Thời sự Thứ Năm 30/11/2023: *Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng’’ kể từ Paris 2015. *Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời thọ 100 tuổi. *Hamas thả thêm 16 con tin. *Nga mất 30 xe tăng, hơn 1.000 binh sĩ trong 24 giờ. *Thủ tướng Scholz kêu gọi hỗ trợ Ukraine. *Phần Lan đóng tất cả biên giới với Nga từ 30/11. *Zelensky thăm quân đội ở tiền tuyến

Thursday, November 30th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


COP28: Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng nhất’’ kể từ Paris 2015

Trọng Thành /RFI – 30/11/2023

Hôm nay, 30/11/2023, tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhật, hội nghị khí hậu lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc (COP28) khai mạc. Tham dự hội nghị kéo dài hai tuần lễ này có lãnh đạo của khoảng 180 quốc gia. Nước chủ nhà và Liên Hiệp Quốc hy vọng đây sẽ là một Hội nghị Khí hậu có ý nghĩa lịch sử, tương tự như Hội nghị Khí hậu Paris năm 2015. 

Sameh Shoukry, COP27 president, center, attends the opening session at the COP28 U.N. Climate Summit, Thursday, Nov. 30, 2023, in Dubai, United Arab Emirates. (AP Photo/Peter Dejong)

COP28 tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngày 30/11/2023. AP – Peter Dejong 

(more…)

Nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger, người đoạt giải Nobel, qua đời ở tuổi 100

Thursday, November 30th, 2023

Reuters

Ngày 29 tháng 11 năm 20238:45 tối EST. Đã cập nhật 28 phút trước

Lễ trao giải Henry A. Kissinger của Viện Hàn lâm Mỹ tại Berlin
(more…)

Tưởng niệm nạn nhân cộng sản toàn thế giới

Wednesday, November 8th, 2023

Đào Hiếu Thảo

Năm 2018, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Công Bố, 7 tháng 11 hàng năm là Ngày Tưởng Niệm Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn cầu. 

Ngày 12 tháng 6 năm 2007, Tổng Thống George W. Bush đến khánh thành Tượng Đài, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày Tổng Thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn trước “Bức Tường Ô Nhục Bá Linh” kêu gọi công luận quốc tế “Hãy phá đổ bức tường này”.

(more…)

Thời sự Thứ Hai 30/10/2023: *LHQ lo ngại Gaza ‘‘hỗn loạn’’ *TQ, Nga nhắm vào Mỹ *Nguyên nhân cái chết của Lý Khắc Cường *Âu Châu ‘trả giá’ khi phụ thuộc vào bong bóng BĐS TQ *Người Nga tưởng niệm nạn nhân của Stalin…

Monday, October 30th, 2023


Liên Hiệp Quốc lo ngại Gaza rơi vào ‘‘hỗn loạn’’

Trọng Thành /RFI – 30/10/2023

Mức độ trầm trọng của khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza tăng thêm một nấc trong bối cảnh Israel đẩy mạnh tấn công. Hôm qua, 29/10/2023, trong lúc đoàn xe cứu trợ lớn nhất được phép vào Gaza qua cửa khẩu Rafah – Ai Cập, Liên Hiệp Quốc báo động có các dấu hiệu cho thấy ‘‘trật tự xã hội đang bắt đầu sụp đổ sau ba tuần lễ chiến tranh và cấm vận Gaza’’. 

Hội Hồng Thập Tự Palestine phân phát hàng cứu trợ cho người dân tại Deir al-Balah, miền trung dải Gaza Strip, ngày 25/10/2023.

Hội Hồng Thập Tự Palestine phân phát hàng cứu trợ cho người dân tại Deir al-Balah, miền trung dải Gaza Strip, ngày 25/10/2023. via REUTERS – PALESTINE RED CRESCENT SOCIETY 

(more…)

Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu – Có cần phải đánh đổi quyền tự do lấy phát triển kinh tế?

Wednesday, October 11th, 2023

Hoàng Dạ Lan / Tạp chí Luật Khoa

Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa. 

11/10/2023

” Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.

(more…)

Chuyện Viêt Nam Thứ Hai 02/10/2023: *Công ty hóa chất Mỹ đút lót Việt Nam *Nói xấu công an trên mạng bị phạt 7,5 triệu đồng *Tạm giam cựu TNLT Lê Minh Thể *Trung ương 8 CSVN: Trảm tướng, nhân sự và phiếu tín nhiệm *Việt Nam nhập điện từ Lào

Monday, October 2nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tập đoàn hóa chất Mỹ đút lót cho các quan chức Chính phủ Việt Nam để có hợp đồng ở hai nhà máy lọc dầu

01/10/2023

Tập đoàn hóa chất Mỹ đút lót cho các quan chức Chính phủ Việt Nam để có hợp đồng ở hai nhà máy lọc dầu

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Tập đoàn hoá chất Albemarle, Mỹ vừa đồng ý nộp hơn 218 triệu đô la để giải quyết vụ điều tra đưa đút lót cho quan chức chính phủ một số nước bao gồm Việt Nam. Cuộc điều tra do Bộ Tư pháp và Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ căn cứ theo Luật về chống tham nhũng của Mỹ (FCPA).

