Những nghịch lý của Việt Nam: VN vừa muốn mua vũ khí của Nga vừa muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ? Úc sẽ nâng cấp với Việt Nam lên chiến lược toàn diện – TT Mỹ sẽ thăm VN và nâng cấp quan hệ..



Trước tình hình biến động của thế giới, nguy chiến tranh tại Ukraine kéo dài và có thể lan rộng, tình hình kinh tế thế giới suy thoái, tình hình chính trị và quân sự có nhiều biến đổi ở nhiều nơi như Phi Châu, Âu Châu, Á Châu trong lúc đó Việt Nam vẫn là một nước độc tài toàn trị, tước đoạt các quyền tự do của con người, tình hình Biển Đông dậy sóng do sự hung hăng của Trung Cộng (như lời tuyên bố của cuộc họp bộ ba Mỹ – Nhật – Nam Hàn tại trại David), tình hình căng thẳng tại eo biển Đài Loan, thế giới như đang ở trong tình trạng của thùng thuốc súng thì có một số biến động ngoại giao tại Việt Nam.


Tại sao Việt Nam vừa muốn mua vũ khí của Nga vừa muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?

(Ảnh minh họa)

Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh,  (Ảnh minh họa)

Theo tin từ BBC News ngày 25/8/2023 thì Việt Nam đang quan tâm mua vũ khí của Nga và Nga cũng hết sức chào đón, rao hàng. Tuy nhiên, bước đi này của Việt Nam có thể gặp phải sự trừng phạt từ Mỹ – quốc gia mà Việt Nam đang muốn nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới.

Cũng theo BBC, trong Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 tại Moscow, Liên bang Nga diễn ra từ 13-17/8 có sự tham dự của 800 đại biểu đến từ 76 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế trong đó Việt Nam. Không có nước phương Tây nào tham gia.

(Ảnh minh họa)

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CS Việt Nam, là Đại tướng Phan Văn Giang tham dự hội nghị và đã gặp gỡ với ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia của Liên bang Nga. 

Ông Giang cũng gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ngày 17/8. Ông bày tỏ ‘tin tưởng sự phát triển nền công nghiệp quốc phòng Nga sẽ được ứng dụng vào các lực lượng vũ trang Việt Nam. Ông Shoigu cũng nói Việt Nam vẫn là đồng minh đáng tin cậy của Nga, là đối tác quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và mối quan hệ Nga – Việt Nam mang tính chiến lược. 

Ông Shoigu kết luận, “Chắc chắn, sự hợp tác nhiều mặt Nga-Việt đang trong quá trình mang lại lợi ích cốt lõi cho đất nước chúng ta.”

Theo báo Tuổi Trẻ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CS VIệt Nam, bà Phạm Thu Hằng, cho biết Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng. 

Tuy nhiên, có những trở ngại khi VN mua vũ khí của Nga

Theo GS Carl Thayer từ Đại học New South Wales Úc châu, Nga tổ chức hội nghị nhằm chống lại liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo vốn tìm cách cô lập Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt nền kinh tế của nước này vì xâm lược Ukraine. 

Theo Moscow, sự tham dự của các đại biểu từ 76 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh là bằng chứng cho thấy Nga không bị cô lập trên phạm vi quốc tế. 

Chủ bài của Nga trong quan hệ với châu Á – Thái Bình Dương là việc bán vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại tiên tiến.

Theo GS Carl Thayer, từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, CS Việt Nam đã giảm mua vũ khí của Nga từ hơn một tỷ USD năm 2014 xuống còn dưới 100 triệu USD vào năm 2021.

Năm 2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chương trình hiện đại hóa lớn nhất trong lịch sử Quân đội dưới khẩu hiệu “Xây dựng quân đội tinh gọn và vững mạnh vào năm 2025 và quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tiên tiến, hiện đại vào năm 2030.” Hai tuần lễ sau đó, Nga xâm chiếm Ukraine.

