Archive for November 7th, 2023


Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 07 tháng 11 năm 2023

Tuesday, November 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Thế trận tàu sân bay, căng thẳng ở Ba Bình 

Duan Dang

06/11/2023

https://substackcdn.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fsubstack-post-media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2F47102004-33d8-43ff-a57b-d84b7bafd55e_943x692.jpeg

Tàu Sơn Đông và tàu Hoàng Sơn – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản

Tàu sân bay

Ngày 6.10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nhóm tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã quay trở lại Biển Đông trong cùng ngày sau 10 ngày huấn luyện ở Biển Philippines.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cung cấp chi tiết về vị trí, thành phần và hoạt động của nhóm tàu Sơn Đông trong đợt huấn luyện thứ ba ở Tây Thái Bình Dương trong năm nay.

Nhóm tàu này bao gồm:

Tàu sân bay Sơn Đông.

Hai tàu khu trục Type 055: Đại Liên (105) và Diên An (106).

Ba tàu khu trục Type 052D: Tô Châu (132), Quế Lâm (164), Trường Sa (173).

Ba tàu hộ vệ Type 054A: Chu Sơn (529), Hứa Xương (536), Hoàng Sơn (570).

Tàu tiếp tế tổng hợp Type 901: Tra Can Hồ (905).

Tổng cộng có 10 tàu trong nhóm tác chiến tàu sân bay đợt này. Đây là số lượng cao nhất trong các đợt huấn luyện tàu sân bay của Trung Quốc.

Ngoài ra, tổ chức của nhóm tàu lần này không chỉ bao gồm tàu của Hạm đội Nam Hải mà còn có cả hai tàu của Hạm đội Đông Hải là Tô Châu và Chu Sơn.

Một điểm đáng chú ý khác là nhóm tàu Trung Quốc tiến hành đến 420 đợt cất/hạ cánh của chiến đấu cơ và 150 đợt cất/hạ cánh của trực thăng. Trung bình một ngày có 63,3 đợt cất/hạ cánh của máy bay, cao hơn so với con số trung bình 35,8 trong đợt huấn luyện vào tháng 4 năm nay.

Phía Nhật Bản đã triển khai ba tàu khu trục JS Sazanami (DD-113), JS Samidare (DD-106) và JS Umigiri (DD-158) để theo dõi hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc trong đợt này.

Trong khi đó, cũng tại Biển Philippines, hai nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) và USS Carl Vinson (CVN-70) đã tiến hành đợt tập trận chung cùng với tàu JS Huyga của Nhật Bản từ ngày 4 đến 7.11 ở khu vực phía nam Okinawa.

https://substackcdn.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fsubstack-post-media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Faa83c450-c4bc-42ad-a55c-70608a17676d_1200x848.jpeg

Di chuyển của các nhóm tàu sân bay ở Biển Philippines

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, các tàu tham gia bao gồm:

Nhật Bản: JS Huyga

Nhóm tác chiến Ronald Reagan: USS Ronald Reagan (CVN-76), hai tàu tuần dương USS Antietam (CG-54) và USS Robert Smalls (CG-62), và tàu khu trục USS Shoup (DDG-86).

Nhóm tác chiến USS Carl Vinson (CVN-70): USS Carl Vinson (CVN-70), tàu tuần dương USS Princeton (CG-59) và bốn tàu khu trục USS Hopper (DDG-70), USS Kidd (DDG-100), USS Sterett (DDG-104) và USS William P. Lawrence (DDG-110).

Đảo Ba Bình

Truyền thông Đài Loan ngày 6.11 tiết lộ chi tiết đáng chú ý về tình hình căng thẳng liên quan đến hoạt động tự do hàng hải của tàu khu trục Mỹ USS Dewey ở quần đảo Trường Sa ngày 3.11.

Cụ thể, theo tờ Liên Hợp báo, sau khi tàu Dewey đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng vào sáng ngày 3.11, một tàu chiến Trung Quốc cũng đi vào khu vực này. Một số lượng lớn tàu dân binh Trung Quốc cũng xuất hiện ở gần Ba Bình vào buổi chiều.

Sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc và tàu dân binh trong khu vực 12 hải lý của Ba Bình khiến lực lượng Đài Loan đóng trên đảo đặt vào tình trạng báo động cao.

Hình ảnh vệ tinh ngày 3.11 cho thấy một nhóm tàu dân binh Trung Quốc đang di chuyển về hướng nam gần Ba Bình khi tàu USS Dewey đang ở trong khu vực 12 hải lý. Trong khi đó, một tàu chiến Trung Quốc từ Đá Chữ Thập di chuyển tốc độ cao về hướng Ba Bình.

https://substackcdn.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fsubstack-post-media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Feb86791f-ad7a-4680-909d-2c52d744fb49_1200x563.jpeg

Đây là lần hiếm hoi căng thẳng liên quan đến Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ xảy ra ở Ba Bình. Nó cũng cho thấy tình trạng đối đầu giữa Trung Quốc và Đài Loan có tiềm năng sẽ lan đến cả Trường Sa, làm phức tạp cục diện khu vực.

Trả lời chất vấn của các nghị sĩ vào ngày 6.11, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan Thái Minh Ngạn cho biết tuần duyên đã báo cáo sự việc cho Bộ Ngoại giao. Ông Thái cũng cho biết tuần duyên Đài Loan sẽ dẫn triển khai các tàu tuần tra lớn hơn đến Ba Bình trong tương lai, kể cả tàu 3.000 tấn.

Dương Quốc Chính – Đào núi và lấp biển 

07/11/223

Cái vụ hòn non bộ ở Cẩm Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần thiết, là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó! 

Cứ Google “lấp biển Cẩm Phả” là ra một đống báo đánh đồng loạt. Vụ này anh em quan lại Quảng Ninh lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng doanh nghiệp đầu tư đâu. Nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp họ xin được đầu tư, đấu giá này kia…là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công (dù cái này hầu như là làm màu).

Đa số anh em share tút có câu “Sửng sốt, kinh hoàng, dã man…”, mình đọc cười lăn, vì câu đó nó đầy cảm xúc giả tạo để dẫn dắt dư luận! Bởi vì việc Quảng Ninh dời núi và lấp biển nó diễn ra hơn chục năm rồi, bắt đầu từ việc lấp biển làm đường ra đảo Tuần Châu, rồi cái đảo đó nở mãi ra. Toàn bộ khu vực âu tàu du lịch bên đó là lấp biển đó chứ. Mình nhớ hơn chục năm trước còn đứng đó nghe anh Tuyển vung tay chỉ đám sú vẹt bùn lầy “Chỗ này anh sẽ xây cảng du lịch, chỗ kia anh xây khách sạn…”. Giờ vẫn còn đang lấp tiếp!

Rồi toàn bộ khu BIM, Marina, Hùng Thắng, cả khu SUN World, rồi đám nhà mình mới đăng video, cả nguyên khu bãi tắm ở Bãi Cháy là lấn biển cả đó. Cái đảo của Vinpearl cũng là nhân tạo để xây khách sạn.

Toàn bộ khu đường bao biển bên Hòn Gai, khu vực bảo tàng Quảng Ninh, có một mớ non bộ mới, cũng là lấp biển mà thành. Người ta còn mới nối dài cái đường bao biển đó tới Cẩm Phả để ra thêm hơn 10 ngàn hecta, đại khái của Hạ Long hơn 6 ngàn, của Cẩm Phả hơn 5 ngàn hecta đất lấn biển. Và cái khu lên báo kia ngay cạnh con đường đó chứ gì đâu. 

Nhìn cái ảnh là thấy nó phải xây được dăm tháng đến cả năm rồi, lù lù giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng giờ mới lên báo? Lẽ thường, việc ngăn chặn mấy cái này phải từ bước phê duyệt quy hoạch, xin ý kiến cộng đồng (bắt buộc có). Chứng tỏ vụ này dân địa phương cũng chả quan tâm đâu. Vì dân Quảng Ninh thấy cảnh lấp biển này nó quá quen mắt, khéo càng mừng, vì tỉnh nhà thay da đổi thịt, giàu lên nhanh chóng vì bất động sản !

