Thời sự Thứ Tư 20/3/2024: *Bất đồng giữa Mỹ-Israel về Gaza *Đài Loan và các căn cứ TQ gần Ba Bình *Úc và TQ *Quốc hội Mỹ và UNRWA *Đức viện trợ cho Ukraine *Evergrande bị phạt *Copilot và GPT-4 Turbo *Melania Trump và bầu cử 2024

Wednesday, March 20th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp

Bất đồng giữa Mỹ-Israel về cuộc chiến Gaza

https://vietquoc.org/ 19/3/2024

https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczN6l7AqEcvNNN860XuEuMQ-u9E0oiD1xkdaaLwq98tV7PcjgpJRTmvqxCWoRxM5SVqzURyjH12wwnB88-dpoftQgMHVNIiQxO8PD57482SClAEvuB3MleuoH8w9WuM6KkqtqgeAGXcE9R9wNaNN_hCZRg=w430-h285-s-no?authuser=0

Bất đồng giữa Mỹ-Israel về tấn công Rafah, Gaza

Vào cuối tuần trước, truyền thông Hoa Kỳ đã cho biết có sự bất đồng giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ tướng Israel Netanyahu về các lằn ranh đỏ ở Gaza qua lời phát biểu của Thượng Nghị Sỹ Chuck Schumer – đã tạo ra một cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Israel. Có nhiều người đặt đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể hạn chế viện trợ quân sự nếu Israel tấn công vùng Rafah (địa điểm có cửa khẩu duy nhất Rafah nằm giữa Ai Cập và Gaza) Trong bản Tin nóng: Chiến tranh Israel-Hamas (1) trên website https://vietquoc.org có đoạn đã viết: Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan khuyên nhủ có tính cách khẳng định rằng: “Israel không nên có chiến dịch quân sự lớn ở Rafah nếu không có một kế hoạch rõ ràng và khả thi để bảo vệ cái chết cho dân thường bằng cách đưa người dân đến nơi an toàn và cung cấp thức ăn, quần áo và chỗ ở cho họ”. Lời khuyên nhủ này chính là lằn ranh đỏ của Mỹ mà Joe Biden muốn…

(more…)

Thời sự Thứ Hai 22/01/2024: *Ngoại trưởng Israel, Palestine và Âu Châu gặp nhau về con tin. *Giám đốc tình báo TQ thăm Hoa Kỳ – khi bộ ngoại giao TQ rối loạn. *Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024. *Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi. *Thủ tướng Israel từ chối điều kiện của Hamas. *Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập, chữa trị 1.000 người Gaza bị thương. *Putin có thể tấn công các nước NATO từ 5 đến 8 năm tới

Monday, January 22nd, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Ngoại trưởng Israel và Palestine bàn với các đồng nhiệm châu Âu về thỏa thuận trao đổi con tin

Thùy Dương /RFI

22/01/2024

Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) hôm nay 22/01/2024 tiếp riêng các đồng nhiệm Israel và Palestine tại Bruxelles, để cố thuyết phục Israel và Palestine về việc cần có một giải pháp chính trị cho Gaza và Cisjordanie. 

People hold signs showing a picture of a hostage during a demonstration calling for the release of the hostages taken by Hamas militants to Gaza during the Oct. 7th attack, during a demonstration in T

Tuần hành kêu gọi Hamas thả các con tin, Tel Aviv, Israel, ngày 20/01/2024. AP – Leo Correa 

Lãnh đạo ngoại giao Israel Katz gặp các ngoại trưởng châu Âu vào buổi sáng hôm nay, buổi chiều thì đến lượt ngoại trưởng của chính quyền Palestine, Riyad al-Maliki. Không có cuộc gặp nào giữa ngoại trưởng Israel và Palestine được dự trù.

Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao châu Âu xin ẩn danh cho biết Liên Âu không trông chờ sẽ có một quyết định được đưa ra, nhưng đối với Bruxelles, chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo ngoại giao Israel và Palestine hiện diện cùng ngày tại Bruxelles đã là một « biểu tượng mạnh ».

Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi có thể có những phản ứng căng thẳng bởi tối thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã tố cáo Israel từng muốn tài trợ Hamas để làm suy yếu chính quyền Palestine thuộc đảng Fatah. Hôm nay, trước báo giới, ông Josep Borrell nhấn mạnh Israel không thể xây dựng hòa bình chỉ bằng « các phương tiện quân sự ». Ông  cũng nhận định một giải pháp hai Nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza tuyên bố : « Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng bất kỳ dự án nào của quốc tế hoặc Israel nhằm quyết định tương lai của dải Gaza ».

Các lãnh đạo ngoại giao Liên Âu cũng sẽ trao đổi với các đồng nhiệm Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Jordanie, cũng như với Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập, những nước và tổ chức có thể giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị thời hậu chiến. 

Quan chức cấp cao của Mỹ đến Ai Cập để thương lượng về con tin

Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm nay đến Ai Cập để thương lượng về một thỏa thuận trao đổi con tin. Le Monde hôm nay trích dẫn New York Times cho biết Brett McGurk, điều phối viên của tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông, sẽ tới Cairo để gặp Abbas Kamel, lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập. Hai quan chức này sẽ thảo luận về một thỏa thuận có thể đạt được giữa Israel và Hamas về việc thả con tin để đổi lấy việc hưu chiến. Theo dự kiến, ông McGurk cũng sẽ tới Doha gặp thủ tướng Qatar.


Giám đốc tình báo Trung Quốc có chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ trong bối cảnh rối loạn ở bộ ngoại giao nước nhà

Shawn Lin, Linn Xu – Cẩm An lược dịch

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/id5569351-000_34EP4X2-1080x720-1-840x480.jpg

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) (thứ 4 bên phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 12/01/2024. (Ảnh: Roberto Schmidt/AFP) 

Ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương, mới đây đã dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Ban Liên lạc Đối ngoại là cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại. Ông Lưu nắm quyền điều hành cơ quan này hồi năm 2022.

Các nhà quan sát chính trị tin rằng vào thời điểm quan trọng trước cuộc bầu cử ở Đài Loan, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chọn người đứng đầu ban liên lạc này để can dự tại một cuộc họp cấp cao với các quan chức Hoa Kỳ nhằm thay mặt ông truyền đạt lập trường ngoại giao của ĐCSTQ. Như vậy, ở một mức độ nào đó, ông Lưu đang đóng vai trò của một ngoại trưởng.

Hôm 12/01, một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã gặp ông Lưu.

Hai ngày trước đó, phó cố vấn chính an ninh quốc gia Jon Finer đã có một cuộc thảo luận dài với ông Lưu. 

Khác với giọng điệu ngoại giao chiến lang trước đây của ĐCSTQ, ông Lưu đã dịu giọng hơn trong một sự kiện công khai hôm 09/01 do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) tổ chức để kỷ niệm 45 năm mối bang giao Mỹ-Trung.

Nhà ngoại giao cộng sản 60 tuổi này cho biết Trung Quốc không tham gia vào các cuộc chiến tranh nóng hay lạnh với các nước khác, cũng như không tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện tại, trong khi nhắc lại rằng vấn đề Đài Loan là một “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Trước những cáo buộc cho rằng Trung Quốc xuất cảng lượng lớn fentanyl sang Hoa Kỳ, ông Lưu cho biết cả hai nước sẽ hợp tác để “giải quyết những thách thức chung.” Và phía Trung Quốc mong đợi “những kết quả cụ thể và hữu hình.”

Ông Lưu tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và đã làm việc lâu năm ở Bộ Ngoại giao. Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra, ông từng làm đại sứ ở các nước khác nhau, nên trình độ của ông cũng gần bằng ông Tần Cương (Qin Gang), vị cựu ngoại trưởng đã biến mất hơn nửa năm mà nguyên nhân vẫn còn là một bí ẩn. 

Chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ của ông Lưu trái ngược với vị thế đang suy yếu của Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi), làm dấy lên đồn đoán về sự thay đổi trong chức vụ này.

Hồi cuối tháng Tám, ông Tập Cận Bình đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS, và hôm 22/08, ông đã dự định diễn thuyết tại diễn đàn doanh nghiệp này nhưng lại không xuất hiện và không có lời giải thích chính thức. Thay vào đó, bài diễn thuyết của ông đã được đọc bởi Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao).

Ngày hôm sau, khi ông Tập bước vào hội nghị thượng đỉnh BRICS, thông dịch viên của ông chạy bộ vào theo nhưng bị an ninh của Nam Phi chặn lại. Khi ông Tập nhìn lại, thì cánh cửa đã đóng lại. Ông Tập dừng lại và thường xuyên nhìn lại phía sau, thậm chí còn do dự vài giây trước khi một mình bước vào địa điểm gặp gỡ. Vì ông Tập không hiểu tiếng Anh, nên ông gần như không nói nên lời trong buổi chụp hình. Một video ghi lại vụ việc được lan truyền trên mạng, khiến ông Tập mất mặt.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images) 

Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật sống ở Úc, nói với The Epoch Times ấn bản Hoa Ngữ rằng sau khi ông Tập trở về từ Nam Phi, ủy ban trung ương ĐCSTQ đã chỉ trích nặng nề ông Vương Nghị về biến cố ngoại giao này và được lệnh tiến hành thanh tra.

Hôm 11/01, nhà bình luận thời sự Trần Phá Không (Chen Pokong) cho rằng ông Tập không có ứng cử viên phù hợp nào khác cho vị trí ngoại trưởng, với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triêu Húc (Ma Chaoxu) sẽ không chiếm được lòng tin của ông Tập vì ông này là cấp dưới của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Ông Trần nói: “Bây giờ rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ ông Vương Nghị, điều này tương đương với việc ông Vương Nghị mất chức [bộ trưởng ngoại giao].” 


Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024

Xuân Thành 

Thống đốc Florida Ron DeSantis vào chiều Chủ nhật (21/1) đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tổng thống 2024 và chứng thực cựu Tổng thống Donald Trump. Ông DeSantis đưa ra động thái đáng chú ý này chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang New Hampshire vào thứ Ba (23/1).

Thống đốc Florida đã loan báo quyết định rút lui qua một video đăng trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào chiều Chủ nhật (21/1, giờ Mỹ).

“Nếu có bất cứ điều gì tôi đã có thể làm để tạo ra được một kết quả thuận lợi hơn, thì đó là thêm nhiều điểm dừng vận động chiến dịch, thêm nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi sẽ làm như thế”, ông DeSantis nói trong video. “Nhưng tôi không thể yêu cầu những người ủng hộ mình tự nguyện dành thời gian và đóng góp nguồn lực của họ nếu chúng ta không có một con đường chiến thắng rõ ràng”.

“Theo đó, hôm nay tôi đình chỉ chiến dịch tranh cử của mình”, ông DeSantis nhấn mạnh.

Ông DeSantis nêu bật rằng ông đã có “những bất đồng” với ông Trump, nhưng tin tưởng rằng cựu tổng thống này là vị lãnh đạo tốt hơn ông Biden.

“Tôi thấy rõ ràng rằng đa số cử tri của Đảng Cộng hòa muốn trao cho ông Donald Trump một cơ hội nữa”, ông DeSantis nói tiếp. “Họ đã chứng kiến nhiệm kỳ của ông ấy bị cản trở bởi sự phản kháng không ngừng nghỉ, và họ thấy Đảng Dân chủ bây giờ sử dụng cuộc chiến pháp lý để tấn công ông”.

Ông DeSantis chỉ ra rằng: “Tôi đã ký bản cam kết ủng hộ đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, và tôi sẽ tôn trọng cam kết đó”.

Sau loan báo của ông DeSantis, ông Trump nói trên Fox News Digital rằng ông “rất vinh dự khi nhận được chứng thực” của ông DeSantis.

“Tôi mong chờ được làm việc cùng với ông ấy để đánh bại Joe Biden, vị tổng thống tồi tệ và hủ bại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nói ông sẽ không sử dụng biệt danh “Ron DeSantis cao đạo” (Ron DeSanctimonious) mà ông thường dùng để chỉ trích thống đốc Florida trong vài tháng tranh cử vừa qua.

“Không, cái tên đó đã chính thức biến mất”, ông Trump nói với Fox News Digital.

Thống đốc DeSantis, trong video tuyên bố rút lui, cũng đã nhân cơ hội này chỉ trích cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley. Sau khi ông DeSantis rút lui, bà Haley trở thành ứng viên duy nhất tranh đua với ông Trump.

Ông DeSantis cho rằng ông chứng thực ông Trump “bởi vì chúng ta không thể quay lại Vệ binh Cộng hòa của ngày hôm qua, một dạng hình ảnh ấn tượng của chủ nghĩa nghiệp đoàn hấp hối mà bà Nikki Haley đại diện”.