(more…)

Việt Nam với mặt hay và mặt dở của ‘ngoại giao cây tre’ – Thục Quyên

Friday, September 22nd, 2023

Gửi tới BBC từ Munich, Đức

22/9/2023

Sau bảy năm bị “thẻ vàng” cảnh báo, cũng vẫn chỉ là những lời tuyên bố có cánh, những giải pháp loanh quanh. Nào là “sự thống nhất nhận thức cao và hành động quyết liệt trong tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp”, nào là “đạt sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác phòng, chống khai thác IUU”.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng được với những điều kiện EU đòi hỏi vì bị hạn chế về vốn, máy móc và trình độ cán bộ.”

Việt - Mỹ

Nguồn hình ảnh, SAUL LOEB

(more…)

Huỳnh Ngọc Chênh – Hệ quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ 

Thursday, September 14th, 2023

11/9/2023

Với lợi thế đó của đảng cầm quyền, giới bất đồng chính kiến, giới đấu tranh nhân quyền, giới hoạt động xã hội dân sự… vốn đã đứng trên chông gai sẽ còn đối đầu với chông gai nhiều hơn nữa. 

Đành vậy, tự do nào mà được cho không, miễn phí.”

Chẳng cần điều tra xã hội, chẳng cần thăm dò chuyên sâu. Chỉ bằng trực cảm cũng nhận ra rằng phần lớn người Việt đang hướng về phía Mỹ, đang mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam đương đại bắt tay thật chặt với Mỹ trong quan hệ giữa hai nước.

(more…)

Chuyến công du của Biden chẳng mang lại chút hy vọng nào cho các nhà hoạt động ở Việt Nam 

Wednesday, September 6th, 2023

Biden trip offers little hope to ‘desperate’ Vietnam activists

By AFP 

Tác giả: Alice Phipipson –  06/9/2023

Song ngữ Việt Anh

VNTB – Chuyến công du của Biden chẳng mang lại chút hy vọng nào cho các nhà hoạt động ở Việt Nam 

Các nhà vận động không hy vọng ông sẽ sử dụng chuyến công du của mình để nhấn mạnh vấn đề nhân quyền với Việt Nam.

(more…)

Hoàng Văn Chí – Từ thực dân đến cộng sản

Monday, September 4th, 2023

Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam

Chương 1 – Sứ mạng lịch sử của dân tộc Việt Nam

Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích một cách thoả đáng – mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều – là: tại sao, sau hàng ngàn năm đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hoá, và Việt Nam vẫn còn là một quốc gia biệt lập.

Joseph Buttinger (The Smaller Dragon)

https://lh4.googleusercontent.com/frp3JOnRzcK8oW2Sokkx9Zd2m0lJ-Q53pW2Fu9mcRrB5atqwvLU_0pbqhLM3JtIZXYmFX-S8EZJnvbgwp8S_9p_n27BMoRvI7hR2sQIK1k2DD_xgusvCFR_ciJupDrdNJ9M0lNhTBTPgq9jcCj2pRA

Nhà xuất bản Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964.

(more…)

TT Biden thăm Việt Nam: ‘Còn duyên may lại còn người…’

Monday, September 4th, 2023

Đinh Hoàng Thắng/VOA – 03/9/2023 

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). 

Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này “Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…” Bởi lẽ, chuyến thăm của TT Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.

(more…)

Hà Nội thận trọng xoa dịu Bắc Kinh trước khi đón ông Biden?

Monday, September 4th, 2023

BBC News

03/9/2023

BBC

Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.

(more…)

Nhận định về ngày 19 tháng 8, 1945: “Cách Mạng” hay “Cướp Quyền”? – Những tài liệu lịch sử…

Saturday, August 26th, 2023


LỜI NÓI ĐẦU:

Mỗi năm cứ đến ngày 19 tháng 8, cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN đã rêu rao gọi đó là ngày ‘cách mạng thành công’, là ngày mà Việt Minh, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Đông Dương đã “giành chính quyền” để đưa đến ngày 2 tháng 9, 1945 mà hiện nay được cộng sản gọi là ngày Quốc Khánh.

Ngoài ra, ngày 19/8 lại còn được chế độ Hà Nội gọi là ngày “truyền thống công an nhân dân”, nghĩa là công an cộng sản Việt Nam cũng phát sinh ra từ ngày này.

Bỏ qua việc chế độ CSVN gọi 19/8 là ngày truyền thống CAND, chúng ta hãy xét xem ngày 19/8 có phải là ngày ‘cách mạng thành công’ hay không hay là ngày “cướp chính quyền” từ một chính phủ Việt Nam hợp pháp lúc đó để đi đến một chế độ độc tài toàn trị ngày hôm nay hay không?

(more…)

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Không thể cho tất cả tôn giáo vào ‘một cái lồng’ khuôn sẵn

Thursday, August 24th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London

23/8/2023

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Không thể cho tất cả tôn giáo vào ‘một cái lồng’ khuôn sẵn

Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chánh trị sự Hứa Phi tặng hoa cho ông Frederick Davie, uỷ viên của USCIRF ngày 18/5/2023 

Lê Quang Hiển/HĐLTVN 

(more…)

Tưởng Năng Tiến – Án Oan 

Monday, August 7th, 2023

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh hớn hở gửi đến cho độc giả một tin vui (lớn) từ quê hương, bản quán của ông :

 “Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ Khánh Thành Nhà Giam Quận Hải Châu, vào ngày 4 tháng 10 vừa qua… Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Lê Quốc Dân – Phó Giám Đốc Công An Thành Phố cho biết, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác đảm bảo ANTT.”

(more…)

CSVN: Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Monday, August 7th, 2023

Ls. Lê Văn Hòa – 04/8/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/1-14-324x235-1-700x480.jpg

LGT: Nhân sự kiện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án, để giúp bạn đọc theo dõi vụ án, chúng tôi xin được đăng lại bài viết của LS Lê Văn Hòa, viết về vụ án nay hơn hai năm trước.

