” Câu chuyện về ngành đường sắt nói chung và tuyến đường sắt Hải Phòng – Côn Minh nói riêng có thể coi như một lát cắt lịch sử đầy thăng trầm, bi kịch của đất nước, dân tộc. Giờ đây, lịch sử đó sắp sang trang, nhưng trang tiếp tới là “bi” hay là “hùng”, là “hưng” hay “phế” thì không rõ. Bởi lẽ, quyền quyết định, có lẽ, đã không còn trong tay Việt Nam”.
” Như vậy, có thể thấy tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh hay “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Bắc Bộ” là một mũi tên nhiều đích của Tập Cận Bình. Tham vọng đế quốc của ông ta có được thực hiện được hay không rất khó nói. Cũng giống như Paul Doumer, kỳ vọng của ông về con đường sắt Hải Phòng – Côn Minh chưa bao giờ đạt được bởi các biến cố lịch sử.
(Dân trí) – Dự án đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng đang “đứt đoạn”, gặp khó trong giải phóng mặt bằng. Công trình này thi công chạy qua dấu tích ngôi đền có từ thế kỷ 18.
Quy hoạch dự án đường 150 tỷ đồng xuyên qua cổng đền hơn 200 tuổi (Video: Dương Nguyên).
HRW: Liên Âu nên thu hồi các lợi ích của Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA vì vi phạm nhân quyền
RFA – 04/01/2024
Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam tại Hà Nội hôm 30/6/2019
AFP
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Liên minh Châu Âu không cho Việt Nam hưởng các lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) do sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội trong nhiều năm gần đây.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW, có phát biểu như vừa nêu sau tuyên bố của riêng Nhóm tư vấn trong khối Liên Âu (viết tắt là EU DAG) về EVFTA về sự lo ngại của họ cho tình hình nhân quyền Việt Nam.
Nhóm này tự đưa ra tuyên bố hôm 14/12 sau cuộc họp lần thứ ba với Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam tại Bỉ cuối tháng 11 năm ngoái mà không đưa ra được tuyên bố chung.
DAG của mỗi bên bao gồm các tổ chức xã hội dân sự được thành lập theo hiệp định trên với mục tiêu tư vấn về việc thực hiện chương Thương mại và Phát triển bền vững bằng cách đưa ra quan điểm hoặc khuyến nghị cho các bên tham gia.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 04/1, ông Phil Robertson bình luận về thông cáo của EU DAG:
“EU DAG đã quá lịch sự, xét đến mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc vi phạm trắng trợn những lời hứa cho phép xã hội dân sự giám sát và tham gia thực hiện Chương Thương mại và Phát triển bền vững (TSD).
Chính phủ Việt Nam đang tiến hành một cuộc đàn áp toàn diện đối với các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu và bất kỳ nhà lãnh đạo xã hội dân sự nào dám nêu lên việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và quyền lao động.”
Ông cho rằng việc Chính phủ Việt Nam không đưa ra thời gian biểu phê chuẩn các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) như đã hứa, cho thấy mức độ dối trá mà họ đang làm.
Ông kêu gọi khối 27 quốc gia nên có các hành động cụ thể đối với sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam:
“Thay vì tiếp tục bị đùa giỡn, EU nên bắt đầu vạch ra các biện pháp để bắt đầu thu hồi các lợi ích theo EVFTA cho đến khi Hà Nội thực sự duy trì các cam kết bảo vệ quyền lợi, cho phép thành lập các công đoàn độc lập và thực hiện các cải cách môi trường thực sự, song hành với xã hội dân sự.”
Trong tuyên bố của mình, Nhóm tư vấn trong khối EU nêu ra các vụ việc bỏ tù lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký và có ý định tham gia DAG Việt Nam như nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách về tội danh trốn thuế.
Về vi phạm nhân quyền của Việt Nam, tuyên bố viết:
“EU DAG quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ các tổ chức phi chính phủ, như FIDH (Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế) và Theo dõi Nhân quyền (HRW), nêu chi tiết các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Chúng bao gồm các hạn chế về quyền tự do hội họp cũng như quấy rối và bắt giữ tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền, nhiều nhà lãnh đạo xã hội dân sự và nhiều nhà báo, dựa trên việc áp dụng tùy tiện Bộ luật Hình sự và Luật Thuế, đã bị lên án bởi EU, cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và Nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện.
Công đoàn, phương tiện truyền thông, tổ chức xã hội dân sự và cơ quan tư pháp cần được tự do giám sát, vạch trần và thực thi việc tôn trọng tất cả các quyền, bao gồm cả quyền lao động. Những lo ngại đáng kể đã được nêu lên trong cuộc họp về việc thu hẹp không gian dành cho xã hội dân sự và việc bắt giữ, bỏ tù và kết án một số nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng ở Việt Nam.”
EU DAG nói quyền của các tổ chức xã hội dân sự trong việc xem xét, giám sát việc thực hiện các cam kết Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) của EVFTA, bao gồm cả các cam kết trong TSD, phải được tôn trọng. Các cơ chế TSD chỉ có thể thực hiện đúng lời hứa nếu xã hội dân sự có thể giám sát và xem xét kỹ lưỡng việc thực hiện chúng một cách minh bạch.
Nhóm này cũng thúc giục EU quyết liệt hơn với Việt Nam:
“Chúng tôi nhắc nhở Việt Nam rằng nhân quyền là một yếu tố thiết yếu của Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-VN và do đó bao trùm toàn bộ EVFTA. Việc đe dọa và quấy rối các chủ thể xã hội dân sự đang giám sát các cam kết mà các bên cam kết phải được EU đề cập một cách quyết đoán.”
Giữa tháng 8/2021, Bộ Công thương Việt Nam công bố quyết định thành lập DAG Việt Nam với ba thành viên chính thức là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- đại diện giới sử dụng lao động, Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU) trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).
Năm sau, bộ này bổ sung thêm bốn thành viên nữa, nâng tổng số thành viên của DAG Việt Nam lên thành bảy. Bốn thành viên mới là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), và Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA).
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với ba tổ chức gồm Viện Công nhân và Công đoàn, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững, và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên với đề nghị bình luận về tuyên bố của EU DAG nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, cho rằng nhiều tổ chức trong DAG Việt Nam thân thiết với chính quyền và ông nghi ngờ sự độc lập trong việc giám sát thực thi EVFTA.
