Tags: độc tài, đồng tâm, Tham nhũng, tin tức, toàn trị, Việt Nam Posted in CSVN, Dân chủ, Đảng CSVN, Mỹ - Việt, Tin tức Việt Nam, Việt Nam | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 27/10/2023: *Ls Võ An Đôn đến Hoa Kỳ định cư *Sài Gòn có đường ngập nửa năm! *Thiếu thuốc, vật dụng y tế, bệnh nhân đành ‘chết’ *Hà Nội: hơn 1.000 căn nhà xây sai phép *61 người Việt được giải cứu khỏi lừa đảo ở Myanmar *Bắc Giang cháy lớn tại Khu công nghiệp *Sơn La: Nữ nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn học sinh *Đà Nẵng: Cháy lớn cơ sở sản xuất nước yến …
Tags: thời sự thế giới, Việt Nam Posted in Thời Sự, tin thế giới | Comments Off on Thời sự Thứ Tư 04/10/2023: *Hai khoa học gia Hungary được trao giải Nobel *Công ty nhà nước Indonesia cung cấp vũ khí cho Myanmar *Chủ tịch Hạ Viện Mỹ phe Cộng Hòa bị phế truất do mâu thuẫn nội bộ *Giáo hội Công giáo đổi mới
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (lkt)
“Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích một cách thoả đáng – mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều – là: tại sao, sau hàng ngàn năm đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hoá, và Việt Nam vẫn còn là một quốc gia biệt lập.”
Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này “Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…” Bởi lẽ, chuyến thăm của TT Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.
Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.
Đảng CSVN từ thuở khai sinh vào năm 1930, đã gây muôn vàn tội ác cho dân tộc. Một trong những tội ác đó là cố tâm trì hoãn tiến trình dân chủ hóa, làm dân tộc tụt hậu thảm thương so với các quốc gia Đông Á khác trong khu vực.
Hoàng Thanh Trúc – 22/7/2014 Cập nhật 20/7/2023 (đăng lại)
…Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (“tư liệu CCRĐ của CSVN”) đồng bào vô tội…
“Cứ mỗi lần cầm bút là Lê Anh Hùng nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 38 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói, ‘Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này.”
Trong vòng đỏ là tỉnh Đắk Lắk giáp biên với Capuchia (Bản đồ VN)
Câu chuyện 6 sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) của hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur bị bắn chết ở tỉnh Đắk Lắk trong tháng trước đã gây xôn xao trong và ngoài nước. Nhiều dư luận suy đoán chứ không có một điều gì chắc chắn là do ai tổ chức. Đến nay đã gần 100 người dân Đắk Lắk bị công an CSVN tình nghi và bắt để điều tra, mà chưa tìm ra thủ phạm chủ mưu.
Việt Nam đang cho thấy sự rốt ráo của mình trong việc thực hiện cam kết phát thải bằng không vào năm 2050, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm này để ưu tiên phát triển năng lượng sạch.
Kế hoạch Điện 8 (PDP8) sau nhiều năm trì hoãn, đã được thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng Năm, cho thấy tiến bộ đáng kể khi Việt Nam vạch ra lộ trình giảm đáng kể công suất điện than.
Tuy thế, mọi kế hoạch hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang thiếu điện và đang có kế hoạch tăng công suất điện than lên 30GW vào năm 2030 trước khi có thể bắt đầu giảm như dự kiến.
Việt Nam cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển điện gió và điện mặt trời, trong khi có thông tin nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thời gian qua ở bên bờ phá sản khi lưới điện quốc gia lạc hậu không thể mua nổi toàn bộ lượng điện mà họ sản xuất.
Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng sạch (JETP) năm 2022 với các nước G7, để nhận 15,5 tỷ USD tài trợ nhằm thực hiện quá trình này. Số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu? Ai là người hưởng lợi?
Ai sẽ giám sát toàn bộ quá trình này khi Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường hàng đầu lẽ ra đã đóng vai trò quan trọng này?
BBC News Tiếng Việt trao đổi với bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor về các vấn đề nói trên.
BBC: Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của Việt Nam khi chính phủ bỏ tù các nhà hoạt động môi trường chủ chốt?
Bà Lucy Hummer: Không ai có thể thực sự thay thế các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu – những người đã bị bịt miệng – nếu không có điều gì đó lớn hơn được thay đổi.
Bất cứ hành động đàn áp nào đối với sự chỉ trích, phản đối, truyền thông độc lập và hơn thế nữa cần phải được chấm dứt để sự chuyển đổi sang năng lượng sạch được thành công.
Việt Nam đã ký thỏa thuận nhận hàng tỷ USD từ quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một phần với điều kiện rằng họ sẽ để xã hội dân sự tham gia vào tiến trình này, nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như đã không thực sự nghiêm túc với điều kiện được đặt ra.