(more…)

Triển vọng nâng cấp quan hệ Việt Mỹ: vẫn chưa rõ ràng?

Wednesday, August 2nd, 2023

RFA – 01/8/2023

Triển vọng nâng cấp quan hệ Việt Mỹ: vẫn chưa rõ ràng?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam giữa tháng 4, 2023 (ảnh minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 31 tháng 7 năm 2023: *Trần Huỳnh Duy Thức bị tịch thu thiết bị y tế cá nhân *Chỉ có ‘thiên tài’ mới làm đường cao tốc bị ngập *Chuyến bay giải cứu và ‘tham nhũng có tính Đảng’ *Mỗi năm VN có 200.000 người đột quỵ

Monday, July 31st, 2023

Quê Hương tổng hợp


TNLT Trần Huỳnh Duy Thức bị trại giam tịch thu thiết bị y tế cá nhân sau khi đấu tranh đòi công lý

RFA – 31/7/2023

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức bị trại giam tịch thu thiết bị y tế cá nhân sau khi đấu tranh đòi công lý

Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức. https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRFA edited 

(more…)

Tưởng Năng Tiến – Hun Sen

Wednesday, July 26th, 2023

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vừa có nhận định ngắn, về một vị quan chức cao cấp của xứ sở láng giềng (“Hunxen là nhà cai trị hiểu biết và bản lĩnh”) và đã nhận được không ít những lời lẽ tán đồng nồng nhiệt:  

Đình Ấm Nguyễn: Chính xác.Một thời tôi đã hiểu sai về anh này.

Phuong Lam: Nếu ko bản lĩnh thì ông ấy ko tồn tại đến hôm nay ạ.

Nguyễn Ngoc Anh: Ông ấy là kẻ thức thời.

Tran Trong Duc: Campuchia là một nước nhỏ nhưng có một nhà lãnh đạo mang tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc.

(more…)

Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)

Tuesday, July 25th, 2023

The Dire State of Religious Freedom Around the World

HFAC Subcommittee Hearing: The Dire State of Religious Freedom Around the World

25/7/2023

VNTB – Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)
(more…)

Việt Nam CS: ‘Chuyến bay giải cứu’, cuộc mặc cả trước công đường, không thấy bồi thường cho dân 

Friday, July 21st, 2023

Hoàng Trường 

21/7/2023

Xét xử hơn 50 bị cáo về các tội liên quan đến hối lộ, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, nhưng không có mặt nạn nhân là những người dân và vấn đề đền bù cho họ không hề được nêu ra.

Xét xử hơn 50 bị cáo về các tội liên quan đến hối lộ, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, nhưng không có mặt nạn nhân là những người dân và vấn đề đền bù cho họ không hề được nêu ra. 

(more…)

Việt Nam CS: Bộ Công an công bố tạm giam YouTuber Đường Văn Thái với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”

Friday, July 21st, 2023

RFA
20/7/2023

Bộ Công an công bố tạm giam YouTuber Đường Văn Thái với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước"

YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái) trong một ảnh chụp tháng 2/2023 

Twitter Thái Văn Đường 

Bộ Công an Việt Nam mới đây ra thông báo về việc bắt giam YouTuber Đường Văn Thái với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Thông báo được gửi về gia đình ba tháng sau khi blogger này đột ngột mất tích khi đang tị nạn tại Thái Lan và có nhiều nghi ngờ cho rằng ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc đem về nước.

(more…)

Cộng sản Việt Nam bị giằng co trong nước trước lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Saturday, July 15th, 2023

Ngay cả trong một nhà nước Cộng sản độc đảng, người dân vẫn có khả năng thực thi quyền lực.

Bài bình luận của David Hutt
13/7/2023

Cộng sản Việt Nam bị giằng co trong nước trước lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 26/6/2023. 

AFP 

(more…)

Đức Tin có thể thay đổi thế giới hay là: CS đàn áp Công Giáo VN – Linh mục Lê Ngọc Thanh

Thursday, June 29th, 2023
Đám tang của LM Trần Ngọc Thanh tại Konym ngày 31-12-2022 (Radio Free Asia)

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”

Linh mục Antoine Lê Ngọc Thanh.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Linh mục Antoine Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ năm 2009-2015, nguyên thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam và hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Xuyên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. 

*Thưa Cha, so với các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài…thì tình trạng đạo Công giáo bị kiểm soát ra sao, nhẹ nhàng hơn hay hà khắc hơn? 

(more…)

Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bộc phát!

Wednesday, June 14th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
14/6/2023

Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bột phát!

Ảnh minh họa: Hai cảnh sát cơ động tuần tra ở Bình Dương giữa các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tháng 5/2014 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng sự kiện ở Đắk Lắk hôm chủ nhật 11/6/2023 là ‘hết sức bất ngờ’ và có thể là ‘một biến cố lớn nhất’ thuộc loại này từ ít nhất ‘một chục năm trở lại đây’.

Cũng có gợi ý từ ý kiến trong giới quan sát vào dịp này cho rằng chính quyền Việt Nam có thể nên xem lại một số chính sách của họ đối với Đắk Lắk nói riêng và với nhiều nơi khác có các cư dân bản địa đang sinh sống như tại Tây Nguyên nói chung.