“Những ngày tháng nước Mỹ bị đặt sau cùng, cúi đầu trước các tập đoàn lớn, và đầu hàng tư tưởng thức tỉnh đã kết thúc”, ông DeSantis nói thêm.

Bà Haley, trong buổi tập trung chiến dịch tại Seabrook, New Hampshire, đã nói với đám đông ủng hộ rằng: “Tôi muốn nói với Ron. Ông ta đã tham gia một cuộc đua vĩ đại. Ông ta đã đang là một thống đốc tốt. Và chúng tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp. Tuy nói vậy, nhưng phải thừa nhận rằng bây giờ chỉ còn lại một quý ông và một quý bà”.

Ông DeSantis, 45 tuổi, đã về thứ hai trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa vào tuần trước với 20,1% phiếu bầu, kém ông Trump 30 điểm phần trăm, và chỉ hơn bà Haley chưa tới 2 điểm phần trăm. Trong khi đó, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, tại New Hampshire ông DeSantis đứng cuối, kém hơn bà Haley và vẫn thua xa ông Trump.


Ấn Độ khánh thành đền Hindu trị giá 220 triệu đô

Vào thứ Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì lễ thánh hiến một ngôi đền trị giá 220 triệu USD ở thành phố Ayodhya miền bắc đất nước. Trước tâm lý bàng hoàng của 200 triệu người Hồi giáo trong nước và nhiều người Ấn Độ có tư tưởng thế tục, buổi lễ hoành tráng sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong dự án Hindu dân tộc chủ nghĩa nhiều năm nay của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền. Ngôi đền được xây dựng trên đúng địa điểm mà vào năm 1992 đám đông đã san bằng một nhà thờ Hồi giáo 450 năm tuổi.

Đối với nhiều người theo đạo Hindu, đây là một dịp vui vì nó sửa chữa một sai lầm cổ xưa: theo thần thoại, địa điểm này là nơi sinh của vị thần Ram trong đạo Hindu. Hàng triệu người sẽ theo dõi qua TV; văn phòng, thị trường chứng khoán và thậm chí cả sòng bạc đều cho biết sẽ đóng cửa. Vì những lý do này, sự kiện cũng là hồi chuông khai cuộc cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ ba của ông Modi vào tháng 4 và tháng 5. Tòa Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết rằng “tôn giáo và chính trị” không nên trộn lẫn. Nhưng sự kết hợp đó có thể sẽ lại một lần nữa củng cố vị thế trên đỉnh cao quyền lực của ông Modi.


Khai mạc Diễn đàn Tài chính châu Á

Hơn 2.500 nhân vật chính trị, doanh nghiệp và tài chính sẽ tề tựu về Hồng Kông trong tuần này để tham dự Diễn đàn Tài chính châu Á thường niên. Nhìn chung tâm trạng là lạc quan: IMF kỳ vọng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024, so với mức tăng trưởng toàn cầu 2,9%.

Nhưng bầu không khí ở thành phố chủ nhà lại u ám hơn. Hồi tháng 11, chính phủ Hồng Kông đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống còn 3,2% – nghĩa là nền kinh tế Hồng Kông hiện nay thậm chí nhỏ hơn so với năm 2018. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm hơn một phần tư trong năm qua. Giá bất động sản giảm gần 1/5 kể từ mức đỉnh, và dữ liệu công bố vào thứ Hai về lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc, vốn rất quan trọng đối với thị trường nhà ở của đại lục, có thể sẽ không mang lại nhiều niềm vui.

Trưởng đặc khu John Lee tuyên bố sự kiện này sẽ thể hiện “sự tự do, sức sống và tính đa dạng” của Hồng Kông, và sự tham gia của quốc tế chứng tỏ nó “vẫn hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song cần nhiều hơn một diễn đàn để thuyết phục được thế giới.


Tổng thống Macron thăm Đức

Pháp và Đức sẽ phô diễn tình hữu nghị của họ tại Berlin vào thứ Hai. Quốc hội Đức đang tổ chức lễ tưởng niệm Wolfgang Schäuble, cựu bộ trưởng tài chính Đức vừa qua đời tháng trước. Khách mời danh dự sẽ là Emmanuel Macron, người sẽ đọc ít nhất một phần bài điếu văn bằng tiếng Đức. Ông Schäuble từng gọi tổng thống Pháp là “cơ hội cho châu Âu.”

Khi ở Berlin, ông Macron sẽ gặp thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hai nhà lãnh đạo đã nỗ lực vượt qua nhiều khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là về chính sách năng lượng và các quy định tài chính của khu vực đồng euro. Một chủ đề cấp bách là viện trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine. Nếu nhìn tổng thể, Đức chi nhiều hơn Pháp. Tuy vậy, Pháp hiện đang gửi lô tên lửa hành trình tầm xa thứ hai, trong khi quốc hội Đức từ chối cho phép nước này gửi bất kỳ tên lửa nào. Ông Macron tuần trước đã tuyên bố “chiến thắng của Nga sẽ là dấu chấm hết cho an ninh châu Âu.”


Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi

Tuần này Antony Blinken, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, sẽ đi thăm Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Nigeria và Angola. Trọng tâm của Mỹ là Ukraine và Trung Đông, và tổng thống Joe Biden đã thất hứa không đi thăm lục địa này vào năm ngoái. Có lẽ một trong những mục đích của chuyến đi là cho người châu Phi thấy họ không hề bị lãng quên.

Ông Blinken cũng sẽ nêu ra những tin tốt. Cape Verde là một nền dân chủ nhiều sức sống vừa đánh bại được bệnh sốt rét. Ở Bờ Biển Ngà, nơi có nền kinh tế đang bùng nổ, ông có thể sẽ tham dự một trận đấu bóng đá tại Cúp Các Quốc gia châu Phi, để chứng tỏ nước Mỹ hòa hợp với người dân châu Phi.

Nhưng đứng đầu vẫn là các vấn đề an ninh. Bờ Biển Ngà đang chống đỡ các chiến binh thánh chiến ở biên giới phía bắc. Nigeria đang ở trong một cuộc khủng hoảng bắt cóc mà việc Mỹ bán vũ khí cho nước này hầu như không giúp ích được mấy. Nhưng cũng như chuyến thăm châu Phi của ông Blinken vào tháng 3 năm ngoái, ông lại một lần nữa bỏ qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên lục địa: chiến tranh Sudan, nơi rất cần sự quan tâm ngoại giao.


Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas

Lý Ngọc biên dịch

Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas

Ông Netanyahu đã bác bỏ các điều kiện của Hamas về việc chấm dứt chiến tranh và thả con tin. Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu trước giới truyền thông ở Tel Aviv ngày 12/10/2023. (Jacquelyn Martin/POOL/AFP qua Getty Images) 

Vào Chủ nhật (21/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối những điều kiện Hamas đưa ra để kết thúc cuộc chiến và thả những con tin, bao gồm Israel phải hoàn toàn rút quân và Hamas sẽ nắm quyền kiểm soát ở Gaza.

Ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật (21/1): “Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận và mọi khu vực. Chúng tôi sẽ không loại trừ bất kỳ kẻ khủng bố nào: Ở Gaza, Lebanon, Syria hay bất kỳ nơi nào khác. Ai muốn gây hại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả”.

Ông Netanyahu cho rằng Israel có nghĩa vụ giải cứu tất cả con tin: “Đây là một trong những mục tiêu của cuộc chiến và áp lực quân sự là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này”.

“Tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề này”, ông nói: “Nhưng tôi phải nói rõ, tôi dứt khoát bác bỏ các điều khoản đầu hàng tàn ác của Hamas”.

Ông cảnh báo: “Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh, yêu cầu chúng tôi rút ​​lực lượng của khỏi Gaza, thả tất cả những kẻ giết người và hiếp dâm, và để Hamas nguyên vẹn để đổi lấy việc thả các con tin, nếu chúng tôi đồng ý, sự hy sinh của những người lính của chúng ta sẽ vô ích. Nếu chúng ta đồng ý làm điều này, chúng ta sẽ không thể đảm bảo an toàn cho công dân của mình. Chúng ta sẽ không thể đưa những người sơ tán về nhà của họ một cách an toàn, và một ngày 7/10 khác sẽ chỉ là vấn đề thời gian”.

“Tôi không chấp nhận những đòn đánh đe dọa tới an ninh của Israel; do đó, chúng tôi sẽ không đồng ý làm như vậy”, ông bổ sung, “các điều kiện do Hamas đề ra làm nổi bật một vấn đề đơn giản – Chiến thắng không thể thay thế được, chỉ có chiến thắng mới đảm bảo được việc tiêu diệt hoàn toàn Hamas và đưa tất cả con tin của chúng ta trở về nhà.

Tổ chức Hamas và các chiến binh Palestine khác đã bắt giữ khoảng 240 con tin ở Gaza trong một cuộc đột kích vào miền nam Israel vào tháng 10 năm ngoái. Vào cuối tháng 11, lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần đã đạt được khi Hoa Kỳ, Qatar và Ai Cập làm trung gian, theo đó Hamas đã thả hơn một trăm con tin để đổi lấy một số người Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel.

Nhưng kể từ đó, ông Netanyahu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đảm bảo thả 136 con tin vẫn đang bị giam giữ.

Đồng thời, các đồng minh trong đó có Mỹ cũng gây áp lực lên Israel về các vấn đề thời hậu chiến ở Gaza, yêu cầu giải quyết vấn đề Gaza phải trên cơ sở hai nhà nước là Israel và Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề xây dựng nhà nước Palestine hơn bao giờ hết.

Ông nói: “Tôi sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề kiểm soát an ninh toàn diện của Israel trên tất cả các lãnh thổ về phía Tây sông Jordan”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu về các giải pháp khả thi cho một nhà nước Palestine độc ​​lập và đề xuất một con đường có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ phi quân sự.

Ông Netanyahu hôm thứ Bảy tuần trước dường như phản bác lại những đề xuất của ông Biden về quy chế nhà nước của Palestine thời hậu chiến, họ không đồng ý về vấn đề xây dựng nhà nước Palestine. Việc xây dựng nhà nước Palestine là một giải pháp được ông Biden đề xuất để đạt được hòa bình lâu dài ở Trung Đông.


Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos 

Stephen Katte 

Cẩm An biên dịch

Thứ hai, 22/01/2024 

Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos

Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam tham dự một phiên họp vào ngày bế mạc cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, hôm 19/01/2024. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images) 

Tổng thống Singapore đã đề nghị áp thuế carbon trên toàn thế giới nhằm buộc các công ty chuyển đổi khỏi các nguồn năng lượng như than đá và dầu mỏ. 

Trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây ở Thụy Sĩ, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi áp thuế carbon trên toàn thế giới như là một giải pháp nhằm đối phó với khả năng tàn phá của biến đổi khí hậu do con người tạo ra. 

Biến đổi khí hậu xảy ra tự nhiên trên Trái Đất và kéo dài trong hàng trăm triệu năm, được đánh dấu bằng những thay đổi cả dần dần lẫn đột ngột như sự xuất hiện và biến mất của các kỷ băng hà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng các xã hội công nghiệp hóa của chúng ta — đã học cách đốt than, dầu, và khí đốt để lấy năng lượng — đang thải ra khí nhà kính mà họ lo ngại sẽ làm nóng trái đất theo cách gây ra những thay đổi về khí hậu vốn diễn ra nhanh hơn những gì nền văn minh của chúng ta có thể giải quyết. 

Theo ông Shanmugaratnam, không có “giải pháp thực tế” nào để chống lại biến đổi khí hậu do con người tạo ra mà không có một hệ thống thuế carbon với sự phối hợp của toàn thế giới. Việc chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế như phong năng, quang năng, và hạt nhân được một số nhà hoạch định chính sách đưa ra như một giải pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, kết hợp với thuế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Thuế carbon có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng cho biết trong hầu hết trường hợp, chính phủ là cơ quan tốt nhất để ấn định mức giá mà các nhà phát thải phải trả cho lượng khí thải nhà kính mà họ thải ra. Về lý thuyết, giải pháp này sẽ buộc các công ty phải hạn chế lượng khí thải hoặc chuyển sang các nguồn năng lượng khác — nhiều nguồn trong số đó có tính không liên tục, tốn nhiều chi phí hơn, hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển — để giảm gánh nặng thuế của họ. 

