Nhiều tin đồn: Phạm Đoan Trang đi Mỹ trước khi Biden thăm Việt Nam!
(Hình: Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù vì chỉ trích chính quyền CSVN)
-“…Có lẽ khi ôm đàn trên sân khấu nhà tù ba ngày trước đây, chị [Phạm Đoan Trang] không biết bên ngoài nhiều người đang bàn tán xôn xao về chị, về một chuyến đi có thể có, có thể không trong những ngày sắp tới.”
Nhiều người quen, bạn bè của nhà báo tự do Phạm Đoan Trang đồng loạt chia sẻ tin, cho rằng bà này lên đường đi tị nạn Mỹ ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Joe Biden.
Bà Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn “Chính Trị Bình Dân,’ bị một tòa án ở thành phố Hà Nội tuyên y án chín năm tù với cáo buộc “chống phá” hồi Tháng Tám năm ngoái.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, một người thân cận với bà Trang, viết trên trang cá nhân hôm 3 Tháng Chín: “…Có lẽ khi ôm đàn trên sân khấu nhà tù ba ngày trước đây, chị [Phạm Đoan Trang] không biết bên ngoài nhiều người đang bàn tán xôn xao về chị, về một chuyến đi có thể có, có thể không trong những ngày sắp tới.”
“Nhưng nếu biết, chắc chị sẽ trả lời rằng ‘let It Be’ (mặc kệ đi), như chính bài hát yêu thích là một phần tuổi trẻ của chị, mà chị vẫn thường ngân nga với chúng tôi.”
Cùng thời điểm, Facebooker Chiêu Anh Nguyễn, một người bạn của bà Trang tại Sài Gòn, cũng chia sẻ trên trang cá nhân rằng bà Phạm Đoan Trang “trở thành một món hàng trao đổi.”
Facebooker ám chỉ chuyện nhà cầm quyền CSVN cho bà Đoan Trang đi tị nạn như một “món hàng” với phía Mỹ.
“Trang ơi, Chiêu mừng lắm. Rất mừng nếu Trang thực sự chấp nhận ra đi khỏi đây. Khỏi cái xứ sở đã làm Trang mất mát, đau khổ và tuyệt vọng đến rã rời này. Vậy mà Trang vẫn vì nó mà kiên định đấu tranh đến nỗi thành người tàn phế,” bà Chiêu Anh viết.
Hôm 3 Tháng Chín, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc với bà Bùi Thị Thiện Căn, mẹ bà Phạm Đoan Trang, nhiều lần nhưng bà từ chối cuộc gọi.
Trước đó, tin Phạm Đoan Trang đi Mỹ được Luật Sư Lê Quốc Quân đề cập trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) từ hôm 30 Tháng Tám: “…‘Quà’ của Việt Nam cho cuộc gặp lần này, nếu có, chỉ là một tù nhân lương tâm nào đó, có thể là Phạm Đoan Trang được thả và ai đó được đi ra ngoại quốc. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Việt Nam có thể thả một người và sau đó bắt lại hai, ba người.”
Luật Sư Quân nhắc lại chuyện thời điểm Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Việt Nam hồi giữa Tháng Tư, gia đình bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, được lên đường đi Mỹ nhưng chỉ trước đó một, hai ngày, Youtuber Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái, bị “mất tích” tại Bangkok, Thái Lan, và sau đó xuất hiện ở nhà giam Việt Nam và bị truy tố theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự CSVN.
Chung quanh tin, Phạm Đoan Trang có thể đi Mỹ tị nạn trước khi Biden đến Việt Nam
-Nhiều người quen, bạn bè của nhà báo tự do Phạm Đoan Trang đồng loạt chia sẻ tin, cho rằng bà sẽ lên đường đi tị nạn Mỹ ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Joe Biden.
Bà Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn “Chính Trị Bình Dân,’ bị một tòa án ở thành phố Hà Nội tuyên y án chín năm tù với cáo buộc “chống phá” hồi Tháng Tám năm ngoái.
(Hình: Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang (phải) đệm đàn tại buổi trình diễn văn nghệ trong nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương, hôm 30 Tháng Tám.)
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, một người thân cận với bà Trang, viết trên trang cá nhân hôm 3 Tháng Chín: “… Có lẽ khi ôm đàn trên sân khấu nhà tù ba ngày trước đây, chị [Phạm Đoan Trang] không biết bên ngoài nhiều người đang bàn tán xôn xao về chị, về một chuyến đi có thể có, có thể không trong những ngày sắp tới.”
“Nhưng nếu biết, chắc chị sẽ trả lời rằng ‘let It Be’ (mặc kệ đi), như chính bài hát yêu thích là một phần tuổi trẻ của chị, mà chị vẫn thường ngân nga với chúng tôi.”
