Tin tức thế giới Thứ sáu 10 tháng 12 năm 2021
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)
LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người, ……
————-
· Tuyên cáo về ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 73 (CĐNVQG/LBHK)
· Declaration on the 73rd Human Rights Day (CĐNVQG/LBHK)
* Những nghịch lý nhân quyền cần được xóa bỏ (Bs Đỗ Văn Hội)
————-
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 10 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thư ký Liên hiệp quốc sẽ dự Thế vận hội Bắc Kinh
VOANews
Tổng thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres.
Bất chấp ngày càng có nhiều nước phương Tây loan báo tẩy chay ngoại giao Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres, sẽ tham dự Thế vận hội.
“Tổng thư ký nhận được lời mời của Ủy ban Thế vận Quốc tế mời tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, và ông đã nhận lời,” phát ngôn viên Liên hiệp quốc Stephane Dujarric cho hay.
Viện dẫn những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, các nước gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc và Lithuania sẽ không gửi các phái đoàn ngoại giao đến Thế vận hội.
Trong cuộc tẩy chay này, các nước chỉ gởi các đoàn vận động viên tham gia thi đấu Thế vận, nhưng sẽ không cử quan chức cao cấp hay nhân vật quan trọng nào sang dự.
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi các nước tẩy chay hoàn toàn Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vì những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, trong đó có việc giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Uyghur tại tỉnh Tân Cương và đàn áp các lực lượng tranh đấu cho dân chủ tại Hong Kong.
Bắc Kinh lên án cuộc tẩy chay ngoại giao của phương Tây là “làm màu thu hút chú ý” và thề sẽ trả đũa Mỹ vì đã khơi mào vụ này. Thế vận hội Mùa đông sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 20/2/2022.
Trung Quốc cảnh báo 4 nước phương Tây phải ‘trả giá’
Trung Quốc cảnh báo 4 nước phương Tây phải ‘trả giá’
Trung Quốc tuyên bố Mỹ, Anh, Canada và Australia sẽ phải hối hận và trả giá vì quyết định không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh.
“Động thái dùng Olympic để thao túng chính trị của Mỹ, Australia, Anh và Canada không nhận được sự ủng hộ đông đảo và tự cô lập chính họ. Họ chắc chắn sẽ phải trả giá cho hành động sai lầm của mình”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay tuyên bố.
Phát biểu được ông Uông đưa ra sau khi 4 nước phương Tây quyết định “tẩy chay ngoại giao” Olympic Bắc Kinh 2022 bằng cách không cử quan chức hay đại diện ngoại giao dự sự kiện này, nhưng vẫn để các vận động viên thi đấu bình thường.
Mỹ hôm 6/12 là nước đầu tiên tuyên bố không cử quan chức đến Olympic và Paralympic Mùa đông Bắc Kinh 2022 vì “những tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và nhiều hoạt động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc”.
Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Canada Justin Trudeau sau đó cũng ra tuyên bố tương tự và nêu quan ngại về vấn đề nhân quyền Trung Quốc.
Olympic tại Bắc Kinh sẽ diễn ra vào tháng hai năm sau. Chính phủ các nước thường cử phái đoàn ngoại giao tới dự lễ khai mạc và bế mạc Olympic.
Ông Uông Văn Bân trước đó chỉ trích Australia “mù quáng theo chân Mỹ” và “ích kỷ” vì không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng cảnh báo đáp trả Mỹ, song không nêu cụ thể biện pháp.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Washington gần đây gia tăng căng thẳng vì nhiều vấn đề như tình hình nhân quyền ở Tân Cương, vấn đề Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông hay nguồn gốc Covid-19.
Nguồn: Ngọc Ánh (Theo AFP)
Tòa Anh nói có thể dẫn độ Julian Assange sang Mỹ
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Julian Assange rời tòa án vào tháng 1 năm 2020
Julian Assange có thể sắp bị dẫn độ từ Anh sang Mỹ, sau khi chính phủ Mỹ chiến thắng khi kháng cáo phán quyết của tòa án Anh vào tháng Giêng.
