Trường Trung học phổ thông và tổng hợp ở Sài Gòn Chợ Lớn và Gia định trước năm 1975


Phần bổ túc – Phụ trang 104

May 3, 2023 by Lê Thy 

A- Bổ túc Lời Mở Đầu

Theo tài liệu [1] : 

“Người ta có thể nhận ra chính sách Thượng Tôn Chủ Quyền Quốc Gia của Tổng thống Ngô Đình Diệm ngay trong đường lối đối nội, thông qua các chương trình trong đó có Chương Trình Giáo Dục .

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành Sắc Luật rằng bất cứ ai muốn làm Hiệu Trưởng các trường Trung Tiểu Học Tư Thục trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam thì điều kiện tiên quyết là người ấy phải có “ Quốc Tịch Việt Nam“.

Cũng trong chính sách Thượng Tôn Chủ Quyền Quốc Gia này mà ông Diệm buộc các Trung Tiểu Học Tư Thục không được mang tên “ Địa Danh“ hoặc tên của các Nhân Vật Lịch Sử, chẳng hạn như Sàigòn, Hà Nội, Phú Nhai, Phú Cường , Bảo Lộc, Vĩnh Long v.v…đó là những tên Địa Danh , hoặc như Phan Bội Châu, Nguyễn Huệ, Phan Chu Trinh, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thái Học v.v… đó là những danh nhân lịch sử, thì các Tư Thục không được phép mang những tên ấy.

Tổng Thống Ngô Đình Thống Diệm đã hủy bỏ giờ “Giáo Lý Tôn Giáo“ đầu mỗi ngày học trong tuần tại các lớp Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục. Giờ Giáo Lý Tôn Giáo mà trước đây ngày nào cũng có nay được thay thế bởi chương trình “ Công Dân Giáo Dục“ và mỗi tuần cũng chỉ có số giờ như các môn học phổ thông khác mà thôi.

Ông quan niệm rằng Giáo Dục Công Dân vẫn có quyền và có thể dậy Tôn Giáo (Giáo Lý ?) được theo khía cạnh Công Dân“

(Xem thêm chi tiết về Môn Công Dân Giáo Dục trong phần phụ đề dưới đây).

Phụ đề : Môn “Công Dân Giáo Dục“ 

Lời mở đầu của tài liệu [2,3] viết : 

“Có người thắc mắc rằng “Tại sao Việt Nam Cộng Hòa lại sản sinh ra được nhiều người ăn ở tử tế, sống theo đạo đức, nhân nghĩa như thế?” Xin thưa, những con người tốt lành không từ trên trời rơi xuống, mà xuất thân từ công trình đào tạo của những nhà giáo dục lương hảo đã tận tụy gây dựng thế hệ tương lai nên người”.

TM, tác giả bài này, xin mạn phép trả lời cho câu hỏi trên : Các nhà giáo dục này đã làm đúng như ông bà ta đã dạy : Tiên học Lễ, Hậu học Văn.

Thật vậy, những người này qua nhiều thời kỳ của chính quyền quốc gia, đã hoạch định mục đích, chỉ tiêu, soạn thảo giáo trình, phương pháp giảng dạy và tài liệu giáo khoa, cập nhật hóa và giảng dạy môn Đức Dục và Công Dân Giáo Dục cho các học sinh từ bậc Tiểu học lên tới Trung học, liên tục từ những năm 1949 cho tới ngày mất nước, 30 tháng 4 năm 1975.

Xin ghi lại kinh nghiệm bản thân của tác giả bài này : TM , nay đã qua tuổi thập niên, nhìn lại quá khứ ngày xưa, nhận thấy một cách rất chắc chắn rằng , mặc dầu không được 100%, nhờ được hấp thụ môn Đức Dục và Công Dân Giáo Dục, các thế hệ đàn anh, đàn chị, thế hệ của TM và các thế hệ đàn em từ vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, nếu Không thành danh cũng thành nhơn.

