Chuyện Việt Nam Thứ Năm 12/10/2023: *Nhà máy bán dẫn hoạt động *Mỏ đất hiếm Yên Bái bị Công an phong tỏa *Vingroup và Úc sản xất pin *Không lẽ dân tộc này lại bất hạnh thế sao? (BS Sơn) *Lâm Đồng: hiệu trưởng quan hệ tình dục với trẻ 15 tuổi *Gia Lai: Vỡ đập thủy điện *Chủ tịch tỉnh không tiếp dân’ *Sài Gòn: Mưa 30 phút, cá bơi ngoài đường


Quê Hương tổng hợp


Nhà máy bán dẫn lớn nhất Việt Nam bắt đầu hoạt động

11/10/2023

Nhà máy bán dẫn  lớn nhất Việt Nam bắt đầu hoạt động

Lễ khánh thành nhà máy chip bán dẫn của Tập đoàn Amkor tại Khu Công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh hôm 11/10/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCổng thông tin tỉnh Bắc Ninh 

Nhà máy bán dẫn của Tập đoàn Amkor, Hoa Kỳ, tại Khu Công nghiệp Yên Phong 2, tỉnh Bắc Ninh được khánh thành vào sáng ngày 11/10.

Truyền thông Nhà nước loan tin cho biết Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và lãnh đạo Tập đoàn Amkor bấm nút khánh thành nhà máy vừa nêu.

Đây là nhà máy bán dẫn thứ hai nhưng là nhà máy bán dẫn lớn nhất tại Việt Nam. Nhà máy bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam là của Tập đoàn Hana Micron do Hàn Quốc đầu tư tại Khu Công nghiệp Vân Trung thuộc tỉnh Bắc Giang được khánh thành hồi tháng chín vừa qua.

Nhà máy của Amkor tại Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD và hiện tuyển dụng khoảng 2.000 lao động. Kế hoạch đến năm 2035 sẽ tuyển dụng khoảng 10.000 người.

Hana Micron cho biết đến trước năm 2025, vốn đầu tư vào sản xuất chip tại Việt Nam sẽ là một tỷ USD.


Mỏ đất hiếm ở Yên Bái bị Bộ Công an phong tỏa

11/10/2023

Mỏ đất hiếm ở Yên Bái bị Bộ Công an phong tỏa

Bên trong khu mỏ đất hiếm Yên Phú (tỉnh Yên Bái) của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngDân Trí/ Văn Đức 

Mỏ đất hiếm do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương đang khai thác tại tỉnh Yên Bái đang bị Bộ Công an phong tỏa vì có nghi vấn vi phạm pháp luật Việt Nam.

Truyền thông Nhà nước dẫn lời lãnh đạo Công an huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) cho biết việc phong tỏa được thực hiện bởi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an vào ngày 9/10. Cục này đã làm việc với Ban Giám đốc và một số người trong công ty này để điều tra về dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tin không nói rõ dấu hiệu về vi phạm là gì.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương được cấp phép thăm dò đất hiếm tại mỏ ở địa bàn xã Yên Phú, huyện Văn Phú, tỉnh Yên Bái từ tháng 6/2013. Diện tích được khai thác là 6,24 ha, mức khai thác sâu +35 mét và thời gian khai thác tám năm.

Vào tháng 5 vừa qua, Reuters loan tin sản lượng đất hiếm khai thác của Việt Nam trong năm 2022 tăng 10 lần so với năm trước đó, khi mà nhiều khách hàng trên thế giới tìm đến mua nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.

Hoa Lục được đánh giá là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, gấp đôi Việt Nam, đứng thứ nhì với chừng 22 triệu tấn.

Đất hiếm là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái Đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Đất hiếm được dùng trong sản xuất các loại thiết bị, linh kiện cho công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, lọc hóa dầu, luyện kim, quân sự và một số lĩnh vực khác.


