Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Ts. Nguyễn Văn Chữ*

Thursday, March 28th, 2024

Phần 1

28/3/2024

” Ngoại thương và cán cân mậu dịch (hay cán cân ngoại thương) là các lãnh vực phức tạp và khô khan nên rất khó nuốt; dù vậy, trong những dòng sau đây, người viết xin mạo muội:

I. Giải trình cán cân mậu dịch là gì và các tài khoản của nó.

II. Trích dẫn dữ liệu thống kê chọn lọc từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), và những cảm thán của các chuyên gia và học giả về chiến thuật và chiến lược cũng như sự thực thi kế sách phát triển kinh tế Việt Nam gần đây, như dữ liệu thống kê phơi bày. 

III. Dựa vào các dữ liệu thống kê trích dẫn, thử lượng giá hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

(more…)

VNCS: Nhiều cán bộ, công chức Việt Nam không về nước sau khi học tập, công tác ở nước ngoài .

Thursday, March 14th, 2024

Lý do 25 cán bộ, giảng viên ĐH Đà Nẵng đi học nước ngoài rồi bỏ trốn/ Báo Tiếng Dân

14/3/2024 

VOA Tiếng Việt 

Trang Người Đưa Tin nói về vụ 25 người thuộc Đại học Đà Nẵng đi học ở nước ngoài nhưng không quay về nước, 13/3/2024.
(more…)

Tưởng nhớ Khái Hưng (1896-1947) – Phạm Văn Duyệt

Sunday, February 18th, 2024

16/02/2024

” Rủi ro cho đất nước sớm mất đi những người con ái quốc ưu tú.  Khái Hưng cả một đời luôn ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại bang và cổ xúy tình đoàn kết giữa mọi thành phần phe phái trong cộng đồng dân tộc Việt.

Ông chết đi, chúng ta không còn cái may mắn được thưởng thức thêm những tác phẩm chơn chất, đậm đà tình nghĩa thanh cao. Thật tiếc lắm thay !!!

Xin nguyện cầu Nhà Văn đất Cổ Am yên nghỉ. Những lớp người hậu sinh mãi nhớ tên Ông”.

Khái Hưng (1896-1947)

(more…)

Xét xử vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đứng đầu danh sách nhận hối lộ từ Việt Á với 51 tỷ đồng

Wednesday, January 3rd, 2024

Thứ 4, 03/01/2024 16:53 (doisongphapluat)

Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh xuất hiện tại phiên xử vụ Việt Á với vẻ mặt tiều tụy, da sạm, tóc bạc và gầy đi nhiều.

Sáng 3/1, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á liên quan đến Công ty Việt Á, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, CDC các tỉnh, thành phố.

Nhiều người được triệu tập vắng mặt, trong đó có đại diện CDC tỉnh Hà Giang, Nam Định, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận và đại diện một số bệnh viện…

(more…)

Nguyễn Thanh Long  và vụ án Việt Á – Võ Thu Phương

Wednesday, January 3rd, 2024

03/01/2024

” Hôm nay, tên tuổi của ông Long có thể sẽ lại xuất hiện trên các trang báo của thế giới, nhưng chắc là mờ nhạt. Trong tình hình chiến tranh bùng nổ, người ta không mấy quan tâm đến chuyện bê bối của một nước CS nghèo mà nạn “tham nhũng trong hệ thống Y Tế là chuyện thường ngày”. Tuy vậy, ông Long cũng vẫn có thêm một cơ hội làm cho thế giới nhìn thấy rõ hơn bộ mặt nhếch nhác của công lý Việt Nam.

Cuộc đời ông Long có ba lần bước ra thế giới, nhờ đại dịch mà ông nổi tiếng hơn những người tiền nhiệm. Như vậy, ông cũng xứng đáng làm đại diện hàng đầu cho thế hệ COCC có bằng cấp ở Việt Nam.

Và cũng hôm nay, khi ông Long ra hầu tòa, đám COCC anh em của ông cũng vẫn rầm rộ ủng hộ, biện bạch, bênh vực, kể lể công trạng của ông Long và Việt Á”.

(more…)

Chuyện thật hay đùa: CSVN hứa hẹn ‘thực thi nhân quyền vào cuối năm 2099’

Tuesday, December 26th, 2023

December 24, 2023 Theo báo Người Việt tại Nam Cali

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – CSVN hứa hẹn thi hành các cam kết quốc tế về nhân quyền vào cuối năm 2099 mà khi đó, không mấy ai tin chế độc tài, tham nhũng này còn tồn tại.

Mới đây, Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, viết tắt là OHCHR, chuẩn bị kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt, viết trên trang nhà của họ về các cam kết của CSVN.

(more…)

Thời sự Thứ Ba 19/12/2023: *Mỹ cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết. *Israel tấn công Gaza, Houthi tấn công Biển Đỏ. *Mỹ chống hoạt động khai thác đáy biển của TQ. *2023: Một năm sóng gió trên chính trường Trung Quốc *Động đất ở Trung Quốc: Hơn 100 người thiệt mạng. *Vatican chấp nhận ban phép lành cho các cặp đồng tính. *Mỹ thành lập liên minh chống lại khủng bố tàu buôn ở Hồng Hải

Tuesday, December 19th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Gaza: Mỹ sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết

Thùy Dương /RFI

19/12/2023

Công du Israel hôm qua, 18/12/2023, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với thủ tướng Benjamin Netanyahu là Washington sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel những loại vũ khí mà Tel Aviv cần, kể cả các loại đạn dược quan trọng, xe chiến thuật và hệ thống phòng không. 

U.S. Secretary of Defense Lloyd Austin and Israeli Defense Minister Yoav Gallant meet, amid the ongoing conflict between Israel and the Palestinian Islamist group Hamas, in Tel Aviv, Israel December 1

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (P) và đồng nhiệm Israel Yoav Gallant (T) họp tại Tel Aviv, Israel, ngày 18/12/2023. REUTERS – PHIL STEWART 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 13/12/2023: *Việt-Trung – Blogger Lê Minh Thể bị kết án. *Việt-Pháp đối thoại chính trị. *Nhà hoạt động H’mong bị Thái bắt giữ. *Văn bản hợp tác Việt-Trung. *Phu nhân. *Trao giải nhân quyền.. *Vĩnh Long cáo buộc Sư Khmer Krom Thạch Chanh Đa Ra. *Facebooker Trần Minh Lợi bị bắt giam

Wednesday, December 13th, 2023

Quê Hương tổng hợp – HD Press bổ túc.


Việt Nam-Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”

Trọng Nghĩa /RFI

13/12/223

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Hà Nội vào hôm nay, 13/12/2023, kết thúc chuyến công du hai ngày. Trong một bản tuyên bố chung, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ song phương theo hướng xây dựng một cộng đồng chung mà cách gọi theo phía Việt Nam là “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”, khác với từ ngữ của phía Trung Quốc là “Cộng Đồng Chung Vận Mệnh”. 

Vietnam's Prime Minister Pham Minh Chinh, right, and the China's President Xi Jinping wave to media members as they pose for a photo during a meeting at the government office in Hanoi, Vietnam, Wednes
(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 01/12/2023: *Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN). *Mỹ điều tra trợ cấp tôm đông lạnh từ Việt Nam. *TQ, VN kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm. *Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng? *Vương Nghị thăm Hà Nội. *Một Quốc hội đìu hiu…

Friday, December 1st, 2023

Quê Hương tổng hợp


Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN)

Bình luận của blogger Nguyễn Anh Tuấn
30/11/2023

Sự lạc điệu của một phái đoàn

Giáo sư Al-Misnad Sheikha là học giả hàng đầu của Qatar và là nữ chủ tịch đầu tiên của Đại học Qatar. Bà là một trong 18 thành viên được bầu và hoạt động độc lập của Ủy ban CERD. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 29/9/2023: *Chửi Hồ Chí Minh bị 06 năm tù *Họp báo vận động cho tù nhân phản đối Formosa *’Mặt trận TQ’ không trao tiền cứu trợ cho dân *Hà Nội chưa phát tiền cứu trợ cho nạn nhân vụ cháy chung cư *Bđsản Việt Nam gặp khó khăn *Cán bộ thuế dọa quăng ly nước vào mặt CSGT *Hà Nội trở thành dòng sông uốn quanh *Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh *Cổ phiếu VinFast tại Mỹ lao từ 100 đô xuống còn 11.22 đô

Friday, September 29th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Live stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù

RFA
29/9/2023

Live stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù

Ông Nguyễn Minh Sơn trước khi bị bắt 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFb Sơn Nguyễn 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 27/9/2023: *HRW: trả tự do cho Hoàng Thị Minh Hồng *Bộ phim VTV về người H’mong gây kỳ thị *Cán bộ Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại TQ – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh? *Bamboo Airways gặp khó khăn tài chính *Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

Wednesday, September 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


HRW kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng

Thanh Phương /RFI

27/9/2023

Tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch hôm nay, 27/09/2023, ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, đồng thời trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện. Ngày mai, Hoàng Thị Minh Hồng sẽ bị đem ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh. 

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch.

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. © Human Rights Watch 

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đã bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ngày 30/05 về tội “trốn thuế” và bà có thể lãnh án tù lên tới 7 năm. Trước khi bị bắt, vào tháng 10/2022, Hoàng Thị Minh Hồng đã bất ngờ đóng cửa tổ chức CHANGE VN mà không đưa ra lời giải thích nào. Đây là một tổ chức phi chính phủ do bà sáng lập vào năm 2013, chuyên về các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm, động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. 

Trong thông cáo, Human Rights Watch nhắc lại là trong hai năm qua, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực môi trường như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương vào năm 2021, Ngụy Thị Khanh và Hoàng Ngọc Giao vào năm 2022. Tất cả đều bị bắt và bị xử với tội danh “trốn thuế”. Nhờ áp lực của quốc tế mà Mai Phan Lợi và Ngụy Thị Khanh đã được trả tự do trước thời hạn.

Human Rights Watch lưu ý là các vụ đàn áp nói trên diễn ra vào lúc chính phủ Hà Nội đang nỗ lực thực hiện cam kết về giảm phát thải khí carbon thông qua chương trình “Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng” (JETP), với tài trợ từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước thành viên lớn của khối này. 

Tổ chức nhân quyền của Mỹ còn nhấn mạnh là chỉ vài ngày sau khi tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam, hôm 15/09, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ thêm một nhà hoạt động môi trường hàng đầu, đó là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành tổ chức mang tên Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIET). Đây là tổ chức làm việc cùng với Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ để cố vấn cho việc thực hiện chương trình JETP.


Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Trường Sơn

26/9/2023

Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Phụ nữ H’mong chơi với trẻ nhỏ ở chợ phiên ở Lào Cai hôm 5/4/2015 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Những người đàn ông H’mong nói giọng Kinh chưa sõi, say rượu, đánh vợ, cố níu kéo phong tục đám ma dài ngày, tốn kém, trong khi những người phụ nữ H’mong với đàn con nheo nhóc trông có vẻ khổ sở và cam chịu là những hình ảnh được Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên trong bộ phim truyền hình nhiều tập có tên Cuộc Chiến Không Giới Tuyến đang được chiếu hàng tuần trên hệ thống truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, những gì được truyền hình Nhà nước trình chiếu về một nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã vấp phải những  phản ứng gay gắt từ những người H’mong vốn không lạ gì về chính sách tuyên truyền của Đảng và Chính phủ về cái mà họ gọi là các ‘hủ tục’ của người dân tộc.

Xúc phạm người H’mong

“Dân tộc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, chả nhẽ 54 dân tộc Việt Nam này chỉ mỗi người H’mong lạc hậu thôi sao? Tuy nhiều nơi còn lạc hậu thật nhưng cũng không đến nỗi vậy, nhiều câu nói toàn bịa đặt.”

Đây là một trong rất nhiều bình luận xuất hiện trên trang Facebook VTV Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, sau khi kênh này cho đăng tải một video trích đoạn của bộ phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến.

Hàng trăm người H’mong khác cũng đã để lại rất nhiều bình luận bày tỏ sự giận giữ của họ ở phần bình luận dưới đoạn phim.

vtvcuocchienkogioituyen.jpeg

Những bình luận phê phán bộ phim dưới đoạn phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến của VTV 

Trích đoạn trên nói về nỗ lực của các bán bộ bộ đội biên phòng người Kinh trong việc xoá bỏ phong tục ma chay của người H’mong. Còn người H’mong xuất hiện trong trích đoạn này thì được phác hoạ dưới hình ảnh ngây ngô, thiếu hiểu biết, say xỉn và bảo thủ, muốn tổ chức đám tang kéo dài bảy ngày, giết trâu, bò lợn để mời cả bản gây tốn kém, trước khi chôn người quá cố.

Hầu hết các bình luận đến từ người H’mong đều cho rằng bộ phim đã tuyên truyền sai sự thật về đời sống văn hoá của họ. Thậm chí cáo buộc đài Nhà nước xúc phạm đời sống tâm linh, văn hoá của người H’mong.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, mục sư Sùng Sẹo Hoà, một người H’mong xuất thân từ tỉnh Lào Cai hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết quan điểm của ông:

“Chắc là chính sách của họ có ý định để bắt người H’mong mang ơn họ, họ nói là chính quyền hay Nhà nước làm tốt để tuyên truyền, để tạo điều kiện, để dạy dỗ cho người H’mong để thay đổi cuộc sống văn minh nọ kia.

Nhưng sự thật là người H’mong đã tự cảm nhận được điều đó, và đã tự thay đổi, tự suy nghĩ, và tự chỉnh sửa rồi.”

