Chuyện Việt Nam Thứ Tư 24/05/2023


Quê Hương tổng hợp


AI kêu gọi Việt Nam bãi bỏ cáo buộc vu khống cho nhà hoạt động nhái nhạo theo “Thánh Rắc Muối”

23/5/2023

Những người bạn cầm biển yêu cầu trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm tại Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng hôm 15/5/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook/Peter Lam Bui 

Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International-AI) vào ngày 23/5 ra kêu gọi yêu cầu Việt Nam bãi bỏ cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” đối với nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, người theo dự kiến sẽ phải ra tòa ngày 25/5 tới đây.

Hồi tháng 11/2021, ông Lâm bị Công an Thành phố Đà Nẵng triệu tập để làm việc về video mà ông này nhại theo hành động rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng Nurset GoKce, có biệt danh, “Salt Bae”. Video của ông Bùi Tuấn Lâm được thực hiện sau khi có video về bữa ăn bò giát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại nhà hàng của Salt Bae tại London.

Ông Lâm được gọi là “Thánh Rắc hành”. Tài khoản Facebook và kênh YouTube của ông có hơn 12.000 người theo dõi; trên đó ông chia sẻ quan điểm về các vấn đề nhân quyền và xã hội tại Việt Nam, thường với cách châm biếm.

Bà Montse Ferrer, Phó Giám đốc Lâm thời về Nghiên cứu Khu vực của AI, nêu rõ trong thông cáo báo chí rằng “Cơ quan chức năng Việt Nam truy bức ông Bùi Tuấn Lâm chỉ vì những bài viết và video đăng trên mạng; điều này cho thấy mức độ bác bỏ quyền tự do bày tỏ của người dân cho dù sự lên tiếng đó vô hại, vui đùa hay mỉa mai. Sự châm biếm không phải là tội. Tình trạng qua mặt công lý như thế phải chấm dứt. ”

Theo bà Montse Ferrer, cáo buộc đối với ông Bùi Tuấn Lâm đặt ra vấn đề về cam kết của Việt Nam trong thực thi các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.

AI kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam cần phải chấm dứt việc sử dụng tràn lan Điều 117 Bộ luật Hình sự. Ông Bùi Tuấn Lâm nếu bị kết tội sẽ phải đối diện với mức án lên đến 12 năm tù giam.


Tàu hải quân Trung Quốc thăm cảng Đà Nẵng 

23/5/2023 – VOA Tiếng Việt 

Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5/2023 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, kênh VNews loan tin. 

Tàu Hải quân Trung Quốc Thích Kế Quang (Qi Jiguang) hôm 23/5 cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm “hữu nghị” kéo dài hai ngày, và sẽ tiến hành luyện tập chung vận động đội hình với Hải quân Vùng 3 của Việt Nam.

Trang Global Times của Trung Quốc hôm 23/5 dẫn thông báo của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết tàu Thích Kế Quang cập cảng Đà Nẵng trong chuyến hải hành biển xa, bao gồm thăm viếng và huấn luyện, với Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên.

Truyền thông Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, phía Trung Quốc đề nghị cử tàu hải quân thăm “xã giao” Việt Nam.

Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại các vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng – cơ quan chủ quản trên danh nghĩa của huyện đảo Hoàng Sa, nhưng thực chất bị Trung Quốc chiếm đóng từ nhiều thập kỷ qua – bày tỏ sự “vui mừng” khi đón tiếp chỉ huy, sĩ quan, thủy thủ tàu huấn luyện Thích Kế Quang của Hải quân Trung Quốc. Báo Đà Nẵng dẫn lời bà Yến nói rằng chuyến thăm của tàu “khẳng định tình hợp tác, hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Trung Quốc với thành phố Đà Nẵng”.

Tàu Thích Kế Quang, với 476 thủy thủ và học viên, dự kiến sẽ tiến hành thao dượt chung với Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 3 của Việt Nam vào ngày 25/5, trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, theo trang VNExpress.

Chuyến thăm này là “hoạt động trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc, nhằm góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị nói chung, quan hệ giữa lực lượng hải quân hai nước nói riêng”, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho biết hôm 23/5.

