Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong Hiệp định Paris thì đó là Điều 11.
Quỳnh Vi
May 11, 2017
” Việc thống nhất thành một quốc gia duy nhất từ năm 1976 không đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể chấm dứt nghĩa vụ thực thi Hiệp định Paris 1973.
Như vậy, đối chiếu với hiệp định, chính quyền Việt Nam ngày nay sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn về các trại tập trung cải tạo và các chương trình “đánh tư sản” ở miền Nam sau năm 1975, về hàng triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, về việc phân biệt đối xử với con em viên chức miền Nam cũ, về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và các vụ cưỡng chế thu hồi đất, cấm kinh tế tư nhân, cấm báo chí tư nhân, và về chế độ kiểm duyệt sách báo và văn hóa phẩm hiện nay.
Posted in Uncategorized | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Ba 23 tháng 01 năm 2024 *Mô hình chuyên chế – tăng trưởng kiểu Trung Quốc đã hết thời. *VN sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên. *TQ gạt nông dân Việt về chuối. *Mất trắng tiền đặt cọc xe Vinfast. *Trâu đi trên sân bay Nội Bài. *Xe chở khách lao xuống vực ở Đà Nẵng
“… chỉ là một số góp ý, như là một vài dữ kiện để chúng ta có thể thảo luận, góp ý hầu đi đến một sách lược đồng bộ cho các tổ chức đấu tranh, cơ quan truyền thông và CĐ hải ngoại”.
Tổng thống Macron: Pháp sẽ giao thêm tên lửa tầm xa cho Ukraina
Thu Hằng /RFI – 17/01/2024
Trong buổi họp báo ngày 16/01/2024 tại Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Kiev, « không để Nga chiến thắng » trong cuộc xâm lược Ukraina. Ông Macron thông báo « sẽ đến Ukraina vào tháng Hai » và Pháp « sẽ giao hàng loạt vũ khí mới » cho Kiev.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo tại điện Elysée, Paris, Pháp, ngày 16/01/2024. AFP – LUDOVIC MARIN
Trong số vũ khí sắp được giao cho Ukraina, có 40 tên lửa tầm xa Scalp và « vài trăm quả bom ». Tổng thống Macron cũng cho biết Pháp « đang đúc kết một thỏa thuận » về an ninh với Kiev theo mô hình thỏa thuận mà Anh Quốc và Ukraina đã ký hôm 12/01 và có thời hạn 10 năm. Đích thân tổng thống Pháp sẽ thông báo thỏa thuận này trong chuyến công du Ukraina.
Ngoài ra, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu « sẽ có nhiều quyết định mới trong những tuần và những tháng tới nhằm không cho Nga chiến thắng ». Ông Macron phát biểu :
« Đối với tôi, nguy cơ lớn nhất là cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraina. Chúng ta không thể để Nga thắng, chúng ta không được làm như vậy, bởi vì an ninh của toàn châu Âu và của các nước láng giềng của Nga sẽ bị tác động. Để Nga chiến thắng có nghĩa là chấp nhận rằng những quy luật của trật tự quốc tế, như chúng ta đã xác định, có thể không được tuân thủ. Những nước bạn hữu của chúng ta ở vùng Baltic, hay Ba Lan, Rumani, sẽ không còn sống được. Tôi cũng không quên Moldova và các nước ở vùng Kavkaz. Vì thế, chúng ta phải làm tất cả ( để Nga không chiến thắng) . Đối với tôi, đó là vấn đề chính yếu mà chúng ta phải huy động toàn lực và khó khăn cũng là từ đó ».
Tổng thống Ukraina kêu gọi gia tăng trừng phạt Nga
Chiều 17/01, tổng thống Pháp đến dự Diễn dàn Kinh tế Thế giới – WEF tại Davos, Thụy Sĩ. Cũng tại diễn đàn này, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã liên tục gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và chủ các đại tập đoàn để vận động viện trợ cho Ukraina. Theo AFP, phát biểu trước cử tọa khoảng 1.500 người ngày 16/01, ông Zelensky lên án tổng thống « Putin là hiện thân cho chiến tranh, ông ấy sẽ không thay đổi ». Theo tổng thống Ukraina, biện pháp hữu hiệu nhất là « phải khiến ông ấy mất nhiều nhất có thể » thông qua việc tăng cường trừng phạt, kể cả lĩnh vực công nghiệp hạt nhân, hiện vẫn chưa bị trừng phạt.
Phía Nga « sẽ không bao giờ để bị buộc phải từ bỏ những thành quả đạt được », đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trên truyền hình ngày 16/01. Ông còn bác bỏ « điều được gọi là công thức hòa bình » mà phương Tây và Ukraina thảo luận, ngụ ý nói đến hội nghị cấp cao về hòa bình cho Ukraina mà Thụy Sĩ sẽ tổ chức theo đề nghị của tổng thống Zelensky.
Thủ tướng Trudeau: Sẽ khó khăn cho Canada nếu ông Trump tái đắc cử
Nếu ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây thì đó sẽ là ‘một bước lùi’ khiến cuộc sống của Canada trở nên khó khăn, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, nhận định hôm 16/1.
Ông Trudeau lên nắm quyền vào tháng 11/2015 và có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Năm 2018, ông Trump từng chỉ trích ông Trudeau yếu đuối và không trung thực.
“Nhiệm kỳ đầu tiên đã không dễ dàng và nếu có lần thứ hai, cũng sẽ không dễ dàng”, ông Trudeau nói tại cuộc thảo luận do Phòng thương mại Montreal tổ chức.
Canada xuất khẩu 75% hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ và đặc biệt dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự chuyển hướng nào của Mỹ sang chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Khi ông Trump lên nắm quyền, ông thề sẽ đàm phán lại hiệp ước thương mại tự do giữa Mỹ, Canada, và Mexico.
Ottawa đã mất gần hai năm đàm phán để đưa ra một hiệp ước ba bên nhằm bảo vệ phần lớn lợi ích của Canada.
Khoảng 2/3 số người Canada được khảo sát trong tháng này cho rằng nền dân chủ của Mỹ không thể tồn tại thêm 4 năm nữa dưới sự nắm quyền của ông Trump, và khoảng phân nửa cho rằng Mỹ đang trên đường trở thành một quốc gia độc tài, theo một cuộc thăm dò được công bố đầu tuần này.
Ông Trudeau nói rằng chiến thắng của ông Trump sẽ là ‘một bước lùi’ và là một chiến thắng cho ‘chủ nghĩa dân túy phản ánh nhiều đau khổ và phẫn nộ… mà không nhất thiết đưa ra giải pháp’.
“Rõ ràng có những vấn đề mà tôi không đồng ý chút nào với ông Trump,” ông Trudeau nói, trích dẫn vấn đề về khí hậu.
Tổng thống Nga Putin tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên
Anh Vũ /RFI
17/01/2024
Trong bối cảnh Matxcơva và Bình Nhưỡng đẩy mạnh hợp tác quân sự, ngày 16/01/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son-hui, đang thăm Nga trong 3 ngày.
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son Hui (P) được tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tại Matxcơva, Nga, ngày 16/01/2024. via REUTERS – SPUTNIK
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, dẫn thông cáo của phủ tổng thống Nga, cho biết ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, bà Choe Son-hui, đã thông báo với tổng thống Putin về kết quả hội đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov.
Chuyến công du Nga của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên được giới quan sát chú ý nhiều trong bối cảnh gần đây hai nước đã mở rộng hợp tác quân sự: Bình Nhưỡng cung cấp vũ khí cho Matxcova, đổi lại Bắc Triều Tiên được Nga hỗ trợ về công nghệ tiên tiến cho chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Vẫn theo Yonhap, trong cuộc hội đàm với bà Choe Son-hui, ông Lavrov đã đánh giá cao sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng đối với « chiến dịch quân sự đặc biệt » của Nga tại Ukraina. Trong khi đó, bà Choe Son-hui hứa Bắc Triều Tiên sẽ thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã ký nhân cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Putin và lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 09/2023. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên xem chuyến thăm Nga lần này của bà là « thời điểm quan trọng để đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới trong năm nay ».
Hôm 15/01, điện Kremlin đã tỏ ý định đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác với Bắc Triều Tiên trong mọi lĩnh vực. Nga giờ đây ca ngợi Bắc Triều Tiên như là « láng giềng thân cận nhất » và là « một đối tác ». Ông Dmitri Peskov còn bày tỏ mong muốn tổng thống Putin sẽ tới thăm Bắc Triều Tiên trong « tương lai gần », đồng thời xác nhận là lịch trình chi tiết của chuyến đi sẽ được hai bên chuẩn bị qua kênh ngoại giao.
Tổng thống Erdogan yêu cầu các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Hôm thứ Hai (15/1), tờ Bloomberg đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã can thiệp để ngăn Bộ trưởng Tài chính nước này Mehmet Simsek tham dự cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ trong tuần này do lập trường của tổ chức này đối với cuộc chiến Israel – Hamas.
Trích dẫn những nguồn tin quen thuộc về vấn đề này, Bloomberg đưa tin, Bộ trưởng Simsek đã dự kiến sẽ đến Thụy Sĩ để dự cuộc họp thường niên của giới tinh hoa kinh doanh và chính trị toàn cầu cho đến khi Tổng thống Erdogan yêu cầu hủy bỏ chuyến đi này.
Không rõ là có bao nhiêu người khác dự định sẽ đi cùng với phái đoàn của Bộ trưởng Simsek. Tờ Bloomberg chỉ cho biết, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã “yêu cầu các quan chức nước mình bỏ qua” hội nghị thượng đỉnh này.
Trước đó hồi tháng 10/2023, người sáng lập WEF Klaus Schwab đã đưa ra một tuyên bố lên án “các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Israel” của tổ chức Hamas. Tuyên bố này cũng kêu gọi bảo vệ “dân thường ở Gaza,” nhưng không nói rõ liệu trách nhiệm này thuộc về lực lượng Israel hay tổ chức chiến binh người Palestine.
Tổng thống Erdogan đã chỉ trích mạnh mẽ nhà nước Do Thái khi cáo buộc Israel phạm “tội diệt chủng ở Gaza”, đồng thời lên án Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu “không khác gì Hitler”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không đến Davos kể từ năm 2009, khi đó ông tham gia vào một cuộc tranh luận gay gắt với Thủ tướng Israel lúc đó là Shimon Peres. Ông Erdogan, khi đó là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, đã chỉ trích ông Peres về việc Israel xâm chiếm Gaza một năm trước. Sau đó, khi rời khỏi sân khấu, Thủ tướng Erdogan đã tuyên bố rằng: “Tôi không nghĩ tôi sẽ trở lại Davos sau chuyện này”.
Phát ngôn viên của WEF lưu ý tờ Bloomberg rằng “tình hình an ninh và nhân đạo nghiêm trọng ở Trung Đông sẽ là trọng tâm chính” của hội nghị thượng đỉnh năm nay và “hơn 50 nhà lãnh đạo từ thế giới Ả Rập, bao gồm đại diện cấp cao của Palestine” sẽ có mặt trong cuộc họp kéo dài một tuần này.
Tổng thống Israel Isaac Herzog sẽ có cuộc phỏng vấn với người sáng lập WEF schwab vào thứ Năm (18/1), trong khi các quan chức của Liên Hiệp Quốc và Hội Chữ thập đỏ sẽ thông báo ngắn gọn cho những người tham dự về tình hình nhân đạo ở Gaza vào thứ Ba (16/1).
Đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt 33 người bị tình nghi làm gián điệp cho cơ quan tình báo Mossad của Israel. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc những người này âm mưu tiến hành công việc “do thám”, bao gồm việc thay mặt cho Israel “theo đuổi, hành hung và bắt cóc” những công dân nước ngoài sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi ông Ronen Bard, giám đốc cơ quan tình báo Shin Bet của Israel, cảnh báo rằng Nhà nước Do Thái sẽ truy lùng các thành viên Hamas ở nhiều nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Gia Huy (Theo RT)
Trung Quốc lách lệnh cấm của Hoa Kỳ để mua chip lậu từ Nvidia
Liên Thành
Trung Quốc lách lệnh cấm của Hoa Kỳ để mua chip từ Nvidia. (ảnh: Reuters).
Bất chấp lệnh cấm từ phía được Hoa Kỳ, nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc vẫn còn thực hiện việc giao dịch lượng nhỏ chíp Nvidia.
Thông tin này cho thấy vẫn tồn tại những lỗ hổng trong lệnh cấm và những khó khăn mà Hoa Kỳ gặp phải khi cố gắng cắt đứt hoàn toàn nguồn cung chip tiên tiến của Trung Quốc.
Reuters đưa tin, sau khi xem xét hàng trăm hồ sơ đấu thầu, họ nhận thấy trong năm qua, các cơ quan quân sự, viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và các trường đại học thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc vẫn mua một lượng nhỏ Chip Nvidia – đây là những sản phẩm vốn bị Mỹ cấm bán cho Trung Quốc.
Những hồ sơ đấu thầu cho thấy hàng chục thực thể Trung Quốc đã mua và nhận các sản phẩm bán dẫn của Nvidia kể từ khi lệnh cấm của Mỹ được thực thi.
