Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng về nhân quyền và tù nhân lương tâm – VNTB
Dân biểu Alan Lowenthal (CA-47), đồng Chủ tịch Uỷ ban Quốc hội về Việt Nam cùng sáu dân biểu Hạ viện đã gửi thư cho tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper để chúc mừng ông được bổ nhiệm chức vụ mới. Các dân biểu cũng nêu bật các vấn đề nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam và kêu gọi Đại sứ Knapper đề cập những vấn đề này với tất cả các cấp của chính phủ Việt Nam, yêu cầu chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và các tổ chức tôn giáo độc lập, cũng như báo chí, trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Là một nhà ngoại giao kỳ cựu với kinh nghiệm hơn 20 năm trong Bộ Ngoại giao, Đại sứ Knapper được Tổng thống Biden đề cử vào vị trí này vào tháng 4 năm 2021, được Thượng viện chấp thuận tháng 12 năm 2021 và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 3 tháng 1 năm 2022. Sau khi chúc mừng Đại sứ được bổ nhiệm, các nhà lập pháp nêu lên những quan ngại liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, chỉ ra rằng bốn thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và hơn 25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn là một cnhà nước đàn áp nặng nề . Các vị dân biểu viết, “Chính phủ Cộng sản Việt Nam tiếp tục phủ nhận các quyền tự do cơ bản và các quyền cơ bản của con người của người dân, trái với các giá trị được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết. Người dân, những người bất đồng chính kiến và các nhà báo độc lập thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản như tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo và hội họp ôn hòa phải chịu đựng sự sách nhiễu, bạo lực, bắt giữ và giam cầm của chế độ độc tài. ” Bức thư tiếp tục trình bày chi tiết về một số hành động đàn áp mới nhất của chính phủ Việt Nam, đặc biệt là trong hai năm kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 như bắt giữ và tuyên án tù nặng cho nhiều người bất đồng chính kiến trong nước. Các vị Dân biểu nêu rõ chỉ riêng trong năm 2021, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền chính quyền, Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 63 người chỉ vì họ bày tỏ chính kiến hoặc liên kết với các nhóm bị coi là thù địch. Trong thư các vị Dân biểu nêu tên gần hai chục tù nhân lương tâm là nhà văn, nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, đã bị chính quyền Việt Nam đàn áp. Mặc dù đây chỉ là danh sách của một số những người đang bị giam cầm, nhưng các vị Dân biểu yêu cầu Đại sứ Knapper trình bày các trường hợp này với cấp cao nhất trong chính phủ Việt Nam và gây áp lực để trả tự do cho những người này ngay lập tức. Kết thư, các vị Dân biểu viết: “Chúng tôi hiểu Việt Nam và Hoa Kỳ đang cố xây dựng quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gây hấn ở Biển Đông. Tuy nhiên, một mối quan hệ như vậy không thể hi sinh quyền con người và những giá trị mà cộng đồng quốc tế tôn trọng. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn đối với Hoa Kỳ khi nước này tôn trọng các giá trị dân chủ và các quyền tự do cơ bản của công dân. ” Ngoài dân biểu Lowenthal, lá thư có chữ ký của các Dân biểu Lou Correa (CA-46), Anna Eshoo (CA-18), Ro Khanna (CA-17), Zoe Lofgren (CA-19), Scott Peters (CA-52) , và Michelle Steel (CA-48). Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal và Zoe Lofgren là đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam, Dân Biểu Lou Correa, Ro Khanna, Scott Peters, và Michelle Steel là thành viên của ủy ban này. Những tù nhân lương tâm được nêu tên trong thư gồm: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa, Phạm Đoan Trang, Lê Đình Lượng, Trương Duy Nhất, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tu, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung, Phạm Chí Thành, Lê Trọng Hùng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Trương Châu Hữu Danh, Đoàn Kiên Giang, Lê Thế Thắng, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, và Châu Văn Khảm. Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal đại diện Địa hạt 47-CA trong Quốc Hội Hoa Kỳ, bao gồm các thành phố và khu vực như Westminster, Midway City, Garden Grove, Stanton, Cypress, Buena Park, Anaheim, Los Alamitos, Rossmoor, Lakewood, Signal Hill, Long Beach, và Avalon. ***** Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper Kính gửi Đại sứ Knapper, 28 tháng 1 năm 2022 Chúng tôi viết thư này để chúc mừng Ngài xác nhận và tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chúng tôi mong muốn được làm việc với Ngài về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn Ngài lưu tâm đến hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam. Bốn thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và hơn 25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn là một nhà nước đàn áp nặng nề. Chính phủ Cộng sản Việt Nam tiếp tục phủ nhận các quyền tự do cơ bản và các quyền cơ bản của con người của công dân họ, điều này trái với các giá trị được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết. Công dân, những người bất đồng chính kiến và các nhà báo độc lập thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản như tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo và hội họp ôn hòa phải đối mặt với sự sách nhiễu, bạo lực, bắt giữ và giam cầm của chế độ độc tài. Trong hai năm qua, trong khi thế giới chống chọi với đại dịch COVID, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến với những vụ bắt bớ, các phiên toà bỏ túi và án tù nặng nề. Khi phát hành Báo cáo Thế giới 2022, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson mô tả tình hình như sau: “Chính phủ dường như muốn quét sạch phong trào bất đồng chính kiến đang gia tăng bằng những bản án tàn khốc trước khi thế giới bắt đầu chú ý trở lại.” Thế giới và Hoa Kỳ không thể phớt lờ những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chỉ riêng trong năm 2021, chính quyền Việt Nam đã bắt giam ít nhất 63 người vì chỉ bày tỏ ý kiến hoặc liên hệ với các nhóm bị coi là thù địch với chính phủ. Những người chỉ trích chính phủ Việt Nam trên mạng xã hội thường xuyên bị sách nhiễu, theo dõi và giam giữ nhiều hơn. Điều đáng báo động là nhà chức trách Việt Nam đang sử dụng nội dung trên mạng xã hội như các bài đăng, bình luận Facebook, và video YouTube để làm bằng chứng cho các cáo buộc bịa đặt nhắm vào các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến. Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng các công ty Hoa Kỳ như Facebook, YouTube, và các công ty khác không trở thành công cụ đàn áp của chính phủ Việt Nam. Khi viết thư này cho Ngài, chúng tôi vô cùng quan ngại cho những nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến đang bị bỏ tù ở Việt Nam. Tên và án tù của họ là: Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm)Nhà hoạt động tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển (11 năm)Cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Hóa (7 năm)Blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang (9 năm)Nhà hoạt động công lý môi trường Lê Đình Lượng (20 năm)Cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do Trương Duy Nhất (10 năm)Các nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu (8 nắm và hai con trai, Trịnh Bá Phương (10 năm), Trịnh Bá Tư (8 năm)Nhà hoạt động về quyền đất đai Nguyễn Thị Tâm (6 năm)Nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Trung (10 năm tù)Nhà văn Phạm Chí Thà nh (55 năm)Ứng cử viên chính trị độc lập Lê Trọng Hùng (5 năm)Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, và Lê Hữu Minh Tuấn, là thành viên của các Hội nhà báo độc lập Việt Nam (bị án tù từ 11 năm đến 15 năm)Trương Châu Hữu Danh, Đoàn Kiên Giang, Lê Thế Thắng, Nguyễn Phước Trung Bao, và Nguyễn Thanh Nhã, nhà báo độc lập của Báo Sạch, bị phạt tù từ 2 – 4,5 năm.Người Mỹ gốc Úc và nhà hoạt động nhân quyền Châu Văn Khảm (12 năm)Đây chỉ là danh sách một số các tù nhân lương tâm ở Việt Nam và chúng tôi kêu gọi Ngài nêu các trường hợp của họ với lãnh đạo các cấp cao nhất của chính phủ Việt Nam và báo chí để họ được trả tự do ngay lập tức. Chúng tôi hiểu Việt Nam và Hoa Kỳ đang tìm cách xây dựng mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gây hấn ở Biển Đông. Tuy nhiên, một mối quan hệ như vậy không thể phải hi sinh các quyền con người và các giá trị mà cộng đồng quốc tế đề cao. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn đối với Hoa Kỳ khi họ tôn trọng các giá trị dân chủ và các quyền tự do cơ bản của người dân. ” Khi Ngài bắt đầu nhiệm kỳ làm Đại sứ cho chúng tôi, chúng tôi kêu gọi Ngài nêu vấn đề nhân quyền với tất cả các cấp của chính phủ Việt Nam, yêu cầu chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến và các tổ chức tôn giáo độc lập, cũng như báo chí, yêu cầu họ trả tự do cho tất cả các tù nhân của lương tâm ở Việt Nam. Chúng tôi chúc Ngài những điều tốt đẹp nhất trong vai trò là nhà ngoại giao hàng đầu của chúng tôi tại Việt Nam và chúng tôi mong nhận được phúc đạp của ngai Trân trọng, Alan Lowenthal Zoe Lofgren J. Luis Correa T Ro Khanna Michelle Steel Anna G. Eshoo Scott H. Peters ***** Toàn văn lá thư tiếng Anh |