VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 5, 6, 7)


23.06.2024 4:46050

Bắt để chấn chỉnh đảng

Quang Nguyên

Bài 5

(VNTB) – Tướng Tô Lâm, giữ chức vụ cao nhất trong Bộ Công an khi cấp dưới tham gia thực hiện cuộc tấn công, tra tấn dân Đồng Tâm trong quá trình điều tra…

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Sau phiên tòa xử rất nặng những người bị bắt trong vụ công an tấn công xã Đồng Tâm , Bộ Công an đã quyết liệt dẹp tan mọi nguồn hỗ trợ cho người dân Đồng Tâm.

Bộ Công an đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Thúy Hạnh khi người dân cả nước chuyển tiền phúng điếu ông Kình và hỗ trợ dân Đồng Tâm vào tài khoản này của bà. Ngày 20 tháng 1 năm 2020, hai vợ chồng bà bị người của Bộ Công an bắt giữ, thẩm vấn vì những hoạt động liên quan đến những người bảo vệ nhân quyền và với ông Lê Đình Kình trong vài giờ đồng hồ.

Nhiều người tham gia  tài trợ cho gia đình ông Kình đã bị công an thẩm vấn và đe dọa, ép buộc phải thú nhận là thành viên của một tổ chức chính trị đối lập. 

Bộ Công an sau đó đã phát động chiến dịch quét sạch, nhằm dập tắt mọi nghi vấn về cuộc tấn công bạo lực, giết người phi pháp, bức cung nhục hình, phiên tòa trá hình và những bản án khắc nghiệt.  Nhà xuất bản Tự do đã bị Bộ Công an nhắm đến; trang web của nhà xuất bản này bị gỡ xuống, một số nhân viên nhà xuất bản  đã bị bắt, bị tra tấn vì đã tham gia phát hành Báo cáo Đồng Tâm.

Ít nhất bảy nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tham gia chia sẻ thông tin về vụ tấn công xã Đồng Tâm cho công chúng, Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế và/hoặc các cơ quan ủy quyền của Liên Hợp Quốc, đã bị Bộ Công an hoặc các đơn vị trực thuộc của bộ này tại địa phương bắt giữ và sau đó đều bị kết án tù nặng.

1. Trịnh Bá Phương bị công an bắt ngày 24 tháng 6 năm 2020 và bị buộc tội vi phạm điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước.”Công an Thành phố Hà Nội khám xét nhà ông, tịch thu toàn bộ tài liệu, giấy tờ các hồ sơ liên quan đến xã Đồng Tâm. 

Ông Trịnh Bá Phương thường xuyên chuyển thông tin về vụ tập kích Đồng Tâm cho các quan chức các cơ quan đại diện ngoại giao, trong đó có Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trước khi bị bắt, truyền thông nhà nước đã vu khống ông tội kích động người dân Đồng Tâm. Ngày 15 tháng 12 năm 2021, tòa án Hà Nội kết án ông 10 năm tù và 5 năm quản chế.

2. Ông Trịnh Bá Tư bị công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ gần như cùng lúc với anh trai ông là Trịnh Bá Phương(10) Công an khám xét nhà ông và tịch thu một ổ USB cùng các tài liệu liên quan đến cuộc tấn công của công an ở xã Đồng Tâm. Sau đó ông bị buộc tội theo điều 117.  Ngày 5 tháng 5 năm 2021, ông bị kết án tám năm tù và ba năm quản chế.

3. Bà Cấn Thị Thêu, mẹ của hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị công an bắt vào ngày hôm sau, 25 tháng 6 năm 2020, theo điều 117. Bà là dân oan nổi tiếng, đã tham gia chống cưỡng chế đất kể từ khi vườn trại của gia đình bà bị chính quyền tịch thu năm 2007.  Năm 2014, hai vợ chồng bà bị kết án lần lượt là 15 tháng và 18 tháng tù theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “chống người thi hành công vụ”.

Tháng 6 năm 2016, bà Cấn Thị Thêu lại bị bắt vì dẫn đầu cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ nạn nhân bị thu hồi đất, sau đó bị kết án 20 tháng tù vì tội “chống đối người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999. Bà là bắt đầu lên tiếng ủng hộ dân Đồng Tâm từ tháng 4 năm 2017. Ngày 5 tháng 5 năm 2021, bà bị kết án lần thứ ba, tám năm tù và ba năm quản chế.