Từ Đức, bà Thục Quyên, một người hoạt động nhân quyền và theo dõi sát việc thực thi EVFTA, cho biết Chương “Thương mại và Phát triển bền vững” của EVFTA là một phần không thể thiếu của hiệp định này. Sự tham gia của xã hội dân sự và giám sát EVFTA không phải là một yếu tố tùy chọn của hiệp định, nhưng cần được bảo đảm và áp dụng như một vấn đề cấp bách.
Bà nói trong tin nhắn gửi RFA:
“Để Hiệp định thành công và mang lại lợi ích cho đất nước và người dân, về phía Việt Nam cần nghiêm chỉnh tạo một khung chính sách để xã hội dân sự tham gia một cách tự do và an toàn vào việc thiết kế, ra quyết định, giám sát và thực hiện.
Việt Nam có bổn phận thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho xã hội dân sự đã được quy định trong Hiệp ước, nhằm tạo ra và duy trì, về mặt luật pháp và trên thực tế, một môi trường thuận lợi an toàn cho xã hội dân sự tự do hoạt động, cần nhất hiện nay là luật pháp và chính sách liên quan đến đăng ký, và các đòi hỏi về thuế má phải minh bạch và phù hợp với các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do hội họp, lập hội và biểu đạt.”
Bà cho rằng việc bắt bớ, kết án và giam giữ vô cớ các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bất chấp luật pháp quốc gia và quốc tế phải cần phải chấm dứt.
Trong Tuyên bố của mình, EU DAG kêu gọi Việt Nam thực hiện đúng cam kết đưa ra trước khi thực thi EVFTA và ngay lập tức phê chuẩn Công ước C87 (Công ước của ILO về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội).
Nhóm này cũng nhắc nhở Việt Nam về cam kết tuân thủ các yêu cầu của TSD, đó là tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các công ước cơ bản của ILO – đặc biệt là về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thương lượng tập thể, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
EU DAG hoan nghênh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong Diễn đàn chung EU-Việt Nam 2023 nhằm mở rộng sự tham gia trong DAG để cân bằng với sự tham gia rộng rãi hơn trong EU DAG.
Hai nhóm sẽ có cuộc họp chung ở Hà Nội vào năm 2024.
HRF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Phan Vân Bách
Nhà hoạt động Phan Vân Bách. Photo Facebook Phan Vân Bách.
Tổ chức Quỹ Nhân quyền (HRF) hôm 3/1 lên án mạnh mẽ việc Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Phan Vân Bách, người vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam 3 tháng nhưng không tiết lộ cáo buộc.
Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York, Mỹ, đưa ra lời kêu gọi này trên trang X, cùng ngày gia đình ông Phan Vân Bách đến trụ sở Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội và nhận được một thông cáo về việc tạm giam ông sau hơn 5 ngày bắt giữ.
Bà Nguyễn Thị Yêu, vợ ông Bách, nói với VOA rằng ông bị bắt từ hôm 29/12 nhưng cơ quan chức năng không trưng lệnh bắt.
Bà cho biết rằng ông Bách trước đây từng bị công an mời làm việc nhưng cuối ngày thì cho về nhà.
“Anh ấy có lên trên đấy 1-2 lần nhưng đến chiều thì anh về, chứ không phải bị ở lâu như thế này.
“Chồng em từ lâu rồi không làm cái gì cả. Không hiểu tự nhiên lại bị như thế”, bà Yêu cho biết khi được hỏi về lý do chồng bà bị tạm giam.
Theo HRF, ông Bách một nhà hoạt động nhân quyền và cựu thành viên của kênh YouTube CHTV (Chấn Hưng TV), lên tiếng chỉ trích chính quyền, và tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa, bao gồm cả các cuộc biểu tình phản đối các hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong thông báo ký ngày 29/12 mà bà Yêu nhận được hôm 3/1, Cơ quan An ninh Điều tra nói rằng thông báo này căn cứ từ một “lệnh bắt” có từ ngày 19/12. Tuy nhiên, gia đình không nhận được lệnh bắt này.
Công an Tp. Hà Nội và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ đưa ra bình luận về lời kêu gọi của HRF.
Hàng loạt các blogger và các nhà hoạt động Việt Nam gần đây bị chính quyền bắt giam theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331 Bộ Luật Hình sự) hay “Tuyên truyền chống phá nhà nước” (Điều 117 Bộ Luật Hình sự).
Vào tháng 3/2022, ông Lê Văn Dũng, người điều hành kênh CHTV, bị phạt 5 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng bênh vực cho giới tranh đấu và lên án việc chính quyền bắt giam họ để bịt miệng các tiếng nói ôn hòa. Ngược lại, chính quyền Việt Nam cho rằng họ luôn đảm bảo các quyền con người cho mọi người và chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế ra tòa, khai nhận hối lộ 2,25 triệu USD
Cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, tại phiên tòa ngày 3/1/2024 ở Hà Nội.
Cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, và 37 người khác tiếp tục bị đưa ra xét xử tại tòa án ở Hà Nội hôm thứ Tư (3/1) với cáo buộc tội nhận hối lộ, hối lộ và đóng vai trò trong việc sản xuất, phân phối và “thổi giá” bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 lên quá cao.
Vụ bê bối liên quan đến kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á cho thấy nhiều quan chức cấp cao đã tạo điều kiện cho công ty này đạt được các thỏa thuận trị giá hàng triệu đô la trong việc cung cấp cho bệnh viện và cộng đồng ở các địa phương những thiết bị xét nghiệm với mức giá bị đẩy lên rất cao.
Tại phiên tòa hôm 3/1, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khai đã nhận 2,25 triệu USD từ ông Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc Công ty Việt Á, trong đó 2,2 triệu USD nhận thông qua cựu thư ký Nguyễn Huỳnh và 50.000 USD nhận trực tiếp từ ông Việt.
Cựu bộ trưởng Y tế, được mô tả ra tòa với dáng vẻ tiều tụy, tóc bạc trắng và gầy đi rất nhiều, nhiều lần nói “Tôi sai, tôi xin lỗi” vì đã nhận hối lộ, nhưng phủ nhận đã gợi ý đòi hỏi tổng giám đốc Việt Á đưa tiền như lời khai của thư ký Nguyễn Huỳnh, theo Tuổi Trẻ.