Người H’mong đã tự thay đổi

Theo mục sư Sùng Seo Hoà thì trong việc thay đổi những tập tục không còn được coi là phù hợp nữa, mà cụ thể ở đây là tục ma chay, thì bản thân người H’mong đã nhận ra vấn đề và chủ động thay đổi nếp sống của họ, chứ không cần phải cậy nhờ đến sự giáo dục của Nhà nước.

Trên thực tế, cộng đồng người H’mong từ lâu đã hình thành xu hướng từ bỏ những tập tục bị cho là lạc hậu, trong đó có tục ma chay – vốn yêu cầu việc để xác chết ở nhà trong bảy ngày trước khi đem chôn. Một trong những người cổ vũ việc cải cách tích cực nhất là ông Dương Văn Mình.

Ông này được biết đến là người sáng lập ra đạo Dương Văn Mình, một tín ngưỡng địa phương của người H’mong ở Cao Bằng, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Đạo này chủ trương bãi bỏ tập tục ma chay cũ để hướng tới việc tổ chức đám tang một cách đơn giản, và phù hợp với điều kiện sống mới hơn.

Việc này tưởng như là đã đi đúng với chính sách tuyên truyền của Nhà nước. Thế nhưng chính quyền trung ương và chính quyền các tỉnh có tín đồ đạo Dương Văn Mình đã ra sức ngăn cấm đạo này. Bản thân ông Dương Văn Mình đã từng bị bắt đi tù, những người H’mong tin theo ông này bị đe doạ, sách nhiễu, và ép bỏ đạo. Những cơ sở tâm linh của họ bị đập bỏ.

Báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cáo buộc: “Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, tập hợp quần chúng; lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, khuếch trương tên tuổi, âm mưu ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước của người Mông” do Dương Văn Mình làm “thủ lĩnh””.

Trao đổi với đài RFA từ nước Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Chủ tịch tổ chức VETO!, chuyên theo dõi tình hình đàn áp đối với đạo Dương Văn Mình, cho biết quan điểm của ông về nghịch lý trên:

“Tôi biết rằng chính ông Dương Văn Mình khi còn sống cũng không hiểu được rằng tại sao ông bỏ ma theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bị Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cho là sai và xuyên tạc là ông chủ trương bỏ bàn thờ tổ tiên.

Tôi biết người H’mong xem trọng tình gia đình, dòng tộc, kể cả người theo đạo Dương Văn Mình. Tín đồ theo đạo Dương Văn Mình chỉ bỏ các bàn thờ ma vì họ sợ ma làm hại họ. Ma mà họ hiểu ở đây gồm các loại ma xấu chứ không phải là vong hồn của ông bà, cha mẹ mà họ thương yêu.

Bây giờ có một số cán bộ chính quyền nói rằng ông Dương Văn Mình chẳng đem lại cái gì mới mà chỉ nhái lại cái mà Nhà nước chủ trương. Vậy thì (họ) đã công nhận ông Dương Văn Mình làm đúng theo chủ trương của Nhà nước nhưng tại sao vẫn phải đàn áp tín đồ? Tôi không hiểu sự mâu thuẫn này!”

Tuyên truyền chia rẽ các sắc tộc

Chịu chung số phận với đạo Dương Văn Mình còn có những tín đồ của đạo Tin Lành. Người H’mong khi theo đạo Tin Lành thường sẽ từ bỏ những tập tục mà chính Nhà nước gọi là “hủ tục”, thế nhưng bản thân tôn giáo này cũng chịu sự áp bức rất lớn từ phía chính quyền. Trong đó có việc bỏ tù các chức sắc, trục xuất tín đồ khỏi địa phương, hay các hình thức bách hại khác.

Báo cáo tôn giáo 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Trong năm 2022, điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam xấu đi. Giới chức chính quyền gia tăng việc kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các nhóm không đăng ký, các nhóm độc lập bao gồm những người H’mong và người Thượng theo Tin lành”.

Có sự gia tăng đáng kể về số vụ giới chức chính quyền địa phương bắt ép các tín đồ Thiên chúa giáo người H’mong phải công khai bỏ đạo, bao gồm cả những người theo các nhóm đạo được Nhà nước nhìn nhận. Những người từ chối bỏ đạo phải đối mặt với việc bị đe dọa, sách nhiễu, bị phạt nặng, tịch thu tài sản, không được cấp giấy khai sinh” – báo cáo viết.

Hệ luỵ của đường lối tuyên truyền của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số nói chung và người H’mong nói riêng, theo một người dân tộc Tày được đài Á châu Tự do phỏng vấn, là gây ra tình trạng người Kinh tự cho mình là thượng đẳng so với các sắc dân khác. Người này phát biểu dưới điều kiện ẩn danh:

“Tôi thấy rằng cái chính sách tuyên truyền một chiều và cho rằng người Kinh thượng đẳng hơn các dân tộc khác là rất sai lầm. Vì nó gây ra cho những người dân tộc thiểu số, trong đó có tôi, cảm nhận sâu sắc được rằng người Kinh người ta nhìn nhận chúng tôi rất là khác biệt, bởi vì họ thấy rằng người dân tộc thường gắn liền với sự kém hiểu biết, ngu dốt, lạc hậu, hoặc là thấp kém hơn họ.”

Người H’mong ở Việt Nam là một phần của tộc người H’mong tại Châu Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Ở Việt Nam, người H’mong chủ yếu sống tại các tỉnh phía Bắc. Theo một thống kê dân số của Chính phủ Việt nam vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu người H’mong sinh sống ở trong nước.


Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

27/9/2023

VNTB – Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

Phú Nhuận

(VNTB) – Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về … thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc

Tin tức “Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc” khá sốc với những nhà báo từng là cựu binh tham gia cuộc chiến vệ quốc năm 1978 chống giặc Trung Quốc xâm lược.

“Nếu tui có quyền tui sẽ phạt báo đăng tin này. Một là có thể tin fake; hai, nếu có thiệt thì cũng không nên đăng. Và nếu bạn làm công tác tổ chức, có dám đề bạt những cán bộ nguồn này?

Tui ở chiến trường K những năm Trung Quốc bắt đầu xâm lược nước ta, số phận những quân nhân dính líu đến ông bạn vàng này ai cũng biết” – một nhà báo đã nghỉ hưu của tờ báo thuộc Thành ủy TP.HCM đã phản ứng như vậy trong cà phê sáng ở Sài Gòn hôm 26-9-2023.

Theo đó, tờ Hà Nội Mới, cơ quan của Thành ủy Hà Nội có bài báo như sau:

Chiều 25-9, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”.

Tường thuật chi tiết đã đưa đến cảm giác Hà Nội giống như là một tỉnh lẻ trong bộ máy hành chính của Bắc Kinh. Theo bài báo kể trên, “lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19-9 đến 26-9-2023. Tham gia lớp học có 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình phát triển chất lượng cao Vùng Vịnh lớn Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, tình hình xây dựng Chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới… Ngoài chương trình học lý thuyết, các học viên còn được đi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thông qua các chuyên đề giảng dạy thực địa.

Giảng viên, báo cáo viên lớp học là các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hoa Nam, Trường Đảng Quảng Châu, Sở Ngoại vụ Quảng Châu có uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Tổng Thư ký Thành ủy Quảng Châu Biên Lập Minh khẳng định, lớp bồi dưỡng là hoạt động hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu với tư cách là cái nôi của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc và là đội tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc, hết sức coi trọng cơ hội quý báu này để chia sẻ và trao đổi trực tiếp với thành phố Hà Nội thông qua lớp học lần này.

(…) Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị, sau khóa học này, các học viên sẽ tích cực vận dụng sáng tạo, hiệu quả những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng, quan tâm của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sự hỗ trợ, ủng hộ của Thành ủy Quảng Châu.

Không chỉ vậy, với những hiểu biết và tình cảm hữu nghị từ hoạt động này, các đồng chí hãy bắt thêm những nhịp cầu hợp tác giữa hai địa phương và hai nước”.

…Từ thực tế trên đã góp phần giải thích vì sao có quá nhiều “cán bộ nguồn” của Việt Nam đã khiến “lò” của Tổng bí thư luôn dư dả củi…

____________

Tham khảo:

https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

27/9/2023

VNTB – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

Đông Đô

(VNTB) – Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa Việt Nam – Trung Quốc

Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội vừa xong một khóa đào tạo từ Quảng Châu, Trung Quốc về.

Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Điều này không lạ, vì cây tre luôn mọc thành bụi. Ngoại giao cây tre cũng được hiểu từ hình ảnh ấy, vì nếu tre lẻ loi thì có lẽ sẽ không có sự vững chãi của nương tựa nữa.

Lâu nay không ít ý kiến chỉ trích về ảo tưởng ‘đồng minh ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của ‘đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về mô hình phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là mô hình phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Sự kiện Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, tính đến hiện tại thì với những gì đang diễn ra cho thấy vẫn còn nguyên vẹn đó về sự phụ thuộc ý thức hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Điều này chắc chắn còn nằm trong vấn đề cạnh tranh về địa chính trị mà Tập Cận Bình đang ra sức cho giấc mộng bá quyền.

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm: đảo Đài Loan được coi là “tỉnh ly khai”, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979.

Vì vậy, vùng biển rộng lớn: Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc “chạm trán” nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Việt Nam thì một mặt lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, lãnh hải của Việt Nam, song mặt khác thì lại tiếp tục gửi sang Trung Quốc những “cán bộ nguồn” – “cán bộ được quy hoạch” để Bắc Kinh huấn luyện. Điều này cho thấy có rất ít cơ hội trong thời gian tới về kỳ vọng “thoát Trung” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao cán bộ của Việt Nam lại phải buộc học lớp quản lý theo đường lối của Tập Cận Bình như khóa vừa kết thúc, với tên gọi đầy đủ là “Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”? (*)

Có ý kiến rằng các thành phần bảo thủ cực đoan trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe dọa đến quyền lợi cai trị.

Để làm tốt, làm bài bản những công việc giúp giữ quyền lực thống trị độc tôn thì cần có đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và khả năng ứng xử tương ứng. Vậy thì chọn đưa “cán bộ nguồn” – “cán bộ quy hoạch” của Hà Nội sang để Bắc Kinh huấn luyện là giải pháp tối ưu.

___________

Tham khảo:

(*)Hà Nội Mới – Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại Quảng Đông (Trung Quốc) – https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

26/9/2023

Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

Máy bay của Bamboo Airways ở sân bay Nội Bài hôm 16/1/2019 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Khoảng 30 phi công nước ngoài đã nghỉ việc tại hãng hàng không Bamboo Airways trong vòng hai tháng qua vào khi hãng máy bay tư nhân này đang có những khó khăn về tài chính và chậm trả lương cho nhân viên. Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên biết rõ về tin này cho biết.

Theo Reuters, số lượng phi công nước ngoài nghỉ việc từ Bamboo Airways chiếm khoảng 10% lượng phi công của hãng trong tháng sáu.

Theo nguồn tin của Reuters, một số phi công tự xin nghỉ việc, một số khác bị cho nghỉ việc.

Hãng Bamboom Airways trong một trả lời với Reuters cho biết hãng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến hệ thống tuyến bay, đội máy bay và nhân lực.

“Bamboo Airways đã giảm một số lượng phi công gần đây để phục vụ mục đích này” – Bamboo Airways viết cho  Reuters. Tuy nhiên, hãng này bác bỏ thông tin rằng việc chậm trả lương đã khiến phi công phải nghỉ việc. Hãng cũng không cho biết bao nhiêu phi công đã nghỉ việc.

Reuters tiếp cận được những tin nhắn trong diễn đàn nội bộ của Bamboo và một tin nhắn vào ngày 21/8 từ đại diện công ty cho biết các phi công nước ngoài sẽ nhận được 35% lương tháng của họ vào ngày đó, đây là khoản lương mà các phi công đáng ra đã phải được nhận từ trước đó. Reuters cũng xem được một tin nhắn tương tự vào một tháng trước đó.

Các phi công sau đó đã nhận đủ lương tháng đó nhưng họ vẫn chưa nhận được lương tháng tám đáng nhẽ được trả vào ngày 15/9 , theo thông tin từ nguồn tin giấu tên của Reuters vào ngày 25/9.

Hãng Bamboo Airways được thành lập từ năm 2021 và có kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hãng này đã phải trải qua những thay đổi nhanh chóng ở hàng ngũ lãnh đạo sau khi Chủ tịch hãng là ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam vào tháng 3/2022 với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bamboo hiện phục vụ cả đường bay quốc tế và quốc nội và chiếm khoảng 17% thị phần ở Việt Nam, theo thông tin từ hãng.

Vào năm ngoái, Bamboo Airway báo lỗ hơn 17 ngàn tỷ đồng.


Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/vinfasfcherge.jpg

Cổ phiếu của VinFast lao dốc và thanh khoản sụt giảm còn 2 – 3 triệu đơn vị mỗi phiên. (Ảnh minh họa: Minh K Tran/Shutterstock) 

Từng giao dịch với mức giá cao nhất 93USD/cp, cổ phiếu VinFast Auto (VFS) đã liên tục lao dốc trong 1 tháng trở lại đây, bốc hơi gần 85% trị giá.

Tính tới 0h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS tiếp tục giảm 5,4% so với phiên liền trước xuống mức 12,9 USD/cp. Với mức giá này, vốn hóa của VinFast Auto (VFS) chỉ còn hơn 32 tỷ USD, lùi về vị trí 16 thế giới, xếp sau hãng xe Hyundai của Hàn Quốc, Li Auto của Trung Quốc và sau hãng Maruti Suzuki India.

