BUỔI GIỚI THIỆU BỐN TÁC PHẨM MỚI CỦA BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN QUANG.
Nguyễn Xuân Quang.
Ngày chủ nhật 5 tháng 5-1975 vừa qua lợi dụng buổi gia đình tổ chức sinh nhật, tôi đã giới thiệu ‘bỏ túi’ bốn tác phẩm mới phát hành trong mùa dịch Covid-19 vừa qua:
1. Giải Đọc Trống Đồng Đông Sơn (4 tập cuối + 1 tập Anh ngữ An Overview of The Ngoc Lu I Bronze Drum Through Its Bands, trọn bộ 6 tập tiếng Việt và 1 tập tiếng Anh), 2. Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que (3 tập), 3. Liện Hệ Việt Ngữ và Ấn-Âu Ngữ, 4. Hành Hương Đất Phật.
Buổi họp mặt gồm bốn phần: sinh nhật, giới thiệu sách mới, tiệc và phần văn nghệ.
I. Sinh Nhật.
Gia đình chúc sinh nhật.
Từ trái qua phải: trưởng nữ Chánh án Nguyễn Mai An, chúc sinh nhật bố, chồng Bác sĩ Nguyễn Minh Mike, cháu ngoại nhỏ Nguyễn Minh Ryan (cháu ngoại lớn Ethan đang học Y khoa ở xa không về dự được), tác giả, hiền thê Dược sĩ, Luật sư Thanh Mai Michelle Mai Nguyễn và thứ nữ Bác sĩ Á-Mỹ Amy Nguyễn.
Tác giả cám ơn gia đình, quyến thuộc, thân bằng, thân hữu. Vợ con đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc viết lách (bà xã đã đi săn tài liệu cùng tôi ở hơn 100 bảo tàng viện lớn, nhỏ khắp thế giới, hai cô con gái thấy bất kỳ tài liệu nào liên hệ tới viết lách của bố đều mua tặng bố…).
Quà sinh nhật: bức tranh gồm một số hình bìa các tác phẩm của tác giả.
Amy Nguyễn và mẹ.
……
II. Giới Thiệu Sách Mới.
. Ký sách
Từ phải qua trái: nhạc sĩ Võ Tá Hân và phu nhân Kim Châu, Michelle Mai Nguyễn, chị Dung, phu nhân bác sĩ Trương Minh Cường và Mai Khanh, phu nhân bác sĩ Phạm Quang Tố.
Phan Nhật Nam (bạn học cùng lớp tại Phan Châu Trinh Đà Nẵng) lì xì phong bao cho tác giả).
Xướng ngôn viên truyền hình Thanh Thảo.
Từ trái qua: điều hợp viên Hồng Vân, Michelle Mai Nguyễn và Jenny Ái Trinh, nhà làm phim Hollywood.
Phóng viên Mỹ Linh Đài Truyền Hình VNA 57.3.
…..
.Giới thiệu sách mới.
Vì thời lượng có hạn để giới thiệu 4 tác phẩm tôi chỉ tóm tắt vài điểm chính của mỗi tác phẩm.
1. TÁC PHẨM THỨ NHẤT: CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE.
Bìa tập I: Show O của Cirque du Soleil ở Las Vegas gồm toàn các màn trình diễn liên hệ với Nước: O đậm nét là một từ (word) Nòng mang tính thái âm (do hai nòng O chập lại, hai OO là thái âm có một nghĩa là Nước).
.
Tiến trình ra đời của chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que do tôi khám phá ra khác với chữ nòng nọc khoa đẩu hình con lăng quăng bơi trong nước như chữ Phạn, Thái Lan, Campuchia… Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que của tôi gồm hai mẫu tự căn bản là chữ Nọc hình nọc que I và chữ Nòng hình vòng tròn O. Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que là một thứ chữ cổ nhất của loài người. Khởi nguyên từ thời con người còn ăn lông ở lỗ. Một người nam nhớ tới người nữ, lúc bấy giờ đơn giản là nghĩ tới việc sinh con (mà ngày nay chúng ta nói là làm tình) [Ngày nay người nam nhớ tới các chỗ khác lẩm cẩm hơn như là nhớ tóc huyền, mắt biếc, ‘ngực ngải môi trầm’ (Du Tử Lê)…]. Người nam này cầm một hòn đá nhọn hay một cây que vạch trên đá, trên gỗ hay vẽ trên mặt đất hình nường là một vòng tròn nghuệch ngoạc. Ngược lại người nữ nhớ tới người nam vạch hay vẽ hình nõ là một nọc que. Dấu tích khảo cổ học cổ nhất tìm thấy vào thời tiền-cổ thạch là hình làm từ răng hàm voi mammoth (khổng tượng) đào tìm thấy trong mộ một pháp sư, có hình đĩa tròn nòng có khắc nọc que (hình trên cùng góc trái) (có người cho đây là hình bộ phận sinh dục nữ, nhưng ở đây trong mộ một pháp sư thì nghiêng nhiều về nòng nọc hơn vì vị pháp sư này có thể đã thờ nõ nường).
