Mỹ – Việt xích lại gần nhau hơn (do sự đe dọa hiếu chiến của Trung Quốc)


US, Vietnam Draw CloserAsia Sentinel

Tác giả: David Brown – Song Phan, chuyển ngữ

10/9/2023 – Song ngữ Việt Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/130958752_vietnam.png

Tóm tắt: Sự vụng về của Bắc Kinh mở ra cơ hội cho hai cựu thù kết hợp sức mạnh

Đại sứ Marc Knapper và một số quan chức đại sứ quán khác mà tôi có dịp nói chuyện gần một năm trước, đã bày tỏ sự tin tưởng rằng, quan hệ Mỹ-Việt sẽ phát triển gần gũi hơn một cách thực chất. Tôi thấy dự đoán đó khó có thể tin được, vì bất kỳ sự nâng cấp nào trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ chắc chắn sẽ chọc tức Bắc Kinh. Nếu chủ đề này xuất hiện, những người bạn Việt Nam thường lưu ý rằng, Mỹ là một đối tác chập chờn, dễ thay đổi lập trường. Họ có thể giữ lời, cũng có thể không. Quả vậy, cựu Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được đàm phán gian khổ – khiến Việt Nam và 9 bên ký kết khác bị hụt hẫng – và Tổng thống Joe Biden cảm nhận được mối ác cảm của các công đoàn đối với hiệp định này, đã không làm gì thêm.

Trong khi đó, những người bạn Việt Nam này rõ ràng lưu ý rằng, Trung Quốc thường trực ở đó, hiện diện dày đặc ở biên giới phía bắc Việt Nam, và ở một mức độ đáng lo ngại, dọc theo bờ biển dài của Việt Nam và ở cả Lào và Campuchia lân cận. Nếu Bắc Kinh nhận thấy Hà Nội đang đi chệch khỏi quỹ đạo của mình thì họ có đủ phương tiện – kinh tế và quân sự – để bóp nghẹt Việt Nam. Và họ hỏi, liệu Washington có vượt qua được thách thức như vậy không.

Có lẽ chúng ta sẽ sớm biết. Bí mật được giấu kín nhất ở Washington là hôm nay, ngày 10/9, Joe Biden và các lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam sẽ công bố thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mang tính biểu tượng, tương đương với mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Nga.

Tôi đánh cuộc rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đồng ý với một bước đi cực đoan như vậy. Với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là người đối thoại chính với Tập Cận Bình. Và với tư cách là người đứng đầu trong cơ cấu quyền lực ở Hà Nội, ông là người điều khiển màn loại bỏ các lãnh đạo được coi là nghiêng về phía Mỹ, mới chín tháng trước: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lúc đó.

Nói chung, và đặc biệt kể từ năm 2016, khi ông Trọng đè bẹp thách thức của thủ tướng đương nhiệm, cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Việt Nam được điều chỉnh cẩn thận để tránh chọc giận Bắc Kinh. Với việc Trung Quốc kiên quyết thực thi các yêu sách chủ quyền vô căn cứ trên Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng ở Lào và Campuchia, và rơi vào suy thoái kinh tế, những gì mà Chính quyền Biden đưa ra cho Việt Nam có thể ngày càng nghe có vẻ tốt hơn đối với các lãnh đạo Hà Nội – đặc biệt là vào thời điểm Bắc Kinh hoàn toàn bịt tai có chủ ý, chỉ vài ngày trước cuộc họp của Nhóm G20 ở New Delhi, đã tìm cách làm toàn bộ khu vực bất bình với việc công bố bản “bản đồ 10 đoạn” sửa đổi, mở rộng yêu sách của mình không chỉ đối với các khu vực lớn hơn ở Biển Đông, mà còn đến các vùng đất ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và cao nguyên Aksai Chin.