Thanh khoản giảm xuống vùng 2-3 triệu đơn vị/phiên, thay vì mức 10-20 triệu đơn vị/phiên những ngày sôi động hồi cuối tháng 8. Trong phiên 25/9, VinFast ghi nhận chỉ có 2,35 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Thanh khoản giảm sâu sau khi VinFast nộp đơn đăng ký chào bán 75 triệu cổ phiếu phổ thông hôm 21/9. Lô cổ phiếu này của các cổ đông nhà tài trợ của Black Spade, những người khác liên quan tới Black Spade và các cổ đông chủ chốt của VinFast gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star).

Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết (trong tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS đang lưu hành).

Trong đó, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là VIG và Asian Star sẽ đưa ra thị trường 46,29 triệu cổ phiếu VinFast, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thời điểm này, các nhà đầu tư gần như chỉ quan sát và chờ đợi lô cổ phiếu phổ thông chính thức tung ra thị trường. Trên mạng xã hội Stocktwits, nhiều nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu VFS sẽ nhanh chóng giảm sâu sau khi lô cổ phiếu trên giao dịch.

Bên cạnh việc huy động vốn ở nước ngoài, VinGroup cũng đang huy động tiền cho VinFast qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước.

Được biết, hai lô trái phiếu gần đây trị giá niêm yết 4000 tỷ đồng, lãi suất 14,5% và 15% nhưng cũng chỉ thu được kết quả khiêm tốn 736 tỷ đồng.

Trong lúc này, VinFast cũng đang chịu áp lực lớn về dòng tiền từ những khoản nợ nhà cung cấp trong khi số liệu bán hàng chưa có mấy dấu hiệu khả quan.

Hoàng Mai


Chuyện Việt Nam Thứ Ba 15/8/2023: *Việt Nam nói “không có người bản địa” * Liệu tt Nga có đến thăm Việt Nam sau Biden? *Việt Nam cấp e-visa cho mọi quốc gia? *Lao công trở thành bác sĩ căng da mặt *Sài Gòn: Mưa lớn, dân Thủ Đức phải ‘đắp đê’ ngăn nước *Khảo sát: chỉ hơn 25% người lao động Việt ăn thịt cá hàng ngày 

Tuesday, August 15th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CSVN: Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”

Hải Di Nguyễn/VNTB

14/8/2023

VNTB – Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”

Ngày 9/8 là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s Indigenous Peoples).

Trong thư phản hồi của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ sáu 21/7/2023: *Dân Lộc Hưng gặp đd Bộ Ngoại Giao HK *BT Tài chính Mỹ: ưu tiên quan hệ an ninh & kinh tế với VN *dự báo tăng trưởng VN xuống 5,8% *VN đứng gần chót ĐNA về “quyền lực hộ chiếu” *Bộ trưởng Văn hóa hành xử… vô văn hóa *Chợ nổi Cái Răng đầy rác rưởi

Friday, July 21st, 2023

Quê Hương tổng hợp

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 28/06/2023: *Sinh viên đi lao động hơn lên đại học *Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ *Tướng, tá Cảnh sát Biển: tham nhũng vì ‘kẹt tiền’ *Nữ thủy thủ gốc Việt trên USS Ronald Reagan *TQ muốn hợp tác quân sự chặt chẽ với VN *Đốt lò để triệt phe cánh? *Công an truy tìm Luật sư nhân quyền?  

Wednesday, June 28th, 2023

Quê Hương tổng hợp


“Gió đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học

26/6/2023

“Gió đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học

Sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Hơn một triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6. Trong số này, không ít thí sinh đã chọn sẵn cho bản thân con đường xuất khẩu lao động, mưu sinh nơi đất khách, thay vì bước vào giảng đường đại học.

Liệu có phải xu thế vào đại học bằng mọi giá đang đổi chiều? 

Học sinh không muốn vào đại học

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học của năm 2022 giảm mạnh. Trong số hơn 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ có hơn 620.000 em có nộp nguyện vọng vào đại học, giảm 20% so với năm 2021.

Với kỳ thi năm 2023, một số trường đại học ghi nhận con số học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học sớm bằng học bạ giảm kỷ lục, có nơi chỉ bằng 35 – 50% so với năm ngoái.

Một học sinh lớp 12 tên Tâm, hiện đang ở Hà Tĩnh nói với RFA rằng em không có ý định vào đại học vì hoàn cảnh gia đình:

“Em không đi học trường gì cả. Tại vì em mắc công việc gia đình và cũng không muốn. Em cũng chưa biết nên đi làm gì.”

Xu hướng xuất khẩu lao động

Chi phí cơ bản cho bốn năm đại học của một sinh viên, bao gồm học phí, tiền thuê nhà trọ, đi lại cũng với các khoản tiền lặt vặt khác, tính ra mỗi tháng cũng tầm sáu triệu đồng. Trong khi đó sau khi tốt nghiệp, mức lương của tân sinh viên mới ra trường vào năm 2022 chỉ đạt tầm hơn 10 triệu đồng/tháng, và không có gì đảm bảo cho một công việc ổn định.

Trái lại, nếu theo con đường xuất khẩu lao động, mức lương mỗi tháng có thể đạt từ 30 đến 50 triệu đồng.

Với phép so sánh đơn giản như vậy, hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện trào lưu học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba là ngay lập tức làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài, như Nhật, Hàn hay Đài Loan…

Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… thuộc top đầu các tỉnh – thành có tỉ lệ học sinh không xét tuyển đại học nhiều nhất cả nước trong năm qua.

Ông Thanh, một người dân Hà Tĩnh, cho biết đặc biệt trong hai năm sau đại dịch COVID, tình trạng kinh tế khó khăn, việc làm trong nước khan hiếm và bấp bênh nên người dân nơi ông sinh sống thường tìm cách đi xuất khẩu lao động. Nó trở thành xu hướng, ngay cả đối với học sinh, sinh viên:

“Đợt này thì nhu cầu tuyển việc của các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với trước đây nên kể cả học sinh, sinh viên cũng xu hướng đi xuất khẩu lao động.

Có trường học cứ mỗi ba tháng một lần sẽ có các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động về trực tiếp làm việc với các trường đó, giáo viên trong trường nhiều khi đóng vai trò như một người môi giới lao động.”

Theo tìm hiểu của RFA, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.

Mất niềm tin vào giáo dục đại học

Cô T, một giảng viên hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đầu ngành ở Hà Nội, thừa nhận rằng hiện ngày càng ít học sinh chọn học đại học ở Việt Nam. Các em có kinh tế khá giả thường đi du học, còn những em không có điều kiện cũng đi xuất khẩu lao động: 

“Nó phản ánh niềm tin của người dân đối với thực trạng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay, giáo dục ở bậc đại học của mình không thực tế, tính ứng dụng của nó không cao.

Và thực tế thì sau khi sinh viên ra trường, kể cả các sinh viên thuộc các trường top đầu Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp phải đào tạo lại thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu cho việc làm.”

Theo cô T, trong bốn năm đại học, sinh viên phải học quá nhiều các môn không cần thiết và không sát với tình hình xã hội hiện nay. Ví dụ như các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Mặc dù không phải sinh viên nào cũng là Đảng viên, không phải sinh viên nào cũng muốn tham gia vào bộ máy chính quyền trong tương lai nhưng vẫn cứ phải học:

“Hay như môn Kinh tế Chính trị Mác-lênin thì nó không hề liên quan gì đến cách vận hành nền kinh tế thị trường hiện nay đang áp dụng.

Vì thế, sinh viên học một đằng mà thực tế cuộc sống là một kiểu khác, nó khiến tư duy và kiến thức của sinh viên không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và xã hội.”

Đi xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu ngày càng nhiều người sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” thì lại là một thảm họa xã hội. Cô T, nhận định như vậy cho cho biết thêm rằng hiện giờ, người trẻ sang nước ngoài làm việc có thể mang tiền về góp phần vào ngân sách Nhà nước. Nhưng nếu những người này chỉ lo lao động kiếm tiền mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.


Lễ hồi hương lần 161 hài cốt được cho của quân nhân Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam

27/6/2023

Lễ hồi hương lần 161 hài cốt được cho của quân nhân Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam

Lính Mỹ đưa hài cốt người Mỹ chết trong chiến tranh về nước tại sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 28/5/2004 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Cơ quan Tìm kiếm Tù binh & Người Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng Tìm kiếm người mất tích Việt Nam (VNOSMP) vào ngày 27/6 tiến hành lễ hồi hương một bộ hài cốt được cho là của một quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.

Đại sứ quán Hoa Kỳ phát đi thông báo về tin vừa loan và cho biết buổi lễ bàn giao bộ hài cốt như vừa nêu được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Thành phố Đà Nẵng.

Tin nói rõ việc tìm thấy bộ hài cốt vừa nêu là kết quả của hoạt động hỗn hợp lần thứ 151 (JFA) ở hai tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Hoạt động này bắt đầu vào giữa tháng năm và sẽ kết thúc vào cuối tháng bảy tới đây.

Hôm 26/6, các chuyên gia pháp y của Hoa Kỳ và Việt Nam đã khám nghiệm bộ hài cốt và xác định rằng nó có thể là của một quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây. Phía Hoa Kỳ sẽ chuyển bộ hài cốt về phòng thí nghiệm của DPAA tại Honolulu, Hawaii để xác minh thêm.

Thông cáo cho biết tính đến nay, hài cốt của 733 quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã được xác định. Hoạt động phối hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến ở Việt Nam được khởi động từ năm 1988.


Tòa xử vụ tham ô 50 tỷ đồng: Tướng, tá Cảnh sát Biển CSVN nói ‘do lãnh đạo kẹt tiền’ 

27/6/2023 

VOA Tiếng Việt 

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6 

Các tướng lĩnh đứng đầu Cảnh sát Biển Việt Nam khai tại một phiên tòa hôm 27/6 rằng họ tham ô 50 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước là do ‘ngân sách khó khăn, các lãnh đạo không có tiền đi công tác’, theo tường thuật của báo chí trong nước.

5 sĩ quan cấp tướng và 2 cấp tá, từng là lãnh đạo cao nhất của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng, ra Tòa án Quân sự Thủ đô, trong đó có Tư lệnh là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Chính ủy là Trung tướng Hoàng Văn Đồng, về tội ‘Tham ô tài sản’.

Các bị cáo ‘thẳng thắn thừa nhận’ đã nhận tiền tham ô nhưng ‘nhưng kịp chưa sử dụng thì đã nộp lại’, theo tờ Công an Nhân dân.

Nguyên nhân tham ô, theo lời Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, khai trước Tòa là do lãnh đạo cơ quan đi công tác nhiều và đối ngoại nhiều mà ‘tiền thì không có’ cho mục đích này.

Sau đó, mỗi lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong số năm vị tướng được nhận 10 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng, được dẫn lời nói trong lời khai trước Tòa.

Ông Hậu và tất cả các tướng lĩnh khác có mặt trong buổi cơm trưa đó đều khai nhận là ‘đã im lặng’ khi nghe ý kiến đề xuất của ông Sơn, cũng theo Công an Nhân dân.

Trước Tòa, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Chính ủy, cũng khai rằng ‘không ai nói gì’ khi nghe ông Sơn nêu ý kiến biển thủ tiền Nhà nước.

“Sau này tất cả đều nhận thức được đây là việc nghiêm trọng và ân hận vô cùng”, ông Đồng được Công an Nhân dân dẫn lời nói.

“Lúc cầm tiền, bị cáo và các bị cáo khác cũng thấy áy náy, nhưng lại không thể đấu tranh nổi với chính mình để phải đứng trước tòa như ngày hôm nay”.

Sau khi bàn bạc thống nhất trong bữa cơm trưa, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn lấy quyền tư lệnh lực lượng đã yêu cầu Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật, rút tiền ngân quỹ cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vì ‘các thủ trưởng rất khó khăn’.

“Sau khi nghe bị cáo nói, bị cáo Hưng đã suy nghĩ và trả lời rằng, cái này khó nhưng sẽ làm được”, ông Sơn được dẫn lời khai trước tòa.

Các bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Thượng tá Bùi Văn Hòe, phó trưởng Phòng Tài chính, những người thực hiện việc rút ruột ngân sách cho các lãnh đạo, đều thừa nhận hành vi phạm tội trước Tòa.

Theo cáo trạng, hồi năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được Nhà nước phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Do có sự thống nhất của toàn bộ 5 lãnh đạo Cảnh sát Biển trong bữa ăn trưa kể trên mà cấp dưới đã phải thực thi nhiệm vụ rút ra 50 tỷ trong số tiền đó để chi cho các lãnh đạo.


Duẩn Đang – Cháu Đoàn Nhật Huyền Trân

Bằng một mối liên hệ kỳ lạ nào đó thì cô gái gốc Việt xinh xắn, nữ thủy thủ của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan này phải gọi mình là chú. Vì chú từng ngồi nhậu với ông ngoại của con! Các bạn thấy lợi ích của việc nhậu chưa!

Thế thì trong lúc mọi người tập trung hỏi thăm về cô thì mình chỉ đứng cười cười vì mình biết quê quán, địa chỉ, dòng họ, cô dì chú bác ở Khánh Hòa và câu chuyện của cháu hết rồi.

Hôm nay cháu mới được vào bờ, không biết chú có nên ở lại gặp cháu không nhỉ?

Với nụ cười rạng rỡ và rắn rỏi giữa một ngày nắng đẹp trong vịnh Đà Nẵng, Đoàn Nhật Huyền Trân nổi lên như một hiện tượng mạng khi được giới thiệu là nữ thủy thủ gốc Việt phục vụ trên hãng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm thành phố miền biển miền trung này.

Nhìn nụ cười biểu hiện thanh xuân tươi trẻ, khó tin là cô gái mảnh khảnh này đã có hơn hai năm sống “đời hải hồ” trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

Gạt bỏ những mô típ nhàm chán và nghèo nàn về việc “tự hào là người gốc Việt” mà tôi đồ rằng người ta cố tình gài vào miệng cô, Huyền Trân chia sẻ mình chỉ là một người hết sức bình thường, và làm một cộng việc hỗ trợ kỹ thuật bình thường trên hàng không mẫu hạm, chứ chẳng có gì to tát cả.