Vingroup hợp tác với công ty Úc để sản xất pin ở Việt Nam

11/10/2023

Vingroup hợp tác với công ty Úc để sản xất pin ở Việt Nam

Nhà máy sản xuất pin Lithium của Vingroup ở Hà Tĩnh 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVietNamFinance 

Công ty VinES Energy Solutions (VinES) thuộc tập đoàn Vingroup vừa ký một biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty của Australia để sản xuất pin ở Việt Nam. Reuters dẫn thông báo của Công ty EcoGraf có trụ sở tại Úc cho biết như vậy  hôm 9/10.

Cụ thể, EcoGraf sẽ đánh giá khả năng xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu pin cực dương ở Việt Nam với VinES.

EcoGraf sẽ giúp VinES bằng cách sử chuyên môn về than chì của nhà tạo mẫu và công nghệ xử lý vật liệu cực dương pin đã được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ; đổi lại, phía Vingroup sẽ giúp EcoGraf về mặt dịch vụ để mở rộng kế hoạch của công ty tại Mỹ.

Theo thông báo của EcoGraf, công ty sẽ đánh giá khả năng kết hợp nội địa hóa việc cung cấp vật liệu chì ở Việt Nam với nguyên liệu thô tương lai từ dự án Epanko của công ty ở Tanzania.

VinES và EcoGraf ban đầu sẽ đánh giá chất lượng các nhà cung cấp than chì địa phương của Việt Nam nhằm đưa sản xuất trong nước vào chuỗi cung ứng. Sau đó, cả hai sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi về cơ sở BAM được đề xuất. Dựa trên những kết quả tích cực, hai bên sẽ ký kết các thỏa thuận thương mại để phát triển, xây dựng và vận hành cơ sở BAM mới.

Hiện VinES đã có một nhà máy sản xuất pin hãng tại Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh). Nhà máy cung cấp pin Lithium dành cho các dòng xe ô tô điện và buýt điện của VinFast.


Bs. Võ Xuân Sơn – Không lẽ dân tộc này lại bất hạnh đến thế sao?

11/10/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/1-40cv-700x480.jpg

Hôm rồi gặp anh bạn. Anh em vẫn thường like qua like lại trên fb, nhưng ít khi nói chuyện nghiêm túc trực tiếp với nhau. Anh ấy nói rằng có nhiều người nói anh Sơn viết rất mạnh, nhưng gần đây không thấy viết mạnh mẽ như trước.

Tôi không nghĩ mình lại được nhiều người quan tâm đến như thế. Lại còn được chú ý cả việc viết như thế nào. Rất cám ơn sự quan tâm của các bạn. Cá nhân tôi rất cảm kích khi được các bạn quan tâm và chú ý cả việc tôi viết gì, viết như thế nào.

Trong hành nghề y, tôi luôn chú trọng đến tính hiệu quả, và cân nhắc, so đo giữa lợi ích và thiệt hại. Bất cứ một phương pháp điều trị nào cũng đều có hai loại tác động lên người bệnh, đó là tác động có lợi và tác động có hại. Tôi luôn cân nhắc thiệt hơn giữa hai loại tác động này, và thường khuyên người bệnh chọn loại nào có lợi nhất cho họ, tức là lợi ích lớn nhất, và thiệt hại nhỏ nhất.

Trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, tôi cũng có suy nghĩ như vậy. Việc viết lách, phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay là một mối nguy hiểm đối với người viết. Chúng ta đều biết, nhiều người đã bị bắt, hoặc tệ hơn là bị lưu đày biệt xứ. Thậm chí còn có cả những tin đồn khác, nguy hiểm hơn so với việc bị bắt, hoặc bị lưu đày.

Trong thời gian dịch, tôi đã viết rất “mạnh”, vì những “thiệt hại” cho cá nhân tôi lúc đó sẽ là rất nhỏ so với những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu nếu tôi và những người nhìn ra vấn đề, cùng im lặng. Nếu như có bị “thiệt hại” gì, thì “thiệt hại” ấy có chút ý nghĩa. Còn bây giờ, nếu tôi bị “thiệt hại” gì, thì “thiệt hại” đó là vô ích, vì dù có viết gì thì cũng chẳng thay đổi được gì cả.