Ông Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc trực tiếp can thiệp và chỉ đạo cấp dưới tác động để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá, phân bổ và thanh toán tiền kit xét nghiệm. Cựu bộ trưởng bị cho là đã đứng ra giới thiệu Công ty Việt Á với lãnh đạo một số địa phương để giúp cho công ty này tiêu thụ kit xét nghiệm.
Trong vụ này, ngoài ông Nguyễn Thanh Long, một quan chức cấp cao khác là cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng bị bắt và bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Tại tòa, ông Chu Ngọc Anh nói “rất đau xót” khi không có cơ hội gặp lại ông Phan Quốc Việt để trả lại khoản tiền 200.000 USD đã nhận.
Ít nhất 100 quan chức và doanh nhân đã bị bắt liên quan đến vụ bê bối.
Vụ bắt tay thao túng giá giữa các quan chức và doanh nhân này ước tính đã thu về khoảng 172 triệu USD cho Việt Á, trong đó 34 triệu USD được cho là đã đổ thẳng vào túi các quan chức, theo AFP.
Truyền thông nhà nước cho hay Việt Á đã sản xuất 8,7 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm trong đại dịch, phần lớn được gửi đến các cơ sở y tế trên cả nước.
Tại tòa án Quân sự ở Hà Nội tuần trước, Tổng giám đốc Phan Quốc Việt bị kết án tổng cộng 25 năm tù, bao gồm 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 10 năm tù do “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài ra, ông Việt cũng đối mặt với những cáo buộc khác trong phiên tòa sẽ kéo dài ba tuần bắt đầu vào ngày 3/1.
Việt Nam ban đầu được cả thế giới biết đến nhờ các biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19. Tuy nhiên sau đó, khi các quan chức bị phát hiện đút túi hàng triệu đô la từ việc nhận hối lộ dính dáng đến kit xét nghiệm và từ việc tổ chức các “chuyến bay giải cứu” đưa người Việt ở hải ngoại về, đã gây ra nhiều tai tiếng và phẫn nộ trong công chúng.
Năm ngoái, ba quan chức đã bị bỏ tù chung thân trong khi hàng chục người khác bị kết án tù dài hạn vì tội hối lộ và tham nhũng trên các chuyến bay hồi hương.
Vào năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã bãi chức hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Ông Minh cũng kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, là người đứng đầu tổ chức các “chuyến bay giải cứu”, trong khi ông Đam phụ trách xử lý công tác ứng phó với đại dịch Covid-19 trong nước.
Cuộc thanh trừng, do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, cũng đã hạ bệ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người “chịu trách nhiệm chính trị” về những thiếu sót của nhiều quan chức, AFP dẫn một tuyên bố của ủy ban trung ương đảng vào thời điểm đó cho biết.
Giảm tội cho quan tham là thất nhân văn với Dân
Lưu Trọng Văn
04/01/2024
Liên tiếp chủ tịch An Giang, chủ tịch Lâm Đồng đương ngôi đầu tỉnh bị khởi tố. Rồi nguyên uỷ viên trung ương, bí thư Thanh Hoá và nguyên chủ tịch Thanh Hoá bị bắt ói ra 45 tỷ tiền ăn cướp của Dân. Trước đó mấy ngày thứ trưởng Bộ Công thương bị tra tay còng số tám.
Rồi hôm nay 3.1.2024 ba uỷ viên trung ương gồm bí thư Hải Dương, chủ tịch Hà Nội, bộ trưởng Y tế ra toà.
Nói lên điều gì?
Chưa bao giờ sự hư hỏng của quan chức nhiều đến vậy ư? Đất nước làm sao mà rạng rỡ khi nhan nhản mặt lũ quan đẫm bùn đen?
Không thể thanh minh được sự thật này: Một thời gian dài của Đất nước, tiêu cực do bọn phản Nước hại Dân công khai lộng hành và được cả một hệ thống cơ chế do khuyết tật thành ra dung túng.
Nhìn qua thì có cảm tưởng đến giai đoạn hôm nay khi quyền lực hầu hết thuộc về Tổng bí thư và Ban chống Tham nhũng dẫn đến làn sóng liên tục bọn quan tham bị vạch mặt, bị vạch túi, tống vào lò. Nhưng nhìn lại thì mọi biện pháp có vẻ lờn thuốc vì án tử hình chưa đụng đến bất cứ ai dù tội tày trời.
Các cụ ta nói chí lý: chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Thưa bác chủ lò:
Nhân văn lớn nhất là đặt Lợi ích người Dân lên trên hết, dứt khoát không giảm tội cho bọn quan tham ăn cướp tiền mồ hôi nước mắt của Dân.
Giảm tội cho bọn quan tham đồng nghĩa với đồng loã với chúng!
Đồng loã với chúng là thất Nhân văn với Dân!
Đất nước cần thu lại Niềm tin Luật pháp hơn thu lại tiền bọn ăn cướp.
L.T.V.
Khởi tố 331 bị can trong vụ bốn tiếp viên hàng không xách hơn 11kg ma tuý
RFA 04/01/2024
Ma túy được ngụy trang dưới vỏ bọc các túyp kem đánh răng.
VTCNews
Liên quan vụ vali của bốn tiếp viên hàng không mang từ Pháp về Việt Nam hôm 16/3/2023 có ma tuý, Cơ quan điều tra đến nay đã khởi tố 331 bị can.
Đại diện Công an thành phố Hồ Chí Minh cho truyền thông hay tin trên trong chiều 3/1 tại buổi gặp mặt báo chí nhằm thông báo tình hình trật tự an toàn xã hội năm 2023 và công tác của năm 2024.
Vào ngày 16/3/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện nhóm nữ tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines mang khoảng 11kg ma túy tổng hợp được ngụy trang trong 327 tuýp kem đánh răng, 17 chai nước súc miệng được bốn tiếp viên hàng không xách tay, vận chuyển từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM xác nhận đến nay đã khởi tố 130 vụ án, 331 bị can, thu giữ hơn 70kg ma túy các loại, bốn khẩu súng và nhiều công cụ phương tiện phạm tội có liên quan, giá trị ma túy các đối tượng mua bán trên 22.000 tỷ đồng.