Những sản phẩm giao dịch có A100 và H100, cả hai loại này đều bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vào tháng 9/2022, hay như A800 và H800 là loại mà Nvidia phát triển cho thị trường đại lục vào tháng 10 năm ngoái.
Nhu cầu không hề suy giảm đối với những sản phẩm chip bị cấm của Trung Quốc, điều này cho thấy các công ty Trung Quốc không thể sản xuất sản phẩm thay thế tốt hơn. Trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực, Nvidia nắm giữ 90% thị trường chip của Trung Quốc.
Báo cáo chỉ ra rằng, những người mua chip từ Nvidia bao gồm Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Thành Đô.
Cả hai trường đại học này đều bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ với lý do bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề quân sự hoặc liên kết với các tổ chức quân sự trái với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra của Reuters cho thấy cả Nvidia và các nhà bán lẻ được Nvidia ủy quyền đều không nằm trong số các nhà cung cấp chính thức. Và không rõ làm thế nào các thực thể Trung Quốc này có được chip.
Sau khi Hoa Kỳ thực hiện các hạn chế, một thị trường ngầm về chip đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Một số nhà cung cấp Trung Quốc cho biết, sau khi Nvidia vận chuyển số lượng Chip lớn cho các công ty ở Mỹ, họ sẽ thu gom lượng hàng tồn kho dư thừa đang chảy vào thị trường hoặc nhập khẩu thông qua các công ty đã đăng ký kinh doanh ở Ấn Độ, Đài Loan, Singapore và những nơi khác.
Chris Miller, tác giả cuốn “Chip Wars” và là giáo sư tại Đại học Tufts, cho biết sẽ không thực tế nếu kỳ vọng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sẽ chặt chẽ, vì chip rất nhỏ và không quá khó để buôn lậu.
Tác giả này nói thêm rằng, mục đích chính của Mỹ là “cản trở quá trình phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc” và gây khó khăn cho quốc gia này trong việc xây dựng các cụm chip tiên tiến quy mô lớn để huấn luyện hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Nvidia cho biết, họ tuân thủ tất cả các luật kiểm soát xuất khẩu hiện hành và yêu cầu khách hàng của mình cũng làm như vậy. Người phát ngôn của Nvidia cho biết: “Nếu chúng tôi biết khách hàng bán lại bất hợp pháp cho bên thứ ba, chúng tôi sẽ có hành động thích hợp ngay lập tức”.
Kết quả điều tra của Reuters cho thấy, kể từ khi lệnh cấm được thực hiện vào năm 2022, Đại học Thanh Hoa đã mua khoảng 80 chip A100, tháng trước trường này cũng mua thêm hai chip H100; một phòng thí nghiệm do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin quản lý cũng có mua Chip H100.
Những đơn vị mua chip cũng bao gồm một thực thể thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có trụ sở tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Đơn vị này đã các chip A100 vào tháng 10 và chip H100 trong tháng này.
Tất nhiên các thông tin chứng từ mua bán của Trung Quốc được chỉnh sửa rất nhiều do với thực tế, nên khó lòng có thể xác minh con số giao dịch thật sự là bao nhiêu.
Trung Quốc đối diện thách thức về kinh tế lẫn nhân khẩu học
Vào thứ Tư, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ công bố hai sự suy giảm đáng chú ý của sức mạnh quốc gia. Thứ nhất, dân số Trung Quốc có thể đã giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2023. Và thứ hai, nền kinh tế có thể đã suy thoái, tính theo đồng đô la.
Sau khi Trung Quốc vội vàng từ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch covid-19 vào cuối năm 2022, virus này đã khiến nhiều người thiệt mạng. Một mô hình ước tính có hơn 1,4 triệu người tử vong trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Có lẽ đã có thay đổi nhân khẩu học tương đương ở đầu bên kia của vòng đời: số ca sinh có thể chỉ còn khoảng 8 triệu trong năm 2023 so với 9,56 triệu của năm 2022, theo một số nhà phân tích.
Một lý do là tâm lý bi quan về nền kinh tế. Số liệu hôm nay có thể sẽ xác nhận GDP đã đạt mục tiêu tăng trưởng thực tế khoảng 5% của chính phủ. Nhưng áp lực giảm phát sẽ làm giảm GDP “danh nghĩa.” Và đà giảm của đồng nhân dân tệ có thể đã khiến GDP tính bằng đô la của Trung Quốc nhỏ hơn một chút so với một năm trước đó.
Thị trường xe điện nở rộ ở Ấn Độ
Nếu muốn bắt mạch kinh tế của Ấn Độ, cứ nhìn ra đường phố. Dữ liệu công bố tuần trước cho thấy doanh số bán ô tô ở nước này tăng 7% trong năm 2023, đưa Ấn Độ trở thành thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). Doanh số bán xe điện đang tăng trưởng đặc biệt nhanh chóng. Chỉ trong chín tháng đầu năm 2023, con số này đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ có chính sách khuyến khích cả nhà sản xuất và người tiêu dùng xe điện. Thủ tướng Narendra Modi đang tìm cách thuyết phục Tesla đầu tư vào Ấn Độ. Vinfast, một công ty Việt Nam, cũng có kế hoạch bắt đầu bán xe hai bánh và ô tô điện trong năm nay. Và vào thứ Tư, Tata Motors, công ty dẫn đầu thị trường Ấn Độ với 73% doanh số bán ô tô điện, đã ra mắt Punch, một mẫu SUV chạy điện nhỏ gọn. Dù vậy, mục tiêu xe điện chiếm 30% tổng doanh số bán ô tô vào năm 2030 của chính phủ có vẻ vẫn còn xa vời.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể giảm quyền giám sát của các cơ quan nhà nước
Vào thứ Tư, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe tranh luận bằng miệng trong hai vụ án có thể hạn chế thẩm quyền của 436 cơ quan liên bang, từ quản lý môi trường đến kiểm soát không lưu. Cả hai trường hợp đều liên quan đến nghề đánh bắt cá trích. Giới nghề cá đã đệ đơn kiện một quy định do Cơ quan Thủy sản Biển Quốc gia ban hành vào năm 2020, theo đó yêu cầu ngư dân trả tiền để có một người quan sát tham gia cùng trên thuyền của mình.
Các ngư dân đang đặt câu hỏi về một phán quyết trước đây của Tòa Tối cao — Chevron USAkiện Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên — mà các tòa án liên bang đã dựa vào suốt bốn mươi năm qua để trao quyền cho các cơ quan liên bang đưa ra những quy định như trên. Phán quyết Chevron hướng dẫn các thẩm phán tuân theo định nghĩa của các cơ quan về các đạo luật không rõ ràng, miễn sao cách giải thích của họ là hợp lý.
Một số thẩm phán bảo thủ phản đối phán quyết Chevron, bao gồm Neil Gorsuch, người nói rằng điều đó đồng nghĩa với việc “từ bỏ tư pháp.” Tòa án tối cao đang ngày càng phớt lờ phán quyết Chevron khi thu hẹp quyền giám sát các cơ quan quản lý. Các vụ kiện về cá trích đem đến cho tòa một cơ hội để chôn vùi nó một lần và mãi mãi.
Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu họp ở Istanbul
Vào thứ Tư, các đại biểu từ 195 chính phủ sẽ tiếp tục cuộc họp tại Istanbul để chuẩn bị cho Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), một sáng kiến nhằm đánh giá và tóm tắt các hướng dẫn khoa học về khí hậu.
IPCC ảnh hưởng đến cách các chính phủ hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt vì nó vạch ra các kịch bản nóng lên trong tương lai. Sản phẩm chính của cơ quan này là “báo cáo đánh giá,” được xuất bản khoảng 7 năm một lần. (Bản mới nhất được công bố trong giai đoạn 2021-2023; và bản tiếp theo sẽ có sớm nhất vào năm 2028.) Trong thời gian chờ đợi, IPCC sẽ công bố các báo cáo đặc biệt về mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến các thành phố, cũng như mức độ ảnh hưởng của khí aerosol và khí mê-tan đến khí hậu. Các chủ đề được tổ chức này nhấn mạnh sẽ định hình cách các nước điều hướng nền kinh tế của họ khỏi nhiên liệu hóa thạch, như đã cam kết tại COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Dubai hồi tháng 12.
Ai Cập thất thu từ kênh đào Suez do Houthi tấn công ở Hồng Hải
Thu Hằng /RFI – 17/01/2024
Ba hãng vận tải biển Nhật Bản, Nippon Yusen, Mitsui OSK Lines và Kawasaki Kisen, xác nhận với AFP ngày 17/01/2024 là họ phải tránh tuyến đường Hồng Hải để « bảo đảm an toàn cho thủy thủ đoàn » trước các cuộc tấn công của phiến quân Houthi Yemen. Trước đó, nhiều tập đoàn vận tải cũng đã thông báo tránh tuyến đường này cho đến khi có lệnh mới. Cuộc xung đột ở Hồng Hải đã khiến Ai Cập thành nạn nhân liên đới bị thiệt hại nặng nhất.
Ảnh tư liệu: Một tàu chở hàng trên Kênh đào Suez mới, Ismailia, Ai Cập, ngày 25/07/2015. REUTERS – STRINGER
Chỉ trong hơn 10 ngày, từ ngày 01 đến 11/01/2024, Ai Cập bị mất 40% thu nhập bằng đô la từ phí sử dụng kênh đào Suez so với cùng kỳ năm 2023. Khoản phí này mang lại cho Ai Cập khoảng 8 tỉ đô la hàng năm. Trên truyền hình tối 11/01, ông Osama Rabie, giám đốc Cơ quan quản lý kênh đào Suez, cho biết giao thông hàng hải đã giảm 30% trong những ngày đầu tháng 1, cụ thể chỉ có 544 tầu đi qua kênh Suez so với 777 trong cùng kỳ năm 2023.
Trả lời đài RFI ngày 16/01, ông Paul Tourret, giám đốc Viện Kinh tế Hàng hải (ISEMAR) tại Nantes, Pháp, cho rằng « Ai Cập là bên thua cuộc đầu tiên trong cuộc xung đột » ở Hồng Hải :
« Quả thực, Ai Cập đang bị mất một phần giao thông hàng hải, do hầu hết các tàu chở container, tầu chở ô tô… đều tránh khu vực này. Các tầu chở dầu của phương Tây cũng bắt đầu quay lưng lại với khu vực, cho nên Ai Cập bị mất nguồn lợi kinh tế thứ hai, xét về thu nhập.
Nếu doanh thu hàng năm là 8 tỷ thì thu nhập hàng tháng vào khoảng 600 triệu đô la. Ngay cả khi thu nhập chỉ giảm từ 30 đến 40% thì Ai Cập cũng thất thu gần 500 triệu đô la mỗi tháng nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Các chủ tàu hoàn toàn có thể đi vòng qua châu Phi trong ba đến sáu tháng, trong khi thách thức của Ai Cập là biến nền kinh tế hàng hải liên quan đến kênh Suez thành yếu tố chính để phát triển đất nước. Chính vì vậy, Ai Cập là bên thua cuộc đầu tiên trong cuộc xung đột ».
XEM THÊM
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở thị trấn xa của Nga sau khi một nhà hoạt động bị kết án
Fail Alsynov đã bị phạt vào năm ngoái vì chỉ trích nỗ lực huy động lực lượng của Nga cho cuộc xung đột ở Ukraine, gọi đây là “cuộc diệt chủng đối với người Bashkir”.
Người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đã bị thương hôm thứ Tư khi các cuộc đụng độ nổ ra tại một thị trấn nhỏ ở trung tâm Bashkortostan của Nga sau khi một nhà hoạt động bị kết án 4 năm tù.
Biểu tình trên đường phố là điều hiếm thấy ở Nga. Nga đã trấn áp những người bất đồng chính kiến kể từ khi phát động cuộc tấn công quân sự ở Ukraine và có biện pháp chống biểu tình nghiêm ngặt.
Cảnh quay trên mạng xã hội cho thấy đám đông đàn ông ở thị trấn Baymak đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở nhiệt độ dao động quanh -20 độ C (-4 độ F).
Ủy ban Điều tra Nga cho biết cả cảnh sát và người biểu tình đều bị thương trong cuộc đối đầu.
“Trong các cuộc bạo loạn hàng loạt, đi kèm với bạo lực, bao gồm cả việc sử dụng đồ vật làm vũ khí, một số người đã bị thương, bao gồm cả các thành viên thực thi pháp luật,” nó nói trong một tuyên bố vào thứ Tư.Quảng cáo
Nhóm bảo vệ quyền OVD-Info độc lập, chuyên theo dõi các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga, cho biết cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán, hàng chục người đã bị bắt giữ.
Ủy ban điều tra cho biết đã mở vụ án hình sự về tội “bạo loạn hàng loạt”; — một tội có hình phạt tối đa là 15 năm tù — và tội bạo hành công chức, có thể bị phạt tới 5 năm tù.
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi một tòa án ở thị trấn khoảng 17.000 dân kết án một nhà hoạt động sinh thái và nhà vận động bảo vệ ngôn ngữ Bashkir — Fail Alsynov — bốn năm tù vì “kích động thù hận”.
Phán quyết được đưa ra sau cánh cửa đóng kín.
Alsynov bị buộc tội đưa ra bình luận phân biệt chủng tộc trong bài phát biểu trước cuộc họp hội đồng làng phản đối việc đào vàng. Ông khẳng định lời nói của mình đã bị dịch sai từ ngôn ngữ Bashkir.