Trước đó, tòa Anh cho rằng không thể dẫn độ người sáng lập Wikileaks do lo ngại về sức khỏe tâm thần của ông.
Nhưng tòa phúc thẩm đã ra phán quyết rằng nguy cơ tự sát đã được loại trừ nhờ sự đảm bảo từ phía Mỹ.
Ông Julian Assange, 50 tuổi, bị truy nã ở Mỹ vì công bố hàng nghìn tài liệu mật trong năm 2010 và 2011.
Quyết định hôm nay của tòa án Anh giáng một đòn mạnh vào nỗ lực của người đồng sáng lập Wikileaks trong việc ngăn chặn dẫn độ sang Mỹ để đối mặt với cáo buộc gián điệp.
Sau phiên điều trần kéo dài hai ngày vào tháng 10, Chánh án Lord Burnett và Lord Justice Holroyde đã ra phán quyết có lợi cho Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 12.
Stella Moris, hôn thê của ông Assange, cho biết: “Chúng tôi sẽ kháng cáo quyết định này.”
Mảng xe tải Daimler tách khỏi Mercedes-Benz
Thứ Sáu này mảng sản xuất xe tải của Daimler sẽ tách khỏi mảng sản xuất ô tô và xe buýt Mercedes-Benz. Việc tách 65% cổ phần mảng xe tải cho các cổ đông hiện hữu là nhằm tạo ra hai công ty có thể chuyên môn hóa lợi thế sẵn có. Người mua xe quan tâm đến thương hiệu và nội thất đẹp; trong khi đó doanh nghiệp vận chuyển ưu tiên chi phí mua và vận hành.
Việc chia tách sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn giữa doanh nghiệp họ thích và cả hai cuối cùng sẽ có giá trị hơn – doanh nghiệp xe tải sẽ có giá trị 25 tỷ đô la trở lên. Hai nhánh cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều đang nỗ lực điện hóa —mảng xe hơi gần đây đã công bố khoản đầu tư 60 tỷ euro (67,8 tỷ đô la) cho quá trình này — và đều đang bị thiếu chất bán dẫn. Mặc dù tiếp tục chia sẻ tên thương hiệu, nhưng trong tương lai họ sẽ giải quyết những vấn đề này theo cách khác nhau.
Thủ tướng mới của Đức sắp gặp tổng thống Pháp Macron
Theo truyền thống Pháp-Đức, vào thứ Sáu Olaf Scholz sẽ có chuyến công du đầu tiên với tư cách Thủ tướng Đức tới Paris. Mặc dù Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Angela Merkel đã hợp tác hiệu quả, người Pháp hy vọng chính phủ mới của Đức sẽ còn ủng hộ họ nhiều hơn. Thỏa thuận liên minh của Đức đề cập đến “chủ quyền chiến lược” của châu Âu, một câu cửa miệng của ông Macron. Ông Scholz cũng đã từng làm việc trực tiếp với ông Macron trong quá trình thiết kế quỹ phục hồi 750 tỷ euro (846 tỷ USD) của EU khi còn làm bộ trưởng tài chính.
Dù vậy, chắc chắn sẽ có những giây phút xích mích giữa cặp đôi Pháp-Đức mới. Một điểm khác biệt là khía cạnh quốc phòng của “chủ quyền châu Âu.” Đối với người Pháp, xây dựng năng lực quân sự của EU là rất quan trọng. Nhưng đối với người Đức, NATO vẫn là chiếc ô an ninh chính của châu Âu. Sau Paris, ông Scholz sẽ đến Brussels để gặp các nhà lãnh đạo châu Âu – và Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO.
Người Serb ở Bosnia nhăm nhe ly khai
Quốc hội của Republika Srpska, thực thể của người Serb nằm trong Bosnia, sẽ họp vào thứ Sáu để bắt đầu thủ tục rút khỏi các tổ chức quan trọng của Bosnia. Rebublika Srpska chia sẻ các thể chế này với Liên bang của người Hồi giáo Bosnia và người Croat. Hai thực thể cùng nhau tạo nên nhà nước Bosnia. Đứng đầu chương trình nghị sự sẽ là từ bỏ các cơ quan tư pháp và thuế, cũng như đề xuất thành lập quân đội mới của người Serb Bosnia.
