Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)


The Dire State of Religious Freedom Around the World

HFAC Subcommittee Hearing: The Dire State of Religious Freedom Around the World

25/7/2023

VNTB – Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)

Điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo toàn cầu: Việt Nam được chú ý đặc biệt

Tại buổi điều trần dưới quyền chủ toạ của Dân Biểu Christopher Smith ngày 18 tháng 7 vừa qua, tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đã được nêu lên một cách nổi bật bởi chính DB Smith và nhiều nhân chứng điều trần.

“Ở Việt Nam, cuộc đàn áp của nhà nước cộng sản nhắm vào các tôn giáo, kể cả Giáo Hội Công Giáo, đã tệ đi trong những năm gần đây. Tôi hân hoan khi thấy Việt Nam bị đưa vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt năm 2022 của Bộ Ngoại Giao mặc dù tôi tin mãnh liệt rằng Việt Nam phải bị chỉ định là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt,” DB Smith phát biểu khi khai mạc buổi điều trần.

Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) là quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và trong thời gian kéo dài đến hiện nay. Quốc gia nào hội đủ 2 trong 3 tiêu chí này bị đưa vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List, SWL) để theo dõi về tiêu chí còn lại.

Buổi điều trần, chủ đề “Tình trạng tồi tệ về tự do tôn giáo trên thế giới”, được triệu tập bởi Tiểu Ban Sức Khoẻ Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Các Tổ Chức Quốc Tế mà DB Smith là Chủ Tịch. 

Tiểu ban này trực thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ. 

Xem toàn bộ buổi điều trần: https://foreignaffairs.house.gov/hearing/the-dire-state-of-religious-freedom-around-the-world/

Là người điều trần đầu tiên, Tiến Sĩ Abraham Cooper, một giáo sĩ Do Thái Giáo và cũng là đương kim Chủ Tịch của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commissioner on International Religious Freedom, USCIRF), cho biết một phải đoàn của Uỷ Hội đã đến Việt Nam trong những ngày 15-19 tháng 5 vừa qua để tiếp xúc các giới chức chính quyền Việt Nam và đặc biệt là với chính các nạn nhân và các vị lãnh đạo tinh thần của các cộng đồng tôn giáo bị bách hại.

“Bộ Ngoại Giao gần đây ghi nhận sự tụt lùi của Việt Nam về tự do tôn giáo và đã đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (SWL),” Ông Cooper phát biểu. “Chúng tôi duy trì quan điểm là Việt Nam xứng đáng bị đưa vào danh sách CPC.”

Ông Cooper nhận xét rằng chính sách Hoa Kỳ về bảo vệ tự do tôn giáo đang có những tác động cụ thể lên tình hình ở Việt Nam, ít ra là ngăn cản để Việt Nam không đi theo vết xe của chính sách đàn áp tôn giáo của Trung Quốc.

Tiến Sĩ Eric Patterson, Chủ Tịch tổ chức Religious Freedom Institute, tập trung bài điều trần vào Việt Nam và Ấn Độ. 

“Giống Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chế độ Cộng Sản chuyên chế và áp đặt sự kiểm soát lên mọi thứ. Chế độ đặc biệt đàn áp những người Hmong và người Thượng, Họ bỏ tù nhiều người hoạt động tôn giáo với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ,” Ông Patterson phát biểu.>

Theo Ts. Patterson, chính phủ Hoa Kỳ đã vội rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC năm 2007 khi Việt Nam mới chỉ đưa ra một danh sách các điểm hứa hẹn. Ngay sau khi được ra khỏi danh sách CPC, Việt Nam đã quay trở lại đàn áp tôn giáo một cách thô bạo.

Trong phần phát biểu của mình, Đại Sứ Lưu Động Cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad Hussain, giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo toàn cầu, bày tỏ mối quan tâm về tình hình đang xấu đi ở Việt Nam.

“Tôi chia sẻ quan tâm của Ông. Chúng tôi không có sự bất đồng quan điểm nào về thực chất những sự việc xảy ra ở Việt Nam,” Đại Sứ Hussain nói với DB Smith.

