpHọc viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằngkỹ sư (thí dụ kỹ sư Điện,kỹ sư Công chánh…). Cấp 2, học thêm 1-2 nămsẽ thi lấy bằng cao học hay tiến sĩđệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle, tương đương thạc sĩ bâygiờ). Cấp 3, học thêm 2-3 năm có thể làmluận án để lấy bằng tiếnsĩ (tương đươngvới bằng Ph. D của Hoa Kỳ). Riêng ngành Y, vì phảicó thời gian thực tập ở bệnh viện nên saukhi học xong chương trình dự bị y khoa phảihọc thêm 6 năm hay lâu hơn mới hoàn tấtchương trình đại học. 

 Vì hệ thốngđại học rộng lớn phức tạp, trithức đại học lại quá mênh mông, nên tạiđây, chỉ xin nói lướt qua riêng về chươngtrình học của các trường đại học-caođẳng sư phạm, và về tình hình chung của sáchgiáo khoa các trường đại học, cao đẳng,giai đoạn 1955-1975.  

Thời VNCH, có nhiềutrường sư phạm đào tạo giáo viên tiểuhọc và giáo học bổ túc như Quốc gia Sưphạm (Sài Gòn), Sư phạm Long An, Sư phạm VĩnhLong, Sư phạm Quy Nhơn, Sư phạm Ban Mê Thuột(Buôn Ma Thuột)…, hoặc các trường sư phạmđào tạo giáo sư trung học đệ nhấtcấp, đệ nhị cấp như Cao đẳngSư phạm sau đổi thành Đại học Sưphạm (Sài Gòn, Huế, Đà Lạt). Có Đại họcSư phạm 1 năm đào tạo giáo sư Trung họcĐệ nhất cấp; 3 năm đào tạo giáo sưTrung học Đệ nhị cấp. Nói chung, loạitrường nào cũng gồm nhiều ban như Việtvăn, Triết, Sử Địa, Pháp văn, Anh văn,Toán, Lý hóa, Vạn vật… tương ứng với các môn sẽdạy khi ra trường, vừa giúp các giáo sinh củngcố, mở rộng kiến thức chuyên môn (họcvề nội dung các môn mình sẽ dạy), vừa đàotạo khả năng chuyên nghiệp cho họ về khoasư phạm cả lý thuyết lẫn thực hành.

Lấy Đại học Sưphạm Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Sài Gòn)làm tiêu biểu. Chương trình học tại đây thayđổi tùy theo ngành mà giáo sinh được lựachọn. Như ngành Đệnhất cấp học trong 2 năm với quyềnchọn một trong 4 ban: Việt văn, Anh văn, Toán, Lýhóa. Ngành Đệ nhịcấp học 4 năm, chọn một trong 4 ban: Anhvăn, Pháp văn, Toán, Lý hóa. Nếu đã có sẵnChứng chỉ Dự bị Đại học củatrường khác, giáo sinh được miễn họcnăm Dự bị ở Sư phạm và chỉ phảihọc 3 năm ở ngành Đệnhị cấp, với tất cả 7 banđược lựa chọn, gồm: Việt Hán, SửĐịa, Anh văn, Pháp văn, Toán, Lý hóa, Vạn vật.Riêng ở ngành Đệnhị cấp Cấp tốc, giáo sinh chỉ học 1năm.

Các môn học thay đổi tùytheo từng ban. Thí dụ ban Việt Hán, phải học cácphần Việt học, Cổ học, Hán văn vàngoại ngữ (Anh hoặc Pháp); ban Sinh ngữ phảihọc về Văn hóa, Văn chương, Văn phạmthực hành và một ngoại ngữ khác với sinhngữ đã chọn…

Về chuyên môn, phải họcmột số môn như: Lịch sử giáo dục ViệtNam và Đông phương, Tâm lý giáo dục, Giáo dụchướng dẫn, Giáo dục đối chiếu,Phương pháp dạy học, Luân lý chức nghiệp,Vấn đề giáo dục, Quản trị họcđường.