Công an cũng cho biết, qua kết quả điều tra, các tiếp viên trên khai không biết bên trong 327 tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển, có 157 tuýp bị người nhờ mang cất giấu ma túy. Do vậy, chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự bốn nữ tiếp viên.
Vào ngày 22/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định trả tự do cho bốn tiếp viên hàng không trên vì không có đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Tiktoker Việt Nam bị phạt vì clip quay ở Angkor Wat nhưng ghép hình cờ Thái Lan
RFA – 04/01/2024
TikToker Hứa Quốc Anh (phải) tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cũng như cơ quan an ninh.
Sở TT-TT TPHCM/LĐO
Một TikToker của Việt Nam bị cơ quan chức năng phạt hành chính do đăng tải clip dài khoảng 90 giây có hình ảnh Angkor Wat (Campuchia) nhưng ghép với quốc kỳ Thái Lan.
Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 3/1, nêu rõ, người bị Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh phạt hành chính 7,5 triệu đồng là Tiktoker Hứa Quốc Anh.
Tiktoker này bị phạt về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo Nghị định số 15/2020 của Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 30/10/2023, TikToker Hứa Quốc Anh, người có 700.000 người theo dõi trên mạng xã hội này, đăng tải một video tại đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap của Campuchia cho thấy một cô gái mặc trang phục truyền thống Thái Lan và cầm một cây gậy đi quanh khu đền. Video có cả hình ảnh cờ Thái Lan và nhà vua Thái Lan cùng âm thanh nội dung “xin chào Thái Lan”.
Vào ngày 12/11/2023, Cơ quan Bảo vệ Di sản Thế giới Angkor Wat của Campuchia đã yêu cầu mạng TikTok phải chặn video này và thúc giục những người theo dõi không tiếp tục chia sẻ video có “nội dung không phù hợp”. Cơ quan này cho rằng đoạn video ảnh hưởng đến văn hoá và di sản của Campuchia
Ngày 3/1/2024, Sở thông tin và Truyền thông TPHCM và cơ quan an ninh đã có buổi làm việc và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hứa Quốc Anh (chủ thể sử dụng tài khoản TikTok “Hứa Quốc Anh”) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… với mức phạt 7,5 triệu đồng.
Với hành vi trên, tờ Lao động cho biết, chính quyền Campuchia cũng xem xét hình phạt đối với Tiktoker Hứa Quốc Anh, có thể cấm nhập cảnh Campuchia từ năm đến 10 năm.
VNCS truy triệt để những tiếng nói phản biện
03/01/2024
Các thành viên No-U Hà Nội, một nhóm dân sự chống đường Lười bò Trung Quốc ở Biển Đông
Reuters
“Chính quyền bắt hết “cá” lớn rồi, giờ đến “cá nhỏ” thì họ bắt nốt”, một nhà hoạt động ở Hà Nội cho biết.
Truy cùng, diệt tận
Ngày càng nhiều các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam bị các cơ quan chức năng bắt giữ và thậm chí kết án nặng, khiến những người còn lại (có liên quan ít nhiều hoặc từng liên quan) trở nên “kín tiếng và im ắng hơn”.
Tuy vậy, trong vòng sáu tháng trở lại đây, qua tìm hiểu của RFA, không ít nhà hoạt động trong nước đã bị an ninh mời làm việc – theo nhiều cách khác nhau, như gởi giấy mời lên đồn công an, ép buộc đi uống cà phê với an ninh hay thậm chí là bị công an xông thẳng vào nhà bắt giữ như trường hợp của nhà hoạt động Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV mà RFA đã loan tin trong hai ngày qua (2 và 3/1/2024) .
Ba nhà hoạt động hiện đang ở trong nước, yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt vì lý do an toàn, xác nhận với RFA rằng họ bị mời làm việc nhiều lần trong những tháng gần đây. Những người này nói rằng họ bị an ninh hạch hỏi về các hoạt động chính trị, nhân quyền từ cách đây đã vài năm trước.
Ông L, ở Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2023, ông bị mời làm việc hai lần:
“Năm ngoái là nó mời hết lượt. Tôi từ chối nhiều quá nhưng họ vẫn đòi gặp thì tôi phải chịu gặp ở quán cà phê.
Nó nói rằng những người có tiếng tăm là nó bắt hết rồi. Nó cũng nói thẳng là giờ đến những con cá nhỏ khác. Doạ xong thì nó chơi đòn tâm lý, khuyên tôi nên nghĩ tới gia đình, vợ con.
Nói thật là tôi cũng ngưng hẳn rồi, giờ mà tôi bị tóm thì gia đình tan nát hết.”
Ông L, cũng cho biết thêm rằng ngoài ông, hầu hết những người từng lên tiếng trước tình hình chính trị, xã hội đều bị an ninh “mời” làm việc:
“Còn lại những ai mà nó điểm mặt là hay lên mạng viết bài hay tham gia các hoạt động là nó mời lên hết.
Những người làm YouTube thì bị bắt ngưng làm, nếu không thì nó sẽ bắt.
Có người mời mãi không được là nó xộc luôn vào nhà.”
Tại TP.HCM, tình hình cũng căng thẳng không kém. Ông H, cho RFA biết mặc dù đã rất cẩn thận, kín tiếng và không tham gia các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay chỉ trích lãnh đạo trên mạng từ hai, ba năm qua, nhưng ông vẫn bị Công an mời làm việc:
“Tôi bị mời làm việc ba lần.
Nó trao đổi, hạch hỏi về những chuyện ngày xưa mình đã làm. Thứ hai là nó cố bắt mình phải chứng minh Facebook đó là của mình, hỏi về những hình ảnh, clip và phóng sự nước ngoài làm về mình.
Nó răn đe bây giờ hồ sơ là đầy đủ rồi, cho đi (tù – PV) lúc nào là chuyện của nó.
Tôi nghe nói giờ đang có chiến dịch bắt hết những người từng có các hoạt động đấu tranh ngày trước, dù bây giờ họ còn hoạt động hay không.”
Ông B, một người hoạt động nhân quyền cũng đang ở TPHCM lấy ví dụ vụ việc ông Phan Văn Bách vừa bị bắt hôm 29/12 vừa qua:
“Mấy năm nay Bách ngưng để kiếm miếng cơm manh áo nhưng mà tụi nó có tha đâu.
Nhiều khi mọi người sẽ thấy hụt hẫng là vì sao mình đã dừng lại rồi mà vẫn bị bắt, mấy anh em lên tiếng giờ đã im lặng rồi cũng bị bụp.