4. Bà Nguyễn Thị Tâm, hàng xóm của bà Cấn Thị Thêu, đã đăng bài bình luận về quyền đất đai, vấn đề nhân quyền trên Facebook và YouTube từ năm 2016.

Bà bắt đầu tham gia tập trung vào tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm năm 2017. Bà bị Công an Thành phố Hà Nội bắt ngày 24/6/2020 tại nhà riêng ở Dương Nội, Hà Đông (ngoại thành Hà Nội), cùng ngày Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư bị bắt và tương tự bị buộc tội theo Điều 117. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, bà bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản chế.

5. Bà Phạm Đoan Trang, một người bảo vệ nhân quyền và nhà báo nổi tiếng, bị công an Hà Nội bắt giữ tại  Thành phố Hồ Chí Minh vào gần nửa đêm ngày 6 tháng 10 năm 2020, cùng ngày Việt Nam tổ chức đối thoại hàng năm với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền. Bà bị cáo buộc  “làm, tàng trữ, hoặc phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Trước đó đúng một tháng, bà cùng một số người khác công bố báo cáo tiếp theo về vụ công an tấn công Đồng Tâm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng hàng chục thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã lên án vụ bắt giữ bà Phạm Đoan Trang. Ngày 14 tháng 12 năm 2021, Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án bà 9 năm tù. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí lên án bản án và mức án tù nặng dành cho bà.

6. Lê Văn Dũng hay Dũng Vova, một phóng viên độc lập, bị công an Hà Nội bắt ngày 30 tháng 6 năm 2021. Ông bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật hình sự.  Sau khi Dũng Vova bị bắt, trang web chính thức của Bộ Công an cáo buộc ông hợp tác với các phần tử chống chính phủ khác trong và ngoài nước, hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn cách đăng tin cập nhật về Đồng Tâm và gửi báo cáo cho cộng đồng quốc tế để can thiệp. Ngày 23 tháng 3 năm 2022, ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù và năm năm quản chế.

7. Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị công an bắt ngày 7/4/2021 và bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Bà Hạnh đã thành lập “quỹ 50K ” trợ cấp 50.000 đồng cho mỗi gia đình tù nhân lương tâm. Sau khi công an tấn công vào Đồng Tâm, bà đã quyên góp được 500 triệu đồng để hỗ trợ các gia đình người dân xã Đồng Tâm có thân nhân bị chết, bị thương hoặc bị bắt.  Ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản của bà và  thông báo cho bà biết họ làm theo yêu cầu của bộ công an. 

Nhiều người khác dùng Facebook tham gia bàn luận về cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm cũng đã bị bắt giữ.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, bốn đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc thuộc  nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện; Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Thúc Đẩy và Bảo Vệ Quyền Tự Do Quan Điểm và Biểu Đạt; Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tình Hình của Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền, và Nhóm Làm Việc về Phân Biệt Đối Xử với Phụ Nữ và Thiếu Nữ đã viết thư cho chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại về vụ tấn công vào Đồng Tâm và việc bắt giữ những người lên tiếng phản đối hành vi tàn bạo của cảnh sát, bộ công an.

Trong đó có đề cập đến những  hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như giết người phi pháp, bắt giữ và giam giữ tùy tiện và tra tấn của Bộ Công an và Công an Hà Nội, đồng thời nêu rõ tên và chức vụ của những người tham gia trong vụ thám sát Đồng Tâm. 

Thượng tá Đặng Việt Quảng, cán bộ Phòng Hình sự Công anHà Nội, bắn chết ông Lê Đình Kình, già làng tại chỗ trong cuộc tấn công vào xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020

Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an, giám sát cuộc diễn tập hai đơn vị cảnh sát tấn công vào Đông Tâm sáu tuần trước đó. Mục đích của buổi diễn tập là “đối phó với đám đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn chính trị…” để “xử lý tình huống liên quan đến chống khủng bố, bắt cóc con tin, rà phá bom mìn, chữa cháy.”

Tướng Tô Lâm, giữ chức vụ cao nhất trong Bộ Công an khi cấp dưới tham gia thực hiện cuộc tấn công, tra tấn dân Đồng Tâm trong quá trình điều tra, và bắt giữ tùy tiện những người nghi ngờ tính chính đáng của cuộc tấn công… được cho là làm theo một kế hoạch tuyệt mật đã được Bộ Công An phê duyệt, Kế hoạch số 419A.