Tóm lại, mình xưa nay vẫn không ủng hộ việc lấp biển bừa bãi, vì làm ảnh hưởng đến cảnh quan di sản. Mấy năm trước mình đã viết bài trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam để cảnh báo việc này. Cảnh báo cả về môi trường lẫn cảnh quan bị biến dạng cũng như bất động sản bong bóng. Vụ này thì quan điểm của mình vẫn vậy thôi. Có điều là việc lấp biển ở đây là nơi xa tít, vùng đệm thôi. Còn những cái lù lù ngay Bãi Cháy và Hòn Gai thì chả mấy người bức xúc, kêu than, chứng tỏ đồng lõa hoặc bức xúc theo đám đông, bị dẫn dắt! 

Công bằng mà nói thì việc phát triển đô thị cũng khó tránh làm ảnh hưởng môi trường và cảnh quan thiên nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Đánh giá thiệt hơn cũng không phải đơn giản đâu. Ở Quảng Ninh còn cái đại đô thị của VIN chưa triển khai nữa cơ, cái đó mới siêu to khổng lồ. 

Vụ này được thổi lên một cách không ngẫu nhiên như vậy, hôm qua thấy sóng ầm ầm trên báo và Facebook, chứng tỏ là có một kế hoạch truyền thông. Có lẽ đích ngắm là chính quyền Quảng Ninh hiện tại và quá khứ, rồi có thể liên quan đến bác nào đó ở trên cao, có trách nhiệm trong việc đào núi và lấp biển, quyết chí ắt thành công!

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 06.11.2023

 ‘2.000 sinh viên tốt nghiệp giỏi và xuất sắc nhưng chỉ 100 em thực chất’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/2-000-sinh-vien-tot-nghiep-gioi-va-xuat-sac-nhung-chi-100-em-thuc-chat-840x480.jpg

Trường Đại học Mỏ – Địa chất tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên chính quy năm 2017. (Ảnh: humg.edu.vn) 

Ở góc độ nhà tuyển dụng, chuyên gia đề nghị cần có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng sinh viên, không để tỷ lệ tốt nghiệp giỏi, xuất sắc quá cao như hiện nay.

Thông tin trên do ông Dương Xuân Phượng, Phó Giám đốc Học viện Viettel, nói tại Hội thảo Giáo dục đại học Việt Nam, chiều ngày 5/11.

Ông Phượng cho biết chương trình thực tập sinh tài năng Viettel Digital Talent từng nhận được 2.000 hồ sơ. Đây đều là các sinh viên xuất sắc nhưng đơn vị chỉ chọn được 100 ứng viên.

Khảo sát kỹ hơn 100 sinh viên này, ông Phượng cho biết 3/4 các em tự nhận thấy những gì mình được học chỉ đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu công việc, chỉ khoảng 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng 90% yêu cầu doanh nghiệp. “Còn lại chúng tôi phải đào tạo lại”, ông Phượng nêu .

Ông Phượng bày tỏ băn khoăn khi có sự bất cập về công tác, đánh giá phân loại sinh viên tốt nghiệp, khi mà tỷ lệ khá, giỏi, xuất sắc của một số trường lên tới 99%.

Trong khi đó, rõ ràng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi, xuất sắc không tỷ lệ thuận với khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.

“Trước đây, nhiều sinh viên trung bình nhưng thực hành tốt, còn nay sinh viên xuất sắc nhưng chúng tôi cũng vẫn phải dạy lại nhiều”, ông Phượng nói.

Do đó, ông Phượng đề nghị cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo sát với thực tế doanh nghiệp, tức là đào tạo theo “tín hiệu thị trường”. Thay vì câu hỏi đến trường “học được kiến thức gì?”, thì cần câu hỏi là “học xong có thể làm được gì?”.

Để làm được điều này, theo ông Phượng, các trường đại học phải rà soát, xem xét tiêu chí đánh giá sinh viên; đồng thời, kiểm soát tỷ lệ giỏi, xuất sắc đúng thực chất.
Doanh nghiệp chưa hài lòng

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 237 trường đại học với trên 2 triệu sinh viên và trên 70 nghìn giảng viên.