“Sự kiện này hết sức bất ngờ, tôi cảm thấy bất ngờ cho không chỉ công chúng mà cả chính quyền, không chỉ ở vùng Tây Nguyên mà còn trong cả nước, cảm nhận ban đầu là như vậy, còn diễn biến sự việc hết sức phức tạp và kiểu như vậy chưa từng có ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Điều đó đặt ra rất nhiều sự lo lắng, băn khoăn, cũng như những đồn đoán xung quanh sự kiện này,” nhà nghiên cứu và phân tích chính sách công của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách & Phát triển ở Hà Nội nói với RFA Tiếng Việt hôm 13/06/2023.

“Về mức độ nghiêm trọng, có lẽ sự kiện này chỉ xảy ra sau vụ Đồng Tâm như chúng ta biết, nhưng số lượng cán bộ công an, cũng như cán bộ xã và thường dân chết ở sự kiện đó, cho thấy hết sức nghiêm trọng và sơ bộ bước đầu theo thông cáo của cơ quan công an, hàng chục nghi phạm đã bị bắt, và tôi nghĩ rằng với mức độ như thế, với số lượng người (tham gia) như thế thì khó có thể nói rằng đó là sự ‘bột phát’ như kiểu tức giận của một cá nhân, hay của một nhóm người. 

Về số lượng người bị bắt tôi nghĩ có thể còn tăng lên, tuy nhiên với tin tức mà chưa được kiểm chứng, báo chí nên có sự xác minh lại để làm cho tình hình trở nên phần nào đó minh bạch hơn… Như một người quan sát, tôi thấy rằng các sự kiện có lẽ cần phải chờ một thời gian nhất định thì chúng ta mới kiểm chứng được các sự kiện, cũng như nguyên nhân, mục đích, hậu quả để lại v.v…”

Đâu là những nhân tố đáng quan tâm?

Là người từng tham gia trực tiếp một số nghiên cứu, khảo sát kinh tế, xã hội và dân số học tại Đắk Lắk và một số nơi khác tại Tây Nguyên, ông Phạm Quý Thọ đưa ra nhận xét với RFA về một số nét đặc thù có thể đáng quan tâm liên quan địa phương và khu vực này:

“Tôi có một số lần khảo sát tại Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk, Kon Tum, rồi Gia Lai, thậm chí đi công tác ở đó một số đợt nữa, tôi thấy có một số đặc thù phát triển, nhưng trong một chuyến khảo sát về di dân, chúng tôi thấy nổi bật lên vấn đề di dân tự do mà đã để lại một số vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt với đất đai, rừng, cũng như đất trồng trọt và đất ở. 

Thứ hai, Tây Nguyên có một số vấn đề phức tạp về tôn giáo, chẳng hạn tôi cũng đã vào một số cơ sở tôn giáo, trong đó có Nhà thờ gỗ của Kon Tum, và hiểu rằng về tôn giáo ở đó, chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ, bởi vì ở Tây Nguyên, sau các sự kiện thời kỳ ‘sau giải phóng’, cũng như một số sự kiện sau này như chúng ta biết, người ta kiểm soát rất chặt chẽ. 

Gần đây có một số sự kiện tôn giáo khác như là các phân nhánh của Công Giáo…, cho thấy rằng sự phát triển tự phát là rất nhiều, rồi về mặt tự do tôn giáo, một số người tham gia nhưng không được chính quyền địa phương cho phép v.v… đó cũng là một sự phức tạp thứ hai.

Như thế là sau di dân, rồi sau vấn đề tôn giáo, thì đến vấn đề thứ ba là phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều khi người ta phát triển kinh tế ở đây thành những cơ sở trồng trọt lớn, các trang trại, hay những mặt hàng xuất khẩu như cà-phê, hồ tiêu, gỗ v.v… Chúng ta thấy rằng điều này cũng làm thay đổi bộ mặt, nhưng đồng thời sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá nghiêm trọng và sự thay đổi ở những vùng khó khăn không phải là một sớm một chiều có được, nhưng chênh lệch giàu nghèo này cũng tác động lên đời sống xã hội nói chung. 

Ba yếu tố trên có liên quan người dân bản địa và người bản địa luôn có những suy nghĩ khác đối với di dân ở nơi khác đến, tức là với những người không phải bản địa. Như chúng ta biết không chỉ tại Tây Nguyên, mà nhiều vùng khác, đặc biệt ở những nơi và những nước chưa phát triển, vấn đề càng trở nên trầm trọng, và trong tình huống nhất định, có thể làm bùng lên những sự kiện, nhưng tôi nghĩ sự kiện vừa rồi lớn hơn sự bột phát và với mấy chục trường hợp bị bắt thì khá là nhiều…

Vụ Đồng Tâm do tranh chấp đất đai rất rõ và nó kéo trong một thời gian rất dài, rồi đã có những va chạm với chính quyền địa phương ở cấp huyện, rồi cấp thành phố, thậm chí đã có những thủ lĩnh như là cụ Lê Đình Kình, và có những cách mà người ta đã phản kháng để bảo vệ đất đai một cách tự phát, mặc dù ở một thôn, hay một xã nào đó mà thôi. 

Còn ở vụ việc tại Đắk Lắk, chưa thể nói được một điều gì cả, mấy chục người bị bắt đó không thể so sánh là nhiều hay ít đối với một sự kiện như thế này được, mà người ta phải xem xét xem tính chất nghiêm trọng của vụ việc thể hiện như thế nào, chẳng hạn có tổ chức hay không, mục đích là gì, hay sau sự kiện này còn có gì không. 

