Hành trình tìm tự do tại Việt Nam (Cuộc Di cư 1954)
Tháng 5 năm 1955
Gertrude Samuels National Geographic
Nguồn: Gertrude Samuels, Passage to Freedom in Viet Nam, The National Geographic Magazine, June 1955, các trang 858-874.
Ngô Bắc dịch và giới thiệu
“…700.000 người tị nạn này, những người chắc chắn đã chứng tỏ rằng họ là những người chống Cộng mạnh mẽ, là những người trong số những người bạn trung kiên nhất mà Thế Giới Tự Do có được ở Châu Á. Minh chứng là một bức thư – và có rất nhiều bức tương tự như vậy – được viết bởi một cậu học sinh tị nạn cho một người bạn Hoa Kỳ, một viên chức cơ quan FOA, người đã giúp gia đình cậu bắt đầu một cuộc sống mới:
“Xin chào Ông:
“Năm mới Việt Nam sắp đến, tôi không có gì để chúc ông vào dịp đặc biệt của năm mới. Nhưng, tôi chỉ có tấm lòng chân thành của tôi để dâng lên ông. Và tôi chúc ông một năm mới hạnh phúc và trên tất cả là ông luôn có dồi dào sức khỏe để có thể giúp đỡ tất cả những người tị nạn trên con đường khó khăn. Tôi cũng biết rằng các ông đã rời bỏ những người thân thuộc, gia đình thân yêu, quê hương thoải mái của mình để đến Việt Nam vì sự hy sinh và từ thiện vô cùng to lớn của mình.
“Tôi rất muốn gặp ông và hơn hết là được ngồi cạnh ông để học nói tiếng Mỹ với ông. Tôi cảm ơn ông rất nhiều vì ông đã gửi cho tôi bức ảnh mà ông đã chụp.
“Xin nhận lòng kính mến của tôi, thưa Ông.
Thành thật cám ơn,
Trần Luân Lai. “…”
Ảnh của Cơ Quan U.S. Foreign Operations Administration.
Miền Bắc Việt Nam đã nằm dưới gót chân của Cộng sản vào tháng 7 năm 1954, theo các điều khoản của hiệp định ngừng bắn Geneva, mang lại một nền hòa bình không yên nguôi cho Đông Dương. Hiệp ước cho phép dân cư được di chuyển tự do qua ranh giới khi các đội quân đối nghịch được đổi chỗ đóng quân. Hơn 700.000 người đã chạy trốn về phía nam trong một trong những cuộc di cư hào hùng của lịch sử hiện đại.
Khoảng một phần ba vượt thoát trên các tàu Hải quân Hoa Kỳ qua lại giữa Sài Gòn và Hải Phòng, hiện nằm trong tay Cộng sản.
Trên đây tàu vận tải tấn công U.S.S. Montrose cập bến sông Sài Gòn với 2.000 hành khách mệt nhoài sau ba ngày lênh đênh trên biển.
***
Giả sử hơn nửa triệu nông dân và cư dân thành phố của tiểu bang Maine đột nhiên bị bật rễ, di chuyển 1.000 dặm về phía nam bằng tàu và tái định cư ở tiểu bang Bắc Carolina.
Hãy tưởng tượng vô số vấn đề mà một sự biến động như thế về địa lý nhân văn sẽ lôi kéo theo, và bạn có một số ý tưởng về công tác khổng lồ của việc tái định cư hơn 700.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ miền Bắc Việt Nam Cộng Sản xuống miền Nam Việt Nam tự do ở Đông Dương.
Các khó khăn ở đó lớn hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, với nguồn tài nguyên và mạng lưới đường sắt rộng lớn của nó. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn quá áp đảo, những người tị nạn đã được di chuyển và những tiến bộ đầy ấn tượng đã được thực hiện trong việc tái định cư của họ. Ba chính phủ – Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam – đã làm việc với các cơ quan cứu trợ tư nhân để đảm trách cuộc di cư.
Tại sao những người tị nạn rời bỏ nhà cửa và ruộng đồng của họ để chạy trốn về phía nam?
Trong một trại tị nạn lầy lội ở miền Nam Việt Nam, tôi đã nêu câu hỏi này với một người đàn ông nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng đanh thép, mặc áo sơ mi rách và quần đùi đen. Ông tên là Ngô Văn Hội [?], và ông đã từng làm chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại quê nhà Bắc Kỳ (Tonkin) ở miền Bắc.
Cuộc Bỏ Chạy Tránh Khủng Bố
Một tàu vận tải khác, U.S.S. Mountrail, dựng lên lời chào mừng dọc bến cảng này
bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt (trang 866 [trong nguyên bản, chú của Ngô Bắc).
Ảnh của Gertrude Samuels, Pix, Inc.
“Một số người trong gia đình tôi đã bị giết chết,” ông nói với tôi, “bởi các cuộc ném bom của Pháp và bởi Việt Minh” – các lực lượng Cộng sản Bắc Việt Nam.
“Và sau đó,” ông ấy nói thêm, “chúng tôi bị cấm đến nhà thờ.” Giống như đại đa số những người tị nạn, ông và gia đình là những người theo đạo Công giáo La Mã.