Theo đà tiến hóa con người tới thời thờ sinh thực khí, thờ nõ nường, hai biểu tượng nòng O nọc que I trở thành hai biểu tượng thiêng liêng, là tổ tiên của hai chữ nòng nọc còn ở dạng nõ nường (thấy qua hình gốm Moche ở trên). Rồi thờ nõ nường chuyển qua thờ đa thần giáo bao gồm cả trời đất vũ trụ thấy rõ qua Ấn giáo thờ linga-yoni, đa thần (thần Shiva tay phải cầm nõ và tay trái cầm hình quả cầu nường ở hình trên). Hai biểu tượng nòng O và nọc I trở thành biểu tượng trời đất, vũ trụ. Tiếp nữa chuyển hẳn qua vũ trụ giáo dựa trên nòng nọc (âm dương) có kinh là dịch, lúc này lột bỏ hẳn hình nõ nường chuyển qua chỉ dùng biểu tượng nòng nọc (âm dương) [như quả bầu nậm nòng nọc (âm dương) thấy trong Vũ trụ giáo. Phật giáo, Lão giáo, hình chuông có cán nòng nọc (âm dương) như chuông kiền trì ghanta của mật tông Tây Tạng, các kiến trúc thờ phượng có chóp tháp hình chuông có cán úp như kiến trúc La-Hy, thấy ở điện Vatican ở hình trên]. Hai biểu tượng nòng O và nọc que I trở thành hai mẫu tự căn bản đích thực của chữ viết chữ nòng nọc vòng tròn-que và trở thành hai hào nòng nọc (âm dương) (dịch trên trống đồng Nòng Nọc Đông Sơn còn ở dạng hào nòng O và hào nọc I trong khi dịch Hoa Hạ, hai hào đều ở dạng nọc que (hào dương hình nọc que còn hào âm hình nọc que đứt đoạn ). Dịch Hoa Hạ là dịch que, dịch nõ, dương dịch, dịch muộn sau này, muộn hơn dịch Đông Sơn.
Trong văn chương Việt Nam bà Hồ Xuân Hương nổi tiếng về thơ nõ nường cũng nhắc tới nõ nọc I Càn và nường túi O Khôn trong bài thơ Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường:
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất,
Miệng túi càn khôn khép lại rồi.
Cây nõ ‘cán cân’ nọc I của ông Phủ Vĩnh Tường chôn dưới ba tấc đất đã tiêu đi mất nên cái ‘túi’, cái nang, cái nường O của bà Hồ Xuân Hương bây giờ khép lại rồi. Nọc tiêu, nòng teo thì cả tạo hóa, càn khôn cũng chẳng còn!
Rồi hai chữ nòng nọc vòng tròn-que căn bản này sinh ra các dạng chữ khác. Phía nọc có các dạng theo tính nòng nọc (âm dương) sinh động khác nhau như nọc chấm đặc nguyên tạo (.), hai nọc que thái dương II (với dạng kết hợp như +, Λ, L…), ba nọc que III dương thái dương (siêu dương), Càn III (với dạng kết hợp tam giác đều , chữ Y… hay các dạng nọc que dính chập vào nhau).
Đối ngược lại phía nòng âm có dạng nòng chấm rỗng nguyên tạo tí hon (◦), dạng hai nòng thái âm: OO, (với dạng kết hợp: hay dính chập vào nhau …), ba nòng OOO: âm O thái âm OO, siêu âm, Khôn OOO (hay với dạng kết hợp ba vòng tròn cắt nhau hay dính chập lại hoặc vòng tròn O bôi đen ● (mầu đen là mầu thái âm OO) = OOO.
Một Vài Ví Dụ Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Thấy Trước Mắt Hàng Ngày.
Nút tắt mở dùng trong vi tính và kỹ thuật số nhị nguyên và tên VAIO của máy vi tính Sony.
Hệ thống vi tính dựa trên nhị nguyên tức là di duệ của hệ thống chữ nòng nọc vòng tròn-que vì vậy các biểu tượng dùng trong vi tính và kỹ thuật số nhị nguyên đều mang tính nòng nọc vòng tròn-que . Nút nòng O âm khi bấm vào thì máy tắt, đèn tắt. Nút nọc que I dương khi bấm vào máy mở, đèn bật sáng. Dạng nút bầm Nòng O và Nọc que có khi làm chung vào thành một nút bấm: nọc que nằm trong nòng O: hay nọc cắm vào nòng .
Hiệu Máy Vi Tính VAIO của Sony.
-V có một nghĩa là Nước thái âm ngành thái dương.