Có nghĩa là ở Đồng Tâm, theo ý tôi muốn nói, là do tranh chấp đất đai lâu ngày mà không được giải quyết thỏa đáng, còn ở vụ Đắk Lắk chưa biết rõ đó là gì và sự kiện xảy ra hết sức đột ngột và bất ngờ cho những người bình thường và những người quan sát các sự kiện như chúng tôi.”

2011-08-27T120000Z_987033299_GM1E78R1JKP01_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG

Người đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum chơi nhạc cụ dân tộc để mừng nhà Rông mới ngày 27/8/2011. Ảnh: REUTERS/Kham 

Có gì đáng lưu ý từ khía cạnh chính sách công?

Cho đến nay, người ta vẫn chưa nhìn thấy sự liên hệ trực tiếp giữa vụ bạo lực hôm 11/6 và bối cảnh, điều kiện kinh tế – xã hội ở Đắk Lắk và Tây Nguyên, vẫn theo ông Phạm Quý Thọ, người từng làm việc nhiều năm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trước đó ở Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội, về phương diện chính sách công đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có một số khía cạnh có thể cần được lưu tâm, ông nói:

“Vùng Tây Nguyên luôn được đặt trong những vấn đề của chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung, cũng như về mặt chính sách công nói chung, và tôi có thể nói rằng đây là một địa bàn khá trọng yếu, không những chỉ về kinh tế mà còn về vấn đề an ninh, trật tự v.v… 

Tất nhiên khi phát triển kinh tế, và với những yếu tố có thể âm ỉ lâu ngày, thí dụ như bất bình đẳng giàu nghèo, rồi nếu không nghiên cứu thỏa đáng những nhu cầu để trung hòa các mâu thuẫn giữa người bản địa và người ở nơi khác đến, trong đó như đã nói có chênh lệch giàu nghèo, rồi sự quan tâm của chính quyền địa phương, chẳng hạn như ở cấp xã, có thể đó là những điều gây áp lực cho những người dân bản địa, nhưng tôi cũng chưa biết rõ trong mấy chục người bị bắt này cho đến nay, thì có bao nhiêu người bản địa, hiện nay danh tính của họ chưa được công bố (hết), nên chúng ta còn phải chờ một thời gian.

Song tôi nghĩ rằng về khía cạnh chính sách công, như chúng tôi đã từng nghiên cứu ở đó, tất nhiên di dân tự do đã kiểm soát được do kinh tế đã tăng lên, đời sống cũng tăng lên, rồi chênh lệch vùng miền như di dân từ những vùng núi phía Bắc vào trong đó (Tây Nguyên) không còn nhiều nữa, tuy nhiên nạn phá rừng vẫn còn là vấn đề rất lớn, có những vụ phá rừng mà tôi cho là hết sức nghiêm trọng mà báo chí cũng đưa tin nhiều, đặc biệt khi Chính phủ đã có chỉ thị đóng cửa rừng, nhưng nạn phá rừng vẫn diễn ra và vẫn có tính chất rất nghiêm trọng, kể cả trong những rừng đặc dụng, thì đó cũng là những yếu tố.

Thứ ba nữa là lâu nay người ta cũng ít đề cập những chuyên đề sâu, thí dụ chuyên đề về bất bình đẳng giữa người bản địa và những người ở nơi khác đến. Lẽ ra tôi nghĩ những việc này nên được chú ý, và chính sách công nên chú ý hơn bởi vì những vụ việc như thế không chỉ âm ỉ, mà bùng phát bất cứ lúc nào, mà đó không chỉ là bối cảnh của một vùng hay một đất nước trong một khoảng thời gian nào, mà tôi nghĩ nó có thể kéo dài hàng trăm năm, thí dụ như ở Canada hay ở Mỹ v.v… 

Cho nên tôi nghĩ, cần phải có những việc quan tâm thỏa đáng hơn, thí dụ như lồng ghép với các chương trình xóa đói giảm nghèo, phúc lợi, trợ cấp, rồi những chương trình khác, thậm chí có những chính sách ưu tiên về đất ở, cơ sở hạ tầng đối với người bản địa. 

Tôi nghĩ cần có những chính sách như vậy, thậm chí ở đây theo quan điểm cá nhân của tôi, cuộc sống tinh thần của họ (cư dân sắc tộc), trong đó có tôn giáo, cũng phải có những chính sách nhất định đối với người bản địa, mà khác đối với những người Kinh, hoặc là những người dân tộc từ các địa phương khác đến Tây Nguyên,” PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói trên quan điểm riêng.

‘Một trong những vụ lớn nhất hơn 10 năm trở lại’

Cũng trong dịp này, một nhà nghiên cứu là người bản địa có nhiều năm nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng cư dân bản địa liên quan ở Tây nguyên và duyên hải nam Trung Bộ Việt Nam không muốn nêu tên, chia sẻ góc nhìn từ quan điểm cá nhân về sự kiện ở Đắk Lắk hôm 11/6:

“Tôi nghĩ rằng tới nay đây là vụ việc lớn nhất của năm 2023 và cũng có thể là lớn nhất hơn 10 năm trở lại đây, nếu nhìn vào số lượng cán bộ công an, cán bộ dân sự và người khác thiệt mạng… Tôi cho rằng nguyên nhân chính của vụ việc này bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn với và trong cách quản lý nhà nước mà cao trào nhất là mâu thuẫn trong vấn đề thu hồi đất đai của đồng bào Thượng ở đó, khiến vụ việc lên cao như thế. 