Bài tiếp theo: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường.


VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 6)

30.06.2024 9:41090

Quang Nguyên

(VNTB) – Vì quyền lợi kinh tế của đảng và nhà nước, chính phủ Việt Nam đã quyết liệt trấn áp các cuộc biểu tình và người đòi công lý môi trường chống lại Formosa. 

Bài 6: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, ngư dân phát hiện thủy sản chết hàng loạt trên diện rộng, bắt đầu từ duyên hải Hà Tĩnh, lan xuống dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Vụ ô nhiễm môi trường này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Công ty thép Formosa, trong lúc vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, xả nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn ra biển. Đó là vụ hủy diệt môi trường trầm trọng nhất Việt Nam tính đến bây giờ. Vì quyền lợi kinh tế của đảng và nhà nước, chính phủ Việt Nam đã quyết liệt trấn áp các cuộc biểu tình và người đòi công lý môi trường chống lại Formosa. Trong khi đó các vụ thưa kiện Formosa ngay tại Đài Loan của những người bị hại đến nay còn tiếp diễn.

Nhiều giáo xứ Công giáo nằm trong số các cộng đồng ngư dân bị ảnh hưởng do thảm họa sinh thái do việc thải chất thải độc hại, nên nhiều lãnh đạo giáo dân và các linh mục dẫn đầu các cuộc biểu tình vì công lý chống lại Formosa. Những sự kiện xung quanh thảm họa sinh thái và hậu quả của nó được nhà báo Phạm Đoan Trang ghi lại.(1).

Công an đã đàn áp dã man những người biểu tình (2) ở miền Trung Việt Nam trong thời gian từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017 và bắt giữ những giáo dân bị tình nghi tổ chức biểu tình. Trong tổng số 14 người biểu tình và những người ủng hộ, hầu hết là người Công giáo đến từ hoặc có cảm tình với các giáo xứ bị ảnh hưởng, 220 người đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù, chưa kể quản chế sau khi ra tù. Dưới đây là một số trường hợp điển hình.

  • Ông Hoàng Đức Bình, sinh năm 1983, là blogger và Phó Chủ tịch Phong Trào Lao Động Việt Độc Lập. Vào thời điểm bị bắt ngày 15 tháng 5 năm 2017, ông đang viết blog về thảm họa sinh thái Formosa. Sau khi bị bắt, ông được cho là đã bị chính quyền huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ép ký vào bản thú tội. ông bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258. ông Bình đã bị kết án bảy năm tù giam, bảy năm quản thúc tại Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • Ông Lê Đình Lượng, sinh năm 1965, là cựu quân nhân, nhà hoạt động xã hội Công giáo ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông phản đối vụ tràn chất độc Formosa vào tháng 4 năm 2016, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng trăm nghìn người. Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2017 về tội vi phạm điều 79 Bộ luật Hình sự 1999, cấm “các hoạt động nhằm lật đổ nhà nước.” Ông đã bị xét xử và kết án về tội danh này trước tòa án nhân dân Nghệ An và bị kết án 20 năm tù.
  • Ông Nguyễn Nam Phong, sinh năm 1980, là thành viên Giáo xứ Văn Thái, tỉnh Nghệ An và là cộng sự thân cận của Linh mục Nguyễn Đình Thục, cũng là đối tượng của chính quyền và Hội Cờ Đỏ địa phương. Ông Phong đã tích cực giúp đỡ cộng đồng địa phương trong thảm họa sinh thái Formosa. Ngày 28 tháng 11 năm 2017, ông bị bắt và xét xử theo điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 (về tội “chống người thi hành công vụ”). Ông Nguyễn Nam Phong bị TAND huyện Diễn Châu kết án 2 năm tù giam. Ông mãn hạn tù vào năm 2019.
  • Ông Nguyễn Văn Hoá, sinh năm 1995, là một blogger huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ông bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2017 trên đường tới tòa vì liên quan đến thảm họa sinh thái Formosa. Sau đó, công an Hà Tĩnh thông báo cho gia định ông  rằng ông đang bị tạm giam theo điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, điều khoản thường được áp dụng để chống lại các nhà hoạt động ôn hòa. Ngày 27 tháng 11 năm 2017, ông đã bị xét xử và kết án trước Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, về tội “tuyên truyền” chống nhà nước, vi phạm điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ông bị kết án bảy năm tù và ba năm quản thúc. Do ông Hoán không chịu thừa nhận hành vi phạm tội nên công an đã dùng nhục hình tra tấn để buộc ông phải nhận tội.
  • Bà Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, là một nhà hoạt động Công giáo và là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Bà bị bắt tại nhà riêng ở tỉnh Hà Tĩnh ngày 17 tháng 10 năm 2017 để điều tra theo điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “nhằm mục đích lật đổ” nhà nước. Bà đã tham gia vào các cuộc biểu tình liên quan đến vụ tràn chất độc Formosa và làm việc với giới trẻ trong giáo xứ. Theo các phương tiện truyền thông chính thức, bà bị cáo buộc đã đăng các bài viết và hình ảnh chỉ trích chính phủ trên internet. Bà bị xét xử trước Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 12 tháng 4 năm 2018 và bị kết án 9 năm tù.
  • Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn gọi là Mẹ Nấm, sinh năm 1979, là một blogger Công giáo nổi tiếng. Bà bị công an bắt giữ ngày 10 tháng 10 năm 2016 và bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước vì chỉ trích cách chính quyền xử lý một tình trạng khẩn cấp lớn về môi trường. Bà bị kết án mười năm tù. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Quỳnh đã được trả tự do vào ngày 18 tháng 10, 2018 và ngay lập tức bị trục xuất sang Mỹ.
  • Bác sĩ y khoa Hồ Văn Hải còn gọi là Hồ Hải, sinh năm 1964, là nhà hoạt động trực tuyến. Ông dùng blog của mình để ủng hộ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình liên quan đến thảm họa sinh thái Formosa khiến hàng triệu con cá chết và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng trăm nghìn người dân sống trong khu vực. Bác sĩ Hải bị công an bắt giữ tại phòng khám của ông ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông bị kết án bốn năm tù, hai năm quản thúc. Đầu năm 2021, ông đi định cư tại Hoa Kỳ.

