Tưởng niệm thi sĩ Nguyễn Chí Thiện – Tâm An
“Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào, Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện còn hiện diện giữa chúng ta. Không ngờ….. tưởng như chỉ trong chớp mắt, ngày 2 tháng 10 năm 2023 đến, ghi dấu ngày ông giã từ dương thế đến nay đã là năm thứ 11!
Khi quý khán giả theo dõi Video này cũng là lúc những buổi sinh hoạt để tưởng niệm cố Thi sĩ đang âm thầm diễn ra trong các cộng đồng có đông người Việt tị nạn trên toàn thế giới, đặc biệt tại Mỹ với hai miền Nam Bắc tiểu bang California; Houston, Dallas, bang Texsas và tại Washington DC.
Riêng video này, một phần để tưởng nhớ Nhà Thơ, một Ngục Sĩ đã trải qua ngót 30 năm trong ngục tù cộng sản với biết bao nhục nhằn, cay nghiệt, khổ đau để từ đấy Ông rút hết tâm can để viết thành những vần thơ máu, như một thông điệp gửi lại cho ngàn sau,… nhóm thực hiện chúng tôi còn nuôi khát vọng trả lại công bằng và sự thật cho nhà thơ.
Như mọi người đều biết, sau khi tác giả Hoa Địa Ngục ra khỏi tù cộng sản lần thứ ba năm 1991, bốn năm sau nhờ sự can thiệp tích cực của các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế và áp lực của các cường quốc trên thế giới, năm 1995, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã qua đoàn tụ với gia đình bào huynh của Ông ở Hoa Thịnh Đốn. Trong dịp này, Ông đã được mời ra điều trần tại diễn đàn Quốc Hội Mỹ.
Không lâu sau, ông được Nghị Viện Quốc Tế Các Nhà Văn mời đến nghỉ ngơi ở miền Đông nước Pháp. Và tổ chức này đã đài thọ mọi chi phí ăn ở cho Ông trong hai năm để ngồi viết những gì ông muốn. Chính nhớ thế Ông đã hoàn tất tập truyện ngắn “Hỏa Lò” và được phổ biến rộng rãi trong các cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi.
Cũng từ đấy, danh tiếng Nguyễn Chí Thiện nổi lên như cồn. Ông bôn ba khắp bốn phương trời hải ngoại, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, nói chuyện với bà con tị nạn tại Hoa Kỳ, các quốc gia Đông/Tây Âu và Úc châu. Hàng chục ngàn ấn bản thi tập Hoa Địa Ngục và tập truyện Hỏa Lò đã tới tay bà con. Và điều này khiến Hà Nội hoảng sợ.
Ngay lập tức, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mở một chiến dịch đánh phá, xuyên tạc, bôi nhọ qui mô nhắm vào nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Ban đầu, bởi chính những cây bút do Ban Tuyên Huấn của chế độ đào tạo rồi cho xuất ngoại để lần hồi xâm nhập vào cộng đồng tị nạn tại hầu hết các quốc gia tự do như Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Úc châu.
Trong khi đánh phá, chúng còn tìm cách tạo sự hoài nghi trong tập thể người tị nạn. Và đấy chính là lý do khiến một số cá nhân nhẹ dạ và vài cơ quan truyền thông tép riu trong tập thể người Việt tị nạn, vì nhu cầu bán báo hoặc muốn tô lục chuốt hồng cho phe đảng của mình đã hùa theo kẻ thù muối mặt đón gió, trở cờ bằng cách tiếp tay bọn xấu đánh hôi người mà có lúc họ đã hết lời xưng tụng!
Ngày 2 tháng 10 năm nay ghi dấu, chẵn 11 năm cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện rời xa chúng ta. Đối với Ông, lúc này, mọi chuyện thi phi trên đời đều trở thành vô nghĩa. Nhưng, với chúng ta, những người còn sống, chúng ta có trách nhiệm phải trả lại Danh Dự và Sự Thật cho Ông.
Trong video này, với tư cách diễn giả chính đồng thời là người dẫn chương trình, nhà báo Trần Phong Vũ sẽ cùng ông Nguyễn Ký, người ở tù chung với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tại trại Phong Quang , một nhân chứng sống trên tờ Người Việt số 32 phát hành tháng 11 năm 1980 tại Quận Cam, miền Nam California, sẽ giúp quí độc giả có được câu trả lời minh bạch về nhiều vấn đề khúc mắc chung quanh tờ báo Người Việt số 32 vừa nói cùng với nỗi oan khiên của tác giả Hoa Địa Ngục.”
