Chuyện Việt Nam 


17/7/2024

Việt Nam hợp tác với 2 tập đoàn nữa của Mỹ để đào tạo kỹ sư bán dẫn 

17/7/2024 

VOA Tiếng Việt 

Một bảng mạch máy tính với các con chip bán dẫn (ảnh tư liệu, tháng 2/2022, REUTERS/Florence Lo).

Một bảng mạch máy tính với các con chip bán dẫn (ảnh tư liệu, tháng 2/2022, REUTERS/Florence Lo). 

Hôm 16/7, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng hai tập đoàn Mỹ, Qorvo và Cadence, tổ chức lễ khai giảng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch, nhân dịp này họ cũng ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo kỹ sư bán dẫn, kỹ sư công nghệ cao, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và một số trang tin Việt Nam cho biết.

Báo chí trong nước dẫn lời ông Trịnh Khắc Huề, tổng giám đốc Qorvo Việt Nam, nói rằng việc đào tạo kỹ sư bán dẫn sẽ tập trung vào lý thuyết cơ bản, nâng cao và thực hành thiết kế vi mạch. Các kỹ sư Qorvo sẽ trực tiếp tham gia đào tạo trong các khóa học.

Các bài báo trên Tuổi Trẻ, Thanh Niên và một số trang tin Việt Nam viết rằng sau khóa học, các kỹ sư sẽ sử dụng thuần thục phần mềm thiết kế của Cadence, có khả năng trình bày thiết kế của mình trước hội đồng kiểm tra hoặc khách hàng.

Nếu hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo, các kỹ sư sẽ được tuyển vào Tập đoàn Qorvo làm việc với mức lương khởi điểm 380 triệu đồng/năm, ông Huề nói, được Tuổi Trẻ trích dẫn.

Theo tin của Tuổi Trẻ, Thanh Niên và một số báo khác, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định tại lễ khai giảng rằng mục đích của chương trình này không chỉ là đào tạo kỹ sư bán dẫn mà còn thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam trong những năm tới.

Vị bộ trưởng cũng thông báo rằng đề án của Việt Nam về đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch từ nay đến năm 2030 nhiều khả năng sẽ được thủ tướng ký thông qua trong 1-2 tuần tới.

Tổng kinh phí thực hiện đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn sẽ lên đến khoảng 1 tỉ đô la, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và các báo cho hay. Các bản tin ở Việt Nam nói thêm rằng công tác đào tạo kỹ sư bán dẫn sẽ do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với các trường đại học và đối tác nước ngoài thực hiện.

Bộ trưởng Dũng được báo chí trích lời nhấn mạnh rằng việc đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn Việt Nam sẽ không giới hạn ở mức 50.000 kỹ sư mà có thể mở rộng quy mô đào tạo lên 100.000 kỹ sư.

Báo chí Việt Nam nói rằng ngoài Qorvo, Cadence, quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang hợp tác với nhiều đối tác khác như Synopsys, ARM, Marvell để đào tạo kỹ sư bán dẫn.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-2-tap-doan-my-dao-tao-ky-su-ban-dan/7701357.html

Cần cân nhắc đưa xyanua vào danh mục hoá chất bị cấm bán?

Lê Tự Do/VNTB

16/7/2024

VNTB – Cần cân nhắc đưa xyanua vào danh mục hoá chất bị cấm bán?

 (VNTB) – Với việc buôn bán sử dụng trái phép xyanua hiện nay, dường như các mức phạt chưa đủ để làm cho những người buôn bán chất độc hại này phải sợ!

Vụ việc người phụ nữ ở Đồng Nai dùng xyanua đầu độc 4 người thân đang làm rúng động đến nhiều người. Bà Nguyễn Thị Hồng Bích, 38 tuổi, bước đầu thừa nhận đã dùng xyanua đầu độc chồng và 3 cháu ruột trong 10 tháng qua.

Ngày 7/7, sau hai hôm bị bắt tạm giam về hành vi Giết người, Bích thừa nhận, ngoài việc dùng xyanua đầu độc Long – cháu ruột 18 tuổi, còn sát hại em của Long, một người cháu khác và chồng của nghi phạm.