Những người khác bị bỏ tù một phần vì ủng hộ công khai cho các nạn nhân của Kế hoạch Thép Formosa bao gồm: Lưu Văn Vịnh (15 năm), Đào Quang Thực (14 năm), Nguyễn Trung Trực (12 năm), Nguyễn Viết Dũng (6 năm), Trần Hoàng Phúc (6 năm), Nguyễn Văn Oai (5 năm) và Trần Thị Nga (7 năm).

Bộ Công an và các tổ chức cảnh sát địa phương sau đó đã tiến hành một chiến dịch hăm dọa và bắt giữ sâu rộng ở nhiều tỉnh và thành phố, và bịt miệng những người chỉ trích nổi tiếng nhất việc chính phủ đàn áp các nhà hoạt động môi trường.(3)

Đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng của quốc tế, Bộ Công an đã chuyển đổi chiến thuật, sử dụng “côn đồ”, những kẻ được xác định là cảnh sát mặc thường phục và đám đông có tổ chức để khủng bố toàn bộ giáo xứ nhằm đáp ứng nhu cầu công lý môi trường của họ. “Phần lớn trong số nửa triệu ngư dân người Công giáo ở Giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống tư pháp Việt Nam đã bác bỏ ngay lập tức mọi khiếu nại của ngư dân đối với Nhà máy thép Formosa. Không còn cách nào khác, họ xuống đường biểu tình để lên tiếng. Chính phủ đã nhắm vào những cá nhân được coi là người tổ chức biểu tình để quấy rối, giam giữ và/hoặc bỏ tù. Đồng thời, toàn bộ cộng đồng đã trở thành nạn nhân bị Hội Cờ Đỏ khủng bố.”(4) 

“Cha Đặng Hữu Nam, đã giúp đỡ 506 ngư dân có cuộc sống bị ảnh hưởng do thảm hoạ môi trường nộp đơn khiếu nại hình sự yêu cầu bồi thường, đã bị cảnh sát an ninh và công an chìm theo dõi, dọa giết, bắt giữ và đánh đập. ”(5)