Như Giáo sư Jonathan London viết trên blog ngày 8 tháng 9, “về cả kinh tế và an ninh, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam có mối liên kết hết sức chặt chẽ. Tái cấu trúc kinh tế ở Việt Nam đòi hỏi phải nâng cấp nhanh chóng năng lực của các nhà sản xuất trong nước, cũng như các khoản đầu tư dài hạn, hiệu quả, vào nền kinh tế và con người, có lẽ đặc biệt từ Mỹ. Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ khả năng phòng thủ độc đáo của Mỹ”.

Khi đàm phán hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, cách Mỹ nhìn nhận Việt Nam dường như rất giống cách họ nhìn nhận Trung Quốc cách đây một thế hệ – một nguồn đối tác nhỏ cho các công ty Mỹ trong mối quan hệ sản xuất công nghệ cao đôi bên cùng có lợi. Thông báo của Nhà Trắng về chuyến thăm của Biden đề cập đến việc “thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, tập trung vào công nghệ và định hướng đổi mới của Việt Nam (và) mở rộng… chương trình phát triển lực lượng lao động”. Nếu Hà Nội quản lý mọi việc một cách hợp lý, thành phố này sẽ ngày càng được ưa chuộng như một điểm đến của tư nhân Hoa Kỳ đầu tư và đặc biệt sẽ nâng cao nhanh chóng tay nghề của lực lượng lao động.

Với hiệp định đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt, cùng với các hiệp định tương tự gần đây được ký kết với Australia và Singapore, sẽ không ai ngạc nhiên khi thấy sự mở rộng nhanh chóng việc hợp tác an ninh. Mục đích chính của Đối thoại An ninh bốn bên, hiệp ước ngày càng hiện thực giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, là an ninh các tuyến đường biển; Hà Nội đang ngăn chặn yêu sách giả trá của Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên biển và năng lượng ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Các mục tiêu này được củng cố lẫn nhau. Không còn có thể phụ thuộc vào Nga về hệ thống vũ khí tiên tiến, Việt Nam sẽ tìm kiếm các đối tác mới để được trợ giúp mua sắm với giá khuyến mại. Đổi lại, Việt Nam có thể chấp nhận cho tàu bè các đối tác vào các bến cảng tuyệt vời, dọc theo bờ biển dài của mình.

Về mặt chiến lược, khi thể hiện quyết tâm mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng chí hướng, Hà Nội chấp nhận rủi ro và có tính toán kỹ lưỡng. Trung Quốc sẽ không ngoan ngoãn chấp nhận việc Việt Nam từ bỏ thế cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Có thể Bắc Kinh cần khá nhiều thời gian, và có lẽ cần tới ban lãnh đạo mới, trước khi họ nhận ra rằng chính những nỗ lực bịt tai có chủ ý của họ nhằm thực thi ý chí của mình ở các vùng biển trong khu vực, đã đẩy ngay cả Việt Nam vào liên minh trên thực tế với những bên ủng hộ một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và độc lập.

_______

Tác giả: David Brown là cựu quan chức ngoại giao Mỹ, có nhiều kinh nghiệm về Đông Nam Á. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel

US, Vietnam Draw Closer

Beijing’s bumbling opens door for old enemies to join forces

Sep 9, 2023 – By: David Brown

https://substackcdn.com/image/fetch/w_1456,c_limit,f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fsubstack-post-media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2F3b882d20-2eb2-4050-abc0-01d2ef631364_1200x800.jpeg

Ambassador Marc Knapper and several other embassy officers I spoke to nearly a year ago expressed confidence that US-Vietnam relations were going to grow substantially closer. I found that claim hard to credit, given that any elevation of Vietnam’s ties with the US was certain to piss off Beijing. Vietnamese friends typically noted, if the subject came up, that America was a fickle partner, prone to mood swings. It might or might not keep its promises. Indeed, former President Donald Trump had disavowed the arduously negotiated Trans-Pacific Partnership – leaving Vietnam and nine other signatories in the lurch – and President Joe Biden, sensing organized labor’s antipathy to the pact, had let it lie.