Rất nhiều đức tính để làm người lương thiện đã vào đầu, thấm vào máu chúng tôi. Trong cuộc sống đa dạng mỗi ngày,các đức tính này bật ra như một phản xạ tự nhiên và ngẫu nhiên,chẳng hạn như : “ Thưa Ba, Thưa Má, Cám ơn, Xin lỗi…“.

Các đức tính này quá nhiều, nên chỉ xin đơn cử một vài điều :

– Bản thân : Sạch sẽ, không khạc nhổ bậy bạ, không xả rác nơi công cộng, không chửi tục, không ăn cắp ăn trộm, thành thực, ngay thẳng nhưng lễ phép, lịch sự,tự trọng…

– Trong gia đình : Hiếu thảo,thờ Cha kính Mẹ,hòa thuận với anh chị em, bổn phận làm cha mẹ, đạo nghĩa chồng vợ …

– Ở học đường : Kính trọng, biết ơn Thầy, Cô và quí trọng trọng bằng hữu …

– Ngoài xã hội : Yêu xứ sở, nhân từ với đồng bào và thú vật, giúp đỡ và nhường chỗ ngồi cho người già yếu, tàn tật trên xe chuyên chở công cộng, ngã nón kính cẩn chào người quá cố khi gặp xe tang trên đường, không bấm kèn khi đi ngang khu bệnh viện v.v…

Sau năm 1975, môn Đức Dục và Công Dân Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa đã bị ngụy quyền Cộng sản dẹp bỏ. Thay vào đó, chúng dạy những bài học đạo đức Bác Hù (Sic) cho học sinh trong môn Giáo dục công dân. May mắn thay, hậu duệ của chúng tôi nhờ được thừa hưởng gia truyền từ ông bà cha mẹ các đức tính kể trên,mặc dầu sống ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, nhưng đã và đang hành xử hoàn toàn khác hẳn với cách hành xử của bọn cháu ngoan Bác Hù (Sic). Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Phụ chú : Mặc dầu không phải là phạm vi của bài, TM xin đính kèm thêm vài đoạn văn dưới đây trích từ tài liệu [4], để vạch mặt chỉ tên đại thủ phạm triệt tiêu truyền thống đạo đức lễ nghĩa của xã hội Việt Nam.

“Hồ Chí Minh (Sic) là người đầu tiên đề cập đến xây dựng đạo đức công dân trong chế độ mới. Những quan điểm cách mạng, khoa học của Người (Sic) luôn là nền tảng cho việc xây dựng đạo đức công dân ở Việt Nam hiện nay.

Từ yêu cầu xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh (Sic) đã khái quát đạo đức công dân trên những chuẩn mực đạo đức căn bản, đó là:

– Tuân theo pháp luật Nhà nước
– Tuân theo kỷ luật lao động
– Giữ gìn trật tự chung
– Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung
– Hăng hái tham gia công việc chung – Bảo vệ tài sản công cộng
– Bảo vệ Tổ quốc.

Người (Sic) nhắc nhở: Đảng (Sic) phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. 

Vâng chính hắn, tên đại tội đồ của dân Việt Nam.

Theo tài liệu [5,6,7] : Cấp tiểu học có 5 lớp : Năm, Ba, Tư, Nhì và Nhất (sau năm 1967 gọi là lớp 1, 2,3,4 và 5). Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Năm để bắt đầu bậc tiểu học. Lớp Năm học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó có 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp Ba trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.

Theo tài liệu [2,3] : Cấp trung học có 7 lớp : Đệ Thất, Lục, Ngũ, Tứ, Tam, Nhị và Nhất (sau là lớp 7,8,9,10,11 và 12) : Từ Đệ Thất đến Đệ Nhị học 2 giờ mỗi tuần môn Công Dân Giáo Dục.

Sau đây là giáo trình, phương pháp giảng dạy và tài liệu giáo khoa môn Đức Dục và Công Dân Giáo Dục cho các học sinh bậc Tiểu học và Trung học trích từ trích từ tài liệu [2] .