Ông Shanmugaratnam cho biết những hệ thống này có nhận thức về việc cản trở tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy lạm phát ở các quốc gia nghèo hơn vốn không đủ khả năng chi trả thuế, đồng thời [biện pháp này] cũng bất công và không công bằng đối với họ và dẫn đến lạm phát — một đặc điểm mà ông không đồng tình. 

“Trên thực tế, điều xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì những nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất cuối cùng sẽ là những nước đang phát triển. Họ sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu,” ông nói về những dự đoán biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vốn đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì cho đến nay các mô hình ngắn hạn của họ thiếu độ chính xác. 

Nhà lãnh đạo Singapore này cho biết: “Những gì chúng ta cần là một hệ thống thuế carbon kết hợp với các khoản trợ cấp cho những gia đình dễ bị tổn thương và một dòng tiền tài trợ cho các nước đang phát triển để cho phép họ tiến hành đầu tư, cũng như giảm thiểu và thích ứng giúp họ tiếp tục phát triển.” 

Ông nói thêm rằng ông tin rằng thuế carbon là một “cơ hội thực sự” và là “giải pháp công bằng và thực tế” duy nhất để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu do con người tạo ra. 

Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia cho biết thuế mới sẽ gây khó khăn về chính trị

Theo mô hình do Liên Hiệp Quốc công bố, biến đổi khí hậu do con người tạo ra có thể tàn phá thế giới, và có thể chỉ còn vài năm nữa để hành động. Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng những thay đổi căn nguyên về các kiểu thời tiết có thể khiến việc trồng lương thực trở nên khó khăn hơn và có thể làm tăng nhu cầu di cư, điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho sự ổn định tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, sự hoài nghi về những dự báo đáng sợ này đã và đang ngày càng gia tăng, vì nhiều dự đoán trước đây của IPCC đã không thành hiện thực. 

Ông Mohammed Al-Jadaan, bộ trưởng tài chính của Saudi Arabia, đồng ý với một số phần trong đề xướng của Tổng thống Shanmugaratnam, đặc biệt là có “Trợ cấp cho những người có nhu cầu.” Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng một loại thuế khác được áp dụng cho công chúng mà vẫn cho phép các công ty làm những gì họ muốn với việc phát thải carbon sẽ khiến nhiều người khó chấp nhận. 

“Có rất nhiều sự đối kháng chính trị từ các quốc gia phát triển — về mặt chính trị, trong nội bộ. Ý tôi là, vừa mới đây chúng tôi nghe được một số ý kiến,” ông nói. 

“Vì vậy, để nói rằng chúng ta sẽ đánh thuế nhưng sau đó chúng ta sẽ chuyển hướng một số phần thuế đó sang các nước có thu nhập thấp sẽ là rất khó khăn về mặt chính trị, vô cùng khó khăn.” 

Thay vào đó, theo quan điểm của ông Al-Jadaan, nên tập trung vào việc giúp các nước nghèo đói tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho người dân của họ để họ có thể “thúc đẩy quá trình chuyển đổi của chính mình.” Ông cho biết có hơn 600 triệu người ở châu Phi không được tiếp cận với các tiện ích hiện đại cơ bản, chẳng hạn như điện, trong khi các thành viên diễn đàn đang ngồi trong một tòa nhà được kiểm soát khí hậu. 

Ông nói, “Vì vậy, nếu bảo họ rằng, hãy đi ăn bánh ngọt đi, tại sao mọi người lại tìm bánh mì chứ, thì theo tôi là đạo đức giả.”

Ông tiếp tục, “Họ có khả năng riêng của mình, cho phép họ sử dụng khả năng riêng của mình. Giúp họ sử dụng giới trẻ, trao quyền cho giới trẻ, trau dồi kỹ năng cho giới trẻ, đào tạo giới trẻ. Đó là điều thực sự sẽ thay đổi châu Phi và các quốc gia có thu nhập thấp khác.”


Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập chữa trị khoảng 1.000 người Gaza bị thương 

22/01/2024 – Reuters 

Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude.

Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude. 

Khoảng 1.000 người từ Gaza đã được chữa trị tại một bệnh viện dã chiến của Pháp trên một con tàu ngoài khơi Ai Cập, thuyền trưởng của tàu này cho biết về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho một số người trong khi cơ sở hạ tầng y tế ở vùng đất bị chiến tranh tàn phá này bị phá hủy.

Dixmude, một tàu chiến chở trực thăng của Pháp, đã cập cảng al-Arish của Ai Cập, cách Dải Gaza 50 km về phía tây, kể từ tháng 11. Tàu được trang bị các phòng bệnh, phòng mổ và 70 nhân viên y tế.

Gần 120 người bị thương đã trở thành bệnh nhân nội trú trên tàu, trong khi hàng trăm người khác đã được khám ngoại trú, bao gồm cả việc theo dõi các vết thương và các vấn đề tâm thần, thuyền trưởng Alexandre Blonce cho biết, nói rằng đây là một “nhiệm vụ chưa từng có”.

Các lực lượng Israel đã phát động cuộc chiến tổng lực nhằm loại bỏ nhóm Hồi giáo Hamas cầm quyền ở Gaza sau khi các chiến binh của nhóm này tràn qua biên giới vào các thị trấn và căn cứ phía nam Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt 253 con tin trở về vùng đất này. Hơn 25.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người dân Gaza đã phải vật lộn để được chăm sóc y tế tại quê hương mình trong khi hàng chục nghìn người bị thương, và hầu hết trong số 36 bệnh viện ở Gaza không còn hoạt động và những bệnh viện còn lại hoạt động quá công suất.

Israel đã nhắm mục tiêu vào các bệnh viện lớn nhất còn lại, nói rằng các chiến binh Hamas đang hoạt động ở đó, nhưng Hamas đã phủ nhận.

Những người may mắn đến được Ai Cập, như Ahmed Abu Daqqa, 16 tuổi, vốn bị thương vào ngày 1/11, phải chờ đợi rất lâu để được chăm sóc y tế.

Ahmed nói trên tàu Dixmude rằng các bác sĩ ở Gaza “đã lấy mảnh đạn ra” nhưng một tháng sau lại “phát hiện thêm mảnh đạn ở đầu gối” nhưng họ nói với em rằng họ “sẽ xử lý nó sau vì có quá nhiều ca phẫu thuật”.

Em nói thêm rằng “em đã cố gắng nhiều lần để được chuyển đi” trước khi đến Ai Cập để được chữa trị trên tàu Dixmude.

Em và những người khác trên tàu của Pháp đang chờ chuyển tiếp đến các bệnh viện ở Ai Cập hoặc nước ngoài.

Ý đã gửi một bệnh viện nổi tương tự đến bờ biển Ai Cập vào tháng 12.


XEM THÊM (HD PRESS)

Đức: Putin có thể tấn công các nước NATO trong 5 đến 8 năm tới

Các nước vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Nga và Belarus

Sophia Yan  James Jackson BÉC-LINNgày 19 tháng 1 năm 2024 • 5:40 chiều

Đức lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ra lệnh cho quân đội nước này tấn công một quốc gia NATO trong những năm tới
TÍN DỤNG: SERGEI SAVOSTYANOV/afp

Vladimir Putin có thể tấn công NATO trong vòng 5 đến 8 năm, Đức cảnh báo, khi các quốc gia vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus.

“Chúng ta phải tính đến việc một ngày nào đó Vladimir Putin thậm chí sẽ tấn công một quốc gia NATO,” Boris Pistorius, người bảo vệ Đức cho biết bộ trưởng.

Ông nói với Der Tagesspiegel, một tờ báo của Đức: “Các chuyên gia của chúng tôi mong đợi khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm để điều này có thể thực hiện được”. “Hiện tại tôi không nghĩ có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga”.

Châu Âu đang phải đối mặt với một “tình huống đe dọa quân sự… chưa từng có trong 30 năm qua,” ông nói thêm. “Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nghe thấy những lời đe dọa từ Điện Kremlin – gần đây nhất là nhằm vào những người bạn của chúng tôi ở Baltics.”

Các quốc gia vùng Baltic đang thực hiện các bước để tăng cường an ninh biên giới trước những lo ngại về an ninh gia tăng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.

Hầm được xây dựng dọc theo biên giới

Estonia, Latvia và Lithuania hôm thứ Sáu đã ký một thỏa thuận xây dựng các boongke trong vài năm tới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus, một đồng minh trung thành của Moscow.

Theo thỏa thuận được ký kết tại Riga, ba nước sẽ “xây dựng các cơ sở phòng thủ chống di chuyển trong những năm tới để ngăn chặn và, nếu cần thiết, chống lại các mối đe dọa quân sự”, Bộ Quốc phòng Estonia tuyên bố.

https://cf-particle-html.eip.telegraph.co.uk/9fd5442b-3232-4ff7-a665-b4a1259bce47.html?direct=true&id=9fd5442b-3232-4ff7-a665-b4a1259bce47

Kế hoạch và bình luận của ông Pistorius được đưa ra một ngày sau khi một quan chức quân sự hàng đầu của NATO cảnh báo rằng dân thường ở phương Tây phải chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới và sẵn sàng huy động nếu cần thiết.

Adml Bauer, một sĩ quan hải quân Hà Lan, chủ tịch ủy ban quân sự NATO, cho biết: Trong khi các quân đội khác nhau đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc bùng nổ chiến tranh, công chúng cũng phải sẵn sàng cho một cuộc xung đột có nghĩa là sẽ có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của họ.

Ông nói: “Chúng ta phải nhận ra rằng việc chúng ta đang trong hòa bình không phải là chuyện đương nhiên. “Và đó là lý do tại sao chúng tôi [NATO] đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga.

“Nhưng cuộc thảo luận rộng hơn nhiều. Đó cũng là nền tảng công nghiệp và cũng là người dân phải hiểu rằng họ đóng một vai trò nào đó.”

Thủ tướng Phần Lan hôm thứ Sáu cho biết Phần Lan, quốc gia trở thành thành viên mới nhất của NATO khi gia nhập vào tháng 4 năm ngoái, không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự trực tiếp nào từ Nga. Petteri Orpo nói: “Tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự ngay lập tức nào từ Nga đối với Phần Lan”. “Ở Phần Lan, chúng tôi ngủ yên giấc vào ban đêm vì chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng”.


Overlay7

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Ts. Nguyễn Văn Chữ*

Nghịch lý của Việt Nam: Tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa – The Diplomat

Saturday, January 20th, 2024

Cuộc đụng độ là một cột mốc quan trọng đối với yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc đánh dấu kỷ niệm 50 năm tuyên bố chủ quyền đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ miền Nam Việt Nam.

Bởi Christelle Nguyễn Ngày 19 tháng 1 năm 2024

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 11/01/2024: *Tô Lâm muốn TC giúp duy trì tuyệt đối ĐCSVN và XHCN. *Ba người Việt trong thùng đông lạnh. *”đểu cáng đã lên ngôi”. *Vắc-xin và test kit made in Vietnam…

Thursday, January 11th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Bộ trưởng Tô Lâm muốn Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN

10/01/2024

Bộ trưởng Tô Lâm muốn Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN

Bộ trưởng Tô Lâm (phải) và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Công an 

Bộ trưởng Tô Lâm hôm 10/1 đề nghị với lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc giúp đỡ về lý luận và thực tiễn trong việc duy trì vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Báo Công An Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – cho biết đề nghị này được đưa ra vào sáng ngày 10/1 nhân cuộc gặp giữa Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên.

Ông Trần Tư Nguyên sang Việt Nam lần này nhân Hội nghị đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất giữa Bộ Công an hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Bộ trưởng Tô Lâm nói đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối năm ngoái.

“Điều này thể hiện quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang trên đà phát triển tích cực, hiệu quả, thực chất, đúng như tinh thần Tuyên bố chung hai nước đã đề cập “Hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn”, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước.” – Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại cuộc gặp.

Theo Công An Nhân Dân, tại cuộc gặp, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị hai bên tăng cường trao đổi các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, chống tham nhũng, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, hai bên cũng cam kết thúc đẩy mạnh hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia bao gồm ma túy, buôn bán người, lừa đảo qua mạng, tuy bắt đối tượng truy nã và tôi phạm tổ chức người xuất nhập cảnh trái phép.

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài ở phía Bắc và thường xuyên có tình trạng người nhập cư trái phép giữa hai nước. Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ nhiều trường hợp người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Việt Nam và vi phạm pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp người Việt Nam bị lừa bán qua Trung Quốc.

Việt Nam cũng là nước đã từng bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích hồi năm 2022 khi bắt giữ nhà hoạt động Trung Quốc Đổng Quảng Bình và giữ kín thông tin này. Gia đình nhà hoạt động này lo lắng Hà Nội có thể trả ông về lại Trung Quốc.


