UNESCO Phủ Nhận Nghị Quyết HCM Là Nhà Văn Hóa – Nguyễn Đông A



 Mười năm sau, báo An ninh thế giới, số 177 xuất bản tại Hà nội cho đăng một bài với tựa “Bảo vệ lễ kỷ niệm 100 ngày sinh của bác Hồ ở trụ sở Unesco (Pháp)”.

Tại sao “bảo vệ”? Nếu lễ sanh nhựt 100 năm của HCM được Unesco tổ chức thì không cần phải bảo vệ bởi phía Tòa Đại sứ Hà nội, bởi vấn đề an ninh đã thường xuyên được Unesco đãm trách.

Phải bảo vệ như lời tựa của bài báo viết (báo công an) vì buổi lể kỷ niệm ấy thật sự không được Unesco tổ chức mà do hoàn toàn Tòa Đại sứ Hà nội tự lo liệu.

Diễn tiến sự việc:

Năm 1987, Đại hội đồng Unesco đã chấp thuận một quyết nghị tôn vinh Hồ Chí Minh là danh nhơn thế giới (nhà giải phóng dân tộc, nhà văn hóa). Theo quyết nghị này, Unesco sẽ trợ cấp cho Hà nội một ngân khoản để tổ chức lể kỷ niệm 100 năm taị trụ sở Unesco Hà nội, ấn hành tranh ảnh, sách báo nói về sự nghiệp văn hóa và giải phóng của lão. Riêng Unesco tại Paris cũng sẽ tổ chức lể kỷ niệm tại trụ sở với sự tham dự của Ban lãnh đạo Unesco, đại diện chánh phủ Pháp và Thị xã Paris.

Sở dỉ Quyết nghị này được thông qua dễ dàng ở Đại hội đồng vì ông M’Bow, một người phi châu đen, làm Tổng Giám đốc Unesco có xu hướng thân Cộng sản đã tích cực vận động các thành viên trong Unesco.

Ngay khi Quyết nghị vừa được phổ biến, cộng đồng người Việt tại Paris liền lập tức họp nhau lại để tìm phương cách phản đối Unesco.

Một tổ chức thành hình : ỦY BAN TỐ CÁO TÔI ÁC HỒ CHÍ MINH gồm một Tổng Thư Ký và nhiều Ủy Viên. Ông Nguyễn Văn Trần được các thân hữu ủy nhiệm làm Tổng Thư Ký với sự hợp tác trợ lực tích cực của các ông Trần Văn Ngô, Chu Vũ Hoan, Nguyễn Thừa Thính, Nghiêm Văn Thạch, Vũ Hạ .. Ủy Ban Vận đng kiều bào ở khắp nơi: Hoa Kỳ, Úc, Canada và Âu Châu, viết thư cho Unesco phản đối Quyết nghị sai lầm kia và vạch trần tội ác Hồ Chí Minh từ khi nắm chánh quyền ở Hà nội và của chế độ qua các biến cố cụ thể như vụ Nhân văn Giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu Thân Huế và ở miền Nam sau 1975, việc tập trung cải tạo, đánh tư sản mại bản, đày dân đi kinh tế mới, tổ chức vượt biển thu vàng, thảm nạn vượt biển …

Đồng thời Ủy ban cũng kêu gọi báo chí việt ngữ hải ngoại phổ biến tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản Hà nội, viết lại và phổ biến để ngăn chận ảnh hưởng của Nghị quyết Unesco này.

Ông Nguyễn Văn Trần liên hệ với tướng Simon, chủ tịch Ủy Ban Tương trợ Việt-Miên-Lào và chủ tịch Hội cựu Đông Dương ANAI, để kêu gọi Hội cựu chiến binh Pháp lên tiếng tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đã vi phạm Nhơn quyền đối với tù binh pháp sau chiến tranh đông dương.

Ông Nguyễn Văn Trần liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp am hiểu về chế độ cộng sản Hà nội để yêu cầu họ đặt những câu hỏi với chánh phủ Pháp tại Quốc hội Pháp để có thái độ đối với Quyết nghị Unesco, bởi Pháp là quốc gia đón nhận trụ sở Unesco.