Kênh Telegram của phe đối lập SOTA đã chiếu đoạn video quay cảnh Alsynov bị còng tay vẫn ở trong phòng xử án sau phán quyết hôm thứ Tư, phản đối sự vô tội của anh ta.
“Tôi không nhận tội” Alsynov nói và thề sẽ kháng cáo phán quyết.
“Tôi luôn đấu tranh cho công lý, cho đất nước của tôi, cho nền cộng hòa của tôi.”
Theo SOTA, cuộc đụng độ bắt đầu sau khi những người biểu tình chặn tòa nhà trong nỗ lực ngăn chặn việc Alsynov bị bắt đi.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những người đàn ông rửa mắt bằng nước sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay trong nhiệt độ đóng băng bên ngoài.
Đoán trước phản ứng của công chúng, ngay trước ngày tuyên án, cảnh sát đã cảnh báo người dân không tham gia “các cuộc tụ tập công cộng bất hợp pháp”.
Vụ án của Alsynov đã gây ra sự phản đối của hàng trăm người ở Baymak vào đầu tuần này.
Người đứng đầu Bộ Nội vụ địa phương, Rafail Divayev, kêu gọi người biểu tình lùi bước vào thứ Tư.
“Bạo loạn hàng loạt đe dọa an ninh quốc gia nước ta nên hình phạt theo điều này là khá nghiêm trọng” Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời ông nói.
“Tôi khuyên bạn nên tỉnh táo đừng hủy hoại cuộc đời mình.”
Các cuộc biểu tình là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nước kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine và leo thang cuộc đàn áp kéo dài hàng thập kỷ nhằm vào phản đối Điện Kremlin.
Một số người biểu tình kêu gọi cách chức thống đốc địa phương, Radiy Khabirov, người đã cáo buộc Alsynov sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc.
Trong bài phát biểu dẫn đến cáo buộc, Alsynov đã sử dụng hai từ trong tiếng Bashkir được dịch sang tiếng Nga là “người da đen”.
Ở Nga, cụm từ này thường được dùng để mô tả một cách miệt thị những người đến từ Trung Á và vùng Kavkaz. Alsynov cho biết ông đang ám chỉ những người nghèo.
Năm ngoái, nhà hoạt động này đã bị phạt vì chỉ trích cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine trên mạng, nói rằng cuộc tấn công đó không xảy ra ở Bashkortostan’ sở thích của bạn.
Theo truyền thông địa phương, Alsynov gọi động thái huy động quân của Nga là một “cuộc diệt chủng người Bashkir” và nói rằng cuộc tấn công của Moscow “không phải là cuộc chiến của chúng tôi”.
Nhiều phân tích độc lập đã cho thấy số lượng người nhập ngũ và tử vong cao một cách không cân đối giữa các nhóm dân tộc thiểu số ở Nga, bao gồm cả từ Bashkortostan.
Hỏa tiễn Iran giết chết hai trẻ em ở Pakistan
Islamabad cảnh báo về ‘hậu quả nghiêm trọng’ sau vụ tấn công được cho là nhắm vào phiến quân
Sophia Yan, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI CAO CẤP Ngày 17 tháng 1 năm 2024 • 11:39 sáng
Pakistan đã lên án Iran vi phạm không phận sau vụ tấn công hỏa tiễn hôm thứ Ba khiến ít nhất hai trẻ em thiệt mạng và ba người khác bị thương.
Tên lửa nhắm vào hai căn cứ của Jaish al-Adl, một nhóm chiến binh trước đây đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào Lực lượng an ninh Iran dọc biên giới với Pakistan, truyền thông nhà nước Iran cho biết.
Vụ này xảy ra một ngày sau khi Iran tấn công miền bắc Iraq mà nước này tuyên bố là một cuộc tấn công vào một căn cứ gián điệp của Israel. Nước cộng hòa Hồi giáo này hiện đang phải đối mặt với áp lực leo thang xung đột ở Trung Đông thông qua các lực lượng ủy nhiệm như Houthis.
Chính phủ Pakistan đã gửi đơn khiếu nại lên Iran về những cái chết của dân thường trong cuộc không kích mới nhất và đã cảnh báo rằng “trách nhiệm về hậu quả sẽ xảy ra”. sẽ thẳng thắn với Iran”.
Các báo cáo của Iran mô tả các tên lửa đã rơi xuống tỉnh Balochistan của Pakistan, mặc dù chính quyền nước này chưa nêu rõ nơi xảy ra vụ tấn công.
Jaish al-Adl, hay “Quân đội Công lý”, là một nhóm chiến binh người Sunni được thành lập vào năm 2012 và chủ yếu hoạt động ở Pakistan.
Nhóm này tuyên bố họ đứng sau một vụ tấn công vào tháng 12, khi phiến quân tấn công một đồn cảnh sát ở phía đông nam Iran. Truyền thông nhà nước Iran khi đó đưa tin 11 nhân viên an ninh đã thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Vụ việc liên quan đến Pakistan làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, diễn ra vài giờ sau khi Iran tấn công Iraq và Syria – hoạt động quân sự trực tiếp đầu tiên của nước này kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 10 năm ngoái giữa Israel và Hamas.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng xung đột giữa Israel và Hamas, phần lớn diễn ra ở Dải Gaza, lãnh thổ của người Palestine, có thể nhấn chìm Trung Đông trong một cuộc chiến rộng lớn hơn.
Giao tranh khu vực, nếu xảy ra, sẽ tàn phá khu vực nơi nền kinh tế của nhiều quốc gia đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, trong bối cảnh có nhiều thách thức chính trị và xã hội khác.
Những lời cáo buộc đã được đưa ra về việc ai là người chịu trách nhiệm khiến căng thẳng ngày càng gia tăng.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cáo buộc Mỹ và Anh đã phạm “sai lầm chiến lược” khi tiến hành các cuộc tấn công ở Biển Đỏ chống lại phiến quân Houthi của Yemen, một nhóm khác được Iran hậu thuẫn.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã cảnh báo các nhóm như Houthis hãy lùi bước và ngừng phát động các cuộc tấn công mà phong trào này cho là nhằm hỗ trợ Hamas trong cuộc chiến chống lại Israel.
Những cuộc tấn công đó phần lớn đã làm đình trệ hoạt động vận chuyển thương mại qua Biển Đỏ, tuyến đường quan trọng nối châu Á với Trung Đông và châu Âu.
Posted in Uncategorized | Comments Off on Thời sự Thứ Tư 17/01/2024: *Pháp sẽ giao thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine. *Trudeau: Sẽ khó khăn cho Canada nếu ô. Trump tái đắc cử. *Putin tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên. *TQuốc mua chip lậu từ Nvidia. *Ai Cập thất thu từ kênh đào Suez do Houthi tấn công Hồng Hải. *Biểu tình lớn ở thị trấn xa Nga vì nhà hoạt động bị kết án. *Hỏa tiễn Iran giết chết hai trẻ em ở Pakistan
Ngày 13 tháng 1 năm 20247:51 sáng ESTĐã cập nhật 25 phút trước
[1/7]Lai Ching-te, phó tổng thống Đài Loan và là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân tiến Tiến (DPP) hiện đang cầm quyền đi bộ tại một cuộc bỏ phiếu đài trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Đài Nam, Đài Loan ngày 13 tháng 1 năm 2024. REUTERS/Ann Wang Có được quyền cấp phép
Posted in Uncategorized | Comments Off on Cử tri Đài Loan chống lại Trung Quốc và trao cho đảng cầm quyền nhiệm kỳ tổng thống thứ ba (Reuters, New York Times)
Hôm nay, 12/01/2024, hàng chục ngàn người ủng hộ ba đảng chính trị của Đài Loan tham gia các cuộc tập hợp lớn vận động tranh cử cuối cùng. Ngày mai, 13/01, cử tri Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu, bầu tổng thống và Quốc Hội mới, trong bối cảnh áp lực và đe dọa sáp nhập của Trung Quốc ngày càng lớn.
Người ủng hộ Đảng Dân Tiến tập hợp tại thủ đô Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11/01/2024. REUTERS – CARLOS GARCIA RAWLINS
Posted in Uncategorized | Comments Off on Thời sự Thứ Sáu 12/01/2024: *Đài Loan: Cuộc tranh cử vào ngày cuối. *Pháp công bố tân chính phủ. *Chỉ huy tình báo Nga thiệt mạng ở Crimea. *Ts Fauci tán thành lý thuyết COVID rò rỉ từ phòng thí nghiệm. *Phần Lan tiếp tục đóng biên giới với Nga. *Mỹ, Anh, Đồng Minh tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. *Bằng chứng Nga sử dụng hỏa tiễn Bắc Triều Tiên ở Ukraine… *Tổng Bí thư ĐCSVN phải nhập viện sau nhiều tuần vắng mặt
Ashka Jhaveri, Kathryn Tyson, Annika Ganzeveld, Alexandra Braverman, Andie Parry, Johanna Moore, Nicole Wolkov và Nicholas Carl
Hạn chót thông tin: 2:00 chiều EST
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về những diễn biến ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông.
Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 10 tháng 1 năm 2024
Riley Bailey, Christina Harward, Angelica Evans, Nicole Wolkov và Frederick W. Kagan
6:55 chiều theo giờ ET, ngày 10 tháng 1 năm 2024
Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
CÂU CHUYỆN TỪ VIỆC CHỮA BỆNH UNG THƯ ĐẾN MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM ĐẮT ĐỎ
Dân ta chưa giàu nhưng đã và đang bị “vặt lông” bởi các hãng kinh doanh thần chết? Đất nước chưa giàu, nhưng do quản lý nhà nước kém cỏi, để tình trạng vệ sinh, an toàn nguồn nước, nguồn thực phẩm tràn lan mất kiểm soát, bệnh tật nhiều, nhất là bệnh ung thư phát triển, tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh “nỗi sợ chết” kiếm lời trên lưng dân tộc khổ đâu này:
1. Các kênh tiếp thị để bệnh nhân ung thư sang Trung Quốc, Nhật, Singapore, Thái Lan, và cả Mỹ chữa bệnh ung thư phát triển. Họ lợi dụng sự yếu kém trong thái độ, đạo đức, quy trình và cả trình độ chuyên môn của các bệnh viện ung thư ở Việt Nam để tìm kiếm khách hàng đưa sang họ chữa bệnh với chi phí mấy trăm triệu, thậm chí một vài tỷ đồng/case. Các cán bộ cao cấp (Trung ương ủy viên trở lên) khi mắc bệnh ung thư toàn ra nước ngoài chữa trị dù cho trong nước chưa rất tốt rồi (như ung thư đại tràng giai đoạn sớm).
Vậy mà dân thường bắt phải theo tuyến. Nhiều tỉnh đã có khoa ung bướu ở Bệnh viện tỉnh, dứt khoát không cho bệnh nhân chuyển tuyến lên cấp Bệnh viện trung ương, dân phải “chạy” đút lót hàng mấy triệu đến 10 triệu đồng, có khi không được, phải đi chữa bệnh mất mấy trăm triệu tiền túi tự túc. Cự kỳ đau đớn, khổ hạnh, phản cảm và vô nhân đạo (trong khi Ủy viên trung ương đi nước ngoài chữa bệnh tốn hàng tỷ 100% ngân sách chi trả).
Tôi biết ví dụ Phú Thọ là tỉnh điển hình vô nhân đạo trong chuyển tuyến vì có cả anh chị đều đã phải đầu hàng khi chuyển tuyến. Không chuyển thì trình độ bác sỹ Bệnh viện Phú thọ cực tồi, các bệnh khó chỉ giết người ta (anh rể tôi đã chết oan khi để họ mổ lần 1 trên đó). Giờ đến bà chị ruột tôi 5 năm nay tự túc về Hà nội trị bệnh tim tự túc mà không thể nào chuyển tuyến được… Mà nếu để Phú Thọ họ điều trị là bà chị bị nặng bệnh ngay. Và người giàu, có tiền cũng noi theo lãnh đạo sang nước ngoài trị bệnh. Cũng an ủi chút là trình độ trị bệnh của bác sỹ Việt Nam với các phương tiện và thuốc men nhập ngoại hiện nay cũng không đến nỗi nào. Tiến bộ rất nhanh, nhất là các ngành mới như ung thư.
Dân Campuchia sang SG chữa rất nhiều (Họ sang Thái Lan ít hơn). Bệnh viện và bác sỹ miền Nam, dù trình độ chuyên môn có thể không hẳn nổi trội, nhưng có đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuẩn hơn ngoài Bắc rất rất nhiều.
Bệnh viện K quá tải. Bệnh viện K từ một bệnh viện nhỏ nay đã thành đại bệnh viện với ba cơ sở 1, 2 và 3, trong đó K3 Tân Triều là đại bệnh viện to nhất nước mà vẫn quá tải. Theo báo cáo của Giám đốc Bệnh viện K trung ương: “Hiện nay, Bệnh viện K mỗi năm phẫu thuật 26 nghìn trường hợp, điều trị, xạ trị 17 nghìn bệnh nhân, điều trị hóa chất 18 nghìn bệnh nhân. Bệnh viện chỉ có 6 máy xạ trị, do đó nhiều bệnh nhân phải xạ trị buổi tối mới đáp ứng đủ yêu cầu. Mỗi máy xạ trị của Bệnh viện hiện nay phải hoạt động 22 – 23h/ngày. Đây chính là vướng mắc nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay. Bệnh nhân quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng”, Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh.
