Chuyện Việt Nam ngày Chủ nhật 03 tháng 9 năm 2023


Quê Hương tổng hợp


Hội nghị Trung ương 8: Vì sao Tổng Trọng sẽ chơi sát ván “một mất một còn” với Thủ tướng Chính?

02/9/2023 

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/09/Hinh-01-2-1550x872.jpg

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa 13 dự kiến sẽ khai mạc vào trung tuần tháng 10/2023. Với nội dung sẽ tập trung để bàn về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Tin hành lang cho biết, khả năng rất cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức nghỉ khi hết nhiệm kỳ Đại hội XIII, với lý do tuổi đã quá cao (82) và đã ngồi tới ba nhiệm kỳ Tổng Bí thư liên tiếp, các khóa XI, XII và XIII. Điều đó trái với quy định của Điều lệ Đảng.

Giới thạo tin cho biết, Tổng Trọng hoàn toàn không muốn nghỉ, vì lý do, trên cương vị Tổng Bí thư hơn chục năm, ông Trọng đã gây lắm thù và chuốc cũng lắm oán. Chuyện đó không chỉ ở Việt nam, mà chính trường ở các quốc gia độc tài toàn trị khác, đều có quy luật bất thành văn, “Cá ăn kiến rồi có ngày kiến ăn cá”.

Đó là lý do vì sao, hơn ai hết, Tổng Trọng hiện nay đang ở trong tâm trạng hết sức lo sợ. Đó là lý do vì sao, có những nguồn tin khả tín cho biết, ông Trọng cố gắng giữ quan hệ thật tốt với Bắc Kinh, với hy vọng, nếu có biến, Tổng Trọng sẽ tiếp bước ông Hoàng Văn Hoan, để sống nhờ những ngày cuối đời ở phương Bắc.

Vì lo sợ, nên vào những ngày tháng cuối cùng còn lại trên cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng quyết tâm phải xây dựng được một ê-kíp lãnh đạo, toàn tâm, toàn ý với mình. Đó là một Bộ Chính trị với 2/3, hoặc cả 4/4 nhân vật tứ trụ của Đại hội XIV, phải là người của Trọng. Vì phải như thế, Tổng Trọng mới có thể ăn ngon, ngủ yên trong những ngày cuối đời.

Một cái gai trong mắt Trọng trước đây đã bị nhổ, đó là cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Bảy Phúc can tội không thèm dấu diếm tham vọng giành chiếc ghế Tổng Bí thư, từ trước, trong và sau Đại hội 13, bất kể Trọng nghỉ hay không nghỉ. Chính Bảy Phúc là kẻ đầu têu, kiên quyết không chấp nhận người kế cận ghế Tổng Bí thư trước Đại hội XIII là Trần Quốc Vượng. Đó là lý do vì sao Trọng quyết định cứ ngồi lì lại ghế Tổng Bí thư tại Đại hội XIII, không giao cho Bảy Phúc.

Thực ra, tham vọng trở thành Tổng Bí thư ở các lãnh đạo cao cấp, từ tầm ủy viên Bộ Chính trị trở lên, là điều cần khuyến khích. Bởi đã là chính khách, ai mà không có tham vọng vươn tới chiếc ghế quyền lực nhất. Đúng ra, lãnh đạo Việt Nam không ai không có tham vọng làm Tổng Bí thư, vì nếu không, nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu thì, chỉ là bọn “không bị thần kinh thì cũng dở hơi”.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/09/Hinh-2-1-2-1550x872.jpg

Vậy mà, Tổng Trọng coi tham vọng đó là đặc quyền của ông ta, sợ tới mức dọa bóng dọa gió những điều cực kỳ vô lý, “sẽ không đưa vào Trung ương những ai có tham vọng quyền lực cũng như tham nhũng”. Nói như thế, nghĩa là, ai muốn ngồi ghế Tổng Bí thư thì ngang bằng phạm tội tham nhũng mức án lên đến tử hình, hay chung thân?