Toàn bộ quá trình này có thể kéo dài sáu tháng, và nếu hoàn thành sẽ không khác gì ly khai. Khả năng điều đó xảy ra mà không có bạo lực là rất nhỏ. Thủ lĩnh phe người Serb ở Bosnia Milorad Dodik được Nga hậu thuẫn. Các nước phương Tây đã cử đặc phái viên đến để tìm hiểu xem ông Dodik muốn điều kiện gì để xuống nước. Một cuộc khảo sát hồi tháng trước của Liên Hợp Quốc cho thấy 47% thanh niên đang nghĩ đến việc bỏ nước ra đi, với lý do tỷ lệ thất nghiệp cao và nạn tham nhũng hoành hành. Những vấn đề của người dân không bao giờ được đề cao trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo ở đây.
Quỹ nhân đạo Afghanistan có tiền nhưng khó chi
Các nhà tài trợ cho Quỹ Ủy thác Tái thiết Afghanistan vào thứ Sáu sẽ quyết định xem có nên chuyển 280 triệu đô la cho Unicef và Chương trình Lương thực Thế giới trong nỗ lực giúp đỡ người Afghanistan hay không. Quỹ tín thác này do Ngân hàng Thế giới quản lý, với tổng trị giá 1,5 tỷ USD, đã bị đóng băng cùng các nguồn tài trợ quốc tế khác khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8. Vì viện trợ nước ngoài chiếm tới 75% chi tiêu của chính phủ Afghanistan, nền kinh tế đất nước ngay lập tức gặp khó khăn. Ngoài ra người Afghanistan còn bị mất mùa do hạn hán. Một nửa dân số hiện đang đối mặt nạn đói và suy dinh dưỡng.
Điểm mấu chốt là các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến việc rót tiền vào Afghanistan rất khó khăn. Mỹ đã đảm bảo với các ngân hàng rằng họ sẽ được phép chuyển tiền viện trợ. Tuy nhiên, hậu cần khó khăn cho phân phối viện trợ và hệ thống ngân hàng yếu kém của Afghanistan khiến khó có thể đảm bảo tiền sẽ không lọt vào tay Taliban. Ngay cả khi nguồn tiền được phê duyệt, việc giải ngân cũng không hề dễ dàng.
Tin tặc Trung Quốc nhắm đến các nước Đông Nam Á
Ảnh minh họa /AFP
Tin tặc Trung Quốc, có thể được nhà nước bảo trợ, đã nhắm mục tiêu vào các tổ chức chính phủ và khu vực tư nhân trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả những tổ chức liên quan chặt chẽ với Bắc Kinh trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Đó là báo cáo do một công ty an ninh mạng tư nhân có trụ sở tại Mỹ – Insikt Group – công bố hôm 8 tháng 12 và được AP dẫn lại.
Insikt Group xác định các tổ chức quân sự và chính phủ cấp cao ở Đông Nam Á đã bị xâm nhập trong chín tháng qua bởi tin tặc sử dụng các phần mềm độc hại như FunnyDream và Chinoxy. Những phần mềm này không được công bố rộng rãi và được sử dụng bởi nhiều nhóm được cho là do nhà nước Trung Quốc tài trợ, bởi nó phù hợp với các mục tiêu chính trị và kinh tế của chính phủ Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời yêu cầu bình luận về các cáo buộc vừa nêu.
Từ trước đến nay, nhà nước Trung Quốc luôn phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng đã bảo trợ tin tặc, thay vào đó lại nói rằng chính Trung Quốc là mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng.
Insikt Group cho biết, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là ba quốc gia hàng đầu bị nhắm đến. Các mục tiêu khác cũng được nhắm đến là Myanmar, Philippines, Lào, Thái Lan, Singapore và Campuchia.