-A do ba nọc que hợp lại có một nghĩa Lửa thái dương.
-I cong đầu mang âm tính là âm của dương tức thiếu dương, nguyên thể của Đất dương.
-O có một nghĩa là bầu trời thiếu âm Gió.
Ta có tứ tượng (Phật giáo là tứ đại, Tây phương là Four Great Primary Forces, Bốn Nguyên Sinh Động Lực Chinh) sinh ra thế giới, nằm trong vũ trụ tạo sinh.
Ví Dụ Về Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que ở Dạng Kết Hợp: Tam Giác Đều Siêu Dương, Càn và Vòng Tròn Bôi Đen Siêu Âm, Khôn.
Bảng phòng vệ sinh.
Bảng phòng vệ sinh thấy hàng ngày (thấy ngay tại tiệm ăn này) viết theo chữ nòng nọc vòng tròn-que kết hợp:
-Hàng trên: phòng vệ sinh nữ là từ ngữ vòng tròn O bôi đen thái âm OO tức quẻ Khôn OOO có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ, nòng O, nường. Hình giữa là gốm Moche, Peru biểu tượng Mẹ Tổ Loài Người và của Người Moche tức Khôn ứng với Vụ Tiên Khôn của Việt Nam. Hình bên phải là biểu hiệu của một phòng mạch bác sĩ chuyên về Sản Phụ Khoa.
-Hàng giữa phòng vệ sinh nam hình tam giác đều do ba nọc que ghép lại là siêu dương tức Càn có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam, nõ.
(Lưu ý theo đúng ngữ pháp chữ nòng nọc vòng tròn-que thì tam giác phải có mầu đỏ là mầu dương. Ở Mỹ dùng mầu xanh da trời kể cả đĩa tròn có mục đích dùng mầu tươi mát, thoáng khí của da trời vì cho rằng rest room là một thứ phòng nghỉ ngơi, theo Trung Hoa phòng vệ sinh là chỗ hưởng đệ tứ khoái) .
Bên phải là quyền trượng (scepter) nấm linh chi bằng ngọc thạch biểu tượng cho bất tử, vĩnh cửu mà vua chúa Trung Hoa thường hay cầm. Phần bên phải là thân và rễ hình nõ có qui đầu tháp nhọn có thiết diện tam giác Càn. Chóp nấm hình hoa biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ Khôn. Nấm Càn Khôn sinh ra từ bào tử Khôn rồi thành mầm sinh tạo có nòng nọc (âm dương) tức thái cực, rồi tách ra lưỡng nghi, sinh ra tứ tượng, tam thế, biểu tượng bằng nấm vũ trụ, hoàn thành một chu kỳ vũ trụ tạo sinh. Nấm vũ trụ lại sinh ra bào tử tạo ra nấm vũ trụ ở một chu kỳ kế tiếp và cứ như thế vô cùng vô tận nên có một nghĩa ý nghĩa bất tử, vĩnh hằng là vậy.
-Hàng dưới: bảng vệ sinh hình tam giác Càn nằm trong đĩa tròn Khôn là bảng hiệu của phòng vệ sinh dùng chung cho cả nam nữ. Tuy nhiên ngày nay phải cẩn thận. Nếu ở một nơi nào chỉ có một phòng vệ sinh với bảng này thì đó là phòng vệ sinh chung cho nam nữ nhưng ở một nơi có ba phòng vệ sinh, một phòng có bảng tam giác dành cho phái nam, một phòng có bảng đĩa tròn đen dành cho phái nữ còn phòng thứ ba có bảng tam giác nằm trong đĩa tròn thì hãy coi chừng. Đây có thể là phòng dành cho người nửa nam-nửa nữ, ái nam ái nữ, lại cái, lại đực và đổi giống. Đi nhầm vào, nếu gặp người bên trong là thứ dữ có khi họ bắt tụt quần ra xem có phải là ‘half and half’ không. Nếu không thì ‘vỡ mặt’!
Người Tây phương coi từ ngữ tam giác đều và vòng tròn là hai biểu tượng căn bản sinh ra tất cả các dấu và biểu tượng khác (J. E. Cirlot, A Dictionary of Symbols) (hình dưới cùng bên phải). Thật ra không đúng, theo tôi, phải là hai chữ nòng nọc vòng tròn O-que I mới đúng là hai biểu tượng căn bản (từ ngữ hình tam giác Càn mang tính nọc bậc ba đi với từ vòng tròn đậm Khôn nòng bậc ba là con cháu đời thứ ba của chữ nọc I và chữ nòng O).
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Là Thủy Tổ của Dấu, Biểu Tượng, Chữ Viết Loài Người.
Hãy lấy một ví dụ là ba mẫu tự N. X. Q viết tắt tên tôi Nguyễn Xuân Quang.