Cộng đồng quốc tế cần đảm bảo rằng Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu. Nói cách khác, khả năng các công dân và tổ chức được tham gia một cách an toàn và cởi mở vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của đất nước cần phải được xem là một thước đo của sự tiến bộ trong quá trình chính thức thực hiện JETP.
BBC: Việc thiếu các cơ quan giám sát độc lập có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính minh bạch và chất lượng của quá trình chuyển đổi này?
Bà Lucy Hummer: Theo dõi và đánh giá là các yếu tố tối quan trọng của bất cứ chương trình công nào, đặc biệt trong các trường hợp như thế này, khi mà sự bình đẳng và sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự đang được quan tâm.
Các thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi này cần phải đo đạc được, trả lời được, và phải minh bạch.
Cũng giống các thỏa thuận tài chính sử dụng các chỉ số hiệu suất chính, việc triển khai quỹ JETP cần phải:
sử dụng một cơ chế phản hồi ưu tiên đóng góp từ các bên liên quan;
phác thảo đầu vào, đầu ra, và kết quả;
cung cấp một bản phác thảo sử dụng quỹ;
cho biết các yếu tố này có thể thay đổi thế nào theo thời gian
Như các số liệu mới nhất của Global Energy Monitor chỉ ra, còn nhiều câu hỏi quan trọng đang bỏ ngỏ.
Nếu Việt Nam có thể đạt các điều kiện đặt ra trong Kế hoạch Điện 8 (PDP8) và JETP, toàn bộ các nhà máy điện than đã đề xuất nhưng chưa được triển khai xây dựng cần phải được hủy bỏ. Việc này bao gồm hủy bỏ 4GM công suất điện than mới hiện vẫn đang được cân nhắc vào năm nay.
Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ – Nguồn hình ảnh, GEM – Chụp lại hình ảnh,
Xây dựng các nhà máy điện than mới hay các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch khác sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế, xã hội và môi trường, hơn là năng lượng sạch, và sẽ khiến Việt Nam mắc kẹt với công nghệ đắt đỏ, lạc hậu và bẩn.
Các phân tích sơ bộ của GEM về các dự án điện than được đề xuất bên ngoài Trung Quốc cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu toàn cầu về hủy bỏ các dự án điện than đã đề xuất vào năm nay, giảm 9,6 GW từ tháng 1-5/2023.
Để tiếp tục đà này, các công dân cần phải có quyền tham gia vào quá trình thảo luận và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ được thực hiện như dự kiến.
Ưu tiên các đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan có nghĩa là việc triển khai quỹ JETP cần phải được thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự, theo đúng thỏa thuận đối tác và mục tiêu khí hậu.
Việt Nam nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi này trước, trong và sau khi triển khai, làm rõ cho các công dân biết một cách chính xác khoản tiền này được tiêu như thế nào và tiêu vào đâu.
Các bên liên quan có thể quan tâm xem JETP được thực hiện thế nào, khung thời gian thực hiện như thế nào vào ai có thể được hưởng lợi trực tiép từ quỹ này.
Truyền thông cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và mang tính chiến lược, và nó phải dễ hiểu, thực sự tạo cơ hội cho đối thoại và phản hồi mang tính xây dựng.
Phác thảo các yếu tố đầu ra, đầu vào và kết quả nghĩa là Việt Nam nên dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào để giúp người dân hiểu hàng tỷ USD được tiêu vào đâu.
Trong khi đầu ra là các sản phẩm – kết quả của JETP (như các dự án năng lượng trên thực tế, việc loại bỏ các dự án than và gas, các chương trình phát triển nguồn lực, v.v…), các kết quả ở đây nghĩa là các lợi ích dự kiến đạt được hay lý do chi tiêu.
Các bên liên quan sẽ muốn hiểu lý thuyết về sự thay đổi và muốn giúp để định hình chúng.
BBC: Việt Nam có thể học từ nước nào trong việc thực hiện JETP?
Bà Lucy Hummer: Ở Nam Phi, việc các bên có sự tham gia đáng kể vào quá trình này mang tới kết quả là một thỏa thuận chuyển đổi đối tác năng lượng sạch trong hai năm qua, do một ủy ban cấp cao lãnh đạo với nhiều đại diện.
Dựa trên các mức độ thay đổi mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch mang lại, căng thẳng ngay trong nội tại giữa các bên tham gia cũng được phơi bày. Sự cởi mở của các lãnh đạo Nam Phi và các nhà ra quyết định khác trong việc để các lãnh đạo xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng có thể coi là hình mẫu cho Việt Nam.
Cung cấp một khung thời gian cho việc sử dụng quỹ JETP nghĩa là Việt Nam không nên có che dấu bất cứ chi tiêu nào khi triển khai quỹ này.
Minh bạch là một, nếu không nói là yếu tố cơ bản, hàng đầu của một chương trình giám sát hiệu quả.