Đánh giá về chất lượng đào tạo, báo cáo của TS Thiều Huy Thuật, ThS Nguyễn Thị Ngọc, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, cho hay đa số các doanh nghiệp chưa hài lòng về chất lượng sinh viên sau khi ra trường.

“Tình trạng doanh nghiệp thiếu nhân sự nhưng khó tuyển người hoặc phải tốn thời gian, chi phí đào tạo lại nhân sự diễn ra khá phổ biến. Đa số sinh viên ra trường thiếu tác phong làm việc công nghiệp. Bên cạnh ngoại ngữ, các kỹ năng mềm khác như sử dụng máy tính, thuyết trình, giải quyết vấn đề của sinh viên mới tốt nghiệp đều không tốt; không tích cực trong việc sử dụng các kỹ thuật cơ bản, không có ý thức về việc giữ gìn nhà xưởng sạch sẽ, thiếu kiến thức cơ bản như đọc bản vẽ thiết kế chi tiết; thiếu kỹ năng mềm trầm trọng như giao tiếp, soạn thảo văn bản…”, báo cáo nêu.

Hai tác giả cho biết theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện đại vẫn còn thấp. Trong số hơn 55.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Bức tranh đào tạo đại học các chuyên ngành khoa học xã hội còn có phần tối hơn bởi cơ hội việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp còn thấp hơn so với các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Hai tác giả cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là “sự chênh lệch giữa chất lượng giáo dục đại học so với yêu cầu của thị trường lao động. Trường đại học tập trung giáo dục, đào tạo những gì đang có, không chú trọng đúng mức đến những gì xã hội cần. Việc nhiều trường đại học không chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà doanh nghiệp, xã hội cần là lý do khiến đa số sinh viên ra trường không đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp, các tổ chức khác. Nguyên nhân là chất lượng đội ngũ giảng viên còn thấp. Năng lực của đội ngũ giảng viên đại học qua nhiều năm chưa được đánh giá cao. Thậm chí đây vẫn là điểm yếu trong hệ thống giáo dục đại học”.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, lại cho rằng doanh nghiệp cũng chưa tích cực tham gia đào tạo nhân lực với các trường.

Dẫn lại khảo sát được công bố tháng 6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Ngọc nói 135 trường đại học đang hợp tác với hơn 6.120 doanh nghiệp, trung bình mỗi trường hợp tác với 60 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hoạt động liên kết chính là tiếp nhận sinh viên thực tập, kiến tập với tỷ lệ hơn 90%. Hoạt động hợp tác phổ biến thứ hai là trao học bổng, tổ chức ngày hội việc làm với gần 70% doanh nghiệp tham gia. Việc tham gia góp ý chương trình đào tạo, giảng dạy và thỉnh giảng tại các trường đại học chỉ có 30%, chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm. Trong khi đó, việc này là cần thiết để doanh nghiệp có nhân lực mà mình mong muốn.

Bà Ngọc cho rằng doanh nghiệp cần cùng trường đại học xây dựng chương trình đào tạo; có chiến lược nuôi dưỡng tài năng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất cho trường và chia sẻ thông tin tuyển dụng liên tục.

Minh Long

Do dư luận phản đối, Quảng Ninh tạm ngưng dự án của Đỗ Gia ven Vịnh Hạ Long 

07/11/2023 

VOA Tiếng Việt 

Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới 

Một dự án xây dựng khu đô thị bị xem là xâm phạm Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, đã bị chính quyền sở tại ra lệnh tạm ngưng để rà soát sau khi bị phát hiện là thi công không đảm bảo quy định.

Hôm 6/11, ông Nguyễn Mạnh Cường, chủ tịch thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu Công ty Đỗ Gia Capital, chủ đầu tư dự án, ngưng thi công để chờ nhà chức trách rà soát, kiểm tra để khắc phục những thiếu sót.

Các cơ quan được yêu cầu kiểm tra dự án là các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Văn hóa và Thông tin và Ủy ban phường Quang Hanh thuộc thành phố Cẩm Phả, tờ Tuổi Trẻ cho biết, và đến ngày 10/11 phải có kết quả để báo cáo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Dự án bao gồm 451 căn biệt thự và nhà ở liền kề cùng với các công trình thương mại dịch vụ, trong đó có khách sạn cao 7 tầng, trong đó có 4 hectare nằm trong vùng đệm Vịnh Hạ Long.