I –  CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

1. Chương trình Tiểu học 1949

Ở ba lớp dưới (Năm, Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chú về phần thực hành. Giảng giải và kể những chuyện lý thú để cảm hóa trẻ, sớm gây cho trẻ những đức tính sau đây :

a/ Lớp Năm :

–  Bổn phận đối với bản thân : Sạch sẽ, thứ tự, ăn uống điều độ, thành thực, vui vẻ, bạo dạn.

–  Bổn phận trẻ con trong gia đình : Bổn phận đối với cha mẹ, đối với anh em, chị em. Sự tưởng niệm tổ tiên. Các ngày kỷ niệm trong gia đình. Bổn phận đối với người trong họ. Tình gia tộc. Đoàn hợp. Cách đối đãi với gia bộc (nhân từ, độ lượng, tử tế).

– Bổn phận trẻ con ở học đường : Bổn phận đối với thầy học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời, biết ơn. Bổn phận đối với bè bạn: giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa đoàn thể trong bè bạn, bênh vực kẻ yếu, không ghen ghét, không thóc mách.

– Bổn phận đối với người ngoài : Lễ phép. Thương kẻ khó, kẻ tàn tật.

b/ Lớp Tư :

– Bổn phận đối với bản thân : Phải học hành và tập rèn đức tính tốt. Phải tập thể dục. Biết gắng công. Tính can đảm. Giữ phẩm giá mình. Khi lầm lỗi biết xấu hổ. Tiết kiệm. Nhún nhường.

– Bổn phận trẻ con trong gia đình : Ôn lại chương trình lớp Năm.
Thêm: Đừng làm cho cha mẹ, anh em mang tiếng xấu, giữ tiếng thơm cho gia tộc và tổ tiên.

–  Bổn phận đối với người ngoài: Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúp đỡ đồng bào.

c/ Lớp Ba :

Ôn lại chương trình hai lớp dưới [tức lớp Năm, lớp Tư] về bổn phận trẻ con đối với bản thân và đối với gia đình.

–  Bổn phận trẻ con ở học đường : Ôn qua chương trình lớp Năm.
Thêm: bổn phận đối với thầy và bạn sau khi thôi học.

–  Bổn phận đối với Tổ quốc : Bổn phận người dân trong nước: biết nỗ lực, không ỷ lại, biết hy sinh, ham tự do, trọng kỷ luật, giữ trật tự, trọng pháp luật. Gắng làm việc cho Tổ quốc.Khuyến khích mọi người cùng làm.

–  Bổn phận đối với người ngoài : Ôn lại chương trình lớp Tư.
Thêm: trọng lời hứa, tờ giao kết. Giao tế chân thật, công tâm.

–  Xã giao : Sự giao thiệp với bà con, họ hàng, làng xóm.

2-Chương trình Tiểu học 1959-1960

Chương trình Tiểu học 1959-1960 thật ra chỉ là một bộ cải biên từ Chương trình 1949 và Chương trình 1956-1957, nội dung giữa chúng đều đại đồng tiểu dị.

Các môn học, gồm 9 môn: Việt ngữ (Ngữ vựng-Tập đọc-Học thuộc lòng-Chính tả và Văn phạm-Tập làm văn-Tập viết), Đức dục và Công dân giáo dục, Sử ký, Địa lý, Thường thức (Quan sát và Vệ sinh), Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạt động thanh niên, Trò chơi, Thể dục và trò chơi.

Môn Đức Dục

a/ Lớp Năm :

– Bổn phận đối với bản thân: Sạch sẽ, ăn uống, thứ tự, thành thực, vui vẻ, bạo dạn.

– Bổn phận trẻ trong gia đình: Bổn phận đối với cha mẹ, anh em, ông bà.Các ngày kỷ niệm trong gia đình.Cách đối đãi với người ở (tử tế, dịu dàng).