Không có đồng bào nào ở đó không biết rằng đất của họ đang làm trên đó, mà người ta vào, rồi trả giá rẻ như vậy để thu hồi, mà có thể chấp nhận được cả. Từ một người dân bình thường, không nói gì tới đồng bào ở đó, đa số họ cũng đã không chấp nhận, huống chi là đồng bào ở bản địa, và tôi nghĩ cao trào vấn đề nằm ở đó và tôi bảo lưu quan điểm này.”

Vẫn theo nhà nghiên cứu độc lập về văn hóa tộc người bản địa này, từ khía cạnh khác biệt văn hóa cho tới mô hình quản trị do nhà nước áp dụng ở Tây Nguyên lâu nay đã có một số vấn đề:

“Tôi thấy rằng nhà nước Việt Nam không cho tự trị, với những đồng bào đã sống trên đất đai của ông bà của họ từ lâu, nhà nước không bao giờ gọi họ là dân tộc ‘bản địa’ cả, mà chỉ gọi họ là ‘dân tộc thiểu số’ mà thôi. Ngoài ra, về văn hóa, văn hóa giữa những người thuộc dân tộc đa số và những người thuộc ‘dân tộc thiểu số’ dĩ nhiên là khác nhau và rõ ràng đó là một vấn đề. Tức là sự khác biệt này có từ tôn giáo cho đến tính chất bản địa của từng dân tộc.

Dân tộc Tây Nguyên cũng là một bộ phận không thể tách rời của các sắc tộc trên lãnh thổ của một số vương quốc cổ xưa, như Vương quốc Chăm-pa cổ chẳng hạn, từ sau 30/4/1975, chính quyền ở Việt Nam dùng những danh xưng nhỏ để phân nhỏ các nhóm cư dân, sắc tộc ra, để những người dân bản địa này không còn quan tâm nguồn gốc xa xưa của họ nữa, tạo cho họ cảm giác họ ‘rất nhỏ bé’, nên ‘không làm chuyện gì được’. Đó theo tôi là một thủ thuật của quản trị nhà nước. 

Còn về tính tự trị, ngày xưa đồng bào bản địa tự trị với nhau được, nhưng bây giờ tôi nghĩ, nếu ‘đòi tính tự trị’ đó, có thể xảy ra vấn đề đổ máu rất nhiều, và tôi nghĩ còn lâu Việt Nam mới công nhận chuyện đó. Từ khi mà nói theo cách nói của chính quyền là ‘giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước’, mô hình quản lý nhà nước đối với đồng bào ‘thiểu số’ nói chung và đồng bào Thượng ở Tây Nguyên nói riêng, có vẻ không phù hợp với tính cách, văn hóa, tôn giáo và suy nghĩ của người dân bản địa, người Thượng ở Tây Nguyên. 

Cách quản lý của nhà nước gây ra sự khó chịu, gây bức xúc nhiều cho đồng bào mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, như nhà văn Nguyên Ngọc, hay nhiều nhà văn khác ở Việt Nam, cũng nói rằng: ‘Từ khi mấy ông ở ngoài miền Bắc vào, các ông phá nát hết Tây Nguyên!”

Thực vậy, ngay cả những cánh rừng của Tây Nguyên cũng bị phá nát hết, và không ai có thể tưởng tượng rằng sau mấy chục năm chính quyền đến quản lý, Tây Nguyên mỗi mùa mưa về lại bị lụt. Đó là một chuyện chưa bao giờ người dân ở đó trước đây có thể nghĩ là sẽ xảy ra đối với Tây Nguyên, đơn cử Đà Lạt mùa mưa về cũng bị lụt và chỗ nọ chỗ kia ở Tây Nguyên cũng bị lụt hết, đó là điều mà chúng ta thấy có gì đó bất hợp lý.”

Tuy nhiên, vẫn theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu độc lập này, còn một khía cạnh khác được cho là khá nghiêm trọng, liên quan mô hình quản trị mà chính quyền Việt Nam từ sau 30/4/1975 đã áp dụng cho Tây Nguyên:

“Tôi nghĩ có vấn đề người ở đâu tới quản lý bà con cư dân bản địa, việc sử dụng người thân, đồng tộc với bà con để quản lý chính bà con, rồi những người đồng tộc ấy ở những địa phương mà chính quyền đã xé lẻ ra để quản lý như buôn nọ, buôn kia, để rồi những người thân, đồng tộc ấy báo cáo mọi sự việc lên cán bộ cấp trên, thì nó bộc lộ một vấn đề quá máy móc và quá gắt gao; ngoài ra qua một số khảo sát của tôi qua các gặp gỡ với bà con ở Tây Nguyên, họ nói với tôi rằng những người ở những nơi khác tới ‘xem thường họ’ rất nhiều, tức là họ thiếu được tôn trọng. 

Còn về giáo dục, ngay lương giáo viên ở những trường học mà nhà nước mở ở Tây Nguyên, có người dạy trên mười năm, tới hai mươi năm, mà lương giáo viên không đủ sống, không đủ nuôi gia đình, thì chỉ riêng việc đó liệu đã ảnh hưởng ra sao đến chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên, thử hỏi tại sao chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên so với cả nước lại chẳng không đâu vào đâu cả. 