Trong suốt năm 2021, Insikt Group đã theo dõi một chiến dịch gián điệp mạng dai dẳng nhắm vào các văn phòng thủ tướng, các cơ quan chính phủ và quân sự của các bên tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Ngoài ra còn có các tổ chức ở Indonesia và Thái Lan. Insikt Group đã xác định được hơn 400 máy chủ ở Đông Nam Á giao tiếp với phần mềm độc hại, nhưng không rõ thông tin nào đã bị xâm phạm. Phần lớn chiến dịch đó do một nhóm được theo dõi dưới định danh tạm thời là Nhóm hoạt động đe dọa 16, hoặc TAG-16.
Bên cạnh đó, Insikt Group cho biết họ cũng đã phát hiện hoạt động ở Campuchia và Lào được cho là có liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm xây dựng cảng, đường sắt và các cơ sở khác trên khắp châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương.
Trong khi đó, người phát ngôn của chính phủ Campuchia Phay Siphan cho hay, các cơ quan của nước này không phát hiện bất kỳ vụ hack máy chủ nào được Insikt Group ghi nhận.
Apple và ĐCSTQ có thỏa thuận bí mật 257 tỷ USD
Apple CEO Tim Cook (ảnh: Từ video của CNN)
Vào thứ Tư (7/12), The Information, hãng truyền thông có trụ sở tại San Francisco, California, đã tiết lộ rằng Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã ký một thỏa thuận đầu tư bí mật trị giá 275 tỷ đô-la Mỹ với chính phủ Trung Quốc vào năm 2016 để hoạt động của Apple không bị gây khó tại Trung Quốc.
Báo cáo của The Information trích dẫn một tài liệu nội bộ của Apple nói rằng để tránh cho Apple khỏi các hành động giám sát của chính phủ Trung Quốc, Tim Cook đã đích thân đến Trung Quốc nhiều lần trong năm 2016 và đạt được một thỏa thuận bí mật với quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Báo cáo bình luận: “Sự can thiệp của ông [[Tim Cook] đã mở đường cho sự thành công vô song của Apple [tại Trung Quốc]”.
Trong sáu năm qua, iPhone của Apple là điện thoại thông minh bán chạy nhất tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Apple (sau Hoa Kỳ).
Báo cáo của The Information đã chỉ ra rằng, các tài liệu cho thấy các giám đốc điều hành của Apple đã phải vật lộn để cứu vãn mối quan hệ của công ty với các quan chức Trung Quốc trước khi chính Tim Cook có hành động cá nhân. Vào thời điểm đó, doanh số bán iPhone đang giảm mạnh trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc gia tăng việc kiểm soát.
Theo báo cáo, vào thời điểm đó, Trung Quốc tin rằng Apple đã không đóng góp đủ cho nền kinh tế địa phương của Trung Quốc. Vì vậy, Tim Cook đã vận động hành lang Trung Quốc và hứa với các quan chức rằng Apple sẽ cố gắng hết sức để giúp phát triển sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc thông qua đầu tư, giao dịch kinh doanh và đào tạo công nhân. Tim Cook đã mở ra một số mối quan hệ pháp lý ở Trung Quốc thông qua thỏa hiệp.
Báo cáo cho biết Apple đã công bố khoản đầu tư 1 tỷ đô-la Mỹ vào công ty khởi nghiệp DiDi vào tháng 5 năm 2016 “để xoa dịu các nhà chức trách Trung Quốc” và giúp công ty này có được lợi thế cạnh tranh với Uber Trung Quốc.
Reuters trích dẫn báo cáo ban đầu cho biết như một phần của thỏa thuận, Apple hứa sẽ sử dụng nhiều linh kiện hơn từ các nhà cung cấp Trung Quốc trong thiết bị của mình, ký thỏa thuận với một công ty phần mềm Trung Quốc, tiến hành hợp tác kỹ thuật với các trường đại học Trung Quốc và đầu tư trực tiếp vào các công ty công nghệ Trung Quốc.