– Bổn phận trẻ ở học đường: Bổn phận đối với thầy học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời. Bổn phận đối với bè bạn: giúp đỡ lẫn nhau, hòa thuận nhau, thương nhau, kín miệng

– Bổn phận đối với người ngoài: Lễ phép: Cách chào hỏi, xưng hô với kẻ dưới, người trên (trong nhà mình, nơi nhà người, ngoài đường).

b/ Lớp Tư :

– Bổn phận đối với bản thân : Phải tập thể dục. Biết gắng công. Phải học hành và tập rèn đức tính tốt. Khi lầm lỗi biết hối cải. Tiết kiệm. Nhún nhường.

–  Bổn phận trẻ trong gia đình : Nhắc lại chương trình lớp Năm.
Thêm: Giữ tiếng thơm cho cha mẹ, ông bà. Bổn phận đối với họ hàng.

 Bổn phận trẻ ở học đường: Nhắc lại chương trình lớp Năm.
Thêm: Tình bè bạn.

–  Bổn phận đối với người ngoài: Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúp đỡ đồng bào.

c/ Lớp Ba :

–  Nhắc lại chương trình lớp Tư: Bổn phận trẻ con đối với bản thân.

–  Bổn phận trẻ đối với gia đình: Hiếu đễ. Bổn phận làm con: a) Khi còn nhỏ; b) Khi trưởng thành; c) Khi cha mẹ già yếu.

–  Bổn phận trẻ ở học đường : Nhắc qua những điều đã dạy ở lớp Năm. Tình bè bạn. Bổn phận đối với thầy và bạn: a) Ở học đường; b) Sau khi thôi học.

–  Bổn phận đối với người ngoài : Nhắc lại những điều đã dạy ở lớp Tư. Thêm: Trọng lời hứa. Chân thật. Sự giao tiếp với bà con, họ hàng, làng xóm.

3- Chương trình Tiểu học 1967-1968

Chương trình Tiểu học áp dụng kể từ niên khóa 1967-1968 thật ra chỉ là một bản sao lại chương trình cũ (1959-1960) ở trên.

Sách giáo khoa môn Đức dục và Công dân giáo dục do Ban Tu thư, Sở Học liệu và Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục đã xuất bản như sau:

–  Đức dục và Công dân giáo dục: Em tập tính tốt từ lớp Một đến lớp Năm của các soạn giả Huỳnh Công Tú, Nguyễn Văn Quan, Trịnh Ngọc Thâm, Văn Công Lầu.

–  Đức dục: 

* Đức dục, 5 cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp Nhất (lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Nxb Sống mới, 1957;
* Đức dục lớp Năm và lớp Tư (in từng cuốn riêng) của Cao Văn Thái và Hoàng Kim Long,Nxb Thanh Đạm, Sàigòn,1959.

–  Công dân giáo dục: 

* Công dân giáo dục lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (in từng cuốn riêng) của Nhật Hoành Sơn, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 1956;
* Công dân giáo dục lớp Nhất của Lê Nguyên Lam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 1956;
* Công dân giáo dục lớp Nhì và Nhất (in từng cuốn riêng) của Nguyễn Hữu Bảng, Nxb Thanh đạm, Sài Gòn, 1959;
* Công dân giáo dục lớp Nhì và lớp Nhất (in từng cuốn riêng) của Đinh Xuân Hòa, Nxb Nam Việt, Sài Gòn, 1959;
* Công dân giáo dục lớp Năm, lớp Tư và lớp Nhất (in riêng từng cuốn) của Phan Văn Chiêu, Nxb Sống mới, Sài Gòn, 1959-1960;
* Công dân giáo dục lớp Nhất của Lê Đình Huyên và Trịnh Ngọc Nguyễn, Nxb Nam sơn, Sài Gòn, 1960…

II – Chương Trình Trung Học

1- Chương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn 1945
Chương trình Luân Lý và Công Dân Giáo Dục-Trung học Phổ Thông

Lớp Đệ Tứ :  

a/Luân lý- Giá trị tinh thần.