Đấy là chưa kể, khá nhiều người nổi tiếng trong việc phản biện xã hội, đã lập tức block tôi, hoặc unfriend, hoặc đơn giản không tương tác với tôi, chỉ vì tôi phản biện một ý kiến nào đó của họ. Qua những gì đã xảy ra trong thời gian vừa qua, tôi cho rằng cái xã hội mà chúng ta đang sống đã hết thuốc chữa. Việc biến đổi nó có thể nói là vô vọng, ngoại trừ một điều kiện.

Mà với những gì chúng ta đang thấy hiện nay, thì chỉ có phép màu mới cứu vớt được chúng ta. Tất nhiên, như chúng ta đều biết, Ông Bụt thì chỉ có trong cổ tích mà thôi.

Không lẽ dân tộc này lại bất hạnh đến thế sao?


Long An phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/tp-hcm-da-co-13-ca-benh-dau-mua-khi.jpg

Long An phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên. (Ảnh minh họa: angellodeco/shutterstock) 

Ngày 11/10, Sở Y tế Long An cho biết một người đàn ông 42 tuổi, làm nghề phụ bếp, ở thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Đây là ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Long An, cũng là ca đầu tiên tại miền Tây và thứ 16 cả nước.

Ông Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế Long An, nói sức khỏe bệnh nhân hiện ổn định, đang tự theo dõi và cách ly tại nhà, không sốt, các vết mụn nước ở tay đã khô.

Theo điều tra dịch tễ, người này tạm trú tại thị trấn Cần Giuộc, phụ bếp ở TP.HCM, sống cùng với một nam thanh niên 31 tuổi làm nghề sửa xe. Mỗi ngày, người phụ bếp đến TP.HCM làm việc, đến tối trở về nhà.

Ngày 6/10, bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám với các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Sở Y tế Long An ghi nhận một người tiếp xúc gần bệnh nhân, là nam thanh niên 31 tuổi sống cùng nhà. Trường hợp tiếp xúc này hiện sức khỏe bình thường, không sốt, không nổi hạch, không có mụn nước, đã tự cách ly tại nhà và đang được ngành y tế theo dõi bệnh lý.

Đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 13 ca đậu mùa khỉ, Bình Dương 2 ca, Long An 1 ca. Trong đó một nữ bệnh nhân ở Bình Dương đã hồi phục sức khỏe, xuất viện hai ngày trước.

Đáng chú ý, phần lớn các bệnh nhân này cũng chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Các chuyên gia cho rằng mầm bệnh đã âm thầm lưu hành trong cộng đồng, những bệnh nhân trên được xem là “ca nội địa”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11/5. Tháng 5 năm ngoái, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, do đây là bệnh mới nổi.


Lâm Đồng: Một hiệu trưởng bị tố cáo quan hệ tình dục với trẻ 15 tuổi

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/lam-dong-mot-hieu-truong-bi-to-cao-giao-cau-voi-tre-15-tuoi.jpg

Một hiệu trưởng bị tố cáo giao cấu với trẻ 15 tuổi. (Ảnh minh họa: shutterstock) 

Hiện công an TP. Bảo Lộc đang phối hợp VKS cùng cấp củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông T.S.H. vì hành vi “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.l

Theo báo chí nhà nước, 20h ngày 3/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Bảo Lộc nhận đơn tố cáo từ em H.N.T.M. (SN 2008, ở TP. Bảo Lộc) về việc bị người khác xâm hại tình dục, xảy ra vào ngày 2/10 tại khách sạn H.V. (phường B’Lao, TP. Bảo Lộc).