Tâm An
https://www.youtube.com/watch?v=_RJbBZjW8ZY
https://www.facebook.com/taman.nguyen.130517CA/videos/283353987826045
http://chinhnghiavietnamconghoa.com/tuong-niem-thi-si-nguyen-chi-thien-1932-2012-lan-thu-11-tra-lai-danh-du-su-that-cho-nha-thodien-gia-nha-bao-tran-phong-vu-ong-nguyen-ky-tu-nam-california-oct-01rt-2023/
XEM THÊM:
Prison poet and hero Nguyễn Chí Thiện
by Laura DzubayJanuary 15, 2018
Recently, my friend sent me a surprise gift in honor of the new year. The gift was Ocean Vuong’s new book of poetry, “Night Sky with Exit Wounds.” I’d spent maybe 45 minutes back in December raving to this friend about how much I loved Ocean Vuong, both as a writer and as a person, so she must have taken the hint.
In the poem “Notebook Fragments,” there’s a line that goes like this: “When the prison guards burned his manuscripts, Nguyễn Chí Thiện couldn’t stop / laughing — the 283 poems already inside him.” Vuong explains this in the back of the book, clarifying that Nguyễn Chí Thiện was a Vietnamese dissident poet who spent 27 years in prison as a result of his writing.
I had never heard of Thiện before, but this instantly seized my interest. Twenty-seven years just for writing. I looked him up, and sure enough, it was true — and what’s more, the more I read about Thiện’s life, the less I was able to believe it.
The first time Thiện was imprisoned, it was for teaching a high school history class in which he contradicted the government’s account of how Japan was defeated in World War II. He spent three and a half years in reeducation camps, where he began composing and memorizing poems with no pen or paper. He was released briefly in 1966, then sent back to jail again for his “politically irreverent” poetry. He spent another 11 years and five months in labor camps, until 1977, when he was released to make room for officers of the Republic of Vietnam.
He used this opportunity to write down every single poem he’d composed in prison, which until now had existed only in his own memory and in the memories of some of his fellow prisoners. Many of them were poets as well, and had taken up a similar practice of memorizing their poems, sometimes counting the beats on their fingers to keep track. They would recite their poems to one another and to themselves, just to make sure not to lose them.
In 1979, Thiện ran into the British embassy in Hanoi carrying a manuscript of 400 poems and a cover letter written in French. (He had originally intended to take it to the French embassy, but was unable to do this due to the heavy security). British diplomats couldn’t give him asylum, but they promised to get his work out of the country, and he was arrested and imprisoned again without trial as soon as he left the building.
He spent the next 12 years at various prisons around northern Vietnam, including nearly eight years in solitary confinement. While he was in prison, his manuscript was published under the title “Flowers of Hell,” and he was awarded the International Poetry Award in 1985. He learned of his success only when a prison guard waved a book in his face, attempting to taunt him, and the book turned out to be his own.
There are some schools of thought out there that say that you shouldn’t need any context in order to appreciate what makes literature good. You shouldn’t need to know anything about the writer, or the historical situation in which they were writing. But I don’t understand how this argument makes sense when you think about someone like Thiện, or really about anyone. Often, you’re missing out on half the literature — half the beauty, half the poetry — if you miss out on the incredible story that it took for that writing to make its way to you. Thiện’s poetry by itself is striking, but I’m also stricken by the strength, determination and creativity that tied him to that poetry within his own life.
I think that, historically, I have a bit of a tendency to aestheticize literature. Take Ocean Vuong, for instance; I love his poetry, but I also love his Instagram page and the cover of his book and the fact that it seems like he’s always going to Iceland. And that might be a bad thing — that I tend to fixate on aspects of writing that seem to have to do with everything but the writing itself.
But I don’t think that’s true. I think that writing, like any art form, is just a way of teaching ourselves to better understand and appreciate the millions of stories, thoughts and emotions that make up the world. And the facets that make up somebody’s life, the decisions that they make, have just as much to teach you as the words that they choose to write down. If I’m in awe of Nguyễn Chí Thiện’s life, it’s because he knew who he was and what he wanted to be in the world, both on the page and in practice. There was no divide; it was all inside him. That’s the kind of writer I want to be, and that’s the kind of person I want to be. Besides, a real role model isn’t simply somebody you can look at and say that they wrote something well, or that they mastered a certain poetic form. It’s somebody who affects the way that you think about other people and the way that you want to live your life. For me, Nguyễn Chí Thiện has done that; the story of his life is the story of a hero of literature, of Vietnam and of humanity.
Selected poems from “Flowers of Hell” can be found here.
Từ: Son Tonthat
Thưa Quý Thành Viên Diễn Đàn,Thưa CH Lý Trung Tín,
Là một rong những người ngưỡng mộ Ngục Sĩ NGUYỄN CHÍ THIỆN tôi rất vui mừng khi Chủ Nhiệm DANVANMASGAZIN Lý Trung Tín thẳng thắn nêu lên một ”vấn nạn” đau lòng trong đó một vài Vi Hữu luôn luôn ”kết tội” Nguyễn Chí Thiện từng sống lưu vong tại Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn trước khi lìa đời cô đơn năm 2012, rằng Cố Thi Sĩ là ”Gián Điệp VC”.
