Chuyện Việt Nam Thứ Hai 04 tháng 12 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Thủ tướng Cambodia xác nhận cấm các dự án thủy điện Mekong
(Cambodian PM Affirms Ban on Mekong Hydropower Projects)
Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – December 1, 2023
Những thuyền có màu sặc sỡ trên sông Mekong ở Kratie, Cambodia.
[Ảnh: Depositphotos]
Hun Manet cũng loan báo hủy bỏ chánh thức nhà máy điện than 700 MW trị giá 1,5 tỉ USD.
Thủ tướng của Cambodia đã tuyên bố rằng quốc gia sẽ không phát triển bất cứ đập thủy điện nào trên sông Mekong, tái xác nhận việc tạm ngưng các dự án đập trên dòng chánh trong năm 2020.
Phát biểu tại lễ khởi công cho đập thủy điện 150 MW ở phía nam tỉnh Koh Kong, Thủ tướng Hun Manet nói rằng việc xây đập trên dòng chánh Mekong sẽ có “một ảnh hưởng lớn lao” đối với sinh thái của sông.
“Chỉ thị 7th của Chánh phủ Hoàng gia nói sẽ không xây đập trên sông Mekong, dù có lợi ích như thế nào,” ông nói, theo một phúc trình trên trang mạng của Đảng Nhân dân Cambodia.
Ông nói rằng việc phát triển thủy điện cũng có thể có những ảnh hưởng nguy hại đến hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á (ĐNA) và là một nguồn chất đạm vô cùng quan trọng đối với dân số Cambodia.
Manet cũng loan báo việc hủy bỏ chánh thức nhà máy điện than 700 MW trị giá 1,5 tỉ USD trong Công viên Quốc gia Botum Sakor được bảo vệ ở Koh Kong, được dự trù hoạt động vào năm 2025. Theo hãng thông tấn AFP, Hun Manet tuyên bố rằng Cambodia sẽ không phát triển nhà máy điện than mới như một phần của “trách nhiệm của quốc gia đối với môi trường và khí hậu chung của thế giới.”
Trong diễn văn, Hun Manet nói rằng năng lượng tái tạo, hầu hết là thủy điện, hiện chiếm 60% trong hỗn hợp năng lượng của quốc gia. Chánh phủ nhắm mục đích thúc đẩy đến 70% vào cuối thập niên, ông nói thêm, “để quốc gia của chúng ta trở thành nơi đến có năng lượng sạch cho du lịch và đầu tư.”
Lãnh đạo Cambodia nói rằng hành đông là một thông điệp đến các quốc gia ở diễn đàn khí hậu COP28 ở Dubai theo AFP. Qua Chiến lược Dài hạn để Trung hòa Carbon, được công bố trong tháng 12 năm 2021, Phnom Penh cam kết thực hiện phóng thích carbon 0-ròng vào năm 2050. Điều nầy liên quan đến việc giảm nới rộng năng lượng tái tạo và đầu tư trong khí đốt hóa lỏng, sẽ được dùng như “một nhiên liệu chuyển tiếp trong thành phần điện.” Than sản xuất 35,5% điện của Cambodia, theo Điện lực Cambodia, trong khi thủy điện chiếm gần 54%.
Loan báo của Manet về các đập Mekong không gây ngạc nhiên. Trong tháng 3 năm 2020, sau vài trận hạn hán gay gắt bất thường khiến cho mực nước dọc theo con sông lớn của ĐNA xuống đến mức thấp kỷ lục, chánh phủ Cambodia loan báo tạm ngưng 10 năm việc phát triển đập Mekong, một lời hứa sau đó được lặp lại bởi Bộ Môi trường. Một viên chức chánh phủ nói vào lúc đó rằng quyết định để ngưng việc phát triển đập được đưa ra sau khi một cố vấn Nhật Bản đề nghị rằng Cambodia nên đầu tư vào những dạng năng lượng thay thế.
Lúc đó, chánh phủ có 2 siêu dự án thủy điện dự trù trên dòng chánh của sông: đập Stung Treng trong tỉnh phía bắc có cùng tên, và đập Sambor ở phía nam trong tỉnh Kratie.
Cả 2 đều bị chỉ trích gay gắt bởi những nhà hoạt động môi trường, cho rằng việc phát triển đập thủy điện trên dòng chánh, nhất là ở Trung Hoa, đã có ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đối với Mekong, chảy qua 4.350 km từ cao nguyên băng đá Tây Tạng đến Biển Đông.
Theo Theo dõi Đập Mekong (MDM) được chánh phủ Hoa Kỳ hỗ trợ, 2020 là năm khô nhất kỷ lục dọc theo hạ lưu Mekong, trong khi các nhà môi trường và các cộng đồng ven sông quan sát lề lối càng ngày càng bất thường của mực nước lên xuống. “Dữ kiện cho thấy các đập đã làm tồi tệ thêm hạn hán trong mùa mưa và, ở một số nơi, có lề lối dòng chảy tự nhiên của dòng sông phong phú nhất của ĐNA bị thay đổi không lay chuyển,” MDM tuyên bố trong một phúc trình được công bố hồi năm ngoái.
Hiện có 11 đập đang hoạt động trên thượng lưu sông ở Trung Hoa, cùng với 2 ở Lào, quốc gia có tham vọng lâu dài để biến thành “bình điện của ĐNA.” Chánh phủ Lào có 7 đập nữa được dự trù cho Mekong, một số trong đầu giai đoạn quy hoạch và xây cấ
Mặc dù chánh phủ Cambodia tạm ngưng các dự án đập Mekong, các nhà hoạt động và môi trường thận trọng rằng nó sẽ không kéo dài, với những phúc trình hồi năm ngoái nói rằng chánh phủ đang cứu xét để làm sống lại dự án đập Stung Treng.