Quá trình điều tra vụ việc, công an xác định người xâm hại tình dục em M. là ông T.S.H. (SN 1981, ngụ huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) – Hiệu trưởng một trường THCS & THPT ở huyện Bảo Lâm.

Theo công an, cuối tháng 8/2023, ông H. đi mua đồ ăn tối tại TP. Bảo Lộc và gặp em M. (là người bán hàng).

Sau đó ông H. có trao đổi số điện thoại với em M. và nhắn tin qua lại với nhau.

Khoảng 10h ngày 2/10, ông H. nhắn tin hẹn M. đến khách sạn H.V. và M. đồng ý. Sau khi M. đến phòng hẹn, ông H. và M. đã quan hệ tình dục.

Ngày 3/10, người nhà M. xem điện thoại em thì phát hiện nội dung trao đổi của ông H. và M. nên đưa em này đến công an trình báo sự việc.

Công an TP. Bảo Lộc xác định hành vi của ông H. đủ yếu tố cấu thành tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” quy định tại Khoản 1, Điều 145, Bộ luật Hình sự.

Hiện công an đang phối hợp VKS củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Minh Long

Minh Long


‘Đề nghị công khai những bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không chịu tiếp dân’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/de-nghi-cong-khai-nhung-bo-truong-chu-tich-tinh-khong-chiu-tiep-dan.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị làm rõ và công khai thông tin các đơn vị nào mà người đứng đầu không trực tiếp tiếp dân, kể cả cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng các ngành, đồng thời báo cáo Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn) 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị làm rõ và công khai thông tin các đơn vị nào mà người đứng đầu không trực tiếp tiếp dân, kể cả cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng các ngành, đồng thời báo cáo Quốc hội.

Chiều ngày 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay việc công dân trực tiếp đến các bộ, ngành để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh so với ở địa phương, nhất là về số lượng đoàn đông người (ở các bộ, ngành tăng 268,6%). Điều này cho thấy tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương năm 2023 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo ông Tùng, việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh đạt 79%, cao hơn 2% so với năm 2022 và cao hơn 23% so với bình quân 5 năm giai đoạn 2016 – 2021.

Tuy nhiên, việc trực tiếp tiếp dân của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa đạt yêu cầu (chỉ đạt 45%) và cũng mới chỉ đạt 92% số ngày tiếp theo quy định. “Đề nghị Chính phủ bổ sung làm rõ lý do của việc bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp ít, ủy quyền nhiều”, ông Tùng nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị làm rõ và công khai thông tin các đơn vị nào mà người đứng đầu không trực tiếp tiếp dân, kể cả cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng các ngành, đồng thời báo cáo Quốc hội.

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp; từ đó giúp cho công tác tiếp công dân ở các nơi này có chuyển biến.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, thực tế có nhiều người đứng đầu địa phương “đúng là rất bận nhưng cũng không dành thời gian tiếp dân”.

Theo ông Cường, qua tiếp xúc cử tri ở các địa phương, nhiều phản ánh về việc bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp dân.

“Theo quy định, mỗi tháng, người đứng đầu cấp ủy tiếp dân một lần nhưng không nhiều địa phương đảm bảo việc này. Chủ tịch UBND tỉnh cũng vậy, chủ yếu là giao cấp phó làm thay”, ông Cường nói.

Ông đề xuất công khai bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh tiếp dân không đảm bảo quy định thì tốt, nhưng “cũng rất nhạy cảm, tế nhị”. Thay vào đó, theo ông Cường, cần có quy định để buộc các đơn vị giải trình để họ phải thay đổi, quan tâm hơn đến việc tiếp dân.

Minh Long


Gia Lai: Vỡ tường đập thủy điện, hoa màu bị lũ cuốn trôi

Lê Thiệt /SGN
11 tháng 10, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-vo-dap-thuy-dien-1.jpg

Hiện trường vụ vỡ đập thủy điện tại Gia Lai – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Tối ngày 10 Tháng Mười, ông Từ Ngọc Thông, phó chủ tịch UBND huyện Chư Prông (Gia Lai), cho biết công trình thủy điện Ia Glae 2 đang xây dựng trên địa bàn xã Ia Ga vừa bị vỡ đập dẫn nước.