2. Từ câu chuyện bệnh ung thư phát triển mạnh như vậy, gây chết nhiều và đáng sợ cho nhân dân, người ta chú ý đến nguồn thực phẩm và nguồn nước. Nguồn nước rất khó vì ở thành phố buộc phải sử dụng nước của thành phố cấp. Đồn rằng nguồn nước máy chưa ổn. Và nhà nhà phải mua máy lọc nước. Thế hệ máy lọc nước RO ra đời. Giá thành ban đầu cũng cao, sau do cạnh tranh giảm dần còn 2-3 triệu đồng. Nhà nào cũng lắp RO. Người ta lại tuyên truyền rằng máy RO nó lọc nước tinh khiết quá, chả còn tý khoáng chất có lợi nào. Nhà giàu lại phải bỏ lọc nước RO lắp máy Nhật, Mỹ có bổ sung khoáng chất có lợi, tất nhiên tốn tiền khá khá… hàng năm lại phải thay cục lọc, cục bổ sung khoáng chất…
Gần đây người ta lại tuyên truyền lý thuyết mới về nước ion kiềm. Đồn rằng nước chúng ta uống tính axit thường cao hoặc trung tính là cùng. Hệ tiêu hóa, gan thận hay bị bệnh là do trong hệ tiêu hóa tính axit quá cao do dịch vị con người mang tính axit cao. Nếu uống nước được ion hóa kiềm (độ PH có thể 8,9 thậm chí 10) sẽ có tác dụng rất tốt chống ung thư. Và máy ion hóa kiềm của bọn Nhật đã chờ sẵn, bán giá rất cao (mấy chục triệu). Dân ta lắp ầm ầm.
Tôi đã ở Nhật nhiều thời gian, hiện gia đình con trai đang ở Nhật. Bên đó rất ít gia đình lắp máy lọc ion hóa kiềm. Đơn giản là họ tin vào chính phủ Nhật trong việc bảo đảm nguồn nước đủ vệ sinh và an toàn. Ai cầu kỳ chỉ dùng thêm cục lọc nhỏ tẹo lắp ở đầu vòi nước. Máy lọc ion kiềm của các hãng nhật cũng rất nhiều loại tùy mức độ cầu kỳ bộ lọc mà giá khác nhau. Loại phổi biến và tiền rẻ (giá bên Nhật 3,8 triệu đồng) là Panasonic cho ra ba loại nước: nước lọc sạch tinh khiết; nước PH 8 và nước PH9. Vậy là đủ cho ai muốn dùng nước kiểm cao để “chữa bệnh”.
Tôi đã cho con trai mua một cái đề mang về lắp ở VN). Loại này ở VN cũng có bán giá 6 triệu đồng nhưng các Công ty lắp máy luôn tuyên truyền là máy đó chưa đủ “tốt” để gạ bán máy 15-60 triệu đồng. Loại cầu kỳ họ tạo ra khoảng 10 loại nước có pha chế thêm các khoáng chất không thật cần thiết, giá trên trời (khoảng 40 triệu đến 100 triệu đồng/máy). Họ phát hiện ra thị trường đẹp cho họ là Việt Nam. Các nhà kinh doanh Nhật Bản không phải là những kẻ tay mơ. Họ rất sành sỏi trong chuyện hút tiền kẻ nước khác làm giàu cho họ. Khó bán ở Nhật thì họ bán được ở Việt Nam. Chỉ khổ cho dân Việt giờ không biết tin ai nữa.
Quốc hội Hàn Quốc thông qua lệnh cấm thịt chó
09/01/2024
Các nhà hoạt động về quyền của động vật cầm các tấm biển chào đón luật mới cấm bán thịt chó ở Hàn Quốc tại một cuộc tập trung tại Seoul hôm 9/1/2024
AFP
Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 9/1 thông qua lệnh cấm giết mổ và bán thịt chó, vào khi có kêu gọi ngày càng tăng về mối quan ngại đối với quyền động vật và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
AP loan tin trong cùng ngày và cho biết sau ba năm ân hạn đến năm 2024 hoạt động giết mổ, nuôi chó để thịt và bán thịt chó ra thị trường tiêu thụ đều bất hợp pháp và người vi phạm phải đối mặt với án tù từ hai đến ba năm. Tuy nhiên quy định không đưa ra mức phạt đối với người ăn thịt chó.
Lệnh vừa nêu được Quốc hội Hàn Quốc thông qua với tỷ lệ 208 phiếu thuận; không có phiếu chống. Sau khi Hội đồng Nội Các chuẩn thuận và Tổng thống ký lệnh hay dự luật này sẽ trở thành luật. Tuy nhiên đây chỉ là thủ tục vì Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol ủng hộ lệnh cấm này.
Tin cho biết nhiều người trong ngành nghề này ở Hàn Quốc bày tỏ giận giữ và nói sẽ biểu tình thách thức luật do Quốc Hội thông qua.
Tiêu thụ thịt chó đã có hàng thế kỷ tại Bán đảo Triều Tiên. Lâu nay Hàn Quốc không công khai cấm hay hợp thức hóa hoạt động này.
Những thăm dò gần đây cho thấy hơn phân nửa người Hàn Quốc mong muốn cấm thịt chó và đa số nay không còn dùng loại thịt này nữa.
“Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar!”
RFA 10/01/2024
Đại đức Thích Trúc Thái Minh vừa bị Giáo hội kỷ luật vì tổ chức trưng bày “xá-lợi tóc Đức Phật”
Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar vì nếu có chuyện này xảy ra thì sẽ trở nên nổi tiếng và được truyền thông nước này đưa tin, các nhà báo thuộc Ban tiếng Burmese (Myanmar) của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tìm hiểu và khẳng định.
“Xá lợi tóc Phật” tự chuyển động ở chùa Ba Vàng trở thành tin nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2023. Trong năm ngày từ ngày 23/12 đến ngày 27/12, ngôi chùa bề thế ở tỉnh Quảng Ninh đã cho trưng bày vật thể được cho là xá lợi tóc Phật mà chùa này mượn được từ Myanmar, nhân dịp lễ kỷ niệm 765 năm ngày sinh của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Phóng viên Ban Tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã nhờ các đồng nghiệp kiểm chứng các thông tin mà chùa Ba Vàng cung cấp trên các phương tiện truyền thông xã hội, và nhận được email trả lời khẳng định:
“Không có hiện tượng (xá lợi tóc Phật tự chuyển động- PV) như vậy ở Myanmar. Nếu đúng như vậy, nó có thể đã lan truyền rộng rãi giữa các tín đồ Phật giáo trung thành của Myanmar.”
Một tu sĩ Phật giáo, thành viên của Hội đồng Tăng già Phật giáo tối cao của Myanmar, người đã nói chuyện với RFA với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh khi bình luận về các vấn đề tôn giáo nhạy cảm, nói rằng: “Bất kỳ xá lợi nào xuất hiện đều là do quá tin tưởng vào một điều gì đó vô lý. Mọi người nên sử dụng lý luận của riêng mình để nhận định việc đó có thực hay không.”
Truyền thuyết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo trao tám sợi tóc của mình cho hai thương gia người Myanmar được hầu hết các Phật tử sùng đạo ở Myanmar tin tưởng và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Tuy nhiên, các nhà sử học hàng đầu của Myanmar cho biết không có bằng chứng lịch sử và khảo cổ nào chứng minh cho truyền thuyết này.
Phóng viên RFA Ban tiếng Burmese đã tìm cách liên lạc với Bộ Tôn giáo của chính quyền quân sự Myanmar để hỏi về vấn đề này nhưng người phát ngôn từ chối bình luận.
Về tu viện/chùa Parami và Bảo tàng quốc tế xá lợi Phật Parami mà đại đức Thích Thái Minh và chùa Ba Vàng khẳng định đã mượn xá lợi tóc Phật từ đây về để trưng bày cuối tháng trước, đồng nghiệp Myanmar cho biết Tu viện Parami cùng với Bảo tàng Xá lợi Phật nằm ở South Okkalapa, Yangon, và người dân nơi đây gọi là Tu viện Bảo tàng xá lợi.
Nơi đây có nhiều du khách phần lớn là du khách nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, và Sri Lanka. Vị sư trụ trì trước đây đã qua đời trong dịch COVID-19, ông được nhiều du khách quốc tế biết đến hơn. Dưới thời của người kế nhiệm, cơ sở này đón ít khách đến viếng thăm hơn.
Phóng viên không thể kết nối được với phát ngôn nhân hoặc người có trách nhiệm của cơ sở tôn giáo này.
Mặc dù câu chuyện “xá lợi tóc Phật tự chuyển động” rầm rộ ở chùa Ba Vàng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, tuy nhiên phía truyền thông Myanmar không hề đưa tin tức gì về chuyện quốc gia này cho phía Việt Nam mượn “quốc bảo” về trưng bày.
Sau khi vướng nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cơ sở tôn giáo này cho biết đã đưa “xá lợi tóc Phật” trở về cố quốc vào ngày 27/12, tuy nhiên, khi rước rầm rộ bao nhiêu thì khi hồi hương lại lẳng lặng bấy nhiêu.
Báo Giác Ngộ online của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đưa tin vào chiều ngày 04/1 vừa qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía Bắc đã có phiên họp tại trụ sở thảo luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét kỷ luật đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh về vụ trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật.”
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã nhận lỗi trước Giáo hội, tăng ni và Phật tử về vụ việc đáng tiếc để dư luận chỉ trích, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, khiến dư luận hoang mang.
Đại đức trụ trì chùa Ba Vàng cũng đã sám hối trước chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Giáo hội chấp nhận lời sám hối của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, đồng thời yêu cầu vị này và chùa Ba Vàng không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm.
Vụ AIC: Bắt Tổng giám đốc Tổng công ty CP Sông Hồng
Bị can Lã Tuấn Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
Bị can Lã Tuấn Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 9/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Sông Hồng.
Bị can Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình mở rộng điều tra vụ án. Vụ án này được khởi tố vào ngày 20/9/2023, sau khi C03 xác định những vi phạm về đấu thầu liên quan đến Công ty AIC và Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) và các đơn vị có liên quan.
Trước đó, hồi tháng 9/2023, C03 đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh), về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Nguyễn Đằng An, cựu Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh); Nguyễn Kim Huân, cựu Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh); Đặng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá BTCVALUE; Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Nguyễn Viết Toản và Nguyễn Đăng Linh, đều là cựu nhân viên Công ty AIC.
Phạm Toàn
Vụ Việt Á: Luật sư đề nghị miễn tội cựu Giám đốc CDC Bình Dương
Cựu Giám đốc CDC Bình Dương – Nguyễn Thành Danh. (Ảnh: hanoionline.vn)
Luật sư bào chữa cho cựu Giám đốc CDC Bình Dương đưa ra hàng loạt căn cứ để mong HĐXX miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ của mình.
Chiều ngày 9/1, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ KH-CN và một số địa phương.
Vụ án có 21 bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương.
Theo cáo buộc, ông Danh thống nhất và chỉ đạo nhân viên CDC Bình Dương ứng trước kit test của Công ty Việt Á và Công ty VNDAT, sau đó hợp thức để Công ty Việt Á trúng thầu, gây thiệt hại hơn 55 tỷ đồng.
Đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Danh 10 tháng 4 ngày tù, đúng bằng thời gian bị tạm giam.
Với mức án trên, luật sư Nguyễn Thành Công đưa ra hàng loạt quan điểm để bào chữa cho thân chủ của mình.
Theo luật sư Công, ông Nguyễn Thành Danh thực hiện công việc là chấp hành theo chủ trương của Sở Y tế tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bình Dương, chứ ông Danh không tự ý làm.
Cái sai của ông Danh là thay vì phản đối chủ trương, chỉ đạo của cấp trên để thực hiện cho đúng pháp luật về đấu thầu thì lại hợp thức hóa hồ sơ để rồi dẫn tới sai phạm, luật sư Công nói.
Năm 2021, CDC Bình Dương sử dụng tổng số hơn 600.000 kit test, trong đó kit test của Việt Á là hơn 105.000, chiếm 17,5%. “Điều này cho thấy, CDC Bình Dương đã chủ động mua các loại kit khác có giá thành thấp hơn để giảm chi phí, việc chọn kit của Việt Á là do tình thế ép buộc phải làm”, luật sư Công cho hay.
Vẫn theo luật sư Công, do cơ chế độc quyền phân phối trên thị trường, CDC Bình Dương không thể biết được giá kit test của Công ty Việt Á đưa ra là giá bị nâng khống, bởi ngay chính các văn bản của Bộ Y tế đều xác định và giới thiệu mức giá cho các địa phương. “CDC Bình Dương cũng thể nào biết được việc hiệp thương giá có sai phạm”.
Hơn nữa, trong vụ án này, khi được phía Công ty Việt Á đặt vấn đề tặng quà cảm ơn, ông Danh đã từ chối, không chỉ một mà nhiều lần. “Đây là điểm khiến bị cáo Danh rất khác biệt trong vụ án này”.
