Biến cố thảm khốc Đồng Tâm: từ bàng hoàng đến phẫn nộ (RFI) 18-1-2020


Spread the love

Vụ tập kích của an ninh Việt Nam vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến một cụ già 84 tuổi và 3 sĩ quan công an thiệt mạng, gây chấn động các mạng xã hội. Trong lúc chính quyền bưng bít thông tin, nhiều người tiếp tục tìm hiểu lý do dẫn đến cuộc can thiệp thảm khốc này. Tổng thống Mỹ rút đe dọa hủy diệt nhiều công trình văn hóa của Iran, sau khi bị UNESCO lên án. Đài Loan đứng đầu châu Á về tỉ lệ nữ dân biểu trong Quốc Hội. Trên đây là chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

Hơn một tuần sau vụ can thiệp của an ninh Việt Nam tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngày 09/01/2020, công luận vẫn chưa thôi bàng hoàng về một biến cố chưa từng có tại Việt Nam.

Truyền hình Nhà nước phổ biến đoạn phim, vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn. Thi thể bị mổ phanh. Hàng chục người dân bị bắt giữ, bị khởi tố về tội chống lại người thi hành công vụ, chống lại một quyết định giải tỏa đất của chính quyền. Sau cuộc tập kích trong đêm, Đồng Tâm tiếp tục bị phong tỏa. Ba viên sĩ quan công an thiệt mạng, sau khi bị rớt xuống ”giếng trời” trong nhà dân, ngay lập tức được chủ tịch Nước truy tặng huân chương. Lực lượng công an phát động phong trào học tập ”gương hy sinh” của ba chiến sĩ.

Đối với rất nhiều người, rất khó tin được biến cố thảm khốc này lại xảy ra trong một thời kỳ mà Việt Nam đang cố gắng hội nhập với thế giới dân chủ, phát triển, đúng vào thời điểm Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cũng đúng vào ngày 09/01 này, Liên Hiệp Quốc thảo luận về dự thảo tuyên bố ”Tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, do Việt Nam chủ trì. Tuyên bố nhận được sự ủng hộ kỉ lục của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Tâm sự của tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Ngọc Chu có lẽ nói thay cho rất nhiều người: ”Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm. Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn. Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng…. nghĩ đến cách chết của 4 người ở thôn Hoành trong đêm mồng 09/01/2020 mà nước mắt trào ra. Lẽ ra họ đã không phải chết.” (Bài ”Đồng Tâm : Đừng để ‘Oan oan tương báo’ !”).

Cố tạo ra cái vực thẳm ngăn cách giữa chính quyền và nhân dân ư? Tôi thực sự không hiểu họ nghĩ gì?” (họa sĩ Lê Quảng Hà). ”Đốt lò để lấy lại niềm tin của dân, rồi lấy nước mắt hờn căm của dân dội cho tắt ngấm cái lò đáng nể ấy. Lú hay minh? ” (nhà văn Nguyễn Quang Lập) (‘‘Đốt lò” là cụm từ ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Nước và lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam dùng để chiến dịch thanh trừng tham nhũng trong nội bộ Đảng. ”” là một biệt danh mang tính khinh thị mà nhiều người dùng để chỉ lãnh đạo đảng).

Nhát chém ”cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa Dân và Đảng” ?

Nhận xét trên đây của một Facebooker có lẽ tóm lược rõ ý nghĩa chấn động của cuộc can thiệp thảm khốc, có thể đã xóa bỏ đi nốt chút ảo tưởng cuối cùng của nhiều người trong xã hội Việt Nam, vẫn còn giữ một chút niềm tin tưởng mơ hồ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng (”Nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước” là một trong các khẩu hiệu tranh đấu của dân làng Đồng Tâm).

Suốt hơn hai năm qua, có cả một ngàn cách để tháo gỡ ngòi nổ Đồng Tâm trong hòa bình, trong tình đồng bào. Nhưng chính quyền đã lựa chọn giải pháp dùng sức mạnh của công cụ chuyên chính. Họ chỉ không tính được rằng, sau cú hạ sát kẻ cầm đầu, thì chính kẻ đó từ nay sẽ bất tử trong kí ức hàng triệu, hàng triệu người…. người nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức, một nhân vật bi kịch, một nhân vật lịch sử, một nhân vật văn học đẹp lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn… ” (Bài ”Phát súng lịch sử” của nhà văn Tạ Duy Anh).

Ngọn lửa Lê Đình Kình đang sáng chói! Cái chết của cụ đã vạch mặt sự dã man tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam. Cái chết của cụ không vô ích. Cụ chết đi để cho nhiều người dám vượt qua nỗi sợ hãi để sống cho ra người! ” (Bài ”Cụ sẽ mãi là biểu tượng của tự do” của nghệ sĩ Kim Chi).

Pages: 1 2

Comments are closed.