Nhận định của Manet, ít nhất, đề nghị rằng việc phục hồi bất cứ đập nào trong 2 đập nầy có lẽ không có trong thời gian có thể thấy trước trong tương lai. Tuy nhiên, sự kiện là ông loan báo ở lễ khởi công cho một dự án đập trong cùng một diễn văn ông loan báo một bước khỏi than, đề nghị rằng thủy điện sẽ tiếp tục đóng một vai trò ưu thế trong hành trình đi đến 0-ròng của Cambodia.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam CS thăm Thái, khai trương Phố Người Việt
04/12/2023
Một quầy hàng tại “Phố Người Việt” ở Udon Thani.
Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam/Báo Lao Động
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, sẽ có chuyến thăm chính thức Thái Lan từ ngày 7-10/12 và khai trương “Phố người Việt” (Vietnam Town) tại tỉnh Udon Thani ở Đông Bắc Thái.
Truyền thông Thái Lan loan tin ngày 3/12 dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như vừa nêu.
“Phố Người Việt” tại Udon Thani được cho là đầu tiên thuộc dạng này trên thế giới.
“Phố Người Việt” vừa nêu chưa chính thức được khai trương nhưng từ tháng 11, nhiều quầy hàng đã mở bán và đón chào khách du lịch.
Thống kê cho thấy, cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan chứng 100.000 người; Udon Thani là nơi có đông nhất số Việt kiều này.
Kinh phí xây dựng “Phố Người Việt” tại Udon Thani được cho biết chừng 3 triệu baht Thái (tương đương gần 86.000 USD). Một ngân hàng Việt Nam không nêu tên được cho biết ủng hộ 1,5 triệu baht Thái để xây cổng chào cho “Phố Người Việt”.
Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ các vấn đề liên quan người Việt ở Xứ Chùa Tháp
04/12/2023
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm việc với ông Kiet Channarith, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia.
Bộ Ngoại giao/Người Lao Động
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu phái đoàn làm việc tại Campuchia từ ngày 30/11 đến 3/12; trong chuyến thăm đưa ra đề nghị phía chính phủ Phnom Penh tháo gỡ một số vấn đề liên quan người Việt đang sinh sống tại Xứ Chùa Tháp.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 3/12.
Những vấn đề được nêu ra gồm việc đăng ký, gia hạn thẻ ngoại kiều, chính sách di dời người dân ra khỏi vùng sông nước Biển Hồ.
Đối với vấn đề giấy tờ pháp lý, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đề nghị phía Campuchia tiếp tục cấp và gia hạn thẻ thường trú ngoại kiều cho người gốc Việt; chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp triển khai công tác cấp các loại giấy tờ hành chính cho người Việt mang thẻ thường trú ngoại kiều; tạo điều kiện cho người gốc Việt tại Xứ Chùa Tháp được nhập quốc tịch Khmer.
Đối với chủ trương di dời, tái định cư người Việt sống tại những khu vực sông nước như Biển Hồ, bà Lê Thu Hằng bày tỏ mong muốn phía Campuchia triển khai lộ trình hợp lý, khả thi, có bố trí khu vực tái định cư với cơ sở hạ tầng thiết yếu, gắn tái định cư với hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người phải dời đi nơi khác…
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết sắp đến Việt Nam dự kiến tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm tròn 45 năm ngày mà Hà Nội tuyên bố giúp người dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ 7/1/1979-7/1/2024.
Vào những dịp kỷ niệm tròn 35 năm và 40 năm, Hà Nội cũng từng tiến hành những buổi lễ tương tự.
Trong khi đó phía đối lập tại Campuchia cho rằng Việt Nam đã đưa quân sang xứ này như là một lực lượng xâm lược.
Nhật Bản tìm nhà sản xuất Việt Nam tham gia chế biến sò điệp để xuất sang Mỹ sau khi bị Trung Quốc cấm
04/12/2023
Minh họa: Ngư dân đánh bắt sò điệp tại cảng Nemuro trên đảo Hokkaido. Nhật Bản, ngày 12/4/2022.
Reuters
Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật bản trong những tuần tới sẽ khởi sự công tác đàm phán liên quan tại Việt Nam, tìm kiếm những doanh nghiệp muốn có thể tham gia chuỗi chế biến sò điệp để xuất khẩu.
Mạng báo Yomiuri của Nhật loan ngày 3/12 dẫn nguồn từ Chính phủ Tokyo về kế hoạch vừa nêu. Tin nói Chính phủ Nhật đã kiểm tra những cơ sở chế biến tại Việt Nam có thể đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh cùng những tiêu chuẩn khác nhằm xuất hàng thủy hải sản vào thị trường Hoa Kỳ, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản do vụ thải nước của nhà máy nguyên tử bị sự cố hồi năm 2011.
Theo Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản vừa qua hoạt động chế biến sò điệp của Xứ Phù Tang chủ yếu được thực hiện tại Hoa Lục; nhưng nay Tokyo muốn chuyển đến Việt Nam và tạo ra một kênh xuất khẩu mới.
Cụ thể số liệu cho thấy vào năm ngoái, Nhật xuất sang Trung Quốc 143 ngàn tấn sò điệp; trong số này có 96.000 tấn sò điệp còn nguyên vỏ được đông lạnh. Số này được các cơ sở chế biến Hoa Lục bỏ vỏ và từ 1/3 đến gần phân nửa được xuất đi Mỹ.
Nay Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật muốn thay các nhà chế biến Trung Quốc bằng các cơ sở ở Việt Nam và nơi khác.