Luật sư viện Công còn dẫn nhiều tình tiết giảm nhẹ cho ông Danh như: tự nguyện nộp 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, được nhiều đơn vị có đơn xin giảm nhẹ…
Đặc biệt, bị cáo Danh từng xin nghỉ hưu trước hạn nhưng vì COVID-19 nên tiếp tục ở lại chống dịch, đăng ký tham gia vào tuyến đầu…
Từ những căn cứ đã nêu, luật sư Công mong hội đồng xét xử cân nhắc để bị cáo Danh được miễn trách nhiệm hình sự (phạm tội trong hoàn cảnh, tình thế cấp thiết).
Phạm Toàn
nguyenngocgia – Tại sao người Cộng Sản Việt Nam xoay sở tiền giỏi thế nhỉ (?)
08/01/2024
Ngày 28 tháng Mười Hai năm 2023, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông xin phép cho ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vắng cuộc họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023. Đây là cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào lúc 14h ngày 28-12. UBND tỉnh Lâm Đồng nêu lý do ông Trần Văn Hiệp vắng họp: “Vào thời gian nêu trên, đồng chí chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đang đi công tác tại Hà Nội” [1].
Trước đó, ngày 8 tháng Mười Hai năm 2023, ông Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp còn dõng dạc tuyên bố tại cuộc họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh này: “… Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ‘không có sân trước, sân sau’ gì liên quan tới xây dựng cơ bản…” và mạnh mẽ khẳng định: “…Tôi nói rất là rõ một lần nữa, không bao che, không bảo kê, không dính líu tới một cái gì cả. Nếu có phát hiện, tôi đề nghị là xử lý nghiêm, nếu có lợi dụng tên tuổi của lãnh đạo thì vấn đề này các địa phương phải rất cảnh giác. Tôi cam kết 100% là không có, là không có, tôi nói rõ như thế…” – báo Thanh Niên đưa tin [2]
Ngày 2 tháng Giêng năm 2024, ông Trần Văn Hiệp bị bắt. Ngày 3 tháng Giêng năm 2024, báo Tuổi Trẻ cho biết gia đình ông ta nhanh nhảu nộp 4,2 tỷ đồng số tiền gọi là “khắc phục hậu quả” [3].
Tin mới nhứt vào sáng nay – ngày 8 tháng Giêng năm 2024 – báo Tiền Phong cho hay [4]: Ông Trần Đức Quận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng là người chủ trì phiên họp, lẽ ra diễn ra đúng hôm nay với nội dung trình các kỳ họp chuyên đề năm 2024 của HĐND tỉnh và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Trong giấy mời nêu rõ, phiên họp sẽ diễn ra vào lúc 8h ngày 9/1. Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ký văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan, ban ngành về việc hoãn phiên họp này, với lý do… “ông Quận đi công tác Hà Nội” (!).
Quả thật, cách làm việc trong chế độ độc đảng toàn trị quá kỳ lạ. Nó tỏ ra tùy tiện – vô nguyên tắc và coi thường các đồng chí với nhau, mà các quan chức cấp cao của một tỉnh tự phơi bày ra. Không lẽ ông Quận tiếp tục bị bắt một cách đột ngột như ông Hiệp kể trên? Có khả năng rất cao. Bởi nguyên tắc bất di bất dịch của ĐCSVN suốt hàng chục năm qua: Tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách. Và cũng bởi nhiều vụ án đã và đang xảy ra, khi các quan chức “đi là đi cả nguyên một nùi”.
Cũng không hiểu căn cứ vào đâu, chỉ đúng có một ngày, sau khi ông Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt, gia đình ông ta xoay sở cách nào mà “nộp 4,2 tỉ đồng thông qua Cơ quan điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả cho ông Hiệp” – như báo Tuổi Trẻ tường thuật? Cách khắc phục hậu quả thật quá lạ lùng, so với quy định của Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.
Không lẽ “nối gót người đồng chí trung thành” của mình, gia đình ông Quận vốn “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng nhanh nhảu nộp một số tiền vài ba tỷ hay vài ba chục tỷ nào đó để “khắc phục hậu quả” cho ông ta (?).
Lưu Bình Nhưỡng – một cựu đại biểu Quốc hội – một cựu đảng viên – tiến sĩ Luật bị bắt từ hôm 15 tháng Mười Một năm 2023; bị khai trừ ra khỏi đảng vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 2023; bị khởi tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”. Ngày 5 tháng Giêng năm 2024, báo Công An Nhân Dân đưa tin: “Vợ ông Lưu Bình Nhưỡng đã tới Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình nộp hơn 7 tỷ đồng (tương đương 300.000 USD) khắc phục hậu quả cho chồng”. Khi ông Nhưỡng bị bắt, vô số người đều tin một công bộc luôn “vì nước vì dân” chắc chắn bị oan sai hoặc “bị chơi xấu”, do những phát ngôn tỏ ra rất quyết liệt và trăn trở trước “đồng bào và tổ quốc” (!). Ông ta là một tiến sĩ Luật với nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy và tư vấn – giúp đỡ cho vô số quần chúng, trong phận sự đại biểu quốc hội, dễ gì mau chóng nhận tội và nộp tiền “khắc phục hậu quả”, nếu không có bằng chứng phạm tội rành rành!
Người ta thừa cái gì thì né đề cập đến cái đó. Người ta thiếu cái gì thì luôn nhắc về cái đó. Dân đen nói vậy mà đúng quá! Điều thắc mắc còn lại, trong những ngày đầu năm 2024 với kinh tế tiêu điều và hàng triệu công nhân thất nghiệp, dắt díu nhau về quê: Tại sao người Cộng Sản Việt Nam quá tài giỏi khi xoay hàng tỷ đồng thế nhỉ (?). Rồi ra, cứ “nộp tiền khắc phục hậu quả” sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu để chống tham nhũng (?). Hay nhỉ? Vậy, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cần gì phải dạy dỗ loại “đạo đức Hồ Chí Minh” làm chi cho thêm tốn tiền bạc – mất thời gian?
Tân thủ tướng Pháp Gabriel Attal ráo riết thành lập chính phủ
Thanh Phương /RFI
10/01/2024
Một ngày sau khi được bổ nhiệm làm tân thủ tướng, hôm nay, 10/01/2024, ông Gabriel Attal bắt tay vào việc thành lập chính phủ mới, với hy vọng tạo một xung lực mới cho nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron.
Tân thủ tướng Pháp Gabriel Attal sau buổi lễ nhậm chức tại Paris ngày 09/01/2024. AP – Emmanuel Dunand
Một năm kết thúc bằng xì-căng-đan cái sợi lông tóc của chùa Ba Zàng. Sự kết thúc đó phản ánh một xã hội nhố nhăng; trong khi LÒ thì càng cuối năm càng nóng rực, từ củi của chính ai gieo trồng đó thôi. Nhiều củi gộc đang lấp ló ngoài LÒ…
Chuyện thế giới: Chiến tranh Nga xâm lược Ucraina càng cuối năm càng khốc liệt; chiến tranh Israel-Hamas càng tàn khốc khi hôm nay 31-12 người Israel cho nổ tung những đường hầm bí ẩn của Hamas. Hai cuộc chiến tranh cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về chiến tranh hiện đại, khác hẳn cái thời chúng tôi vác AK đi khắp nước chùa tháp.
Dư luận mong muốn qua vụ án này, để biết trùm cuối trong vụ Việt Á là ai? Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua 6 lần tăng vốn điều lệ, nhưng tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập vào Công ty Việt Á không biến động. Ông Phan Quốc Việt và 2 cổ đông còn lại vẫn nắm giữ khoảng 20 % cổ phần vốn, 80 % cổ phần còn lại (ước khoảng 800 tỉ đồng) do các cổ đông khác “bơm” vào.
Ai “bơm” vốn vào Việt Á với số vốn lớn như vậy, chiếm đến 80 % vốn điều lệ là rất lớn. Tìm ra được chủ nhân của các cổ đông lớn này, mới tìm thấy “trùm cuối”. Còn nay “trùm cuối” biến mất!”.
” Như vậy, có thể thấy tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh hay “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Bắc Bộ” là một mũi tên nhiều đích của Tập Cận Bình. Tham vọng đế quốc của ông ta có được thực hiện được hay không rất khó nói. Cũng giống như Paul Doumer, kỳ vọng của ông về con đường sắt Hải Phòng – Côn Minh chưa bao giờ đạt được bởi các biến cố lịch sử.
HRW: Liên Âu nên thu hồi các lợi ích của Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA vì vi phạm nhân quyền
RFA – 04/01/2024
Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam tại Hà Nội hôm 30/6/2019
AFP
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Liên minh Châu Âu không cho Việt Nam hưởng các lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) do sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội trong nhiều năm gần đây.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW, có phát biểu như vừa nêu sau tuyên bố của riêng Nhóm tư vấn trong khối Liên Âu (viết tắt là EU DAG) về EVFTA về sự lo ngại của họ cho tình hình nhân quyền Việt Nam.
Nhóm này tự đưa ra tuyên bố hôm 14/12 sau cuộc họp lần thứ ba với Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam tại Bỉ cuối tháng 11 năm ngoái mà không đưa ra được tuyên bố chung.
DAG của mỗi bên bao gồm các tổ chức xã hội dân sự được thành lập theo hiệp định trên với mục tiêu tư vấn về việc thực hiện chương Thương mại và Phát triển bền vững bằng cách đưa ra quan điểm hoặc khuyến nghị cho các bên tham gia.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 04/1, ông Phil Robertson bình luận về thông cáo của EU DAG:
“EU DAG đã quá lịch sự, xét đến mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc vi phạm trắng trợn những lời hứa cho phép xã hội dân sự giám sát và tham gia thực hiện Chương Thương mại và Phát triển bền vững (TSD).
Chính phủ Việt Nam đang tiến hành một cuộc đàn áp toàn diện đối với các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu và bất kỳ nhà lãnh đạo xã hội dân sự nào dám nêu lên việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và quyền lao động.”
Ông cho rằng việc Chính phủ Việt Nam không đưa ra thời gian biểu phê chuẩn các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) như đã hứa, cho thấy mức độ dối trá mà họ đang làm.
Ông kêu gọi khối 27 quốc gia nên có các hành động cụ thể đối với sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam:
“Thay vì tiếp tục bị đùa giỡn, EU nên bắt đầu vạch ra các biện pháp để bắt đầu thu hồi các lợi ích theo EVFTA cho đến khi Hà Nội thực sự duy trì các cam kết bảo vệ quyền lợi, cho phép thành lập các công đoàn độc lập và thực hiện các cải cách môi trường thực sự, song hành với xã hội dân sự.”
Trong tuyên bố của mình, Nhóm tư vấn trong khối EU nêu ra các vụ việc bỏ tù lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký và có ý định tham gia DAG Việt Nam như nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách về tội danh trốn thuế.
Về vi phạm nhân quyền của Việt Nam, tuyên bố viết:
“EU DAG quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ các tổ chức phi chính phủ, như FIDH (Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế) và Theo dõi Nhân quyền (HRW), nêu chi tiết các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Chúng bao gồm các hạn chế về quyền tự do hội họp cũng như quấy rối và bắt giữ tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền, nhiều nhà lãnh đạo xã hội dân sự và nhiều nhà báo, dựa trên việc áp dụng tùy tiện Bộ luật Hình sự và Luật Thuế, đã bị lên án bởi EU, cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và Nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện.
Công đoàn, phương tiện truyền thông, tổ chức xã hội dân sự và cơ quan tư pháp cần được tự do giám sát, vạch trần và thực thi việc tôn trọng tất cả các quyền, bao gồm cả quyền lao động. Những lo ngại đáng kể đã được nêu lên trong cuộc họp về việc thu hẹp không gian dành cho xã hội dân sự và việc bắt giữ, bỏ tù và kết án một số nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng ở Việt Nam.”
EU DAG nói quyền của các tổ chức xã hội dân sự trong việc xem xét, giám sát việc thực hiện các cam kết Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) của EVFTA, bao gồm cả các cam kết trong TSD, phải được tôn trọng. Các cơ chế TSD chỉ có thể thực hiện đúng lời hứa nếu xã hội dân sự có thể giám sát và xem xét kỹ lưỡng việc thực hiện chúng một cách minh bạch.
Nhóm này cũng thúc giục EU quyết liệt hơn với Việt Nam:
“Chúng tôi nhắc nhở Việt Nam rằng nhân quyền là một yếu tố thiết yếu của Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-VN và do đó bao trùm toàn bộ EVFTA. Việc đe dọa và quấy rối các chủ thể xã hội dân sự đang giám sát các cam kết mà các bên cam kết phải được EU đề cập một cách quyết đoán.”
Giữa tháng 8/2021, Bộ Công thương Việt Nam công bố quyết định thành lập DAG Việt Nam với ba thành viên chính thức là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- đại diện giới sử dụng lao động, Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU) trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).
Năm sau, bộ này bổ sung thêm bốn thành viên nữa, nâng tổng số thành viên của DAG Việt Nam lên thành bảy. Bốn thành viên mới là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), và Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA).
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với ba tổ chức gồm Viện Công nhân và Công đoàn, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững, và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên với đề nghị bình luận về tuyên bố của EU DAG nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, cho rằng nhiều tổ chức trong DAG Việt Nam thân thiết với chính quyền và ông nghi ngờ sự độc lập trong việc giám sát thực thi EVFTA.
