Archive for July 13th, 2023


Tiềm năng kinh tế mới là yếu tố làm nên tính chiến lược của Tây Nguyên?

Thursday, July 13th, 2023

Nếu bất ổn xảy ra thì cuối cùng vẫn nằm ở câu chuyện phân bổ lợi ích kinh tế.

Nguyễn Quốc Tấn Trung 

Tạp chí Luật Khoa – 12/7/2023

Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa. 

Tây Nguyên là một khu vực địa lý luôn được nhắc đến như là vị trí chiến lược, tối quan trọng cho an ninh quốc gia Việt Nam. Điều này đặc biệt đúng trong quan điểm của báo chí nhà nước. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ năm 13 tháng 7 năm 2023

Thursday, July 13th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

RFA 

13/7/2023

Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle gặp Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang ngày 04/7/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Công an Nhân dân 

Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp và cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa (thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 06/7 để tìm hiểu về hoạt động của tổ chức độc lập, không theo sự chỉ đạo của Nhà nước này.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, phái đoàn gồm có Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle, Cố vấn các vấn đề Tôn giáo của Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, bà Emmanuelle Pavillon-Grasser, Tổng Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, và bà Candice Ragot, nhân viên của Toà Đại sứ Pháp tại Hà Nội.

Nhiều thành viên chủ chốt của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam đã tham gia cuộc gặp mặt trong đó ông Đại sứ bày tỏ mong muốn tìm hiểu về hội đồng và tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong khi đại diện của phía Việt Nam trình bày về thực trạng chung của tự do tôn giáo ở quốc gia độc đảng.

Ông Lê Quang Hiển, Đạo huynh của Phật Giáo Hoà Hảo và là thư ký của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cuộc gặp mặt với phái đoàn của Pháp.

Đây là lần đầu tiên Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và các tôn giáo không thuộc Nhà nước Việt Nam quản lý. Tổng Lãnh sự Pháp chưa bao giờ gặp Hội đồng Liên Tôn hết. Cách đây mấy năm (Hội đồng- PV) có gặp phái đoàn của Liên hiệp Châu Âu nhưng không có Pháp.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng có quan tâm đến tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người ta có gặp để tìm hiểu Hội đồng Liên Tôn thôi chứ người ta không đặt nặng vấn đề (về tự do tôn giáo- PV) như Chính phủ Hoa Kỳ.”

Ông nói về nội dung của cuộc gặp mặt:

Ông Peaucelle là cố vấn các vấn đề tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao, có cuộc gặp mặt hôm nay chỉ để biết Hội đồng Liên Tôn thôi, chứ không phải là để ghi nhận và về trình cho Bộ Ngoại giao, làm cho tất cả thành viên của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng.

Dự trù gặp một tiếng đồng hồ nhưng 45 phút đã về rồi mà không tìm hiểu về vấn đề bách hại của nhà cầm quyền gì hết!

Ông Hiển cho biết các thành viên của Hội đồng Liên Tôn rất thất vọng về cuộc gặp mặt với phái đoàn Pháp:

Từ ngày thành lập Hội đồng Liên Tôn, chúng tôi gặp tất cả các phái đoàn Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Úc, Canada… thì lần đầu tiên mà mới có một cuộc họp như vậy đó.

Các chức sắc của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng. Người ta đi xa xôi như ông Hứa Phi đi từ ba hôm trước để khỏi bị chặn ngoài kia, rồi mấy người kia ở Trà Vinh ở Vĩnh Long rồi lên để gặp như gặp chơi vậy đó.”

Ông cho biết đại diện phía Việt Nam trình bày ngắn gọn về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và nhiều thành viên của hội đồng không thể nói về nhóm tôn giáo của mình do phía khách không có nhiều thời gian.

Theo ông Hiển, trong buổi chiều cùng ngày, Phái đoàn Pháp có gặp đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn). Phóng viên không thể liên lạc được với các vị chức sắc của giáo hội này để tìm hiểu thông tin về cuộc gặp.

Phóng viên gửi email cho Đại Sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh với đề nghị cung cấp thông tin về cuộc gặp mặt với hai tổ chức tôn giáo không đăng ký ở Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.