Trước năm 1975, đãthấy có những sách tiếng Việt xuất bảnphục vụ cho chuyên ngành sư phạm như sau:

Sưphạm khoa giản yếu của Phạm XuânĐộ và Ngô Đức Kính, tác giả xuất bảntại Sài Gòn năm 1957. 

Tâmlý học ứng dụng của Phạm Xuân Độ,Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhấtnăm 1958, lần thứ 3 năm 1970.

Sưphạm lý thuyết của Trần Văn Quế, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứnhất năm 1964, lần thứ 2 năm 1968.

Sư phạm thực hànhcủa Trần Văn Quế, BộQuốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1964,lần thứ 2 năm 1969.

Sưphạm chuyên biệt củaHồ Văn Huyên, Bộ Quốc gia Giáo dục inlần thứ nhất năm 1969.

Phươngpháp dạy học của Mai Tâm và Long Điền, do Giáodục nguyệt san xuất bản.

Nghệthuật dạy học của Sư huynh Mai Tâm, do Giáodục nguyệt san xuất bản, in lần thứ 2năm 1969.

Sổtay sư phạm của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dụcnguyệt san xuất bản. 

Tâm lý giáodục của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dục nguyệtsan xuất bản.

Tâm lý thanhthiếu niên của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dụcnguyệt san xuất bản.  

Triết lýgiáo dục của Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt sanxuất bản. 

Luân lýchức nghiệp nhà giáo củaNguyễn Gia Tưởng, Bộ Quốc gia Giáodục in lần thứ nhất năm 1968. 

Luânlý chức nghiệp của Lê Thanh Hoàng Dân-Nguyễn HòaLạc, do Trẻ xuất bản tại Sài Gòn năm 1971.

Tácphong nhà giáo, dịch của H. Simon, do Giáo dụcnguyệt san xuất bản. 

Lịchsử giáo dục của Nguyễn Văn Kế, do Giáodục nguyệt san xuất bản.

Cácvấn đề giáo dục (2 tập) của nhóm LêThanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức…, do Trẻ xuấtbản tại Sài Gòn năm 1971.

Vấnđề giáo dục của Nguyễn Hổ Dư vàTrần Doãn Đức, Văn khoa xuất bản năm1971. 

Quảntrị học đường của Trần Văn Quế-Ngô Kim Xán-Vũ NamViệt, Bộ Quốc gia Giáo dục in lầnthứ nhất năm 1964.

Quảntrị và thanh tra học đường của nhóm LêThanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức…, Trẻ xuấtbản tại Sài Gòn năm 1972.  

Ngoài ra, đáng chú ý có nhữngdịch phẩm dùng tham khảo cho ngành sư phạmcủa nhà xuất bản Trẻ (phân biệt với NxbTrẻ TP HCM bây giờ) do Trần Hữu Đức và LêThanh Hoàng Dân chủ biên. Đã dịch đượcmột số cuốn như: Lịchsử giáo dục, Triếtlý giáo dục, Kinh nghiệmnhà giáo, Giáo dục mới,Tâm lý nhi đồng, Tâm lý giáo dục, Phái nữ, Phương pháp sư phạm, Tâm lý tình cảm, Tánhtình và giáo dục, Trẻ khódạy… Tất cả đều đã đượcxuất bản trong khoảng những năm 1970-1971.   

Sách bàn về nghề giáo, nhàgiáo có 3 cuốn đáng chú ý: Vàiý nghĩ của giáo Mưu của Vũ Ngô Mưu do NhómThiện Chí xuất bản, Sài Gòn, 1965 (dày 84 trang, gồm 7chương, nêu những kinh nghiệm, những nhận xétcủa tác giả “về một vài vấn đềdạy học để gửi tới đồngnghiệp bốn phương”); Câuchuyện thầy trò của Huỳnh Phan (NguyễnHiến Lê đề tựa, Nxb Trí đăng, 1970; tập hợpcác câu chuyện nhỏ và những bài thảo luận vềtình nghĩa thầy trò và quan hệ giữa thầy và trò); Nhà giáocủa Nguyễn Văn Y (Nxb Nam Hà, Sài Gòn, 1973).

