Tại sao GDP tăng mà dân càng khốn khó? – Ts. Phạm Đình Bá
02/01/2024
” Trong dự toán ngân sách năm 2024, phe Trọng sẽ chi 187 tỉ đồng cho quân đội và 109 tỉ cho công an. Để lo cho dân, phe Trọng dự trù sẽ chi 94 tỉ cho bảo đảm xã hội, 25 tỉ cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, và 15 tỉ cho y tế dân số và gia đình. Theo cái ưu tiên của phe Trọng, tổng chi cho quân đội và công an là 296 tỉ, và tổng dự chi cho ba mục liên hệ đến đời sống dân thường là 134 tỉ. Nói cách khác, các lá chắn cho phe Trọng cần củng cố bằng lượng tiền 220% lớn hơn tiền lo cho phúc lợi xã hội của dân.
Sự gian lận của phe Trọng trên thị trường lao động đang bị lật tẩy. GDP tăng là bởi dân làm việc siêng năng cần cù trong khi phe Trọng làm đời sống dân rất khó khăn. Thực tế là Trọng không nên tự sướng với tăng trưởng GDP!”.
Cuối tháng 12/2023, Trọng cho rằng lần đầu tiên GDP của nước ta vượt 400 tỉ USD, đứng thứ ba trong ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. [1] Đây không phải là lần đầu tiên Trọng và tùy tùng tự phụ về gia tăng GDP.
Trên trang VNTB, nhà báo Hàn Lam phản biện rằng GDP tăng cao hầu như không có nghĩa lý gì với dân cả. Đời sống người dân ngày càng khó khăn, thất nghiệp quá nhiều, đọc báo thì thấy GDP tăng mấy phần trăm, nhưng rồi đời sống người dân ngày càng quá khó khăn, nhất là ở quê rất khổ. [2]
Hãy để chúng ta nói chuyện GDP. Đầu tiên, GDP của một nước được xác định bởi quy mô dân số và năng suất lao động. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta quản lý một ngôi làng gồm 100 người, trong đó mỗi cá nhân trung bình tạo ra giá trị kinh tế là 10 đồng/năm – GDP hàng năm của ngôi làng là 1000 đồng.
Lại tưởng tượng thêm là trong dân số 100 người ấy, 2 người là cán bộ làm giám đốc hãng và 98 người lao động làm việc cho các cán bộ ấy. Mỗi người lao động ấy tạo nên giá trị kinh tế là 10 đồng/năm, nhưng họ chỉ được trả lương 1 đồng/năm bởi vì cán bộ đặt lương của họ là như thế. Tổng số tiền lương cho cả 98 người lao động là 98 đồng (1 đồng mỗi người/năm, 98 người). Phần còn lại là khoảng 900 đồng thì vào hầu bao của 2 cán bộ.
Với bất bình đẳng thu nhập như thế, thì dù GDP có tăng lên 2000 đồng/năm, nhưng các cán bộ vẫn chèn lương công nhân ở mức 1 đồng/năm. Với lượng tiền trong làng là 2000 đồng/năm, sức mua hàng hóa của 98 người lao động gần như giảm phân nữa, dẫn đến khó khăn rất nhiều như nhà báo Hàn Lam đã viết.
Bây giờ chúng ta hãy rời bỏ cái thí dụ trên để trở về với thực tế. Thị trường lao động là địa bàn gian lận nơi công nhân bị bóc lột. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào lao động nhập cư và lao động không thường xuyên, những người có mức lương thấp và không có quyền làm việc thường xuyên. Người lao động không có công cụ hiệu quả để thương lượng tiền lương. Công đoàn quốc doanh chỉ nghe trên nhưng ép dưới. Người lao động bị trả lương rất thấp. [3]
Sự dịch chuyển lao động bị hạn chế bởi hộ khẩu. Hơn nữa, người lao động không thể dễ dàng di chuyển các quyền lợi bảo hiểm xã hội từ nơi làm nầy đến nơi làm khác, trên thực tế nếu không nói là trên nguyên tắc.
Nhiều người lao động trẻ không có đủ tiền sống khiến họ phải rút tiền đóng bảo hiểm xã hội. Những người nầy lựa chọn từ bỏ lương hưu và bảo hiểm y tế công cộng khi họ nghỉ hưu trong tương lai vì họ không đủ sống bây giờ. Hơn nữa, họ không tin tưởng vào sự quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của phe Trọng.
Từ năm 2016 đến năm 2022, có 4,9 triệu người rút tiền đóng bảo hiểm xã hội, số lượng yêu cầu rút tiền bảo hiểm xã hội tăng khoảng 10% mỗi năm. Trong năm 2021 và 2022, mỗi năm có khoảng 400.000 người tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng có hơn 860.000 người bỏ đi. [4]
Có nhiều bằng chứng là phe Trọng không lo gì lắm cho người lao động. Nhưng tôi chỉ xin đơn cử một ví dụ nữa.
Trong dự toán ngân sách năm 2024, phe Trọng sẽ chi 187 tỉ đồng cho quân đội và 109 tỉ cho công an. Để lo cho dân, phe Trọng dự trù sẽ chi 94 tỉ cho bảo đảm xã hội, 25 tỉ cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, và 15 tỉ cho y tế dân số và gia đình. Theo cái ưu tiên của phe Trọng, tổng chi cho quân đội và công an là 296 tỉ, và tổng dự chi cho ba mục liên hệ đến đời sống dân thường là 134 tỉ. Nói cách khác, các lá chắn cho phe Trọng cần củng cố bằng lượng tiền 220% lớn hơn tiền lo cho phúc lợi xã hội của dân.
Sự gian lận của phe Trọng trên thị trường lao động đang bị lật tẩy. GDP tăng là bởi dân làm việc siêng năng cần cù trong khi phe Trọng làm đời sống dân rất khó khăn. Thực tế là Trọng không nên tự sướng với tăng trưởng GDP!
Nguồn:
1. Tuoi tre. Huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. 20/12/2023; Available from: https://tuoitre.vn/huy-dong-nguon-luc-ben-ngoai-de-phat-trien-dat-nuoc-20231220082620969.htm.
2. Hàn Lam. VNTB – GDP tăng cao hầu như không có nghĩa lý gì với dân chúng. 25/11/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-gdp-tang-cao-hau-nhu-khong-co-nghia-ly-gi-voi-dan-chung/.
3. Phạm Đình Bá. VNTB – Ai bóc lột công nhân? 11.12.2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-ai-boc-lot-cong-nhan/.
4. Tu Phuong Nguyen. The paradox of social insurance reform in Vietnam. 6/11/2023; Available from: https://blogs.lse.ac.uk/seac/2023/11/06/the-paradox-of-social-insurance-reform-in-vietnam/.