Dự án nằm ngoài đường ven biển, phía sau những dãy núi đá với tổng diện tích gần 32 ha, với phía đông giáp biển, phía tây và phía bắc giáp núi đá vôi, còn phía nam giáp suối Lộ Phong.

Trước đó, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã báo cáo lên Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Văn hóa-Thể thao và Ủy ban Thành phố Cẩm Phả về dấu hiệu vi phạm tại dự án đô thị này trong quá trình thi công, trong đó có đổ đất trực tiếp xuống biển mà không có kè quây lại, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Trong khi đó, khi phê duyệt báo cáo về tác động môi trường của dự án này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu chủ dự án khi thi công không làm làm ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn lân cận cũng như khu vực dân cư giáp dự án’ và nghiêm cấm xâm hại hệ thống núi đá vôi trong và ngoài phạm vi dự án.

Với tổng mức đầu tư hơn 1.232 tỉ đồng, dự án được chủ đầu tư cho biết đã được Ủy ban tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo hình thức trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành để đưa vào sử dụng vào đầu năm 2026.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời một lãnh đạo Cẩm Phả không nêu tên cho biết dự án này đã được lãnh đạo tỉnh tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan trước khi phê duyệt, trong khi công ty Đỗ Gia nói việc diện tích gần 4 ha của dự án lấn vào Vịnh Hạ Long ‘đã được chính quyền phê duyệt’.

Tham nhũng đất đai là một trong những hình thức tham nhũng phổ biến nhất ở Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được công bố năm 2011 và điều này được các cơ quan khác nhau, bao gồm cả Thanh tra Chính phủ khẳng định lại trong những năm gần đây.

Đó là tình trạng giới chức các địa phương giao đất công cho tư nhân thực hiện các dự án không đúng quy định để trục lợi. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từng thừa nhận khi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng hồi cuối tháng 4 rằng ‘tham nhũng, tiêu cực trong chính sách đất đai thời gian qua diễn ra nhiều’.

Nhiều quan chức, trong đó có cả bí thư tỉnh ủy, chủ tịch ở các tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa… đã bị kỷ luật, truy tố vì các vi phạm về đất đai trong thời gian qua.

Đại học Cảnh sát nhân dân gỡ gạc hình ảnh sau vụ thượng tá mua dâm

November 7, 2023 

https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image_2023-11-07_185128115-696x549.png

Giới chức Đại học Cảnh sát nhân dân tặng quà cho trẻ em tại trường dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ

Ba ngày sau vụ phó khoa bị bắt giam vì mua dâm bé gái 15 tuổi, giới chức Đại học Cảnh sát nhân dân nhờ báo đảng đăng hình ảnh tặng quà cho các bé khuyết tật Cần Thơ để tạo “hình ảnh đẹp” và góp phần giáo dục phẩm chất chính trị cho cán bộ, giảng viên.

Báo đảng hôm 7/11 cho hay, ban giám hiệu trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã đến thăm và tặng quà cho các trẻ khuyết tật đang học tập tại Trường dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ.

Quà gồm 1 tivi, 1 tấn gạo, 40 balo, áo mưa…

“Đây là một trong nhiều hoạt động ý nghĩa mang đậm tính nhân văn được tổ chức thường niên tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Qua đó góp phần giáo dục phẩm chất chính trị cho cán bộ, giảng viên và học viên của nhà trường…,” theo báo Pháp Luật TP.HCM.

Việc tặng quà diễn ra chỉ ba ngày sau báo đảng đồng loạt gỡ tin vụ bắt thượng tá Phạm Văn Hùng, phó Khoa Lý Luận Chính Trị và Khoa Học Xã Hội Nhân Văn của trường Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân.