Cũng xin được nói sơ qua về xyanua. Axit xyanhydric là axit mạnh nhất, có thể hòa tan được tất cả kim loại, kể cả kim loại trơ nhất là vàng. Người bị ngộ độc xyanua có triệu chứng nhẹ là nóng lưỡi, đau đầu, đau bụng, nôn; nặng thì hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp và tử vong nhanh sau vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Chất độc này tôi thường hay xem mấy phim trinh thám hoặc trong truyện tranh Conan cũng có đề cập. Tưởng rằng chỉ có ở trên phim hay trong truyện. Không ngờ ngoài đời thật cũng có. Quá độc ác và tàn nhẫn. Mà người đàn bà này mua xyanua từ đâu? Sao lại dễ dàng cho một người dân bình thường mua hoá chất độc hại như vậy? Bà này chắc chắn là phải xử tội với khung hình cao nhất rồi. Bên cạnh đó, tôi nghĩ, cũng cần truy vấn rõ nguồn gốc của hoá chất, bà ta mua từ đâu? Ai là người bán? Hoá chất ở đâu họ có để bán? Tại vì theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, xyanua không được phép bán tràn lan cho người dân”, bà Hai, một người dân ở Bình Dương bức xúc.

Là hóa chất dùng trong sản xuất công nghiệp, xyanua không thuộc danh mục hóa chất bị cấm bán theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Nhưng cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh hóa chất độc hại này cần phải tuân thủ các điều kiện của Luật Hóa chất 2007 và Nghị định 113. Nghĩa là muốn kinh doanh hóa chất này, cần phải có giấy phép đặc biệt, còn muốn mua phải có giấy giới thiệu, công văn, nói rõ số lượng, mục đích của việc mua bán.

Có thể thấy, dù được ràng buộc bằng luật, nhưng với một hoá chất độc hại mà thị trường sản xuất công nghiệp lại có nhu cầu lớn, kể ra cũng không phải là dễ trong công tác quản lý. Song, chẳng lẽ vì lý do đó mà “bó tay”? Rồi trong tương lai, sẽ còn bao nhiêu trường hợp tương tự như ở Đồng Nai khi cái ác lên ngôi, lấn át cả cái “nhân chi sơ tính bản thiện”?

“Tôi nghĩ cần phải siết chặt hơn nữa. Cái quan trọng là nguồn đâu để họ có rồi họ bán? Khi luật đã quy định rõ ràng, phải có giấy phép đặc biệt mới mua được. Những vụ án liên quan đến hoá chất này, nhất là đầu độc người thân, thật sự gây rúng động. Vì thế cần làm nghiêm túc, vá ngay các lỗ hình trong việc quản lý hóa chất để nhiều người không phải bỏ mạng một cách oan uổng nữa”, bà Hai nói tiếp.

Với việc buôn bán sử dụng trái phép xyanua hiện nay, dường như các mức phạt chưa đủ để làm cho những người buôn bán chất độc hại này phải sợ!

Trước mắt, có lẽ nên truy vấn rõ nguồn gốc xyanua trong vụ việc ở Đồng Nai và đưa lên mức phạt cao nhất? Và cần thiết đặt xyanua là chất hạn chế đặc biệt, từ đó có cơ sở pháp lý để siết chặt quản lý cũng như nâng cao mức phạt răn đe.

https://vietnamthoibao.org/vntb-can-can-nhac-dua-xyanua-vao-danh-muc-hoa-chat-bi-cam-ban/

Ấn Độ rà soát hoàng hôn lệnh chống trợ cấp dây đồng của Việt Nam 

VOA Tiếng Việt 

16/7/2024

Công nhân kiểm tra dây đồng tại một nhà máy ở ngoại ô Hà Nội.

Công nhân kiểm tra dây đồng tại một nhà máy ở ngoại ô Hà Nội. 

Ấn Độ vừa khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn lệnh chống trợ cấp đối với dây đồng nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước khác, Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam (TRAV) cho biết hôm 15/7.

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI, thủ tục này được tiến hành vào cuối thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp. Thông tin từ trung tâm này cho biết, “rà soát hoàng hôn” là một thủ tục điều tra tương đối lớn, được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát.

Sản phẩm dây đồng của Việt Nam đã bị Bộ Tài chính Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp kể từ ngày 8/1/2020 và có hiệu lực trong vòng 5 năm.