Ba người Việt Nam được tìm thấy trong container đông lạnh tại Ireland

BBC News

11/01/2024

Các containers tại cảng Rosslare của Ireland

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Các container tại cảng Rosslare của Ireland

Hai trẻ em và 12 người lớn, trong đó có ba người Việt Nam, đã phải ‘đục một lỗ trong container vì họ không thở được’, theo báo The Irish Times. 

Cảnh sát Ireland đã bắt đầu mở một cuộc điều tra về buôn người sau khi phát hiện 14 người nhập cư không giấy tờ trong một container đông lạnh cập cảng Rosslare Europort sáng thứ Hai. 

Những người nhập cư này đã phải đục một lỗ từ bên trong thùng xe khi họ cảm thấy khó thở. 

Những người này gồm 10 người Kurd từ Iran và Iraq, trong đó có hai bé gái sáu và bốn tuổi; một người từ Thổ Nhĩ Kỹ và ba người từ Việt Nam, được phát hiện trên một con tàu chở hàng đi từ Zeebrugge (Bỉ) lúc ba giờ sáng. Cánh sát Ireland đang điều tra vụ việc.

Chín đàn ông, ba phụ nữ và hai bé gái đã được khám sức khỏe và có vẻ đều trong tình trạng tốt. 

Cảnh sát Wexford và Cục Nhập cư Quốc gia Ireland đang liên lạc với các đối tác nước ngoài thông qua Cảnh sát châu Âu (Europol) để điều tra vụ việc. Họ thẩm vấn 14 người thông qua phiên dịch. Thủy thủ đoàn đang hỗ trợ cảnh sát trong cuộc điều tra. Những người nhập cư này hiện đang được Cơ quan Bảo vệ Chỗ ở (IPAS) và Tusla, cơ quan về trẻ em và gia đình, giúp đỡ. 

Giới chức Ireland đang cố gắng tìm hiểu những người này được đưa vào container như thế nào. Chiếc container vốn được bốc gần Paris trước khi được vận chuyển tới Zeebrugge. 

Phát biểu tại một sự kiện về khoa học, Tổng thống Michael D. Higgins của Ireland đã kêu gọi tìm hiểu hoàn cảnh của những người tuyệt vọng, như những người được chuyển đi trong container kia. 

Ông nói: “Chúng ta thực sự chưa bỏ đủ công sức để lắng nghe câu chuyện của những người… đang tuyệt vọng đến thế.”

“Nếu chúng ta hiểu vấn đề di cư, chúng ta cần nhìn vào tình cảnh ‘bước đường cùng’ vốn đẩy nhiều người vào cảnh vay mượn và phải cậy đến những kẻ buôn người.”

Cuộc gọi vào đường dây nóng 999 hôm thứ Hai được cho là của một phụ nữ người Kurd trong container. Người phụ trách đường dây nóng đã yêu cầu kiểm tra một tàu hàng khi nó cập cảng Rosslare Europort. Cảnh sát biển của Anh Quốc nhận các cuộc gọi nói trên và đã liên lạc với cảnh sát Ireland. 

Cảnh sát Ireland đã sử dụng một phần tòa nhà ở cảng Rosslare để tiếp nhận 14 người này khi họ cập cảng, trong khi một số đơn vị từ Dịch vụ Cấp cứu Quốc gia đã có mặt để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết. 

Hành trình từ Zeebrugge tới cảng Rosslare thông thường mất 24 giờ tới hai ngày. 

Thành viên Đảng Lao động của Hạ viện Ireland tại Wexford, ông Brendan Howlin, cho biết 14 người này bị nhốt trong thùng xe đóng kín trong một ‘hành động nhẫn tâm vì lợi nhuận’. 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Eamon Ryan cho biết đã ‘thở phào’ vì không có thương vong nào.

Đây không phải là lần đầu tiên người nhập cư được cảnh sát tại Wexford phát hiện, sau khi họ trải qua một hành trình dài trong các xe chở hàng.

Năm 2001, 13 người được phát hiện trong một thùng xe lẽ ra chở đồ nội thất từ Milan cập cảng Rosslare. Tám người, trong đó có bốn trẻ em, đã chết ngạt sau năm ngày ở trong thùng xe. 

Năm 2019, 16 người đàn ông được tìm thấy sau xe tải trên một chuyến phà từ Pháp tới Wexford. 

Các vụ việc người Việt Nam bị phát hiện đi lậu sang các nước châu Âu vốn không phải là chuyện hiếm. 

Vụ 39 người Việt thiệt mạng năm 2019 trong một thùng xe đông lạnh khi đang tìm đường vào Anh đã gây chấn động thế giới.

Tuy nhiên, thảm kịch này không khiến những người khác từ các làng quê Việt Nam dừng việc bất chấp tính mạng để ra đi theo cách tương tự.

Mới đây nhất, ngày 27/9/2023, phóng viên BBC News Tiếng Việt sau khi nhận được cuộc gọi cầu cứu đã báo với cảnh sát Pháp để giải cứu thành công sáu người, gồm bốn phụ nữ Việt Nam và hai phụ nữ Iraq trốn trong thùng xe tải trên một đường cao tốc ở Pháp. 

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgl44zyvxx9o


Bs. Võ Xuân Sơn – Tởm lợm

10/01/2024

Đọc thông tin nguyên tòa nhà lớn đang được xây dựng trong Đồi Cù Đà Lạt hoàn toàn không có phép, một tòa nhà khác tại đó thì xây dựng sai phép hơn 3.000m2, tôi hơi ngỡ ngàng.

Ảnh: Công trình sai phép và không phép bên trong Đồi Cù Đà Lạt. Nguồn: Báo TT 

Nhưng thực ra thì cũng chỉ hơi ngỡ ngàng một chút xíu thôi. Vì những chuyện như thế này không còn là chuyện gì ghê gớm ở cái đất nước “chưa bao giờ được như hôm nay”.

Còn nhớ khi tôi xây nhà, cậu trông coi trên đó nói, rằng cứ mỗi khi có ai phá rừng, san ủi hay dựng nhà màng bên sườn núi đối diện, là thế nào các anh cũng ghé kiểm tra công trình. Sau này, không biết ai nói mà cậu ấy kết luận, là cứ có ai tố cáo việc phá rừng, san ủi, xây dựng trái phép ở bên sườn núi đối diện, thì các anh ấy đến kiểm tra nhà tôi, và về báo cáo là xây dựng có phép và đúng phép.

Ở đất nước này ngày nay, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chuyện gì, dù nó có khó tin đến đâu, dù nó có phi lí đến đâu, dù nó có táng tận lương tâm đến đâu, đều có thể là có thật ở đất nước này trong thời hiện tại. Vụ Việt Á, một vụ án mà về mức độ táng tận lương tâm của những kẻ phạm tội, có thể nói là chưa bao giờ có tiền lệ trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt, và cũng chưa nghe ai nói là ở đâu trên thế giới có vụ án nào tương tự, nhưng phiên tòa diễn ra nó lại hết sức “nhân văn”, và rất nhiều tình tiết hài hước.

Thế mà tôi đã từng, đề nghị một cách rất chân thành, rằng cần có quốc tang cho mấy chục ngàn người dân chết vì dịch bệnh. Sao tôi lại có thể nghĩ là họ, những kẻ đang đùa giỡn tại tòa, rằng họ đi nghỉ dưỡng, rồi thả tim, cười cợt với nhau, đang thể hiện phong độ, “mòn vân tay”, rồi kể lể công lao… có thể đồng ý và cho phép tổ chức quốc tang cho những người xấu số?

“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.

______

Bài liên quan: Tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt chắn núi Langbiang là công trình không phép (TT). – Tận thấy tòa nhà CLB golf ‘khủng’ xây không phép sừng sững ở Đồi Cù – Đà Lạt (TP). – Phạt chủ đầu tư tòa nhà không phép trong Đồi Cù Đà Lạt (TT). – Chủ tòa nhà xây không phép ở đồi Cù Đà Lạt bị phạt 240 triệu đồng (VNE).


Lâm Đồng buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình sai phép của toà nhà Đồi Cù trước 25/1

RFA
11/01/204

Lâm Đồng buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình sai phép của toà nhà Đồi Cù trước 25/1

Công trình không phép, sai phép tại sân golf Đà Lạt 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngbaodautu.vn 

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định các sai phạm của tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt, yêu cầu tháo dỡ các hạng mục vi phạm, đồng thời xử phạt 240 triệu đồng với chủ đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh đồng thời chỉ đạo xử lý cán bộ buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm trong dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù, TP Đà Lạt.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 11/1 dựa theo nội dung văn bản chỉ đạo xử lý các sai phạm tại công trình xây dựng trên do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong cùng ngày.

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp ký, nêu rõ xử lý nghiêm việc vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt, đồng thời yêu cầu UBND TP Đà Lạt khẩn trương lập hồ sơ xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án này theo thẩm quyền và quy định.

Yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình tự ý xây dựng không phép, sai phép; hoàn thành trước ngày 25/1.

Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm (sai phép, không phép) theo quy định.

Trước đó, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã quyết định xử phạt Công ty Hoàng Gia Đà Lạt 240 triệu đồng vì xây dựng không phép của dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù.

Vào tháng 4/2023, UBND TP Đà Lạt và phường 1 đã lập biên bản và yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công. Tuy nhiên đơn vị này phớt lờ, vẫn tiếp tục thi công xây dựng cho đến nay.

Công trình được dư luận phản ánh vì chắn toàn bộ hướng nhìn từ hồ Xuân Hương về núi Langbiang này hoàn toàn không có giấy phép và không có trong quy hoạch hiện hành. Tòa nhà không có giấy phép có bốn tầng nổi, diện tích xây dựng hơn 4.400m2.


Lê Học Lãnh Vân – Vắc-xin và test kit made in Vietnam 

10/01/2024

Cuối năm 2023 này, Việt Nam lôi một số người ra tòa, trong đó có vụ án Việt Á. Vụ này rất đặc biệt bởi tính chất của sự việc, phải nói là đặc biệt vô tiền khoáng hậu cả trong chuyên môn lẫn trong đạo đức. 

Trong lúc việc xét xử được tiến hành theo tinh thần được tuyên bố  “kiên quyết không bao che tội phạm”, bên ngoài tòa án cả xã hội phất phơ như một cọng lông thả trong gió theo xá lợi tóc… 

Khoảng thời gian này hai năm trước, Việt Nam bùng nổ dịch Covid. Các biện pháp cực đoan được cấp tốc ban hành. Trong hoàn cảnh đó, quan chức chính phủ rộn rịp hô hào đầu tư sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Phải dựng niềm tự hào của Việt Nam cao ngất ngưỡng, thắp ngọn đèn Việt Nam chói lòa thế giới! Các nhân vật cao tót vời trong giới chức trách tới thăm phòng thí nghiệm này nọ, chích thuốc mẫu gieo niềm tin…

Tôi gọi điện thoại cho khoảng chục người có tiếng nói trong xã hội. Hôm nay xin được công khai tên hai người bạn trong số đó, anh Nguyễn Ngọc Chu, nhà toán học ở Miền Bắc, và anh Đỗ Hòa, nhà tư vấn quản trị ở Miền Nam. Nội dung các cuộc gọi ấy là mong các anh giải bày cho xã hội biết rằng không thể mong Việt Nam sản xuất được vắc-xin Covid thế hệ mới, cũng không tin tưởng Test Kit Việt Á được. 

VỀ SẢN XUẤT VẮC-XIN TRONG NƯỚC

Lý do chuyên môn có thể viết rất dài, chỉ xin nêu vài điểm chính của lập luận:

1) Nếu làm nghiêm túc, việc đầu tư một phòng thí nghiệm sản xuất vắc-xin như vậy rất tốn kém, và không thể “cấp tốc”. Bởi vì phần cứng của một phòng thí nghiệm như tòa nhà, phương tiện làm thí nghiệm, các tiện ích chuyên môn… ít quan trọng hơn phần mềm nhiều. Phần mềm là đội ngũ làm việc! Phần cứng ít quan trọng hơn nhưng cũng không dễ đạt các tiêu chuẩn thông thường, tiêu chuẩn chuyên môn để được cấp phép hành nghề cho phòng thí nghiệm mới!