Nếu tính chung về sách giáokhoa đại học các ngành (ngoài ngành sư phạm) thì cóthể nói sinh viên trước đây phần lớnđều học theo giáo trình (cours) do các giáo sư,giảng viên đại học tự biên soạn cho mônhọc mình phụ trách, phần lớn in roneo, mộtsố khác được in typo với kỹ thuậtđơn giản, ít chú trọng hình thức. Tỷ nhưĐại học Luật khoa Sài Gòn, khi ghi tên theo học,ngay đầu năm phải đóng luôn tiền mua sáchvới giá khá cao, cho 9 môn học của năm thứ I(gọi là Cử nhân I): Kinh tế học, Luật Hiếnpháp, Dân luật,  Cổluật, Pháp chế sử, Quốc tế công pháp, Diễntiến kinh tế xã hội, Danh từ kinh tế, Luậtđối chiếu. Những sách này thường có ghi dòngchữ ngoài bìa: “Giảng văn dùng cho các sinh viên, cấmbán tại các hiệu sách”, hoặc “Sách này chỉ ấnhành rất hạn chế để dùng trong phạm vitrường Luật”… Vì sinh viên năm thứ I đông(khoảng trên dưới 20 ngàn) nên sách giáo khoa cũng trởthành một “nguồn lợi” kiếm thêm của mộtsố giáo sư Đại học Luật.

Ở Đại học Vănkhoa Sài Gòn, việc phổ biến sách giáo khoa cho sinh viên xemra có vẻ “văn nghệ” và phóng khoáng hơn. Phầnlớn giáo sư chỉ định cho tổ chức sinhviên trong nhà trường quay ronéo bài giảng với giárẻ; một số khác dạy các môn Văn, Sử,Triết… thường có sách vừa để học trongtrường vừa tiêu thụ ra ngoài như mọi sáchđọc phổ thông khác (như của các tác giả ThanhLãng, Phạm Văn Diêu, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn ThếAnh, Kim Định, Nguyễn Văn Trung, Lê Tôn Nghiêm,Nguyễn Duy Cần…), thường in đẹp. Ngoài sáchở thư viện (với khoảng 20.000 sách và 200chỗ ngồi) mà sinh viên được sử dụng,các giáo sư cũng thường đề nghị sinh viênquay ronéo thêm tài liệu tham khảo, đặc biệt làđối với những sách cổ, sách cũ quý hiếm(như Kinh Thi củaTản Đà, Đườngthi trích dịch của Bùi Khánh Đản…), sách củacác tác giả miền Bắc.

Một số sách giáo khoa dùngchung cho nhiều trường đại học hoặc cóđối tượng sử dụng rộng đãđược Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dụcxuất bản, như Câycỏ miền Nam Việt Nam (in lần 2 năm 1970), Sinh học thực vật (inlần 3 năm 1972), Tảohọc (in lần 2 năm 1972), Hiển hoa bí tử (in lần 1 năm 1968), Rong biển Việt Nam (inlần 1 năm 1968), của Phạm Hoàng Hộ; Nông học đạicương của Tôn Thất Trình (in lần 1 năm1967); Sản khoa của BSĐặng Hóa Long (in lần 1 năm 1968); Giao thoa (in lần 1 năm 1969), Nhiễu xạ (in lần 1 năm 1969), Phân cực (in lần 1 năm1971), Phổ học (inlần 1 năm 1971) của Nguyễn Chung Tú; Điện học của VõĐức Diễn (in lần 1 năm 1970); Việt Nam Dân luật khái luận (1961), Việt Nam Dân luậtlược khảo (1962) của Vũ Văn Mẫu; Luật Thương mại toátyếu của Lê Tài Triển (in lần 1 năm 1959); Nhập môn Triết họcẤn Độ của Lê Xuân Khoa (in lần 2 năm1972); Lược khảovăn học I, II của Nguyễn Văn Trung (inlần 1 năm 1968); Luận lýToán học đại cương của Lê Thành Trị(in lần 1 năm 1972); Lịchsử Triết học Đông phương củaNguyễn Đăng Thục (in lần 2 năm 1968); Tự điển chữ Nômcủa Nguyễn Quang Xỹ-Vũ Văn Kính (in lần 1năm 1971). 