Nhưng từ nay sắp tới những gương mặt gạo cội sẽ bị bắt nữa.”
Ông Phan Vân Bách cầm tấm biển phản đối tăng giá xăng. Facebook/Phan Vân Bách
Xoá bỏ triệt để phong trào dân chủ ở VN
Nhận định về tình trạng này, cô Minh Trang, thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền cho biết:
“Tôi nghĩ hiện tại họ (an ninh VN-PV) không phân biệt ai còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động đâu. Có lẽ mục đích của chính quyền qua việc này là:
Thứ nhất là đe doạ và cảnh cáo những người còn hoạt động để họ ngừng những công việc họ đang làm. Chiến lược này có hiệu quả vì FredHub mới đây đã tuyên bố giải thể để đảm bảo an toàn cho cộng sự.
Tất cả những nhà hoạt động nổi bật ở Việt Nam đều đã bị bắt hết hoặc đã ra nước ngoài sinh sống nên chính quyền mời những người còn lại lên làm việc để thu thập thông tin và lập án mới rồi bắt những người mới. Mục đích là xoá bỏ triệt để phong trào dân chủ và hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.”
Ông Nguyễn Tiến Trung, người bị chính quyền Hà Nội truy lùng suốt trong năm 2023 và đã đến Đức tị nạn vào hồi tháng 12 vừa qua, thì cho rằng, lý do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam “truy cùng diệt tận” đối lập dân chủ trong nước là vì tình hình thế giới đang biến động dữ dội và có thể ảnh hưởng, tạo biến động đến Việt Nam bất kì lúc nào:
“Nhà cầm quyền sợ khi có biến động và có lực lượng dân chủ lãnh đạo thì người dân sẽ vùng lên thiết lập chế độ dân chủ, từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị.
Các siêu cường đang đối đầu nhau dữ dội, từ Ukraine đến Đài Loan. Điểm nóng Đài Loan và Trường Sa bộc phát sẽ khiến chính trị Việt Nam biến động. Giá lương thực, dầu hoả từ chiến tranh ở Ukraine cũng vậy.
Bản thân Đảng Cộng sản cướp chính quyền được là nhờ vào thế chiến thứ hai kết thúc và có khoảng trống quyền lực trong nước. Cho nên nhà cầm quyền sẽ tiêu diệt hết mọi mầm mống lãnh đạo dân chủ để không có đối lập lãnh đạo, dẫn dắt người dân xây dựng chế độ dân chủ thành công.”
XEM THÊM
Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị bắt
Thêm một nguyên lãnh đạo nữa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục vào lò, dù mới nghỉ hưu.
Ông Vượng từng là Chủ tịch hội đồng thành viên, Bí thư Đảng ủy tập đoàn EVN. Ba năm sau, ông thôi cương vị ở EVN để trở lại làm Thứ trưởng Công thương. Tháng 11/2020, ông Vượng được điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và nghỉ hưu từ 1/1.
Lò dành cho EVN vẫn mở, lỗ vẫn tiếp tục lỗ lớn, giá điện có thể sẽ phải tăng. Liên quan vụ án tại EVN, Bộ Công Thương, hồi tháng 1112023 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 6 người để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty mua bán điện.Chắc còn nữa, đặc biệt về quy hoạch điện VII và VII bổ sung có những điều lạ lùng rất dễ thấy…
Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh xuất hiện tại phiên xử vụ Việt Á với vẻ mặt tiều tụy, da sạm, tóc bạc và gầy đi nhiều.
Sáng 3/1, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á liên quan đến Công ty Việt Á, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, CDC các tỉnh, thành phố.
Nhiều người được triệu tập vắng mặt, trong đó có đại diện CDC tỉnh Hà Giang, Nam Định, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận và đại diện một số bệnh viện…
” Hôm nay, tên tuổi của ông Long có thể sẽ lại xuất hiện trên các trang báo của thế giới, nhưng chắc là mờ nhạt. Trong tình hình chiến tranh bùng nổ, người ta không mấy quan tâm đến chuyện bê bối của một nước CS nghèo mà nạn “tham nhũng trong hệ thống Y Tế là chuyện thường ngày”. Tuy vậy, ông Long cũng vẫn có thêm một cơ hội làm cho thế giới nhìn thấy rõ hơn bộ mặt nhếch nhác của công lý Việt Nam.
Cuộc đời ông Long có ba lần bước ra thế giới, nhờ đại dịch mà ông nổi tiếng hơn những người tiền nhiệm. Như vậy, ông cũng xứng đáng làm đại diện hàng đầu cho thế hệ COCC có bằng cấp ở Việt Nam.
Và cũng hôm nay, khi ông Long ra hầu tòa, đám COCC anh em của ông cũng vẫn rầm rộ ủng hộ, biện bạch, bênh vực, kể lể công trạng của ông Long và Việt Á”.
” Vào tháng 7/2023, khi Việt Nam tiến hành xét xử đại án ‘Chuyến bay giải cứu’, nhà quan sát chính trị David Hutt nói với BBC về chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng:
“Điều này cho thấy bất kỳ chiến dịch chống tham nhũng nào do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng sẽ thất bại nếu không giải quyết một vấn đề thật sự – đó là tình trạng ở một quốc gia độc đảng, các quan chức chỉ bị quan chức cấp cao hơn sờ gáy. Chỉ có thay đổi về hệ thống chính trị mới giải quyết hiệu quả được nạn tham nhũng” .
Tại Việt Nam, hai cựu bộ trưởng ra tòa hôm nay, 03/01/2024, trong phiên tòa xét xử 38 bị cáo liên quan đến vụ án nâng giá bộ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.
” Trong dự toán ngân sách năm 2024, phe Trọng sẽ chi 187 tỉ đồng cho quân đội và 109 tỉ cho công an. Để lo cho dân, phe Trọng dự trù sẽ chi 94 tỉ cho bảo đảm xã hội, 25 tỉ cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, và 15 tỉ cho y tế dân số và gia đình. Theo cái ưu tiên của phe Trọng, tổng chi cho quân đội và công an là 296 tỉ, và tổng dự chi cho ba mục liên hệ đến đời sống dân thường là 134 tỉ. Nói cách khác, các lá chắn cho phe Trọng cần củng cố bằng lượng tiền 220% lớn hơn tiền lo cho phúc lợi xã hội của dân.
