Archive for May 31st, 2022


Thời sự Việt Nam Thứ ba 31 tháng 5 năm 2022

Tuesday, May 31st, 2022

TAND Bến Tre sắp xử Facebooker với cáo buộc hành vi “phỉ báng chính quyền nhân dân”

RFA
31/5/2022

TAND Bến Tre sắp xử Facebooker với cáo buộc hành vi "phỉ báng chính quyền nhân dân"

Ông Nguyễn Duy Linh khi bị bắt tháng 9 năm 2021 

(more…)

Nghĩ về chính sách giáo dục hiện nay – Nguyễn Lê

Tuesday, May 31st, 2022

30/5/2022

Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa

(more…)

Thời sự Việt Nam – Thứ hai 30 tháng 5 năm 2022

Tuesday, May 31st, 2022

15 tín đồ H’mong theo đạo Dương Văn Mình bị phạt hơn 38 năm tù 

27/05/2022 

VOA Tiếng Việt 

Xô xát giữa cơ quan chức năng và tín đồ, gia đình ông Dương Văn Mình ngày 12/12/2022. Photo do một tín đồ cung cấp cho VOA.

Xô xát giữa cơ quan chức năng và tín đồ, gia đình ông Dương Văn Mình ngày 12/12/2022. Photo do một tín đồ cung cấp cho VOA. 

(more…)

Hà Nội ngập mênh mông sau mưa, lãnh đạo CSVN giật mình sau giấc mơ túc cầu

Tuesday, May 31st, 2022

Quốc Thành – 30 tháng 5, 2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/Ngap-To-Ngoc-Van.jpg

Hà Nội ngập suốt nhiều cây số sau trận mưa 29 Tháng Năm. 

Sau trận thắng Thái Lan trong trận chung kết giải SEA Games 31 – một giải thể thao nhỏ nằm trong khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Hà Nội ngợi ca chiến thắng này như một thành tích bay vào vũ trụ của đất nước cộng sản. Báo chí trong suốt nhiều ngày tâng bốc lên đến tận mây xanh thành tích này. Ông bầu Đức (Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai), người được coi là khai sinh nền bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, đã phải khóc và thốt lên rằng hôm nay “vượt qua Thái Lan là giấc mơ cả đời của ông”.

Đang mơ màng trong chiến thắng thì chỉ vài ngày sau, Hà Nội hứng một trận mưa chưa từng có và đã biến thủ đô trở thành một biển nước mênh mông khiến dân tình bàng hoàng. Nước ngập khắp nơi đến mức hàng triệu xe máy đều đành nằm dưới làn nước và chờ để mang đi phục hồi. Một Facebooker ở Hà Nội, đăng tấm ảnh đường phố chỉ có nước và nước, đã viết trên trang của mình “Mọi phấn đấu của một quốc gia không chỉ là bóng đá, mà còn là những vấn đề phát triển tiện nghi, đời sống và an sinh xã hội. Một trận mưa ngập lụt như vậy, có thể giúp cho lãnh đạo Việt Nam bừng tỉnh”.

Tác giả Hà Thương, viết trên tờ Realtimes.vn, đặt câu hỏi là “Điều đáng ngạc nhiên là càng ở những khu đô thị mới thì tình trạng ngập lụt lại càng diễn ra thường xuyên. Ngay cả những khu vực nằm ven hồ điều hòa, khi mưa xuống, đường phố cũng “thành sông”.

Nói trong sự bất lực, GS Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, rằng Hà Nội “cần nhiều giải pháp tổng thể để giải quyết bài toán ngập úng đô thị, trong đó có việc vận hành hồ điều tiết, trồng cây xanh, khơi thông lòng sông và nâng cao năng lực tiêu thoát bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước đang bị đình trệ”. Nhưng vấn đề ông Liên gợi ý, đó là vấn nạn của những câu chuyện đam mê hình ảnh phát triển khiến Hà Nội bị băm nát, sửa đổi vô tội vạ không khác gì Sài Gòn. Nhắc về chuyên trồng và giữ cây xanh để thành phố để có thể điều tiết được lượng nước, người ta vẫn không quên rằng năm 2015, Hà Nội đã đốn 6.700 cây xanh cho “phát triển”, và chuyện này trở thành một hiện tượng phản đối của cả nước. Giờ thì đã muộn.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/ngappppp.png

Hà Nội biến thành sông (MXH) 

Việc phát triển Hà Nội như Seoul hay Singapore gì đó, trong những lời huyênh hoang của chính quyền CSVN, cũng dẫn đến việc cho phép lấp hàng trăm ao hồ, lớn nhỏ quanh Hà Nội, khiến không còn thoát nước. Trên tờ VNExpress, KTS. Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến Trúc Sư Hà Nội khẳng định rằng chuyện ao hồ bị “bức tử” không hề hiếm gặp. Lấp hồ tự nhiên, xoá đi một lá phổi xanh để phân lô bán nền rồi xây lên những toà cao tầng tưởng là thông minh nhưng thực chất là đang tự hại mình, phá vỡ quy hoạch. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều tuyến đường Hà Nội luôn rơi vào tình trạng ngập sâu sau mỗi đợt mưa”.

Chạy chữa cho các việc đề án “cải tạo” ấu trĩ đô thị, ông Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chống chế: “Mưa lớn tập trung vào một thời điểm thì khó hạ tầng nào có thể chịu được”. Rồi khi được báo chí hỏi về giải pháp, ông Hà nói qua loa “về lâu dài cần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, như xây các bể ngầm chứa nước lớn tại khu vực xung yếu thường xuyên xảy ra ngập. Thành phố cũng có thể tận dụng các nơi rộng lớn như cánh đồng, sân vận động làm nơi chứa nước”. Thật đơn giản như đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Suốt những ngày này, báo chí Nhà nước đầy dẫy những bài kêu rên về tình trạng ngập và đỗ lỗi cho biến đổi khí hậu. Không thấy ai chịu trách nhiệm sẽ thay đổi cho đời sống người dân. Nhiều dự án bay bổng được nêu ra với những con số yêu cầu chi ngân sách khổng lồ nhưng không có lời hứa nào cụ thể.

Trong khi đó, Thái Lan vào cuối Tháng Năm này cũng có những trận lớn và gây ngập lụt, nhưng đó là đề tài tranh cãi của các ứng cử viên tranh cử chức thị trưởng Bangkok, với những lời hứa giải quyết tình hình – mỗi ứng cử viên đều đưa ra những giải pháp cụ thể. Người Thái không ăn mừng bóng đá bằng cách tuyên bố là hàng “đỉnh nhất thế giới” như Việt Nam. Khác Việt Nam, họ không dành trọn cả đời để xây dựng bóng đá nhằm vượt qua ai, mà chỉ làm sao cho đất nước phát triển và giải quyết vấn đề một cách cụ thể đời sống an sinh của nhân dân.

Năm 2021, GDP của Thái là $543,65 tỷ. Còn Việt Nam là $352 tỷ. Rõ là Người Thái chọn sống vào nhìn vào sự phát triển, chứ không chọn nhìn vào tỷ số bóng đá.