– Chọn nghề nghiệp theo khuynh hướng. Luân lý về chức nghiệp.

– Cổ tục xấu và cổ tục tốt. 

* Bảo thủ và tiến bộ.
* Tinh thần kỷ luật.
* Tinh thần đoàn kết.
* Tinh thần hy sinh.

– Những tư cách phải có của người đứng chỉ huy.

– Chức vụ thanh niên trong nước.

* Chức vụ anh tài trong nước.
* Cần phải có một lý tưởng hoạt động.

b/ Công dân giáo dục: Kinh tế học lược giảng.

–  Sản xuất tài sản.
–  Lưu thông tài sản.
–  Phân phối và tiêu thụ tài sản.

c/ Địa vị nước Việt Nam ở Đại Đông Á và trong hoàn cầu.

–  Bổn phận và quyền lợi đối với vạn quốc.
–  Cách dung hòa lòng yêu nhân loại với lòng yêu nước.
–  Bình luận về trạng thái hiện thời của nước Việt Nam.
–  Lòng tin tuyệt đối ở tương lai nước ta.

2- Chương trình Trung học 1949

Chương trình Luân Lý và Công Dân Giáo Dục

Lớp Đệ Tứ :

a/ Luân lý

– Lương tâm. Quan niệm về trách nhiệm, lý trí và lương tâm.
– Các môn phái về luân lý. Luân lý hòa hợp với nhân loại.
– Anh hùng. Lý tưởng của người quân tử.
–  Bình luận vài đoạn trích ở Tứ thư và Cổ học tinh hoa.

b/ Công dân giáo dục. Kinh tế học lược giảng. 

– Nói qua về kinh tế tự do, chỉ huy.
– Sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu thụ tài sản.

3- Chương trình Trung học 1958-1959

Môn Công dân giáo dục có mục đích làm cho học sinh:

–  Nhận định được chân giá trị của con người cùng địa vị và bổn phận con người trong gia đình,giữa xã hội;

–  Thấu triệt quyền lợi cùng bổn phận người công dân trong một quốc gia dân chủ và độc lập. Trong chương trình này, Đức dục và Công dân giáo dục bổ túc lẫn nhau, dùng học đường để chuẩn bị học sinh bước vào đời sống xã hội và quốc gia, đào luyện một “con người” đầy đủ đức tính đồng thời cũng là một “công dân” xứng đáng.Trong phương pháp giảng dạy, lý thuyết sẽ đi đôi với thực hành. Về mỗi vấn đề đem ra giảng dạy có hai phần:

Phần lý thuyết gồm một bài học ngắn, giản dị, dùng ít danh từ trừu tượng, và một bài học thích ứng trích trong văn chương, sử ký;

Phần thực nghiệm một bài vấn đáp cốt làm sáng tỏ ý nghĩa bài học hoặc giải thích những điểm phụ thuộc vào bài học và một hoạt động để thực hành những điều giảng dạy.Từ Đệ thất đến Đệ nhị, giờ Hiệu đoàn [Sinh hoạt học đường] sẽ dành riêng cho hoạt động thực hành này.

Tại lớp Đệ nhất, không còn một giờ lý thuyết về môn Công dân giáo dục, giờ Hiệu đoàn sẽ dùng để thực hành và nhắc lại những điều đã học trong những năm trước.

Chương Trình Công Dân Giáo Dục :Từ Đệ Thất đến Đệ Nhị: 2 giờ mỗi tuần.