Bức tường Bá linh sụp đổ kéo theo khối Cộng sản Đông Âu đã ảnh hưởng sâu đậm đến nếp suy nghĩ về Cộng sản của các nước Âu châu và của thế giới. Ông Frédéric Mayer, người Tây ba nha vừa đắc cử Tổng giám đốc Unesco. Ông nầy am hiểu cộng sản nên không có xu hướng ủng hộ phe khuynh tả trong Unesco như ông M’Bow trước kia. Kiều bào Việt nam ở khắp nơi viết thư gởi về Unesco, có đến hàng hai mươi ngàn thư phản đối, yêu cầu hủy bỏ Quyết nghị. Số thư này được ông Giám đôc trách nhiệm vùng Đông Nam Á ở Unesco cứ tuần tự đến cuối tuần chuyển đến đại diện Hà nội tại Unesco.

Ông Nguyễn Văn Trần sưu tầm tài liệu tại các thư viện và văn khố Pháp chứng minh sự đề cao HCM của Hà nội như là một vĩ nhơn là hoàn toàn dối trá. Thân phụ của Hồ Chí Minh say rượu phạt đòn làm chết oan một tội nhơn nên bị mất chức chứ hoàn toàn không vì chống Pháp mà từ quan. Không còn nguồn lợi tức để sanh sống và học hành , HCM bỏ vào Phan Thiết nhờ Hội Liên Thành nhận cho dạy học sanh sống qua ngày. Nhưng số học sanh của một tỉnh lẽ lúc bấy giờ không đủ bảo đảm cho y một mức sống ổn định nên năm sau đó y rời Phan thiết vào Sài gòn để xuống tàu Pháp xin làm phụ bếp cho có đồng lương đêù đặn và khá giả hơn.

Hồ Chí Minh xuống tàu Pháp tại bến Nhà Rồng ở Sài gòn hoàn toàn chỉ nhằm tìm kế sanh nhai cho bàn thân và gởi tiền về nước giúp phụ thân thôi.

Vì cha y thuộc diện hành chánh của chánh quyền thuộc địa nên Hồ Chí Minh làm đơn xin ban học bổng để mong sau này “giúp ích Nhà nước Pháp”. Đơn xin bị từ chối. Qua các văn kiện do HCM viết và khai báo ghi nhận : HCM có nhiều ngày sanh khác nhau. Ngày chết của y cũng bị Đảng Cộng sản thay đổi: ngày 2 tháng 9 năm 1969 biến thành ngày 3 tháng 9.

Những chi tiết hộ tịch này đã phơi bày sự thiếu chánh xác và sự dối trá đã giúp Ủy ban Tố cáo tội ác Hồ Chí Minh thuyết phục Unesco không thể chấp nhận ngày 19/5 là ngày sanh của HCM. Một cơ quan văn hóa và khoa học của Liên Hiệp Quốc không thể chấp nhận sự dối trá được.

Từ đấy, Unesco bắt đầu nghi ngờ thành tích của Hồ Chí Minh là “nhà văn hóa” và tin những lời phản kháng của cộng đồng người Việt nam ở hải ngoại, bởi không ai hiểu rõ HCM hơn người Việt Nam và đặc biệt những người Việt Nam nạn nhơn của chế độ Hồ Chí Minh.

Thế là trước ngày 19 tháng 5 năm 1990, ông Nguyễn Văn Trần được mời đến Unesco cùng với Tướng Simon để Unesco cho biết quyết định của họ là không thi hành Quyết nghị. Unesco giải thích là không thể hủy bỏ Quyết nghị được, bởi muốn hủy bỏ phải thông qua Đại Hội dồng, với nhiều thủ tục phiền toái.

Tiếp theo đó, Unesco thông báo cho Hà nội biết quyết định với những chi tiết như sau:

– Unesco không tổ chức lễ 100 năm của HCM tại Paris và Hà nội.

– Cho Tòa Đại sứ Hà nội ở Paris mướn một phòng trong trụ sở Unesco Paris để tự tổ chức (Hà nội muốn thuê hai phòng, nhưng không được phòng thứ hai vì bị Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM can thiệp ngăn chặn).