Trang Facebook của Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa tin trong thời gian viếng thăm Việt Nam, Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo cũng như tầm quan trọng của tự do tôn giáo.

Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle cũng gặp gỡ một số đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong đó có Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài. Ông cũng thăm nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác nhau hiện có mặt ở Việt Nam như Nhà thờ Saint-Joseph Hà Nội (Nhà thờ Lớn), chùa Trấn Quốc hay Thánh đường Al-Noor Masjid.

Hội đồng Liên Tôn Việt Nam là một tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thành viên của hội đồng là chức sắc cao cấp của các nhóm tôn giáo độc lập như Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội thánh Tin Lành, Phật giáo Hoà Hảo Chơn truyền, và Cao Đài 1926.


HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trương Văn Dũng 

12/07/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Trương Văn Dũng nhiều lần công khai lên tiếng ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam.

Ông Trương Văn Dũng nhiều lần công khai lên tiếng ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 11/7 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động về đất đai Trương Văn Dũng, hai ngày trước khi phiên toà phúc thẩm của ông Dũng dự kiến diễn ra.

Vào ngày 28/3, ông Trương Văn Dũng, 65 tuổi, bị toà án Việt Nam tuyên phạt 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”, nhưng luật sư bào chữa nói với VOA rằng các quan tòa “chưa có đủ căn cứ” để buộc tội ông Dũng.

Ông Dũng đã nộp đơn kháng cáo 2 tuần sau đó.

Vào ngày 13/7, một tòa phúc thẩm ở Hà Nội dự kiến sẽ xem xét đơn kháng cáo của ông.

“Tuy nhiên, cũng như tuyệt đại đa số các phiên phúc thẩm khác ở Việt Nam đối với các nhà hoạt động bị kết án với cáo buộc mang động cơ chính trị từ năm 2016, người ta không mong chờ một quyết định giảm án chứ chưa nói đến việc đảo ngược phán quyết có tội và phóng thích”, thông cáo của HRW nói.

Ông Trương Văn Dũng bắt đầu tham gia vào việc vận động cho quyền lợi về đất đai vào những năm 2000 khi chống lại việc cưỡng chế tịch thu chính nhà riêng của mình. Sau đó, ông cùng các nhà hoạt động khác vận động cho các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp…

Ông cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường, phản đối luật an ninh mạng năm 2018 và công khai tẩy chay các cuộc bầu cử tại Việt Nam mà ông cho là không tự do cũng không công bằng.

Ông Dũng cũng công khai lên tiếng ủng hộ nhiều tù nhân chính trị và những người bị tạm giam, cùng các nhà hoạt động khác thành lập “Hội Bầu bí Tương Thân” để hỗ trợ tài chính và tinh thần cho các tù nhân chính trị, dân oan và gia đình họ.

Theo HRW, những hành động bị cáo buộc “chống Nhà nước” trên của ông Dũng chỉ đơn thuần là “thực hành các quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa”.

Tổ chức này cho rằng chính quyền Việt Nam đang theo đuổi chiến dịch “xóa bỏ một cách có hệ thống” những nhân tố còn sót lại của phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước khi thẳng tay gộp các nhà hoạt động ôn hòa vào danh sách vẫn đang gia tăng với hơn 150 tù nhân chính trị tại Việt Nam.

“Nhà cầm quyền Hà Nội đang vi phạm công pháp quốc tế về nhân quyền, phản bội lại nghĩa vụ của chính mình với tư cách một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bảo vệ, chứ không phải chà đạp, các quyền con người cơ bản”, thông cáo của tổ chức nhân quyền nói.

HRW kêu gọi Việt Nam hãy phóng thích ông Trương Văn Dũng và các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng “khi người dân bày tỏ suy nghĩ của họ là đóng góp vào giải pháp làm cường thịnh, chứ không phải làm suy yếu, quốc gia mình”.


Ông Tô Anh Dũng nói khi nhận 21,5 tỷ đồng ‘không nhận thức được là vi phạm’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/toanhdung.jpg

Bị cáo Tô Anh Dũng tại phiên xét xử. (Ảnh: vov.vn) 

Bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ tổng cộng 21,5 tỷ đồng để cấp phép cho các chuyến bay giải cứu, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói thời điểm đó, “bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật”.