Như thế, Ngô Văn Hội đã đưa bảy đứa con của mình, từ 3 đến 17 tuổi, đến nhà thờ Công giáo ở Hưng Yêu nơi ông đã sinh sống Từ đó, cùng với nhiều người hàng xóm của mình, ông đã bắt đầu cuộc hành trình 1.000 dặm đến tự do.
Kể từ năm 1947, “tường thuật” hải ngoại của tôi cho Tạp chí New York Times Magazine là về những người tị nạn. Tôi đã đến thăm các trại dành cho người dời cư ở Châu Âu; đi thuyền với những người Do Thái vô gia cư đến Israel; đã ở Hàn Quốc trong chiến tranh khi hàng nghìn người tị nạn chạy trốn về phía nam với những đồ đạc tầm thương của họ được buộc vào các giá hình chữ A đeo trên tấm lưng mệt mỏi. *
Lời Cầu Nguyện Làm Nhẹ Bớt Những Gánh Nặng Cay Đắng Trên Con Đường Xuôi Nam
Giống như hầu hết những người chạy trốn khỏi Việt Minh do Cộng Sản Đỏ lãnh đạo, những dân làng Bắc Việt này là người Công giáo.
Các linh mục của họ đã tổ chức cuộc di dân và phục vụ trong các cuộc di hành với tư cách là các người lãnh đạo và tuyên úy.
Ảnh của Peter Schmid, Pix, Inc.
Ngay trước khi đến Việt Nam, tôi đã đi tham quan Cận Đông, Ấn Độ và Pakistan để quan sát những người tị nạn trở thành vô gia cư do xung đột chính trị và tôn giáo.
Song, tôi đã không chuẩn bị cho những nghịch lý kỳ lạ của con người ở Sài Gòn, nơi tôi quan sát những người tị nạn khi họ đến.
Bối cảnh của cuộc chạy trốn của họ bây giờ là lịch sử. Hiệp định ngừng bắn vào tháng 7 năm 1954, được ký kết tại Geneva, trao cho lực lượng Việt Minh Cộng sản quyền kiểm soát tạm thời vùng đất phía bắc vĩ tuyến 17, bao gồm dân số 12.000.000 – nhiều hơn tất cả vùng New England [đông bắc nước Mỹ, chú của Ngô Bắc] – và các thành phố của Hà Nội, Hải Dương, và Hải Phòng (bản đồ, trang 862 [số trang trong nguyên bản, chú của Ngô Bắc].).
Chỉ có một cậu bé duy nhất nhìn lại ngôi làng mái tranh mà những người dân khiêm tốn này gọi là nhà.
Rời khỏi nơi đã sinh ra mình và đã từng hy vọng sẽ sống trọn đời, họ mang theo niềm tin trong tim và một ít tài sản yêu dấu trên lưng.
May mắn hơn nhiều người, nhóm người này ra đi mà không bị Cộng sản cản trở.
Ảnh của Francois Sully, Black Star
Sự cố trên đường đi: tắm rửa bên vệ đường
Từ đứa trẻ mũm mĩm của mình, một người mẹ gột rửa bụi bặm của Hà Nội, ngay sau khi bị Cộng sản chiếm đóng.
Hành lý tị nạn ngổn ngang vỉa hè. Hai lớp lá cọ làm thành một chiếc nón lá, gọi là cái nón. Ảnh của Wide World
Nguy hiểm nằm ở phía sau, nhưng nỗi sợ hãi vẫn làm chết cứng những khuôn mặt
đáng lẽ phải dịu dàng với nụ cười. Ảnh của Gertrude Samuels, Pix, Inc.
Việt Nam: Thêm một đất nước bị chia cắt
Pháp không còn quản lý thuộc địa cũ của nó ở Đông Dương.
Cộng sản cai trị 12.000.000 người và 60.900 dặm vuông phía bắc của đường ranh ngừng bắn.
Miền Nam Việt Nam tự do quản lý 11.000.000 công dân và 66.300 dặm vuông.
Sức ép của cộng sản đe dọa các Quốc gia độc lập ở Lào và Campuchia.
Lực lượng Không quân Pháp đã chở hàng nghìn người đến nơi an toàn.
Một máy bay chất người lên tại Nam Định.
Ảnh của Wide World
Làn sóng người kiên nhẫn chờ đợi để lên một con tàu tự do gần Hải Phòng
Những người tị nạn tụ tập trên sàn giếng của một tàu đổ bộ của Hải quân Pháp
đưa họ đến tàu vận tải dốc đứng của Hoa Kỳ (bên phải).
Họ phải đối mặt với hành trình 1.000 dặm trên Biển Đông.
Các thủy thủ Pháp mau lẹ giúp đặt một ván cầu lên tàu Hoa Kỳ.
Ảnh chính thức của Hải quân Hoa Kỳ.
Bàn tay to, ngay dù là tử tế, làm cho một cậu bé sợ hãi
với nỗi kinh hoàng còn quá mới trong trí nhớ.
Điên tiết trước cuộc di cư về phía nam, Cộng sản đã sử dụng tuyên truyền, đe dọa và bạo lực để ngăn chặn dòng người.
Những nỗ lực của họ đã thành công trong nhiều trường hợp và để lại dấu ấn rõ nét cho những ai đã trốn thoát.