Đại Sứ Hussain cho biết là năm ngoái, Ông đã cử nhân viên và rồi đích thân đến Việt Nam để tiếp xúc các thành phần bị bách hại về tôn giáo trước khi tiếp xúc các giới chức Việt Nam tại buổi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của DB Smith là chừng nào Bộ Ngoại Giao chỉnh sửa lỗi lầm đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC trước đây, Đại Sứ Hussain cho biết văn phòng của Ông vừa bắt đầu tiến trình rà soát để quyết định việc chỉ định quốc gia nào bị đưa vào danh sách CPC vào cuối năm nay.

“Tôi sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với văn phòng của Ông trong tiến trình làm quyết định này,” Đại Sứ Hussain cam kết với Dân Biểu Smith.

“Góp phần tạo nên sự chú ý đặc biệt đến Việt Nam tại buổi điều trần chính là các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo vì chính họ đã thực hiện nhiều bản báo cáo vi phạm gửi cho LHQ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, giải thích.

Từ năm 2015 đến nay, BPSOS đã huấn luyện khoảng 2 nghìn thành viên của trên 200 nhóm và cộng đồng tôn giáo bị bách hại về thu thập và phối kiểm thông tin cho các bản báo cáo vi phạm. Từ đó đến nay, gần 500 bản báo cáo, bao gồm hàng nghìn vụ vi phạm, đã được chuyển đến LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và nhiều định chế nhân quyền quốc tế.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận phần đóng góp quan trọng này của chính các nạn nhân ở Việt Nam: “Chiếu theo các bản báo cáo của tổ chức NGO Boat People SOS, trong năm [2022] đã có ít ra 95 vụ vi phạm qua đó công an địa phương đã triệu tập, khảo tra, sách nhiễu hoặc đe doạ các tín đồ của các hội thánh không đăng ký Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Truyền Giảng Phúc Âm và Tin Lành Đề Ga,”

“Đó mới chỉ là các vụ vi phạm ở Tây Nguyên, nếu tình chung thì số vụ vi phạm đã được báo cáo riêng trong năm 2022 còn nhiều hơn nhiều,” Ts. Thắng cho biết. “Các báo cáo này cho thấy tình trạng đàn áp tôn giáo đang tệ đi ở Việt Nam như nhận định chung tại buổi điều trần.”

Ngay trước buổi điều trần, BPSOS đã chuyển đế cho DB Smith, Uỷ Hội USCRIF và văn phòng của Đại Sứ Hussain bảo báo cáo về tình hình đàn áp đang gia tăng ở Tây Nguyên sau vụ nổ súng ở Tỉnh Đắk Lắk ngày 11 tháng 6 vừa qua.

DB Smith cho biết là Ông đã cùng một số đồng viện thuộc lưỡng đảng đã đưa vào Hạ Viện Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam (HR 3001). Nhiều nhân chứng điều trần bày tỏ sự ủng hộ dự luật này.

“Chúng tôi tin rằng một mặt trận thống nhất sẽ giúp tạo nên những thay đổi tích cực ở Việt Nam, bao gồm Quốc Hội Hoa Kỳ khi mà Chủ Tịch Chris Smith đưa ra dự luật Nhân Quyền Việt Nam, qua đó chỉ ra những hành vi xấu và kêu gọi sự cải thiện đáng kể,” Chủ Tịch USCIRF phát biểu.

Sau buổi điều trần, BPSOS đã yêu cầu DB Smith chuyển 2 hồ sơ đề nghị chế tài giới chức VTV vì các hành vi đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào một số chức sắc tôn giáo và người vận động cho tự do tôn giáo đang sinh sống ở Hoa Kỳ.

The Dire State of Religious Freedom Around the World

Subcommittee Hearing

07.18.2023 10:30am RHOB 2200 Global Health, Global Human Rights and International Organizations 

Webcast

<iframe width=”560″ height=”315″ src=”https://www.youtube.com/embed/SsZgRK-PKAs” title=”YouTube video player” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share” allowfullscreen></iframe>

Documents: 

Witnesses

Panel I:

Rabbi Abraham Cooper
Chair
U.S. Commission on International Religious Freedom

Eric Patterson, Ph.D.
President
Religious Freedom Institute

Reverend Susan Hayward
Associate Director
Harvard Divinity School’s Religion and Public Life Program

Panel II:

The Honorable Rashad Hussain
Ambassador-at-Large for International Religious Freedom
U.S. Department of State

Subcommittees:
Global Health, Global Human Rights and International Organizations 

Comments are closed.