-Chữ N là do từ ngữ hai vòng tròn OO dính vào nhau ở dạng hai vòng tròn tiếp xúccó một nghĩa là thái âm, Nước. Hai vòng tròn chuyển động tạo thành nước chuyển động tức nước dương, mở ra thành hình sóng nước, chuyển động thêm thành hình dấu ngã, hình con rắn biểu tượng cho nước dương, là dạng nguyên thể của chữ N. Rồi chuyển động tiếp nữa thành hình gợn sóng, chính là linh tự N Ai Cập cổ. Như thế N là nước (OO) chuyển động, nước dương (I) ứng với Chấn IOO, là Khôn của ngành nọc dương.
-Chữ X
Chữ X do hai nọc que ghép lại mang tính thái dương.
Như đã biết qua bài Mổ Xẻ Chữ X, chữ X mang trọn vẹn ý nghĩa của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết. Nếu cắt ngang ta có phần trên là V có một nghĩa biểu tượng bộ phận sinh dục nữ, nường ngành thái dương (V, chalice, bộ phận sinh dục nữ của Dan Brown trong The Da Vinci Code) và phần dưới mũi mác Λ, biểu tượng bộ phận sinh dục nam, nõ ngành thái dương (blade, bộ phận sinh dục nam của Dan Brown). X gồm nõ nường.
Ở cõi thượng thế tạo hóa X là càn khôn, vũ trụ, là đấng tạo hóa, đấng tối cao. Đức Phật ngồi thiền kiết già hai chân xếp hình chữ X nằm, cắt đôi theo chiều đứng ta có hai dấu đối ngược nhau trong toán học ><, , trong chữ nòng nọc vòng tròn-que là nòng nọc (âm dương) đối nghịch có một nghĩa là triệt tiêu, là số không, Đức Phật Thích Ca có một khuôn mặt là Phật Vũ Trụ ngồi thiền hướng về vũ trụ, hòa nhập vào vũ trụ, càn khôn để đạt tới tính Không, Chân như (các người yoga cũng vậy). Đấng Ki-Tô Christ X có ngày giáng sinh là Xmas (xem Ý Nghĩa Ngày Xmas) là đấng từ tạo hóa xuống trần gian cứu thế. Đấng Christ là Đấng Tạo Hóa, Vũ Trụ, Đấng Tối Cao…
Ở cõi trung thế thế gian X là nõ nường giao phối tình chồng vợ. Nếu giao phối nõ nường đem đóng phim thì gọi là phim X, phim con heo, ‘porno’.
Ở cõi hạ thế địa ngục X là biểu tượng của quỉ Satan…
Biểu tượng X có mặt trong khắp tam thế, vũ trụ, trời đất bao gồm trọn vẹn vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết dựa trên nguyên lý nõ nường, nòng nọc (âm dương) (thấy trong mọi ngành như toán học, huyền bí học, ngôn ngữ học, tình học, vũ trụ học, không gian học…).
Đây là lý do Elon Must đặt tên cho chương trình thám hiểm không gian là Space X (Spacex) và mua Twister rồi đổi tên thành X.
Elon Must học chữ nòng nọc vòng tròn-que của tôi? Không. Ông ta là tổ sư về vi tính, kỹ thuật số, di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que. Biểu hiệu Tesla cũng là những chữ nòng nọc vòng tròn-que (sẽ có bài viết riêng).
-Q
Tên Quang có một nghĩa là ánh sáng (mặt trời), Càn. Quang chuyển qua Hán-Anh là Kwang. Theo duy dương Q = K. Chữ K do ba nọc que ghép lại mang tính Càn. Chữ K hiện nay là con cháu, hình lật ngược của mẫu tự K Phoenicia cổ nhất cũng do ba nọc que ghép lại. Phạn ngữ Kà, là Càn. Cirque du soleil ở Las Vegas có hai show chính là show O, Khôn, Nước và show Kà, Càn Lửa thái dương (cần phân biệt O là nước thái âm, nước tĩnh ngành nòng O, còn N là nước chuyển động, nước dương ngành nọc thái dương).
Như thế N.X.Q là nòng nọc (âm dương), Càn Khôn, Vũ Trụ, Trời Đất, Mặt Trời Không Gian mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh.
Rõ như dưới ánh mặt trời Nguyễn Xuân Quang có ba mẫu tự viết tắt là N. X. Q là con cháu của chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Tất cả các chữ viết loài người nhất là theo hệ alphabet đều là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Chữ Số Trong Hệ Thống Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Là Số Nhị Nguyên.
Số trong hệ chữ nòng nọc vòng tròn-que mang tính nhị nguyên liên hệ với vũ trụ tạo sinh. Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ nên các nhà bói toán dùng số nhị nguyên trong lý số, tử vi, bói toán.
Hãy lấy một ví dụ ngày sinh của tôi:
Tôi sinh ngày 22-5-1941.