2) Làm sao lập đội ngũ chuyên môn “cấp tốc” cho phòng thí nghiệm đó? Phải có người cấp cao, cấp trung, cấp thấp… Việt Nam có những cá nhân rất giỏi, làm việc trôi chảy trong các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới. Nhưng việc lập một đội ngũ chuyên môn làm việc như vậy ở Việt Nam thì còn xa lắm với tính khả thi! Bởi vì cần tính kỷ luật cao, cần tinh thần phối hợp cả trong những việc tưởng như rất nhỏ… 

Sai một chi tiết nhiệt độ, thời gian có khi sai cả kết quả. Có cái sai vô tình, có cái sai cố ý như ngày hết hạn của một nguyên liệu có thể bị đẩy lùi. Có khi một cái sai được giấu diếm, khiến kết quả cuối cùng sai lệch mà không ai hay có thể gây hậu quả rất trầm trọng. Phương pháp kiểm nghiệm thành phẩm cuối cùng, về mặt chuyên môn và về mặt đạo đức chuyên môn, không chắc phát hiện hết sai sót có thể… Tóm lại Việt Nam đang thiếu cái cần nhất của đội ngũ nhân lực: giá trị đạo đức cốt lõi của sống và làm việc!  

3) Khi bình thường không có chương trình dự phòng xa cho một việc cần đầu tư cao cấp và tinh tế. Khi sự việc xảy tới mới “cấp tốc”, thì trong cái ý muốn “cấp tốc” đó có bao nhiêu phần thiệt lòng và bao nhiêu phần “té nước theo mưa”, “thừa gió bẻ măng” kiếm tiền bỏ túi trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cộng đồng, sống chết của quốc gia? Dù kẻ lập chương trình có “thiệt lòng” còn thấy phần thất bại gần như chắc chắn, huống chi…  

VỀ TEST KIT CỦA VIỆT Á

Tôi cho rằng không thể tin được test kit Việt Á.

1) Việc sản xuất thì đã nói như trên cho vắc-xin. Dù vắc-xin phức tạp hơn Test Kit Việt Á nhiều lần thì điều căn bản nhất của đội ngũ sản xuất Test Kit vẫn như trong sản xuất vắc-xin: đạo đức! Thí dụ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thành phẩm, lương tâm nghề nghiệp… Ấy là chỉ nói kiểm tra trong nội bộ Việt Á!

2) Ai xác nhận quy trình sản xuất của Việt Á, chất lượng sản phẩm của Việt Á? Ai cấp phép cho Việt Á? Có sự độc lập không? Có lương tâm và đạo đức chức nghiệp trong việc cấp phép không? Có đức liêm chính không?

3) Với một doanh nghiệp có tầm hoạt động rộng như vậy về khách hàng đích (targeted customers), với lợi tức khủng như vậy, chỉ một mình Việt Á có thể nước lã quậy nên hồ được không? Bao nhiêu khâu cần vượt qua, từ dễ là cấp phép đầu tư tới rất khó là chứng chỉ hành nghề, giấy phép lưu hành sản phẩm. Đơn vị thời gian thực để có các giấy phép này trung bình tính bằng năm, dài là hàng năm với các điều kiện không hề dễ đạt! Nhiều điều kiện không chỉ là điều kiện chuyên môn!

QUAN SÁT HỒI KẾT CỦA PHIÊN TÒA 

Và cá Việt Á vẫn vượt các ghềnh thác “vũ môn” thật tài tình để “hóa long”!

Nay, Việt Á bị lôi ra tòa vì bao nhiêu phạm pháp trên con đường “hóa LONG”. Những phạm pháp vô tiền khoáng hậu, xúc phạm nhân phẩm, tàn phá đạo đức hành chánh công ở mức sâu, rộng, góp “công” lớn làm thiệt mạng nhiều người dân, phá vỡ các dây chuyền cung ứng trong sản xuất sản xuất khiến nền kinh tế cả quốc gia bị “đông cứng”. Tất cả chỉ vì loại tiền đáng khinh bỉ của hai trăm ngàn đô la “bỏ quên” trong nhà xe dơ bẩn! Với bao nhiêu hậu quả như vậy, người ta bàn tán: Có thể coi tội Việt Á là phá hoại quốc gia không? 

Nay, với việc xét xử Việt Á như người dân chứng kiến, câu hỏi khác được đặt ra: quốc gia còn gì để phá?

Mà thế giới bên ngoài đang vần vũ bão giông…


Nguyễn Thông – Vàng, ngân hàng và kinh tế thị trường có đuôi 

10/01/2024

Chờ mãi chờ mãi, chả thấy các nhà kinh tế, những đấng bậc giáo sư tiến sĩ, những chuyên gia tài chính ngân hàng lên tiếng vạch vòi bản chất của vụ giá vàng ầm ầm lên đỉnh hôm 27.12. 

Thực ra cũng có đôi lời phân tích này nọ nhưng chủ yếu là ve vuốt, bênh cho cách điều hành của các đương sự chịu trách nhiệm về mảng ngân hàng, tài chính, rằng thì là mà thế này, rằng thì là mà thế nọ.

Cách nay gần nửa tháng, ngày 26.12.2023, giá vàng vọt lên hơn 79 triệu đồng/lượng. Sáng hôm sau, được đà, vàng đắc chí vượt luôn mức 80 triệu, điều chưa từng thấy trong lịch sử xứ này kể từ khi có… vàng. 

Kẻ mua người bán tấp nập, có người còn bảo mốc 100 triệu không xa. Lại thêm người nhắc có ông lớn bảo vàng trong dân còn nhiều lắm, hơn 500 tấn cơ. Lại có người thủng thẳng nhà nước thiếu gì tiền mua vàng, cả tỉ mỗi lượng cũng chấp, bằng chứng là mọi giao dịch đều tinh tiền 500 nghìn mới cứng, in dễ ợt, v.v…

Coi mòi không ổn, ngày 27.12, người đứng đầu chính phủ chỉ thị Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để chênh lệch giá trong nước và quốc tế ở mức cao. Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến thế giới và trong nước, không chấp nhận kiểu giá chênh lệch vô lý.

Ngày 03.01, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú dứt khoát “giá thế giới tăng một mà trong nước tăng ba là không chấp nhận được”, nhưng lại đổ cho nguyên nhân khách quan, “nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất đầu cơ đã xuất hiện khiến thị trường biến động mạnh những ngày qua”. Tuy nhiên, ông phó cũng khẳng định Nhà nước không chấp nhận sự chênh lệch giá vàng với thế giới lên đến 20 triệu đồng/lượng như mấy ngày qua…

Điểm lại chút ít như vậy để thấy rằng cả ông Chính ông Tú cũng như nhà nước hiện tại thấy sự chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới là điều không thể chấp nhận, thậm vô lý, hoàn toàn không theo quy luật kinh tế thị trường. Nói trắng ra, nó chính là kết quả không thể tránh khỏi của tư duy quản lý bao cấp, độc quyền, bảo thủ vẫn tồn tại tới bây giờ. Nó là biểu hiện rõ nhất của thứ kinh tế thị trường có đuôi, nửa nạc nửa mỡ, mà nhẽ ra phải dứt khoát cắt bỏ cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” ấy. 

Ngay cả việc ông Chính ra lệnh, rồi lập tức giá vàng tụt xuống, cũng chẳng hay ho gì. Quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính chứ không bằng quy luật kinh tế thì dĩ nhiên kết quả chỉ nhất thời, một sớm một chiều. Xứ này đã bị biết bao bài học xương máu, tàn hại, lụn bại, đau đớn từ kiểu kinh tế mệnh lệnh ấy, nhưng họ chưa tỉnh.

Rất nhiều năm qua, giá vàng trong nước luôn lệch, cao hơn giá vàng thế giới. Cũng đã không ít người tử tế lên tiếng về tình trạng “một mình một chợ”. Về cái gọi là “Việt Nam làm được những điều thế giới không làm được” như lời ông bộ trưởng 4T từng ca ngợi, nhưng nhà cai trị luôn bỏ ngoài tai. 

Thậm chí còn có những “trung thần” lên tiếng dạy dỗ rằng không biết gì về quản lý kinh tế, về tài chính ngân hàng thì đừng có ý kiến ý cò, đừng xía vào chuyện của người ta. Có giỏi thì đứng ra làm, giá cao chênh lệch như thế thì mới tránh được bệnh chảy máu vàng, chảy máu ngoại tệ, cao như thế là đúng rồi, v.v…Nay cả thủ tướng lẫn ông phó thống đốc “không chấp nhận” sự vô lý ấy, vậy nhưng chả thấy họ dạy dỗ, chê cười hai ông gì cả. Rõ cái thói đời “phù thịnh chứ ai phù suy”, phù người có chức quyền chứ ai phù kẻ dân thường.

Chính sách “một mình một chợ” với vàng trong nước luôn cao hơn giá quốc tế đâu phải mới diễn ra gần đây, mà đã qua nhiều đời thống đốc ngân hàng. Ít ra cũng từ đời ông Nguyễn Văn Giàu, rồi Nguyễn Văn Bình (Bình ruồi), Lê Minh Hưng, tới bà Nguyễn Thị Hồng đương nhiệm. Các vị ấy là chuyên gia, thủ lĩnh về ngân hàng nhưng đều nhắm mắt bịt tai, hoặc cố ý duy trì “sự không thể chấp nhận”. Nay thủ tướng chỉ ra bản chất vấn đề giá vàng, chẳng biết họ có chịu tiếp thụ, nhận ra mà sửa sai, để vàng về với kinh tế thị trường, đoạn tuyệt với kinh tế tập trung, chỉ đạo.

Suốt bao nhiêu năm, giá vàng trong nước cao hơn hẳn giá trên thị trường thế giới, cụ thể nói đâu xa, ở láng giềng Campuchia. Những vụ buôn lậu vàng từ Cam về Việt Nam, trong đó có vụ Mười Tường, chẳng qua cũng từ chính sách này mà ra. Xử gốc không xử, tinh dững xử ngọn.

Lò chống tham nhũng, tiêu cực từng lôi cả nguyên cả cựu ra đốt. Chả nhẽ nguyên cựu của mảng tài chính, ngân hàng thì được ưu tiên, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?


Overlay7

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Ts. Nguyễn Văn Chữ*

Đường sắt Côn Minh- Hải Phòng: Trăm năm con tạo xoay vần . Phần 1

Thursday, January 4th, 2024

Gồm 2 phần

02/01/2024 Tùng Phong /VOA

” Câu chuyện về ngành đường sắt nói chung và tuyến đường sắt Hải Phòng – Côn Minh nói riêng có thể coi như một lát cắt lịch sử đầy thăng trầm, bi kịch của đất nước, dân tộc. Giờ đây, lịch sử đó sắp sang trang, nhưng trang tiếp tới là “bi” hay là “hùng”, là “hưng” hay “phế” thì không rõ. Bởi lẽ, quyền quyết định, có lẽ, đã không còn trong tay Việt Nam”.

Trong chuyến công du của Tập Cận Bình vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 36 thỏa thuận hợp tác. Trong đó, tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai khổ 1,435m được điện khí hóa là dự án trọng điểm.
(more…)

So sánh: Đường sắt Indonesia và Việt Nam

Tuesday, January 2nd, 2024
May be an image of train and text
(more…)

Hiện tượng ‘ba số 0’ là báo động đỏ đối với kinh tế Trung Quốc

Thursday, December 21st, 2023

Bảo Nguyên tổng hợp

21/12/2023

” Thống kê cho thấy, quý I năm ngoái, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc là 101,2 tỷ USD; trong quý II năm nay, đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đạt 4,9 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1998.