Theo TRAV, thủ tục “rà soát hoàng hôn” được tiến hành nhằm xác định xem liệu việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp có thể dẫn tới việc tiếp diễn hoặc tái diễn hiện tượng bán phá giá/trợ cấp gây thiệt hại không. Nếu không, biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp sẽ hết hiệu lực. Nếu có thì biện pháp đánh thuế sẽ được áp dụng thêm 5 năm nữa.

Sản phẩm dây đồng của Việt Nam đã bị Bộ Tài chính Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp 7,13% sau khi bị Hiệp hội các nhà sản xuất đồng sơ cấp Ấn Độ khởi kiện.

Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam cho biết phía nguyên đơn ở Ấn Độ cáo buộc rằng việc chấm dứt biện pháp chống trợ cấp với sản phẩm dây đồng có khả năng dẫn tới sự gia tăng nhập khẩu dây đồng từ Việt Nam và một số nước khác, sự tiếp diễn hoặc tái diễn hành vi trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ.

Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hợp tác toàn diện với phía Ấn Độ trong toàn bộ quá trình điều tra và cập nhật những thông tin mới nhất để nhận được sự hỗ trợ.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn lệnh chống trợ cấp sản phẩm dây đồng của Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

https://www.voatiengviet.com/a/7700376.html

Tòa Thái Lan lùi phiên tranh tụng về dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap sang tháng 8 

VOA Tiếng Việt 

17/7/2024

Một luật sư nói về trường hợp của ông Y Quynh Bdap ở Bangkok, 15/7/2024.

Một luật sư nói về trường hợp của ông Y Quynh Bdap ở Bangkok, 15/7/2024. 

Hôm 15/7, Tòa Hình sự Bangkok quyết định lùi lại ngày tiến hành phiên tranh tụng về việc dẫn độ nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Y Quynh Bdap, cũng là một người Việt đang tị nạn ở Thái Lan, tổ chức bảo vệ nhân quyền Cross Cultural Foundation có trụ sở ở Bangkok cho hay trong một thông cáo báo chí đề ngày 16/7.

Hai ngày tranh tụng mới sẽ là mùng 1 và 19/8, thông cáo của Cross Cultural Foundation viết, theo đó, trong ngày đầu, tòa sẽ nghe phần trình bày của 4 nhân chứng do bên công tố đưa ra, và ngày còn lại là dành cho 4 nhân chứng của bên biện hộ. Sau đó, tòa sẽ phán quyết ông Bdap sẽ bị dẫn độ về Việt Nam hay không.

Như VOA đã đưa tin, ông Y Quynh Bdap là nhà tranh đấu nổi bật về tự do tôn giáo cho các nhóm dân tộc thiểu số, ông đã thành lập Tổ chức Công lý người Thượng (MSFJ) để đào tạo người Thượng tại Việt Nam về luật pháp trong nước và quốc tế, về xã hội dân sự cũng như cách thu thập và báo cáo thông tin về đàn áp tôn giáo tới Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế.

Cross Cultural Foundation ghi nhận rằng ông Bdap đã giúp chuẩn bị nhiều báo cáo cho LHQ về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và những báo cáo này đã hình thành nên cơ sở của các “thư cáo buộc” do LHQ đưa ra.

Sau khi trốn sang Thái Lan vào năm 2018, ông Bdap được Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Ngày 11/6, ông bị cảnh sát xuất nhập cảnh Thái Lan bắt giữ sau khi bị một tòa án Việt Nam kết án vắng mặt về tội khủng bố liên quan đến vụ tấn công ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2023.

Ông Bdap kiên quyết phủ nhận chuyện ông có bất kỳ liên quan gì đến vụ đó và liên tục khẳng định ông chỉ vận động cho nhân quyền một cách ôn hòa và bất bạo động. Như tin VOA đã đưa, nhiều tổ chức quốc tế và cả giới chức Mỹ lâu nay bày tỏ lo ngại về khả năng ông bị dẫn độ về Việt Nam, ở đó, ông có thể phải đối mặt với việc bị tra tấn, bị đối xử vô nhân đạo và cưỡng ép mất tích.

Theo thông cáo của Cross Cultural Foundation, trong phiên tranh tụng hôm 15/7, luật sư của ông Bdap đã đề nghị hoãn tiến trình này lại, với các lý do là ông nhận được hồ sơ về dẫn độ rất muộn, bị trở ngại về ngôn ngữ và thời gian ông gặp luật sư bị hạn chế, đó là những điều cản trở việc chuẩn bị tốt cho phiên tranh tụng.