Cùng thời điểm, Facebooker Chiêu Anh Nguyễn, một người bạn của bà Trang tại Sài Gòn, cũng chia sẻ trên trang cá nhân rằng bà Phạm Đoan Trang “trở thành một món hàng trao đổi.”
Facebooker ám chỉ chuyện nhà cầm quyền CSVN cho bà Đoan Trang đi tị nạn như một “món hàng” với phía Mỹ.
“Trang ơi, Chiêu mừng lắm. Rất mừng nếu Trang thực sự chấp nhận ra đi khỏi đây. Khỏi cái xứ sở đã làm Trang mất mát, đau khổ và tuyệt vọng đến rã rời này. Vậy mà Trang vẫn vì nó mà kiên định đấu tranh đến nỗi thành người tàn phế,” bà Chiêu Anh viết.
Hôm 3 Tháng Chín, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc với bà Bùi Thị Thiện Căn, mẹ bà Phạm Đoan Trang, nhiều lần nhưng bà từ chối cuộc gọi.
Trước đó, tin Phạm Đoan Trang đi Mỹ được Luật Sư Lê Quốc Quân đề cập trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) từ hôm 30 Tháng Tám: “…‘Quà’ của Việt Nam cho cuộc gặp lần này, nếu có, chỉ là một tù nhân lương tâm nào đó, có thể là Phạm Đoan Trang được thả và ai đó được đi ra ngoại quốc. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Việt Nam có thể thả một người và sau đó bắt lại hai, ba người.”
Luật Sư Quân nhắc lại chuyện thời điểm Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Việt Nam hồi giữa Tháng Tư, gia đình bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, được lên đường đi Mỹ tị nạn nhưng chỉ trước đó một, hai ngày, Youtuber Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái, bị “mất tích” tại Bangkok, Thái Lan, và sau đó xuất hiện ở nhà giam Việt Nam và bị truy tố theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự CSVN.
Hồi Tháng Ba năm ngoái, bà Phạm Đoan Trang được Bộ Ngoại Giao Mỹ vinh danh là một trong những “Phụ Nữ Can Đảm Quốc Tế.”
Ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối giải thưởng này với lý do bà Đoan Trang là “một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam và đã được đưa ra xét xử.”
Phạm Đoan Trang trong mắt luật sư
(Đặng Đình Mạnh)
Phạm Đoan Trang đi tù vì chỉ trích nhà cầm quyền
-Phạm Đoan Trang chủ động nói với tôi về điều cô ấy đang quan tâm: “Đi hay ở?”. Lời Trang: “Em đi là “chúng nó” chiến thắng. Em không cho phép “chúng nó” chiến thắng như thế. Em đã chuẩn bị tinh thần và em chịu đựng được hoàn cảnh của mình anh nhé”.
Nhiều bạn hỏi về Phạm Đoan Trang, tôi chỉ có câu trả lời vắn tắt:
Nếu bạn đang hỏi về cô gái bé nhỏ mà kiên cường, dấn thân tranh đấu cho bạn được sống đúng với phẩm chất làm người, thì quả thật, tôi có biết về cô gái ấy.
Trước ngày bị bắt không lâu, Trang hẹn gặp tôi tại một quán café trên con đường nhỏ trong khu Cư xá Bắc Hải. Tôi đến trước, chờ không lâu thì Trang tập tễnh bước vào cùng người bạn. Mỉm cười với đôi mắt như đang ngơ ngác trước cuộc đời đen bạc, em ấy đặt trước mặt tôi cuốn “Cẩm nang nuôi tù”, tôi chưa kịp cầm thì Trang lật đến trang ghi tên tác giả và biên tập, chỉ vào tên tôi in trong ấy, Trang hỏi “Anh có ngại không?”. Tôi xem rồi đáp “Ủa, thì anh có biên tập thật mà!”. Chúng tôi cười xòa.
Lần gặp ấy, có lẽ linh cảm thời gian tự do của mình đang cạn dần, Trang nói đến việc nhờ tôi giúp bào chữa khi phải sa vào vòng lao lý. Chúng tôi bàn với nhau nhiều điều trước khi chia tay.
Thật lòng, tôi đã không thích những cuộc gặp như thế, khi tôi và “đối tác” phải bàn bạc về chuyện xui rủi của họ, về một giai đoạn đen tối nhìn thấy trước trong cuộc đời.
Việc đến phải đến, thượng tuần tháng 10/2020, Trang bị an ninh bắt giữ rồi di lý ngay ra Hà Nội. Việc di lý này hoàn toàn nằm ngoài tính toán của chúng tôi, khiến tôi phải liên lạc ngay với các luật sư hành nghề tại Hà Nội để nhờ cùng phối hợp hỗ trợ pháp lý cho Trang.