Ngoài ra, còn có những sách vềdanh từ chuyên môn do Ủy ban Soạn thảo Danh từKhoa học của Khoa học Đại họcđường (năm 1967 đổi thành Ủy banQuốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn) biên soạn,như Danh từ Toán họcPháp Việt, Danh từ Hóahọc Pháp Việt, Danhtừ Thực vật Pháp Việt, Danh từ Động vật Pháp Việt, Danh từ Mỹ thuật PhápViệt

Cũng có trườngđại học lập được Ban Tu thư,như Viện Đại học Huế, nhưng chỉ inđược lẻ tẻ vài sách tham khảo. Đôi khicũng có một nhà xuất bản tư nhân nào đóchịu nhận in sách cho giáo sư đại học,chắc do có sự quen biết, nhưng trườnghợp này hiếm, và thường thì tác giả phảitự lo xuất bản lấy. 

Việc in sách giáo khoa bậcĐại học do tư nhân phụ trách có lẽ chỉbắt đầu phát triển và thành nếp khá hơnkể từ năm 1969 khi có sự tham gia của nhàxuất bản Lửa thiêng, xuất bản tổnghợp nhiều thứ sách nhưng chủ yếu nhắmvào sách giáo khoa đại học hoặc sách tham khảo chotrình độ tương đương đạihọc. Đây là một nhà xuất bản tư nhân có quymô hoạt động lớn, chỉ trong vòng 5 năm, tínhđến năm 1974, đã xuất bản đượckhoảng 130 đầu sách, thuộc đủ các bộmôn khoa học. Có thể kể vài cuốn trong số đónhư: Dân số học củaLâm Thanh Liêm (1969), Bán đảoẤn Độ (Từ khởi thủy đến thếkỷ XVI) của Phạm Cao Dương (1970), Việt Nam dưới thờiPháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh (1970), Thổ nhưỡng họcđại cương của Thái Công Tụng (1970), Nhân chủng học vàlược khảo thân tộc học của BửuLịch (1971), Phương phápnghị luận và phân tích văn chương củaNguyễn Thiên Thụ (1971), Cănbản địa chất học của Trần KimThạch (1971), Khí tượngcanh nông của Nguyễn Kim Môn (1972), Địa chấn học nhập môn củaNguyễn Hải, Pháp văntuyển dịch của Lê Trung Nhiên (1972), Văn chương Nam Bộ vàcuộc kháng Pháp 1945-1950 của Nguyễn Văn Sâm (1972),Triết học và Khoa họccủa Đặng Phùng Quân (1972), Sắt thép thế giới của Sơn HồngĐức (1972), Hình luậttổng quát của Nguyễn Quang Quýnh (1973), Cơ cấu Việt ngữcủa Trần Ngọc Ninh (1973), Lịch sử các học thuyết chánh trịcủa Nguyễn Ngọc Huy (năm 1973), Hán văn tân khóa bản của Nguyễn Khuê (1973),Dân số thế giớicủa Ngô Văn Lắm (1973), Nhamthạch thông thường của Liêu Kim Sanh (1973), Văn học và Ngữ họccủa Bùi Đức Tịnh (1974), Thống kê thực dụng của Châu NguyệtHồng (1974)…