Do tính chất gay go và phức tạp của vụ việc, đồng thời để đảm bảo quyền được xét xử công bằng của ông Bdap theo luật Thái Lan, tòa án đã quyết định hoãn phiên tòa đến ngày 1 và 19/8.

Cũng trong ngày 16/7, Dân biểu liên bang Mỹ Michelle Steel cho biết trong một thông cáo rằng bà đang gây áp lực với Đảng Cộng sản Việt Nam để dừng việc dẫn độ ông Bdap, người đã được LHQ cho hưởng quy chế tị nạn.

Thông cáo gửi đi từ thủ đô Washington của Mỹ viết rằng bà Michelle Steel đã gửi thư tới Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng trong đó thúc giục Việt Nam thôi theo đuổi yêu cầu dẫn độ ông Bdap.

“Nỗ lực hiện nay nhằm đè bẹp tự do tôn giáo của những người Thượng Việt Nam theo Công giáo quả là vô đạo đức và vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. Vì người Thượng bản địa và các nhóm tôn giáo thiểu số bấy lâu nay vẫn là nạn nhân bị nhà cầm quyền Việt Nam tra tấn và bỏ tù, tôi đề nghị phía quý vị dừng nỗ lực nhằm dẫn độ và đẩy trả lại ông Y Quynh Bdap”, một đoạn trong thư của Dân biểu Steel gửi Đại sứ Dũng viết.

Hồi tuần trước, bà Steel, dân biểu đại diện cho đông đảo người Mỹ gốc Việt trong cộng đồng Little Saigon thuộc Quận Cam, bang California, đã đề nghị các nhà ngoại giao Mỹ và Thái Lan giúp đỡ để ông Bdap và những người tị nạn Việt Nam khác được trả tự do.

Bà Steel nêu ra trong thông cáo rằng tuy phiên tranh tụng về dẫn độ ông Bdap vừa được hoãn lại ở Thái Lan, song vì tình trạng tị nạn của ông, điều rất cần thiết là quy trình dẫn độ phải chấm dứt và ông được cho phép xin tị nạn một cách an toàn ở nước thứ ba.

Theo quan sát của VOA, Việt Nam chưa có phản ứng gì về những diễn biến mới nhất nêu trên cũng như về thông cáo của Dân biểu Mỹ Michelle Steel.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-thai-lan-lui-phien-tranh-tung-dan-do-nha-hoat-dong-y-quynh-bdap-thang-8/7701310.html

Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp hai nhà hoạt động tự do tôn giáo ở Đắk Lắk

RFA

16/7/2024

Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp hai nhà hoạt động tự do tôn giáo ở Đắk Lắk

Những người Thượng đi ra từ một cánh rừng ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia năm 2004 (minh hoạ). Họ đã trốn từ Việt Nam sang Campuchia do tình trạng đàn áp tôn giáo trong nước 

Reuters 

Chính phủ Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp hai người Thượng chuyên viết báo cáo gửi cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tự do tôn giáo ở Đắk Lắk.

Thư trả lời của Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đề ngày 09/7/2024 và được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ công bố gần đây.

Hồi tháng 04/2023, bốn báo cáo viên đặc biệt của LHQ gửi thư tố giác việc nhà chức trách Việt Nam “bắt giữ tùy tiện, đe dọa, theo dõi, hạn chế đi lại, và sách nhiễu” hai ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban- hai tín đồ Tin lành người Thượng và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, khi họ trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin khu vực Đông Nam Á (SEAFORB) ở Indonesia vào ngày 06/11/2022.

Theo nội dung thư, ông Y Khiu Niê làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất đi Bali (Indonesia) nhưng bị chặn lại với lý do không đáp ứng điều kiện về xét nghiệm và vắc-xin COVID-19, dù có giấy chứng nhận tiêm chủng và cũng yêu cầu được làm xét nghiệm nhanh (nhưng bị từ chối).

Trong thư trả lời, phía Việt Nam nói không ngăn cản ông Y Khiu Niê xuất cảnh mà là do ông không có giấy tiêm chủng ngừa COVID-19 theo quy định của Indonesia.

Ngoài ra, Việt Nam khẳng định ông Y Sĩ Êban thuộc diện bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh, quốc phòng theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam. 

