Tại sao lương tâm vẫn sống giữa cường quyền và dối trá? – Ts. Phạm Đình Bá


Ts. Phạm Đình Bá

03/5/2023

Anh Tưởng Năng Tiến kể chuyện về một ít người “sống với lý tưởng của mình” giữa lòng một chế độ được đặt nền móng và duy trì bởi cường quyền, bạo lực, cùng dối trá. Số công dân lựa chọn một cung cách sống với tinh thần trách nhiệm mỗi lúc một thêm đông. [1]

FB Nguyễn Thủy Tiên xác tín: “Mình tin rồi đây sẽ có nhiều người chọn cách ngẩng đầu thay vì cúi đầu.” Chỉ nhẹ nhàng, mềm mỏng và khiêm cung thế thôi nhưng đừng thấy biển lặng mà tưởng lòng đại dương không có sóng. [1]

Tôi cứ thắc mắc về lý do tại sao có những người suy nghĩ ngược trong xã hội mà giới cầm quyền dùng mọi thủ đoạn và nguồn lực nhà nước để buộc mọi người phải suy nghĩ theo định hướng “xã hội chủ nghĩa”. 

Khi một nền văn hóa bị mắc kẹt trong giới hạn của những thói quen của nó, nó sẽ dần dần bị cứng lại và không có khả năng xử lý các tình huống mới. Sự hóa đá của những thói quen này cho thấy sự suy tàn không thể tránh khỏi của nền văn hóa đó. [2]

Khi thói quen đã trở nên cứng rắn và không linh hoạt, những phản ứng đối với những tình huống bất ngờ và chưa từng gặp phải trước đây hoặc là 1) tùy tiện và mò mẫm hoặc 2) cố thủ trong một phản ứng không vượt qua được những giới hạn hiện tại. 

Cả mò mẫm và cố thủ đều có vấn đề, ở chỗ chúng đều không có khả năng thúc đẩy chuyển động hướng tới giải pháp, nhưng cũng bởi vì tính không linh hoạt của thói quen có nghĩa là các vấn đề trong tương lai cũng không có khả năng được giải quyết.  

Vì cá nhân chỉ tồn tại trong các yếu tố văn hóa và xã hội, thói quen của cá nhân phần lớn được rèn giũa trong trung tâm hoạt động của xã hội đó. Tất cả các giao tiếp có phần giống như một nghệ thuật. Do đó, có thể nói rằng bất kỳ sự sắp xếp xã hội nào mà linh hoạt, sống động và cách công bằng, đều mang tính giáo dục đối với những người tham gia vào nó. 

Chỉ khi các dàn xếp xã hội trở thành một khuôn mẫu cứng ngắc và điều hành chỉ theo một chiều chính thống, thì sự tham gia của cá nhân vào xã hội đó gần như mất đi tất cả tác dụng giáo dục của việc hòa nhập vào xã hội. [2]

Nếu các thói quen văn hóa và xã hội bị giáo điều để trở thành hóa thạch, thì cá nhân trong xã hội đó có nhiều xác suất để sống theo cách sống cứng ngắc lại. 

Môi trường văn hóa và xã hội như thế không có lợi cho việc mang lại một lối sống với cá nhân tự tạo ra con đường đi cho chính mình. 

Điều này không có nghĩa là chắc chắn bất kỳ cá nhân nào lớn lên trong một nền văn hóa trì trệ cũng sẽ trì trệ theo một khung cách tương tự, nhưng những khó khăn cần vượt qua để có được một lối sống độc lập là quá lớn đến mức khó có thể đạt được một lối sống như thế. [2]

Ngược lại, chỉ vì một cá nhân được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa tự do không đảm bảo họ sẽ tiếp tục tu dưỡng và trưởng thành như một người sống có suy nghĩ; các điều kiện có hoặc không có, sau thời điểm đó, cá nhân phải tận dụng các cơ hội có được để tạo dựng một lối sống độc lập, lành mạnh và lý tưởng cho chính mình.

Nguồn:

1. S.T. T.D Tưởng Năng Tiến. VNTB – Nước Ẩn & Sóng Ngầm. 28/04/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-nuoc-an-song-ngam/.

2. Bishop, P.S., Dewey’s pragmatism and the great community (PhD thesis). 2010: University of South Florida.

Comments are closed.