Tôi nhớ vào khoảng 1-2 năm sau khi Ngục Sĩ/Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện qua đời, trên các liên mạng xã hội có vào khoảng 20-30 vi hữu lên NET tố cáo Nguyễn Chí Thiện là điệp viên VC đối lại với vào khoảng 30-40 vi hữu bênh vực Nguyễn Chí Thiện vừa qua đời tại Hoa Kỳ là Ngục Sĩ/Thi Sĩ THẬT.
1.Vài ví dụ về Nguyễn Chí Thiện bị kết tội là GIẢ:
-Một nữ vi hữu vốn năng nổ trên các liên mạng kết tội Nguyễn Chí Thiện: Làm thơ trong tù rằng ”thèm phở”, thế mà ”tôi mời ăn phở thì từ chối”. Trong khi đó vị nữ vi hữu đó quên rằng Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện trong 27 năm qua các nhà tù-vốn là địa ngụ trần gian VC đói triền miên, thèm phở là lẽ đương nhiên, nhưng thời điểm vị nữ vi hữu đó mời Nguyễn Chí Thiện ăn phở là sau khi Ông ta sinh sống ở Hoa Kỳ trên 1 năm được ăn phở đầy họng.-Một bác sĩ (đã qua đời) kết tội Nguyễn Chí Thiện là ”giả”, lý do ”Ông ta viết sai một lỗi chính tả trong một bản văn Pháp ngữ”. Vị bác sĩ kia quên rằng Ông Nguyễn Chí Thiện từng làm gia sư Pháp văn hồi 20-22 tuổi, nay sau 27 năm bị đọa đầy qua các trại tù hắc ám của VC và ởtuổi trên 70, thế mà viết sai có một lỗi chinh tả lại bị kết án là ”giả” thì có ai tin được lý luận vị bác sĩ kia. Trên thực tế có biết bao nhiêu người Việt tỵ nạn có bằng cấp cử nhân, bác sĩ, luật sư v.v.. ở tuổi dưới 70 mà viết sai rất nhiều lỗi chính tả chữ Việt lại không bị tố cáo là ”bằng giả”.
2.Một vài Nhân Chứng tư cách đáng tin cậy xác nhận Nguyễn Chí Thiện là THẬT:-Trước tiên Trung tá QLVNCH Nguyễn Công Giản định cư tại Hoa Kỳ xác nhận Nguyễn Chí Thiện là em ruột;-Một số Vị đáng tin cẩn trong Cộng Đồng NVTN xác nhận từng gặp mặt Nguyễn Chí Thiện trong các trại tù VC như Nhà Văn Phan Nhật Nam, Người Tù Lương Tâm Bất Khuất Linh Mục Nguyễn văn Lý, Linh Mục Phan Hữu Giải và nhiều Vị khác nữa, nay não bộ tuổi 84 của tôi không cho phép nhớ.
Xin mời đọc bài viết của TamAn Nguyen.
Tôn-thất Sơn, ĐHV Hệ thống Đ.Đ Nước Việt—————————————————————————-
Fra: Trung Tin LY <danvanmagazin@gmail.com>
Date: lør. 7. okt. 2023 kl. 09:38
Subject: TƯỞNG NIỆM THI SĨ NGUYỄN CHÍ THIỆN (1932-2012) LẦN THỨ 11: “TRẢ LẠI DANH DỰ & SỰ THẬT SỰ THẬT CHO NHÀ THƠ”(Diễn giả: nhà báo TRẦN PHONG VŨ & ông NGUYỄN KÝ) từ Nam California (Oct 01rt.2023)
TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
KHÔNG VỀ VIỆT NAM NẾU CÒN VIỆT CỘNG (KVVNNCVC)
MUỐN CHỐNG TÀU CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT CỘNG (MCTCPDVC)
MUỐN DIỆT VIỆT CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT GIAN (MDVCPDVG)
——————–
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
——————–
LTS: Vì lương tâm của người làm báo chân chính nên TCDV đã sưu tầm và phổ biến các bài viết trung thực về con người của Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện.
VC và Việt Gian lúc nào cũng muốn triệt hạ nhà thơ NCT đến khi xương cốt Ông đã thành cát bụi rồi mà họ cũng moi lên email gửi đi chụp mũ cối lên đầu ông NCT, không gì đê tiện hèn hạ và vô nhân hơn.
VC lúc nào cũng muốn triệt hạ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện – chụp mũ cối khơi khơi là hành động của phường vô lương tâm, vô liêm sỉ, vô nhân tính, vô đạo đức.