Được hỏi về chuyện tình cờ vụt sáng trở tâm điểm chú ý trên mạng xã hội chỉ sau một ngày, cô chia sẻ mình cảm thấy vui vui một chút nhưng hơn hết là cảm giác xúc động khi có cơ hội trở lại Việt Nam, gặp gỡ gia đình. 

Năm ngoái, Huyền Trân đã một lần lỡ cơ hội trở về Việt Nam và gặp lại gia đình khi chuyến thăm được dự tính của tàu Ronald Reagan bị hủy bỏ. Rốt cuộc, đại gia đình bên ngoại sống ở Khánh Hòa, bao gồm cả bà ngoại, cũng có cơ hội ôm lấy cô cháu yêu vào lòng.

Có một điều chắc ít người biết, cũng xin được tiết lộ ra đây, rằng Huyền Trân, cô gái mang tên vị công chúa nổi tiếng, vẫn chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng là sự thật. Ngoại trừ những vị trí nhất định, có một vài vị trí không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ, mà chỉ cần là thường trú nhân.

Sống ở Diên Khánh và có vài năm học ở Nha Trang, Huyền Trân chỉ mới sang Mỹ cách đây 8 năm. Việc cô hòa nhập để có một ngày trở về Việt Nam trên một hàng không mẫu hạm cũng nhanh chóng như những bước tiến vượt bậc của quan hệ Việt – Mỹ những năm qua. Đó cũng là biểu thị cho một nước Mỹ của cơ hội, đa dạng và dung nạp.

Sinh năm 1999, khi hai quốc gia Việt – Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, sau một chặng đường “lịch sử khó khăn”, chữ dùng của Tổng thống Barack Obama, có thể ví Huyền Trân như là khuôn mặt đại diện thế hệ mới, tràn đầy sinh khí và năng lượng cho một chặng đường kế tiếp của quan hệ Việt – Mỹ, khi những nỗi buồn chiến tranh, những ám ảnh của hận thù và nghi kỵ dần trôi vào dĩ vãng.

Chúc Huyền Trân ngày một tiến xa trên con đường mình đã chọn. Hẹn ngày gặp lại!

From Vietnam, with love!

FB Duan Dang


Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam 

27/6/2023 

VOA Tiếng Việt 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. 

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường liên lạc cấp cao và hợp tác giữa quân đội hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói hôm thứ Ba 27/6 khi gặp người đồng cấp Việt Nam, theo Reuters.

Tin cho hay, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ông Lý nói rằng tình hình quốc tế có nhiều biến động và đan xen nhau, và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

“Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và đoàn kết trong hành trình mới của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích chiến lược chung của hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực”, ông Lý nói trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, theo Reuters.

Hãng tin này cũng dẫn lời ông Lý nói với ông Giang rằng quan hệ giữa quân đội hai nước đã phát triển tốt đẹp, đồng thời nói thêm rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ lên một tầm cao mới.

Trong một bản tin về cuộc gặp này, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tường thuật rằng ông Giang “vui mừng được gặp” ông Lý, đồng thời “bày tỏ tin tưởng” quan chức quốc phòng Trung Quốc “sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa” quan hệ giữa quân đội hai nước.

Ông Giang cũng được trích lời nói rằng “Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước”.

Theo báo Quân đội Nhân dân, trong cuộc gặp, hai quan chức quốc phòng cũng đánh giá rằng kết quả hợp tác thời gian qua “đã tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững”.

Tờ báo này cũng đưa tin rằng ông Giang và ông Lý bày tỏ “nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng để hiện thực hóa nội dung hợp tác đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’”.


Ls. Đặng Đình Mạnh – Ừ, thì truy tìm 

* Trong một diễn biến có thể có liên quan : Nhiều người Khơ-Me gốc Việt tại Kaoh Andaet – một địa phương vùng biên thuộc Cambodia, giáp ranh tỉnh Long An, Việt Nam đã phát hiện một người đàn ông tóc bạc, trạc ngoài 60 tuổi, đeo kính gọng màu đỏ, áo khoác đen. Thái độ khả nghi, ngoại hình trông rất giống đối tượng Đặng Đình Mạnh đang bị Công an tỉnh Long An truy tìm, đã trà trộn vào nhóm nhà sư (không rõ có thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không?). Họ đã nhanh chóng trình báo sự việc kèm ảnh chụp.

Cơ quan chức năng đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cambodia kiểm chứng thông tin.

Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội. 

Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.

Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, “đối tượng” đang bị truy tìm cho biết : 

Trong suốt quá trình dài làm việc với Công an tỉnh Long An cho đến nay, lần đầu tiên, ông hoàn toàn nhất trí, đồng tình với cách đánh giá sự việc của Công an tỉnh Long An. Rằng không thể căn cứ vào những thông tin trên mạng xã hội để làm cơ sở xác định, kết luận sự việc.

Không chỉ biểu lộ sự đồng tình và hoan nghênh. Ông còn kiến nghị Công an tỉnh Long An đình chỉ điều tra theo tin báo tội phạm của Bộ Công An. Vì lẽ, toàn bộ cơ sở để Bộ Công An giao cho Công an tỉnh Long An điều tra các luật sư theo tội danh điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đều thu thập từ trên mạng xã hội. Rất có thể chúng (bài viết, clip, hình ảnh…) đã bị cắt ghép, tương tự như việc cắt ghép hình ảnh các luật sư đến Hoa Kỳ.

Kiến nghị này, theo ông, bảo đảm sự đánh giá sự việc một cách nhất quán, không theo tiêu chuẩn kép, rằng : Để bảo vệ quan điểm của mình thì bác bỏ thông tin trên mạng xã hội; Để kết tội một công dân thì lại căn cứ mạng xã hội. Không chỉ thế, ông còn cho rằng chúng phù hợp với các nguyên tắc tố tụng hình sự về “Suy đoán vô tội” và “Có lợi” cho người bị điều tra hình sự.

ĐẶNG ĐÌNH MẠNH 28.06.2023


2 án kịch khung cho lính Phạm Bình Minh, với chiêu thức này ông Tổng có dọa được đồng chí?

28/6/2023

Việt Nam là quốc gia còn duy trì án tử hình, trong khi đó, thế giới văn minh đã dần xóa bỏ án tử hình, và thay vào đó là án chung thân không ân xá. Chuyện xóa án tử hình là đề tài tranh cãi từ nhiều năm qua, trong đó, những luật sư có tư tưởng tiến bộ đều ủng hộ việc bỏ án tử hình. Lý do là họ cho rằng, bỏ án tử hình vừa nhân đạo vừa để không giết oan người vô tội, nếu bị kết án nhầm. Giả sử như vụ Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén, nếu 2 ông không được giải oan trước khi thi hành án, thì hai ông này không có cơ hội được minh oan.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/06/Hinh-01-TB-3-1.jpg

Vụ chuyến bay giải cứu bị đề nghị 2 án kịch khung 

Về bản chất thì Đảng Cộng sản không văn minh như các nước dân chủ. Từ khi nắm quyền cai trị đất nước, họ không bao giờ lấy lòng dân. Họ theo đường lối “bạo lực Cách mạng”, tức là, họ dùng những biện pháp man rợ nhất để đe dọa người dân, và cho đến nay, họ vẫn hành xử như vậy. Nếu bỏ án tử hình, thì Đảng Cộng sản không còn công cụ đáng sợ để răn đe, nên rất khó để họ có thể chấp nhận bỏ án tử hình.

Vụ án chuyến bay giải cứu sắp kết thúc điều tra và đưa ra tòa xét xử, có đến 54 bị cáo sắp phải hầu tòa vì các tội “Đưa hối lộ, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong số này, có đề nghị 2 án tử hình dành cho bị can Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, và bị can Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng.

Đây được xem là mức án rất nặng đối với 2 ông này. Tuy nhiên, mức án này có răn đe được những quan chức tham lam khác, khiến họ phải chùn tay hay không, lại là chuyện khác.

Thực ra, với mức án đề nghị cao thế này, không ai tin, hai người này sẽ bị tuyên với mức như vậy. Không rõ vụ án này có thể chạy chọt được hay không, nếu có thể chạy được, thì cách kêu án kịch khung như thế này là để những kẻ trong hệ thống tư pháp mua bán công lý dưới gầm bàn, với những món tiền khủng. Với những quan chức quen thói tham ô thì họ cũng thừa biết đường để chạy. Tuy nhiên, nếu là án bỏ túi, lệnh được ban từ bên trên xuống, thì lúc đó, bộ máy tư pháp không thể buôn bán gì được.

Bây giờ chỉ chờ xem phiên tòa diễn ra thế nào?

Nếu không kêu án kịch khung, mà chỉ tuyên án có thời hạn, thì đấy có thể là dấu hiệu của việc mua bán công lý dưới gầm bàn. Không mấy ai tin tòa có thể tuyên án kịch khung cho 2 bị cáo này. Tuy nhiên, đấy chỉ là dự đoán, thực tế thế nào thì đợi phiên tòa diễn ra sẽ rõ.

Nếu nhìn vào 2 người bị đề nghị án kịch khung, thì rõ ràng, những người này đều liên quan đến ông cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ông Tô Anh Dũng từng là cấp phó cho ông Phạm Mình Minh khi ông này còn nắm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn Nguyễn Quang Linh là Trợ lý cho ông Phạm Bình Minh. Nếu không có cái gật đầu của ông Phạm Bình Minh, thì liệu hai ông kia có dám qua mặt cấp trên của mình hay không? Vậy mà, ông Phạm Bình Minh chỉ bị cách chức, còn cấp dưới bị án kịch khung.

Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm triệt để, bởi hầu hết những việc xấu có thể để lại hậu quả, thì cấp trưởng thường né, và đẩy cho cấp phó làm thay. Nếu ông Trọng không có cách triệt những người lảng tránh trách nhiệm, thì sẽ không có khả năng dập tắt được tham nhũng, mà ngược lại, nó vẫn bùng lên như không có bất kỳ chiến dịch dập tắt nào cả.

Thực tế, người ta không biết liệu ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò với ý đồ rửa bẩn cho Đảng, hay dựng lò chỉ là để triệt phe cánh? Nếu nói cách làm như thế mà hy vọng Đảng trong sạch, thì là hy vọng ảo tưởng. Bởi cách làm nhẹ tay cho quan lớn, nhưng lại nặng tay với quan nhỏ, thì không bao giờ khiến bọn quan to tham lam chùn bước. Bởi họ biết, nếu họ đánh trách nhiệm xuống cho cấp dưới, thì họ có thể thoát tội dễ dàng. Chống tham nhũng, trước hết phải triệt được kẻ trên cao, mới có thể hy vọng thành công.

Thu Phương  – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://thanhnien.vn/bi-truy-to-den-khung-tu-hinh-cuu-tro-ly-pho-thu-tuong-co-2-luat-su-185230622194430734.htm


Tại sao lương tâm vẫn sống giữa cường quyền và dối trá? – Ts. Phạm Đình Bá

Wednesday, May 3rd, 2023

Ts. Phạm Đình Bá

03/5/2023

Anh Tưởng Năng Tiến kể chuyện về một ít người “sống với lý tưởng của mình” giữa lòng một chế độ được đặt nền móng và duy trì bởi cường quyền, bạo lực, cùng dối trá. Số công dân lựa chọn một cung cách sống với tinh thần trách nhiệm mỗi lúc một thêm đông. [1]

(more…)

Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu – VNTB

Wednesday, March 22nd, 2023

20.03.2023 12:37

VNTB – Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu

Trần Quí Thường

(VNTB) – 4 tiếp viên Vietnam Airlines xách hơn 10kg ma túy về nước, còn đâu hình ảnh ngạo nghễ Việt Nam?

(more…)

Hồ Chí Minh có thực là người tài, đức? – VNTB

Wednesday, March 22nd, 2023

22.03.2023 5:52

VNTB – Hồ Chí Minh có thực là người tài, đức? 
Cựu TBT Nông Đức Mạnh

Chí Thành P.

(VNTB) – Có vợ, con mà nói “tôi không vợ, không con”, là hành vi gian dối, không có đạo đức.

Viết nhân cả nước đang là một công trường dựng tượng đài ông Hồ Chí Minh.

(more…)

Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng – VNTB

Tuesday, March 21st, 2023

21.03.2023 8:40

VNTB – Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng

Hiếu Bá Linh 

Tờ Nhân Dân cho biết vụ bắt giữ 4 tiếp viên hàng không là kết quả của việc thực hiện chuyên án “triệt phá đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam”.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ.

(more…)

Khi nào mới có điện lực tư nhân? – VNTB

Friday, February 10th, 2023

11.02.2023 3:18

VNTB – Khi nào mới có điện lực tư nhân?

Tử Long

(VNTB) – Tư nhân ở Việt Nam đã tham gia vào thị trường phát điện cũng lâu rồi, thế nhưng vẫn chưa có cái tạm gọi là “điện lực tư nhân”.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 09/02/2023: CIVICUS: VN bỏ tù, ngược đãi báo chí, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – Báo chí xóa đoạn cuối lời của Nguyễn Xuân Phúc, hệ quả – Thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi – Hội thề chống tham nhũng (Phần 2) – Lê Thị Bích Trân là ai?