Đó là lý do mạng xã hội đặt câu hỏi, “cái thằng sợ mất ghế nhất là Tổng Bí thư như ông Trọng, vậy thì có là đối tượng có “tham vọng quyền lực” hay không? Và nếu thế, người không đưa vào Trung ương đầu tiên phải là ông Trọng chứ còn ai nữa?”

Đến nay, mượn việc xin thôi chức Chủ tịch nước của Bảy Phúc, vì trách nhiệm chính trị, vì cấp dưới là hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam có biểu hiện sai phạm. Nên loại được Phúc rồi, thì Trọng cũng bớt chứ vẫn chưa hết lo.

Và bây giờ, cái gai thứ hai mà Trọng quyết tâm phải nhổ, và nhổ cho bằng được, không ai khác, chính là Thủ tướng Phạm Minh Chính. Khác với Bảy Phúc, từ trước tới nay, Thủ Chính không có biểu hiện nhòm ngó ghế của Tổng Bí thư. Vì Chính thừa biết, có thách thì Trọng cũng chẳng giữ nổi và ngồi tiếp ghế rồng. Với tuổi cao, sức yếu như hiện nay, có cho thì Trọng cũng chịu.

Vậy vì sao Tổng Trọng lại thù Thủ Chính và thù từ bao giờ?

Khác với những người tiền nhiệm, Thủ Chính vốn đi lên từ tướng tình báo Bộ Công an và có bề dày kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Nên chiêu của Chính là chơi sách lược cản (trở). Nghĩa là, cứ đồng chí nào được Tổng Trọng nhắm để trở thành nhân vật kế nhiệm, lập tức, những nhân vật đó sẽ nhận được tin nhắn bóng gió, kiểu những sai phạm lộ ra là chết người. Như Chủ tịch Vương Huệ là một ví dụ.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/09/Hinh-03-1-1-1550x872.jpg

Nhưng cái vết nhơ duy nhất của Thủ Chính là tội công khai “mây mưa” với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thời làm Bí thư Quảng Ninh. Ở Việt Nam các doanh nhân bắt tay làm ăn với các quan chức là điều phổ biến, thử hỏi có ai không tham nhũng? Không bắt tay thông thầu thì đâu ra chênh lệch, để đút lót tiền chục tỷ?

Theo giới thạo tin, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người của phe Bộ Quốc phòng, song lại là cái gai trong mắt phe Đảng, cần phải loại bỏ. Vì lý do miếng bánh tiền hoa hồng từ các hợp đồng mua vũ khí đã bị Chính và Nhàn, cùng với phe cánh trong quân đội hớt tay trên, khiến Lương Cường và Tổng Trọng mất ăn.

Chuyện còn dài, mời quý vị xem tiếp các phần sau sẽ rõ, cuộc chiến cung đình, trước trong và sau Hội nghị Trung ương 8 và nhân sự ban lãnh đạo của Đại hội XIV sẽ gồm những ai?./.

Trà My – Thoibao.de 

https://thoibao.de/blog/2023/09/02


Việt Nam xảy ra gần 300 trận động đất trong 8 tháng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/huyen-kon-plong.jpg

Trong tổng số gần 300 trận động đất, có tới 95% số trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: earth.google.com) 

Trong tổng số gần 300 trận động đất, có tới 95% số trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), từ ngày 1/1 đến 31/8 đã ghi nhận tổng số 282 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,4 độ Richter xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong tổng số gần 300 trận động đất, có tới 95% số trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Đáng chú ý, chỉ riêng tháng 7/2023, Việt Nam xảy ra 93 trận động đất với độ lớn từ 2,5 đến 4,2 độ Richter. Trong đó, khoảng 90 trận động đất kích thích xảy tại huyện Kon Plông.

Các trận động đất còn lại xảy ra tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đỉnh điểm là ngày 7/7, đã liên tiếp xảy ra 15 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,2 độ Richter tại huyện Kon Plông.