Cổng thông tin của PLA cho biết tàu huấn luyện Thích Kế Quang (số hiệu 83) trực thuộc đội tàu huấn luyện của Học viện Hải quân Đại Liên, đã khởi hành từ một cảng quân sự ở Đại Liên vào ngày 15/5, để tiến hành huấn luyện học viên ở vùng biển xa, và thăm 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Brunei và Philippines.

Trong hành trình kéo dài gần 40 ngày, tàu sẽ đi qua Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Tây Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành huấn luyện hơn 130 chủ đề trong 6 hạng mục, nhằm nâng cao “khả năng hoạt động trên biển, kỹ năng và năng lực chuyên môn” của họ.

Trang tin Chinamil.com.cn của PLA cho biết ngoài các khóa học về địa lý và điều hướng, thiên văn học và đi biển, v.v…, họ cũng sẽ thực hiện các bài tập bắn súng chính và phụ, và bắn vũ khí hạng nhẹ theo kịch bản triển khai chống khủng bố và chống cướp biển.

Chuyến đi này đánh dấu chuyến huấn luyện hàng hải và chuyến thăm thứ ba ở “vùng biển rộng” của tàu huấn luyện Thích Kế Quang.

Tàu Thích Kế Quang, được hạ thủy và nghiệm thu năm 2017, có trang bị một số pháo, súng máy và có sức chứa hơn 400 người, theo PLA. Tàu được đặt tên theo tướng Thích Kế Quang (1528-1588), chỉ huy hải quân thời nhà Minh vào thế kỷ 16.


Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm mạnh 

23/5/2023 

VOA Tiếng Việt 

Công nhân dệt may Việt Nam. 

Tạp chí Hải quan hôm thứ Ba 23/5 đưa tin rằng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay, nhưng nền kinh tế số 1 thế giới vẫn duy trì vị thế thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Cơ quan báo chí của Tổng cục Hải quan dẫn số liệu của tổng cục này cho biết rằng trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 28,6 tỷ USD, giảm 21,6%.

Tin cho hay, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,33 tỷ USD, dẫn đầu trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhưng kết quả này giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tạp chí Hải quan, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đứng thứ hai với 4,73 tỷ USD, tăng 5,3%, và đây cũng là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi có tăng trưởng dương.

Tạp chí này đưa tin rằng các nhóm hàng chủ lực khác như dệt may, điện thoại và giày dép… đều có kim ngạch sụt giảm.

Trong khi đó, tin cho hay, nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong 4 tháng đạt 4,3 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 4,3% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Cũng liên quan tới vấn đề xuất khẩu của Việt Nam, trong bản cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) thứ Năm tuần trước, 18/5, nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam “đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu”.

Theo World Bank, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm lần lượt 17,1% và 20,5% vào tháng 4 năm nay.

Tổ chức tài chính này nhận định trong bản cập nhật: “Điều này phản ánh sức cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt là ở Mỹ và EU, khi xuất khẩu sang hai thị trường này tương ứng giảm 22,1% và 14,1% trong 4 tháng đầu năm 2023”.


Công an Việt Nam cáo buộc Hội Thánh Đức Chúa Trời truyền đạo cho giới sinh viên Hà Nội

23/5/2023

Những người theo Hội Thánh Đức Chúa Trời ở Việt Nam trong một sinh hoạt vào năm 2018 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngMặt Trận Tổ Quốc 

Hội Thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua tìm cách truyền đạo cho giới sinh viên tại các trường đại học ở Hà Nội; đặc biệt là Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Bộ Công an Việt Nam được mạng báo Công lý dẫn lại vào ngày 23/5 như vừa nêu. Theo đó, trong thời gian gần đây, tín đồ của Hội Thánh Đức Chúa Trời được nói ráo riết hoạt động trở lại theo các hình thức mà Công an Việt Nam cho là tinh vi hơn. Đối tượng được nhắm đến là sinh viên đại học ở Thủ đô Hà Nội.

Thông tin vừa nêu được đưa ra sau khi vào ngày 17/5 có cảnh báo Hội Thánh Đức Chúa Trời đã quay trở lại một số địa phương tại Việt Nam như Huế, Vĩnh Phúc… sau một thời gian được cho là “yên ắng”.