Chương trình JETP tương đối mới và vì vậy không có nhiều thiết kế dựa trên bằng chứng để làm theo khi phát triển cấu trúc triển khai quỹ.
Việc này khiến việc biện minh và chứng minh quá trình ra quyết định thậm chí trở nên quan trọng hơn.
Cho thấy các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian nhấn mạnh rằng JETP sẽ không bất biến. Việc giám sát cần phải được tiếp tục, có nghĩa các thông tin chia sẻ cũng cần phải được tiếp tục. Bước đầu tiên của quá trình này là việc phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, và bước tiếp theo là phát triển một chiến lược để họ có thể được lên tiếng nói một cách lâu dài, ổn định, thay vì bịt miệng họ.
Chụp lại hình ảnh,
(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng – những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do
BBC: Việt Nam vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời. Có thông tin rằng nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ phá sản…
Bà Lucy Hummer: Dựa trên việc đo đạc các chỉ số điện mặt trời và điện gió của Global Energy Monitor, Việt Nam hiện đang có kế hoạch tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên 5,5 lần vào năm 2030.
Với 11,8 GW điện mặt trời diện rộng và 81,2 GW điện gió đã được công bố hoặc đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp điện gió và mặt trời được xây dựng để thành công – như cách mà điện than đã đạt được trong nhiều thập kỷ.
Trọng lúc nào cũng tuyên bố rất to về sự ưu việt của chế độ cộng sản và sự cường thịnh của đất nước từ thể chế độc tài độc đảng toàn trị.
Nhưng trên thực tế, đảng viên và cán bộ đã khoét rỗng tài sản của đất nước và các cơ quan công quyền, dần dần Trọng và bè lũ chỉ cai trị theo kiểu “đôi bên cùng có lợi”. Kiểu lãnh đạo nầy dẫn đến sự mơ hồ trong những người chỉ trung thành với đảng để đổi lấy khả năng mang lại sự ổn định và làm giàu của họ.
Mặc dù đất đai và tự do tôn giáo vẫn là trung tâm của những bất bình của người Thượng nhưng cũng có những nguyên nhân khác.
Bình luận của Zachary Abuza 21/6/2023
* Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.
Bà Trương Thị Túy Ngọc, tên tiếng Anh là Mary Truong, hiện là giám đốc điều hành một cơ quan đặc trách người tị nạn và di dân của chính quyền tiểu bang Massachusetts ở miền đông Hoa Kỳ, chuyên hỗ trợ những người này thích nghi với cuộc sống tái định cư và quá trình nhập tịch.
Tác giả Hoàng Tuấn Phổ (1934-2021) là nhà nghiên cứu với các tác phẩm và công trình nghiên cứu “Núi rồng sông Mã”, “Chúa Trịnh”, “Thanh Hóa nghìn xưa lưu dấu”, “Vua Lê Đại Hành”, “Bà chúa Liễu”… Ông là nhân chứng của một giai đoạn miền Bắc sống trong không khí nghẹt thở với những cuộc đấu tố và cải cách ruộng đất kinh hoàng. Trong suốt nhiều thập niên, ông và gia đình bị quy chụp là thành phần phản động, “ba đời chống đảng”, và bị trù dập tàn bạo.
Các ứng cử viên Thủ Tướng Thái: Paetongtarn Shinawatra (giữa), Srettha Thavisin (phải) và Chaikasem Nitisiri (trái) chào hỏi công chúng tại sân vận động the Thunder Dome Stadium, Bangkok, 5 tháng Tư.
Derek Grossman là nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Rand Corp., giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nam California, và là cựu cố vấn tình báo của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Châu Á và Thái Bình Dương.
13/5/2023
Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn, nhưng đó là một quá trình phức tạp.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te)
Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Hôm 4/5, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.
Dân mình ai cũng biết ông Trọng nổi tiếng “chống” tham nhũng trong chiến dịch “đốt lò” từ năm 2013, một phần sao chép từ chuyện chống tham nhũng của Tập Cận Bình bên Tàu. Để làm cho có vẻ nguyên bản, ông Trọng có viết sách về “chống” tham nhũng. Thành tích trong thời gian gần đây của ổng thì tùm lum lắm.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.
Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của FB Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Khoảng thời điểm này, vào hai năm trước – chính xác là hôm 30 tháng 4 năm 2021 – báo Sài Gòn Nhỏ có thiên phóng sự (“Đi Tìm Nhân Vật Trong Bức Ảnh Lịch Sử”) của Tuấn Khanh, với phần dẫn nhập như sau:
Những đồn đoán vừa qua xung quanh việc anh Nguyễn Lân Thắng bị xử kín và bỏ tù, mặc dù khá lâu anh đã im tiếng, cho rằng anh đã xúc phạm lãnh tụ CS Hồ Chí Minh.