Thursday, February 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CIVICUS: Việt Nam vẫn bỏ tù và ngược đãi nhà báo, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – 09/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi, trong một báo cáo công bố hôm 8/2 nói rằng tình trạng bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động, nhà báo tại Việt Nam vẫn tồn tại dù Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo nhận định rằng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa”, với những ghi nhận về việc sử dụng các điều luật vốn còn nhiều hạn chế để hình sự hóa, buộc tội các nhà hoạt động và nhà báo, hạn chế việc di chuyển, giám sát và có những cáo buộc tra tấn và ngược đãi họ. Nổi bật là chiêu thức sử dụng luật về “trốn thuế” để nhắm vào các nhà hoạt động.

Nhiều trường hợp bị bắt giữ được nêu trong báo cáo như trường hợp Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, đã bị bắt vào tháng 12/2022 với tội “trốn thuế”; trường hợp của Mai Phan Lợi, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), một chuyên gia báo chí và truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, và ông Bạch Hùng Dương, nguyên Giám đốc MEC, đã bị toà án Hà Nội kết án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cáo buộc “trốn thuế”. Hoặc trường hợp ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Luật và Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững, bị kết án 5 năm tù vào tháng 6/2022 và bà Nguỵ Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh, bị bỏ tù 2 năm cũng với tội danh tương tự.

Ngoài ra, báo cáo của CIVIVUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù. Truyền thông nhà nước vẫn bị kiểm duyệt trong việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở trong nước hay thậm chí ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng đề cập đến tình trạng một số nhà hoạt động tiếp tục bị bắt với những cáo buộc ngụy tạo và bị cấm xuất cảnh, bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ và phải đối mặt với sự tra tấn hoặc ngược đãi, như trường hợp của Luật sư Võ An Đôn, nhà báo Phạm Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Lê Mạnh Hà, Bùi Văn Thuận…

Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 vừa qua, bất chấp những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền cũng như bị nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động kêu gọi Hội đồng bác bỏ đề cử của Hà Nội.


Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Bình luận của Bích Nhung
08/02/2023

Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok hôm 18/11/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hệ quả đầu tiên là công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Sau đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước.

______________

Việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu lần cuối tại Phủ Chủ tịch chiều 4/2 rõ ràng đã có hàng triệu triệu người biết, cả trong nước lẫn quốc tế. Thật ra, lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Văn phòng Chủ tịch nước ngay từ đầu đã là một sự lạ. Bao năm trước đây, lúc Trần Đức Lương chuyển qua Nguyễn Minh Triết, rồi ông Triết chuyển qua Trương Tấn Sang… nào có thấy lễ lạt “bàn giao bàn thớt” gì đâu. Lần này, để tỏ ra mọi chuyện trên “cung đình” diễn ra suôn sẻ, “trên dười đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn ca bài ca “Kết đoàn” bấy lâu nay, ĐCSVN nghĩ ra kế chia tay, bàn giao giữa cũ và mới. Ngày 4/2, tất cả mấy trăm tờ báo giấy và báo mạng trong nước nhất loạt giật tít nổi bật về buổi lễ đầy cờ hoa được mô tả là long trọng ấy.

Cũng có những cái tít khá ẩn ý trên “Tuổi Trẻ”, “Thanh Niên”… là những tờ báo có khối lượng bạn đọc khá lớn, nhấn mạnh lý do xin thôi các chức vụ của ông Phúc (1). Nhưng điều bất ngờ cho tất cả những người làm báo lẫn bạn đọc là những lời cuối cùng của ông Phúc trước khi dứt mạch diễn thuyết: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á…” Trước đó, nghe cả bài diễn văn lê thê ông Phúc cám ơn Đảng, Nhà nước và đồng nghiệp, thậm chí cám ơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng – là người chủ mưu và ép ông phải rời ghế trước Tết nguyên đán – mọi người gần như ngủ gật, vì biết ông Phúc chỉ nói lấy lệ, không thật lòng. Ai lại đi cám ơn kẻ đã làm sụp đổ toàn bộ tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của mình, danh giá của địa phương mình, gia tộc mình… Nghe vô lý đùng đùng!

Dù vậy, ngay hôm 4/2 đã diễn ra sự “tách đôi” khá ngoạn mục. Những trang chính thống của ĐCSVN, của TTXVN kể cả báo Tuyên giáo, nhờ “ý thức cảnh giác cách mạng cao” đã nhất quyết không đăng lời thanh minh đầy kinh ngạc của cựu Chủ tịch nước. Trong khi những tờ báo nhiều bạn đọc nhất, nhờ “ý thức phục vụ độc giả cao” đã đăng nguyên văn đoạn cuối lời tường trình của ông Phúc. Tuy chưa thật chuyên nghiệp, vì các báo đều đặt thông tin có giá trị nhất xuống dưới “tận đáy bài”. Tuy nhiên, bóng ma trong bữa tiệc thịnh soạn chiều hôm trước đã lập tức xuất hiện ngay vào ngày hôm sau (ngày 5/2). Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, những báo đã “chót” đăng lời cuối của ông Phúc đều bị gỡ xuống hết! Kiểm tra lại các trang như “Thanh Niên”, “Tiền Phong”… đoạn nội dung ông Phúc bảo vệ gia đình chỉ còn xuất hiện dưới dạng tìm kiếm của Google, bấm vào thì nội dung này đều đã bị delete (2)

“Đăng bài rồi lại gỡ/ Thật là sạo quá đi/ Nói thật loại báo ấy/ Hèn và không ra gì”. “Hơn nữa dù có gỡ/ Người ta cũng lưu rồi?/ Tức vẫn còn bằng chứng/ Gỡ cũng hòa mà thôi”… Trên mạng xã hội lập tức xuất hiện thể thơ năm chữ, một dạng thơ đặc thù của thầy Thái Bá Tân. Cũng có tờ báo “bám trụ” đến phút cuối. Ví dụ cho đến đến khoảng 17 giờ 30 giờ Việt Nam cùng ngày 6/2, tuy đã có lệnh từ Tuyên giáo, nhưng báo của Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn để nguyên lời phát ngôn của cựu Chủ tịch Phúc, người quê từ tỉnh này. Nhưng rồi không chống được lệnh “triều đình”, mãi đến ngày hôm sau (7/2), đoạn cuối trong phát biểu của ông Phúc mới bị gỡ bỏ. Quảng Nam vẫn là địa phương “pro” ông Phúc. Nhân Tết nguyên đán mà tỉnh này dám không cho hai thành phố là Tam Kỳ và Hội An (trong địa bàn tỉnh) bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, với ý nghĩa là để “phân ưu” với người con của tỉnh nhà (3). 

Tựu trung lại, việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/2 chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả.  Công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Kế đến là Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Đoạn cuối trong phát ngôn của cựu Chủ tịch nước đã khiến cho công luận giật mình. Vậy “trùm cuối” là ai? Ông Phúc bác bỏ tin đồn liên quan đến vợ con ông, nghĩa là ông phải biết “trùm cuối” là ai. Vậy tại sao ông không được phép nói trắng ra? Hay bời vì, “trùm cuối” là một “siêu nhân”, một “siêu quyền lực” và không nằm ở Việt Nam? Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước (4)

____________

Tham khảo:

1. https://tuoitre.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-ly-do-xin-thoi-nhiem-vu-20230204164137368.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-media-took-down-reports-about-former-president-s-remark-of-his-family-involved-in-viet-a-scandal-02072023084607.html

3. https://tuoitre.vn/quang-nam-khong-cho-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tai-hoi-an-va-tam-ky-20230114183320233.htm

4. https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-rung-dong-vi-tuyen-bo-cua-cuu-chu-tich-nuoc-/6950379.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/outcomes-from-the-removal-of-former-president-s-speech-in-state-media-02082023122211.html

Việt Nam thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi 

08/02/2023 

Reuters 

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa]

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa] 

Chính quyền Việt Nam tuần trước đã thu giữ hơn 600 kg ngà voi buôn lậu từ châu Phi, chính phủ cho biết hôm 6/2.

Buôn bán ngà voi bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến.

Các mặt hàng khác thường được buôn lậu vào nước này bao gồm vảy tê tê, sừng tê giác và xác hổ.

Cơ quan hải quan tại thành phố cảng Hải Phòng hôm 6/2 đã tìm thấy gần 130 kg ngà voi được giấu trong một container chứa sừng bò có nguồn gốc từ châu Phi, chính phủ cho biết trong một thông cáo.

Vụ này được phát hiện sau vụ phát hiện gần 500 kg ngà voi châu Phi hôm 2/2 tại Cảng Lạch Huyện tại thành phố Hải Phòng, chính phủ cho biết.

Đây là vụ bắt giữ ngà voi buôn lậu lớn nhất ở nước này trong hơn 4 năm qua. Hồi tháng 10 năm 2018, chính quyền đã thu giữ hơn tám tấn ngà voi và vảy tê tê trong một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất của nước này trong nhiều năm.


Tàu hải quân Anh thăm TP HCM 

08/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam.

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam. 

Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy, hôm 7/2 đã cập cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày tại TP HCM.

Đại sứ quán Anh nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia thứ tư được cử đến Việt Nam trong vòng 5 năm qua này “là minh chứng mạnh mẽ cho việc Vương quốc Anh là một trong những đối tác lâu dài và đáng tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải”.

Cơ quan ngoại giao này dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew, nói trong một thông cáo rằng “chuyến thăm của tàu HMS Spey đến TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam”.

“Vương quốc Anh và Việt Nam chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm an ninh hàng hải, phát triển bền vững và mong muốn cùng tăng trưởng kinh tế. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của chúng ta”, ông Frew nói, theo Đại sứ quán Anh.

Tin cho hay, trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sĩ quan hải quân của tàu dự kiến sẽ tới chào xã giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2.

“Thủy thủ đoàn của HMS Spey cũng sẽ tham gia vào nhiều hoạt động thú vị, bao gồm trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng Hải quân trên tàu, giao lưu bóng đá hữu nghị với các quân nhân Việt Nam và giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương”, đại sứ quán Anh cho biết.

Trung tá Michael Proudman, Chỉ huy tàu HMS Spey, được dẫn lời nói bày tỏ “rất vui mừng được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh”.

“Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam mà còn nhấn mạnh cam kết không ngừng của Vương quốc Anh trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Trung tá Proudman nói, theo đại sứ quán Anh.

Theo Cổng thông tin của TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi hôm 7/2 đã có buổi tiếp Đại sứ Frew nhân chuyến công tác tại TP HCM đón tàu HMS Spey. Ông Mãi “bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Anh quốc và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho hòa bình cũng như hợp tác phát triển của khu vực và thế giới”.

Cùng với tàu HMS Tamar, tin cho hay, HMS Spey hiện đang triển khai nhiệm vụ kéo dài 5 năm tại khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm “giúp giải quyết các thách thức an ninh và hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu” cũng như “thực hiện những biện pháp nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo trong khu vực”.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 2)

Nguyễn Thông

7-2-2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/te.jpeg

Hội minh thệ năm nay Quý Mão. Ảnh: Báo Hải Phòng 

Hôm nay, 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm.

Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề v.v…

Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.

Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/ đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ, thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…

Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng.

Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu.

Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa Ta, nửa Tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia.

Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác.

(Còn tiếp)


Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Nguyễn Huỳnh/VNTB

VNTB – Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng.

Trưa 8-2, chuyên cơ VN1 đã rời sân bay Nội Bài, đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Singapore.

Phu nhân của Thủ tướng lần đầu xuất hiện trên báo chí là hôm tiệc chiêu đãi ngoại giao mừng Tết Quý Mão. Lần đó bà chỉ xuất hiện với hình ảnh đi bên cạnh Thủ tướng và báo chí không dẫn tên của bà. Khi ấy công luận bắt đầu ngầm so sánh với phu nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở những ngày cuối cùng ông còn tại chức.

Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã nói rằng Thủ tướng và phu nhân là những vị khách quý đầu tiên mà đảo quốc sư tử tiếp đón sau Tết Nguyên đán. Chuyến công du do đó mang ý nghĩa “xông đất”, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước vạch ra lộ trình hợp tác trong thập kỷ tiếp theo.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân trong chuyến công du lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Ngoài ra còn có lãnh đạo đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng.

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng, thế nhưng trong ngành y tế thì gần như các bệnh viện đều nhắc đến bà Lê Thị Bích Trâm, một người đứng đầu nhóm Thiện nguyện Hoa đào; và nếu báo chí nào có đưa tin liên quan về hoạt động của nhóm Thiện nguyện Hoa đào, khi chú thích ảnh chỉ ghi gọn rằng bà Lê Thị Bích Trân, đại diện Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

Ở bản tin “Mang yêu thương, sẻ chia đến người bệnh có hoàn cảnh khó khăn” đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế hôm 20-12-2022, cho thấy hình ảnh của bà Lê Thị Bích Trân xuất hiện khá nhiều với vị trí trung tâm, nhưng chỉ ghi phần chú thích gọn rằng: “Đại diện nhóm Thiện nguyên Hoa đào tặng quà, động viên các bệnh nhân”. Hoàn toàn không xuất hiện cái tên Lê Thị Bích Trân.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-dao-1.-650x428.jpeg

Một bản tin khác đăng trên trang Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, ngày 28-12-2022, trong nội dung “Thiện nguyện Hoa Đào thăm, tặng quà người bệnh nhân dịp Xuân Quý Mão – 2023”, các tấm hình cũng có nhân vật trung tâm là bà Lê Thị Bích Trân, nhưng tuyệt nhiên không có một chú thích nào ghi danh tính; và bản tin cũng chỉ giới thiệu đây là những đại diện của Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-200-suat-qua.-650x404.jpeg

Tuy nhiên khi ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thì bà Lê Thị Bích Trân có một lần xuất hiện tên trên cổng thông tin điện tử của thành phố Móng Cái trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với vai trò là đồng tài trợ tặng 200 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Móng Cái; người còn lại là bà Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 216.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-Mong-cai.-650x407.jpeg

Tính đến hiện tại thì bà Lê Thị Bích Trân là chủ tịch Thiện nguyện Hoa đào. Những nội dung khác về nhóm thiện nguyện này vẫn là rất khó tìm kiếm trên mạng xã hội.