Những em bé sinh ra trên những con tàu tị nạn, trung bình một đứa trên mỗi chuyến đi, lên bờ với nhiều món quà trút xuống.
Một số bà mẹ đặt tên con theo tên các sĩ quan của tàu, những người vui vẻ chấp nhận vinh dự này.
Ảnh của Peter Schmid, Px, Inc.
Phong cách Hải quân xếp gia đình Người Bắc “chồng lên nhau”
Dân làng đôi khi gặp rắc rối với hệ thống ống nước của tàu,
nhưng họ nhanh chóng học cách xử lý các giường bốn tầng.
Ảnh của Cơ Quan U.S. Foreign Operations Administration.
***
Đối với miền Nam Việt Nam, hiệp ước đã ấn định vùng đất phía nam vĩ tuyến 17, với 11.000.000 dân, thủ đô Sài Gòn và các vùng đất nông nghiệp trù phú ở phía nam.
Các lực lượng Pháp được quyền rút lui khỏi khu vực Cộng sản trong khoảng thời gian từ 80 đến 300 ngày, tùy thuộc vào khu vực. Tương tự như vậy, Việt Minh đã cam kết rút lực lượng của họ khỏi nam vĩ tuyến 17 vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Những người dân muốn làm như vậy có thể di chuyển từ bên này sang bên kia trong khi quân đội đang rút lui.
Khi thời hạn rút quân của quân Pháp gần đến, mọi người tràn lên đường bộ và đường biển, tìm cách di chuyển về phía nam. Dưới thời Pháp thuộc, khoảng 1.600.000 người Việt Nam đã được các nhà truyền giáo người Pháp cải sang đạo Công giáo, và những người Công giáo là các kẻ di cư đầu tiên . Các Phật tử và thành viên của các nhóm tôn giáo khác cũng tham gia cuộc di cư.
Người dân đã phải chịu áp lực và sự tuyên truyền từ cả hai phía. Phe cộng sản nói với họ rằng họ sẽ bị ném khỏi thuyền, bị chặt tay, hoặc bị dịch bệnh nếu rời khỏi làng của họ; phe bên kia cảnh báo dân làng về số phận của họ là những người Công giáo nếu họ ở lại miền bắc dưới chế độ cộng sản. Quan trọng hơn cả việc tuyên truyền, các linh mục, biết rằng những người phe cờ Đỏ [cộng sản, ND] sẽ đối xử với Giáo hội như thế nào, là những động lực chính trong việc cứu bầy con chiên của họ.
Đến ngày 10 tháng 8 năm 1954, ước tính có khoảng 200.000 người tị nạn đang chờ di tản khỏi Hà Nội và Hải Phòng. Hầu hết đã bán tất cả đồ đạc thông thường của họ; cắm trại trên các đường phố, nhiều người đã bị cướp hoặc bao vây bởi những người ủng hộ phe cờ Đỏ.
Trong điều được gọi là “Chiến dịch Thiên Di: Operation Exodus , bốn quốc gia đã chia sẻ nỗ lực nhân đạo để đưa người tị nạn thoát khỏi cảnh khốn cùng của họ; người Việt Nam đã lập ra các trung tâm tiếp nhận và cung cấp một số tiện nghi cơ bản; người Pháp cung cấp các tàu thủy và máy bay; người Anh cung cấp một tàu sân bay; Hoa Kỳ đã tổ chức Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân 90, bao gồm hơn 30 tàu, để hỗ trợ việc di tản.
Nghịch lý ở Sài Gòn
Cuộc di cư bằng đường biển là từ Hải Phòng, hải cảng chính của miền Bắc Việt Nam, đến Sài Gòn, thủ đô và là cảng lớn nhất miền Nam. Số người di chuyển xuống phía Nam đông hơn, lớn hơn một cách đáng kinh ngạc, so với dự kiến của Chính phủ miền Nam Việt Nam.
So sánh với số lượng người muốn di chuyển về phía bắc là rất nhỏ; các ước lượng đáng tin cậy đưa tổng số thường dân vào khoảng 40 người.
Sài Gòn được mệnh danh là “Paris của Phương Đông” vì chủ nghĩa toàn thế giới, lối sống duyên dáng, hướng ngoại của nó, các cửa hàng thời trang, các quán cà phê vỉa hè, các tòa nhà hiện đại và giờ giấc uống rượu khai vị, và những người phụ nữ Việt Nam mặc quần dài vải sa tanh.**
Trong bối cảnh đó, tôi đã chứng kiến 2.000 người tị nạn lên bờ từ một con tàu của Hải quân Hoa Kỳ. Trên một phần của đường Rue Catinat [Tự Do và sau tháng 4, 1975, Đồng Khởi, ND], Fifth Avenue [Đại lộ nổi tiếng nhất của Thành Phố New York, ND] của Sài Gòn, một dòng xe cộ đông đúc – xe hơi, xe đạp, xích lô – xoáy quanh cảnh sát trong trang phục màu trắng nhiệt đới, các ngân hàng, các khách sạn, các quán cà phê và những cây me trang nghiêm. Tại bến cảng gần đó, hầu như bị thành phố phớt lờ, những người tị nạn đổ xuống hai ván cầu (gangplank) của chiếc tàu hải quân Hoa Kỳ, U.S.S. Mountrail, con tàu đã di tản họ khỏi Hải Phòng ở phía bắc.
