Mỹ đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ vì ‘vi phạm nghiêm trọng’ tự do tôn giáo
By thoisu 02 , December 5, 2022 0 Comments
Religious Freedom Designations
Press Statement
Antony J. Blinken, Secretary of State
BBC News
04/12/2022
Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh,
Thông cáo ngày 02/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ về quyền tự do tôn giáo
Ngay phần đầu của thông cáo ngày 02/12, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu.
Cụ thể, trong thông cáo ngày 02/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watch List).
“Hôm nay tôi đưa Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ vì có tham gia hoặc chấp nhận những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo.”
Với các vi phạm nghiêm trọng hơn thì các nước bị Mỹ đưa vào Danh sách Quan ngại Đặc biệt (Countries of Particular Concern) gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan.
Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản hồi chính thức về thông cáo này của chính phủ Mỹ. Trước đó, Việt Nam luôn khẳng định tự do tôn giáo là “sự thật không thể xuyên tạc”.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có ba nội dung quan trọng liên quan đến quyền tự do tôn giáo:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện vẫn đáng lo ngại trong hồ sơ của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Việt Nam 2021 của Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập.
Gần đây nhất, ông Phan Văn Thu, tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo – một tổ chức Phật giáo độc lập được chính quyền miền Nam Cộng hòa công nhận trước năm 1975 – vừa qua đời trong trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, được cho là do một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Năm 2022 có thể thấy nổi bật nhất là việc giới chức Việt Nam bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai – một tổ chức tôn giáo độc lập ở Long An.
Kết quả, tòa đã y án đối với ông Lê Tùng Vân 5 năm tù và năm bị cáo còn lại, mỗi người từ 3 đến 5 năm tù.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã đưa ông Lê Tùng Vân và năm bị cáo khác vào Freedom of Religion or Belief Victims List (Danh sách Nạn nhân Tự do Tôn giáo và Niềm tin) toàn cầu.
Có tự do tôn giáo qua phiên phúc thẩm vụ Tịnh Thất Bồng Lai?
Nguồn hình ảnh, HOÀNG NGUYÊN/Chụp lại hình ảnh,
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết sau phiên tòa phúc thẩm thì các thân chủ của ông đang cân nhắc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án
Ngay sau phiên xử phúc thẩm vụ Tịnh Thất Bồng Lai vào ngày 02 – 03/11 vừa qua ở Long An, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC News Tiếng Việt:
“Trong phiên tòa ngày 02 và 03/11/2022, thì chiều ngày 02/11/2022, khi tự bào chữa, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên có cho rằng quyền tự do tôn giáo của ông ấy không được tôn trọng.”
“Tôi nghĩ, nguyên nhân từ việc ông ấy và các thành viên của Thiền Am vốn là những người tu hành tại gia theo cách mà họ cảm nhận về đức Phật, họ không theo đạo Phật và cũng không gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng lại bị bên bị hại là ông Trần Ngọc Thảo, pháp danh là Thích Nhật Từ tố cáo rằng họ giả tu, giả chùa, giả sư nên bức xúc phát ngôn như thế.”
Về việc chủ tọa Hội đồng xét xử (HĐXX) liên tục ngắt lời và cắt cử công an đứng xung quanh các bị cáo khi nói lời sau cùng, Luật sư Mạnh cho rằng quyền của các bị cáo đã không được bảo đảm.
“Căn cứ theo quy định tố tụng hình sự, trong phần tranh luận, khi đối đáp thì các bị cáo được tham gia. Tuy nhiên, trong phiên tòa vào chiều ngày 03/11, vị chủ tọa tuyên bố cắt phần này, cho nên, cả năm luật sư đều đứng dậy đề nghị HĐXX tôn trọng quyền đối đáp của các bị cáo do luật pháp quy định.
“Theo đó, năm luật sư đều không có ý chống lại quyết định của chủ tọa mà chỉ đang bảo vệ quy định luật pháp và quyền của thân chủ mình mà thôi. Sau đó, đến phần nói lời sau cùng thì chủ tọa phiên tòa liên tục cắt lời của bị cáo và yêu cầu họ chỉ được nói theo gợi ý của chủ tọa. Điều này, rất tiếc, lần nữa, quyền của các bị cáo lại không được bảo đảm.”