Trong thư phản hồi, Việt Nam quy kết các tổ chức cực đoan ở nước ngoài thường xuyên đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật cáo buộc Việt Nam đàn áp các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Do vậy, Công an tỉnh Đắk Lắk trong ngày 06/11 đã mời hai ông đến trụ sở để làm rõ hoạt động bị cho là gây mất trật tự xã hội, an ninh quốc gia ở địa phương.

Chính phủ khẳng định đây là hoạt động bình thường của công an nhằm mời gọi công dân hợp tác, cung cấp thông tin để làm rõ một số sự việc chứ không phải là thủ tục bắt giữ hay điều tra hình sự. Vì vậy, buổi làm việc không cần sự có mặt của luật sư và pháp luật Việt Nam không cấm công dân mời luật sư tham gia làm việc với cơ quan chức năng.

Thư cũng nói trong buổi làm việc, cả hai ông đều thừa nhận hành động dưới sự chỉ đạo của một số tổ chức cực đoan chống Việt Nam ở nước ngoài, bày tỏ hối hận về hành vi vi phạm pháp luật của mình và cam kết sẽ không tái phạm.

Việt Nam tuyên bố bác bỏ những cáo buộc mà họ cho là sai sự thật, vô căn cứ về việc “chính quyền còng tay, hành hung, đe dọa bỏ tù và yêu cầu chấm dứt hoạt động tôn giáo” đối với Y Khiu Niê và Y Si Êban.

Chính phủ Việt Nam dối trá LHQ

Ông Y Khiu Niê là tín đồ của Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm trong khi ông Y Sĩ Êban là thầy truyền đạo của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo được thành lập bởi mục sư Aga, người đang tị nạn tại Hoa Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 17/7, mục sư Aga cho biết Chính phủ Việt Nam đang dối trá LHQ trong vụ ông Y Sĩ Êban.

Mục sư Aga nói công an tỉnh Đắk Lắk đã tra tấn và đánh đập, tịch thu căn cước công dân, hộ chiếu, điện thoại và tiền của thầy truyền đạo này trong thời gian tạm giam hai ngày.

Chính quyền họ nói không đúng sự thật, họ nói hai người đã biết lỗi rồi, hối hận này khác- chuyện đó là bịa đặt không có đúng sự thật. Sự thật là ông bị bắt bớ vì niềm tin tôn giáo của ông thôi chứ không phải nói là về vấn đề là an ninh quốc gia giống như là chính quyền cộng sản Việt Nam nói đâu.”

Về việc ông Y Sĩ Êban bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia, mục sư Aga nói:

Ông Y Sĩ Êban chẳng làm gì là gọi là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia cả, ông chỉ sinh hoạt đạo thờ phượng chúa ở hội thánh tại buôn của ông. Ông cũng không có đi nhiều nơi nhiều chỗ hoặc là đi ra khu vực biên giới hoặc là tập trung người đông đảo hết chỗ này chỗ khác.”

Mục sư Aga cho biết trước khi bị chặn xuất cảnh, công an địa phương theo dõi chặt chẽ ông Y Sĩ Êban. Kể từ đó đến nay, công an địa phương liên tục đến nhà sách nhiễu ông, bất kể ông đi đâu làm gì.

Họ vẫn thường xuyên canh gác nhà ông, và vẫn chưa trả lại hộ chiếu cho ông, vị mục sư nói. Vì bị công an theo sát nên ông Y Sĩ Êban không thể đi làm xa và không ai dám thuê ông. Công an còn đe doạ sẽ bỏ tù nếu ông này trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài, mục sư Aga bổ sung.

Về trường hợp của ông Y Khiu Niê, một người thân quen với ông khẳng định với RFA về việc ông này bị chặn xuất cảnh, tạm giữ trong hai ngày, và cũng bị công an tịch thu hộ chiếu.