Đội nón lá, áo chẽn sẫm màu, quần dài của nông dân, chân đất, mệt mỏi, các bà mẹ truyền các con của họ xuống trước; các thủy thủ trẻ thông cảm đã giúp đỡ những người già ở các ván cầu. Những người tị nạn tràn ngập lên bờ, bất định, im lặng, bối rối. Ngay lúc họ tấp vào đời sống bất định, những chiếc áo khoác màu xanh trên tàu đang dọn dẹp con tàu, chuẩn bị quay trở lại để đón thêm người tị nạn.
Những thủy thủ tay áo đẫm mồ hôi trao cho mỗi gia đình những món quà nhỏ trong cử chỉ tiễn biệt; khi bàn tay người mẹ đã đầy ắp, họ tha thiết ấn những món quà vào nắm tay của em bé. Họ đã nỗ lực hết mình vì những người tị nạn trong chuyến hành trình từ Hải Phòng, cố gắng động viên họ. Giờ đây, với sự đồng cảm không lời, họ đã giúp những người tị nạn lên bờ với những chiếc bao tải căng phồng, tất cả những gì còn sót lại trong lối sống cũ của họ.
Đại úy Scott K / Gibson, sĩ quan chỉ huy của tàu Mountrail, nói với tôi rằng anh ta đang trong chuyến đi khứ hồi thứ ba, mỗi chuyến mất khoảng bảy ngày.
Ông nói: “Thực tế mọi chuyến đi đều nằm trong cuộc hải vận này, ‘chuyên chở binh sĩ, vận tải hàng hóa, LST [viết tắt của L(anding) S(hip) T(ank), chỉ tàu đổ bộ, chuyên chở, vận tải, ND]
“Toàn bộ các làng lên tàu cùng một lúc, có thể là hai làng nhỏ, 800 hoặc 900 người mỗi làng, có thể một làng lớn hơn gồm 2,000 người. Chúng tôi xếp chỗ ở của họ theo từng làng. Họ thích ở gần người cùng làng.”
Các Thủy Thủ Tiếp Tay Giúp Các Trẻ Sơ Sinh
Vị thuyền trưởng gầy, có đôi mắt sắc sảo, kín tiếng về công việc của mình, rất nhiệt tình với phản ứng của các binh sĩ của ông đối với những người tị nạn. Giống như Lục Quân ở Hàn Quốc – hoặc, vì vấn đề đó, giống như lính bộ binh, lính thủy quân lục chiến và các thủy thủ Hoa Kỳ ở khắp mọi nơi – Hải quân đã “dốc túi” cho những người tị nạn.
“Các thủy thủ moi móc tủ đựng đồ và trả tiền để trao cho họ thức ăn, quần áo, bánh kẹo. Họ tắm cho lũ trẻ và chơi đùa với chúng, khiến những người già cảm thấy như ở nhà (trang 868). Khi những người tị nạn lên tàu, họ thất vọng và ngơ ngác”. Khi họ đến Sài Gòn, họ dường như có nhiều khát vọng để sống hơn. “
Gần con tàu, những tấm bảng chào đón những người tị nạn bằng ba thứ tiếng: “Chúc các bạn may mắn trên đường tìm tự do” (trang 859). Các tình nguyện viên đã trao “bộ đồ dùng chào đón” gồm xà phòng, khăn tắm, kem đánh răng và hộp sữa có dán nhãn “Từ người dân Hoa Kỳ đến người dân Việt Nam – một món quà.”
Khi đó, dường như rất ít người tị nạn nhận thấy các dấu hiệu chào đón. Họ nhận lấy những gì đang được trao một cách lạnh nhạt, như thể nỗi kinh hoàng trong vài tuần qua đã cướp đi các cảm xúc của họ. Những chiếc xe tải không mui, với tài xế quân sự người Pháp, đang đợi họ ở bến tàu. Nhiều người tị nạn lùi lại vì sợ hãi. Trước vẻ mặt thắc mắc của họ, một tài xế xe tải nói bằng tiếng Pháp, “Chúng ta sẽ đến một trại tiếp đón, nơi có thức ăn. Chỉ là tạm thời thôi.”
Anh rời tay lái để nhẹ nhàng nâng một bà già tối người trợ lực của anh ta trên xe tải. Các linh mục mặc áo choàng màu đen lặng lẽ di chuyển trong số họ, giải thích và thông dịch cho dân làng mà họ đã đi cùng.
Những người tị nạn leo lên Một số cất giọng nói của họ và đang hét lên để tìm một đứa bé hoặc một chiếc túi bị thất lạc. Không ai ngoài các thủy thủ, một vài tình nguyện viên, các tài xế xe tải và một vài quan sát viên nước ngoài đang quanh quẩn để chứng kiến cột mốc lịch sử này của đất nước.