Kể từ đó, Việt Nam tạm ngừng mua sắm vũ khí của Nga.

GS Carl Thayer nhận định rằng Việt Nam hiện đang ở ngã ba đường. 

Việt Nam phụ thuộc vào Nga về vũ khí và quân sự công nghệ do di sản khổng lồ của Liên Xô để lại là các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu đa năng, áo giáp, pháo binh hỏa tiễn… 

Rõ ràng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu mong Việt Nam tiếp tục mua vũ khí và công nghệ quân sự của Nga. 

Trong lúc đó, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cao quan hệ song phương với Hoa Kỳ thành quan hệ đối tác chiến lược. Nếu họ chọn tham gia thị trường quốc phòng Mỹ thì có nguy cơ bị Trung Quốc gây áp lực Nga phải cắt giảm hỗ trợ quốc phòng cho Việt Nam. 

“Có thể suy đoán rằng áp lực của Trung Quốc đối với Nga hoặc việc Nga tính toán được mức độ rủi ro đã ngăn chặn việc bán hỏa tiễn hành trình BrahMos cho Việt Nam,” GS Carl Thayer phân tích.

Nhưng nếu Việt Nam tiếp tục mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự lớn từ Nga thì nước này có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ trong khuôn khổ Đạo luật Chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt. Điều này có thể dẫn đến giả định là quan hệ đối tác chiến lược sẽ ‘chết yểu’, theo nhận định của GS Carl Thayer.

Trước các sự kiện nói trên, chúng ta còn được biết là Nga hiện cho thấy sự kém cỏi phẩm chất về vũ khí và chiến thuật trong chiến tranh với Ukraine, so với vũ khí tối tân của Tây Phương viện trợ cho Ukraine. Nga cũng đã phơi bày như một con cọp với chân yếu ớt trước sự kháng cự kiên cường của một nước nhỏ Ukraine kém xa về mọi mặt so với Nga. Nga đã chịu thiệt hại hàng trăm ngàn nhân lực và tiêu hao vũ khí to lớn sau 18 tháng cái gọi là “chiến dịch quân sự” bắt đầu từ tháng 2, 2022 với một mục tiêu khống chế Ukraine chỉ trong vài tuần lễ. Nga đã phải động viên nhiều đợt nhưng không đủ cung ứng cho chiến trường dol thiệt hại nặng nề. Nga bị lên án gây chiến tranh, bị Tây Phương cấm vận, Putin bị tòa quốc tế truy nã vì tội ác chiến tranh, nội bộ Nga có quá nhiều hỗn loạn, tình hình phản công của Ukraine đang tiến triển, vậy CS Việt Nam sẽ phải làm gì nếu không muốn bị xem là cái đuôi của một chế độ tàn bạo giết người thoát thai từ Liên Xô đã tan rã dưới sự cai trị của một cựu KGB núp dưới danh hiệu của một nhà dân chủ cứu nguy nước Nga, nay để lộ rõ nguyên hình.


Bản tin thứ hai từ Voa Tiếng Việt: bà Penny Wong: Úc sẽ nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên chiến lược toàn diện 

Theo VOA Tiếng Việt 25/8/2023

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong nói Australia sẽ nâng cấp mối quan hệ chính thức với Việt Nam vì những lợi ích chung của hai nước “trong một trật tự toàn cầu” nhằm bảo vệ các quốc gia “bất kể quy mô hay quyền lực.”

Nói với phóng viên trong một cuộc họp báo hôm 22/8, bà Wong cho biết Úc và Việt Nam đang làm việc cùng nhau để hướng tới việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.

“Đó là bởi vì chúng tôi cùng đồng thuận về một khu vực mà chúng tôi mong muốn,” bà Wong nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội. “Chúng tôi mong muốn một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và chúng tôi mong muốn một khu vực trong đó chủ quyền được tôn trọng.”