Còn trong tháng 8/2023, có gần 40 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 3,6 độ Richter, chủ yếu là động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, động đất xảy ra liên tục tại Kon Tum. “Qua quan trắc, bước đầu chúng tôi đánh giá nguyên nhân của hiện tượng trên liên quan đến động đất kích thích do hồ chứa”, ông Anh nói.

Theo ông Anh, động đất có thể được phân làm 2 loại: Có nguồn gốc tự nhiên và do hoạt động của con người. Động đất tự nhiên hình thành do quá trình tích lũy năng lượng phát sinh bởi các đứt gãy kiến tạo hoặc ở vùng có phun trào núi lửa… tạo nên. Trong khi đó, động đất kích thích do hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa đập thủy điện, khai thác mỏ, vụ nổ hạt nhân.

“Việc phát sinh động đất kích thích hồ chứa phụ thuộc vào hoạt động địa chất kiến tạo, thể tích hồ chứa, độ cao, tốc độ và tần suất tích nước…”, ông Anh giải thích.

Ông Anh nói thêm rằng hiện tượng động đất kích thích này tương tự đã từng xuất hiện tại Thủy điện sông Tranh năm 2012 và đến nay vẫn còn động đất ở đây. Các trận động đất lớn thường kèm theo tiền chấn và dư chấn nên động đất sẽ thường xuất hiện theo chuỗi.

“Mặc dù các trận động đất có độ lớn nhỏ, không có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng để khẳng định nguyên nhân, dự báo xu thế hoạt động, độ lớn của động đất trong tương lai nhằm đánh giá khả năng gây thiệt hại cho các công trình dân sinh và thủy điện vẫn cần có những khảo sát, quan trắc và nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực Kon Tum và lân cận”, ông Anh cho hay.

Từ tháng 6/2021, đơn vị này đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm có thể xảy ra.

Đầu tháng 9/2022, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại Thủy điện Thượng Kon Tum, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm.

Minh Long


Hội An: Thu học phí xong, trường quốc tế đóng cửa!

An Vui /SGN

02/9/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/2.9.23_Anh-10.jpg

Bảng hiệu của trường quốc tế Green Shoots đã bị gỡ xuống – Ảnh: Giáo Dục Thời Đại 

Một trường quốc tế ở Hội An tuyển sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ thông đã bất ngờ đóng cửa, trong khi trước đó đã thu tiền học phí của phụ huynh!

Giáo Dục Thời Đại ngày 2 Tháng Chín 2023 cho biết đó là trường quốc tế Chồi Xanh (tên tiếng Anh: Green Shoots, thuộc công ty Giáo dục Chồi Xanh Việt Nam). Trường này có địa chỉ hoạt động tại phường Cẩm Châu (TP.Hội An, Quảng Nam).

Theo kế hoạch, ngày 22 Tháng Tám 2023, học sinh trường Green Shoots sẽ tựu trường. Tuy nhiên, ngày 8 Tháng Tám, phụ huynh có con học tại trường này bất ngờ nhận được email từ bà Catherine Clare Mckinley (52 tuổi, quốc tịch Anh, sáng lập và điều hành trường) thông báo tất cả học sinh đã được chuyển vào trường quốc tế Mỹ APU Đà Nẵng, tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Bà Catherine cũng cho biết không còn điều hành trường Green Shoots nữa.

Trường Green Shoots hoạt động từ năm 2013, do bà Catherine Clare Mckinley sáng lập và điều hành. Người đại diện pháp luật là bà Sue Lyn Ryan (55 tuổi, quốc tịch Australia), hiệu trưởng là bà Thái Thị Quyên và kế toán là bà Nguyễn Thị Luận.

Nhà trường đã tổ chức tuyển sinh học sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, niên khóa 2023 – 2024, với khoảng 95 em học sinh (11 em là người Việt Nam, còn lại là người ngoại quốc). Khoảng 1/3 số phụ huynh đã đóng xong học phí của năm học 2023 – 2024, từ 300 – 400 triệu đồng/học sinh, với tổng số tiền khoảng hơn 14 tỷ đồng ($580,580).