Còn trở lại với vụ việc ngày 11/6 vừa rồi, cá nhân tôi nghĩ rằng không riêng gì với bà con trong cả nước, hay đồng bào Thượng tại Đắk Lắk, Tây Nguyên, hoặc đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, hay các đồng bào ở những nơi khác, mà trên toàn quốc, vấn đề đất đai là vấn đề bức xúc lớn nhất bây giờ, nhất là ở cách thức thu hồi, lấy đất của bà con, của đồng bào. Và chuyện bức xúc ấy, nếu không giải quyết cho êm đẹp, thì sẽ không bao giờ quản lý được tư tưởng, cảm xúc của người ta đâu và sẽ tiếp tục xảy ra những sự việc như thế,” nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính vì lý do an toàn này nói với RFA trên quan điểm cá nhân.

Thấy gì từ kinh nghiệm từ thời Việt Nam Cộng Hòa?

Cũng trong dịp này, hôm 13/6, từ Lognes, Cộng hòa Pháp, nhà dân tộc học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, chia sẻ với RFA Tiếng Việt góc nhìn, cũng từ quan điểm riêng của ông, một số kinh nghiệm và đặc trưng lịch sử ở Cao nguyên Trung phần, tức Tây Nguyên, nơi có các sắc dân là đồng bào bản địa đã sinh sống từ lâu đời, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cho tới gần đây, ông nói:

“Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), đã có một số biến động, trong đó có phong trào BAJARAKA (chữ viết tắt tên bốn sắc tộc lớn trên Tây Nguyên: BAhnar, dJArai, RhAdé và KAho) từ năm 1956 -1958 và sau đó là phong trào FULRO (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) từ năm 1960-1968 (1), chính quyền VNCH đã nhìn vấn đề và thực sự lúc đó cũng phải nói có sự cố vấn của người Mỹ rằng chúng ta (VNCH) phải tôn trọng quyền của những người bản địa để cho họ có quyền sinh sống. 

Từ đó đã có một số luật dành cho người Thượng ở Tây Nguyên một số quyền lợi: về chính trị, họ có quyền có người đại diện tập thể của họ trong Quốc hội Việt Nam và trong Thượng Nghị viện, và những người lãnh đạo địa phương như là Quận trưởng, Tỉnh trưởng, Thị xã trưởng hay là Xã trưởng đều là người Thượng. Từ đó diễn ra một sự yên bình và trong phong trào FULRO, một số trong họ đã trở về lại và hòa nhập vào đời sống của người Việt Nam, trừ một thiểu số lúc đó đang bị một phe cực đoan ở Campuchia ‘kích thích’, ‘xúi giục’ là người Thượng phải đòi tự trị, độc lập, chứ không ‘sống chung’ với người Việt Nam như vậy, thành ra gây ra sự xáo trộn… 

Nhưng trên nguyên tắc chung, người Thượng lúc đó đã chấp nhận hoàn toàn chính sách của VNCH, tức là họ sẵn sàng hội nhập vào cộng đồng người Việt Nam và họ có những quyền lợi; tức là lúc đó VNCH đang áp dụng chính sách ‘tản quyền’, và người Thượng có đầy đủ tất cả các quyền, và họ có cơ sở ở trong Sài Gòn và họ tranh đấu rất rõ ràng cho quyền lợi của họ, nhưng cũng phải nói là sau đó có một số người lợi dụng chức vụ của họ để có ‘lợi lộc riêng’.

Song nhìn chung, người Thượng đã tìm được sự sống chung với cộng đồng người Việt Nam, cộng đồng người Kinh và người Việt Nam lúc đó cũng chấp nhận một cách thoải mái yêu cầu của người Thượng và người Thượng cũng chấp nhận người Việt Nam, và lúc đó chúng ta (VNCH) cũng đã có một sự phân biệt là những vùng nào của người Thượng thì người Kinh không được vào và người Thượng tự do sống trong đó.  Nhưng thứ nhất vấn đề quan trọng của người Thượng là họ không đòi gì hết, mà họ chỉ đòi được quyền sinh sống trên đất đai của Tổ tiên của họ và đòi có quyền thực hành tự do tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Mà tín ngưỡng của họ là gì? Đó là có thể một số theo tôn giáo của người phương Tây, tức là đạo Công Giáo, hoặc Đạo Tin Lành, và một số khác sống theo chế độ thần linh. Và chúng ta thấy rằng đó là một phong tục, tập quán mà chúng ta phải bảo vệ và tôn vinh, đó là một gia sản, một di sản văn hóa của chúng ta.

Nhưng ngày nay, chúng ta (chính quyền) muốn áp đặt một cái chung tức là mọi người phải đi theo ĐCSVN, mà đảng cộng sản không phải là một tôn giáo gì hết mà bắt người ta theo chủ trương của mình, tôi nghĩ cái đó hơi khiên cưỡng và chính vì vậy nó sinh ra, ngoài vấn đề đất đai ra, còn vấn đề tín ngưỡng của người Thượng, người ‘thiểu số’.”

Bình luận thêm về vụ việc ở Đắk Lắk hôm 11/6, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nhà dân tộc học từng làm việc tại một Khoa Đông Nam Á học thuộc một Đại học tại Paris, Pháp, nói thêm với Đài Á Châu Tự Do cùng hôm 13/6:

“Vấn đề phải nhìn một cách rõ ràng. Thí dụ người Kinh đứng lên phản đối chính quyền, chúng ta (chính quyền) nói đó là bạo động như là về đất đai trong vụ Đoàn Văn Vươn, hoặc một số vụ ở miền Bắc Việt Nam khi chính quyền đến cưỡng chế lấy đất đai như vụ Đồng Tâm, người ta nói đó là do cưỡng ép, áp đặt (mà phản kháng), chứ không phải là vì người thiểu số muốn phản loạn, lật đổ chính quyền. Nhưng vì đây là người Thượng, thành ra họ (chính quyền) cứ áp đặt đây là phong trào FULRO, phong trào Đề-Ga (Nhà nước Tin Lành Đề-Ga), gắn cho họ những cái nhãn mà họ không có, tức là những người muốn đòi tự trị.