Sau khi tin tức này được tiết lộ, một số cư dân mạng đã bình luận rằng Apple đã “chuyển giao toàn bộ dữ liệu của người dùng cho một trung tâm dữ liệu đám mây ở Quý Châu, hoặc nói chính xác là bán nó”. Một người khác bình luận, “Hôm nay người nào không thông qua Trung Cộng?”——-
XEM THÊM:
HRW nói về phiên xử Phạm Đoan Trang và nhân quyền Việt Nam
BBC News
10/12/2021
BBC:Ông muốn gửi thông điệp gì tới chính phủ Việt Nam trước phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương?
Phil Robertson: Việt Nam quyết định hoãn phiên tòa đột ngột có thể là kết quả của việc giới ngoại giao tại Hà Nội gia tăng áp lực đối với vụ án này. Cũng đã có một tuyên bố chung từ 28 tổ chức phi chính phủ, trong đó có chúng tôi – Human Rights Watch, về vụ việc của Phạm Đoan Trang.
Điều này cho thấy áp lực có thể tác động đến chính phủ Việt Nam, nhưng nỗ lực đó phải được duy trì.
Cả Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương đều không làm gì sai, và họ nên được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Những nhà hoạt động xã hội dân sự như thế này cần được khen ngợi vì sự trung thực, dũng cảm và cam kết hành động cho một nhà nước tốt đẹp hơn, chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền. Họ không nên bị trừng phạt như tội phạm.
Mỗi khi những nhà hoạt động như vậy bị bắt vào tù, người dân và đất nước Việt Nam lại yếu thế hơn.
Sách ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng Hòa
By Trần Long Vi
Posted on 14/01/2017 / 09/12/2021
Thời Việt Nam Cộng hòa, học sinh trung học (lớp 6 đến lớp 12 ngày nay) được tiếp cận với nhân quyền và chính trị khá sớm qua môn Công dân giáo dục.
Trong chương trình cập nhật hóa năm 1970-1971, học sinh lớp 6 được dạy về Luật đi đường; học sinh lớp 7 và lớp 8 được học về tổ chức học đường, đời sống xã hội, đời sống tôn giáo và bổn phận của học sinh.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dạy cho học sinh lớp 9 cùng với Công dân quyền, Quyền tự do cá nhân, Quyền tự do tư tưởng, Quyền kinh tế xã hội và Bổn phận của công dân.
Trần Gia Phụng – Nhân quyền không tự nhiên mà có
Tháng 12/2013
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ, Martin Luther King đã có một giấc mơ. “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trổi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình: Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Đây là giấc mơ của Martin Luther King và cũng là của toàn dân da màu ở Hoa Kỳ vào thập niên 60 thế kỷ trước.
Thanh niên Việt Nam cũng đang ấp ủ một giấc mơ. Nhân quyền, dân quyền là giấc mơ vàng của thanh niên Việt Nam và cũng là giấc mơ vàng của toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay. Với sự tranh đấu bền bỉ của các bạn, giấc mơ vàng của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ được thực hiện, như giấc mơ của Martin Luther Kinh đã được thực hiện. Ai cũng đều vững tin rằng nhân quyền sẽ tất thắng và trường tồn.
Hà Nguyên – Chính trị hóa doanh nghiệp xã hội bằng đe dọa án hình sự?
10/12/2021
Đòn roi đe dọa cho bất tuân dân sự
Với cụ thể trường hợp của hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, thì họ là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA bao gồm 7 tổ chức xã hội dân sự, nhằm phổ biến và thông tin về Hiệp định EVFTA, sự cấu thành xã hội dân sự ở Việt Nam, và 7 tổ chức này đã nộp đơn xin tham gia Nhóm Tư vấn của Việt Nam (VN-DAG).