Bà Wong, ngoại trưởng của Úc có gốc nước ngoài, đến Việt Nam hôm 21/8 trong chuyến thăm chính thức lần thứ 2 tới quốc gia Đông Nam Á. Chuyến thăm của bà Wong diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Úc đang thân thiết với nhau hơn vì những lợi ích chung trong khu vực và trên Biển Đông, nơi Trung Quốc ngày càng tăng cường ảnh hưởng.

Bà Wong đã gặp Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn ở Hà Nội trong chuyến thăm nhằm thắt chặt hợp tác trong nhiều lĩnh vực với Việt Nam, gồm an ninh, thương mại, chuyển đổi số và biến đổi khí hậu.

“Việt Nam rất là quan trọng đối với Úc,” bà Wong nói và cho biết rằng ưu tiên hàng đầu của bà trong chuyến thăm Việt Nam là tập trung vào nỗ lực để nâng cấp mối quan hệ giữa Canberra và Hà Nội lên đối tác chiến lược toàn diện.

Ý định nâng cấp quan hệ giữa hai nước được công bố khi Chủ tịch Quốc hội CS Việt Nam Vương Đình Huệ tới thăm Úc tháng 12 năm ngoái. Sau đó vào tháng 6 năm nay, Thủ tướng Úc Anthony Albanese cũng bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam.

Ngoại trưởng Úc nói thêm rằng “cách nhìn nhận mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện… là coi đó là một tuyên bố về tầm nhìn chung, mục đích chung,” theo Nikkei.

Bà Wong, được sinh ra ở Malaysia và sinh trưởng ở Úc, nói với sinh viên ở TPHCM về những thách thức mà cả Việt Nam và Úc đang đối mặt rằng “chúng ta đang sống trong nhiều bối cảnh phức tạp” và rằng “thế giới đang được định hình lại và điều đó đang xảy ra ở chính khu vực mà ta đang sống.”

Trước đó, tại diễn đàn Việt-Úc được tổ chức ở Học viện Chính trị Quốc gia ở Hà Nội, bà Wong nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Đối thoại Shangri-La 2022 để khẳng định rằng Úc, giống như Việt Nam, mong muốn hòa bình và kêu gọi tôn trọng các nguyên tắc và luật pháp quốc tế, theo Tuổi Trẻ.

Cả Việt Nam và Úc đều đã chỉ trích các động thái quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm qua. Lãnh đạo hai nước đã chia sẻ mối quan ngại chung về những căng thẳng với Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Albanese tới Hà Nội hồi tháng 6. Tại đây, ông Albanese nói rằng Úc muốn Việt Nam trở thành một trong những đối tác “hàng đầu của Úc” khi chính phủ ở Canberra tìm cách đa dạng hóa và thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Bà Wong không cho biết thời gian cụ thể cho việc nâng cấp mối quan hệ song phương giữa Úc và Việt Nam.

Hiện chỉ có 4 nước có mức quan hệ đối tác ở tầm cao nhất với Việt Nam, tức chiến lược toàn diện, là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Gần đây, Phi Luật Tân cũng muốn có một giao ước với CSVN về tình hình ở Biển Đông để đối đầu với sự hung hăng của Trung Cộng, nhưng Việt Nam chưa phản hồi. CSVN cũng mời TT Mỹ đến Việt Nam vào trung tuần tháng 9 để nâng cấp quan hệ lên chiến lược, nhưng bước đi này có phải chỉ là một sự đu giây mới mà CSVN từng làm với nguyên tắc 4 không cố hữu.

Trước những tin tức nói trên, trước tình thế biến đổi của thế giới và khu vực, liệu CSVN có đủ mở lớn tầm mắt và khối óc để có một sự thay đổi tận gốc, sáng suốt để ứng với nguyện vọng của người dân mà theo các dư luận và thăm dò thì đa số người dân Việt Nam đều muốn xa rời Trung Quốc và đến gần với các nước Tây Phương để đưa đất nước đi lên. Hay là CSVN còn sợ mất đảng.

HD Press

Comments are closed.