Phụ huynh trường Green Shoots bức xúc cho biết, hiện trường đã đóng cửa, mặt bằng bị thu hồi và không có bất kỳ cá nhân nào ở Green Shoots đứng ra chịu trách nhiệm, vì bà Catherine Clare Mckinley, chủ sở hữu công ty đã về Anh; bà Sue Lyn Ryan cũng đã về Australia.

Các đối tác Việt Nam như bà Thái Thị Quyên tuyên bố không can thiệp vào việc điều hành; còn bà Nguyễn Thị Luận không hợp tác giải quyết sự việc.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/2.9.23_Anh-9-640x480.jpg

Mặt bằng trường quốc tế Green Shoots đã bị bên cho thuê lấy lại, các thiết bị như bàn ghế, tủ, đồ trang trí lớp học đều bị thu dọn để ra ngoài – Ảnh: Giáo Dục Thời Đại 

Ngày 14 Tháng Tám, phụ huynh trường Green Shoots gửi email cho APU để nắm tình hình cũng như thương lượng về chương trình học của con em mình. Tuy nhiên, APU đã từ chối nhận học sinh Green shoots vì lý do APU không nhận được học phí của phụ huynh Green shoots!

Phẫn nộ, phụ huynh trường Green Shoots  gửi đơn đến cơ quan công an tố giác những cá nhân của trường này có dấu hiệu chiếm đoạt tiền học phí của học sinh. Theo đơn tố giác của phụ huynh, trong email, bà Catherine “đã không kèm bất cứ giải thích, lý do hoặc trao đổi nào về việc con em chúng tôi sẽ học ở trường APU, mặc dù hóa đơn chuyển tiền học phí đã nộp trước đó cho trường”.

Sau khi làm việc với phụ huynh học sinh và nhóm sáu giáo viên ngoại quốc của trường Green Shoots, ông Thái Viết Tường, giám đốc Sở Giáo dục Quảng Nam cho biết, Sở có hướng dẫn hiệu trưởng trường tìm thuê cơ sở vật chất ở một địa điểm khác để tiếp tục hoạt động theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận trước với phụ huynh, nhưng bà Thái Thị Quyên trả lời bà không có quyền quyết định, cũng như không được can thiệp sâu vào việc điều hành của trường.

Bất lực trước sự việc này, Sở đã cung cấp danh sách các trường ngoài công lập trên địa bàn có chương trình đào tạo tương đồng với trường Green Shoots để phụ huynh tham khảo, lựa chọn. Hiện có khoảng 50% học sinh của Green shoots đã chuyển sang các trường khác để học.

Về những kiến nghị của phụ huynh về tiền học phí đã nộp bị bốc hơi cùng với trường, ông Tường hứa đang làm việc với Ủy ban tỉnh Quảng Nam để có văn bản đề nghị Tòa đại sứ Anh tại Việt Nam mời bà Catherine Clare Mckinley quay trở lại Việt Nam để giải quyết.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/2.9.23_Anh-11-640x356.jpg

Việc Green Shoots đóng cửa bất ngờ khiến nhiều em học sinh bị mất chỗ học – Ảnh: Thanh Niên 

Thanh Niên ngày 30 Tháng Tám đã dẫn ý kiến của một phụ huynh có con đang học lớp 2 tại Green Shoots là bà B.T.: “Green Shoots thì đẩy trách nhiệm qua APU, trong khi đó APU lại từ chối nhận học sinh của Green Shoots. Và thế là, tất cả con em chúng tôi chúng tôi đã bị “đẩy ra đường” vì đã vào năm học mới nhưng nhiều em chưa xin được trường để học. Ngoài ra, Green Shoots không có bất cứ trao đổi nào về số tiền đã nhận của chúng tôi, trong khi đã tháo dỡ hết các công trình trường, chấm dứt hoạt động. Thời điểm này, bà Catherine Clare Mckinley và Sue Lyn Ryan đã bỏ về nước!”.