Từ Đức, bà Thục Quyên, một người hoạt động nhân quyền và theo dõi sát việc thực thi EVFTA, cho biết Chương “Thương mại và Phát triển bền vững” của EVFTA là một phần không thể thiếu của hiệp định này. Sự tham gia của xã hội dân sự và giám sát EVFTA không phải là một yếu tố tùy chọn của hiệp định, nhưng cần được bảo đảm và áp dụng như một vấn đề cấp bách.
Bà nói trong tin nhắn gửi RFA:
“Để Hiệp định thành công và mang lại lợi ích cho đất nước và người dân, về phía Việt Nam cần nghiêm chỉnh tạo một khung chính sách để xã hội dân sự tham gia một cách tự do và an toàn vào việc thiết kế, ra quyết định, giám sát và thực hiện.
Việt Nam có bổn phận thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho xã hội dân sự đã được quy định trong Hiệp ước, nhằm tạo ra và duy trì, về mặt luật pháp và trên thực tế, một môi trường thuận lợi an toàn cho xã hội dân sự tự do hoạt động, cần nhất hiện nay là luật pháp và chính sách liên quan đến đăng ký, và các đòi hỏi về thuế má phải minh bạch và phù hợp với các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do hội họp, lập hội và biểu đạt.”
Bà cho rằng việc bắt bớ, kết án và giam giữ vô cớ các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bất chấp luật pháp quốc gia và quốc tế phải cần phải chấm dứt.
Trong Tuyên bố của mình, EU DAG kêu gọi Việt Nam thực hiện đúng cam kết đưa ra trước khi thực thi EVFTA và ngay lập tức phê chuẩn Công ước C87 (Công ước của ILO về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội).
Nhóm này cũng nhắc nhở Việt Nam về cam kết tuân thủ các yêu cầu của TSD, đó là tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các công ước cơ bản của ILO – đặc biệt là về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thương lượng tập thể, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
EU DAG hoan nghênh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong Diễn đàn chung EU-Việt Nam 2023 nhằm mở rộng sự tham gia trong DAG để cân bằng với sự tham gia rộng rãi hơn trong EU DAG.
Hai nhóm sẽ có cuộc họp chung ở Hà Nội vào năm 2024.
HRF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Phan Vân Bách
Nhà hoạt động Phan Vân Bách. Photo Facebook Phan Vân Bách.
Tổ chức Quỹ Nhân quyền (HRF) hôm 3/1 lên án mạnh mẽ việc Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Phan Vân Bách, người vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam 3 tháng nhưng không tiết lộ cáo buộc.
Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York, Mỹ, đưa ra lời kêu gọi này trên trang X, cùng ngày gia đình ông Phan Vân Bách đến trụ sở Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội và nhận được một thông cáo về việc tạm giam ông sau hơn 5 ngày bắt giữ.
Bà Nguyễn Thị Yêu, vợ ông Bách, nói với VOA rằng ông bị bắt từ hôm 29/12 nhưng cơ quan chức năng không trưng lệnh bắt.
Bà cho biết rằng ông Bách trước đây từng bị công an mời làm việc nhưng cuối ngày thì cho về nhà.
“Anh ấy có lên trên đấy 1-2 lần nhưng đến chiều thì anh về, chứ không phải bị ở lâu như thế này.
“Chồng em từ lâu rồi không làm cái gì cả. Không hiểu tự nhiên lại bị như thế”, bà Yêu cho biết khi được hỏi về lý do chồng bà bị tạm giam.
Theo HRF, ông Bách một nhà hoạt động nhân quyền và cựu thành viên của kênh YouTube CHTV (Chấn Hưng TV), lên tiếng chỉ trích chính quyền, và tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa, bao gồm cả các cuộc biểu tình phản đối các hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong thông báo ký ngày 29/12 mà bà Yêu nhận được hôm 3/1, Cơ quan An ninh Điều tra nói rằng thông báo này căn cứ từ một “lệnh bắt” có từ ngày 19/12. Tuy nhiên, gia đình không nhận được lệnh bắt này.
Công an Tp. Hà Nội và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ đưa ra bình luận về lời kêu gọi của HRF.
Hàng loạt các blogger và các nhà hoạt động Việt Nam gần đây bị chính quyền bắt giam theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331 Bộ Luật Hình sự) hay “Tuyên truyền chống phá nhà nước” (Điều 117 Bộ Luật Hình sự).
Vào tháng 3/2022, ông Lê Văn Dũng, người điều hành kênh CHTV, bị phạt 5 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng bênh vực cho giới tranh đấu và lên án việc chính quyền bắt giam họ để bịt miệng các tiếng nói ôn hòa. Ngược lại, chính quyền Việt Nam cho rằng họ luôn đảm bảo các quyền con người cho mọi người và chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế ra tòa, khai nhận hối lộ 2,25 triệu USD
Cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, tại phiên tòa ngày 3/1/2024 ở Hà Nội.
Cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, và 37 người khác tiếp tục bị đưa ra xét xử tại tòa án ở Hà Nội hôm thứ Tư (3/1) với cáo buộc tội nhận hối lộ, hối lộ và đóng vai trò trong việc sản xuất, phân phối và “thổi giá” bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 lên quá cao.
Vụ bê bối liên quan đến kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á cho thấy nhiều quan chức cấp cao đã tạo điều kiện cho công ty này đạt được các thỏa thuận trị giá hàng triệu đô la trong việc cung cấp cho bệnh viện và cộng đồng ở các địa phương những thiết bị xét nghiệm với mức giá bị đẩy lên rất cao.
Tại phiên tòa hôm 3/1, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khai đã nhận 2,25 triệu USD từ ông Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc Công ty Việt Á, trong đó 2,2 triệu USD nhận thông qua cựu thư ký Nguyễn Huỳnh và 50.000 USD nhận trực tiếp từ ông Việt.
Cựu bộ trưởng Y tế, được mô tả ra tòa với dáng vẻ tiều tụy, tóc bạc trắng và gầy đi rất nhiều, nhiều lần nói “Tôi sai, tôi xin lỗi” vì đã nhận hối lộ, nhưng phủ nhận đã gợi ý đòi hỏi tổng giám đốc Việt Á đưa tiền như lời khai của thư ký Nguyễn Huỳnh, theo Tuổi Trẻ.
Ông Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc trực tiếp can thiệp và chỉ đạo cấp dưới tác động để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá, phân bổ và thanh toán tiền kit xét nghiệm. Cựu bộ trưởng bị cho là đã đứng ra giới thiệu Công ty Việt Á với lãnh đạo một số địa phương để giúp cho công ty này tiêu thụ kit xét nghiệm.
Trong vụ này, ngoài ông Nguyễn Thanh Long, một quan chức cấp cao khác là cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng bị bắt và bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Tại tòa, ông Chu Ngọc Anh nói “rất đau xót” khi không có cơ hội gặp lại ông Phan Quốc Việt để trả lại khoản tiền 200.000 USD đã nhận.
Ít nhất 100 quan chức và doanh nhân đã bị bắt liên quan đến vụ bê bối.
Vụ bắt tay thao túng giá giữa các quan chức và doanh nhân này ước tính đã thu về khoảng 172 triệu USD cho Việt Á, trong đó 34 triệu USD được cho là đã đổ thẳng vào túi các quan chức, theo AFP.
Truyền thông nhà nước cho hay Việt Á đã sản xuất 8,7 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm trong đại dịch, phần lớn được gửi đến các cơ sở y tế trên cả nước.
Tại tòa án Quân sự ở Hà Nội tuần trước, Tổng giám đốc Phan Quốc Việt bị kết án tổng cộng 25 năm tù, bao gồm 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 10 năm tù do “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài ra, ông Việt cũng đối mặt với những cáo buộc khác trong phiên tòa sẽ kéo dài ba tuần bắt đầu vào ngày 3/1.
Việt Nam ban đầu được cả thế giới biết đến nhờ các biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19. Tuy nhiên sau đó, khi các quan chức bị phát hiện đút túi hàng triệu đô la từ việc nhận hối lộ dính dáng đến kit xét nghiệm và từ việc tổ chức các “chuyến bay giải cứu” đưa người Việt ở hải ngoại về, đã gây ra nhiều tai tiếng và phẫn nộ trong công chúng.
Năm ngoái, ba quan chức đã bị bỏ tù chung thân trong khi hàng chục người khác bị kết án tù dài hạn vì tội hối lộ và tham nhũng trên các chuyến bay hồi hương.
Vào năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã bãi chức hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Ông Minh cũng kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, là người đứng đầu tổ chức các “chuyến bay giải cứu”, trong khi ông Đam phụ trách xử lý công tác ứng phó với đại dịch Covid-19 trong nước.
Cuộc thanh trừng, do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, cũng đã hạ bệ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người “chịu trách nhiệm chính trị” về những thiếu sót của nhiều quan chức, AFP dẫn một tuyên bố của ủy ban trung ương đảng vào thời điểm đó cho biết.
Giảm tội cho quan tham là thất nhân văn với Dân
Lưu Trọng Văn
04/01/2024
Liên tiếp chủ tịch An Giang, chủ tịch Lâm Đồng đương ngôi đầu tỉnh bị khởi tố. Rồi nguyên uỷ viên trung ương, bí thư Thanh Hoá và nguyên chủ tịch Thanh Hoá bị bắt ói ra 45 tỷ tiền ăn cướp của Dân. Trước đó mấy ngày thứ trưởng Bộ Công thương bị tra tay còng số tám.
Rồi hôm nay 3.1.2024 ba uỷ viên trung ương gồm bí thư Hải Dương, chủ tịch Hà Nội, bộ trưởng Y tế ra toà.
Nói lên điều gì?
Chưa bao giờ sự hư hỏng của quan chức nhiều đến vậy ư? Đất nước làm sao mà rạng rỡ khi nhan nhản mặt lũ quan đẫm bùn đen?
Không thể thanh minh được sự thật này: Một thời gian dài của Đất nước, tiêu cực do bọn phản Nước hại Dân công khai lộng hành và được cả một hệ thống cơ chế do khuyết tật thành ra dung túng.
Nhìn qua thì có cảm tưởng đến giai đoạn hôm nay khi quyền lực hầu hết thuộc về Tổng bí thư và Ban chống Tham nhũng dẫn đến làn sóng liên tục bọn quan tham bị vạch mặt, bị vạch túi, tống vào lò. Nhưng nhìn lại thì mọi biện pháp có vẻ lờn thuốc vì án tử hình chưa đụng đến bất cứ ai dù tội tày trời.
Các cụ ta nói chí lý: chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Thưa bác chủ lò:
Nhân văn lớn nhất là đặt Lợi ích người Dân lên trên hết, dứt khoát không giảm tội cho bọn quan tham ăn cướp tiền mồ hôi nước mắt của Dân.
Giảm tội cho bọn quan tham đồng nghĩa với đồng loã với chúng!
Đồng loã với chúng là thất Nhân văn với Dân!
Đất nước cần thu lại Niềm tin Luật pháp hơn thu lại tiền bọn ăn cướp.
L.T.V.
Khởi tố 331 bị can trong vụ bốn tiếp viên hàng không xách hơn 11kg ma tuý
RFA 04/01/2024
Ma túy được ngụy trang dưới vỏ bọc các túyp kem đánh răng.
VTCNews
Liên quan vụ vali của bốn tiếp viên hàng không mang từ Pháp về Việt Nam hôm 16/3/2023 có ma tuý, Cơ quan điều tra đến nay đã khởi tố 331 bị can.
Đại diện Công an thành phố Hồ Chí Minh cho truyền thông hay tin trên trong chiều 3/1 tại buổi gặp mặt báo chí nhằm thông báo tình hình trật tự an toàn xã hội năm 2023 và công tác của năm 2024.
Vào ngày 16/3/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện nhóm nữ tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines mang khoảng 11kg ma túy tổng hợp được ngụy trang trong 327 tuýp kem đánh răng, 17 chai nước súc miệng được bốn tiếp viên hàng không xách tay, vận chuyển từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM xác nhận đến nay đã khởi tố 130 vụ án, 331 bị can, thu giữ hơn 70kg ma túy các loại, bốn khẩu súng và nhiều công cụ phương tiện phạm tội có liên quan, giá trị ma túy các đối tượng mua bán trên 22.000 tỷ đồng.
Công an cũng cho biết, qua kết quả điều tra, các tiếp viên trên khai không biết bên trong 327 tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển, có 157 tuýp bị người nhờ mang cất giấu ma túy. Do vậy, chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự bốn nữ tiếp viên.
Vào ngày 22/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định trả tự do cho bốn tiếp viên hàng không trên vì không có đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Tiktoker Việt Nam bị phạt vì clip quay ở Angkor Wat nhưng ghép hình cờ Thái Lan
RFA – 04/01/2024
TikToker Hứa Quốc Anh (phải) tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cũng như cơ quan an ninh.
Sở TT-TT TPHCM/LĐO
Một TikToker của Việt Nam bị cơ quan chức năng phạt hành chính do đăng tải clip dài khoảng 90 giây có hình ảnh Angkor Wat (Campuchia) nhưng ghép với quốc kỳ Thái Lan.
Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 3/1, nêu rõ, người bị Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh phạt hành chính 7,5 triệu đồng là Tiktoker Hứa Quốc Anh.