Do “côn đồ” không thể trấn áp phong trào đòi công lý môi trường của những người Công giáo bị ảnh hưởng nên năm 2017, Hội Cờ Đỏ đã đồng loạt ra mắt ở nhiều tỉnh để nhắm vào các linh mục Công giáo và giáo dân ủng hộ việc bồi thường công bằng cho các nạn nhân của thảm họa sinh thái do nhà máy thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh gây ra vào tháng 4 năm 2016. Thành viên Hội Cờ Đỏ, có lúc lên tới hàng trăm người, đã hành hung và tấn công các linh mục và giáo dân trên mạng xã hội mà hoàn toàn không bị trừng phạt. Yêu cầu điều tra thủ phạm của các nạn nhân hoặc các linh mục giáo xứ không được giải quyết.(6) 

Sự thông đồng giữa Hội Cờ Đỏ và công an được thể hiện rõ trong vụ việc tại giáo xứ Kẻ Gai, tỉnh Nghệ An:

“Không giống như bọn côn đồ mặc thường phục, các nhóm Cờ Đỏ có tổ chức và không cần che đậy, và được gọi là một nhóm tự phát. Đội Cờ Đỏ kết hợp chặt chẽ với—và đôi khi theo chỉ đạo của—chính quyền địa phương. Hơn nữa, chính phủ tỏ ra không truy tố hoặc kỷ luật những người liên quan đến các vụ tấn công. Chẳng hạn, khi linh mục Nguyễn Đức Nhân của giáo xứ Kẻ Gai yêu cầu chính quyền tỉnh điều tra các thành viên của nhóm Cờ Đỏ tấn công các cá nhân liên quan đến tranh chấp đất đai, công an lại triệu tập giáo dân – nạn nhân để thẩm vấn.”(7)

Những người làm đơn tố cáo Hội Cờ Đỏ đã bị công an đe dọa, bắt rút tên ra khỏi đơn khiếu nại. Ông Nguyễn Văn Ân do không chịu rút tên đã bị công an bắt giữ. Cuối cùng ông và gia đình phải trốn sang Thái Lan và sau đó đã được Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) công nhận là người tị nạn.

Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đặc biệt đề cập đến việc  ‘các hiệp hội cờ đỏ’ tấn công các cộng đồng Công giáo, và tham gia vào các hoạt động tuyên truyền cổ vũ và kích động phân biệt đối xử tôn giáo, bạo lực và ngôn từ kích động thù địch.”

Xuyên suốt những đàn áp trắng trợn và tàn nhẫn của công an trong vụ nhà máy thép Formosa xả thải làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại rất lớn cho ngư dân miền bắc trung phần Việt Nam, những lãnh đạo bộ công an như Bộ Trưởng Tô Lâm và  Trung tướng Phạm Quốc Cương phải chịu trách nhiệm. Trung tướng Phạm Quốc Cương được truyền thông nhà nước ca ngợi là người chỉ huy cảnh sát cơ động trấn áp các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối Formosa.

Tướng Tô Lâm, nay là chủ tịch nước, không thể không biết gì về cuộc đàn áp tàn bạo của Bộ Công an đối với những người biểu tình ôn hòa ở nhiều tỉnh, bạo lực của đám đông Cờ Đỏ, việc bắt giữ những người ủng hộ công lý môi trường và việc sử dụng bạo lực và tra tấn của các nhân viên Bộ Công an trong nhiệm kỳ của ông, đặc biệt là sau đó nhiều thông tin liên lạc chính thức từ những giới chức  Liên Hiệp Quốc, các báo cáo của USCIRF và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Bài sau: Công An đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa bảo vệ quyền tự do ngôn luận và chủ quyền quốc gia

_________________

Tham Khảo:

(1)https://www.thevietnamese.org/2017/11/timeline-the-formosa-environmental-disaster/

(2)https://www.amnesty.org/download/Documents/ASA4157282017ENGLISH.pd f 

(3)https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/5104/2016/en/

(4) https://dvov.org/wp-content/uploads/2018/03/BPSOS-Report-on-Red-Flag-Associations-03-27-18.pdf.