Các Trận Mưa Gió Mùa Thẩm Ướt Các Tinh Thần
Một ngày sau khi xuống bờ từ tàu Mountrail, tôi đến trung tâm tiếp cư Phú Thọ với José Revello, 27 tuổi người Việt gốc Pháp-Tây Ban Nha, thông dịch viên của tôi. José đã bị thương khi phục vụ trong Quân đội Pháp ở Bắc Kỳ. Anh là quản đốc văn phòng tại Sài Gòn cho tổ chức CARE (Cooperative for American Remittances to Everywhere: Hợp tác xã chuyển tiền cứu trợ của Hoa Kỳ đến mọi nơi): các tình nguyện viên từ cơ quan của ông và từ Catholic War Relief Services: Dịch vụ Cứu trợ Chiến tranh Công giáo đã hỗ trợ việc rời tàu lên bờ..
Khoảng 16.000 người tị nạn tạm thời tập trung tại Phú Thọ, ngoại ô Sài Gòn. Trong và ngoài trại, từ bến tàu và sân bay đến trung tâm, từ trung tâm đến các khu cư ngụ thường trực hơn ở các vùng đất rừng khai hoang trong nội địa, sự di chuyển của con người gần như liên tục.
Không có nơi trú ẩn thực sự sau đó do những cơn mưa gió mùa bắt đầu, giầm nước mặt đất cũng như tinh thần của con người Đúng thế, có vài chiếc lều rộng lớn với hai tầng chỗ ngủ bằng gỗ dưới tấm bạt che, có sức chứa năm hoặc sáu gia đình. Tất nhiên, không có sự riêng tư, không có vệ sinh hoặc tiện nghi văn minh.
Trong một căn lều, tôi thấy một gia đình có trẻ em đang chất đầy gạo, đậu và cá, do Chính phủ Miền Nam Việt Nam cung cấp với sự giúp đỡ của ngân quỹ Hoa Kỳ (trang 870). Dọc một bức vách của căn lều được ghi bằng phấn bởi những dòng chữ:
“Một lời chào mừng của người dân Sài Gòn đối với những người anh em từ miền bắc.”
Thông qua thông dịch viên, tôi hỏi lại: Tại sao họ đến? Tại sao họ lại hy sinh như vậy? Bất chấp mọi điều khắc nghiệt vây quanh, câu trả lời vẫn không hề lay chuyển:
“Chúng tôi đến đây vì chúng tôi mong muốn được sống trong hòa bình …”
…… vì tôi muốn các con tôi noi theo đức tin của mình. “
… bởi vì tôi không thích những người Cộng sản. “
Ngoài Phú Thọ và trong tương lai là những ngôi nhà kiên cố, những trang trại và làng mạc mới, nơi những người di dời này có thể trở thành những công dân tự lực, tự trọng một lần nữa. Nhưng các bước đi đến sự độc lập thì chậm chạp và khó khăn.
Miền Nam Việt Nam có hàng ngàn dặm đất trồng trọt giàu tiềm năng. Trên thực tế, nó ít đông đúc hơn so với miền bắc. Nhưng phần lớn nó vẫn được bao phủ bởi rừng rậm hoặc nằm trong vùng đầm lầy cần thoát nước. Chỉ mới gần đây, những khu đất rộng lớn do các chủ đất giàu có không sử dụng được cung cấp để tái định cư.
Vì vậy, trại “tái định cư vĩnh viễn” mà tôi nhìn thấy vào tháng Mười là một cảnh tượng kỳ lạ. Tôi đi cùng một đoàn xe tải 75 chiếc chở người tị nạn đến khu vực Rạch Bắp, cách Sài Gòn khoảng 45 dặm về phía bắc.
Bên phải của chúng tôi là một khu đất rừng khai hoang rộng lớn. Xếp thành hàng ngay ngắn trên nền đất ngập nước, trông giống như các đồ chơi bằng bìa giấy cứng, mọc lên hàng trăm chiếc lều nhỏ màu nâu, trống rỗng, bị vùi dập bởi những cơn mưa xối xả, chờ đợi những người đến cư ngụ, có lẽ là những người của chúng tôi. Một tiếng kêu vang lên từ những chiếc xe tải.
Mọi người nhảy xuống, những người đàn ông, các chàng trai trẻ tuổi, và những bà mẹ với con nhỏ. Họ chạy đến chiếc xe jeep của chúng tôi chở tám vị linh mục, hét lên: “Chúng tôi không muốn đi” – “Chúng tôi không muốn đi!”
Các linh mục ra khỏi xe và cố gắng xoa dịu họ. Cha Kiều Bá Viêm của Vĩnh Lộc đứng dưới mưa, buộc chiếc khăn tay trên đầu khi mọi người vây quanh ông, van xin. Một cậu bé 16 tuổi rách rưới, không lớn hơn con trai tôi bao nhiêu tuổi, kéo ống tay áo của vị linh mục, khóc lóc, “Mẹ và em gái con bị ốm …” Không ai vào trong các căn lều trống. Họ quay trở lại các chiếc xe tải. Chúng tôi di chuyển thêm một chút. Khu “định cư” của Rạch Bắp hiện ra trước mắt.
Những ngày đầu u ám
Cậu bé cõng sau lưng đúng là to hơn một vốc tay
Những người tị nạn đổ xô đầu tiên đến các khu vực trạm đỗ (dừng chân) nội địa ở Hà Nội và Hải Dương (bản đồ, trang 862).