Tiktoker này bị phạt về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo Nghị định số 15/2020 của Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 30/10/2023, TikToker Hứa Quốc Anh, người có 700.000 người theo dõi trên mạng xã hội này, đăng tải một video tại đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap của Campuchia cho thấy một cô gái mặc trang phục truyền thống Thái Lan và cầm một cây gậy đi quanh khu đền. Video có cả hình ảnh cờ Thái Lan và nhà vua Thái Lan cùng âm thanh nội dung “xin chào Thái Lan”.
Vào ngày 12/11/2023, Cơ quan Bảo vệ Di sản Thế giới Angkor Wat của Campuchia đã yêu cầu mạng TikTok phải chặn video này và thúc giục những người theo dõi không tiếp tục chia sẻ video có “nội dung không phù hợp”. Cơ quan này cho rằng đoạn video ảnh hưởng đến văn hoá và di sản của Campuchia
Ngày 3/1/2024, Sở thông tin và Truyền thông TPHCM và cơ quan an ninh đã có buổi làm việc và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hứa Quốc Anh (chủ thể sử dụng tài khoản TikTok “Hứa Quốc Anh”) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… với mức phạt 7,5 triệu đồng.
Với hành vi trên, tờ Lao động cho biết, chính quyền Campuchia cũng xem xét hình phạt đối với Tiktoker Hứa Quốc Anh, có thể cấm nhập cảnh Campuchia từ năm đến 10 năm.
VNCS truy triệt để những tiếng nói phản biện
03/01/2024
Các thành viên No-U Hà Nội, một nhóm dân sự chống đường Lười bò Trung Quốc ở Biển Đông
Reuters
“Chính quyền bắt hết “cá” lớn rồi, giờ đến “cá nhỏ” thì họ bắt nốt”, một nhà hoạt động ở Hà Nội cho biết.
Truy cùng, diệt tận
Ngày càng nhiều các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam bị các cơ quan chức năng bắt giữ và thậm chí kết án nặng, khiến những người còn lại (có liên quan ít nhiều hoặc từng liên quan) trở nên “kín tiếng và im ắng hơn”.
Tuy vậy, trong vòng sáu tháng trở lại đây, qua tìm hiểu của RFA, không ít nhà hoạt động trong nước đã bị an ninh mời làm việc – theo nhiều cách khác nhau, như gởi giấy mời lên đồn công an, ép buộc đi uống cà phê với an ninh hay thậm chí là bị công an xông thẳng vào nhà bắt giữ như trường hợp của nhà hoạt động Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV mà RFA đã loan tin trong hai ngày qua (2 và 3/1/2024) .
Ba nhà hoạt động hiện đang ở trong nước, yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt vì lý do an toàn, xác nhận với RFA rằng họ bị mời làm việc nhiều lần trong những tháng gần đây. Những người này nói rằng họ bị an ninh hạch hỏi về các hoạt động chính trị, nhân quyền từ cách đây đã vài năm trước.
Ông L, ở Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2023, ông bị mời làm việc hai lần:
“Năm ngoái là nó mời hết lượt. Tôi từ chối nhiều quá nhưng họ vẫn đòi gặp thì tôi phải chịu gặp ở quán cà phê.
Nó nói rằng những người có tiếng tăm là nó bắt hết rồi. Nó cũng nói thẳng là giờ đến những con cá nhỏ khác. Doạ xong thì nó chơi đòn tâm lý, khuyên tôi nên nghĩ tới gia đình, vợ con.
Nói thật là tôi cũng ngưng hẳn rồi, giờ mà tôi bị tóm thì gia đình tan nát hết.”
Ông L, cũng cho biết thêm rằng ngoài ông, hầu hết những người từng lên tiếng trước tình hình chính trị, xã hội đều bị an ninh “mời” làm việc:
“Còn lại những ai mà nó điểm mặt là hay lên mạng viết bài hay tham gia các hoạt động là nó mời lên hết.
Những người làm YouTube thì bị bắt ngưng làm, nếu không thì nó sẽ bắt.
Có người mời mãi không được là nó xộc luôn vào nhà.”
Tại TP.HCM, tình hình cũng căng thẳng không kém. Ông H, cho RFA biết mặc dù đã rất cẩn thận, kín tiếng và không tham gia các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay chỉ trích lãnh đạo trên mạng từ hai, ba năm qua, nhưng ông vẫn bị Công an mời làm việc:
“Tôi bị mời làm việc ba lần.
Nó trao đổi, hạch hỏi về những chuyện ngày xưa mình đã làm. Thứ hai là nó cố bắt mình phải chứng minh Facebook đó là của mình, hỏi về những hình ảnh, clip và phóng sự nước ngoài làm về mình.
Nó răn đe bây giờ hồ sơ là đầy đủ rồi, cho đi (tù – PV) lúc nào là chuyện của nó.
Tôi nghe nói giờ đang có chiến dịch bắt hết những người từng có các hoạt động đấu tranh ngày trước, dù bây giờ họ còn hoạt động hay không.”
Ông B, một người hoạt động nhân quyền cũng đang ở TPHCM lấy ví dụ vụ việc ông Phan Văn Bách vừa bị bắt hôm 29/12 vừa qua:
“Mấy năm nay Bách ngưng để kiếm miếng cơm manh áo nhưng mà tụi nó có tha đâu.
Nhiều khi mọi người sẽ thấy hụt hẫng là vì sao mình đã dừng lại rồi mà vẫn bị bắt, mấy anh em lên tiếng giờ đã im lặng rồi cũng bị bụp.
Nhưng từ nay sắp tới những gương mặt gạo cội sẽ bị bắt nữa.”
Ông Phan Vân Bách cầm tấm biển phản đối tăng giá xăng. Facebook/Phan Vân Bách
Xoá bỏ triệt để phong trào dân chủ ở VN
Nhận định về tình trạng này, cô Minh Trang, thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền cho biết:
“Tôi nghĩ hiện tại họ (an ninh VN-PV) không phân biệt ai còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động đâu. Có lẽ mục đích của chính quyền qua việc này là:
Thứ nhất là đe doạ và cảnh cáo những người còn hoạt động để họ ngừng những công việc họ đang làm. Chiến lược này có hiệu quả vì FredHub mới đây đã tuyên bố giải thể để đảm bảo an toàn cho cộng sự.
Tất cả những nhà hoạt động nổi bật ở Việt Nam đều đã bị bắt hết hoặc đã ra nước ngoài sinh sống nên chính quyền mời những người còn lại lên làm việc để thu thập thông tin và lập án mới rồi bắt những người mới. Mục đích là xoá bỏ triệt để phong trào dân chủ và hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.”
Ông Nguyễn Tiến Trung, người bị chính quyền Hà Nội truy lùng suốt trong năm 2023 và đã đến Đức tị nạn vào hồi tháng 12 vừa qua, thì cho rằng, lý do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam “truy cùng diệt tận” đối lập dân chủ trong nước là vì tình hình thế giới đang biến động dữ dội và có thể ảnh hưởng, tạo biến động đến Việt Nam bất kì lúc nào:
“Nhà cầm quyền sợ khi có biến động và có lực lượng dân chủ lãnh đạo thì người dân sẽ vùng lên thiết lập chế độ dân chủ, từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị.
Các siêu cường đang đối đầu nhau dữ dội, từ Ukraine đến Đài Loan. Điểm nóng Đài Loan và Trường Sa bộc phát sẽ khiến chính trị Việt Nam biến động. Giá lương thực, dầu hoả từ chiến tranh ở Ukraine cũng vậy.
Bản thân Đảng Cộng sản cướp chính quyền được là nhờ vào thế chiến thứ hai kết thúc và có khoảng trống quyền lực trong nước. Cho nên nhà cầm quyền sẽ tiêu diệt hết mọi mầm mống lãnh đạo dân chủ để không có đối lập lãnh đạo, dẫn dắt người dân xây dựng chế độ dân chủ thành công.”
XEM THÊM
Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị bắt
Thêm một nguyên lãnh đạo nữa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục vào lò, dù mới nghỉ hưu.
Ông Vượng từng là Chủ tịch hội đồng thành viên, Bí thư Đảng ủy tập đoàn EVN. Ba năm sau, ông thôi cương vị ở EVN để trở lại làm Thứ trưởng Công thương. Tháng 11/2020, ông Vượng được điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và nghỉ hưu từ 1/1.
Lò dành cho EVN vẫn mở, lỗ vẫn tiếp tục lỗ lớn, giá điện có thể sẽ phải tăng. Liên quan vụ án tại EVN, Bộ Công Thương, hồi tháng 1112023 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 6 người để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty mua bán điện.Chắc còn nữa, đặc biệt về quy hoạch điện VII và VII bổ sung có những điều lạ lùng rất dễ thấy…
Tại Việt Nam, hai cựu bộ trưởng ra tòa hôm nay, 03/01/2024, trong phiên tòa xét xử 38 bị cáo liên quan đến vụ án nâng giá bộ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.
” Trong dự toán ngân sách năm 2024, phe Trọng sẽ chi 187 tỉ đồng cho quân đội và 109 tỉ cho công an. Để lo cho dân, phe Trọng dự trù sẽ chi 94 tỉ cho bảo đảm xã hội, 25 tỉ cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, và 15 tỉ cho y tế dân số và gia đình. Theo cái ưu tiên của phe Trọng, tổng chi cho quân đội và công an là 296 tỉ, và tổng dự chi cho ba mục liên hệ đến đời sống dân thường là 134 tỉ. Nói cách khác, các lá chắn cho phe Trọng cần củng cố bằng lượng tiền 220% lớn hơn tiền lo cho phúc lợi xã hội của dân.
Sự gian lận của phe Trọng trên thị trường lao động đang bị lật tẩy. GDP tăng là bởi dân làm việc siêng năng cần cù trong khi phe Trọng làm đời sống dân rất khó khăn. Thực tế là Trọng không nên tự sướng với tăng trưởng GDP!”.
Mỹ thông báo rút hàng không mẫu hạm ra khỏi Đông Địa Trung Hải
Minh Anh /RFI 02/01/2024
Ngày 31/12/2023, hai quan chức cao cấp Mỹ trên kênh truyền hình ABC News của Mỹ cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford, cùng với tám phi đội bay và 4000 thành viên thủy thủ đoàn sẽ rời Đông Địa Trung Hải trong những ngày sắp tới.
Hơn 70% doanh nghiệp nhận định số đơn hàng đầu năm 2024 ‘đi ngang’, ‘đi xuống’
Sơn Nguyên
Bên trong Nhà máy Vinfast Hải Phòng, tháng 12/2021. (Ảnh minh họa: NamLong Nguyen/Shutterstock)
Với 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam tham gia cuộc khảo sát hằng quý, chỉ 29,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý 1/2024 sẽ tăng so với quý 4/2023, số còn lại cho rằng đơn hàng giữ nguyên, thậm chí giảm.
Theo cuộc điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hằng quý, Tổng cục Thống kê vừa đưa ra con số thống kê “màu xám” đối với tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2024 do phía doanh nghiệp nhận định.
Đánh giá về xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 4/2023 và dự báo tình hình quý 1/2024, có 29,2% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới tăng, 39,7% nhận định số đơn hàng giữ nguyên so với quý 3/2023, 31,1% doanh nghiệp nhìn nhận số đơn hàng sẽ giảm.
Cuộc điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của Tổng cục Thống kê được thực hiện hằng quý với 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia.
Ngành in, sao chép bản ghi các loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý 4/2023 so với quý 3/2023 tăng cao nhất với 40,2%. Ngược lại, đơn đặt hàng được xác định là giảm nhiều nhất tại ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, với tỷ lệ doanh nghiệp 37,6%. Có 72,7% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý 1/2024 so với quý 4/2023 tăng và giữ nguyên (29,3% tăng, 43,4% giữ nguyên), 27,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, có 22,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý 4/2023 tăng so với quý 3/2023; 45% doanh nghiệp nhận định số đơn hàng giữ nguyên. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tiếp tục ở mức cao, 32,6%.
Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý tăng cao nhất thuộc nhóm ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, 30,6%. Với nhóm ngành sản xuất máy móc thiết bị, số doanh nghiệp nhận định đơn hàng giảm lên tới 44,3%.
Với số đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý 1/2024 so với quý 4/2023, có 24,6% doanh nghiệp dự báo tăng; 46,8% nhận định giữ nguyên; 28,6% doanh nghiệp dự báo giảm.
Về chi phí sản xuất, trong quý 4/2023, đa số doanh nghiệp cho biết chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giữ nguyên, 61,8%; số doanh nghiệp nhận định chi phí tăng là 29,8%; còn lại là giảm so với quý 3/2023. Tỷ lệ doanh nghiệp dự báo chỉ số này giữ nguyên quý 1/2024 so với quý 4/2023 tiếp tục ở mức cao với 65,5%; 25,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 9,3% doanh nghiệp dự báo giảm.
Đối với nhu cầu sử dụng lao động, có 11,2% doanh nghiệp cho biết sử dụng lao động so với quý 3/2023 tăng; 68,5% doanh nghiệp giữ nguyên và 20,3% doanh nghiệp giảm. Dự báo sử dụng lao động quý 1/2024 so với quý 4/2023 khả quan hơn với 83,6% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên (13% tăng, 70,6% giữ nguyên); 16,4% doanh nghiệp dự kiến số lao động giảm.