TẠM KẾT

Qua sự tổng hợp tưliệu và phân tích, nhận định cho từng phầnnhư trên, chúng ta nhận thấy chương trình họcvà sách giáo khoa miền Nam trước năm 1975 có cảnhững mặt ưu điểm lẫn khuyếtđiểm. Nhất là về chương trình, mặtkhuyết điểm tồn tại khá nhiều, bịkhông ít nhà giáo dục lên án, đại khái cho rằng còn quánặng mà lại thiên về cái học từ chươngkhoa cử thoát ly thực tế cuộc sống, vốnchịu ảnh hưởng chương trình học cũcủa thời phong kiến và của Pháp. Tuy nhiên, các nhàchức trách giáo dục nói chung đã rất có thiện chíbiết lắng nghe dư luận của các giới quantâm, nên qua nhiều lần sửa đổi, chươngtrình học cũng ngày càng nhẹ đi, nhất là ngành giáodục những năm cuối cùng của chếđộ đã tích cực hướng sang chươngtrình giáo dục Tiểu học Cộng đồng bằngviệc cộng đồng hóa 100% các trường tiểuhọc (theo Nghị định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969),cũng như đã khởi động trên thực tếchương trình trung học tổng hợp với nộidung giảng dạy sát với đời sống hơn quaviệc thử nghiệm ở Trường Trung họcKiểu mẫu Thủ Đức và một sốtrường khác ở các tỉnh. 

Khi nghe lời phê bình gay gắtcủa các nhà hữu tâm với giáo dục, chúng ta dễ cócảm giác như thể tất cả các bộchương trình Trung, Tiểu học do Bộ Giáo dụcsoạn ra đều hỏng bét hết cả nhưngthực tế chắc không phải vậy. Việcđời cũng như việc trị nước thôngqua công trình tổ chức giáo dục quốc dân, bao giờcũng có hai mặt, nếu “nhân bản, dân tộc, khaiphóng” quá cũng chết, còn như ngược lại,cứ quá đà chạy theo khoa học-kỹ thuậtthực dụng để công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước như bây giờngười ta hay nói cũng có chỗ không ổn. Vì pháttriển khoa học-kỹ thuật hướng tớithực dụng mà không dựa trên nền tảng triếtlý giáo dục nhân bản thì tất yếu cũng sẽsinh ra nhiều điều tai hại, về mối quanhệ giữa người với người trong xãhội cũng như giữa con người với thiênnhiên, mà hậu quả là sự tha hóa con người và pháhủy môi trường sống, vô phương cứuchữa, như trường hợp Trung Quốc hiệnnay sau mấy mươi năm “đại nhảy vọt”mà nhà cầm quyền Trung Quốc tự hào là thành côngnhưng chính họ cũng đang phải xét lạinhiều mặt.

Cho nên bình tĩnh mà xét, có lẽchúng ta cũng nên cảm thông sâu sắc với những nhàsoạn thảo chương trình thời đó: nắmquyền “định đoạt” giáo dục trong tayvới chút ít quan liêu chủ nghĩa, phần lớn họđều được đào tạo trong thời Phápthuộc, đã quen với những bộ chương trìnhhọc nặng nề dày cộp đầy lý thuyếtcủa Pháp, nên tuy có thực tâm cải cách họ vẫn khóthay đổi tư duy nhanh chóng trong một sớm mộtchiều; mặt khác, họ cũng có phần hơi hàohứng, lãng mạn, lý tưởng ở chỗ đòihỏi nỗ lực học tập quá nhiều ở con emmình, cũng như đã quá chú mục theo đuổitriết lý giáo dục nhân bản, nên dễ thoát ly thựctế. Tuy nhiên, nếu chọn một đườnglối chiết trung nào đó thì có lẽ hay hơn, bởimột phần nếu học hành theo lối của họbên cạnh cái dở cũng có nhiều điều bổích, trên thực tế đã đào tạo nên mộtthế hệ thanh niên tương đối tốt vềchất lượng học vấn, nhất là ởchỗ họ không bao giờ quên phải giáo dục nhân cáchcon người và lòng nhân ái qua những bài học củacác môn Văn, Sử, Đức dục, Công dân giáo dục…,trên tinh thần luôn không hoàn toàn đồng thuận vớimọi sự kích động về lòng căm thù giữađồng bào và đồng loại.

Còn về sách giáo khoa,chương trình học định ra thế nào thì sách giáokhoa cũng như thế ấy. Nói chung, về nội dungbiên soạn tốt theo chương trình quy địnhcủa Bộ Giáo dục, theo đúng triết lý “nhânbản, dân tộc, khai phóng” ở những môn khoa họcnhân văn, và nhờ tính cạnh tranh trong quyềnđược tự do biên soạn của tư nhân và quyềnchọn của người sử dụng nên phong phú đadạng và ngày càng được cải tiến tốthơn.