Vụ vỡ đập này tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm tan hoang hàng chục hecta hoa màu của người dân dọc hai bên suối phía hạ lưu công trình.

Tại hiện trường, người ta thấy đoạn tường đập thủy điện bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 3m, dài trên 50m, bị sụp đổ hoàn toàn. Nhiều mảng đập lớn bị nước lũ cuốn vẫn còn ngổn ngang dưới thân đập.

Một người nói: “Bê tông cỡ đó mà còn bị gẫy đổ, thì cây cối vườn tược của dân bị cuốn phăng cũng phải thôi. May là không có người nào thương vong, và nhà cửa cũng không bị thiệt hại”.

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Binh – giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai – cho biết hiện nay các cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân, nên chưa thể nói gì được. Tuy thế, ông cũng đưa ra một vài lý giải về vụ việc. Ông Binh nói:

“Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trường cho thấy vụ vỡ tường đập tại đập tràn tự do của Nhà máy thủy điện Ia Glae 2 xảy ra khi công trình đang xây dựng và chưa tích nước.

Hơn nữa, qua kiểm tra phía thượng nguồn của khu vực dòng suối, cách xa vị trí đang xây dựng thủy điện có hai đập nhỏ do người dân xây dựng trái phép cũng bị vỡ trong trận lũ quét rạng sáng 9-10”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-vo-dap-thuy-dien-2.jpg

Ngổn ngang sau vụ vỡ đập thủy điện – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Cũng theo ông Binh, có thể người dân xây dựng trái phép các đập phía trên thượng nguồn suối để làm hồ chứa trong thời gian trước đây nhằm lấy nước tưới cà phê vào mùa khô. Từ đó, ông nhận định rằng trong trận lũ quét vừa qua, khi lượng mưa lớn đổ về quét dòng suối cũng làm các hồ chứa này vỡ. Có thể do áp lực dòng chảy lớn và áp lực đột ngột từ hai hồ chứa phía trên bị vỡ nên là nguyên nhân của vụ vỡ đập tràn đang thi công tại dự án thủy điện.

Lời giải thích của ông Binh không được độc giả báo Tuổi Trẻ đồng tình. Ở ngay dưới bản tin, độc giả Vyvy cho rằng lời giải thích của ông Bình làm cho người ta “cứ ngỡ vỡ cái ao làng do mưa lớn” chứ không phải vỡ cái đập làm bằng bê tông.

Độc giả Long Nguyễn thắc mắc: “Ủa. Không lẽ đập không thiết kế để chịu mưa và lũ sao?!!”

Độc giả Tuan nhìn ra nguyên nhân từ một hướng khác khi thấy mấy đoạn bê tông bị vỡ chỉ được “kết cấu lèo tèo mấy cọng râu thép”. Điều này được hiểu rằng công trình này có thể đã bị “rút ruột”, nên mới dễ dàng bị lũ cuốn phăng đi như thế (?!)

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-vo-dap-thuy-dien-3.jpg

Ông Đặng Văn Dậu bên vườn cây tan hoang sau khi cơn lũ quét qua. Ông chưa rõ sẽ được chính quyền và công ty xây dựng đập thủy điện bồi thường như thế nào – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Dù sao, đó chỉ là một số nhận định mang tính chủ quan. Chiều 11 Tháng Mười, ông Nguyễn Hữu Quế – phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – cho biết đang cùng đoàn công tác vào kiểm tra hiện trường vụ vỡ tường đập tại thủy điện Ia Glae 2. Người dân đang chờ kết luận từ đoàn công tác này.

Ông Quế đánh giá vụ vỡ tường đập thủy điện là sự việc nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Để giải quyết vụ việc, ông Quế cho rằng trước hết Sở Công thương phải rà soát lại năng lực đơn vị thi công có đủ điều kiện hay không.