– Unesco và chánh quyền Pháp, kể cả Thị xã Paris không tham dự lễ.

– Ban tổ chức không được lạm dụng để tuyên truyền chánh trị và đề cao HCM là “nhà văn hóa” theo tinh thần Quyết nghị.

– Thiệp mời không được in hình HCM và ghi lễ “sanh nhựt HCM và nhà văn hóa” .. mà chỉ ghi mời ” tham dự buổi văn nghệ”.

Quyết định không thi hành Quyết nghị của Unesco với những ngăn cấm như trên đây đã được Văn Chấn, tác giả bài báo của An ninh thế giới, số 177 thừa nhận nguyên văn như sau:

… Điển hình là một số người Việt nam lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là “Ủy ban chống tôn vinh HCM” (thật sự là Ủy ban tố cáo tội ác HCM, nhưng tác giả sợ phạm húy nên cải ” tố cáo tội ác” thành ” chống tôn vinh”) do các tên Nguyễn Văn Trần , Nguyễn Thừa Thính , Chu Vũ Hoan… Chúng tích cực vận động một số nhơn vật hữu phái trong chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng Thư ký Unesco hũy bỏ quyết định kỷ niệm ngày sanh của bác.Chúng viết bài cho các báo phản động người Việt nam xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời bác…

Đã sắp đến ngày kỷ niệm , nhưng Ban lãnh đạo Unesco vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở Unesco vơí lý do nhiều ý kiến phản đối. Với thái độ kiên quyết của phía ta lảnh đạo Unesco chấp nhận một thỏa hiệp: bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chánh trị, không treo ảnh bác trong hội trường, trong triển lãm ảnh bác ở hành lang Unesco, trong giấy mời phải ghi là đến xem văn nghệ, …

Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ta mong muốn. Tổng Thư ký Unesco mời đại diện phía ta đến gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giử đúng lời hứa vì trong giấy mời có in hình bác và ghi ” Nhơn dịp kỷ niệm 100 ngày sanh HCM, danh nhơn thế giới” (Đúng là VẹM). .. Cuối cùng ta trả lời với ông Tổng Thư ký là đã thay đổi … Tuy nhiên ta cho in 100 giấy mời mới thôi (để mời người ngoại quốc) còn giấy cũ gởi cho Liên hiệp Việt kiều yêu nước – hội ngoại vi của Hà nội – phân phối.

Về phần nội dung buổi lễ ta có thay đổi chút ít. Đồng chí Đại sứ của ta không đọc bài diển văn đã dọn sẳn mà thay vào đó Đồng chí Nguyễn Kinh Tài, Đại sứ bên cạnh Unesco đọc bài diển văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của Đại Hội đồng Unesco về kỷ niệm 100 ngày sanh của bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp (Hội Liên hiệp Việt kiều yêu nước) phát biểu ý kiến về công lao của bác đối với dân tộc và thế giới, cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước phục vụ
( An ninh thế giới – số 177 trang 14 )

Trong phần cuối Văn Chấn khoác loác hôm ấy có đến “2000 người tham dự nhờ các võ sĩ ngăn chận những người đến phá”. Sự thật là hôm ấy không quá 70 người tham dự và hoàn toàn không có ai muốn đánh phá và ngăn chận nhóm “Việt kiều yêu nước” tham dự.

Nhận xét:

– Buổi lễ 19/5/1990 hoàn toàn do Tòa Đại sứ Hà nội tại Paris tổ chức trong một căn phòng của Unesco do họ thuê mướn.

– Không có đại diện của Unesco và chánh quyền Pháp đến dự.

– Buổi lễ đã không được thực hiện đúng theo tinh thần Quyết Nghị ” Hồ Chí Minh là một danh nhơn thế giới” mà chỉ là một buổi trình diển văn nghệ bình thường. (Đại sứ Phạm Bình của Hà nội không được quyền đọc diển văn và không được quyền nói về HCM như là một danh nhơn).