(5)https://www.amnesty.org/download/Documents/ASA4151042016ENGLISH.pdf

(6)https://www.uscirf.gov/sites/default/files/2019USCIRFAnnualReport.pdf

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41801662

(7)https://www.uscirf.gov/sites/default/files/2019USCIRFAnnualReport.pdf


(Bài 7)

VNTB – Tô Lâm  là ai? ( bài 7)

05.07.2024 7:47050

Quang Nguyên

(VNTB) – Tám thành viên của Nhóm Hiến pháp đã bị kết án từ 2,5 đến 8 năm tù vì kêu gọi và tổ chức biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu 

Bài 7: Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu 

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Bài 6: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường

Tháng 6/2018, Quốc hội Việt Nam thảo luận Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, quy định cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất đến 99 năm. Cùng thời điểm, Quốc hội dự kiến thông qua Luật An ninh mạng chồng chéo với Luật Hành chính, Luật Hình sự và Luật An toàn thông tin. Hai dự thảo luật khiến người Việt trong, ngoài nước lo lắng cho chủ quyền, an ninh quốc gia và sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Dư luận trong nước rất bất lợi cho đảng và nhà nước. Những lời kêu gọi tổng biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu Kinh tế lan ra cả nước. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 9 tháng 6, Nhà nước Việt Nam vội vã quyết định lùi dự Thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp. 

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ Tịch hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam cho biết, “họ làm như vậy chẳng qua là họ cố gắng dập tắt cuộc biểu tình”  đang nổ ra từ Bắc chí Nam.

Ngày 9/6, các cuộc biểu tình bùng nổ khắp cả nước, với hàng chục nghìn công nhân bắt đầu biểu tình tại khu công nghiệp Tân Tạo và lan ra Hà Nội, TP.HCM, TP. Nha Trang, TP Đà Nẵng, thị xã Phan Rí Cửa (tỉnh Bình Thuận) và các địa phương khác vào ngày hôm sau. Ngoại trừ một số ít người biểu tình ở tỉnh Bình Thuận đối đầu dữ dội với công an và bị đánh đổ máu, các cuộc biểu tình ở nơi khác hầu hết diễn ra ôn hoà dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của công an.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, chính phủ đã triển khai số lượng lớn công an, dân quân và côn đồ để dập tắt các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa. Tệ hơn nữa là cảnh sát và dân quân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hơi cay, dùi cui và các vũ khí khác đàn áp mạnh mẽ và bắt giữ những người biểu tình. Đặc biệt công an cho sử dụng thiết bị khuếch tán Âm thanh Tầm xa (Long Range Acoustic DeviceLRAD)  gây đau đầu và tai, thậm chí có thể… thủng màng nhĩ”.

Theo các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam, riêng công an TP.HCM đã  bắt 310 người chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc biểu tình và bị giam giữ tại Công viên Tao Đàn và những nơi khác. Trong số này, bảy người bị giữ để điều tra theo cáo buộc hình sự, 175 người bị phạt tiền, và những người còn lại được cho về nhà mà không phải chịu hình phạt nào.

Sau khi được thả, nhiều người bị bắt cho biết họ đã bị đánh đập, bị tịch thu điện thoại di động và các đồ đạc khác. Một vài người bị thương nặng ở đầu và thân thể. 

Dự đoán sẽ có thêm biểu tình vào ngày 17/6, chính quyền TP. HCM đặt thành phố trong tình trạng khẩn cấp; công an và đội phản ứng nhanh đã dựng rào chắn trên những con đường chính và tuần tra các địa điểm dự đoán có thể có người tụ tập, giải tán người đi đến các địa điểm đó và bắt giữ những người khả nghi. Công an đã bắt ít nhất 150 người tụ tập trong những nhóm nhỏ ở trung tâm thành phố.

Công an tịch thu điện thoại di động và máy ảnh của những người bị bắt đồng thời ép họ nhận tội gây rối trật tự và an toàn công cộng. Người không chịu mở điện thoại cho công an kiểm tra bị tra tấn. Công an đã tách những người bị bắt sau đó đưa đến đồn công an các quận rồi đánh đập nạn nhân rất dã man. 

Trong những tháng tiếp theo, công an tiếp tục bắt giữ những cá nhân bị tình nghi là chủ chốt đằng sau các cuộc biểu tình. Một đợt bắt giữ khác diễn ra trong đợt 2 tháng 9, khi có những lời kêu gọi biểu tình tiếp theo. Tám thành viên của Nhóm Hiến pháp, đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức các cuộc biểu tình và kêu gọi các cuộc biểu tình tiếp theo, đã bị kết án từ 2,5 đến 8 năm tù. Những cuộc đàn áp người biểu tình kéo dài lai rai đến sáu tháng sau với ít nhất 75 người đã bị bắt giữ. Khoảng 65 người biểu tình và những người ủng hộ, giúp đỡ người biểu tình đã bị kết án tù từ 5 tháng quản chế đến 4,5 năm tù.