Hùng cùng một giảng viên khác của trường này, mua dâm kết hợp chơi ma túy, khiến một bé gái 15 tuổi bất tỉnh rồi thiệt mạng tại bệnh viện.

https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image-2-1024x538.png

Theo một ảnh chụp biên bản lấy lời khai của công an bị rò rỉ, vụ việc vỡ lở từ chuyện bà Nguyễn Ngọc Phương ở quận 7, TP.HCM, đến công an trình báo chuyện con gái Nguyễn Ngọc Anh Thư, 15 tuổi, bỗng dưng mất tích.

Sau đó, công an cho nhận diện một thi thể bé gái thì bà Phương xác nhận đó chính là con gái mình.

Từ điều tra của công an, công an phát giác vụ mua dâm của Phạm Văn Hùng dẫn đến cái chết của em Thư.

Thoạt đầu, Hùng mua dâm một gái mại dâm tên là Nguyễn Thị Mỹ Miều, 17 tuổi, tại một căn hộ ở chung cư Icon ở quận 4, TP.HCM, vào đêm 21/10.

Theo thỏa thuận, việc bán dâm cho Hùng và một giảng viên khác của Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân gồm việc sử dụng ma túy và “nước cười”.

Sáng hôm sau, Miều xin về. Hùng nhờ Miều gọi một gái mại dâm khác và Miều nhờ Thư đến thay mình.

Trong vụ này, theo thỏa thuận giữa Miều và Thư, Thư chỉ nhận được 2 triệu đồng, còn 1 triệu là phí môi giới của Miều.

Vài giờ sau, Hùng gọi cho Miều nhờ đến căn hộ xem tình hình em Thư đã bị bất tỉnh, trong lúc Hùng bỏ về trước.

Hùng chuyển cho Miều 10 triệu đồng để lo vụ đưa bé gái đi bệnh viện.

Lúc này, có hai thanh niên làm thuê cho chủ căn hộ đã đưa Thư đi bệnh viện ở quận 1.

Miều giữ chiếc điện thoại di động của Thư rồi sau đó ném xuống sông do lo sợ trong máy có tin nhắn cho thấy Miều môi giới mại dâm.

Theo ghi nhận của công an khi lấy lời khai, Phạm Văn Hùng được mô tả “khai báo chưa thành khẩn, lời khai còn nhiều mâu thuẫn với Miều, cần đấu tranh làm rõ.”

Theo một số nguồn tin, do nạn nhân Thư đã thiệt mạng sau vụ bán dâm kèm chơi ma túy, nên Phạm Văn Hùng mới bị bắt.

Hàng trăm thành viên gia đình và những người ủng hộ các con tin Israel bị Hamas bắt giữ ở Gaza đã biểu tình bên ngoài quốc hội Israel ở Jerusalem để kêu gọi thả họ. (Ngày 7 tháng 11) (Video AP/Sam McNeil và Moshe Edri)Video4Ảnh18BỞI  

(more…)

Thời sự Thứ Ba 07/11/2023: *Mỹ-Trung đối thoại vũ khí hạt nhân *Bắc Kinh, Nga gặp lãnh đạo Hamas *ĐCSTQ ám chỉ ông Tần Cương bị xúi giục làm loạn? *Bão tuyết lớn tại TQ *Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ chuyển quyền lực vào 2025

Tuesday, November 7th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ Trung nối lại đối thoại về vũ khí hạt nhân: Một bước tiến nhỏ nhưng “quan trọng”

Trọng Thành /RFI – 07/11/2023

Lần đầu tiên kể từ thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Mỹ và Trung Quốc nối lại đối thoại về vũ khí hạt nhân vào hôm qua, 06/11/2023 tại Washington. Bước tiến tuy nhỏ này được nhiều nhà quan sát đánh giá là quan trọng. Hoa Kỳ tạm thời tránh rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, cùng lúc phải chạy đua vũ trang với hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung. Washington và Bắc Kinh muốn giảm thiểu nguy cơ “tính toán sai lầm” do hiểu lầm đối phương.  

Du khách tham quan các phương tiện quân sự chở tên lửa đạn đạo Đông Phong ( Dong Feng ) 41 và DF-17 tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/10/2022.

Du khách tham quan các phương tiện quân sự chở tên lửa đạn đạo Đông Phong ( Dong Feng ) 41 và DF-17 tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/10/2022. © AP – Andy Wong 

(more…)