Ngày và tháng là 2 + 2 + 5 = 9 là số Chấn có một nghĩa Khôn ngành thái dương. Năm sinh là 1 + 9 + 4 + 1 = 15 là số Càn tầng 2 thế gian (7, 15).
Như thế ngày sinh là Khôn Càn ngành mặt trời thái dương (họ Hồng Bàng).
Như vậy ngày sinh và tên là Càn Khôn, Vũ Trụ, Trời Đất.
Bổn mạng của tôi liên quan tới câu ca dao:
Ba vuông sánh với bẩy tròn,
Đời cha vinh hiển đời con sang giầu.
Ba + vuông (vuông là bốn: hình vuông do bốn nọc que ghép lại) = 3 + 4 = 7 so sánh với bẩy tròn (tròn là số không) = 7 + 0 = 7. Như thế ba vuông = bẩy tròn. Ba vuông là gì? Ba là Trời (tam thiên), Vuông là Đất (ngày xưa coi đất bằng là vuông). Còn bẩy là số Càn và tròn là số 0, Khôn. Trời Đất cõi thế gian = Càn Khôn cõi tạo hóa (vì cùng gốc nõ nường, nòng nọc, âm dương). Con người là tiểu vũ trụ cõi Trời Đất là con của đại vũ trụ Càn Khôn cõi tạo hóa nếu ai sống hài hòa với Trời Đất, Càn Khôn thì “Đời cha vinh hiển, đời con sang giầu”.
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Văn Hóa Đông Sơn.
Như đã biết trống Đồng Đông Sơn là trống Nòng Nọc (Âm Dương) (xem dưới) vì thế tất cả những biểu tượng, trang trí mà hiện nay gọi là ‘hoa văn’ trên trống Đông Sơn đều viết theo hệ chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Xin đưa ra một ví dụ: Hình Thái Tứ Tượng Nguyễn Xuân Quang (tôi phải mất hơn ba năm mới đọc được ý nghĩa hình thái này).
Khoảng không gian giữa hai tia sáng mặt trời trên trống Ngọc Lũ I và các trống họ hàng có một hình thái mà các nhà khảo cổ học hiện nay gọi là họa tiết lông công (giống con mắt ở lông đuôi chim công). Đây là bốn chữ nòng nọc vòng tròn-que: 1. hình giống hai giọt nước có đuôi nọc que =
mang dương tính là hai giọt nước rơi từ trời, nước dương, trong có bỏ dầu chữ chấm-vòng tròn có một nghĩa là mặt trời. Đây là hai giọt nước chuyển động, dương ứng với Chấn ngành mặt trời thái dương.
Chữ thứ hai mũi mác Λ nọc thái dương năng động có một nghĩa là lửa thái dương Càn.
Chữ thứ ba vòng cung (vòng cung do nòng O chuyển động mở ra, O âm chuyển động mang tính dương là dương của âm tức thiếu âm, nguyên thể của Gió) có tua hình bờm chim có một nghĩa biểu tượng cho gió Đoài vũ trụ khí gió.
Chữ thứ tư hình núi tháp nhọn đỉnh trong có các dấu nọc chấm đặc dương biểu tượng núi dương, núi lửa ứng với Đất dương Li.
Ta có tứ tượng Chấn, Nước dương thái âm, Càn, Lửa dương thái dương, Đoài Gió dương thiếu âm và Li dương thiếu dương.
……
2. TÁC PHẨM THỨ HAI: TRỐNG ĐỒNG NÒNG NỌC (ÂM DƯƠNG) ĐÔNG SƠN.
Bộ Giải Đọc Trống Đồng Đông Sơn gồm 7 tập (6 tập bằng Việt ngữ và một tập Anh ngữ). Tác giả ngồi trước bàn thờ vũ trụ giáo và mặt trời giáo Đông Sơn.
Trống Đồng Đông Sơn Là Trống Nòng Nọc (âm dương).
Về hình thể các trống cổ hay làm theo dạng cổ có hình nõ dương vật, có đáy lỗ tròn hình nường lỗ âm hộ.
Về nội dung trống Đông Sơn nào ở tâm mặt trống cũng có mặt trời dương nằm trong không gian gian âm.
Tất cả các chi tiết dù là dấu chấm hay dấu phẩy trên trống Đông Sơn đền thuộc hệ chữ nòng nọc vòng tròn-que: mặt trời nọc tia sáng là mặt trời dương, mặt trời có vòng ánh sáng (trống Đào Xá) là mặt trời âm, người chim có góc cạnh mang dương tính còn người chim có nét cong mang âm tính, nhà có đầu mái mũi đao (như nhà đình) là nhà nọc mang dương tính còn nhà mái vòm bầu trời là nhà rùa mang âm tính, thú có thú đực, thú cái…
Trống Đồng Đông Sơn Diễn Đạt Trọn Vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh là Trống Biểu Tượng của Vũ Trụ Giáo.