Sự gian lận của phe Trọng trên thị trường lao động đang bị lật tẩy. GDP tăng là bởi dân làm việc siêng năng cần cù trong khi phe Trọng làm đời sống dân rất khó khăn. Thực tế là Trọng không nên tự sướng với tăng trưởng GDP!”.
Năm 1911 được tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh (HCM) ra đi “tìm đường cứu nước”. Thật ra đó chỉ nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ để che giấu những tội lỗi mà HCM và tập đoàn đã gieo rắc trên đất nước và dân tộc trong nhiều thập niên qua.
Mỹ thông báo rút hàng không mẫu hạm ra khỏi Đông Địa Trung Hải
Minh Anh /RFI 02/01/2024
Ngày 31/12/2023, hai quan chức cao cấp Mỹ trên kênh truyền hình ABC News của Mỹ cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford, cùng với tám phi đội bay và 4000 thành viên thủy thủ đoàn sẽ rời Đông Địa Trung Hải trong những ngày sắp tới.
Hơn 70% doanh nghiệp nhận định số đơn hàng đầu năm 2024 ‘đi ngang’, ‘đi xuống’
Sơn Nguyên
Bên trong Nhà máy Vinfast Hải Phòng, tháng 12/2021. (Ảnh minh họa: NamLong Nguyen/Shutterstock)
Với 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam tham gia cuộc khảo sát hằng quý, chỉ 29,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý 1/2024 sẽ tăng so với quý 4/2023, số còn lại cho rằng đơn hàng giữ nguyên, thậm chí giảm.
Theo cuộc điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hằng quý, Tổng cục Thống kê vừa đưa ra con số thống kê “màu xám” đối với tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2024 do phía doanh nghiệp nhận định.
Đánh giá về xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 4/2023 và dự báo tình hình quý 1/2024, có 29,2% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới tăng, 39,7% nhận định số đơn hàng giữ nguyên so với quý 3/2023, 31,1% doanh nghiệp nhìn nhận số đơn hàng sẽ giảm.
Cuộc điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của Tổng cục Thống kê được thực hiện hằng quý với 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia.
Ngành in, sao chép bản ghi các loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý 4/2023 so với quý 3/2023 tăng cao nhất với 40,2%. Ngược lại, đơn đặt hàng được xác định là giảm nhiều nhất tại ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, với tỷ lệ doanh nghiệp 37,6%. Có 72,7% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý 1/2024 so với quý 4/2023 tăng và giữ nguyên (29,3% tăng, 43,4% giữ nguyên), 27,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, có 22,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý 4/2023 tăng so với quý 3/2023; 45% doanh nghiệp nhận định số đơn hàng giữ nguyên. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tiếp tục ở mức cao, 32,6%.
Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý tăng cao nhất thuộc nhóm ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, 30,6%. Với nhóm ngành sản xuất máy móc thiết bị, số doanh nghiệp nhận định đơn hàng giảm lên tới 44,3%.
Với số đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý 1/2024 so với quý 4/2023, có 24,6% doanh nghiệp dự báo tăng; 46,8% nhận định giữ nguyên; 28,6% doanh nghiệp dự báo giảm.
Về chi phí sản xuất, trong quý 4/2023, đa số doanh nghiệp cho biết chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giữ nguyên, 61,8%; số doanh nghiệp nhận định chi phí tăng là 29,8%; còn lại là giảm so với quý 3/2023. Tỷ lệ doanh nghiệp dự báo chỉ số này giữ nguyên quý 1/2024 so với quý 4/2023 tiếp tục ở mức cao với 65,5%; 25,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 9,3% doanh nghiệp dự báo giảm.
Đối với nhu cầu sử dụng lao động, có 11,2% doanh nghiệp cho biết sử dụng lao động so với quý 3/2023 tăng; 68,5% doanh nghiệp giữ nguyên và 20,3% doanh nghiệp giảm. Dự báo sử dụng lao động quý 1/2024 so với quý 4/2023 khả quan hơn với 83,6% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên (13% tăng, 70,6% giữ nguyên); 16,4% doanh nghiệp dự kiến số lao động giảm.
Tổng cục Thống kê cho hay nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý IV-2023 đã phục hồi tích cực hơn quý 3/2023 nhưng tốc độ chậm. Một số ngành có tín hiệu hồi phục nhanh hơn các ngành khác là ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; ngành sản xuất xe có động cơ…
Cuộc khảo sát chỉ ra trong quý 4/2023, hai yếu tố “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao” vẫn ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 58,2% và 49,8%.
Đáng lưu ý, yếu tố “lãi suất vay vốn cao” chỉ có 21,5% doanh nghiệp lựa chọn, giảm tới 5,7 điểm phần trăm so với quý 3/2023.
Nguyễn Anh Tuấn – Những người thế hệ chúng tôi
02/01/2024
Ngày đầu năm, tôi nhớ về những người bạn của tôi đang suy kiệt trong chốn lao tù, không mong gì hơn các bạn khỏe mạnh. Mong một ngày gặp lại, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
NHỮNG NGƯỜI THẾ HỆ CHÚNG TÔI
– Tôi tình cờ gặp Lê Hữu Minh Tuấn ở Hội An nhiều năm trước. Buổi nói chuyện ngắn ngủi, nhưng ấn tượng để lại là một bạn đồng trang lứa sống có lý tưởng và thương người.
Hôm nghe tin Tuấn bị bắt, tôi vào Facebook bạn ấy, vốn chỉ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, có một bài đăng nói lên rất nhiều về Tuấn:
“Từng là người rất sợ cái chết, nhưng giờ đây mình nhận ra cuộc sống này vốn dĩ ngắn ngủi, và “chết là hết”. Cô phụ trách nhận hiến mô tạng cho mình hay, con số người hiến còn khiêm tốn, ở mức 3.000 người/ 95 triệu người. Trong khi, một người chết não hiến mô – tạng sẽ cứu được 10 người khác!” (kèm hình ảnh thẻ đăng ký hiến tạng như bên dưới).
Tuấn hơn tôi chỉ một tuổi.
– Với Trịnh Bá Phương, tôi chưa có dịp được gặp, dù đã biết nhau nhiều năm trên Facebook.