– Đảng cộng sản Việt nam và nhà cầm quỳên Hà nội đã không biết lấy làm xấu hổ về những hành động lật lọng và gian trá của mình đối với một cơ quan văn hóa quốc tế (vụ tráo trở thiệp mời – ct: đừng nghe những gì CS nói .. nhìn những gì CS làm) mà lại còn khoe khoang đề cao như là một thành tích thắng lợi.

Điểm thiếu sót đáng tiếc của Ủy ban Tố cáo tội ác Hồ Chí Minh là đã không quảng bá sâu rộng thành quả tranh đãu là Unesco không thi hành Quyết nghị, bởi nghỉ rằng đã thắng lợi như vậy là đủ rồi.

Do đó mà 10 năm sau, Hà nội mới dám lên tiếng khoe thành tích “bảo vệ” lễ kỷ niệm 100 ngày sanh của HCM.

Hồi Nhơn Sơn 31 tháng 5 năm 2003
(một thành viên của Ủy Ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh) thuật

Nguyễn Đông A

(Nguồn: http://www.tudongonluanonline.com/pages/tp.asp?TID=1896&CID=5&SID=7)


Đọc thêm:

www.geocities.ws/xoathantuong

Xem thêm:

UNESCO có vinh danh Hồ Chí Minh không?

https://www.quora.com/Did-UNESCO-honor-Ho-Chi-Minh

Ảnh hồ sơ của Anonymous

Vô danh5 năm

KHÔNG, UNESCO đã không.
UNESCO. Đại hội đồng; ngày 24; Hồ sơ Đại hội đồng, phiên họp thứ 24, Paris, 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987, câu 1: Nghị quyết; 1988, (*Tham khảo 1)

(Điều 16.4) Cho biết “16.4 Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1990 (hạng mục do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề xuất) (**Tham khảo 2)

Rõ ràng, đây là một nỗ lực của chính phủ Việt Nam để kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chí Minh, KHÔNG PHẢI từ UNESCO.

Lưu ý rằng trong Đại hội toàn thể lần thứ 24 này, có nhiều người khác có tên được đề nghị công nhận bởi chính quốc gia của họ:

1/ Jawaharlal Nehru (do Ấn Độ đề xuất) (tr.135) – được công nhận là:

“Công nhận: rằng các tác phẩm học thuật của Jawaharlal Nehru tạo thành một

một phần không thể tách rời của di sản văn hóa thế giới,”

2/ Phya Anuman Rajadhon (Do Thái Lan đề xuất) (tr. 133) và được công nhận là:

“Nhận ra: rằng Phya Anuman Rajadhon là một học giả vĩ đại có

liên quan đến thế giới văn học sẽ luôn được ghi nhớ và

đánh giá cao, và là ánh sáng hướng dẫn những người đương thời của ông và

các thế hệ nối tiếp hướng tới chân, thiện, mỹ,”

*** KHÔNG công nhận:

3/ Thomas Müntzer (Đức đề xuất) (tr.133) – Không công nhận.

4/ Anton Semionovitch Makarenko (do Nga đề xuất) (tr.134) – Không công nhận

5/ Sinan (do Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất) (tr.136) – Không công nhận

*** và Hồ Chí Minh (do Việt Nam đề xuất, R. 18.65) (tr.135) KHÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN.

*Tham khảo 1 – Kỷ lục của UNESCO, Đại hội đồng, kỳ họp thứ 24: http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf

**Tham khảo 2: Thư của Bộ trưởng Việt Nam Võ Đông Giang (bằng tiếng Pháp):

http://www.rfa.org/vietnamese/news/people_stories/HoChiMinh2.pdf

Thư của Bộ trưởng Võ Đông Giang (tiếng Việt):

http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/HoChiMinh.pdf

Các liên kết liên quan khác:

UNESCO có vinh danh ông Hồ Chí Minh hay không?

https://vi-vn.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-ng%E1%BB%8Dc-di%C3%AAu/s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt- %C4%91%E1%BA%B1ng-sau-c%C3%A1i-g%E1%BB%8Di-l%C3%A0-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh-l %C3%A0-danh-nh%C3%A2n-v%C4%83n-ho%C3%A1-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/947912285231079/

Comments are closed.