Theo bà T., việc Green Shoots bất ngờ đóng cửa đã khiến cả phụ huynh lẫn học sinh đều bị sốc và hoang mang. Riêng đối với các phụ huynh thì sự mất mát này không chỉ là tiền học phí mà là sự tổn hại đến tinh thần, vì ngày tựu trường cận kề, phụ huynh không kịp trở tay tìm trường mới cho con.

Bà T. tức giận: “Mỗi em học sinh khi theo học tại Green Shoots học phí mỗi năm phải mất từ 350 – 400 triệu đồng ($14,514 – $16,588/học sinh/năm). Hiện nay, một số em đã được phụ huynh xin cho học tại trường quốc tế khác, nhưng cũng có nhiều em vẫn chưa tìm được nơi nào để học.

Việc rũ bỏ trách nhiệm, lẩn trốn và không đứng ra cùng nhau bàn bạc tìm cách để đưa các em đến trường học là một việc làm quá nhẫn tâm đối với trẻ em!”.

Khi trao đổi với Thanh Niên, ông Thái Viết Tường, giám đốc Sở Giáo dục lại cho hay Green Shoots bất ngờ đóng cửa là do hết hợp đồng thuê nên bị chủ sở hữu lấy lại cơ sở vật chất, thu lại địa điểm dạy học (?)

Ông Tường thông tin thêm: “Trước mắt, để giải quyết vấn đề này Sở cũng đã đề nghị các bậc phụ huynh chưa đóng học phí năm học mới cho Green Shoots nên tìm trường khác để con em theo học.

Riêng đối với những em đã đóng hết học phí thì chúng tôi yêu cầu đại diện trường Green Shoots sớm giải quyết bằng cách thuê chỗ mới, mở lớp trở lại, tiếp tục đào tạo, giảng dạy như đã cam kết với phụ huynh”.

Lý do thực sự của việc trường Green Shoots biến mất chưa rõ thế nào, nhưng trước mắt, phụ huynh mất tiền mà con không có chỗ học… thiệt đúng là “họa vô đơn chí”!


Các tỷ phú ở Việt Nam đều có chung vài đặc điểm:

1. Người miền Bắc.

2. Du học cấp thạc sĩ và tiến sĩ ở Đông Âu trước 1991.

3. Khởi nghiệp ở Đông Âu cận và sau 1991.

4. Trở về Việt Nam sau khi thành công.

5. Làm giàu từ bất động sản, công nghiệp và ngân hàng. 3 ngành liên quan và hỗ trợ nhau.

10 tỷ phú trong tấm ảnh thì 5 làm bất động sản, 4 làm ngân hàng và 1 làm tiêu dùng.

Ở đây không nói vậy là đúng hay sai, mà chỉ phân tích. Nó nói lên ít nhiều cấu trúc của kinh tế Việt Nam. Đó là lấy bất động sản và ngân hàng làm gốc.


Thiếu kỹ sư có thể gây hại cho kế hoạch của Mỹ biến VN thành ‘đại bản doanh’ sản xuất chip

1 tháng 9 2023

Reuters

Nguồn hình ảnh, Reuters

Tình trạng thiếu kỹ sư kinh niên ở Việt Nam đang nổi lên như một thách thức chính đối với việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại nước này, và đối với kế hoạch của Mỹ nhằm thúc đẩy quốc gia Đông Nam Á này thành trung tâm sản xuất chip nhằm phòng ngừa rủi ro liên quan đến nguồn cung từ Trung Quốc, theo Reuters.

Công nghiệp bán dẫn dự kiến sẽ là tâm điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội vào 10/9 với mục tiêu chính thức nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước. Ông Biden sẽ đề nghị hỗ trợ Việt Nam tăng cường sản xuất chip, quan chức Mỹ cho biết.

‘Sản xuất tại các quốc gia bằng hữu’ trong ngành công nghiệp bán dẫn chiến lược là một trong những động lực chính của Washingotn để thuyết phục lãnh đạo cộng sản Việt Nam đồng ý nâng cấp mối quan hệ. Hà Nội ban đầu lưỡng lựu về việc này do lo ngại phản ứng từ Trung Quốc. 