Lần đầu nói chuyện với nhau, tình cờ thay là ngay sau khi tôi bị đưa đi làm việc hồi cuối tháng Năm vừa rồi. Phương lúc đó đã linh tính có điều không hay sẽ sớm xảy ra với mình. Tuy nhiên anh chia sẻ rằng không muốn đi đâu cả vì chỉ vài tuần nữa sẽ đón đứa con thứ hai chào đời. Anh muốn ở cạnh vợ và con mình vào lúc họ cần anh nhất. Có ra sao cũng đành.
Bốn ngày sau khi nhìn mặt con, anh bị bắt.
Phương chỉ hơn tôi vài tuổi.
– Mươi năm qua, tôi đã phải ‘làm việc’ với cán bộ an ninh đủ cả ba miền. Không ít trong số đó cũng chỉ ngang tuổi tôi.
Những buổi làm việc như thế không phải lúc nào cũng chỉ thẩm vấn và truy xét. Vẫn có những khoảng xen giữa nói chuyện đời thường nhật. Tôi nhận ra có là ai thì cũng nghĩ về gia đình, lúc rảnh rỗi cũng thích tụ tập bạn bè, cũng tự hào giới thiệu về nơi mình sinh ra lớn lên khi được hỏi. Cũng cười thật tươi khi nhắc chuyện vợ con hay yêu đương.
Tôi luôn nghĩ rằng những người cùng một thế hệ như chúng tôi, như Tuấn, Phương và những cán bộ an ninh kia, lẽ ra có thể ngồi lại với nhau, trong tình tự dân tộc và tấm lòng anh em bằng hữu. Bàn những câu chuyện làm sao đời sống gia đình, xã hội, đất nước chúng tôi ngày một tốt đẹp lên, ngay cả khi nhìn thấy ở nhau những khác biệt.
Hà cớ gì người này lại đi bắt bỏ tù người kia, chia cách gia đình và đày ải họ trong đau khổ, cuối cùng chỉ vì đôi ba thứ chủ nghĩa, lý thuyết mà chẳng ai từ người khởi xướng cho đến chúng tôi thực sự hiểu?
Tôi biết sẽ có người nói ngay: Đó là vì quyền lợi. Nhưng ngay cả về quyền lợi, hà cớ gì cứ phải được mất, sống còn với nhau? Vẫn có thể cùng thắng (win-win) cơ mà.
Từ khi nào, bởi ai hay điều gì mà đến tận thế hệ tôi, người ta vẫn tìm cách loại trừ nhau một cách khốc liệt chỉ vì khác biệt như vậy? Chuyện này còn kéo dài bao lâu nữa và mỗi người chúng ta cần làm gì để sớm chấm dứt nó?
NGUYỄN ANH TUẤN 01.01.2024
Lưu Trọng Văn – Ông thầy chùa dở hơi
Chùa nghèo, vùng heo hút nên ít sư muốn trụ trì. Thầy Thích Đồng Xuân tình nguyện đến để trước nhất giữ cái đức của mình.
Thầy không ngạo mạn tự xưng mình là thầy, gọi phật tử là con. Thầy tùy đối tượng mà xưng như ở làng quê Hưng Yên của thầy.
« Chú ạ, con nghĩ, chùa không phải nơi để người ta đến cầu, đến xin. Chùa không phải là nơi buôn bán niềm tin. Cần gì bề thế, sơn son thếp vàng? Chùa và cỏ cây non nước là một, sao lại bê tông chèn ép cỏ cây? Con ghét bê tông hóa chùa ».
Gã không hỏi thầy cảm tưởng về các lâu đài, thành quách chùa kiểu Bái Đính, Tam Chúc. Gã cũng không hỏi thầy cảm tưởng về chùa Ba Vàng đang rộ câu chuyện sợi tóc xá lợi của Đức Phật biết ngọ nguậy. Gã hỏi ngược câu nói của thầy… « chùa không phải là nơi… » vậy thì chùa là nơi gì?
Thầy kể, chùa đang trông coi một hòn đảo rất đẹp trên hồ Hàm Thuận. Nhiều đại gia rủ rê đầu tư hoặc mua lại xây nhà nghỉ, con từ chối.
Họ bực mình hỏi: vậy thầy bỏ trống hòn đảo làm gì? Con thưa, tôi trồng cây. Họ lắc đầu, lợi lộc gì ? Con thưa : Trả lại cho Đất Mẹ khí trời trong lành.
Họ bảo con, ông thầy chùa dở hơi.
LƯU TRỌNG VĂN 01.01.2024
Việt Nam bán tín chỉ rừng và thu được 1.200 tỷ đồng trong năm 2023
RFA 01/01/2024
Ảnh minh họa: rừng bị phá ở Đắk Lắk trước đây
AFP
Việt Nam trong năm 2023 bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) và thu được khoảng 1.200 tỷ đồng.
Thông tin vừa nêu được đưa ra ngày 30/12 tại hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch ngành lâm nghiệp năm 2024. Cụ thể Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), ông Nguyễn Quốc Trị, cho biết, năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng).
Hoạt động này thuộc thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam được ký ngày 22/10/2020 giữa Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ NN&PTNT Việt Nam.
Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ.
Bộ NN&PTNT cho biết, nguồn tiền này sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức… được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề này.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là cơ quan đầu mối tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tiền từ ERPA và thực hiện điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Trong số sáu tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.
Việt Nam- Trung Quốc thêm cặp cửa khẩu quốc tế mới, vào khi tuyến đường sắt của TQ giáp Móng Cái đi vào hoạt động
RFA 31/12/2023
Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh- Long Bang trong ngày nâng cấp 28/12/2023
TTXVN
Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam)- Long Bang (Trung Quốc) vào ngày 28/12 được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng của Việt Nam phối hợp với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế để kết nối khu vực Tây Nam, Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á.
Trong diễn biến liên quan, trước đó vào ngày 27/12 tuyến đường sắt nối thành phố Phòng Thành Cảng tới thành phố Đông Hưng thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối của Trung Quốc chạy thẳng tới biên giới Việt – Trung. Tuyến đường sắt có chiều dài 47km, nối liền các thành phố Phòng Thành Cảng – nơi có cảng biển lớn nhất ở miền Tây Trung Quốc và là cửa ngõ giao thương chính của các quốc gia Đông Nam Á, với thành phố Đông Hưng.