Trong Báo cáo Kết quả Thường niên Quốc gia năm 2022 trình lên Đại Hội đồng LHQ kỳ họp lần thứ 54 diễn ra từ ngày 11/9 đến ngày 06/10/2023, trong phần về Việt Nam, Cao uỷ Nhân quyền LHQ nhắc đến việc nhà chức trách ở nhiều địa phương trả thù các cá nhân đã liên lạc và gửi báo cáo vi phạm nhân quyền tới LHQ hoặc các tổ chức quốc tế, trong đó có nói về việc hai ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban bị cấm xuất cảnh và tra khảo trong hai ngày bị tạm giữ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-rejects-accusation-of-persecution-against-two-religious-activists-in-dak-lak-07172024030044.html

Bà Bùi Thị Minh Hoài làm bí thư Thành ủy Hà Nội 

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường (phải) trao quyết định của Bộ Chính trị phân công bà Bùi Thị Minh Hoài giữ chức bí thư Thành ủy Hà Nội

một giờ trước

Bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương, đã được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 hôm 17/7.

Theo đó, bà Hoài thôi tham gia Ban Bí thư, thôi giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương, để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, đã trao quyết định và tặng hoa cho bà Hoài trong hội nghị công bố quyết định.

Với sự phân công này, bà Hoài, 59 tuổi, trở thành nữ bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội, thay cho người tiền nhiệm là ông Đinh Tiến Dũng – người đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ hồi tháng 6.

Thành ủy Hà Nội hiện có bốn phó bí thư, gồm bà Nguyễn Thị Tuyến (53 tuổi), người trước đó được phân công điều hành Thành ủy Hà Nội cho đến khi chính thức có bí thư theo quy định, ông Nguyễn Văn Phong (56 tuổi), ông Nguyễn Ngọc Tuấn (58 tuổi) và ông Trần Sỹ Thanh (53 tuổi).

Khi nhậm chức, bà Hoài phát biểu: “Tôi nhận thức sâu sắc nhiệm vụ được Đảng giao vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu cao về sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; yêu cầu cao về công tác xây dựng Đảng của một thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, thành phố nghìn năm văn hiến, là thủ đô – trái tim của đất nước.”

Trước bà Hoài, ba đời bí thư thành ủy Hà Nội gần đây nhất là ông Hoàng Trung Hải (2016-2020), ông Vương Đình Huệ (2020-2021) và ông Đinh Tiến Dũng (2021-2024) đều được coi là những nhà kỹ trị – tức có chuyên môn, học vấn về kỹ thuật hoặc kinh tế và có quá trình công tác trong các lĩnh vực này.

Cả ba ông về sau đều gặp trục trặc trong sự nghiệp chính trị.

Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian làm Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021, ông Đinh Tiến Dũng đã “vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để Ban cán sự đảng, Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước”.

Từ đó, ông Dũng đã được “cho thôi” các chức vụ trong Đảng.

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh, Đây là lần đầu tiên Hà Nội có nữ bí thư Thành ủy

Bà Bùi Thị Minh Hoài là ai?

Bà Bùi Thị Minh Hoài 59 tuổi, có chuyên môn thạc sĩ luật, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Bà là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10 (dự khuyết), 11, 12 và 13; đại biểu Quốc hội khóa 15.

Bà Bùi Thị Minh Hoài có thời gian dài gắn bó với ngành thanh tra, kiểm tra và từng giữ các chức vụ: phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Nam; bí thư Thành ủy Phủ Lý; phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam…

Tháng 3/2011, bà giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, rồi phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Từ 4/2021, bà làm trưởng Ban Dân vận Trung ương cho đến nay.

Tháng 5/2024, bà Bùi Thị Minh Hoài được bầu bổ sung vào danh sách ủy viên Bộ Chính trị, cùng với ông Lê Minh Hưng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa và ông Đỗ Văn Chiến.

Chụp lại hình ảnh, Từ trái qua: ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bà Bùi Thị Minh Hoài, ông Lê Minh Hưng, ông Đỗ Văn Chiến

Vào thời điểm đó, Giáo sư Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, nhìn vào tiểu sử của những gương mặt được bầu mới này, cho thấy Đảng đang rất lo lắng “về công tác huy động quần chúng và sự kiểm soát của Đảng”.

“Họ đưa người đứng đầu Ban Dân vận Trung ương, người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trưởng ban Tuyên giáo Trung ương vào Bộ Chính trị. Bản thân trưởng ban Tuyên giáo là một cựu sĩ quan quân đội từ Tổng cục Chính trị.”

Giáo sư Abuza phân tích rằng, ba trong số bốn ủy viên Bộ Chính trị được bầu mới thì ngoại trừ ông Lê Minh Hưng, đều không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước hay trong lĩnh vực kinh tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4ngpgzpydko

Comments are closed.