Việc nâng cấp mối quan hệ có thể mang lại hàng triệu USD từ đầu tư tư nhân và một số khoản tài trợ công cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Nhưng giới chức, nhà phân tích và các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp này nói rằng một số lượng ít ỏi các chuyên gia được đào tạo sẽ là một trở ngại lớn cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất chip.

“Số lượng các kỹ sư phần cứng hiện có thấp hơn nhiều con số cần thiết để hỗ trợ các khoản đầu tư hàng tỷ USD,” khoảng một phần mười nhu cầu dự đoán trong vòng 10 năm tới, ông Vũ Tú Thành, giám đốc văn phòng Hội đồng Doanh nhân Mỹ-ASEAN tại Việt Nam, cho hay.

Đất nước 100 triệu dân này chỉ có 5000 đến 6000 kỹ sư phần cứng được đào tạo cho ngành sản xuất chip, trong khi nhu cầu dự kiến khoảng 20.000 trong năm nay và 50.000 trong một thập kỷ, ông Thành nói, dẫn số liệu ước tính từ các công ty và các kỹ sư. 

Ngoài ra còn có nguy cơ không đủ số lượng các kỹ sư phần mềm chip được đào tạo, theo ông Nguyễn Hùng, quản lý cao cấp về chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam.

Các bộ của Việt Nam phụ trách về lao động, giáo dục, thông tin, công nghệ và ngoại giao chưa phản hồi đề nghị bình luận của Reuters.

Vị trí thống lĩnh của Trung Quốc

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam – nơi xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm, theo số liệu của chính phủ Việt Nam, hiện đang tập trung vào khâu phụ trợ của chuỗi cung ứng – bao gồm lắp rắp, đóng gói và thử nghiệm chip – dù đang chậm chạp mở rộng sang các lĩnh vực khác như thiết kế. 

Nhà Trắng không nói rõ phân khúc nào trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ được ưu tiên, nhưng các giám đốc điều hành ngành công nghiệp này tại Mỹ đã chỉ ra rằng khâu phụ trợ là lĩnh vực tăng trưởng chính.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong các cân nhắc này. Gần 40% việc sản xuất phụ trợ trên toàn cầu là từ Trung Quốc vào năm 2019, theo Boston Consulting Group, trong khi chỉ 2% ở Mỹ. 27% ở Đài Loan, qua việc này mà Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xâm lược.

Điều này khiến phân khúc lắp ráp trở nên được tập trung nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn, sau sản xuất chip. Không ở phân khúc nào Bắc Kinh lại nắm vai trò thống lĩnh như vậy.

Điều đó xảy ra bất chấp việc Intel đã hoạt động ở miền nam Việt Nam khoảng 15 năm với công xưởng lớn nhất thế giới để lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip.

Nhưng, trong một dấu hiệu của sự quan tâm ngày càng tăng, đối thủ Amkor đang xây gần Hà Nội ‘một đại công xưởng hiện đại để lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trả lời trong chuyến thăm tới Hà Nội tháng trước.

Có thể sẽ có thêm đầu tư tư nhân, đặc biệt nếu một phần đáng kể trong 500 triệu USD theo Đạo luật CHIS của Mỹ cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được đầu tư vào VIệt Nam.

Mỹ cũng quan tâm tới việc thúc đẩy khả năng cung ứng vật liệu thô cho sản xuất chip của Việt Nam, đặc biệt là đất hiếm. Việt Nam ước tính là nước có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai sau Trung Quốc, ông Hùng từ ĐH RMIT của Việt Nam, nói.

Việt Nam đang xâm nhập vào phân khúc thiết kế chip nhỏ hơn. Công ty phần mềm thiết kế chip Synopsys của Hoa Kỳ hoạt động đây, đối thủ Marvell có kế hoạch xây dựng một trung tâm “đẳng cấp thế giới” và các công ty địa phương đang mở rộng.

Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm từ các nhà sản xuất máy sản xuất chip và có tham vọng xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên, vào cuối thập kỷ này.

Tuyển nhân công

Tuy nhiên, tham vọng trong lĩnh vực chất bán dẫn có thể chỉ là giấc mơ nếu việc thiếu nhân công lành nghề không được giải quyết thấu đáo, khiến Việt Nam trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đối thủ trong khu vực như Malaysia và Ấn Độ.

Intel đã liên tục thúc giục giới chức tăng cường số lượng công nhân lành nghề.

Intel đã xem xét nâng gần gấp đôi hoạt động trị giá 1.5 tỷ USD tại Việt Nam, theo các nguồn tin vào tháng trước, nhưng chưa rõ có phải nó vẫn chỉ là kế hoạch hay không sau khi thông báo các khoản đầu tư khổng lồ ở châu Âu vào tháng Sáu. Intel không hồi âm các đề nghị bình luận của Reuters.

Amkor có khoảng 60 cơ hội việc làm tại website của họ tại Việt Nam, chủ yếu là tuyển kỹ sư và quản lý. 

Một giải pháp thay thế có thể là nới lỏng các quy định về giấy phép lao động đối với các kỹ sư nước ngoài, điều hiện thời ‘rất khó để có được nhanh chóng,’ ông Thành từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN nói – cho tới khi nguồn lao động lành nghề được tăng cường một cách đầy đủ. 

Nhưng việc này đòi hỏi các thay đổi về quy định pháp luật, các thủ tục hành chính cần nhanh gọn hơn – điều không hề dễ dàng, theo một vài nhà ngoại giao và các doanh nhân tại Việt Nam.

Tổng thống Biden có ý định thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam về các chương trình phát triển nhân lực, Nhà Trắng cho hay trong một thông cáo, việc này có thể giúp mở rộng các sáng kiến về đào tạo hiện có.


Sầu riêng VN xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc bị cảnh báo kém chất lượng

RFA
02/9/2023

Sầu riêng VN xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc bị cảnh báo kém chất lượng

Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng đi nhiều nuớc trên thế giới 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCông thương 

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc liên tục bị các doanh nghiệp cảnh báo về chất lượng không đảm bảo.

Bà Đinh Anh Minh, Giám đốc Công ty AIKA Group (tại TP.Tsukuba, tỉnh Ibraki, Nhật Bản) nói trên tờ Thanh Niên trong ngày 2/9 rằng, đầu tháng 8 công ty bà mua hai kiện hàng với 13 quả sầu riêng tươi nhập khẩu từ VN đưa về cửa hàng bán lẻ. Trong số đó, chỉ có một quả sầu riêng chín, hai quả bị sượng hoàn toàn, hai quả bị non không thể chín, số còn lại thì bị nứt vỏ, cơm bị chua, khiến công ty bà chỉ thu hồi được 20% vốn.

Không chỉ công ty của bà Minh mà nhiều công ty khác có văn phòng đặt tại Tokyo, Nhật Bản và Trung Quốc xác nhận thị trường sầu riêng đang loạn giá dẫn đến loạn chất lượng, vừa qua có nhiều lô hàng sầu riêng bị thối hỏng, không thể chín khi bị cắt non.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), cho biết vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng VN hiện nay là chưa có bất cứ quy định nào để kiểm soát chất lượng. Trong khi nhìn sang Thái Lan, nông dân được tập huấn hướng dẫn rất kỹ về quy trình canh tác, từ khi cây ra hoa, xả nhụy đã phải ghi chép, buộc dây đánh dấu, khi đủ ngày phải cắt trái kiểm tra, nếu chất lượng đảm bảo mới được phép cắt bán cho DN. Chính vì cách quản lý này nên sầu riêng của Thái Lan có chất lượng đồng nhất.