Trả lời BBC News Tiếng Việt, liệu phiên phúc thẩm vừa qua có phải là một ví dụ về phiên tòa bỏ túi ở Việt Nam hay không, Luật sư Mạnh nhận định:
“Tôi không rõ đây có phải là phiên tòa bỏ túi hay không. Nhưng cân nhắc về thời gian nghị án và thời gian tuyên bản án rất dài như vậy, dễ làm cho người theo dõi phiên tòa cho rằng đây là một phiên tòa bỏ túi.”
Ông Mạnh cũng cho biết sau phiên phúc thẩm thì các thân chủ của ông đang cân nhắc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án.
“Đối với tội danh mà tòa án đã xét xử theo điều 331 Bộ luật Hình sự (BLHS), thì thân chủ chúng tôi đang cân nhắc về việc khiếu nại, yêu cầu xét xử giám đốc thẩm vụ án.”
“Thậm chí, tái thẩm vì các chứng cứ mà luật sư nộp bổ sung trong phiên tòa phúc thẩm đã chưa được xem xét. Đồng thời, với tội danh theo điều 174 BLHS về ‘Lừa đảo’, thì chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị để tham gia vào quá trình điều tra vụ án.”
‘Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội’
Nguồn hình ảnh, THÔNG TIN CHÍNH PHỦ/Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027
Ngày 29/11, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định:
“Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc “Hộ Quốc, an Dân”; nhiều nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc mà tên tuổi, sự nghiệp gắn liền với đạo Phật. Trong những năm qua, với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.
Phát biểu tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 9 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bế mạc ngày 29/11, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói về tự do tôn giáo như sau:
“Bên cạnh đó, trong những năm qua, hoạt động đối ngoại của Phật giáo ngày càng được mở rộng, đa dạng từ tham gia các tổ chức quốc tế, tới phát triển các Hội Phật tử người Việt nam ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của bà con Việt kiều, góp phần tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền, khẳng định tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Ông Phúc cũng nhấn mạnh lại đường hướng hành đạo là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
“Với đường hướng hành đạo là ‘Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội’, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếp nối dòng chảy truyền thống, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết các tôn giáo, khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa đạo pháp và dân tộc.”
“Giáo hội luôn là tổ chức thành viên tin cậy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng, xứng đáng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực trên tất cả lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồng lòng cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân dân ngày càng có cuộc sống yên vui, hạnh phúc.”
Trong một bài viết trên BBC News Tiếng Việt vào tháng Hai năm nay, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm nêu nhận định của ông về ‘Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo’ ở Việt Nam như sau:
“Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền. Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.
Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay.”https://www.bbc.com
Religious Freedom Designations
Press Statement
Antony J. Blinken, Secretary of State
December 2, 2022
Around the world, governments and non-state actors harass, threaten, jail, and even kill individuals on account of their beliefs. In some instances, they stifle individuals’ freedom of religion or belief to exploit opportunities for political gain. These actions sow division, undermine economic security, and threaten political stability and peace. The United States will not stand by in the face of these abuses.
Today, I am announcing designations against Burma, the People’s Republic of China, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, the DPRK, Pakistan, Russia, Saudi Arabia, Tajikistan, and Turkmenistan as Countries of Particular Concern under the International Religious Freedom Act of 1998 for having engaged in or tolerated particularly severe violations of religious freedom. I am also placing Algeria, the Central African Republic, Comoros, and Vietnam on the Special Watch List for engaging in or tolerating severe violations of religious freedom. Finally, I am designating al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, the Houthis, ISIS-Greater Sahara, ISIS-West Africa, Jama’at Nusrat al-Islam wal-Muslimin, the Taliban, and the Wagner Group based on its actions in the Central African Republic as Entities of Particular Concern.
Our announcement of these designations is in keeping with our values and interests to protect national security and to advance human rights around the globe. Countries that effectively safeguard this and other human rights are more peaceful, stable, prosperous and more reliable partners of the United States than those that do not.
We will continue to carefully monitor the status of freedom of religion or belief in every country around the world and advocate for those facing religious persecution or discrimination. We will also regularly engage countries about our concerns regarding limitations on freedom of religion or belief, regardless of whether those countries have been designated. We welcome the opportunity to meet with all governments to address laws and practices that do not meet international standards and commitments, and to outline concrete steps in a pathway to removal from these lists.