Đệ Thất

a/ Nhân bản:

Thể xác và tinh thần

–  Con người và ngoại vật;
–  Bổn phận không phung phí vật phẩm, không hành hạ súc vật;
–  Bổn phận đối với bản thân;
–  Thân thể;
–  Tình cảm;
–  Ý chí;
– Trí tuệ;
– Trau giồi nhân cách và đề cao tinh thần tự trọng;

b/ Đời sống trong gia đình:

–  Tổ tiên, cha mẹ; anh em, thân thuộc (họ nội, họ ngoại), gia nhân;
–  Tri ân tổ tiên, gia đạo, hiếu đễ, tương thân, tương ái;

c/ Đời sống tại học đường:

–  Bổn phận đi học, học nghề;
–  Bổn phận đối với thầy học (kính trọng, vâng lời, tri ân);
–  Cách đối xử với bạn học (sự ganh đua, nghĩa đoàn thể, tính khiêm nhượng, lòng tôn trọng lẫn nhau);
–  Kỷ luật học đường- (chuyên cần, tôn trọng kỷ luật, danh dự học đường, giữ gìn vật dụng học đường);
–  Tư cách học sinh (y phục, cách ăn nói, danh dự và giá trị cá nhân).

Đệ Lục

a/Đời sống trong xã hội:

-Liên hệ giữa cá nhân và xã hội –  nhân loại –  hoạt động và công trình liên đới của các thế hệ đã qua, hiện tại và tương lai;
-Chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán, tục lệ;
Các đoàn thể nhân quần: xóm giềng, làng xã, quốc gia, quốc tế –  ái hữu, hiệp hội, hợp tác xã, nghiệp đoàn.

b/Bổn phận đối với xã hội:

–  Kỷ luật trong đoàn thể và luật pháp trong xã hội, công lý và bác ái;
–  Bổn phận cần lao, đời sống người cần lao, bổn phận góp sức vào sự tiến triển của nhân loại;
–  Yêu chuộng hòa bình (những đức tính cần thiết).

c/Xã giao:

-Phép lịch sự và kỷ luật xã hội: phục sức, chào hỏi, giới thiệu, tiếp khách;
– Cử chỉ tại những nơi công cộng: ngoài đường, rạp hát, tiệm ăn…

Đệ Ngũ

Tổ chức công quyền Việt Nam:

– Hiến pháp và luật lệ (căn bản của tổ chức công quyền).
– Quốc kỳ, quốc ca.
– Tổng thống; Quốc hội;
– Các bộ, các công sở, các tòa án;
– Các địa phận hành chánh: làng, tổng, quận, tỉnh, thành phố, thủ đô.

Đệ Tứ

a/ Quốc gia:

– Yếu tố cấu thành quốc gia: lãnh thổ, dân tộc, chính quyền;
– Quốc gia độc lập, giao dịch quốc tế: tình thân hữu và chính sách không bài ngoại;
– Chính quyền trong quốc gia: hiến pháp (thành lập, sửa đổi);
– Sơ lược về các chính thể: quân chủ, dân chủ, độc tài, cộng hòa.

b/ Quyền lợi và nhiệm vụ của công dân:

– Các đảm bảo về bản thân (an ninh cá nhân, tôn trọng đời tư và danh dự cá nhân, quyền làm việc), các tự do tư tưởng (tín ngưỡng, ngôn luận, hội họp, vãng lai, cư trú, hành nghiệp, tham chính), các quyền kinh tế và xã hội (quyền tư hữu, tiết kiệm, kinh doanh, các an ninh xã hội);
– Lòng ái quốc, bổn phận tôn trọng và bảo vệ hiến pháp, tinh thần trọng luật, bổn phận đóng thuế, quân dịch;
–  Nhấn mạnh về quyền và bổn phận bầu cử.

Ghi chú: Về chương trình Đệ ngũ và Đệ tứ, giáo sư sẽ lấy thí dụ cụ thể trong những thực hiện của Chánh phủ Việt Nam để củng cố nền độc lập và chính thể Cộng hòa.