Chiều nay 12/7, phiên tòa xét xử bị cáo Tô Anh Dũng cùng 53 đồng phạm khác liên quan đến vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần xét hỏi.

Ông Dũng thừa nhận có “tiếp xúc” với một số doanh nghiệp xin được cấp phép chuyến bay song “không chủ động”. Doanh nghiệp có nhu cầu tham gia và bị cáo “nể nang”, muốn nghe xem doanh nghiệp có khó khăn vướng mắc gì không. Trong quá trình giải quyết, bị cáo cũng cũng chỉ hỏi thăm năng lực của doanh nghiệp và hướng dẫn với họ phối hợp với Cục Lãnh sự làm tốt hơn.

Trong số 13 doanh nghiệp mà ông Dũng tiếp xúc, đã có 7 doanh nghiệp tham gia và được Văn phòng Chính phủ phê duyệt. Các doanh nghiệp xin cấp phép phê duyệt chuyến bay chủ động liên hệ, “Bị cáo không chủ động, không yêu cầu và cũng không có mưu đồ gì”, ông Dũng trình bày.

Về số tiền nhận hối lộ, ông Dũng khai đã gặp, nhận của Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình là 8,5 tỷ đồng; nhận của Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) 30.000 USD; Lê Văn Nghĩa, giám đốc Công ty Nhật Minh là 40.000 USD; Nguyễn Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA là 115.000 USD… cùng nhiều người khác với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng như cơ quan tố tụng nêu.

“Thời điểm đó, bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật. Khi gặp, bị cáo cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bị cáo cũng muốn nghe xem họ có khó khăn gì không. Khi doanh nghiệp họ đến cảm ơn cũng nghĩ vì đã tạo điều kiện, bị cáo rất ăn năn hối lỗi khi làm việc với cơ quan điều tra”, ông Dũng nêu.

Đến nay, gia đình ông Dũng đã nộp lại gần 17 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.

Trong vụ án, ông Dũng và 24 người khác bị cáo buộc nhận hối lộ gần 167 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ tổng số tiền hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo 24,5 tỷ đồng.

Phạm Toàn


Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế dùng 42,6 tỷ đồng nhận hối lộ vào việc gì?

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/toanhdung2-700x480.jpg

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, với tổng số 253 lần, hơn 42 tỷ đồng. (Ảnh: vov.vn) 

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, tổng 253 lần, với 42,6 tỷ đồng.

Chiều 12/7, trong phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”, HĐXX thẩm vấn đối với bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án này, tổng 253 lần, với số tiền 42,6 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, ông Kiên khẳng định bản thân không yêu cầu các doanh nghiệp đưa tiền từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến bay, mà là đều do “các doanh nghiệp chủ động đề xuất”.

Ông này cũng khẳng định là không ép chi tiền “bôi trơn”, quát tháo các doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp đều là người chủ động gọi điện, xin đến gặp và nhờ giúp đỡ. Họ đến gặp bị cáo sau khi Bộ Y tế đồng ý cấp phép bình thường mà không gặp trở ngại nào”, ông Kiên khai.

Nói về số tiền hơn 42 tỷ đồng nhận hối lộ, bị cáo Kiên nói đã cho một số người vay và đầu tư vào bất động sản.

Cụ thể, bị cáo cho một người chú ở tỉnh Thái Bình vay, rồi đầu tư mua đất ở các huyện Ba Vì, Hoài Đức (Hà Nội) và Mũi Né (Bình Thuận).

“Sau khi nhận tiền, bị cáo có đưa cho ai không?”, chủ tọa hỏi. Bị cáo Kiên nói: “Không”.

“Có ai tác động bị cáo khai như vậy hay không?”, chủ tọa chốt vấn đề. Ông Kiên khẳng định: “Không ạ”.

Hiện bị cáo Kiên đã trả lại cho các doanh nghiệp 12 tỷ đồng và cùng gia đình đóng thêm 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Bị cáo Phạm Trung Kiên được bổ nhiệm làm thư ký thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2022. Giai đoạn tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước, ông Kiên được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng để trình thứ trưởng ký duyệt.