Một chút bên lề, giới vỉa hè đồn đoán rằng “tình địch” của bà Lê Thị Bích Trân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, và rất có thể đây sẽ là ‘hồng nhan họa thủy’ trên bước đường hoạn lộ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-lan-dau-cong-khai-ten-cua-phu-nhan-thu-tuong/

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 07/02/2023: Hoa Kỳ thúc CSVN trả tự do cho Huỳnh Thục Vy và ông Nguyễn Bắc Truyển – Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo – Hội thề chống tham nhũng

Tuesday, February 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Hai dân biểu Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam trả tự do cho TNLT Huỳnh Thục Vy

RFA
06/02/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-american-congressmen-urge-vietnam-to-release-activist-huynh-thuc-vy-02062023074814.html/@@images/image

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Huỳnh Thục Vy 

Tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù 33 tháng về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” tại Trại giam Gia Trung, được hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ nhận bảo trợ và hối thúc Nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà.

Ngày 31/1 vừa qua, dân biểu Gerald E. Connolly, thuộc đơn vị bầu cử số 11 của tiểu bang Virginia, đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Antony J. Blinken, hối thúc Chính phủ Hoa Kỳ hành động để buộc Việt Nam trả tự do cho Huỳnh Thục Vy, người mà ông viết là một blogger độc lập, chuyên đưa các vấn đề nhân quyền, chính trị, xã hội ở Việt Nam từ năm 2008 và đã bị giam giữ từ cuối năm 2021 chỉ vì thực thi những quyền con người căn bản của mình.

Thư ông viết có đoạn (tạm dịch):

“Việc giam giữ được thúc đẩy bởi lý do chính trị và sự ngược đãi về thể lý đối với cô Huỳnh Thục Vy của Việt Nam là một sự xúc phạm đối với quyền tự do bày tỏ và quyền tự do báo chí. Cô và 20 ký giả khác hiện bị giam giữ ở Việt Nam tính đến ngày 01/12/ 2022, nên được phóng thích ngay lập tức.”

Ông Gerald cũng thúc giục người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ tại cuối thư:

“Tôi trân trọng hối thúc ông hãy cổ võ cho việc phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho cô Huỳnh Thục Vy, và cho một cuộc điều tra toàn bộ về những người bị cáo buộc đã hành hung cô trong khi bị giam giữ một cách sai trái.”

Trong cùng ngày, Dân biểu Ro Khanna, thuộc đơn vị bầu cử số 17 của tiểu bang California, viết trên Twitter với nội dung:

“Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo và người bảo vệ nhân quyền Huỳnh Thục Vy. Chính phủ Việt Nam và quản giáo phải chịu trách nhiệm trong việc đối xử đối với bà trong thời gian thụ án. Văn phòng của tôi sẽ tiếp tục theo dõi việc này một cách sát sao.”

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp Huỳnh Thục Vy sau khi người phụ nữ có hai con nhỏ này bị đánh đập và khủng bố  bởi tù hình sự trong Trại giam Gia Trung đầu tháng 10 năm ngoái nhưng giám thị trại giam không có biện pháp gì để ngăn chặn bạo lực đối với bà.

Ông Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của bà Huỳnh Thục Vy, vừa mới vào Trại giam Gia Trung hôm 4/02, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về lá thư của hai dân biểu Hoa Kỳ:

“Việc hai vị dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ cho hồ sơ của Huỳnh Thục Vy thực sự là một tin tức rất đáng mừng. Chúng tôi mong đợi điều này từ lâu. 

Kể từ khi chị Huỳnh Thục Vy bị bạo hành ở Trại giam Gia Trung, chúng tôi kỳ vọng rằng dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, phía Chính phủ Việt Nam và Trại giam Gia Trung nói riêng, để cho Huỳnh Thục Vy được an toàn trong tù.

Những hành vi bạo hành ngược đãi từ phía trại giam sẽ bị hạn chế.”

Ông Hiếu chia sẻ thêm:

“Chúng tôi được thông tin từ văn phòng của Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna, ngoài việc công bố những lo lắng cho vấn đề của chị Huỳnh Thục Vy, ông sẽ tiếp tục vận động các đồng nghiệp để vận động cho tự do của Huỳnh Thục Vy.”

Ông Hiếu cũng cho biết sau khi được thông tin về sự lên tiếng của hai vị dân biểu, chị ruột của mình rất vui mừng:

“Chị hy vọng sự vận động của các vị dân biểu sẽ giúp chị sớm được đoàn tụ với gia đình.”

Ông Hiếu cho biết việc đàn áp của Trại giam Gia Trung đối với chị ruột của mình đã dừng lại sau khi có tác động ngoại giao từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Tuy nhiên, trại giam vẫn kiểm duyệt thư của bà một cách gắt gao và gây khó khăn trong thăm nuôi.

Những năm qua, nhiều dân biểu và thượng nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như nghị sỹ của một số quốc gia khác nhận bảo trợ vận động cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Không ít trong số họ đã được trả tự do, trong đó có Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), và luật sư Nguyễn Văn Đài- người đồng sáng lập và hiện là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ.

Ông Đài cho biết sau khi ông bị bắt vào cuối năm 2015, có hàng chục chính trị gia Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu và ASEAN đã lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do cho ông. Ông chia sẻ với RFA như sau:

“Ngay sau khi tôi bị bắt có rất nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới đã vận động cho tự do của tôi, ví dụ ở Mỹ có Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Lowenthal (tiểu bang California- PV) trong Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, vận động rất tích cực.

Hạ nghị sĩ thứ ba là ông Chris Smith đã tổ chức điều trần năm 2016 khi vợ tôi tới Hoa Kỳ.”

Ông Đài, người đang tị nạn tại Đức, cho biết bên cạnh việc hối thúc chính phủ nước sở tại vận động cho tự do của ông, các nghị sĩ còn lên tiếng mỗi khi có dịp tiếp xúc với quan chức Việt Nam.

“Và nhờ sự vận động rất tích cực của các nghị sĩ Hoa Kỳ và Đức, tôi được trả tự do sớm hơn so với nhiều người mặc dù tôi bị án 15 năm tù và 5 năm quản chế.”

Ông Phan Văn Phong là người thường xuyên liên lạc với nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam để vận động trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga trong thời gian cô thi hành án tù chín năm.

Ông cho biết việc Trần Thị Nga được trả tự do có sự đóng góp của nhiều chính trị gia Hoa Kỳ, những người lên tiếng để buộc Việt Nam phải phóng thích bà Nga. Ông chia sẻ với RFA trong ngày 6/2:

“Nhiều cá nhân và nghị sĩ của Mỹ lên tiếng. Nga cho biết có ông nghị sĩ Hoa Kỳ sang Việt Nam và đi cùng cán bộ sứ quán vào tận nhà tù để thăm cô.”

Theo ông, quốc tế quan tâm đến trường hợp Huỳnh Thục Vy, tương tự như Trần Thị Nga, vì đều có hai con nhỏ, do vậy, có nhiều khả năng Huỳnh Thục Vy được trả tự do trước thời hạn.

Ngày 30/12/2022,  dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna cũng đã kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đang bị buộc chữa bệnh ở một bệnh viện tâm thần ở Hà Nội từ nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho RFA biết bà vẫn chưa được trả tự do cho dù bà không bị đối xử hà khắc trong bệnh viện.

Phóng viên đã liên lạc với văn phòng của hai dân biểu nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhưng chưa nhận được phản hồi.

Dân biểu Ro Khanna đã từng lên tiếng với RFA từ văn phòng ở DC hôm 6/8/2021 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông từng nhận xét: “Là một trong những dân biểu  quan tâm đến nhân quyền, thường lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm các quyền căn bản của người dân, chúng tôi đã gởi hơn 12 thư đến Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, chấm dứt hành động tống giam các nhà báo, ngưng việc truy lùng và sách nhiễu người bất đồng chính kiến.”

“Tôi đoán chắc Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm nhân quyền, thể chế cộng sản này thật sự cần được đổi mới cho tự do của con người. Tôi đã nêu rõ với hành pháp và với Phó Tổng thống Hoa Kỳ rằng nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên trong bang giao cũng như trong kinh tế.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news


USCIRF tiếp tục kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS - Vietnam Advocacy Project.

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS – Vietnam Advocacy Project. 

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF Summit) ở thủ đô Washington, ông Kurt Werthmuller, nhà phân tích chính sách của USCIRF, kêu gọi phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động tôn giáo bị chính quyền Việt Nam bắt giam 5 năm trước đây.

Ông Werthmuller nói hôm 1/2 trong phiên thảo luận được trang BPSOS – Vietnam Advocacy Project phát hình trực tiếp trên Facebook:

“Năm năm sau ông vẫn còn bị giam cầm bất chấp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Ông Werthmuller nói như vậy trong buổi hội luận Danh sách Nạn nhân của Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (FORB) trong đó nêu bật một số nạn nhân cụ thể, bao gồm ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên…

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023.

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023. 

“Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, lãnh đạo Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thực hiện nhiều công tác vận động cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, và do đó ông là người bênh vực cho các nạn nhân của chiến tranh. Ông bị bắt vào tháng 7/2017, chính ông trở thành nạn nhân và năm sau bị kết án 11 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhận định về vấn đề tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Werthmuller nói:

“Một quốc gia có các vi phạm tự do tôn giáo trong thời gian dài như USCIRF đã báo cáo, và đã có một số cải thiện chậm nhưng đáng chú ý trong thập kỷ qua. Nhưng trong một hoặc hai năm qua, chúng tôi bắt đầu thấy một số dấu hiệu đặc biệt đáng lo ngại về tình hình tự do tôn giáo đang suy giảm, không chỉ giới hạn ở khu vực nông thôn”.

“Bất chấp tuyên bố của chính phủ Việt Nam cho rằng “Mọi việc vẫn ổn. Tự do tôn giáo được giải quyết. Tự do tôn giáo ở trong tình trạng tốt” và ông ấy vẫn còn bị giam cầm”, nhà phân tích chính sách của USCIRF cho biết.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về lời kêu gọi này, nhưng chưa được phản hồi.

Cuối năm ngoái, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng nói việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) là “thiếu khách quan” và dựa trên những “thông tin không chính xác”.

Vào tháng 11/2019, USCIRF ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, cho rằng “những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những đồng đạo của mình, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công”.

Cũng trong nỗ lực vận động cho sự tự do của ông Truyển, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren đưa ông vào Dự án Bảo vệ Quyền tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos từ tháng 3/2020.

Theo trang Bàn tròn Đa tôn giáo Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Truyển, 55 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam, cách gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 800 km, hiện đang mắc một số vấn đề về sức khỏe mà không được khám chữa thích hợp kể từ khi bị bắt.

Ông Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo, bao gồm những người có tai tiếng – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp 

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa có buổi gặp gỡ các cựu lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để thông báo và trao đổi về tình hình đất nước, báo chí trong nước đưa tin.

Cuộc gặp này, do Bộ Chính trị và Ban bí thư tổ chức, diễn ra vào dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và cũng để mừng Xuân Quý Mão.

Chủ trì cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam hiện nay bao gồm Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý là trong thành phần tham dự có những ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật hay phải từ nhiệm vì dính líu đến bê bối như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cựu phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cựu Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra còn có cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là “đối thủ” một thời của ông Trọng và ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một nhiệm kỳ mà nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã vướng vòng lao lý vì tham nhũng.

Cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, cựu Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt… cũng có mặt trong cuộc gặp

Ông Võ Văn Thưởng đã thông báo về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và tình hình công tác của Đảng trong việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đất nước năm 2022, theo báo Tiền Phong.

Các báo Việt Nam không cho biết liệu những vụ việc nổi cộm trong thời gian vừa qua như các đại án tham nhũng Việt Á và chuyến bay giải cứu cùng với sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao như ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh có được nêu ra trong báo cáo của ông Thưởng hay không.

Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu của các cựu lãnh đạo ‘đều bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về những kết quả của đất nước ta đã đạt được thời gian’, cũng theo tờ Tiền Phong, và ‘đóng góp ý kiến, đề xuất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng’.

Các cựu lãnh đạo cũng tập trung góp ý kiến về ‘công tác công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’, cũng theo tờ báo này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trọng dẫn ra nhiều thành tích dưới sự lãnh đạo của ông, trong đó có hai hội nghị trung ương bất thường khóa 13 hồi tháng 10 năm 2022 và tháng 1 năm 2023 để cho thôi chức một số ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.


SCB bị điều tra vì ‘biến gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm’ – 07/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân 

Ngân hàng SCB, vốn bị tố cáo dụ dỗ khách hàng gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu, đang bị điều tra sau khi có đơn tố cáo họ biến tiền gửi tiết kiệm của người dân thành hợp đồng mua bảo hiểm, báo chí trong nước đưa tin.

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cho biết họ đã nhận được đơn tố cáo của người dân về hành vi lừa đảo của SCB và đã chuyển đơn sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an để xử lý, tờ Người Lao Động đưa tin.

Theo đó, SCB được cho là có ‘hành vi giả mạo’ để ký hợp đồng mua bảo hiểm cho các khách hàng đến gửi tiết kiệm. SCB là đại lý của công ty bảo hiểm Manulife Vietnam và các nhân viên của họ khi tiếp xúc khách hàng cũng tư vấn, khuyến dụ khách hàng mua các gói bảo hiểm.