Từ đó, một số được đáp máy bay vào nam, những người khác di chuyển đến Hải Phòng nơi bức ảnh này được chụp, để sơ tán bằng đường biển..
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Việt Minh Cộng sản tiến vào Hà Nội theo điều khoản ngừng bắn,
và 20 ngày sau kiểm soát Hải Dương. Dòng người tỵ nạn tiếp tục nhỏ giọt vào Hải Phòng.
Ảnh của Peter Schmid, Pix, Inc.
“Tốt hơn hãy đánh quả banh bên trên đường ray. Bạn không có cách gì để bị trượt té!”
Ảnh chính thức của Hải quân Hoa Kỳ
Saigon: Lối thang hẹp dẫn đến một Đời Sống Mới.
Mặc dù các nước ngoài đã viện trợ đáng kể về lương thực, nhà ở và cơ sở y tế,
nhưng Nam Việt Nam phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trong việc tiếp nhận công dân mới của mình.
Ở đây một đoàn xe tải đang chờ đợi những người mới đến; một trong những người lái xe
cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh của mình.
Ảnh của Gertrude Samuels, Pix, Inc.
Thành Phố Lều Vải Màu Xám, Trạm dừng cuối cùng nhưng chỉ là Trạm Một
trên Con Đường Tự Do, chờ đợi những kẻ lưu vong.
Chính phủ Nam Việt Nam, sử dụng các ngân khoản của Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức tư
nhân, dựng lều tạm trú cho những người mới đến, bên ngoài Sài Gòn. Những người mới đến xây
dựng các ngôi làng ngay khi có đất cung ứng. Khu định cư Dốc Mơ, trong một khu rừng đã khai
hoang, sử dụng lều từ các kho quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản.
Ảnh của Cơ Quan U.S. Foreign Operations Administration.
Gạo và Đậu khiến cái đói thua chạy
Gia đình này bỏ trốn khỏi Bắc Kỳ vì Đỏ cấm họ đến nhà thờ (trang 858).
Tại đây các bạn nhỏ được ăn khẩu phần của Chính phủ tại trung tâm tiếp đón Phú Thọ.
Gertrude Samuels, Pix, Inc.
Mặt nạ của nỗi sợ hãi thư giãn khi kết thúc cuộc hành trình; niềm hy vọng mới
làm dịu đi những hồi ức về cuộc chạy trốn.
Gertrude Schmid, Pix, Inc.
Dốc Mơ: Dân làng Lợp Mái Nhà Với Cỏ Tranh Từ Các Cánh Đồng
Sử dụng tư vấn kỹ thuật và máy móc của Hoa Kỳ, những công dân mới nhất của Nam Việt Nam
đã xây dựng những ngôi làng nhỏ gồm những ngôi nhà đôi nhỏ gọn gàng trong khu tái định cư của họ.
Ảnh của U.S. Foreign Operations Administration
Một người đàn ông chở vật liệu đến ngôi làng gần thành phố lều của Dốc Mơ (Trang 870)
Ảnh của FOA Hoa Kỳ
Hạt giống được gieo trong đất tự do sẽ bén rễ khi một gia đình tái định cư làm việc trong khu vườn đầu tiên của họ.
Những người dân Tân Phú Trung, cách Sài Gòn 15 dặm về phía Tây Bắc, nuôi dưỡng rau bằng phân bón từ Hoa Kỳ.
Ảnh của FOA Hoa Kỳ
Hàng nghìn chiếc lều khác phủ kín mặt đất trải dài hết mức mắt thường có thể nhìn thấy, nhưng chúng chật kín người. Những người co ro trên các chiếc chiếu cói của họ bên trên nền đất sũng nước dưới tấm bạt; hoặc, đứng trong bùn ngập đến mắt cá chân, sững sờ nhìn chúng tôi khi chúng tôi lái xe lên; hoặc, vật lộn để lấy một bao gạo trong mưa. Tôi đi theo các linh mục bước vào một vài lều.
Một số người cho biết họ đã không có thức ăn, thuốc men và nước uống trong nhiều ngày. Một số đang hứng mưa bằng hộp thiếc bên ngoài lều của họ. Những người khác chỉ đơn giản là ngồi với con của họ trong trạng thái có vẻ như bị sốc. Toàn bộ khu vực phản ánh sự bất lực đến mức bạn chỉ có thể cầu nguyện rằng lời cầu nguyện của họ đang được nghe thấy ở đâu đó.
Tuy nhiên, ngay cả trong những ngày đen tối đó, những tia sáng của tương lai vẫn rõ ràng. Gần khu vực cắm trại, những bộ khung của các tòa nhà đã được dựng lên, chờ những cơn mưa dịu bớt để hoàn thành. Nét phác thảo của một ngôi làng tương lai đang xuất hiện. Những người trong đoàn xe cuối cùng cũng hiểu rằng đây là nơi mà tương lai của họ bắt đầu.
Ngày nay các cấu trúc trên bộ khung đã phát triển thành những ngôi nhà thường trú, và những ngôi nhà thành những ngôi làng. Hàng trăm ngôi nhà nữa đang mọc lên ở miền Nam Việt Nam mỗi ngày.