Nõ nường, nòng nọc (âm dương) là nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh của dịch học vì thế trống đồng nòng nọc (âm dương) Đông Sơn diễn đạt trọn vẹn vũ trụ thuyết, vũ trụ tạo sinh, dịch Đông Sơn.
Các trống Đông Sơn Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) cổ hay làm theo dạng cổ có hình cây nấm vũ trụ. Hình linga-yoni của Ấn giáo (hình tận cùng bên phải) xác thực nõ linga, nọc liên tác với nường, nòng yoni tạo ra tam thế ở phần dưới có hình trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI.
Nòng nọc (âm dương) ở dạng đối nghịch thì triệt tiêu (bù) là số 0 biểu tượng hư vô, dưới dạng nhất thể là thái cực, ở dạng phân cực là lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng. Tứ tượng dương liên tác với tứ tượng âm sinh ra bát tượng (bát quái), tạo ra tam thế biểu tượng bằng cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Ở trống của đại tộc Đông Sơn là hình cây nấm vũ trụ.
+ Trống Đồng Đông Sơn Là Một Bộ Từ Điển Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.
Như đã nói ở trên tất cả các chi tiết trên trống đồng Đông Sơn (và các đồ đồng Đông Sơn) dù chỉ là một dấu chấm hay một dấu phẩy đều là chữ nòng nọc vòng tròn-que. Trống đồng Đông Sơn là một bộ từ điển chữ nòng nọc vòng tròn-que bằng đồng duy nhất của nhân loại. Nhờ khám phá ra chữ nòng nọc vòng tròn-que tôi đã giải đọc, giải mã được hầu hết các trống đồng mà tôi tiếp cận được hiện tìm thấy tại Việt Nam và thế giới.
+ Trống Đồng Đông Sơn là Bộ Sách Đồng Văn Hóa Việt.
Trống Đông Sơn diễn đạt vũ trụ thuyết, dịch học không phải trống làm ra với mục đích dùng trong âm nhạc tiêu khiển. Trống Đông Sơn là trống thờ, trống thiêng liêng ghi chép lại văn hóa,truyền thuyết, cổ sử Việt, dịch Việt, Lịch Việt…
+ Người Việt là Người Mặt Trời.
Tôi đã chứng minh có hơn một trăm bằng chứng chúng ta là Người Việt Mặt Trời Thái Dương (xem bài viết này trong tác phẩm), ở đây chỉ xin đưa ra một hai bằng chứng khảo cổ học. Ở bãi đá cổ Sapa có khắc hình người mặt trời với ánh sáng tỏa rạng ngời trên đầu và có dương vật cong hình rìu Đông Sơn. Đây đích thực là người Rìu Mặt Trời (rìu, vật nhọn biểu tượng mặt trời),Người Việt Mặt Trời. Bằng chứng trong sử đồng Đông Sơn là trên trống Quảng Xương có hình người trên mặt có hình mặt trời rạng ngời và có đền mặt trời (hình trên). Đây là đền Hùng Vương, Vua Mặt Trời.
Người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương giống người Aztec, Maya là People of the Sun (Aztec có một nghĩa là Adze, Rìu, người Rìu, Người Việt, Aztec cũng có một nghĩa là Heron People, Người Cò liên hệ với người Lang Việt Cò Trắng, Bạch Hạc, con cháu Hùng Vương đóng đô ở Bạch Hạc, châu Phong và Maya có DNA giống người Việt).
+ Tiên Rồng, Hồng Lạc: Cốt Lõi Văn Hóa Việt.
Cốt lõi này còn ghi rõ trên trống Quảng Xương.
Tiên Rồng, Hồng Lạc là các từ hiện nay do các nhà nho thẩm mỹ hóa, thần thoại hóa của cốt lõi Việt là Chim-Rắn. Chim có một khuôn mặt biểu tượng lửa, mặt trời ứng với chim Hồng (chim hồng hoàng là chim rìu, chim mỏ rìu hornbill, bổ cắt), ứng với Âu Cơ (đẻ ra bọc trứng chim Lang Hùng). Rắn là rắn Lạc, rắn nước có sừng thái dương ứng với Lạc Long Quân. Trên trống Quảng Xương còn khắc ghi người Chim Hồng Chim Rìu, chim Việt, chim mũ sừng, bổ cắt và người rắn nước (con dải) có sừng Lạc (xem hình trên).
Truyền thuyết Chim-Rắn, Tiên Rồng, Hồng Lạc không phải là do các nhà nho bịa đặt ra mà đã có trên trống Ngọc Lũ I cách đây hơn 2.500 năm và trên trống Quảng Xương hơn 2.000 năm.
+ Trống Đông Sơn: Bộ Cổ Sử Đồng Việt Nam.