Liên quan đến phản ánh này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn -NN-PTNT Hoàng Trung cho biết Bộ NN-PTNT cũng nhận được phản ánh từ các DN xuất khẩu về tình trạng sầu riêng bị cắt non, chất lượng không đảm bảo, sang đến thị trường nhập khẩu bị thối hỏng phải đổ bỏ. Dù số lượng các lô hàng này không nhiều nhưng tác động rất tiêu cực đến uy tín, hình ảnh sầu riêng VN. Giá trị xuất khẩu rất lớn, đầu ra tiêu thụ tương đối ổn định nên vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng là phải giữ được thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững và xác định phải cạnh tranh với các nước khác bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng.

Qua đó, ông Trung được tờ Thanh Niên dẫn lời nói rằng Bộ NN-PTNT đã nhận thức rất rõ những vấn đề của ngành sầu riêng và đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng quy trình canh tác, tiêu chuẩn thu hoạch sầu riêng phải đáp ứng yêu cầu về kích cỡ, màu sắc, chất lượng ra sao, chứ không có kiểu “thu hoạch một dao”, non hay già đều cắt hết sẽ tổn hại đến uy tín, thương hiệu sầu riêng VN ở các thị trường xuất khẩu.


TPHCM: Vụ hỗn loạn lấy quà từ thiện không đảm bảo an ninh trật tự

RFA
02/9/2023

TPHCM: Vụ hỗn loạn lấy quà từ thiện không đảm bảo an ninh trật tự

Cảnh chen lấn, xô đẩy để lấy quà từ thiện ở cơ sở chuyên khoa thẩm mỹ JT Angel 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngảnh cắt từ clip/TPO 

Uỷ ban nhân dân quận 6 thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu mời chủ cơ sở chuyên khoa thẩm mỹ JT Angel lên làm việc xử lý theo quy định sau khi mạng xã hội lan truyền video dài ba phút ghi cảnh “hỗn loạn” chen lấn để nhận quà từ thiện tại cơ sở này.

Việc gây hỗn loạn tại cơ sở thẩm mỹ JT Angel diễn ra hôm 31/8 được nói khiến lực lượng an ninh trật tự, công an phường 13 quận 6 bất lực trong việc điều tiết đám đông. Nhiều người đã bị té ngã, ngất xỉu trong lúc xô đẩy để nhận quà từ thiện. Nhiều tài sản tại cơ sở thẩm mỹ cũng bị hư hỏng sau việc phát quà.

Hôm 2/9, truyền thông cho biết, đại diện UBND quận 6 đã có báo cáo ban đầu về việc phát quà từ thiện không đảm bảo an ninh trật tự tại tại cơ sở chuyên khoa thẩm mỹ JT Angel trên đường An Dương Vương, phường 13, quận 6.

Theo báo cáo, vào khoảng 15h ngày 31/8, tại cơ sở trên do bà L.T.H.N. (37 tuổi, ngụ quận 1 – đại diện cơ sở) tổ chức phát quà từ thiện (khoảng 500 phần quà nhân ngày Vu Lan năm 2023).

Tại thời điểm đó có khoảng hơn 250 người dân tập trung tại khu vực, do đoạn đường trên khá hẹp nên đã gây tình trạng ùn tắt giao thông, gây khó khăn cho việc di chuyển các phương tiện giao thông trên đường.

Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND quận 6 đã chỉ đạo Công an quận 6 cùng UBND phường 13 triển khai lực lượng nắm tình hình, điều tiết giao thông, và vận động người dân giải tán. Đến khoảng 16h cùng ngày, tình hình trật tự mới được ổn định trở lại.

Trong ngày 2/9, UBND quận 6 đã chỉ đạo các đơn vị mời chủ cơ sở để làm việc, xử lý theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo UBND quận 6 đã chỉ đạo UBND 14 phường trên địa bàn kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhớ để không xảy ra tình trạng tương tự.

Hôm 1/9, đại diện Bệnh viện thẩm mỹ JT Angel cũng xác nhận với truyền thông có vụ việc trên.

Comments are closed.