Trong năm qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã phân bổ 45.000.000 đô la cho Việt Nam để vận chuyển, thức ăn, quần áo cho người tị nạn và giúp họ xây dựng những ngôi làng mới, tự túc. Các ngân khoản đã được quản trị bởi các viên chức Chính Phủ Nam Việt Nam với sự cố vấn của Cơ Quan Các Hoạt Động Nước Ngoài (Foreign Operations Administration [viết tắt là FOA. ND]).
Các cơ quan tình nguyện tư nhân đã làm việc cùng với các quan chức Chính phủ. Ngoài CARE, và Dịch vụ Cứu trợ Chiến tranh Công giáo, Hội Hồng Thập Tự của nhiều quốc gia, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và các tổ chức khác đã cung cấp hàng tấn thực phẩm, sữa bộ và quần áo. Thực phẩm từ các kho dự trữ thặng dư của Hoa Kỳ đã được đổ xô vào khu vực này, và nhu cầu ước lượng vẫn là khoảng 2.400 tấn cung cấp thực phẩm mỗi tháng trong tình trạng cứu trợ trực tiếp. Ước tính một phần ba số người tị nạn đã được tái định cư và đang trở nên tự túc. Với những dụng cụ và thiết bị tối thiểu, họ đã làm việc với ý chí và sáng kiến.
Tại đồn quân đội cũ ở Gia Kiệm, nay được gọi là Tân Phát Diệm, cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông bắc, tre mọc khắp nơi, thật may mắn. Khoảng 20.000 người tị nạn sống trong cộng đồng này. Trong vòng hai tháng sau khi đến, họ đã có trường cho bảy cấp học, một khu chợ, một nhà thờ mái lợp tranh [paillote, tiếng Pháp trong nguyên bản, ND] (túp lều tranh) được xây dựng, và bây giờ họ đang nuôi lợn. Những người tị nạn, đến từ Phát Diệm ở Bắc Việt Nam, đã xây dựng 100 ngôi nhà tranh mỗi ngày!
Cách Sài Gòn vài dặm về phía Đông Nam, ở khu Phước Lý, là một ngôi làng mới toanh với những ngôi nhà song lập nhỏ hình chữ nhật xếp thành hàng ngay ngắn, xung quanh là các mảnh vườn. Nó có hai trường học, một bệnh xá và một nhà thờ mái lợp tranh (paillote). Việc sản xuất gạch (brickmaking) và Cơ Quan Các Hoạt Động Nước Ngoài đã mang đến cho những người tị nạn này từ tỉnh Thanh Hóa một khởi đầu mới trong cuộc sống của họ.
Các nông dân và ngư dân, họ đã sống một thời gian ngắn trong các lều và lều mái tranh. Cơ Quan FOA đã gửi bốn máy sản xuất gạch cơ khí lớn; các kỹ thuật viên từ STEM: Special Technical and Economic Mission, Phái đoàn Kinh tế và Kỹ thuật Đặc biệt của Cơ Quan FOA, đã đến để hướng dẫn họ cách vận hành máy móc cũng như cách bố trí ngôi làng của họ. Các kỹ thuật viên cũng kiểm tra nước trong khu vực và trợ giúp cải thiện vệ sinh. Trong hai tuần, những người tị nạn đã chuyển đến nơi ở mới và đi làm, không chỉ cho riêng họ mà còn cho hàng ngàn người tị nạn khác.
Các cỗ máy hiện đã hoạt động hết công suất, sản xuất gạch cho các trường học, các bệnh xá và các tòa nhà công cộng khác cho hàng chục hay nhiều hơn các ngôi làng tị nạn mọc lên trong khu vực. Gần đây, những người thợ làm gạch gốc Thanh Hóa đã trang trí đường phố của họ bằng những dải băng bằng giấy: “Cảm Ơn Các Nhà Hảo Tâm Của Chúng Tôi.” Họ đã đặt cho ngôi làng của họ một cái tên – STEM.
Nhà tiên tri chỉ đường Môsê (Moses) của cuộc di cư, linh mục trẻ tuổi Đỗ Bá Ái của Tam Tòa, đã dẫn dắt giáo dân của mình từ ngôi làng xưa hàng thế kỷ của họ với các ngư cụ và chiếc chuông nhà thờ bằng đồng cũ của họ. Hải quân Pháp đã kéo 21 tàu đánh cá của họ một quãng đường dài 186 dặm dọc theo bờ biển đến rìa Tourane [Đà Nẵng].
Tại đây, họ đã cầu nguyện tạ ơn, treo chiếc chuông cũ trên một giàn giáo làm bằng các cột gỗ hai x bốn phân [Anh, inch, ND] và đi làm nơi trú ẩn và các vườn rau. Ngày nay, những ngư dân của khu Tân Tam Tòa đã trở lại cuộc sống cũ của họ, ở vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng, tiếp thị cá của họ thông qua một hợp tác xã.
Có vô số câu chuyện như của họ, về lòng dũng cảm, óc kinh doanh nghiệp và sự may mắn. Nhưng điều này không có nghĩa là vấn đề tị nạn ở Nam Việt Nam đã được giải quyết; còn lâu mới hết.