Minh Long


Sâu mọt và giòi bọ

Tạ Duy Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/21.jpg

Sáng nay đọc báo mới biết vụ giải cứu mang tên “Ngạo nghễ Việt Nam” đã khiến 54 quan chức phải ra tòa. Tôi nghĩ số người bị tòa lương tâm giày vò (giả định họ còn có lương tâm) cao hơn nhiều. Nhưng kể cả chấp nhận con số 54, cùng với số tiền họ móc từ túi những đồng bào lâm vào cảnh cùng đường (số thực chắc ngạo nghễ hơn nhiều!), cũng đủ thấy ghê rợn.

Họ là ai?

Họ đều là đảng viên, không phải đảng viên làm sao chui được vào những chỗ béo bở như vậy.

Họ hầu hết đều có bằng Lý luận cao cấp chính trị.

Nhiều người trong số đó từng “thành kính và trang nghiêm” sụt sịt thề cống hiến cho dân cho nước.

Họ chắc chắn đều có huân, huy chương, bằng khen, giấy khen các loại.

Nhưng rốt cuộc thì họ là ai?

Họ thua xa bất cứ con giòi bọ nào.

Xin đăng lại bài viết và in báo đã gần 20 năm, nhân sự kiện nói ở trên.

***

Chuyện như đùa nhưng lại là sự thật trăm phần trăm.

Một tờ báo nọ có đăng bài nhàn đàm về tham nhũng của tôi, bằng thứ giọng có phần châm biếm. Sau khi báo ra, Tổng biên tập liền nhận được thư và điện thoại của một vài người, đều giấu tung tích, trước thì dọa nạt, sau nhũn nhặn xin góp ý về những cặp từ cần thay trong bài viết vừa kể. 

Cuối cùng thì mọi ý kiến “đóng góp” đều toát lên ý sau đây: Ông tác giả nên cân nhắc để có lời cải chính. Gọi bọn tham nhũng là sâu mọt thì được chứ ví họ như giòi bọ là quá lời! Giòi bọ chuyên rúc ráy những nơi bẩn thỉu, xú uế. Rằng thì dù sao, dù có xấu xa, nhơ bẩn mấy đi nữa thì họ, những kẻ bị chỉ đích danh là tham nhũng ấy vẫn cứ… là người!

Nghe thấy cũng có phần thống thiết, chân thành, đáng thương.

Sâu mọt hay giòi bọ thì cũng cùng đục khoét, ăn bám, phá hoại, làm nhũng nhiễu thân chủ mà thôi. Nhưng sâu mọt nghe không tởm, không bẩn bằng giòi bọ. Tham nhũng mà cũng vẫn còn biết tự ái kia đấy! Nhưng bình tâm để suy xét thì thấy rằng, thực ra lũ giặc nội xâm này cũng có lý khi đòi được đối xử nhẹ tay. Bởi vì:

– Thứ nhất: Chúng là những kẻ đạo mạo, ăn mặc vào loại tươm tất, nhiều kẻ không thiếu những từ văn hoa khi nói với người khác.

– Thứ hai: Tuy tham nhũng nhưng chúng luôn luôn cho mọi người cảm giác đang cống hiến hết mình bao gồm cả sức lực lẫn trí tuệ, lẫn hạnh phúc riêng cho sự nghiệp chung.

– Thứ ba: Chúng toàn chén những thứ thơm tho, béo bổ, quý hiếm… thuộc hàng cao lương mỹ vị, kèm những chai rượu mà đám giàu có châu Âu, châu Úc cũng phải ngần ngại khi nhấc từ trên kệ xuống. Tham nhũng mà phải ăn cơm bụi, cơm bình dân, uống nước vối loãng thì có họa điên!

– Thứ tư: Chúng chỉ gặm, khoét những chỗ mọt mục, những chỗ sơ hở…

– Cuối cùng là chúng không bao giờ làm cho kho công quỹ hết nhẵn mà thường bớt lại cái vỏ rỗng bên ngoài để mọi người cứ yên trí mà cống nạp tiếp! 