Cùng lúc này, tôi cũng gởi ngay văn bản kiến nghị đến Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội để yêu cầu xem xét lại thẩm quyền. Vì lẽ, hầu hết các hoạt động của Trang đều thực hiện tại nơi Trang cư trú thường xuyên là địa bàn TP.HCM. Do đó, nếu cho rằng Trang có hành vi vi phạm pháp luật, thì thẩm quyền điều tra phải thuộc về TP.HCM, chứ không thể thuộc TP.Hà Nội.
Văn bản kiến nghị của tôi rơi vào sự thinh lặng. Sau này, khi tiếp cận hồ sơ, tôi vẫn thấy văn bản kiến nghị ấy lưu trong hồ sơ vụ án. Đồng thời, qua hồ sơ cho thấy các nhận định ban đầu của tôi về thẩm quyền điều tra cũng hoàn toàn chính xác. Thế nhưng, với cơ quan an ninh điều tra, cánh tay phải và là con cưng của chế độ, việc buộc họ làm đúng theo quy định tố tụng cũng tựa như hái sao trên trời.
Đương nhiên, Trang bị khởi tố về một tội danh chính trị, cho nên, sự hỗ trợ pháp lý của các luật sư ở giai đoạn điều tra là con số 0 tròn trĩnh, chỉ có thể ở mức độ đăng ký bào chữa rồi chờ. Suốt thời gian điều tra vụ án dài 14 tháng đăng đẵng, các luật sư bặt tin tức của Trang cho đến tận sau ngày có cáo trạng.
Khi ấy, tôi thu xếp ra ngay Hà Nội để hoàn thành các thủ tục bào chữa và thăm gặp Trang tại trại tạm giam số 1, Hỏa Lò Hà Nội.
Vẫn đang là mùa dịch COVID-19, trại tạm giam bố trí nơi luật sư tiếp xúc với thân chủ của mình qua vách kính thủy tinh và nói chuyện với nhau qua điện thoại. Chờ rất lâu quản giáo mới đưa vào khu vực cách ly một cô gái gầy gò, nhỏ bé, mái tóc cắt sát thật ngắn. Tuy vậy, tôi vẫn nhận ra Trang ngay nhờ cặp mắt sáng, tròn xoe, lúc nào cũng như đang ngơ ngác.
Không khó đoán thâm ý của trại giam khi buộc tôi chờ rất lâu mới đưa Trang vào làm việc, vì sau đó, thời gian làm việc sẽ không còn nhiều nữa. Thế nên, chúng tôi tranh thủ trao đổi vắn tắt ngay về vụ án, vì lẽ, với người hiểu biết như Trang, cô ấy thừa hiểu hồ sơ vụ án chỉ là cái cớ hoàn hảo để chính quyền giam giữ Trang, cho dù, cái gọi là hồ sơ vụ án đầy rẫy những chứng cứ khiên cưỡng, phi lý, phi pháp. Cô ấy hỏi thăm về sức khỏe của mẹ mình. Tôi cũng vội thông tin về tình hình bên ngoài, về các giải thưởng nhân quyền, giải thưởng báo chí quốc tế cô ấy được đề cử hay nhận giải. Tôi hỏi thăm về sức khỏe cô ấy, về điều kiện giam giữ, chuyển lời thăm hỏi, lời nhắn của gia đình, bạn tranh đấu của Trang…
Khi tôi đưa tin về các giải thưởng quốc tế, điện thoại đột ngột bị cắt đứt. Một cán bộ quản giáo chạy ập vào phản đối về nội dung trao đổi này và toan lấy các bài báo tôi đang áp vào vách kính thủy tinh cho Trang xem. Tôi giằng lại và đành lớn tiếng dọa: “Đây là các “tài liệu” của luật sư, việc lấy các tài liệu này là xâm phạm quyền hành nghề luật sư, vi phạm pháp luật… Tôi sẽ báo cáo việc này với Giám thị hoặc Bộ Tư pháp (?!)”. Thoạt nghe, quản giáo hơi lượng sượng, rụt lại rồi nói vớt vát “Đề nghị luật sư không nói chuyện bên ngoài”.
Thật ra, ở các quốc gia có nền luật pháp tiên tiến, thì mọi cuộc trao đổi giữa luật sư và thân chủ đều mang tính cách riêng tư và được bảo mật. Nhưng điều đó hoàn toàn xa lạ với cán bộ chấp pháp của nền tư pháp chưa tiến hóa này, mà ở đó, cơ quan điều tra vốn rất tọc mạch, tò mò về các cuộc trao đổi giữa luật sư và thân chủ.