Bắt bớ đe dọa bỏ tù với lý do là “pháp nhân trốn thuế” đối với hai ông Lợi và Bách, thực tế nhằm đến chính trị hóa doanh nghiệp xã hội để ngăn hai tiếng nói phản biện này tiếp tục tham gia vào VNGO-EVFTA.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 10 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Những nét chính trong bản đánh giá bố trí quân đội toàn cầu của Bộ Quốc Phòng Mỹ
Đại Ký Sự Biển đông
10/12/2021
Ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bản đánh giá hướng dẫn nên tăng cường hợp tác với các đối tác trong khu vực để ngăn chặn sự xâm lược quân sự tiềm tàng của Trung Quốc và các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Bản đánh giá muốn cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự của Hoa Kỳ ở Guam và Úc. Các dự án xây dựng quân sự sẽ được gia tăng trong khu vực, và sẽ có các cuộc triển khai luân phiên máy bay chiến đấu và máy bay ném bom mới tới Úc. Một số sáng kiến đã được công bố, bao gồm khoản tài trợ 2,2 tỷ đô la trong năm tài chính 2021 được phê duyệt cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mang lại lợi ích cho Guam và sáng kiến AUKUS mà Úc là một thành viên.
Trong khi đó, việc triển khai luân phiên một phi đội trực thăng tấn công và sở chỉ huy sư đoàn pháo binh ở Hàn Quốc sẽ trở thành nơi đóng quân thường xuyên.
Vũ Ngọc Yên – Chương trình cầm quyền của Liên minh đèn giao thông tại Đức
10/12/2021
Các đảng trong liên minh đã tranh cãi về vai trò tương lai của Đức trong chiến lược răn đe hạt nhân của NATO. – một mặt là cam kết tham gia hạt nhân, mặt khác là ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên hiệp quốc, mà không thành viên NATO nào ký. Benner của GPPI, dự đoán: Các đối tác quan trọng nhất của Đức sẽ chỉ trích thái độ mâu thuẫn này.
Liên hiệp đèn giao thông công bố sẽ phát động các cuộc thương thảo giải trừ quân bi trong thời gian cầm quyền.
Nói chung chính sách ngoại giao và an ninh dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholz có lẽ không có nhiều khác biệt đáng kể so với chính quyền của Angela Merkel- Ngoại trừ đường lối cứng rắn đối phó với Trung Quốc và Nga xô.
Tiêm chủng thất bại ở Omicron
Phan Ba
08/12/2021
Carsten Watzl, trưởng bộ phận nghiên cứu miễn dịch học tại Viện Nghiên cứu Lao động Leibniz, Đại học Kỹ thuật Dortmund, nhận xét kết quả của đồng nghiệp: “Kết quả cho thấy rõ ràng rằng các kháng thể trung hòa của những người được chích ngừa cũng có thể liên kết và vô hiệu hóa Omicron. Tức chích ngừa không phải là vô dụng”. Watzl nói: “Nhưng người ta cần lượng kháng thể cao hơn đáng kể để vô hiệu hóa thành công Omicron – gấp khoảng 40 lần. Đây là sự khác biệt lớn nhất từng được quan sát thấy ở một biến thể”.
“Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ” chửi vào mặt các nhà nước độc tài! /Khoa Học Net
Thượng đỉnh vì dân chủ: Phó TT Mỹ Harris thúc giục Quốc Hội hành động/ RFI
10/12/2021
Bà Harris cho biết : “Quốc Hội Mỹ phải hành động. Hiện đang có 2 dự luật được trình ra Quốc Hội. Với 2 dự luật này, chúng ta có thể đảm bảo rằng mọi công dân Mỹ có quyền bầu cử đều có thể bỏ phiếu và lá phiếu của họ sẽ được tính trong một cuộc bầu cử tự do, công bằng và minh bạch. Hôm nay, khi thế giới đang nhìn chúng ta, tổng thống và tôi nhắc lại lời kêu gọi để những dự luật này nhanh chóng được thông qua. Chúng tôi biết là những gì chúng tôi đang làm sẽ giúp chúng tôi mạnh mẽ hơn khi đối mặt với thế giới bên ngoài”.Vấn đề là với thủ tục tại Quốc Hội Mỹ, đặc biệt là tại Thượng Viện, đảng Dân Chủ sẽ cần nhiều phiếu hơn so với số ghế của họ. Những kế hoạch đó vẫn đang bị đình trệ và chính quyền Biden khó có thể trưng ra những tiến bộ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Dân Chủ lần tới dự kiến vào năm 2022, năm diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ.
Tags: độc tài, đồng tâm, toàn trị, việt nam