Với năm đặc tính nổi trội và khác biệt trên, lẽ nào lại ví chúng như giòi bọ, là loại chỉ đục, gặm những xác chết. 

Sau khi suy nghĩ, tôi bèn nói với ngài Tổng biên tập là tôi đồng ý với đề nghị của tầng lớp tham nhũng và bài viết nên sửa theo ý tránh từ giòi bọ.

Nào ngờ ý kiến của tôi vừa được nêu ra thì một con ruồi xanh óng ánh như viên minh châu đáp xuống trước mặt, dùng chân chặn ngòi bút, không cho viết tiếp. Tôi hất ra, nó lại xông vào, ghì chặt lấy. Tôi dọa di nát, nó cũng nhất định không buông, tức là chấp nhận chết, kể cả không toàn thây. Lạ nhỉ, dù chết cũng không sợ, thì vấn đề phải kinh hoàng lắm. 

Đêm về vừa nằm xuống, tay đặt lên trán nghĩ ngợi, thì tôi rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ. Đúng lúc ấy con ruồi xanh mẹ xuất hiện. Nó đanh đá mắng tôi xa xả và nói rằng nó không muốn con nó bị ô danh khi bị đem ra ví với bọn tham nhũng. Giòi bọ là giòi bọ chứ không thể “như” tham nhũng được. Giòi bọ dù sao vẫn có ích… chẳng hạn làm sạch môi trường, hoặc có thể dùng làm mồi câu cá… chứ tham nhũng thì chỉ thuần túy phá hoại và bôi bẩn.

Tôi nhớ là trong mơ mình hét lên: Vậy mày nghĩ giúp tao cái tên để gọi bọn tham nhũng! GIÒI BỌ cũng không được, thì biết gọi chúng bằng cái tên gì bây giờ?

L.T.


Thống đốc bang Nebraska sang Việt Nam quảng bá nông sản 

11/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Thống đốc Nebraska Jim Pillen. Photo Twitter Governor Jim Pillen.

Thống đốc Nebraska Jim Pillen. Photo Twitter Governor Jim Pillen. 

Thống đốc bang Nebraska Jim Pillen của Mỹ lần đầu tiên dẫn đầu phái đoàn xúc tiến thương mại đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh đang gia tăng. 

Đoàn có nhiều điểm dừng được lên lịch trên khắp đất nước trong chuyến thăm kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 9/7. 

Thống đốc Pillen cho biết trong một tuyên bố: “Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng và đang phát triển đối với thức ăn chế biến sẵn của Nebraska như gluten ngô, bột đậu nành và ngũ cốc chưng cất”. 

Các thành viên khác của nhóm bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp Nebraska Sherry Vinton, Hiệu trưởng Joanne Li của Đại học Nebraska – Omaha (UNO) và các chuyên gia liên quan đến nông nghiệp, đại diện doanh nghiệp, giới học thuật và quan chức chính phủ.

Các sự kiện trong chuyến công tác thương mại bao gồm thăm một trung tâm phân phối/tạp hóa lớn, trình diễn sản phẩm, gặp gỡ các quan chức thương mại Việt Nam và thăm Đại học Nông nghiệp Việt Nam.

“Nebraska đã có nhiều chuyến thăm và trao đổi tích cực với Việt Nam trong những năm qua. Chuyến thăm này là một bước nữa trong việc củng cố mối quan hệ đó”, Thống đốc Pillen cho biết.

“Tôi rất vinh dự được tháp tùng Thống đốc Pillen trong phái đoàn thương mại quan trọng này nhằm tăng cường kết nối quốc tế của bang chúng ta và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân Nebraska,” Hiệu trưởng Li nói. 

Theo thông cáo báo chí của Thống đốc Pillen, hồi đầu năm nay, một phái đoàn bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nebraska và đại diện của Sở Phát triển Kinh tế Nebraska (DED) đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội kinh doanh và giáo dục.

Dữ liệu gần đây nhất của DED (2021) cho thấy tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam từ Nebraska vượt quá 946 triệu đôla.

Với dân số hơn 104 triệu người, Việt Nam nhập khẩu một lượng đáng kể các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu khô ăn được cũng như thịt bò từ bang Nebraska.