Kế đến, phải kiểm tra quy trình thi công bảo đảm hay không, về quy trình làm có thể đúng, nhưng xem lại thời điểm làm tường ngăn trong hồ sơ thiết kế, thi công trong thời điểm nào. Phải kiểm tra tổng thể, nếu không đúng phải xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh.

Một người dân địa phương nói: “Ông lãnh đạo nào nói cũng hay, nhưng rồi dân chờ mãi chẳng thấy kết luận nguyên nhân từ đâu. Mọi việc cứ như thế chìm xuồng dần. Giờ thì chỉ có thấy tụi tui mới tin, chứ chẳng nghe mấy ổng nói nữa”.

Theo thiết kế, thủy điện Ia Glae 2 có công suất 12MW. Vốn đầu tư của dự án này là trên 423 tỉ đồng, do Công ty cổ phần thủy điện Khải Hoàng làm chủ đầu tư.


Sài Gòn: Chỉ mưa 30 phút, bắt được cá bơi ngoài đường

Lê Thiệt /SGN
10 tháng 10, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-Ca-boi-tren-duong-4.jpg

Mưa lớn, nhân viên thoát nước bắt được cá bơi trên đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp) – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Trưa ngày 10 Tháng Mười, một cơn mưa trút nước xối xả xuống nhiều quận huyện Sài Gòn, nên chỉ khoảng 30 phút, nhiều tuyến đường ngập nước mênh mông như Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân (TP Thủ Đức).

Có nơi nhân viên thoát nước, trong lúc thông cống còn bắt được cả… cá!

Theo báo Tuổi Trẻ, cứ mỗi lần mưa, lại xuất hiện những hình ảnh “thân thương” trên đường phố như người dân bì bõm đẩy xe qua đoạn đường ngập ngang đầu gối, hoặc một cô gái té sõng soài vì một xe tải chạy nhanh tạo con sóng quá lớn,… Nhưng để bắt được cá bơi trên đường thì quả thật chắc là chuyện hy hữu.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-Ca-boi-tren-duong-2.jpg

Xe chết máy, người dân bì bõm đẩy xe qua quãng ngập trên đường Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Tại đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp),khi nước dâng cao chảy xiết, nhân viên thoát nước bắt được con cá chẳng biết thoát ra từ đâu, đang tung tăng bơi trên đường ngập nước.

Anh Minh Khôi (35 tuổi, nhân viên ngân hàng) cho hay: “Mình vừa đi về được 5 phút thì trời trút cơn mưa lớn, qua tới đường Nguyễn Văn Khối nước ngập không còn thấy mặt đường nữa”.

Lúc đó thì chẳng biết đâu là đường, đâu là lề đường, vì chỗ nào cũng ngập.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-Ca-boi-tren-duong-1.jpg

Học sinh tan trường vất vả đẩy xe qua đoạn đường ngập – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Trong khi đó, tại đường Dương Văn Cam (TP Thủ Đức), người dân chật vật tát nước ra khỏi nhà, kê cao bàn ghế để tránh hỏng hóc. Các tuyến đường xung quanh chợ Thủ Đức cũng ngập trong biển nước, tiểu thương ngao ngán vì chẳng ai buồn đi chợ mua hàng. Chắc họ cũng đang bận rộn tát nước, hay bắt cá nấu nồi canh chua.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/02-Ca-boi-tren-duong-3.jpg

Bà Hai (TP Thủ Đức) cho biết nếu mưa to thêm 30 phút, nước ngập lút ghế đá trước nhà – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Theo dự báo thời tiết thì Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác sẽ còn tiếp tục bị mưa, nên khả năng những con cá không cần phải “vượt vũ môn”, vẫn tìm đường bơi ra đường dạo phố được.

Chỉ tội những người nuôi cá, thời tiết cứ thế này thì chỉ có nước… phá sản!


Comments are closed.