Có hay không ‘vi phạm thủ tục tố tụng’ ở phiên xử Đồng Tâm? BBC


Spread the love
Phiên tòa sơ thẩm sáng 7/9 tại Hà Nội.
Phiên tòa ngày 7/9/2020
Đơn khiếu nại của các luật sư về phiên tòa diễn ra sáng nay.
Chụp lại hình ảnh,Đơn khiếu nại của các luật sư về phiên tòa diễn ra sáng nay

Phiên tòa sáng 7/9 xét xử vụ Đồng Tâm đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, trong đó có việc các luật sư bào chữa bị ngăn không cho tiếp xúc bị cáo, một luật sư tham gia bào chữa nói với BBC News Tiếng Việt.

Luật sư Lê Văn Hòa là người hỗ trợ pháp lý cho bốn người, gồm ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy và bà Trần Thị La.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ra thông điệp vụ Đồng Tâm?

Đồng Tâm: ‘Một thách thức’ cho Tân bí thư Thành ủy Hà Nội?

‘Không triệu tập các bên liên quan’

Hội đồng xét xử gồm năm người, với chủ tọa là thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội.

“Các luật sư đã hỏi chủ tọa phiên tòa về những kiến nghị mà chúng tôi nộp lên Hội đồng xét xử ngày 31/8 và ngày 4/9, trong đó có đề nghị triệu tập 22 thành phần tham dự phiên xét xử (có bà Dư Thị Thành – vợ ông Lê Đình Kình; và vợ Lê Đình Uy); triệu tập ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an; ông Hoàng Trung Hải – cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội…,” luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC.

“Trả lời các kiến nghị này, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết ông Nguyễn Đức Chung và các đơn vị quân đội, lực lượng chức năng tôi nêu không có gì liên quan đến vụ án.”

“Bên cạnh đó, luật sư Đặng Đình Mạnh hỏi vì sao đại diện Công an TP Hà Nội không có mặt thì được trả lời là do trời mưa, tắc đường và thông báo sẽ có mặt sau.”

“Về bà Dương Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, và chị Nguyễn Thị Duyên, vợ bị cáo Lê Đình Uy, là hai người tôi cho là nhân chứng quan trọng bậc nhất vụ án thì họ bảo không liên quan đến vụ án.”

“Đây là việc là mà tôi cho rằng áp đặt, không tuân theo quy định của pháp luật và kiến nghị của các luật sư chúng tôi,” luật sư Hòa cho biết thêm.

‘Không được tiếp xúc với bị cáo’

Trên trang Facebook của mình, luật sư Lê Văn Luân đã đăng bản khiếu nại về quyền bào chữa và cho đây là tiền lệ chưa từng gặp trong các phiên tòa trước đây.

“Tại phần thủ tục phiên tòa sáng nay, khi chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề gặp bị cáo tại phiên tòa, do trước đó có người mặc thường phục ngăn cản khiến tôi sửng sốt không hiểu chuyện gì xảy ra, vị thẩm phán nói rằng việc tiếp xúc bị cáo này là không cần thiết.

Và ngay lập tức, chúng tôi phải thực hiện việc khiếu nại tới Chánh án Tòa án TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu của chúng tôi về hành vi gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền bào chữa, quyền tiếp xúc bị cáo tại phiên tòa của luật sư,” ông viết.

Ông Lê Đình Kình thiệt mạng và 'ba chiến sỹ công an nhân dân hy sinh' trong vụ tập kích Đồng Tâm hôm 9/1
Chụp lại hình ảnh,Ông Lê Đình Kình thiệt mạng và ‘ba chiến sỹ công an nhân dân hy sinh’ trong vụ tập kích Đồng Tâm hôm 9/1

Theo đơn khiếu nại, vào lúc 11 giờ 10 phút, luật sư Đặng Đình Mạnh có đề nghị Hội đồng xét xử thông báo rõ việc các luật sư có quyền tiếp xúc với các bị cáo mà mình đang bào chữa tại phiên tòa nhưng chủ tọa phiên tòa – Thẩm phán Trương Việt Toàn – đã công khai tuyên bố việc tiếp xúc giữa luật sư với bị cáo tại phiên tòa là không cần thiết vì trước đó các luật sư đã có thời gian tiếp xúc với các bị cáo trong trại giam.

Đồng Tâm: ‘Vụ án để lại nỗi đau cho dân tộc Việt Nam’

Phiên tòa xử ‘vụ Đồng Tâm’: ‘Tôi chỉ mong không có thêm người chết’

Luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC rằng đây là vấn đề vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự nữa trong phiên tòa.

“Trong thời gian giải lao từ gần 1 tiếng đồng hồ (10g15 -11g15), luật sư chúng tôi muốn tiếp cận với các bị cáo tại phiên tòa nhưng các cảnh sát tại tòa vây kín, không cho chúng tôi tiếp xúc. Anh em luật sư chiều nay sẽ gửi bản kiến nghị thay chủ tọa phiên tòa,” ông nhấn mạnh.

Luật sư Lê Văn Hòa cho biết thêm, tham gia bào chữa có 15 luật sư do gia đình các bị cáo mời và 18 luật sư còn lại do tòa án chỉ định bào chữa đối với những bị cáo bị truy tố về tội “giết người”.

“Sáng nay, các luật sư được công an chỉ định chưa phát biểu gì cả. Chỉ có 6-7 luật sư mà do gia đình các bị cáo mời lên tiếng,” luật sư Hòa phản ánh.

‘Không được sao chép, trình chiếu tài liệu’

Theo tường thuật của luật sư Lê Văn Hòa, các luật sư bào chữa có đề nghị được sao chép, trình chiếu tài liệu để làm bằng chứng nhưng không được đáp ứng.

Xử vụ Đồng Tâm “làm ba công an thiệt mạng”: Luật sư nói gì?

Tòa án Hà Nội bắt đầu xét xử ‘vụ Đồng Tâm’

Ông Hòa nói: “Anh em luật sư chúng tôi có đề nghị tại phiên tòa cho phép được sao chép hai video ghi hình công an tập kích vào Đồng Tâm sáng 9/1/2020 nhưng họ không đáp ứng. Chúng tôi đề nghị nếu không được sao chép thì hãy trình chiếu tại phiên tòa video đó cho mọi người cùng xem để xác định sự thật của vụ tấn công đó thế nào thì cũng không được đáp ứng.”

“Đó là những điều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng,” ông Hòa khẳng định.

Trong khi đó, báo Thanh Niên đưa tin, việc luật sư Lê Văn Luân đề nghị được sao chụp hoặc trình chiếu tài liệu tại phiên tòa để làm bằng chứng, Hội đồng Xét xử cho biết theo quy định tố tụng, luật sư được đọc và nghiên cứu tài liệu, do đó, Hội đồng Xét xử chấp nhận yêu cầu này và bố trí thời gian thích hợp để luật sư được xem.

Trước đó, như BBC đã đưa tin, đây là phiên xét xử sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Vụ án liên quan đến tranh chấp, khiếu nại đất đai căng thẳng xảy ra từ nhiều năm qua, với đỉnh điểm là vụ đụng độ sáng sớm ngày 9/1/2020 khiến ba cán bộ công an và ông Lê Đình Kình tử vong.

Comments are closed.