Mỗi trống đồng Đông Sơn là một trống biểu của ngành, nhánh, đại tộc, tộc, chi tộc người Bách Việt.
Hãy lấy một ví dụ tiêu biểu là con cò Lang mà hiện nay các nhà làm văn hóa Việt hiểu nhầm là Chim Lạc. Chim này là con cò chân không có màng, không phải là chim Lạc, một loài ngỗng chân có màng. Mỏ chim dài và thẳng mang dương tính (dương của âm là thiếu âm, nguyên thể của Gió), có bờm hình cờ, phướn biểu tượng cho Gió, cánh hình thảm thần có tua Gió (magic carpet) giống thảm thần bay trong gió trong Nghìn Lẻ Một Đêm và trong phim hoạt họa Disney… Đây là con cò gió, cò trằng (gió có mầu trong, trắng). Đây chính là cò Lang, Bạch Hạc chim biểu tượng của Hùng Vương đóng đô ở Bạch Hạc, châu Phong (Gió).
Rõ ràng trồng Đông Sơn ghi lại cổ sử Việt.
+ Trống Đông Sơn là Một Bộ Việt Dịch Đồng Bằng Hình Duy Nhất của Nhân Loai.
Nòng nọc (âm dương) là nguyên lý căn bản của dịch học, hiển nhiên trống đồng nòng nọc (âm dương) Đông Sơn diễn đạt dịch học (xem chi tiết trong tác phẩm).
+ Lịch Đồng Đông Sơn.
Lịch dựa theo sự vận hành của các thiên thể trong vũ trụ, trống Đông Sơn diễn đạt vũ trụ tạo sinh, các sinh vật trên mặt trống chuyển động ngược chiều kim đồng hồ tức chiều dương quanh mặt trời nằm trong không gian tức vũ trụ ở tâm trống nên diễn tả lịch là chuyện tất nhiên.
Xin đưa ra một ví dụ Dương Lịch Trống Ngọc Lũ I.
Vành số 6 (Tốn âm thái dương tương đồng bản thể với Càn dương thái dương) là vành sinh hoạt nhân sinh của Người Việt Mặt Trời Chim Rìu, Chim Việt. Vành có hai nhóm người nhảy múa: nhóm 6 người chim Việt mặt trời mũ sừng nhẩy múa ở bán viên âm và nhóm 7 người ở bán viên dương, tổng cộng 13 ngưởi. Người Việt chim mặt trời đại diện cho đất thế gian, nói rộng ra là cho cả quả đất, nhẩy múa quanh mặt trời theo chiều dương mặt trời diễn đạt quả đất quay quanh mặt trời. Nói một cách khác diễn đạt một loại dương lịch quả đất quay quanh mặt trời. Đây là dương lịch 365 ngày giống dương lịch Maya và dương lịch Gregory hiện nay đang dùng. Giống một thứ lịch Maya, dương lịch trống Ngọc Lũ I có 13 tháng ứng với 13 người nhẩy múa. Trong 13 tháng có 12 tháng dài ứng với 12 người chim Việt bổ cắt nhẩy múa giống nhau và một tháng ngắn ứng với người cuối cùng nhỏ bé có trang phục đầu hình bầu nậm của nhóm 7 người. Tháng dài có 30 ngày diễn đạt bằng 30 chiếc cồng ở hai nhà nòng mái vòm. Tháng ngắn có 5 ngày ứng với 5 con chim ở hai khu nhà nọc đầu mái mũi đao và nhà nòng mái vòm. Tổng cộng 13 tháng có 365 ngày.
…….
Nhân tiện cũng xin nhắc lại, một dịp đi dự một buổi gây quĩ được biết là sắp làm hai cổng vào hai đầu đường Bolsa, Little Saigon, tôi có viết một lá thư ngỏ đóng góp ý kiến là nên làm hai cửa vào hình trống đồng Đông Sơn (như hình trên). Quí vị thực hiện theo trống đồng Đông Sơn thì quí vị sẽ lưu danh lại trong lịch sử của thủ đô tỵ nạn Little Saigon Nam Cali.
3. TÁC PHẨM THỨ BA: LIÊN HỆ GIỮA VIỆT NGỮ & ẤN-ÂU NGỮ.
Nói ngắn gọn thì có một sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn-Âu ngữ qua mẫu số chung Phạn ngữ. Nói cho cùng thì các nhà ngôn ngữ học công nhận là ngôn ngữ loài người có chung Một Ngôn Ngữ Mẹ (Mother’s Tongue) như thế có sự liên hệ giữa Việt ngữ và Anh/Ấn-Âu ngữ là chuyện hữu lý.