Tổng cục Thống kê cho hay nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý IV-2023 đã phục hồi tích cực hơn quý 3/2023 nhưng tốc độ chậm. Một số ngành có tín hiệu hồi phục nhanh hơn các ngành khác là ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; ngành sản xuất xe có động cơ…
Cuộc khảo sát chỉ ra trong quý 4/2023, hai yếu tố “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao” vẫn ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 58,2% và 49,8%.
Đáng lưu ý, yếu tố “lãi suất vay vốn cao” chỉ có 21,5% doanh nghiệp lựa chọn, giảm tới 5,7 điểm phần trăm so với quý 3/2023.
Nguyễn Anh Tuấn – Những người thế hệ chúng tôi
02/01/2024
Ngày đầu năm, tôi nhớ về những người bạn của tôi đang suy kiệt trong chốn lao tù, không mong gì hơn các bạn khỏe mạnh. Mong một ngày gặp lại, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
NHỮNG NGƯỜI THẾ HỆ CHÚNG TÔI
– Tôi tình cờ gặp Lê Hữu Minh Tuấn ở Hội An nhiều năm trước. Buổi nói chuyện ngắn ngủi, nhưng ấn tượng để lại là một bạn đồng trang lứa sống có lý tưởng và thương người.
Hôm nghe tin Tuấn bị bắt, tôi vào Facebook bạn ấy, vốn chỉ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, có một bài đăng nói lên rất nhiều về Tuấn:
“Từng là người rất sợ cái chết, nhưng giờ đây mình nhận ra cuộc sống này vốn dĩ ngắn ngủi, và “chết là hết”. Cô phụ trách nhận hiến mô tạng cho mình hay, con số người hiến còn khiêm tốn, ở mức 3.000 người/ 95 triệu người. Trong khi, một người chết não hiến mô – tạng sẽ cứu được 10 người khác!” (kèm hình ảnh thẻ đăng ký hiến tạng như bên dưới).
Tuấn hơn tôi chỉ một tuổi.
– Với Trịnh Bá Phương, tôi chưa có dịp được gặp, dù đã biết nhau nhiều năm trên Facebook.
Lần đầu nói chuyện với nhau, tình cờ thay là ngay sau khi tôi bị đưa đi làm việc hồi cuối tháng Năm vừa rồi. Phương lúc đó đã linh tính có điều không hay sẽ sớm xảy ra với mình. Tuy nhiên anh chia sẻ rằng không muốn đi đâu cả vì chỉ vài tuần nữa sẽ đón đứa con thứ hai chào đời. Anh muốn ở cạnh vợ và con mình vào lúc họ cần anh nhất. Có ra sao cũng đành.
Bốn ngày sau khi nhìn mặt con, anh bị bắt.
Phương chỉ hơn tôi vài tuổi.
– Mươi năm qua, tôi đã phải ‘làm việc’ với cán bộ an ninh đủ cả ba miền. Không ít trong số đó cũng chỉ ngang tuổi tôi.
Những buổi làm việc như thế không phải lúc nào cũng chỉ thẩm vấn và truy xét. Vẫn có những khoảng xen giữa nói chuyện đời thường nhật. Tôi nhận ra có là ai thì cũng nghĩ về gia đình, lúc rảnh rỗi cũng thích tụ tập bạn bè, cũng tự hào giới thiệu về nơi mình sinh ra lớn lên khi được hỏi. Cũng cười thật tươi khi nhắc chuyện vợ con hay yêu đương.
Tôi luôn nghĩ rằng những người cùng một thế hệ như chúng tôi, như Tuấn, Phương và những cán bộ an ninh kia, lẽ ra có thể ngồi lại với nhau, trong tình tự dân tộc và tấm lòng anh em bằng hữu. Bàn những câu chuyện làm sao đời sống gia đình, xã hội, đất nước chúng tôi ngày một tốt đẹp lên, ngay cả khi nhìn thấy ở nhau những khác biệt.
Hà cớ gì người này lại đi bắt bỏ tù người kia, chia cách gia đình và đày ải họ trong đau khổ, cuối cùng chỉ vì đôi ba thứ chủ nghĩa, lý thuyết mà chẳng ai từ người khởi xướng cho đến chúng tôi thực sự hiểu?
Tôi biết sẽ có người nói ngay: Đó là vì quyền lợi. Nhưng ngay cả về quyền lợi, hà cớ gì cứ phải được mất, sống còn với nhau? Vẫn có thể cùng thắng (win-win) cơ mà.
Từ khi nào, bởi ai hay điều gì mà đến tận thế hệ tôi, người ta vẫn tìm cách loại trừ nhau một cách khốc liệt chỉ vì khác biệt như vậy? Chuyện này còn kéo dài bao lâu nữa và mỗi người chúng ta cần làm gì để sớm chấm dứt nó?
NGUYỄN ANH TUẤN 01.01.2024
Lưu Trọng Văn – Ông thầy chùa dở hơi
Chùa nghèo, vùng heo hút nên ít sư muốn trụ trì. Thầy Thích Đồng Xuân tình nguyện đến để trước nhất giữ cái đức của mình.
Thầy không ngạo mạn tự xưng mình là thầy, gọi phật tử là con. Thầy tùy đối tượng mà xưng như ở làng quê Hưng Yên của thầy.
« Chú ạ, con nghĩ, chùa không phải nơi để người ta đến cầu, đến xin. Chùa không phải là nơi buôn bán niềm tin. Cần gì bề thế, sơn son thếp vàng? Chùa và cỏ cây non nước là một, sao lại bê tông chèn ép cỏ cây? Con ghét bê tông hóa chùa ».
Gã không hỏi thầy cảm tưởng về các lâu đài, thành quách chùa kiểu Bái Đính, Tam Chúc. Gã cũng không hỏi thầy cảm tưởng về chùa Ba Vàng đang rộ câu chuyện sợi tóc xá lợi của Đức Phật biết ngọ nguậy. Gã hỏi ngược câu nói của thầy… « chùa không phải là nơi… » vậy thì chùa là nơi gì?
Thầy kể, chùa đang trông coi một hòn đảo rất đẹp trên hồ Hàm Thuận. Nhiều đại gia rủ rê đầu tư hoặc mua lại xây nhà nghỉ, con từ chối.
Họ bực mình hỏi: vậy thầy bỏ trống hòn đảo làm gì? Con thưa, tôi trồng cây. Họ lắc đầu, lợi lộc gì ? Con thưa : Trả lại cho Đất Mẹ khí trời trong lành.
Họ bảo con, ông thầy chùa dở hơi.
LƯU TRỌNG VĂN 01.01.2024
Việt Nam bán tín chỉ rừng và thu được 1.200 tỷ đồng trong năm 2023
RFA 01/01/2024
Ảnh minh họa: rừng bị phá ở Đắk Lắk trước đây
AFP
Việt Nam trong năm 2023 bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) và thu được khoảng 1.200 tỷ đồng.
Thông tin vừa nêu được đưa ra ngày 30/12 tại hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch ngành lâm nghiệp năm 2024. Cụ thể Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), ông Nguyễn Quốc Trị, cho biết, năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng).
Hoạt động này thuộc thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam được ký ngày 22/10/2020 giữa Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ NN&PTNT Việt Nam.
Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ.
Bộ NN&PTNT cho biết, nguồn tiền này sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức… được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề này.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là cơ quan đầu mối tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tiền từ ERPA và thực hiện điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Trong số sáu tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.
Việt Nam- Trung Quốc thêm cặp cửa khẩu quốc tế mới, vào khi tuyến đường sắt của TQ giáp Móng Cái đi vào hoạt động
RFA 31/12/2023
Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh- Long Bang trong ngày nâng cấp 28/12/2023
TTXVN
Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam)- Long Bang (Trung Quốc) vào ngày 28/12 được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng của Việt Nam phối hợp với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế để kết nối khu vực Tây Nam, Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á.
Trong diễn biến liên quan, trước đó vào ngày 27/12 tuyến đường sắt nối thành phố Phòng Thành Cảng tới thành phố Đông Hưng thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối của Trung Quốc chạy thẳng tới biên giới Việt – Trung. Tuyến đường sắt có chiều dài 47km, nối liền các thành phố Phòng Thành Cảng – nơi có cảng biển lớn nhất ở miền Tây Trung Quốc và là cửa ngõ giao thương chính của các quốc gia Đông Nam Á, với thành phố Đông Hưng.
Thời gian di chuyển giữa hai thành phố được tính toán giảm từ 1 giờ xuống chỉ còn 19 phút. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Việc khai trương tuyến đường sắt cao tốc diễn ra sau khi Trung Quốc và Việt Nam công bố hợp tác chặt chẽ hơn về phát triển đường sắt xuyên biên giới trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam hồi đầu tháng này.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài hơn 1.400 km.Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 34,57 tỷ USD, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2022.
ĐỌC BÁO TRONG NƯỚC
Chùa Ba Vàng trưng bày “xá lợi tóc Phật” là vi phạm hoạt động triển lãm
Nguyễn DươngThứ ba, 02/01/2024 – 21:2000:00/02:35Nam miền Bắc
(Dân trí) – Chùa Ba Vàng tổ chức cho phật tử chiêm bái “xá lợi tóc Phật” chính là hoạt động triển lãm và hoạt động này vi phạm quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông tin.
Ngày 2/1, nguồn tin của phóng viên Dân trí cho biết UBND tỉnh Quảng Ninh đã có thông tin chính thức liên quan đến việc chùa Ba Vàng tổ chức trưng bày “xá lợi tóc Phật” cho các phật tử và nhân dân chiêm bái.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, chùa Ba Vàng đã tổ chức một số hoạt động như: Lễ thỉnh vong, giải oan gia trái chủ, xin chuyển sang hệ phái Nam tông kinh, phát ngôn gây mất đoàn kết liên quan đến tín ngưỡng thờ mẫu, rước và trưng bày vật thể được cho là “xá lợi tóc của Phật” từ Myanmar…
Các hoạt động của chùa Ba Vàng nói trên đã gây phức tạp dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây hoang mang trong dư luận nhân dân…
Từ ngày 23 đến 27/12/2023, chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày, chiêm bái “xá lợi tóc Phật” cho nhân dân chiêm bái và một số hoạt động.
Chính quyền địa phương nhận định các hoạt động này của chùa Ba Vàng chưa đúng quy định của luật về chủ thể cũng như thời gian đăng ký theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc chùa Ba Vàng tổ chức cho phật tử chiêm bái “xá lợi tóc Phật” chính là hoạt động triển lãm. Hoạt động này của chùa Ba Vàng đã vi phạm quy định tại Nghị định số 23 của Chính phủ về hoạt động triển lãm.
Ngay khi phát hiện sự việc trên, chính quyền địa phương đã giao Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với UBND TP Uông Bí tiếp tục kiểm tra, làm rõ, củng cố hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý chủ thể có liên quan để xảy ra vi phạm.
Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu chùa Ba Vàng không biên soạn, sản xuất các video, hình ảnh, tài liệu… về “xá lợi tóc Phật”, đồng thời yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ toàn bộ thông tin giới thiệu về vật thể được cho là “xá lợi tóc Phật”.closearrow_forward_ios
Những ngày qua, các kênh thông tin của chùa Ba Vàng đã đăng tải thông tin ngôi chùa này đón nhận và trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật” có từ 2.600 năm trước, được cho là mang về từ Myanmar.
Trụ trì chùa Ba Vàng giới thiệu “xá lợi tóc” này có thể tự chuyển động, thu hút nhiều người dân đến xem nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội.
Ngay sau khi nhận thông tin chùa Ba Vàng tổ chức hoạt động trên, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tham mưu Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác minh lại sự việc.
Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm định nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật”.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, gửi gấp báo cáo giải trình về nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật” và việc tổ chức sự kiện này.
Đồng thời, Giáo hội cũng yêu cầu chùa Ba Vàng và trụ trì gỡ bỏ ngay tất cả giới thiệu về “xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng” trên trang thông tin của chùa và của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, cũng như các trang mạng xã hội liên quan.
Mọi người để ý là báo chí Việt Nam không hề đăng tin gì về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Hun Manet vào buổi trưa tới chiều ngày 12/12, tức là khi ông Tập sang Việt Nam. Bản tin cuối về chuyến đi là vào sáng 12, về cuộc làm việc xúc tiến thương mại Việt – Cam.
Tags: độc tài, Tham nhũng, toàn trị, Trung Cộng, Việt Nam, việt nam Posted in ASEAN, Biển Đông, Chủ nghĩa Cộng Sản, Đảng CSVN, độc tài, Dối trá, Trung Cộng, Uncategorized | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Ba 19/12/2023: *Giám đốc Tài chính TP HCM bị bắt do nhận hối lộ. *Đà Nẵng: Bắt giám đốc Cty Thép lừa đảo. *Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang TQ phải “giải cứu” *Hai cựu CT Khánh Hòa bị phạt thêm 9 năm tù. *Nông nghiệp VN: đang đi đúng trên con đường sai. *Vụ Việt Á: Sắp xử sĩ quan Học viện Quân Y. * VN mời ĐGH Phanxicô thăm VN. * Bần cùng hóa và mất niềm tin. *Mỹ nói cam kết QP Việt-Trung không ảnh hưởng tới Việt-Mỹ