Đệ Tam

a/ Khái lược về chính trị:

–  Chế độ dân chủ: nguồn gốc, tiến triển;
–  Nguyên tắc phân quyền;
–  Hình thức tổ chức chính quyền: Tổng thống chế, Đại nghị chế và Quốc hội chế;
–  Tổ chức quốc tế : Liên Hiệp Quốc và thí dụ về vài cơ quan Quốc tế (cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Quốc tế (U.N.E.S.C.O.), cơ quan Lao động Quốc tế (B.I.T.), cơ quan Y tế Quốc tế (O.M.S.).

b/ Giao tế và sinh hoạt xã hội: nơi công cộng- lễ gia đình (lễ cưới, tang lễ…) –  hội họp, tiệc tùng.

c/ Hiệp hội có tính cách xã hội: nghiệp đoàn, hội ái hữu, đoàn thể văn hóa…

Đệ Nhị

Khái lược về kinh tế:

–  Chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy;
–  Yếu tố sản xuất: vốn, nhân công, kỹ thuật, tài nguyên, thiên nhiên;
–  Cơ quan sản xuất và mậu dịch: xí nghiệp tư và công, công nghiệp và nông nghiệp, hợp tác xã;
–  Tiền tệ: tiền vàng và tiền giấy;
–  Ngân hàng và tín dụng;
–  Mậu dịch và quốc tế.

Chương Trình Triết Học Đệ Nhất – Đạo đức học

– Vấn đề đạo đức. Đạo đức và khoa học;

– Lương tâm: bản chất và giá trị;

– Bổn phận và quyền lợi. Trách nhiệm;

– Công lý và bác ái. Các quan niệm lớn của đời sống đạo đức Đông và Tây;

– Đạo đức và đời sống cá nhân;

– Thân thể và tinh thần. Nhân phẩm. Nhân vị và cộng đồng;

– Đạo đức và đời sống gia đình: Gia đình. Vấn đề hôn nhân và vấn đề sinh sản;

– Đạo đức và kinh tế. Phân công. Liên đới. Nghề nghiệp, vấn đề xã hội;

– Đạo đức và chính trị. Chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh Tử. Tự do và bình đẳng. Tổ quốc, quốc gia, nhà nước (Patrie-Nation-Etat);

– Luật pháp. Quyền lợi và bổn phận của công dân;

– Vấn đề dân tộc thiểu số. Đạo đức và giao thiệp quốc tế;\

– Nhân loại. Bổn phận đối với nhân loại;

– Thuyết “nhân ái” của Khổng Tử. Thuyết “từ bi” của Phật giáo. Thuyết “bác ái” của Thiên Chúa giáo.

Về môn Công dân giáo dục, từ năm 1956 trở đi có đến hàng chục tác giả: Trần Mộng Chu, Phạm Thị Tự, Lê Xuân Khoa, Lê Thái Ất, Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Huy Côn, Ngô Đình Độ, Phạm Gia Hưng, Trần Đức Long, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Bá Lương, Lê Kim Ngân, Đàm Sỹ Hiến, Nguyễn Vũ Khương, Nguyễn Bá Kim, Vũ Huy Chấn…

Tài liệu tham khảo :

1. L.M. Vũ Đình Hoạt: Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Tập 2-Trực Thoại với Đỗ Mậu, tác giả Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi -Trang 1167-1169 -Alpha Xuất bản năm 1991)

Advertisements

REPORT THIS AD

2. Trần Văn Chánh /quehuongngaymai.com 27/10/2014:  Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 7-8 (114-115).2014 (Chuyên đề: Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975).

3. Trần Văn Chánh/ bienxua.wordpress.com: Chương trình Giáo Dục và sách Giáo Khoa thời Việt Nam Cộng Hòa

4. Bách khoa toàn thư: Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

5. Nguyễn Trung Thành: Hồ Chí Minh với xây dựng đạo đức công dân

6. Huỳnh Minh Tú : Nhìn lại nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa-Sự tiếc nuối vô bờ bến

7. Thời Báo-The Vietnamese NewspaperNhìn lại nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa-Sự tiếc nuối vô bờ bến

https://baovecovang2012.wordpress.com/2023/05/03

Comments are closed.