Các nguyên đơn yêu cầu truy tố tập thể và các cá nhân ‘lừa đảo’ ở SCB và yêu cầu ngân hàng này cùng Manulife phải phải trả tiền lại cho những khách hàng đã lỡ mua bảo hiểm.

Theo Người Lao Động thì các khách hàng bị lừa cho biết họ đã bị nhân viên SCB ‘tư vấn không rõ ràng’ về mua bảo hiểm. Mặc dù mục đích ban đầu của họ là đi gửi tiết kiệm nhưng họ lại bị ngân hàng lèo lái sang mua gói bảo hiểm Tâm An Đầu tư của Manulife.

Tờ Tiền Phong dẫn lời một số nạn nhân cho biết ngân hàng SCB đã ‘lập lờ thông tin’ khi tư vấn về bảo hiểm, chẳng hạn như nói rằng đó là ‘sản phẩm đầu tư của SCB kết hợp với Manulife’ hay chỉ tư vấn tập trung vào lãi suất mà không phân tích về tính hiệu quả tài chính hay nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

“Các tư vấn viên tự ý điền thông tin của khách hàng không đúng với thu nhập thực tế, khai khống con số và thậm chí giả mạo chữ ký của khách hàng trong một số giấy tờ,” Tiền Phong dẫn lời một khách hàng có tên là Diễm Trinh cho biết.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đang đề xuất quy định nhân viên tư vấn bảo hiểm ở ngân hàng phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn cho khách hàng và lưu lại trong thời hạn ít nhất 5 năm trong dự thảo hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Ngân hàng tai tiếng này cũng đang đối diện đơn tố cáo lên công an của nhiều nạn nhân cáo buộc họ bị SCB ‘tư vấn không trung thực’, ‘bị lường gạt mua trái phiếu An Đông như là sản phẩm tiết kiệm linh hoạt của chính ngân hàng’ mặc dù lúc đầu họ lên ngân hàng với mục đích là gửi tiết kiệm. Hiện chưa rõ cơ quan công an đã xử lý đơn kiện của các nạn nhân trái phiếu của SCB như thế nào.

Ngân hàng SCB vẫn đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – hồi tháng 10 năm ngoái và vụ đổ bể trái phiếu công ty An Đông của tập đoàn này do SCB chào bán ra công chúng.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (kỳ 2) – Nguyễn Thông

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Hôm 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm. Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề. V.v…

  Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.
Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…
Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng. Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu. Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa ta nửa tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia. Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

https://thongcao55.blogspot.com/2023/02

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 06/02/2023: CSVN có dám bắn hạ kkc của TQ không? – Quy định mới về phiếu tín nhiệm – 01 người Việt ở Anh bị phạt 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa –  

Monday, February 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Đảng CSVN có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

Lynn Huỳnh/ VNTB

06/02/2023

VNTB – Đảng có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

‘Vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’: Chờ ý kiến Bộ Chính Trị

Trung Quốc không hài lòng

Trung Quốc không hài lòng khi khinh khí cầu của họ bay trên bầu trời Mỹ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ.

Bắc Kinh tuy thừa nhận khinh khí cầu là của họ, nhưng nói đây chỉ là thiết bị dân sự và gió mạnh đã đẩy nó vào không phận Mỹ.

Chiếc khinh khí cầu đi vào không phận Mỹ đã vài ngày nhưng ban đầu Washington chưa bắn hạ vì lo ngại an toàn cho người dân ở dưới. Lầu Năm Góc chờ cho khinh khí cầu đi ra biển mới bắn hạ.

“Tôi nói họ hãy bắn hạ khinh khí cầu nhưng họ nói tôi là hãy chờ cho nó đi đến nơi an toàn”, ông Biden nói với Đài MSNBC.

Việc bắn hạ diễn ra sau nhiều ngày giới chức và dư luận Mỹ đề nghị chính quyền Biden phải bắn hạ ngay khinh khí cầu. Và ngày 4-2, Lầu Năm Góc cho biết đã cử một máy bay chiến đấu bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực bắn hạ khí cầu của họ.

Câu hỏi mang tính liên tưởng: giả dụ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay ở Nha Trang của Việt Nam chẳng hạn, liệu có lệnh bắn hạ nào được ban hành từ Bộ Tổng tham mưu Việt Nam?

Trả lời không mấy do dự ở đây của người viết là phải chờ đợi thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị, vì đơn giản đây là ‘vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’ (?!)

Câm như hến

Tiền lệ từng xảy ra ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào hồi trước dịch Covid-19. Các hướng dẫn viên cũng từ phía Trung Quốc đã thường xuyên “thuyết minh” với các đoàn khách du lịch Trung Quốc rằng “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc”; thậm chí có trường hợp đoàn khách du lịch Trung Quốc căng băng-rôn bằng tiếng Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên không ghi nhận một phản ứng nào mang tính quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng như từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trước việc người Trung Quốc ngang nhiên làm hướng dẫn viên ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một người dân nhìn nhận vì trở ngại ngôn ngữ nên không biết họ nói những gì. “Tôi không biết người Trung Quốc họ thuyết minh những gì về tháp. Điều này rất đáng ngại nếu họ thuyết minh không đúng sự thật, sai lệch lịch sử, văn hóa”, người dân này bày tỏ nghi ngại.

Một cựu quan chức thành phố Nha Trang cho biết từng phát hiện tình trạng người Trung Quốc giăng băng-rôn và tụ tập đông người ở công viên bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn để chụp hình. “Người Trung Quốc căng băng-rôn đủ màu sắc, màu xanh có, màu đỏ có… và khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành thu giữ. Mà nếu thu về rồi, kiểm tra nội dung không tốt thì rất nguy hiểm”, ông cựu quan chức này nhận xét.

Theo giới hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thì phía Trung Quốc đã lách quy định của Việt Nam trong chuyện hướng dẫn viên bằng việc giới thiệu đây là những “nhóm trưởng”, “lãnh đạo đoàn”; và như vậy xem ra họ có thể tha hồ thuyết minh kiểu “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc” mà không còn lo ngại phía nhà chức trách Việt Nam nữa.

“Các “nhóm trưởng” – “lãnh đạo đoàn” này khi đưa khách tham quan ở Viện Hải dương học Nha Trang, tại mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa, rất ngang ngược khi những hướng dẫn viên người Trung Quốc tỉnh bơ nói rằng đây là quần đảo của Trung Quốc” – ông QĐHT, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Anh và Trung của một công ty du lịch tại Sài Gòn, kể lại như vậy.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Du-khach-TQ-o-Da-nang.jpg

Du khách Trung Quốc giăng băng-rôn ở Đà nẵng

Đâu chỉ vậy. Từng xảy ra ở Đà Nẵng việc một nhóm khách Trung Quốc đến quán bar vui chơi, nhưng sau đó có hành vi đốt tiền Việt Nam và thanh toán hóa đơn vui chơi tại bar bằng nhân dân tệ, tiền Trung Quốc.

Sự việc cụ thể như sau: một đoàn khách Trung Quốc vào quán bar ở TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng vui chơi, một khách Trung Quốc trong nhóm du khách không chịu mặc áo, nhân viên quán yêu cầu mặc áo vào. Đến nửa đêm về sáng, nhóm khách Trung Quốc gọi thanh toán, lúc này, vị khách không chịu mặc áo lúc đầu lấy trong túi quần ra tờ tiền Việt mệnh giá 200.000 đồng, đưa cho nhân viên cầm giúp rồi bất ngờ bật lửa đốt tờ tiền này.

Thấy hành động của vị khách trong nhóm, nhân viên quán bar đã yêu cầu đoàn khách tính tiền. Tuy nhiên, nhóm khách Trung Quốc lại nhất quyết đòi thanh toán bằng tiền nhân dân tệ, và viện lý do có đổi tiền Việt để tiêu xài khi đi du lịch ở Việt Nam nhưng đã hết, chỉ còn tiền nhân dân tệ để thanh toán. Sau đó, quán bar TV Club đã đồng ý thanh toán và yêu cầu nhóm khách ra ngoài.

Khi ấy, ngành chức năng Đà Nẵng cho biết, đối tượng khách Trung Quốc đốt tiền Việt tại quán bar đã xuất cảnh về nước nên khó xử lý đối tượng. Tuy nhiên sẽ xử lý khi đối tượng nhập cảnh lại Việt Nam…


Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu

05/02/2023

Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tại Đại hội 13 ĐCSVN ở Hà Nội hôm 30/1/2021 (minh hoạ) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ. 

Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, và “tín nhiệm thấp”.

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét. 

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.

Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (2105), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với uỷ viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.

Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức “không tín nhiệm”.

Công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.

Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Tuy nhiên ông khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.

Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo. 

theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm” cuối trong vụ Việt Á.


Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa 

VOA Tiếng Việt 

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp.

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp. 

Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.

Truyền thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xuất hiện tại Tòa án Preston Crown, gần hai năm kể từ ngày họ bị kết án vì tham gia trong một kế hoạch trồng cần sa quy mô lớn.

Hai người này đã bị bắt cùng với Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cảnh sát đột kích vào những ngôi nhà và tiệm làm móng ở Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.

Vào tháng 10 năm đó, cảnh sát đến một ngôi nhà ở Dormer Street, Bolton, và phát hiện trong một căn phòng ngủ khóa kín một cuốn sổ chứa danh sách trồng cần sa chi tiết được viết bằng tiếng Việt, và giấy tờ liên kết ngôi nhà đó với ngôi nhà ở Darwen của hai bị cáo Van Dang và Thi với bị cáo Ho Qa Dong.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã lục soát nhà của Van Dang và Thi Ho khi các bị cáo không có mặt, bốn người khác đã được tìm thấy trong nhà có liên quan đến cuộc điều tra.

Cảnh sát cũng tìm thấy 3.740 bảng Anh tiền mặt, một điện thoại “Burner” (loại điện thoại dùng tạm thời rồi vứt bỏ), liên kết với một số ngôi nhà trồng cần sa và thiết bị của Van Dang và một hóa đơn tiền điện nước trong chiếc Range Rover của Van Dang cho một nhà khác ở Phố Market, Tottington, nơi được phát hiện chứa hàng trăm cây cần sa.

Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết với dữ liệu điện thoại, cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 1.489 cây cần sa với tổng giá trị ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Tất cả các địa chỉ nhà đều được thuê bằng tên giả, sử dụng giấy tờ giả bao gồm cả hộ chiếu giả.

Cuộc điều tra của cảnh sát Anh cho biết có nhiều kế hoạch thuê các ngôi nhà ở East Lancashire và sử dụng lao động bất hợp pháp để làm nhân viên và sống trong các ngôi nhà trồng cần sa.

Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.

Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ cho thấy số tiền gửi bằng tiền mặt tổng cộng là 225.889 bảng Anh.

Van Dang bị kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho bị kết án 3 năm và Ho Qa Dang bị kết án 27 tháng.

Thi Ho bị kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và bị cấm đi lại ba tháng.

Tại phiên xét xử hôm 2/2, Toà án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.

Hai người này sẽ phải hoàn trả số tiền trong vòng ba tháng hoặc án tù mặc định ba năm đối với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho sẽ được áp dụng.

Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.


Nguyễn Thông – Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng 

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng 1 tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.
Những năm ấy chả bao giờ thấy hội thề, đơn giản bởi chính quyền quy tất cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch. Đình to hoành tráng như đình Trà làng tôi họ còn phá tanh bành thì hội hè chả là quái gì. Tới giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng câu hát đầy khí thế cách mạng “Phá đình đi! Phá đình đi!” phổ biến tới cuối thập niên 60. Năm 1964 thì họ phá thật, lấy gỗ đá gạch ngói của ngôi đình thuộc hạng to nhất vùng duyên hải Bắc Bộ để làm… chuồng lợn. Chùa-đình Hòa Liễu, họ chưa kịp ra tay, còn ngự được tới giờ là may.
Cái hội thề này, tuy diễn ra ở làng Hòa Liễu khác xã, nhưng với dân làng Trà chúng tôi lại không hề xa lạ. Người khai sinh, đẻ ra nó là bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức vua đầu triều Mạc Đăng Dung, giữa thế kỷ 16. Bà người làng tôi, vốn con gái gia đình nông dân, nhưng xinh đẹp, giỏi giang. Khi đức ngài Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai làm đảo chính lật nhà Lê lên ngôi vua, bà trở thành hoàng hậu. Câu dân gian “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” nguyên do vậy.
Bà hoàng hậu họ Vũ từng phát tâm công đức xây nhiều ngôi chùa trong vùng, đáng kể nhất là chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự) làng tôi, và chùa Hòa Liễu (cũng mang tên Thiên Phúc tự). Khi đã có chùa, dân chúng tu tập, rồi tổ chức những hội này lễ nọ, theo thời gian cứ thế mà dày lên, rồi cũng theo thời gian, trải qua dâu bể lại xẹp xuống, có khi mất tích.
Từ bấy, theo “chỉ đạo” của hoàng hậu, sinh ra hội thề. Cứ căn vào sử sách và lời người xưa, thì tên chính xác của nó là “Minh thệ hội”. Sinh thời, thày tôi vẫn nhắc đúng cái tên ấy, Minh thệ hội, đọc xuôi thành Hội minh thệ, diễn giải ra quốc ngữ là Hội thề. Khi thày tôi còn làm thư lại ở phủ Kiến Thụy (phủ chỉ cách chùa Hòa Liễu khoảng 2 cây số, năm cách mạng cướp chính quyền, phủ bị phá sạch sành sanh bởi nó là trụ sở đầu não của bọn thực dân phong kiến) hầu như năm nào cũng dự hội thề này nên biết rất rõ. Tới năm 1955, sau khi người Pháp rút hết khỏi Hải Phòng – Kiến An (Kiến Thụy khi ấy thuộc tỉnh Kiến An) thì chính quyền mới dẹp luôn, không hội thề hội thiếc gì sất. Cứ phong kiến là đào tận gốc, trốc tận rễ. Chết lịm mấy chục năm, tới năm 2002, người ta, cũng chính những ông bà đã dẹp, hoặc con cái các ông bà ấy, lại ra lệnh phục hồi “những tàn dư phong kiến”, chả riêng gì lễ hội Minh thệ.
Tôi biên sơ sơ những điều về lễ hội này, còn những thứ cần nói nhất liên quan tới nó (đang diễn ra), xin dành cho bài sau (đưa lên ngày mai, bởi dài quá rồi). (còn tiếp)
Nguyễn Thông


Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình – 06/02/2023

VNTB – Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Ngọc Linh Lan

Bản thân đảng viên và vợ, chồng, con gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bạn đọc viết

Đó là một trong những quy định mới được ghi ở quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Văn bản này do Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

Điểm mới khác của quy định 96 là những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo tường thuật của báo chí thì quy định nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Trong đó có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tôi không phải là đảng viên, nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi làm một đảng viên thì không chỉ người đó bị mất một số quyền công dân theo Hiến định, mà cả vợ – chồng – con của họ cũng ‘vạ lây’ về quyền con người.

