Đảng thất bại trong “Giáo dục pháp luật” cho cán bộ, nhân dân – VNTB


VNTB –  Đảng thất  bại  trong  “Giáo dục pháp luật” cho cán bộ, nhân  dân

19.03.2022

Hà Nguyên

(VNTB) – Nếu công tác giáo dục pháp luật thực sự mang đến hiệu quả, thì chắc hẳn sẽ rất hạn chế những vụ đại án tham nhũng như lâu nay.

Từ năm 2003, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”.

Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp đã quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Theo một báo cáo vào tháng 9-2021 của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), hàng năm các bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng, lập dự toán và bố trí kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật.

Mức kinh phí được bố trí để triển khai thực hiện có sự thay đổi trong các năm, nhìn chung năm sau bằng hoặc cao hơn năm trước. Tại địa phương, kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí trong tổng ngân sách hằng năm của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Từ năm 2016 đến tháng 9-2021, nhiều tỉnh đã bố trí kinh phí riêng để triển khai thực hiện các Đề án liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài ra, kinh phí thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn sử dụng từ các nguồn kinh phí chi cho hoạt động của chương trình, đề án của các ngành.

Một luật sư thân hữu của trang Việt Nam Thời Báo kể rằng số tiền ngân sách xuất chi cho yêu cầu của các Đề án liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thường được sử dụng như sau:

– Một, chi công tác phí cho những người đi công tác, bao gồm cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cộng tác viên, chuyên gia tham gia đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.

– Hai, chi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ nhằm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật.

– Ba, chi tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp, lưu động cho nhân dân, người học, các đối tượng đặc thù; trại hè pháp luật, ngoại khóa, sinh hoạt hè cho người học đối với các khoá tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ, có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ.

– Bốn, chi hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại cho học viên là các đối tượng đào tạo của các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm: cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

– Năm, chi tổ chức họp báo; hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, giải pháp thực hiện Chương trình, Đề án, hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; tổ chức hội nghị cộng tác viên, các phiên họp tư vấn của Hội đồng và Ban chỉ đạo thực hiện.

– Sáu, chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề, hội nghị tổng kết, sơ kết, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch thực hiện.

– Bảy, chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử, website.

– Tám, chi biên soạn, biên dịch tài liệu phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và phục vụ công tác thông tin, truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Chín, chi hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ phát lại các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình.

– Mười, chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện theo quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.

– Mười một, chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch; khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu của người học và nhà giáo.

– Mười hai, chi tổ chức cuộc thi, hội thi viết, thi sân khấu, trên internet về tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật.

– Mười ba, chi xây dựng, khai thác, quản lý Tủ sách pháp luật.

– Mười bốn, chi rà soát, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, triển khai các nhiệm vụ của chương trình, đề án, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, cải cách thủ tục hành chính.

– Mười lăm, chi thực hiện thống kê, báo cáo đánh giá về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm chi thống kê, thu thập, xử lý thông tin, số liệu từ báo cáo đánh giá của các Bộ, ngành, địa phương; viết và hoàn thiện các loại báo cáo định kỳ, đột xuất, chuyên đề, sơ kết, tổng kết.

– Mười sáu, chi kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.

– Mười bảy, chi mua, thuê trang thiết bị và một số khoản chi mua, thuê khác phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

– Mười tám, chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

– Mười chín, chi thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án.

– Hai mươi, các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có), theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm.

Như vậy với ít nhất hai mươi khoản chi được hạch toán theo quy định kể trên cho thấy nếu thực sự mang đến hiệu quả, thì chắc hẳn sẽ rất hạn chế những vụ đại án tham nhũng như lâu nay.

Liệu có thể đặt nghi vấn về sự thất bại của “giáo dục pháp luật” đang là chỉ số báo động về tham nhũng chính sách của Đảng

Tags: , , ,

Comments are closed.