Bộ Công an Hà Nội cho rằng Hội Thánh Đức Chúa Trời du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động nhập cảnh của người Hàn Quốc; tiếp đến là hoạt động hiến máu nhân đạo của “Quỹ Chúng tôi yêu bạn”…

Từ tháng tư năm 2018, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã có yêu cầu các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần lưu tâm đến hoạt động của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”, hay còn được gọi là “Đức Chúa Trời mẹ” xuất hiện ở Việt Nam.

Hội thánh có tên tiếng Anh World Mission Society Church of God có nguồn gốc từ tỉnh Kyunggi của Hàn Quốc do ông Ahn Sahng-hong sáng lập từ năm 1964. Đến năm 1985 thì được lan truyền rộng rãi. Theo thông tin trên website chính thức của hội, tính đến năm 2022, Hội Thánh Đức Chúa Trời đã xuất hiện tại 175 quốc gia, với khoảng hơn hai triệu tín đồ.


XEM THÊM:

VNTB – Thủ tướng Việt Nam công khai ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến vệ quốc

22.05.2023 1:04

VNTB – Thủ tướng Việt Nam công khai ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến vệ quốc

Nguyễn Nam

(VNTB) – “Việt Nam thấu hiểu các giá trị của hòa bình.”

Tin tức về Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp nhanh Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky đã ‘tràn ngập’ ở các bản tin trên báo chí Việt Nam vào cuối giờ chiều Chủ nhật 21-5-2023.

Tại cuộc gặp, về cuộc chiến vệ quốc tại Ukraine hiện nay, Thủ tướng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Việt Nam mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Diễn nôm của loạt ý tứ ngôn từ ngoại giao ở trên, có thể hiểu là Việt Nam không chấp nhận một quốc gia sử dụng vũ lực để đưa ra các yêu cầu mang tính mặc cả, can thiệp vào quyền tự quyết của một quốc gia khác đang độc lập.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Minh Chính đã nhìn nhận là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nên Việt Nam thấu hiểu các giá trị của hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Ukraine và sẵn sàng hỗ trợ các bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài, trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên.

“Lợi ích chính đáng của các bên” ở đây, rõ ràng là không thể có chuyện chấp nhận như ‘phiên bản chiến tranh biên giới’ ở hồi nào mà Trung Quốc đã xua đại quân sang tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam ở thập niên 80 của thế kỷ trước.

Vẫn theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, thì Tổng thống Zelensky chia sẻ các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, bày tỏ cảm kích trước lập trường và sự hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam, nhất trí sẽ có các biện pháp để tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

Tổng thống Zelensky đến Nhật Bản để tham dự hội nghị G7 trên chuyên cơ của Pháp. Đây là tín hiệu mạnh mẽ nhắc lại sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraine.

Ông Macron đã viết trên Twitter ngày 20-5: “Một chiếc máy bay mang màu cờ của Cộng hòa Pháp đã hạ cánh xuống Hiroshima. Trên máy bay là phái đoàn Ukraine, họ đến G7 để làm việc với chúng ta và các đối tác của chúng ta. Vì chiến thắng của Ukraine. Vì việc tái lập hòa bình ở châu Âu”.

Tin tức cho biết nhật báo Le Figaro đã liên hệ với Điện Élysée và được biết Phủ Tổng thống Ukraine đã đề nghị trực tiếp với Phủ Tổng thống Pháp xin mượn máy bay. Pháp đã đồng ý.

Như vậy trong bối cảnh trên có thể hiểu khi tiếp xúc ngoại giao với Tổng thống Zelensky, dù muốn hay không thì về nguyên tắc Thủ tướng của Việt Nam không thể ‘đi hàng hai’ chung chung kiểu ‘lá phiếu trắng’ như trước đây về cuộc chiến tranh xâm lược quá rõ ràng mà Tổng thống Nga đang tiến hành với quốc gia từng là anh em trong khối Liên Xô cũ.

Có thể đánh giá về ‘sự đồng bộ’ ở hành xử của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi trong bài phát biểu tại phiên họp trong khuôn khổ G7 mở rộng, ông đã nêu ba thông điệp của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển.

Thứ nhất, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển vừa là nền tảng thiết yếu, vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực.