Trước hết có lẽ ngay cả Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng đều được giáo dục rằng Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 ghi rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vậy thì nội dung ở Điều 16.2 của Hiến pháp “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được hiểu ra sao khi giờ đây Đảng đưa ra quy định Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước ?

Nếu người nào đã đủ từ 18 tuổi, và quyết định không đi theo con đường phấn đấu theo di huấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng như bày tỏ hoài nghi và sẵn sàng phản biện các quyết sách của Đảng, thì về quyền Hiến định, người ấy tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Tôi nhớ sau tháng 4-1975, học trò ở Sài Gòn muốn thi vào đại học thì trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn không phải là “con em ngụy quân ngụy quyền”. Chuyện phi lý này kéo dài đến cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Nay thì là chuyện gương mẫu theo ý Đảng.

Tôi cho rằng riêng điều khoản về gương mẫu của vợ – chồng – con trong bối cảnh Việt Nam là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng khi ấy nên hiểu thế nào về một quyền Hiến định tại Điều 21, rằng, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Ở đây không khéo sẽ nhập nhằng lằn ranh xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Trong một góc nhìn khác, tôi đang chờ đợi báo chí có những bài viết cho biết các người con của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang làm gì, thu nhập là bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ hay không; trong những ngày lễ lớn, nhà riêng của những người con ông Trọng có tuân thủ quy định treo cờ nước hay không?

Ngoài ra, những người con của ông Nguyễn Phú Trọng có dự họp tổ dân phố ở địa phương theo định kỳ, có đóng góp các khoản kêu gọi tài chính của chính quyền địa phương như quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai bão lụt, quỹ khuyến học,…

Tôi cho rằng với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, cá nhân ông Tổng bí thư cần chủ động mở rộng cửa, không phân biệt báo chí ‘lề’ nào cả trong việc ‘soi’ kỹ về vợ – con của Tổng bí thư; vì ông còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng.

https://vietnamthoibao.org

Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’? – VNTB

Tuesday, January 24th, 2023

24.01.2023 9:15

VNTB – Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’?

(VNTB) – Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức có thể báo hiệu một hướng cải cách ít thân thiện hơn ở Việt Nam

Tác giả:  William Pesek 

Với rất nhiều sóng gió đang ập đến, giờ đây dường như là thời điểm vô cùng không thích hợp để Hà Nội thực hiện cải tổ chính trị lớn.

(more…)

Thời sự Việt Nam Thứ sáu 27 tháng 5 năm 2022

Friday, May 27th, 2022
  • Mâu thuẫn khi thu mua hải sản, tàu cá bị tông chìm, 6 ngư dân rơi xuống biển
  • Thêm Giám đốc CDC Đắk Lắk và cộng sự bị bắt do liên quan vụ Việt Á
  • Nguyễn Huỳnh – ‘nhân vật bí ẩn’ trong vụ án Việt Á bị bắt
  • Việt Nam nói sẵn sàng tham gia tái thiết Ukraine 
  • Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi 

Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi – 27/5/2022

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội

Ảnh tư liệu – Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội 

(more…)

Thời sự Việt Nam – 21/02/2022

Monday, February 21st, 2022

Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng

Phân tích của TS. Phạm Quý Thọ

20/02/2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-government-worries-worker-strikes-spread-02202022091839.html/@@images/image

Đình công tại công ty TNHH Cresyn Hà Nội (Bắc Ninh) và Công ty TNHH EM-TECH Việt Nam tại Nghệ An trong tháng 2/2022 

(more…)

Hồ sơ Ổ tham nhũng ở Bộ Y tế Việt Nam? – VNTB (Phần 1, 2, 3)

Tuesday, November 9th, 2021

06.11.2021 8:03

VNTB – Hồ sơ: Ổ tham nhũng ở Bộ Y tế Việt Nam?

Hoài Nguyễn – Thới Bình

(VNTB) – Tin tức về cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chịu kỷ luật Đảng, dọn đường việc đối mặt tù tội, với nhiều người thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Phần 1: “Cáo trạng” của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII

(more…)

VNTB – Tôi đã đi bầu cử Quốc hội – Nguỵ Hữu Tâm

Monday, May 24th, 2021
Nguỵ Hữu Tâm 

(VNTB) – Ngày 23.5.2021 này là ngày trọng đại, đáng nhớ với tôi vì tôi đã đi bầu cử Quốc hội với tâm thế hoàn toàn khác mọi khi, vì sao?
Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam suốt từ khi thành lập nước đến nay đã nhàm chán lắm rồi vì ở một thể chế độc tài, nó là một trò hề, không hơn không kém. 

Lần này đối với tôi thì không hoàn toàn thế, vì sao? 

Từ ngày có nước Việt Nam mới – sau cuộc cách mạng tháng 8.1945 do ĐCSVN cướp chính quyền mà dựng nên, thế hệ Hồ Chí Minh bắt đầu cũng đã 76 năm rồi, và từ đó tới nay do chiến tranh liên miên bị cản trở, mà dẫu cho ngay năm sau đó đã có cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, thì đến nay mới là cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 15.

Ông bố tôi ra đi khi ông chuẩn bị bước vào tuổi 78, hệt như tôi bây giờ. Thế cho nên, chắc gì tôi còn được tham gia cuộc bầu cử Quốc hội lần tiếp theo, lần thứ 16.

Mà nếu được dự thì chắc chắn nó cũng không thể như thế này nữa. 

Bầu cử Quốc hội là việc làm bình thường ở các nước cộng hòa, và ngay cả ở các nước quân chủ cũng vậy, vì qua đó mà người ta tìm ra những người sắp tới điều hành đất nước. Ở nước khốn khổ Việt Nam thì từ 76 năm nay khi ĐCSVN do ông Hồ cầm đầu cướp chính quyền, tuy có một cuộc bầu cử Quốc hội nhưng khó nói nó là dân chủ vì trình độ dân trí khi đó còn thấp và nhất là khi ĐCS đã dùng vũ lực cướp chính quyền rồi thì nói sao có được tự do dân chủ cơ chứ. Nên sau đó ĐCSVN dù có ông ta cầm đầu hay ai chăng nữa vẫn phải đi vào quỹ đạo cộng sản, lúc đầu là Liên Xô và Trung Quốc, và từ 1990 đến nay khi Liên Xô đã đổ, nói cho đơn giản là duy nhất do Trung Quốc cầm đầu, bây giờ chỉ còn Bắc Hàn, Cuba, Lào và Việt Nam, nếu rộng lượng chút đỉnh cũng có thể xếp cái nước Venezuela dầu mỏ của anh Maduro đang giàu có nhưng vì đi theo cộng sản mà mau chóng trở nên nghèo khó, vào nữa. Thế nên như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng nói: „Thời Bắc thuộc mới vừa bắt đầu“ và những kẻ sang Thành Đô ký kết khi đó cùng với tên bộ trưởng quốc phòng lúc đó chắc chắn đã mắc tội bán nước, còn điều mà ĐCSVN luôn kết tội cho chính quyền VNCH lại là một sự vu cáo trắng trợn.

May quá bây giờ ở thời đại số hóa, mọi người đều có điều kiện tiếp cận thông tin. Nhất là những ai đã vượt qua được tường lửa do an ninh mạng của ĐCSVN tạo ra thì miễn bàn. Dĩ nhiên khi đã tiêu hóa được những thông tin như vậy thì thấy ngay những gì đài báo (nước ta may mắn được xếp gần bét về tự do ngôn luận nên việc có những bộ não nhiều tuổi, nhiều trải nghiệm đời mà vẫn u mê đã đành, nhưng trẻ vẫn đến mức như em sinh viên đạp cờ vàng ở Australia vừa qua, có lẽ cũng phải phần nào thông cảm) rêu rao suốt từ Đại hội Đảng XIII tháng hai vừa qua cho đến cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15. này thực chất chỉ là trò hề ngoạn mục, nhằm chính danh hóa vai trò lãnh đạo của ĐCSVN mà thôi, điều cực kỳ vô lý ở tất cả mọi nước phát triển hoặc dân chủ. Vậy nên những gì giới lãnh đạo hứa đến 2045 Việt Nam là nước phát triển cũng đáng ngờ lắm vì phần lớn số họ chắc gì sống đến lúc đó, nhất là TBT, người đồng niên với tôi và đã từng đột quỵ mấy lần rồi. 

Thế nên tôi đi bầu cử Quốc hội lần này rất thoải mái. Trong đơn vị bầu cử quận, phường tôi có tên TBT, nên đó là cái tên đầu tiên tôi phải xóa, đã từng đột quỵ mấy lần rồi làm sao thực hiện được nhiệm vụ nặng nề như thế trong những năm năm nữa. Và hơn thế nữa, liệu 5 năm nữa mình còn sống, có chứng kiến TBT là người cộng sản cuối cùng của Việt Nam hay không.

Tôi có niềm tin vững chắc rằng, Việt Nam bị gắn vào Trung Quốc không phải chỉ từ 1990 bởi nhóm Nguyễn Văn Linh, mà từ 1911 khi ông Hồ đi họp ở hội nghị Tours để theo cộng sản rồi từ Nga mà sang Trung Quốc để „lấy vợ Tàu“ và đó là cả một quá trình, không thể nói trong ít dòng  rằng, vì sao Việt Nam năm 1945 sau khi rời quỹ đạo phương Tây lại rơi vào quỹ đạo cộng sản và bây giờ dù muốn nay không vẫn không „chơi“ được với phương Tây và vẫn phải „xin ý kiến“ họ Tập (ở đây tôi xin mở ngoặc là tôi có anh bạn Pháp khẳng định với tôi là lúc đó – 1945–46 – chúng ta đánh Pháp là đúng vì không còn lựa chọn nào khác, nhưng xin nhắc lại cuốn „Việt Nam tình yêu của tôi“ của Ernst Frey, khi năm 1951 ĐCSVN chọn Stalin, Mao và Hồ làm lãnh tụ thì là bằng chứng rõ nhất, ĐCSVN đã chọn con đường sai lầm từ đó cho đến tận ngày hôm nay, 23.5.2021). 

Thế giới từ đó đến nay đã đổi thay, nhưng những người cộng sản Việt Nam bảo thủ vẫn không chịu „diễn biến hòa bình“ để đi theo trào lưu thế giới, bám chặt vào anh Tàu để ăn „bơ thừa sữa cặn“ của họ để cho đến tận ngày hôm nay vẫn như xưa, trong khi các láng giềng có lãnh đạo giỏi giang là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã hóa rồng, phát triển ngang ngửa với các nước văn minh phương Tây.    

Tôi chỉ mong 5 năm tới với những thay đổi đến chóng mặt của nền chính trị toàn  cầu hậu covid 19, khi toàn thế giới nhận được rõ bộ mặt thật của họ Tập với việc khai mở cuộc chiến tranh vi trùng toàn cầu  nhằm thống trị thế giới chắc chắn phải thất bại, thì nhiều người cộng sản Việt Nam nhất thiết phải sáng mắt ra.                    

Chỉ có người cộng sản mới có thể tự đứng lên thay đổi chính mình như Gorby năm 1989 từng làm ở Nga thôi, chứ với cái kiêu ngạo cộng sản của họ, họ kiên quyết „giữ vững nòng súng-quyền lực và tất nhiên tất cả mọi quyền lợi“  cho bọn họ. 

Hy vọng sắp tới có một người như vậy ở cái nước khốn khổ này. Và sức ép của quần chúng khi họ đã ở vào thế cùng nên đủ dũng cảm, cũng có thể rất lớn đấy. Và sức ép của thế giới cũng vậy, tùy hoàn cảnh. Mà tình hình chỉ có thể tốt hơn lên, sau đại dịch covid 19 này.

Thế  nên tôi đã rất phấn khởi đi thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, khi đã có niềm tin vững chắc đó. Không thể tồi tệ hơn thế này được nữa đâu, ông TBT và đồ đệ của ông ta ạ.

Bản tin: Việt Nam Thời Báo 17/5/2021

Monday, May 17th, 2021

VNTB – Luật Quảng cáo để làm gì?

Hiền Lương

(VNTB) – Vì sao ở Việt Nam có đầy đủ các luật để điều chỉnh về hành vi quảng cáo, song tất cả lại bỏ ngỏ?

Báo chí Việt Nam đang có tuyến bài viết ghi nhận việc một số nghệ sĩ đã quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật và đặt dấu hỏi kiểu, “Nghệ sĩ quảng cáo nhãn hàng có chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm?”

(more…)