Meanwhile, those same Vietnamese friends would inevitably note, China was eternally there, a hulking presence on Vietnam’s northern border, and, to a worrisome degree, along Vietnam’s long coast and in adjacent Laos and Cambodia. If Beijing perceived Hanoi to be drifting out of its orbit, it had the means – economic and military – to squeeze Vietnam. And, they asked, would Washington rise to such a challenge?

Perhaps we shall find out. The worst-kept secret in Washington is that today, September 10, Joe Biden and Vietnam’s top leaders will announce an agreement to establish a comprehensive strategic partnership, symbolically equivalent to Vietnam’s relations with China and Russia.

I would have bet against General Secretary Nguyễn Phú Trọng’s agreeing to such a radical step. As head of the Vietnamese Communist Party, he’s the primary interlocutor with Xi Jinping. And, as first among equals in the Hanoi power structure, he’s the person who orchestrated the dismissal only nine months ago of leaders considered to be partial to the US: Nguyễn Xuân Phúc, then Vietnam’s president, and Deputy Prime Minister Phạm Bình Minh.

In general, and particularly since 2016, when Trọng crushed a challenge by the incumbent prime minister, Vietnam’s foreign policy approach has been carefully calibrated to avoid angering Beijing. With China unswervingly intent on enforcing baseless sovereignty claims over the South China Sea, extending its influence in Laos and Cambodia, and descending into economic recession, what the Biden Administration has to offer Vietnam may have sounded better and better to Hanoi’s leaders – especially at a time when an utterly tone-deaf Beijing, just days before the Group of 20 meeting in New Delhi, managed to alienate the entire region by publishing a revised “10-dash map” expanding its claims not only to bigger areas of the South China Sea but to the waters around the Indian state of Arunachal Pradesh and the Aksai Chin plateau.

As Professor Jonathan London blogged on September 8, “in both economy and security, the strategic interests of the United States and Vietnam are extremely closely aligned. Economic restructuring in Vietnam will require swift upgrades in the capabilities of its domestic producers and effective, long-term investments in its economy and people, perhaps especially from the US. In defending its territorial integrity, Vietnam will benefit from America’s unique defense capabilities.”

In negotiating the CSP, the US seems to perceive Vietnam much the way it saw China a generation or so ago – a source of junior partners for US firms in a mutually profitable high-tech production relationship. The White House announcement of Biden’s pending visit refers to “promot(ing) the growth of a technology-focused and innovation-driven Vietnamese economy (and) expand(ing) . . . workforce development programs.” If Hanoi manages things properly, it will be increasingly favored as a destination for US private investment and will reap, in particular, rapid upskilling of its labor force.

With the US-Vietnam CSP in place, together with similar pacts recently concluded with Australia and Singapore, no one should be surprised to see rapid expansion of security cooperation. The chief aim of the Quadrilateral Security Dialogue, the increasingly tangible treaty arrangement between Australia, India, Japan, and the United States, is the security of sea lanes; Hanoi is thwarting China’s bogus claim to the energy and marine resources off Vietnam’s shores. These objectives are mutually reinforcing. No longer able to depend on Russia for advanced weapons systems, Vietnam will be looking to its new partners for procurement assistance at promotional prices. In return, it can offer access to excellent harbors along a long coastline.

Strategically, in advertising its resolve to expand its ties with the United States and like-minded states, Hanoi is taking a carefully calculated risk. China won’t acquiesce meekly to Vietnam’s abandonment of balancing between Beijing and Washington. It may take Beijing quite a while, and perhaps new leadership, before it realizes that it is its tone-deaf efforts to enforce its will in regional waters that has driven even Vietnam into de facto alliance with other advocates of a free and independent Indo-Pacific.

 David Brown is a former US diplomat with extensive experience in Southeast Asia. He is a regular contributor to Asia Sentinel

https://www.asiasentinel.com/p/us-vietnam-draw-closer

Comments are closed.