Trên diễn đàn Internet, có 3 người vẫn còn „lải nhải“ nói Nguyễn Chí Thiên là „tình báo“ của CS Hà Nội, thứ nhất, anh Trương Minh Hoà, sống tại ÚC, tốt nghiệp khoá 3 ĐHCTCT/Đà Lạt, nhưng không chịu vận dụng „đầu óc“ để suy xét sự việc, nhìn đâu cũng thấy là tình báo do cộng sản „cài vào“, thật chán cái ông SQCTCT này quá trời, thứ hai, anh VTQD, sống tại Hamburg, Đức, qua văn phong, các bài viết, anh này trình độ chỉ là một người lính, nên sự hiểu biết rất hạn hẹp, chỉ viết và nói theo người khác. Quân phong quân kỷ c ủa QLVNCH không cho phép một người lính ngồi ngang hàng với một SQ. Thứ ba là người lính Nguyễn Văn Bang tức ông Nam Giang, một đệ tử của cụ LÝ ĐÔNG A, lúc nào cũng một luận điệu „Nguyễn Chí Thiện ăn cắp tập thơ VÔ ĐỀ của LÝ ĐÔNG A mà không đưa ra được một chứng cứ nào cho việc chụp mũ này. TS Nguyễn Chí Thiện chết đả 11 năm, ông Nam Giang khoe là đã học một lớp TÌNH BÁO mà cho đến giờ này củng vẫn luận điệu cũ rích, chỉ nói „khơi khơi“, có bao giờ ông Nam Giang tự xét để thấy „hổ thẹn“ với lương tâm của mình?
Còn bà Hoàng Dược Thảo đã „sáng mắt sáng lòng“ khi bị Toà Án phạt vài triệu Đô La nên buộc phải khai „phá sản“, đã từng „dựng chuyện“ về Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện để „câu“ độc giả, đây là một bài học cho những người làm báo không chân chính!
Mấy ngày nay, ông Nam Giang (Nguyễn Văn Bang) viết một câu chuyện „hư cấu“ vè Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, không còn cái luận điệu Nguyễn Chí Thiện „ăn cắp“ tập thơ „Vô Đề“ của LÝ ĐÔNG A, đảng trưởng đảng DUY DÂN, hầu hết các cụ đảng viên đảng Duy Dân đều tin là Đảng Trưởng Lý Đông A còn sống đâu đó trên vùng thượng du Bắc Việt, khởi đầu các cụ đảng viên đảng Duy Dân đều „la làng“ là Nguyễn Chí Thiện đã „thuổng“ tập thơ VÔ ĐỀ của cụ LÝ ĐÔNG A, tại hải ngoại, kể cả trong nước, kể cả các cụ đảng viên Duy Dân, chưa hề có một người nào nhìn thấy hay được đọc „VÔ ĐỀ“ của LÝ ĐÔNG A, thế mà trên tờ báo VẠN THẮNG đã viết, „khẩu khi“ của tập thơ „Vô Đề“ tác giả là LÝ ĐÔNG A, khiếp thật, Nguyễn Chí Thiện là „ảo thuật gia“ đại tài nên đã „chôm“ được tập thơ của nhà đại cách mạng Lý Đông A mặc dù Nguyễn Chí Thiện không biết Lý Đông A là ai!
Theo các chữ bỏ dấu sai, TCDV đã tô đen các chữ này, thì ngài NAM GIANG Nguyễn Văn Bang sinh trưởng tại miền Nam nước Việt. là một đảng viên đảng Duy Dân, cụ đảng viên này còn khoe là đã qua lớp huấn luyện về tình báo, phản gián, củng cố cho việc „chụp mũ“ Nguyễn Chí Thiện…
Tạp Chí Dân Văn thu thập một số bài viết và tin tức để tưởng nhớ đến Nhà Thơ NGUYỄN CHÍ THIỆN.
Germany, 07.10.2023
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
– Lý Trung Tín là bút hiệu dùng trong giới truyền thông, báo chí tại hải ngoại.
– Tên thật là Lê Thanh Tùng, tốt nghiệp K25SQTĐ, thuộc TĐ51LĐ6BĐQ/QLVNCH.———————–
Von: ly trungtin <lytrungtin.de@gmail.com>
Date: Di., 3. Okt. 2023 um 09:32 Uhr
Subject:TƯỞNG NIỆM THI SĨ NGUYỄN CHÍ THIỆN (1932-2012) LẦN THỨ 11: “TRẢ LẠI DANH DỰ & SỰ THẬT SỰ THẬT CHO NHÀ THƠ”(Diễn giả: nhà báo TRẦN PHONG VŨ & ông NGUYỄN KÝ) từ Nam California (Oct 01rt.2023)
Tags: đồng tâm, Nguyễn Chí Thiện, việt nam