Thời gian di chuyển giữa hai thành phố được tính toán giảm từ 1 giờ xuống chỉ còn 19 phút. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Việc khai trương tuyến đường sắt cao tốc diễn ra sau khi Trung Quốc và Việt Nam công bố hợp tác chặt chẽ hơn về phát triển đường sắt xuyên biên giới trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam hồi đầu tháng này.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài hơn 1.400 km.Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 34,57 tỷ USD, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2022.
ĐỌC BÁO TRONG NƯỚC
Chùa Ba Vàng trưng bày “xá lợi tóc Phật” là vi phạm hoạt động triển lãm
Nguyễn DươngThứ ba, 02/01/2024 – 21:2000:00/02:35Nam miền Bắc
(Dân trí) – Chùa Ba Vàng tổ chức cho phật tử chiêm bái “xá lợi tóc Phật” chính là hoạt động triển lãm và hoạt động này vi phạm quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông tin.
Ngày 2/1, nguồn tin của phóng viên Dân trí cho biết UBND tỉnh Quảng Ninh đã có thông tin chính thức liên quan đến việc chùa Ba Vàng tổ chức trưng bày “xá lợi tóc Phật” cho các phật tử và nhân dân chiêm bái.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, chùa Ba Vàng đã tổ chức một số hoạt động như: Lễ thỉnh vong, giải oan gia trái chủ, xin chuyển sang hệ phái Nam tông kinh, phát ngôn gây mất đoàn kết liên quan đến tín ngưỡng thờ mẫu, rước và trưng bày vật thể được cho là “xá lợi tóc của Phật” từ Myanmar…
Các hoạt động của chùa Ba Vàng nói trên đã gây phức tạp dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây hoang mang trong dư luận nhân dân…
Từ ngày 23 đến 27/12/2023, chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày, chiêm bái “xá lợi tóc Phật” cho nhân dân chiêm bái và một số hoạt động.
Chính quyền địa phương nhận định các hoạt động này của chùa Ba Vàng chưa đúng quy định của luật về chủ thể cũng như thời gian đăng ký theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc chùa Ba Vàng tổ chức cho phật tử chiêm bái “xá lợi tóc Phật” chính là hoạt động triển lãm. Hoạt động này của chùa Ba Vàng đã vi phạm quy định tại Nghị định số 23 của Chính phủ về hoạt động triển lãm.
Ngay khi phát hiện sự việc trên, chính quyền địa phương đã giao Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với UBND TP Uông Bí tiếp tục kiểm tra, làm rõ, củng cố hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý chủ thể có liên quan để xảy ra vi phạm.
Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu chùa Ba Vàng không biên soạn, sản xuất các video, hình ảnh, tài liệu… về “xá lợi tóc Phật”, đồng thời yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ toàn bộ thông tin giới thiệu về vật thể được cho là “xá lợi tóc Phật”.closearrow_forward_ios
Những ngày qua, các kênh thông tin của chùa Ba Vàng đã đăng tải thông tin ngôi chùa này đón nhận và trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật” có từ 2.600 năm trước, được cho là mang về từ Myanmar.
Trụ trì chùa Ba Vàng giới thiệu “xá lợi tóc” này có thể tự chuyển động, thu hút nhiều người dân đến xem nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội.
Ngay sau khi nhận thông tin chùa Ba Vàng tổ chức hoạt động trên, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tham mưu Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác minh lại sự việc.
Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm định nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật”.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, gửi gấp báo cáo giải trình về nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật” và việc tổ chức sự kiện này.
Đồng thời, Giáo hội cũng yêu cầu chùa Ba Vàng và trụ trì gỡ bỏ ngay tất cả giới thiệu về “xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng” trên trang thông tin của chùa và của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, cũng như các trang mạng xã hội liên quan.
Ngày 28 tháng 12 năm 20231:12 sáng EST Đã cập nhật 2 ngày trước
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tham dự tuyên bố chung với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10 tháng 9 năm 2023. REUTERS/Evelyn Hockstein/File photo
” Trong đời sống xã hội Việt Nam, cây tre, cây trúc là loài cây thể hiện sự quân tử, sự đàng hoàng, đĩnh đạc. Tác giả Thép Mới viết rằng: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cũng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre ấy trông thanh cao, giản dị, chí khi như người… Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngang vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất”.
Comments Off on Thời sự Thứ Tư 27/12/2023: *Hamas nói 241 người thiệt mạng ở Gaza trong vòng 24 giờ *Tập Cận Bình khẳng định sáp nhập Đài Loan; TQ cuối năm 2023: Dịch bệnh và đột tử, thiên tượng và điềm báo; Đài Loan bầu tổng thống vào tháng 1; hướng địa chính trị TQ năm mới. *Ukraina xác nhận rút khỏi thành phố Marinka; tấn công Hắc hải phá hủy tàu đổ bộ lớn Nga. *Nam Hàn mua thêm 20 tiêm kích tàng hình F-35A
Tin Liên Hiệp Quốc – Nhân ngày kỷ niệm 75 năm công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhà cầm quyền CSVN đã gửi một bản cam kết sẽ thực thi nhân quyền cho nhân dân Việt Nam nguyên văn như sau (bằng Anh ngữ, HD Press lược dịch):
Cam kết của Việt Nam gửi Văn Phòng Cao Ủy Nhân quyền 75 – Tháng 12 năm 2023
December 24, 2023 Theo báo Người Việt tại Nam Cali
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – CSVN hứa hẹn thi hành các cam kết quốc tế về nhân quyền vào cuối năm 2099 mà khi đó, không mấy ai tin chế độc tài, tham nhũng này còn tồn tại.
Mới đây, Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, viết tắt là OHCHR, chuẩn bị kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt, viết trên trang nhà của họ về các cam kết của CSVN.
Theo Tin tuc. vn, hơn 110 tỉ đồng được người dân, các tổ chức ủng hộ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini làm 56 người tử vong ở Hà Nội
Ngày 27-9, tại cuộc họp báo thông tin kết quả công tác vì người nghèo và an sinh xã hội TP Hà Nội 2022-2023, ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, cho biết ngay sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mini làm 56 người tử vong, TP Hà Nội đã có những chính sách hộ trợ kịp thời, cao nhất cho các nạn nhân.