Một dữ liệu khác: Năm 2023, chỉ có 8 quỹ ngoại tệ được huy động ở Trung Quốc; so với 114 vào cùng kỳ năm trước; và 792 trong cùng kỳ năm trước nữa. Trong nửa đầu năm 2023, các quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào Trung Quốc chỉ huy động được 1,4 tỷ USD. So với gần 50 tỷ USD nửa đầu năm 2021, số liệu này cũng “cơ bản tiệm cận con số 0”.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 19/12/2023: *Giám đốc Tài chính TP HCM bị bắt do nhận hối lộ. *Đà Nẵng: Bắt giám đốc Cty Thép lừa đảo. *Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang TQ phải “giải cứu” *Hai cựu CT Khánh Hòa bị phạt thêm 9 năm tù. *Nông nghiệp VN: đang đi đúng trên con đường sai. *Vụ Việt Á: Sắp xử sĩ quan Học viện Quân Y. * VN mời ĐGH Phanxicô thăm VN. * Bần cùng hóa và mất niềm tin. *Mỹ nói cam kết QP Việt-Trung không ảnh hưởng tới Việt-Mỹ

Tuesday, December 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ

RFA – 19/12/2023

Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ

Ông Lê Duy Minh 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 18 tháng 12 năm 2023

Tuesday, December 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Microsoft bắt được những trang chủ của nhóm đặt tại VN bị cho bán hàng triệu tài khoản giả mạo

16/12/2023

Microsoft bắt được những trang chủ của nhóm đặt tại VN bị cho bán hàng triệu tài khoản giả mạo

Phần mềm “robot mạng” của Storm-1152 đã đánh bại các công cụ bảo mật của Microsoft như CAPTCHA. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

(more…)

Thời sự Thứ Tư 06/12/2023: *TT Ukraina nói chuyện với G7. *Philippines mở căn cứ hạm đội tại Vịnh Subic. *Ukraine có thể ‘thua’ nếu Mỹ hoãn viện trợ. *Anh thắt chặt nhập cư. *WTO đánh giá Hồng Kông. *Quân Israel tràn ngập Gaza. *“Ngân hàng ngầm” TQ rửa tiền cho mafia Ý. *Zhongzhi Enterprise Group (ZEG) gặp nguy. *Núi lửa Marapi bất ngờ hoạt động ở Indonesia, 22 nhà leo núi thiệt mạng 

Wednesday, December 6th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Ukraina nói chuyện với các lãnh đạo G7 sau khi bất ngờ hủy bỏ cuộc họp với Thượng Viện Mỹ

Trọng Nghĩa /RFI – 06/12/2023

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vào hôm nay, 06/12/2023 tham gia một cuộc họp trực tuyến cùng với các lãnh đạo nhóm G7 sau khi ông đột ngột hủy bỏ bài phát biểu qua cầu truyền hình trước Thượng Viện Mỹ vào hôm qua. 

Ukraine's Foreign Minister Dmytro Kuleba is seen on a monitor as Germany's Foreign Minister Annalena Baerbock, U.S. Secretary of State Antony Blinken, Japan's Foreign Minister Yoko Kamikawa, Canada's

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trên màn hình), các ngoại trưởng G7, và đại diện ngoại giao Liên Âu, ngoại trưởng Anh, tham dự một phiên họp tại Nhà khách Iikura, ngày 08/11/2023, ở Tokyo, Nhật Bản via REUTERS – POOL 

(more…)

Thời sự Thứ Sáu 01/12/2023: *Philippines xây trạm tuần duyên trên đảo Thị Tứ. *TQ cần ‘cẩn thận’ thống trị đất hiếm. *Cựu BT Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates: Quan Hệ Quân Sự Với TQ *Đài Loan khuyến cáo người già, trẻ em dịch viêm phổi tại TQ. *Indonesia tăng 20% ngân sách quốc phòng 2024. *Chủ tịch 2 công ty Tập đoàn Zhongzhi TQ mất liên lạc

Friday, December 1st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Philippines xây trạm tuần duyên mới trên đảo Thị Tứ ở Biển Đông 

01/12/2023 – Reuters 

Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (ảnh tư liệu, tháng 4/2017).

Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (ảnh tư liệu, tháng 4/2017). 

(more…)

Người Việt hải ngoại biểu tình chống cộng sản Võ Văn Thưởng và Tập Cận Bình tại diễn đàn APEC San Francisco, 2023

Sunday, November 26th, 2023
(more…)

Tuyên bố chung về Đối thoại Bộ trưởng 2+2 thường niên Ấn Độ-Mỹ lần thứ 5 

Saturday, November 11th, 2023

(Về quốc phòng, chống khủng bố,  hợp tác khoa học, công nghệ, y tế, ngoại giao..)

image.png

Ngày 10 tháng 11 năm 2023 |   

(more…)

Người bất đồng chính kiến ‘cầu nối’ của Bắc Kinh Peng Lifa để lại di sản ở Trung Quốc

Thursday, October 26th, 2023

Ngày 25 tháng 10 năm 2023 lúc 2:19 chiều EDT

Micah McCartney Phóng viên tin tức Trung Quốc tự do

Nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc Peng Lifa (Bành Lập Pháp), hay còn gọi là “Người đàn ông trên cầu”, vẫn bị giam giữ, nhưng một nhà hoạt động nhân quyền nói với Newsweek rằng ứng cử viên giải Nobel Hòa bình đã để lại dấu ấn lâu dài trong xã hội bằng cách thách thức nhà lãnh đạo quyền lực nhất đất nước trong nhiều thập kỷ.

(more…)

Thời sự Thứ Năm 12/10/2023: *Israel thề “khai tử” Hamas, Hamas chuẩn bị chiến tranh, Ngoại trưởng Mỹ đến Israel, ĐCSTQ hưởng lợi từ ​​cuộc chiến, Putin đổ lỗi cho Mỹ *Smartphone có thể tự sửa màn hình 5 năm tới *Google sẽ không cần mật khẩu *Nhà sản xuất xe điện TQ xin phá sản *Dấu chấm hỏi cho kinh tế của Biden *EU đòi Elon Musk kiểm duyệt X

Thursday, October 12th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Thủ tướng Israel thề “khai tử” Hamas

Thanh Hà /RFI – 12/10/2023

Khi thông báo thành lập “chính phủ đoàn kết” khẩn cấp và một “hội đồng chiến tranh” vào tối qua 11/10/2023, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cam kết sẽ “khai tử” phong trào Hồi Giáo Hamas, “số phận của mỗi chiến binh Hamas đã được an bài”

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu họp chính phủ tại văn phòng thủ tướng ở Jerusalem, Israel, ngày 27/09/2023.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu họp chính phủ tại văn phòng thủ tướng ở Jerusalem, Israel, ngày 27/09/2023. via REUTERS – POOL 

(more…)

Tập Trọng hủy hoại tương lai của con cháu bạn ra sao? – Ts. Phạm Đình Bá

Wednesday, September 27th, 2023

27/9/2023

Ban đầu, TQ dường như đều làm đúng mọi chuyện. TQ dường như – ít nhất là đối với một số người – đã phát triển một hệ thống vượt trội hơn sự lộn xộn và có vẻ hỗn loạn của các hệ thống thị trường ở phương Tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Nhưng bức tranh TQ luôn là ảo tưởng.

Thành công của TQ không phải do tính ưu việt vốn có của hệ thống cộng sản mà do thực tế là đất nước này quá nghèo ngay từ đầu. Nhà nước chưa phát triển của TQ đã tạo đòn bẩy to lớn cho dòng vốn đầu tư từ phương Tây và Nhật Bản bắt đầu ngay sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa TQ. “

How to End Poverty in Vietnam - Soapboxie
(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 27/9/2023: *HRW: trả tự do cho Hoàng Thị Minh Hồng *Bộ phim VTV về người H’mong gây kỳ thị *Cán bộ Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại TQ – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh? *Bamboo Airways gặp khó khăn tài chính *Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

Wednesday, September 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


HRW kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng

Thanh Phương /RFI

27/9/2023

Tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch hôm nay, 27/09/2023, ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, đồng thời trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện. Ngày mai, Hoàng Thị Minh Hồng sẽ bị đem ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh. 

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch.

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. © Human Rights Watch 

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đã bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ngày 30/05 về tội “trốn thuế” và bà có thể lãnh án tù lên tới 7 năm. Trước khi bị bắt, vào tháng 10/2022, Hoàng Thị Minh Hồng đã bất ngờ đóng cửa tổ chức CHANGE VN mà không đưa ra lời giải thích nào. Đây là một tổ chức phi chính phủ do bà sáng lập vào năm 2013, chuyên về các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm, động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. 

Trong thông cáo, Human Rights Watch nhắc lại là trong hai năm qua, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực môi trường như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương vào năm 2021, Ngụy Thị Khanh và Hoàng Ngọc Giao vào năm 2022. Tất cả đều bị bắt và bị xử với tội danh “trốn thuế”. Nhờ áp lực của quốc tế mà Mai Phan Lợi và Ngụy Thị Khanh đã được trả tự do trước thời hạn.

Human Rights Watch lưu ý là các vụ đàn áp nói trên diễn ra vào lúc chính phủ Hà Nội đang nỗ lực thực hiện cam kết về giảm phát thải khí carbon thông qua chương trình “Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng” (JETP), với tài trợ từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước thành viên lớn của khối này. 

Tổ chức nhân quyền của Mỹ còn nhấn mạnh là chỉ vài ngày sau khi tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam, hôm 15/09, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ thêm một nhà hoạt động môi trường hàng đầu, đó là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành tổ chức mang tên Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIET). Đây là tổ chức làm việc cùng với Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ để cố vấn cho việc thực hiện chương trình JETP.


Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Trường Sơn

26/9/2023

Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Phụ nữ H’mong chơi với trẻ nhỏ ở chợ phiên ở Lào Cai hôm 5/4/2015 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Những người đàn ông H’mong nói giọng Kinh chưa sõi, say rượu, đánh vợ, cố níu kéo phong tục đám ma dài ngày, tốn kém, trong khi những người phụ nữ H’mong với đàn con nheo nhóc trông có vẻ khổ sở và cam chịu là những hình ảnh được Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên trong bộ phim truyền hình nhiều tập có tên Cuộc Chiến Không Giới Tuyến đang được chiếu hàng tuần trên hệ thống truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, những gì được truyền hình Nhà nước trình chiếu về một nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã vấp phải những  phản ứng gay gắt từ những người H’mong vốn không lạ gì về chính sách tuyên truyền của Đảng và Chính phủ về cái mà họ gọi là các ‘hủ tục’ của người dân tộc.

Xúc phạm người H’mong

“Dân tộc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, chả nhẽ 54 dân tộc Việt Nam này chỉ mỗi người H’mong lạc hậu thôi sao? Tuy nhiều nơi còn lạc hậu thật nhưng cũng không đến nỗi vậy, nhiều câu nói toàn bịa đặt.”

Đây là một trong rất nhiều bình luận xuất hiện trên trang Facebook VTV Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, sau khi kênh này cho đăng tải một video trích đoạn của bộ phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến.

Hàng trăm người H’mong khác cũng đã để lại rất nhiều bình luận bày tỏ sự giận giữ của họ ở phần bình luận dưới đoạn phim.

vtvcuocchienkogioituyen.jpeg

Những bình luận phê phán bộ phim dưới đoạn phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến của VTV 

Trích đoạn trên nói về nỗ lực của các bán bộ bộ đội biên phòng người Kinh trong việc xoá bỏ phong tục ma chay của người H’mong. Còn người H’mong xuất hiện trong trích đoạn này thì được phác hoạ dưới hình ảnh ngây ngô, thiếu hiểu biết, say xỉn và bảo thủ, muốn tổ chức đám tang kéo dài bảy ngày, giết trâu, bò lợn để mời cả bản gây tốn kém, trước khi chôn người quá cố.

Hầu hết các bình luận đến từ người H’mong đều cho rằng bộ phim đã tuyên truyền sai sự thật về đời sống văn hoá của họ. Thậm chí cáo buộc đài Nhà nước xúc phạm đời sống tâm linh, văn hoá của người H’mong.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, mục sư Sùng Sẹo Hoà, một người H’mong xuất thân từ tỉnh Lào Cai hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết quan điểm của ông:

“Chắc là chính sách của họ có ý định để bắt người H’mong mang ơn họ, họ nói là chính quyền hay Nhà nước làm tốt để tuyên truyền, để tạo điều kiện, để dạy dỗ cho người H’mong để thay đổi cuộc sống văn minh nọ kia.

Nhưng sự thật là người H’mong đã tự cảm nhận được điều đó, và đã tự thay đổi, tự suy nghĩ, và tự chỉnh sửa rồi.”

Người H’mong đã tự thay đổi

Theo mục sư Sùng Seo Hoà thì trong việc thay đổi những tập tục không còn được coi là phù hợp nữa, mà cụ thể ở đây là tục ma chay, thì bản thân người H’mong đã nhận ra vấn đề và chủ động thay đổi nếp sống của họ, chứ không cần phải cậy nhờ đến sự giáo dục của Nhà nước.

Trên thực tế, cộng đồng người H’mong từ lâu đã hình thành xu hướng từ bỏ những tập tục bị cho là lạc hậu, trong đó có tục ma chay – vốn yêu cầu việc để xác chết ở nhà trong bảy ngày trước khi đem chôn. Một trong những người cổ vũ việc cải cách tích cực nhất là ông Dương Văn Mình.

Ông này được biết đến là người sáng lập ra đạo Dương Văn Mình, một tín ngưỡng địa phương của người H’mong ở Cao Bằng, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Đạo này chủ trương bãi bỏ tập tục ma chay cũ để hướng tới việc tổ chức đám tang một cách đơn giản, và phù hợp với điều kiện sống mới hơn.