Vụ này là phản ứng tự nhiên của con người, khi mất hết tất cả, họ sẵn sàng chết, chứ khi chỉ còn có đất đai sinh sống mà bị ‘cướp đoạt’, hoặc bị ‘cưỡng chế’, thì còn lý tưởng gì để sống, nên họ phải liều mình, trong tay họ có gì, có súng, có dao, có mác thì họ sẵn sàng, như người Việt mình cũng thường làm với chính quyền cộng sản. Nhưng vì đây là người Thượng, nên chúng ta (chính quyền) cứ dán cho họ những cái nhãn như là ‘phản động’, ‘Đề-Ga’, ‘lật đổ chính quyền’, ‘đòi tự trị’, tôi thấy cái này là một cách áp đặt của một chế độ độc tài. Thành ra tôi nghĩ cái này phải nhìn lại.

Còn vấn đề rút ra kinh nghiệm cho tương lai, tôi thấy đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải có sự hợp tác của những cộng đồng xã hội dân sự khác, bởi vì ngày nay chính quyền Việt Nam cũng lập ra những ủy ban như Ủy ban Dân tộc, nhưng những ủy ban này và những người Thượng lãnh đạo ở địa phương là những người cộng sản và họ chỉ theo những chủ trương của ĐCSVN và họ làm trái với những điều mà tổ tiên của họ đã làm, thành ra tôi nghĩ rằng những người đại diện của ĐCSVN hiện nay ở trên Tây Nguyên mà là người gốc ‘thiểu số’ đó không đại diện cho chính sách, quyền lợi của họ (đồng bào bản địa), mà họ đại diện cho quyền lợi của đảng Cộng sản, chứ không cho quyền lợi của người địa phương. Tôi nghĩ vấn đề này chúng ta phải đặt lại, tại vì người Thượng chiếm chưa tới 1% dân số, mà chúng ta cứ áp đặt chính sách của đa số lên họ. Ngày nay họ là người ‘thiểu số’, còn trong tương lai họ trở thành những người ‘di cư’ trên đất của họ, thì tôi thấy điều này là quá đáng và chúng ta phải có một cái nhìn sáng suốt hơn về cộng đồng sắc tộc trên đất nước Việt Nam.”

Trên đây là quan điểm riêng của một số nhà nghiên cứu, quan sát từ Việt Nam và hải ngoại xung quanh sự kiện nghiêm trọng ở Tây Nguyên, còn hôm thứ tư, 14/6/2023, cập nhật tin tức hậu các vụ nổ súng ở huyện Cư Kuin, trên địa bàn Đắk Lắk, báo Công An Nhân Dân online của Việt Nam cho hay an ninh, trật tự tỉnh ở này ‘đã trở lại bình thường’, và có thêm ‘một đối tượng tự thú’:

“Theo báo cáo của Công an Đắk Lắk, tình hình ANTT tại toàn tỉnh Đắk Lắk đã trở lại trạng thái bình thường, các sinh hoạt xã hội thường lệ không có gì thay đổi. Nhịp sống thường ngày trở lại không khí như những ngày trước 11/6. Trong đêm 13/6 đã có một đối tượng tham gia vụ gây mất ANTT ra tự thú. Như vậy, đến nay đã có 3 đối tượng tham gia vụ việc ra tự thú để được hưởng khoan hồng.

Tính đến 8h30 sáng 14/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng cộng 46 đối tượng gây mất ANTT tại trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kêu gọi những người “lầm đường – lạc lối” ra tự thú để được hưởng khoan hồng. Trước đó… sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, làm 9 người chết và 2 người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên, giải cứu một số người dân bị bắt làm con tin,” vẫn theo tờ báo của ngành Công an Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese

130 Người Việt vượt biển bị VC thảm sát trên đảo Trường Sa (*)

Saturday, May 20th, 2023

Nguyễn Nhân Chứng

Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.

(more…)

Hôm nay 19-5 – Không có gì quý hơn độc lập tự do (thơ Nguyễn Chí Thiện)

Saturday, May 20th, 2023
Tiểu sử Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện | TIẾNG QUÊ HƯƠNG
(more…)

Người cộng sản ảo tưởng về xóa bỏ giai cấp (Phần 1) VNTB

Saturday, May 13th, 2023

08.05.2023 1:39

VNTB – Người cộng sản ảo tưởng về xóa bỏ giai cấp (Phần 1)

Quang Nguyên

(VNTB) – Mâu thuẫn giai cấp là một vấn đề tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người và hiện giờ chưa có chủ nghĩa nào có thể giải quyết được nó cách triệt để

(more…)

Từ chuyện bầu cử: Nhìn sang Thái Lan, ngẫm về Việt Nam

Saturday, May 13th, 2023

12/5/2023 

Phạm Phú Khải /VOA

Các ứng cử viên Thủ Tướng Thái: Paetongtarn Shinawatra (giữa), Srettha Thavisin (phải) và Chaikasem Nitisiri (trái) chào hỏi công chúng tại sân vận động the Thunder Dome Stadium, Bangkok, 5 tháng Tư. 

(more…)