Hòa bình là mục tiêu tối thượng của hợp tác quốc tế, là giá trị chung của nhân loại; hòa bình bền vững, thượng tôn pháp luật và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam đề cao cách tiếp cận tổng thể về các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển; hòa bình là nền tảng, đoàn kết, hợp tác là động lực, phát triển bền vững là mục tiêu…

Theo giới quan sát, các phát biểu của ông Phạm Minh Chính còn ngầm muốn nói đến về những ứng xử hiện tại lẫn tương lai mà ông đang hướng tới với ‘người bạn vàng’ của đảng cộng sản Việt Nam.

Một tin tức hậu trường ngay trước chuyến sang Nhật dự phiên họp trong khuôn khổ G7 mở rộng, là phía người đứng đầu Trung ương Đảng ở Hà Nội rất muốn ‘ra roi’ ông Phạm Minh Chính qua chuyện lá phiếu tín nhiệm, nhưng nghe đâu cuối cùng đã bất thành, vì có lẽ ‘bài học đồng chí 3X’ đã được những chính khách về sau như ông Phạm Minh Chính ‘rút kinh nghiệm’.


Xem thêm:

Medvedev thăm Hà Nội; Việt Nam ‘khó xử’ nhưng ‘khéo léo’ với Nga về chiến tranh Ukraine?

22/05/2023


Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Medvedev, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, 22/5/2023, ở Hà Nội.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Medvedev, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, 22/5/2023, ở Hà Nội.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam tiếp ông Medvedev, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền lâu năm ở Nga, hôm 22/5 ở Hà Nội. Hai nhà bình luận đánh giá với VOA rằng Việt Nam tuy có một số khó khăn nhưng vẫn xử lý khéo léo được với Nga về cuộc chiến Ukraine.

Các cơ quan báo chí lớn của Việt Nam, bao gồm cả Báo Chính Phủ, đài Tiếng nói Việt Nam, đài Truyền hình Việt Nam, cho biết Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm riêng rẽ với ông Dmitry Medvedev, người cũng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga.

Hai ông Trọng và Medvedev “đã trao đổi về đánh giá của mỗi bên về tình hình quốc tế hiện nay, các phương hướng lớn thúc đẩy phát triển tích cực trên thế giới và quan điểm về các vấn đề hai bên cùng quan tâm”, các bản tin viết và không nói rõ hai nhà lãnh đạo có đề cập cụ thể đến cuộc chiến ở Ukraine hay không.

Vẫn báo chí Việt Nam cho hay hai bên đã ra tuyên bố chung nói chuyến thăm của ông Medvedev có một số mục tiêu là “tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế nhằm củng cố hòa bình, an ninh, vì lợi ích của nhân dân hai nước; bảo vệ và tăng cường các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.Bây giờ Medvedev sang cũng để cố vận động Việt Nam ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Chắc Việt Nam cũng vẫn khéo léo né tránh để không ra mặt, không đáng ra mặt để ủng hộ Nga.Nhà bình luận Trần Quốc Quân

Tường thuật về cuộc gặp giữa ông Chính và ông Medvedev, tin tức trên báo chí Việt Nam cũng không cho biết hai ông có bàn về Ukraine không.

Truyền thông chịu sự quản lý của nhà nước viết rằng thủ tướng của Việt Nam khẳng định là quốc gia này “luôn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ; tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Quan sát những gì Việt Nam làm trong hơn 1 năm nay kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện ISEAS – Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói với VOA rằng Việt Nam có gặp “khó khăn” nhưng “không khó xử” với Nga về cuộc chiến:

“Việt Nam không đứng về bên nào. Họ phản đối Nga xâm lược nhưng không ủng hộ việc phải trừng phạt Nga. Họ ủng hộ luật pháp quốc tế để ngừng bắn và tiến tới một giải pháp hòa bình. Chính quyền Việt Nam chỉ thấy có khó khăn ở chỗ cuộc chiến đấy ảnh hưởng đến Việt Nam”.