Việc này tưởng như là đã đi đúng với chính sách tuyên truyền của Nhà nước. Thế nhưng chính quyền trung ương và chính quyền các tỉnh có tín đồ đạo Dương Văn Mình đã ra sức ngăn cấm đạo này. Bản thân ông Dương Văn Mình đã từng bị bắt đi tù, những người H’mong tin theo ông này bị đe doạ, sách nhiễu, và ép bỏ đạo. Những cơ sở tâm linh của họ bị đập bỏ.

Báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cáo buộc: “Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, tập hợp quần chúng; lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, khuếch trương tên tuổi, âm mưu ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước của người Mông” do Dương Văn Mình làm “thủ lĩnh””.

Trao đổi với đài RFA từ nước Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Chủ tịch tổ chức VETO!, chuyên theo dõi tình hình đàn áp đối với đạo Dương Văn Mình, cho biết quan điểm của ông về nghịch lý trên:

“Tôi biết rằng chính ông Dương Văn Mình khi còn sống cũng không hiểu được rằng tại sao ông bỏ ma theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bị Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cho là sai và xuyên tạc là ông chủ trương bỏ bàn thờ tổ tiên.

Tôi biết người H’mong xem trọng tình gia đình, dòng tộc, kể cả người theo đạo Dương Văn Mình. Tín đồ theo đạo Dương Văn Mình chỉ bỏ các bàn thờ ma vì họ sợ ma làm hại họ. Ma mà họ hiểu ở đây gồm các loại ma xấu chứ không phải là vong hồn của ông bà, cha mẹ mà họ thương yêu.

Bây giờ có một số cán bộ chính quyền nói rằng ông Dương Văn Mình chẳng đem lại cái gì mới mà chỉ nhái lại cái mà Nhà nước chủ trương. Vậy thì (họ) đã công nhận ông Dương Văn Mình làm đúng theo chủ trương của Nhà nước nhưng tại sao vẫn phải đàn áp tín đồ? Tôi không hiểu sự mâu thuẫn này!”

Tuyên truyền chia rẽ các sắc tộc

Chịu chung số phận với đạo Dương Văn Mình còn có những tín đồ của đạo Tin Lành. Người H’mong khi theo đạo Tin Lành thường sẽ từ bỏ những tập tục mà chính Nhà nước gọi là “hủ tục”, thế nhưng bản thân tôn giáo này cũng chịu sự áp bức rất lớn từ phía chính quyền. Trong đó có việc bỏ tù các chức sắc, trục xuất tín đồ khỏi địa phương, hay các hình thức bách hại khác.

Báo cáo tôn giáo 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Trong năm 2022, điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam xấu đi. Giới chức chính quyền gia tăng việc kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các nhóm không đăng ký, các nhóm độc lập bao gồm những người H’mong và người Thượng theo Tin lành”.

Có sự gia tăng đáng kể về số vụ giới chức chính quyền địa phương bắt ép các tín đồ Thiên chúa giáo người H’mong phải công khai bỏ đạo, bao gồm cả những người theo các nhóm đạo được Nhà nước nhìn nhận. Những người từ chối bỏ đạo phải đối mặt với việc bị đe dọa, sách nhiễu, bị phạt nặng, tịch thu tài sản, không được cấp giấy khai sinh” – báo cáo viết.

Hệ luỵ của đường lối tuyên truyền của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số nói chung và người H’mong nói riêng, theo một người dân tộc Tày được đài Á châu Tự do phỏng vấn, là gây ra tình trạng người Kinh tự cho mình là thượng đẳng so với các sắc dân khác. Người này phát biểu dưới điều kiện ẩn danh:

“Tôi thấy rằng cái chính sách tuyên truyền một chiều và cho rằng người Kinh thượng đẳng hơn các dân tộc khác là rất sai lầm. Vì nó gây ra cho những người dân tộc thiểu số, trong đó có tôi, cảm nhận sâu sắc được rằng người Kinh người ta nhìn nhận chúng tôi rất là khác biệt, bởi vì họ thấy rằng người dân tộc thường gắn liền với sự kém hiểu biết, ngu dốt, lạc hậu, hoặc là thấp kém hơn họ.”

Người H’mong ở Việt Nam là một phần của tộc người H’mong tại Châu Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Ở Việt Nam, người H’mong chủ yếu sống tại các tỉnh phía Bắc. Theo một thống kê dân số của Chính phủ Việt nam vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu người H’mong sinh sống ở trong nước.


Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

27/9/2023

VNTB – Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

Phú Nhuận

(VNTB) – Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về … thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc

Tin tức “Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc” khá sốc với những nhà báo từng là cựu binh tham gia cuộc chiến vệ quốc năm 1978 chống giặc Trung Quốc xâm lược.

“Nếu tui có quyền tui sẽ phạt báo đăng tin này. Một là có thể tin fake; hai, nếu có thiệt thì cũng không nên đăng. Và nếu bạn làm công tác tổ chức, có dám đề bạt những cán bộ nguồn này?

Tui ở chiến trường K những năm Trung Quốc bắt đầu xâm lược nước ta, số phận những quân nhân dính líu đến ông bạn vàng này ai cũng biết” – một nhà báo đã nghỉ hưu của tờ báo thuộc Thành ủy TP.HCM đã phản ứng như vậy trong cà phê sáng ở Sài Gòn hôm 26-9-2023.

Theo đó, tờ Hà Nội Mới, cơ quan của Thành ủy Hà Nội có bài báo như sau:

Chiều 25-9, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”.

Tường thuật chi tiết đã đưa đến cảm giác Hà Nội giống như là một tỉnh lẻ trong bộ máy hành chính của Bắc Kinh. Theo bài báo kể trên, “lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19-9 đến 26-9-2023. Tham gia lớp học có 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình phát triển chất lượng cao Vùng Vịnh lớn Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, tình hình xây dựng Chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới… Ngoài chương trình học lý thuyết, các học viên còn được đi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thông qua các chuyên đề giảng dạy thực địa.

Giảng viên, báo cáo viên lớp học là các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hoa Nam, Trường Đảng Quảng Châu, Sở Ngoại vụ Quảng Châu có uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Tổng Thư ký Thành ủy Quảng Châu Biên Lập Minh khẳng định, lớp bồi dưỡng là hoạt động hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu với tư cách là cái nôi của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc và là đội tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc, hết sức coi trọng cơ hội quý báu này để chia sẻ và trao đổi trực tiếp với thành phố Hà Nội thông qua lớp học lần này.

(…) Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị, sau khóa học này, các học viên sẽ tích cực vận dụng sáng tạo, hiệu quả những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng, quan tâm của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sự hỗ trợ, ủng hộ của Thành ủy Quảng Châu.

Không chỉ vậy, với những hiểu biết và tình cảm hữu nghị từ hoạt động này, các đồng chí hãy bắt thêm những nhịp cầu hợp tác giữa hai địa phương và hai nước”.

…Từ thực tế trên đã góp phần giải thích vì sao có quá nhiều “cán bộ nguồn” của Việt Nam đã khiến “lò” của Tổng bí thư luôn dư dả củi…

____________

Tham khảo:

https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

27/9/2023

VNTB – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

Đông Đô

(VNTB) – Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa Việt Nam – Trung Quốc

Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội vừa xong một khóa đào tạo từ Quảng Châu, Trung Quốc về.

Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Điều này không lạ, vì cây tre luôn mọc thành bụi. Ngoại giao cây tre cũng được hiểu từ hình ảnh ấy, vì nếu tre lẻ loi thì có lẽ sẽ không có sự vững chãi của nương tựa nữa.

Lâu nay không ít ý kiến chỉ trích về ảo tưởng ‘đồng minh ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của ‘đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về mô hình phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là mô hình phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Sự kiện Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, tính đến hiện tại thì với những gì đang diễn ra cho thấy vẫn còn nguyên vẹn đó về sự phụ thuộc ý thức hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Điều này chắc chắn còn nằm trong vấn đề cạnh tranh về địa chính trị mà Tập Cận Bình đang ra sức cho giấc mộng bá quyền.

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm: đảo Đài Loan được coi là “tỉnh ly khai”, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979.

Vì vậy, vùng biển rộng lớn: Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc “chạm trán” nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Việt Nam thì một mặt lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, lãnh hải của Việt Nam, song mặt khác thì lại tiếp tục gửi sang Trung Quốc những “cán bộ nguồn” – “cán bộ được quy hoạch” để Bắc Kinh huấn luyện. Điều này cho thấy có rất ít cơ hội trong thời gian tới về kỳ vọng “thoát Trung” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao cán bộ của Việt Nam lại phải buộc học lớp quản lý theo đường lối của Tập Cận Bình như khóa vừa kết thúc, với tên gọi đầy đủ là “Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”? (*)

Có ý kiến rằng các thành phần bảo thủ cực đoan trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe dọa đến quyền lợi cai trị.

Để làm tốt, làm bài bản những công việc giúp giữ quyền lực thống trị độc tôn thì cần có đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và khả năng ứng xử tương ứng. Vậy thì chọn đưa “cán bộ nguồn” – “cán bộ quy hoạch” của Hà Nội sang để Bắc Kinh huấn luyện là giải pháp tối ưu.

___________

Tham khảo:

(*)Hà Nội Mới – Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại Quảng Đông (Trung Quốc) – https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

26/9/2023

Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

Máy bay của Bamboo Airways ở sân bay Nội Bài hôm 16/1/2019 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Khoảng 30 phi công nước ngoài đã nghỉ việc tại hãng hàng không Bamboo Airways trong vòng hai tháng qua vào khi hãng máy bay tư nhân này đang có những khó khăn về tài chính và chậm trả lương cho nhân viên. Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên biết rõ về tin này cho biết.

Theo Reuters, số lượng phi công nước ngoài nghỉ việc từ Bamboo Airways chiếm khoảng 10% lượng phi công của hãng trong tháng sáu.

Theo nguồn tin của Reuters, một số phi công tự xin nghỉ việc, một số khác bị cho nghỉ việc.

Hãng Bamboom Airways trong một trả lời với Reuters cho biết hãng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến hệ thống tuyến bay, đội máy bay và nhân lực.

“Bamboo Airways đã giảm một số lượng phi công gần đây để phục vụ mục đích này” – Bamboo Airways viết cho  Reuters. Tuy nhiên, hãng này bác bỏ thông tin rằng việc chậm trả lương đã khiến phi công phải nghỉ việc. Hãng cũng không cho biết bao nhiêu phi công đã nghỉ việc.

Reuters tiếp cận được những tin nhắn trong diễn đàn nội bộ của Bamboo và một tin nhắn vào ngày 21/8 từ đại diện công ty cho biết các phi công nước ngoài sẽ nhận được 35% lương tháng của họ vào ngày đó, đây là khoản lương mà các phi công đáng ra đã phải được nhận từ trước đó. Reuters cũng xem được một tin nhắn tương tự vào một tháng trước đó.

Các phi công sau đó đã nhận đủ lương tháng đó nhưng họ vẫn chưa nhận được lương tháng tám đáng nhẽ được trả vào ngày 15/9 , theo thông tin từ nguồn tin giấu tên của Reuters vào ngày 25/9.

Hãng Bamboo Airways được thành lập từ năm 2021 và có kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hãng này đã phải trải qua những thay đổi nhanh chóng ở hàng ngũ lãnh đạo sau khi Chủ tịch hãng là ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam vào tháng 3/2022 với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bamboo hiện phục vụ cả đường bay quốc tế và quốc nội và chiếm khoảng 17% thị phần ở Việt Nam, theo thông tin từ hãng.

Vào năm ngoái, Bamboo Airway báo lỗ hơn 17 ngàn tỷ đồng.


Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/vinfasfcherge.jpg

Cổ phiếu của VinFast lao dốc và thanh khoản sụt giảm còn 2 – 3 triệu đơn vị mỗi phiên. (Ảnh minh họa: Minh K Tran/Shutterstock) 

Từng giao dịch với mức giá cao nhất 93USD/cp, cổ phiếu VinFast Auto (VFS) đã liên tục lao dốc trong 1 tháng trở lại đây, bốc hơi gần 85% trị giá.

Tính tới 0h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS tiếp tục giảm 5,4% so với phiên liền trước xuống mức 12,9 USD/cp. Với mức giá này, vốn hóa của VinFast Auto (VFS) chỉ còn hơn 32 tỷ USD, lùi về vị trí 16 thế giới, xếp sau hãng xe Hyundai của Hàn Quốc, Li Auto của Trung Quốc và sau hãng Maruti Suzuki India.