TÀILIỆU THAM KHẢO

– Giáo dục Mỹ thuậtBộ, Chương trình Trunghọc, in lại trong LaSơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, Nxb Giáo dục,1998.

– Bộ Quốc gia Giáo dụcViệt Nam, Chương trìnhgiáo dục (Bậc Tiểu học và Trung học), Nhà incác Công báo, Sài Gòn, 1953.

Chươngtrình Tiểu học, Bộ Quốc gia Giáo dục, SàiGòn, 1960.

Chươngtrình Tiểu học (áp dụng kể từ niên khóa1967-1968), Trung tâm Học liệu, Sài Gòn, 1968.

Chươngtrình Trung học, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn,1960.

– Bộ Quốc gia Giáo dụcViệt Nam Cộng hòa, Chươngtrình Trung học Phổ thông (Cập nhật hóa), Sài Gòn,1970.

– Bộ Giáo dục, Chương trình Trung học,Sài Gòn, 1971.

– Trần Thái Hồng, Khảo sát hiện trạng Giáodục Trung học Tổng hợp, Tiểu luậnđệ trình Hội đồng Cao học Giáo dụcTrường Đại học Sư phạm, ViệnĐại học Sư phạm, Viện Đạihọc Sài Gòn, 8/1973.

– Nguyễn Khắc Hoạch, Xây dựng & phát triểnvăn hóa giáo dục, Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970.

– Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Các vấn đề giáo dục I,II, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1971. 

– Nguyễn Hổ Dư-TrầnDoãn Đức, Vấnđề giáo dục, Văn khoa xuất bản, 1971.

– Phòng Tâm lý và Hướngnghiệp Đắc Lộ, Chỉnam giáo dục cao đẳng Việt Nam, Sài Gòn, 1974.

Vănhóa tập san XIII, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáodục, Sài Gòn, 1974.

– Tập san Minh đức, Số ra mắt (đặcbiệt về Phát triển & Giáo dục), Sài Gòn, tháng 6& 7, 1972.

Giáodục nguyệt san, các số 28 (12/1968), 49 (5/1971), 53(12/1971), 54 (1/1972), 59-60 (6-7/1972).

Báchkhoa, các số 128, 129, 130, 131 (từ 1/5/1962 đến1/6/1962), và 184 (1.9.1964). 

– Lê Ngọc Trụ, Mục lục báo chí Việtngữ trong 100 năm (1865-1965), bản in ronéo, Sài Gòn,1966.

– Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh, Thưtịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 1998.

– Nguyễn Hùng Cường, Thư tịch về khoa họcxã hội tại Việt Nam, Phủ Quốc vụ khanhđặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1970.

– Nguyễn Q. Thắng, Khoacử và giáo dục Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1998.

– Trần Văn Quế, Sưphạm thực hành, Bộ Văn hóa Giáo Dục, inlần thứ nhất, Sài Gòn, 1964.

– Nguyễn Phú Phong, “Quốcngữ trong chương trình tiểu học thời Phápthuộc”, Từ Đông sangTây, Cao Huy Thuần chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2005.

– Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Quản trị và thanh tra họcđường, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1972.

– Sách giáo khoa thuở xưa (hình chụp các bìa sách), https://www.facebook.com/media/set

– Sách giáo khoa các thời kỳ (hìnhchụp các bìa sách), thuongmaitruongxua.vn 

Thưmục 1972 Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục, SàiGòn, 1972.  

– Một số sách dạyVăn bậc tiểu học từ lớp Năm tớilớp Nhất (Lớp 1 tới lớp 5) xuất bảntrước năm 1975. 

Nguồn:Tạp chí Nghiên Cứu & PhátTriển, số 7-8 (114-115).2014 (Chuyên đề: Giáodục miền Nam Việt Nam 1954-1975)

Trần Văn Chánh
27/10/2014

Nguồn: Tác giả gởi

Comments are closed.