Khi bài này được viết ra, hàng nghìn người tị nạn vẫn đang đổ về. Các doanh trại quân đội gần Sài Gòn đã được chuyển đổi thành một bệnh viện, và Cơ Quan Các Dịch Vụ Cứu Trợ Chiến Tranh của Công Giáo báo cáo rằng 80.000 trường hợp đang được điều trị mỗi tháng.
Các xe ủi đất do Mỹ cung cấp và các thiết bị di chuyển đất khác chỉ mới bắt đầu công việc khai hoang đất rừng núi ở phía bắc Sài Gòn. Các cỗ máy khác đã bắt đầu nhiệm vụ rút nước một khu vực đầm lầy rộng lớn, nhưng màu mỡ ở Đồng Bằng Lau Sậy [tiếng Pháp: Plaine des Joncs; tiếng Anh: Plain of Reeds, tức vùng Đồng Tháp Mười, ND] về phía tây bắc. Một ngày nào đó những trang trại giàu có có thể sinh sôi ở đây, nhưng chưa phải lúc này.
Một sắc lệnh cải cách ruộng đất mới được ban hành vào tháng 2 vừa qua, được thiết kế để mang lại 800.000 mẫu [acres: mẫu Anh, ND] đất nữa cho sự canh tác, phần lớn là bởi những người tị nạn. Theo luật mới, những chủ sở hữu vắng mặt của các điền trang, chủ yếu ở miền nam xa xôi, cuối cùng sẽ có nghĩa vụ làm việc trên những mảnh đất hiện đang nhàn rỗi của họ, thường là với sự giúp đỡ của người tị nạn hoặc cho nông dân thuê chúng.
Một Ngôi Nhà Bị Phân Hóa
Những Em Trai Tị Nạn Mang Những Nụ Cười Đẹp Nhất Đến Trường
Khi Một Cuộc Sống Mới Bắt Đầu
Cùng với những ngôi nhà của họ, dân làng xây dựng bệnh xá, nhà thờ và trường học.
Những đứa trẻ này đồng thanh đọc thuộc lòng một bài học,
chuyển từ ngôi trường một phòng của chúng sang lớp học dành cho người lớn vào ban đêm.
Ảnh của Cơ Quan U.S. Foreign Operations Administration.
Nhưng Chính phủ Nam Việt Nam vẫn phải đối mặt với những vấn đề to lớn trong việc mở rộng quyền kiểm soát và thực thi các sắc lệnh của mình trên khắp đất nước. Các thủ lĩnh phong kiến, các nhóm thế lực ngầm và các giáo phái tôn giáo trong nhiều năm đã duy trì các đội quân thường trực của riêng họ. Có thể hiểu, nhiều chủ đất lớn cũng miễn cưỡng từ bỏ tài sản của họ.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã nỗ lực để giữ cho Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản. Tương lai của những người tị nạn chạy trốn chủ nghĩa cộng sản phụ thuộc phần lớn vào việc liệu miền Nam Việt Nam có thể tồn tại tự do hay không. Và, ngược lại, vấn đề người tị nạn được xử lý tốt như thế nào, đến lượt nó, sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định tương lai của miền Nam Việt Nam.
700.000 người tị nạn này, những người chắc chắn đã chứng tỏ rằng họ là những người chống Cộng mạnh mẽ, là những người trong số những người bạn trung kiên nhất mà Thế Giới Tự Do có được ở Châu Á. Minh chứng là một bức thư – và có rất nhiều bức tương tự như vậy – được viết bởi một cậu học sinh tị nạn cho một người bạn Hoa Kỳ, một viên chức cơ quan FOA, người đã giúp gia đình cậu bắt đầu một cuộc sống mới:
“Xin chào Ông:
“Năm mới Việt Nam sắp đến, tôi không có gì để chúc ông vào dịp đặc biệt của năm mới. Nhưng, tôi chỉ có tấm lòng chân thành của tôi để dâng lên ông. Và tôi chúc ông một năm mới hạnh phúc và trên tất cả là ông luôn có dồi dào sức khỏe để có thể giúp đỡ tất cả những người tị nạn trên con đường khó khăn. Tôi cũng biết rằng các ông đã rời bỏ những người thân thuộc, gia đình thân yêu, quê hương thoải mái của mình để đến Việt Nam vì sự hy sinh và từ thiện vô cùng to lớn của mình.
“Tôi rất muốn gặp ông và hơn hết là được ngồi cạnh ông để học nói tiếng Mỹ với ông. Tôi cảm ơn ông rất nhiều vì ông đã gửi cho tôi bức ảnh mà ông đã chụp.
“Xin nhận lòng kính mến của tôi, thưa Ông.
Thành thật cám ơn,
Trần Luân Lai. “
—
* Xem “GIs and the Kids of Korea,” của Robert H. Mosier, Tạp chí Địa lý Quốc gia, tháng 5 năm 1953
** Xem, “Indochina Faces the Dragon,” của George W. Long, National Geographic Magazine, September 1952.
—–
Nguồn: Gertrude Samuels, Passage to Freedom in Viet Nam, The National Geographic Magazine, June 1955, các trang 858-874.
Ngô Bắc dịch và giới thiệu
Gio-O 07.2022
gio-o.com/NgoBac/GertrudeSamuelsDiCu54.htm
Tags: việt nam