Doanh nhân Trần Quốc Quân, với sự am hiểu về Đông Âu và Nga từ vốn sống hàng chục năm ở đó, nêu lên sự tương phản rằng trong khi Việt Nam muốn duy trì mối quan hệ truyền thống “tốt” với Nga song những gắn kết và kim ngạch thương mại của Việt Nam với Liên hiệp châu Âu và Mỹ “lớn gấp hàng chục lần” so với Nga.Quyền lợi của Việt Nam [gắn bó] quá lớn với khối phương Tây và Mỹ … nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc còn chưa dám làm trái ngược ý muốn của Mỹ và phương Tây, thì Việt Nam càng không dám làm chuyện ấyNhà bình luận Trần Quốc Quân

Vì vậy, cuộc xâm lược và sự vi phạm luật pháp quốc tế của Nga làm cho Việt Nam “khó xử”, ông Quân, người cũng thường bình luận về thời cuộc, nói.

Điểm lại sự kiện Ngoại trưởng Nga Lavrov thăm Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái, không lâu sau khi Nga đánh chiếm nhiều vùng của Ukraine, ông Quân chỉ ra rằng Hà Nội khi đó đã “né tránh” việc đưa ra quan điểm ủng hộ Nga, từ đó, ông nhận định về chuyến thăm của ông Medvedev hiện nay:

“Bây giờ Medvedev sang cũng để cố vận động Việt Nam ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Chắc Việt Nam cũng vẫn khéo léo né tránh để không ra mặt, không đáng ra mặt để ủng hộ Nga. Chuyến thăm của Medvedev không phải là phương diện nhà nước mà chỉ là phương diện đảng cầm quyền”.

Nhà bình luận này, có hàng chục ngàn người theo dõi trên mạng xã hội, lý giải thêm về sự lựa chọn của Việt Nam, lưu ý đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây:

“Quyền lợi của Việt Nam [gắn bó] quá lớn với khối phương Tây và Mỹ. Mỹ đã cảnh báo bất cứ nước nào ủng hộ Nga xâm lược Ukraine, ngay cả nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc còn chưa dám làm trái ngược ý muốn của Mỹ và phương Tây, thì Việt Nam càng không dám làm chuyện ấy”.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ở Hiroshima, Nhật Bản, 21/5/2023.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ở Hiroshima, Nhật Bản, 21/5/2023.

Việt Nam đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền ở Nga chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, trao đổi quan điểm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bên lề hội nghị thượng đỉnh của khối G-7 gồm những nước giàu nhất thế giới, diễn ra ở Nhật Bản.Việc ông Chính gặp ngắn Tổng thống Ukraine Zelenskyy ở Hiroshima tôi nghĩ nó rất bình thường vì nếu qua đấy mà tránh mặt nhau mới dở, mới không bình thường.Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Theo tường thuật của truyền thông nhà nước Việt Nam, trong đó có báo Tuổi Trẻ, nói về cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay, Thủ tướng Chính khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”.

Bình luận về cuộc gặp giữa hai ông Chính và Zelenskyy, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói với VOA:

“Việc ông Chính gặp ngắn Tổng thống Ukraine Zelenskyy ở Hiroshima tôi nghĩ nó rất bình thường vì nếu qua đấy mà tránh mặt nhau mới dở, mới không bình thường. Việc ông Chính gặp, bắt tay ông Zelenskyy thể hiện nguyện vọng quan trọng, hợp pháp của Việt Nam là kiến tạo hòa bình”.

Cuộc gặp của ông Chính với ông Zelenskyy nói riêng và việc thủ tướng Việt Nam tham dự hội nghị G-7 mở rộng nói chung là điều tích cực cho Việt Nam, nhà bình luận Trần Quốc Quân đánh giá và nói thêm:

“Đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam thể hiện với thế giới quan điểm của mình đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và Việt Nam từ trước đến nay vẫn nhất quán về cuộc chiến, ở các diễn đàn LHQ cũng như các diễn đàn ngoại giao khác”.

Thủ tướng Chính nói với Tổng thống Zelenskyy ở Nhật Bản rằng Việt Nam mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, báo chí Việt Nam cho biết.

Báo chí dẫn là thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay tổng thống của Ukraine “chia sẻ các ý kiến” của Thủ tướng Chính và “bày tỏ cảm kích trước lập trường và sự hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam”.

VOA

https://youtube.com/watch?v=xl_JZTLJaZ0%3F%26%26%26fs%3D1%26enablejsapi%3D1%26rel%3D0

Comments are closed.