Có một vài công dân Mỹ bị bắt, tra tấn trong các đợt càn quét này của công an. Nguyen William Anh, Will Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ trú ngụ tại Houston, Texas, đã bị cảnh sát kéo lê,  đánh đập trên đường phố và bị bắt giam trong cuộc biểu tình ngày 10 tháng Sáu và bị trục xuất về Mỹ sau đó. 

Ngày 16 tháng 6 năm 2018, ông Đặng Minh Ty, hay còn gọi là Tee Đặng, 47 tuổi, quốc tịch Mỹ trú tại San Jose, California, bị công an bắt giữ khi đang chụp hình một điểm du lịch. Ông bị đưa đến công an Phường 6, Quận 3. Vì không chịu cung cấp mật khẩu điện thoại di động nên ông đã bị bóp cổ, vặn cánh tay phải. Công an bẻ ngón tay của ông Ty xém gãy, đấm đá, tát vào mặt ông.

Khi ông Ty yêu cầu tôn trọng quyền công dân Mỹ, thị bị chuyển giao lại cho sáu sĩ quan của Công an TP. HCM. Lúc này ông không bị tra tấn thể xác nhưng bị đe doạ, ta trân tinh thần. Họ chia thành ba đội, hai người, thay phiên nhau thẩm vấn ông Ty cho đến 8 giờ tối. Họ giở thủ đoạn vừa đánh, vừa xoa, người hăm dọa, người dụ ông thú nhận âm mưu kích động công dân Việt Nam phản đối luật an ninh mạng của chính phủ và dự luật về đặc khu kinh tế của người Mỹ, đồng thời ép ông thừa nhận có cộng tác với Will Nguyễn. 

Cơ quan điều tra muốn ông Ty khai nhận mang tiền từ Mỹ về để trả cho người dân tham gia biểu tình. Ông Ty khai không biết William Nguyễn là ai, tố cáo việc bị tra tấn trước đó, yêu cầu được khám chữa bệnh, đòi được báo tin cho Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng như được gặp luật sư. Nhân viên điều tra hăm doạ sẽ tra tấn ông nếu ông không hợp tác. Sau buổi thẩm vấn, ông Ty bị nhốt cả đêm trong phòng thẩm vấn, ông không ngủ được vì những vết thương trên người.

Đến 8 giờ sáng ngày 17/6, các điều tra viên lại tiếp tục công việc. Đến 2 giờ chiều, họ yêu cầu ông Ty viết bản tự thú rằng ông bị té xe và bị thương do chạy trốn công an. Ông không đồng ý và cũng từ chối đọc lời thú tội để cho công an quay phim lại. Công an sau đó tự viết đơn vu khống rằng ông bị bắt giữ do không khai báo tạm trú tạm vắng và không có bằng lái xe máy. Ông Ty được công an thả ra lúc 8 giờ 30 tối sau khi bố vợ ông nộp phạt hành chính cho ông.

Sau khi được thả, Ông Ty đã trình báo việc mình bị giam giữ và tra tấn với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.

Trở lại Hoa Kỳ, ông đã nộp đơn khiếu nại lên chính phủ Việt Nam, yêu cầu điều tra. Chính phủ Việt Nam dù nhận được đơn khiếu nại của ông nhưng chưa cho biết có điều tra hay không. 

Tại một cuộc họp ở tòa thị chính do Dân biểu Zoe Lofgren chủ trì ở San Jose vào ngày 18 tháng 2 năm 2020, ông Đặng Minh Ty đã chuyển đơn khiếu nại cho chính quyền Hoa Kỳ. Ông đã gặp ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink tại San Jose để báo cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam và nhờ Toà Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội đốc thúc Việt Nam sớm tiến hành điều tra vụ an ninh Việt Nam bắt giam và tra tấn ông hồi giữa tháng 6 năm 2018.

Ông Đại Sứ hứa khi trở lại Hà Nội làm việc sẽ nêu ra vấn đề công dân Hoa Kỳ bị bắt và tra tấn, vi phạm trầm trọng luật chống tra tấn của quốc tế. Ông sẽ đốc thúc phía Việt Nam điều tra và phải có câu trả lời sớm nhất. Cho tới nay, sau 6 năm, Hà Nội vẫn phớt lờ không đưa ra câu trả lời nào về vụ ngược đãi công dân Hoa Kỳ này.

Comments are closed.