Một ví dụ Phạn ngữ Eka: một, một mình, đứng đầu, lớn, to ruột thịt với Anh ngữ a (một), ace (một, một lần như trong tennis giao banh một lần đấu thủ bó tay gọi là ace, trong golf, quất banh một lần rơi ngay vào lỗ gọi là ace), each (mỗi một) và Eka ruột thịt với Việt ngữ ạc, ách (một mình), éc (một), ách, ách xì, ét, ét xì (phiên âm ace), ế (một mình), ít (một), cả (số 1, đứng đầu, to, lớn), A ( số 1)… Ta thấy rõ như ban ngày có sự liên hệ mật thiết giữa Việt và Anh/Ấn-Âu ngữ.
Đây là một quyển từ điển không giống bất cứ quyển từ điển nào đã có từ trước tới nay, giúp hiểu tường tận gốc và nghĩa từ Việt đối chiếu với Phạn ngữ, Anh/Ấn-Âu ngữ.
Có liên hệ giữa Việt và Anh ngữ dù ở dưới bất cứ dạng nào đi nữa thì cũng có thể dùng để hiểu, nhớ và học lẫn nhau. Ta có thể học Anh ngữ bằng Việt ngữ và ngược lại.
4. TÁC PHẨM THỨ TƯ: HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT.
Đức Dalai Lama ban phép lành cho vợ chồng tác giả tại tư thất của Ngài.
1. Vườn Lâm Tỳ Ni nơi sinh của Đức Phật, 2. Hang động Dungeshwari, nơi Đức Phật tu khổ hạnh, 3. Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo, 4. Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng pháp đầu tiên cho năm tỳ kheo, nơi Phật giáo ra đời, 5. Kushinsgar, nơi Đức Phật nhập diệt: bệ quàn bảo thân Đức Phật chờ hỏa táng, 6.Cung nghinh xá lợi Phật tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia New Dheli.
Một tác phẩm viết giản dị, hướng dẫn rõ ràng giúp các Phật tử và những người yêu thích Phật giáo hiểu lịch sử Phật giáo và muốn đi hành hương Đất Phật tìm thấy ngay những nơi chỗ linh thiêng quan trọng nhất trong lịch sử đời Đức Phật.
Thân hữu chăm chú theo dõi.
Hịch Trống Đồng Đông Sơn.
Chấm dứt phần giới thiệu sách, giáo sư Nguyễn Đình Cường truyền đọc bài Hịch Trống Đồng Đông Sơn của Nguyễn Xuân Quang. Bài này đã được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành một bản hùng ca. Rất tiếc tác giả đi chơi xa 21 ngày, lúc trở về phải thi lấy lại bằng lái xe, khám sức khỏe hàng năm vào dịp sinh nhật, soạn bài nói chuyện… nên chưa kịp cho hòa âm để hòa tấu và hợp xướng trong buổi giới thiệu sách này. Sẽ phổ biến nay mai.
Giáo sư Nguyễn Đình Cường ‘truyền đọc’ Hịch Trống Đồng Đông Sơn.
(tên ‘Hịch’ Trống Đồng Đông Sơn do giáo sư Nguyễn Đinh Cường đặt rất thích hợp).
III. Tiệc và Văn Nghệ.
Phần phụ diễn văn nghệ rất phong phú và đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt do Michelle Mai Nguyễn đề xướng, thực hiện.
+ Con Đường Cái Quan của Phạm Duy do Ban Hợp Xướng Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình bầy.
Ban Hợp Xướng Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng với Con Đường Cái Quan của Phạm Duy.
Giáo sư Nguyễn Châu, Giám Đốc Văn Nghệ Ca Đoàn Lạc Hồng, người đứng giữa bên trái tác giả cùng toàn ca đoàn.
+ Tình Ca của Phạm Duy, giáo sư Nguyễn Châu, giám đốc Văn Nghệ Đoàn Lạc Hồng hòa âm, do ban tứ ca Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồngtrình bầy:
Từ trái qua phải: Lâm Dung, Thanh Mai Michelle Mai Nguyễn, Ái Liên, Ngọc Quỳnh.
+ Giọt Máu Quê Hương do Bác sĩ Trương Minh Cường sáng tác và trình bầy.
Bác sĩ Trương Minh Cường
+ Nhóm Quan Họ Bắc Ninh trong Đoàn Hợp Xướng Văn Nghệ Lạc Hồng.
Trình bầy một ca khúc quan họ đặc sắc.
+ Tam Ca Tuổi Vàng
Từ trái qua: Ngọc Tuyết, Thanh Mai và Thúy Nga trình bầy Xuân Miền Nam.
Điều hợp viên văn nghệ Nguyễn Phú Hùng và Phu nhân Phương Thảo qua màn song ca Tình Hoài Hương.
Còn nhiều nữa…
Hy vọng trong tương lai có dịp với rộng rãi thời lượng hơn tôi sẽ trình bầy đầy đủ chi tiết từng tác phẩm một.