Đồng thời, trước nay, chúng tôi vẫn đoán rằng các điện thoại trao đổi giữa luật sư và thân chủ của mình đều bị nghe lén. Lần này, thì họ ra mặt xác nhận luôn về sự việc nghe lén.
Đến đây, Trang chủ động nói với tôi về điều cô ấy đang quan tâm: “Đi hay ở?”. Lời Trang: “Em đi là “chúng nó” chiến thắng. Em không cho phép “chúng nó” chiến thắng như thế. Em đã chuẩn bị tinh thần và em chịu đựng được hoàn cảnh của mình anh nhé”.
Đó là một trong các cuộc gặp giữa tôi và Trang trước phiên tòa sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm tuyên cô ấy hình phạt 9 năm tù giam. Tức gần 3.300 ngày tù chỉ vì em ấy dám nói sự thật về hiện tình bi đát của đất nước. Nhưng điều đấy không làm chế độ hài lòng.
Tám tháng sau, tòa án cấp phúc thẩm thông báo xét xử. Lần này, tôi mang trọng trách từ chính tôi và nhiều bạn tranh đấu của cô ấy gởi gắm, rằng: Phải thuyết phục Trang chấp nhận việc “Ra đi” cho bằng được, ngay khi có cơ hội.
Vẫn chốn cũ, khu vực cách ly của Trại tạm giam số 1, Hỏa Lò Hà Nội. Sau tấm vách thủy tinh, Trang trông gầy gò hơn và vẻ mặt tái xanh mướt như tàu lá, hậu quả của biết bao lần rong kinh kéo dài không được chữa trị. Dù vậy, sau ánh mắt sáng, to tròn vẫn như ngơ ngác ấy, Trang vẫn lắc đầu nguầy nguậy, khăng khăng “Em chịu đựng được mà…”.
Tôi phân tích thiệt hơn, tôi viện dẫn mọi lẽ… nhưng vô ích! Túng thế, tôi lật ra lá bài cuối: “Mẹ của em…”. Nghe đến mẹ, bậc sinh thành, Trang cúi mặt giấu đôi mắt rướm lệ đỏ hoe… Im lặng một lát, Trang thốt khẽ “Dạ, để em tính lại”.
Mẹ của em, một trong số ít người được vào dự khán phiên tòa xét xử con gái mình. Trong ít phút giải lao, khi thấy con gái ngồi từ hàng ghế bị cáo đưa mắt xuống dưới tìm mình, bà cụ khẽ mỉm cười, lặng lẽ đưa ngón tay cái “number one” lên hướng về phía con gái! Ngón tay ấy gởi gấm nhiều thông điệp : Khích lệ, đồng tình, khen ngợi và “Mẹ rất ổn, con gái yêu quý của mẹ”… Rõ ràng, cô con gái ngoan cường đã là sản phẩm được hun đúc từ những bậc làm mẹ anh thư như vậy.
Và tôi cũng đã phải xấu hổ khi phải khai thác tình “mẫu tử”, khi biết đấy là điểm yếu nhất của Trang để thuyết phục em.
Lúc này, khi những tin đồn về việc đi hay ở của em ấy lan tràn trên mạng xã hội, trong ấy, không thiếu cả những lời bình phẩm bất lương, kể cả, từ những người dán nhãn tranh đấu.
Tôi vẫn tự hỏi : Quyết định cuối cùng của em là gì giữa đi hay ở khi có cơ hội chọn lựa? Em có hai bà mẹ, một là đất mẹ để dấn thân mình bảo vệ phẩm giá làm người, rồi phải trả giá bằng bản án gần 3.300 ngày tù đầy. Thế nhưng, em cũng có cả một người mẹ sinh thành, dưỡng dục nên em đã ở tuổi gần đất xa trời để thương nhớ, đang khắc khoải trông tin em từng phút, từng giây.
Xã hội đen bạc này đã quá đủ để đòi hỏi điều gì khác ở Trang, vì lẽ, họ không có tư cách xứng đáng để đòi hỏi. Nhưng tôi thì khác, tôi vẫn muốn đòi hỏi em ấy một lần sống như “nhi nữ thường tình”, quanh quẩn trong nếp nhà để tự tay chăm sóc những phút tồn sinh cuối cùng của người mẹ già, bậc anh thư. Tròn chữ hiếu, em vẫn là em, với lý tưởng đeo mang phận nước trên đôi vai gầy guộc.
Nhưng lúc này, việc non nước ngoài kia là việc chung của trăm triệu đồng bào phải cùng nhau gánh vác, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, chứ chẳng phải việc của riêng ai hay của riêng em, Trang ạ, cô gái có đôi mắt như ngơ ngác.
Mong đón em.
Từ Nhà Báo KQ Lê Văn Hải