Thanh khoản giảm xuống vùng 2-3 triệu đơn vị/phiên, thay vì mức 10-20 triệu đơn vị/phiên những ngày sôi động hồi cuối tháng 8. Trong phiên 25/9, VinFast ghi nhận chỉ có 2,35 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Thanh khoản giảm sâu sau khi VinFast nộp đơn đăng ký chào bán 75 triệu cổ phiếu phổ thông hôm 21/9. Lô cổ phiếu này của các cổ đông nhà tài trợ của Black Spade, những người khác liên quan tới Black Spade và các cổ đông chủ chốt của VinFast gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star).

Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết (trong tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS đang lưu hành).

Trong đó, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là VIG và Asian Star sẽ đưa ra thị trường 46,29 triệu cổ phiếu VinFast, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thời điểm này, các nhà đầu tư gần như chỉ quan sát và chờ đợi lô cổ phiếu phổ thông chính thức tung ra thị trường. Trên mạng xã hội Stocktwits, nhiều nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu VFS sẽ nhanh chóng giảm sâu sau khi lô cổ phiếu trên giao dịch.

Bên cạnh việc huy động vốn ở nước ngoài, VinGroup cũng đang huy động tiền cho VinFast qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước.

Được biết, hai lô trái phiếu gần đây trị giá niêm yết 4000 tỷ đồng, lãi suất 14,5% và 15% nhưng cũng chỉ thu được kết quả khiêm tốn 736 tỷ đồng.

Trong lúc này, VinFast cũng đang chịu áp lực lớn về dòng tiền từ những khoản nợ nhà cung cấp trong khi số liệu bán hàng chưa có mấy dấu hiệu khả quan.

Hoàng Mai


Hồ Sơ Đảo Nhân Tạo trên Biển Đông

Wednesday, August 23rd, 2023

By thoisu 02 , August 23, 2023 0 Comments

May 15, 2015 

1*1Huxbl-giSXJZJMPuyH6Iw
(more…)

Trung Quốc, vừa dùng “lý tưởng Cộng sản” để dụ dỗ, vừa quân sự hóa để uy hiếp Việt Nam

Tuesday, August 22nd, 2023

Xuân Hưng – thoibao.de

21/08/2023 | 

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/08/hinh-2-3.jpg

Hình: Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị 

(more…)

Cộng sản Việt Nam bị giằng co trong nước trước lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Saturday, July 15th, 2023

Ngay cả trong một nhà nước Cộng sản độc đảng, người dân vẫn có khả năng thực thi quyền lực.

Bài bình luận của David Hutt
13/7/2023

Cộng sản Việt Nam bị giằng co trong nước trước lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 26/6/2023. 

AFP 

(more…)

Điệp Mỹ Linh – Thủ đoạn của Trung Cộng

Saturday, May 27th, 2023

Tạp ghi – 27/5/2023

This undated photo provided by Homeland Security Investigations shows the inside of a cross border tunnel between Mexico’s Tijuana into the San Diego area. Bức ảnh không ghi ngày tháng do Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa cung cấp cho thấy bên trong một đường hầm xuyên biên giới giữa Tijuana của Mexico vào khu vực San Diego.

(more…)

Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (các tổ chức dân sự trong nước)

Tuesday, May 2nd, 2023

02/5/2023

(more…)

Việt Nam: Trung Quốc cấm đánh bắt cá đơn phương, Việt Nam có nên khởi kiện? (BBC)

Thursday, April 27th, 2023

Tác giả, Huyền Trân – BBC News Tiếng Việt

27/4/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images – Chụp lại hình ảnh, 

Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế hàng ngàn ngư dân Việt Nam tại vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trở lên, từ ngày 01/05 đến 16/08

(more…)

Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông và sự nghiệp gián điệp tại Việt Nam (1945 – 1969) – Kỳ 21

Monday, March 27th, 2023
(more…)

Bản Lên Tiếng Nhân Tưởng niệm 49 năm Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Thursday, January 19th, 2023
(more…)

Thời sự Thứ Hai 19/12/2022: Nga/TC tập trận tại Hoa Đông – Đức dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga – Bão mùa đông sẽ vào Hoa Kỳ tuần này – Tàu Hải quân Thái chìm, 33 thủy thủ mất tích – Chứng khoán Nga giảm mạnh – Argentina đoạt vô địch túc cầu thế giới 2022, Pháp hạng 2

Monday, December 19th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Nga và Trung Quốc tập trận hải quân chung ở Biển Hoa Đông trong tuần này – 19/12/2022 – Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022.

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022. 

Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung từ ngày 21-27/12, Reuters dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 19/12.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận hải quân chung, diễn ra hàng năm kể từ năm 2012, sẽ có bắn tên lửa và pháo binh ở Biển Hoa Đông.

“Mục đích chính của cuộc tập trận là tăng cường hợp tác hải quân giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2, Moscow đã tìm cách tăng cường liên kết chính trị, an ninh và kinh tế với Bắc Kinh, đồng thời coi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là đồng minh chủ chốt trong liên minh chống phương Tây.

Hai nước đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” chỉ vài ngày trước khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II vào tháng 2, nhưng Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về các hành động của Nga ở Ukraine.

Nga cho biết 4 tàu của họ sẽ tham gia cuộc tập trận này – bao gồm cả tàu tuần dương tên lửa Varyag – trong khi 6 tàu Trung Quốc sẽ tham gia cùng với máy bay và trực thăng của cả hai bên.

Các tàu Nga hôm 19/12 đã khởi hành từ cảng Vladivostok ở Viễn Đông để tham gia cuộc tập trận kéo dài một tuần, bắt đầu vào 21/12.


Máy bay không người lái ‘kamikaze’ của Nga tấn công Kyiv khi ông Putin tới Belarus 

19/12/2022 

Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP) 

Moscow vừa phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “kamikaze” hôm 19/12, đánh vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong và xung quanh Kyiv, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Belarus, làm dấy lên lo ngại rằng ông sẽ gây áp lực buộc đồng minh Liên Xô cũ của mình tham gia một cuộc tấn công mới vào Ukraine, theo Reuters.

Belarus cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bệ phóng cho cuộc xâm lược nước láng giềng Ukraine vào ngày 24/2 của Moscow, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này.

“Bảo vệ biên giới của chúng tôi, cả với Nga và Belarus – là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết sau cuộc họp hôm 18/12 với chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống phòng thủ có thể xảy ra”.

Ông Putin tới Belarus trong chuyến thăm đầu tiên sau 3 năm rưỡi và Điện Kremlin mô tả đây là một “chuyến công du” lớn và hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Ông Lukashenko nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa quân đội của mình vào Ukraine. Nhưng các quan chức Ukraine cảnh báo trong nhiều tháng rằng Belarus một lần nữa có thể đóng vai trò là căn cứ cho một cuộc tấn công trên bộ vào Kyiv.

Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, cho biết các binh sĩ Nga đã tới Belarus vào tháng 10 sẽ tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật cấp tiểu đoàn.

Hiện chưa rõ khi nào họ sẽ bắt đầu.

Lực lượng Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 30 máy bay không người lái “kamikaze”, đây là cuộc không kích thứ ba của Nga vào thủ đô Ukraine trong 6 ngày qua và là vụ mới nhất trong một loạt cuộc tấn công kể từ tháng 10 nhằm vào lưới điện Ukraine, gây ra tình trạng mất điện diện rộng giữa lúc thời tiết giá lạnh.

Thị trưởng Kyiv cho biết không có ai chết hoặc bị thương trong các cuộc tấn công vào Kyiv làm rung chuyển các quận Solomianskyi và Shevchenkivskyi của thủ đô, theo thông tin sơ bộ.

Máy bay không người lái “Kamikaze” là loại máy bay dùng một lần, được sản xuất với giá rẻ, bay về phía mục tiêu trước khi giảm mạnh với vận tốc và phát nổ khi va chạm.

Quận Solomianskyi ở phía tây Kyiv là một trung tâm giao thông đông đúc, nơi có nhà ga xe lửa và một trong hai sân bay hành khách của thành phố.

Các quan chức Kiev cho biết 18 trong số 23 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên thành phố 3,6 triệu dân.

Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết trên mạng Telegram: “Do cuộc tấn công vào thủ đô, các cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị hư hại.

“Các kỹ sư năng lượng và sưởi ấm đang làm việc để nhanh chóng ổn định tình hình bằng nguồn cung cấp năng lượng và nhiệt”.


Đức dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga – Tác giả Fan Yu – 19/12/2022

Đức oằn mình dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến dự cuộc họp nội các hàng tuần tại phủ thủ tướng ở Berlin, Đức, hôm 10/08/2022. (Ảnh: Michael Sohn/AP Photo) 

Tháng trước (11/2022), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thừa nhận một điều mà mọi người Đức đều biết nhưng ngại nói ra: mô hình kinh doanh của quốc gia này đã hỏng. 

Mô hình kinh doanh chiến lược quốc gia của Đức, dựa trên toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, đang phản tác dụng. Đó là việc xây dựng quốc gia theo kiểu tương đương bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Trong trường hợp này là hai giỏ: Nga và Trung Quốc. Đức phụ thuộc vào Nga trong hầu hết nhu cầu năng lượng, và phụ thuộc vào Trung Quốc trong hầu hết hoạt động của nền kinh tế định hướng xuất cảng của mình. 

Ông Scholz cho biết “sự phụ thuộc một chiều” của Đức vào Trung Quốc và Nga phải chấm dứt. 

Thủ tướng Đức đang thay đổi chính sách lâu đời của Đức. Quốc gia này đang cam kết dành 2% GDP cho quốc phòng và củng cố hệ thống phòng thủ phía đông của NATO, đẩy nhanh việc rời bỏ năng lượng của Nga, xây dựng thêm các bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết trở thành một quốc gia hạt nhân. 

Tuy nhiên, ông Scholz không phải là không có lỗi trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Đức. Trong nhiều năm, ông đã giữ chức bộ trưởng tài chính và phó thủ tướng trong chính phủ cựu thủ tướng Angela Merkel. 

Hồi đầu tháng 12, các phương tiện truyền thông địa phương của Đức đã công bố các trích đoạn của một báo cáo chiến lược bị rò rỉ của Bộ Kinh tế dự đoán căng thẳng gia tăng giữa Đức và Trung Quốc, và việc Trung Quốc sẽ tiến tới sáp nhập Đài Loan muộn nhất là vào năm 2027. Nếu sự sáp nhập này trở thành hiện thực, thì toàn bộ sự việc này sẽ mở đường cho nhiều tổn thất kinh tế hơn đối với Đức. 

Báo cáo nói trên cho biết thêm rằng trong khi Trung Quốc cố gắng trong nhiều năm để giảm sự phụ thuộc vào ngoại quốc — một diễn biến mà The Epoch Times đã đưa tin rộng rãi — thì Đức và Âu Châu lại rơi vào tay Trung Quốc và thay vào đó tăng gấp đôi mức độ phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. 

Nhưng việc thay đổi hướng đi nói thì dễ hơn làm. 

Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển. Nguồn năng lượng của họ không đa dạng lắm. Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt chiếm 60% nguồn năng lượng của Đức, và Nga là nhà cung cấp lớn nhất của cả hai nguồn năng lượng này. 

The Economist viết hồi tháng 04/2022: “Đức đã nhập cảng khí đốt, dầu mỏ, và than trị giá khoảng 1.8 tỷ euro (khoảng 2 tỷ USD) mỗi tháng từ Nga, qua đó giúp tài trợ cho cuộc chiến của ông Vladimir Putin ở Ukraine.” 

Giờ đây, quốc gia này đang ráo riết xây dựng các cảng LNG mới để bổ sung cho nhu cầu năng lượng của mình. LNG được vận chuyển bằng tàu và Hoa Kỳ là một nước xuất cảng lớn. Hồi cuối tháng Chín, chính phủ ông Scholz đã công bố chương trình “lá chắn phòng thủ” trị giá 200 tỷ euro (209 tỷ USD) để hạn chế giá khí đốt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như trợ cấp cho các công ty nhập cảng năng lượng. 

Về mặt thương mại, tháng trước các chính trị gia Đức đã thực hiện các chuyến công du khắp Á Châu, đánh giá lại các mối quan hệ hiện có và củng cố các mối quan hệ mới. 

Một số người đứng đầu của ngành công nghiệp Đức đã tham gia, trong đó có lãnh đạo của các đại công ty công nghiệp BASF và Siemens, cũng như đại gia tài chính Deutsche Bank. 

Các chính phủ tiền nhiệm của Đức đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, một quốc gia mà nhà cầm quyền cộng sản tại nơi đó đã ngày càng trở nên thù địch với phương Tây và các đồng minh. Chính sách phụ thuộc vào Trung Quốc được hình thành gần như hoàn toàn bởi lợi ích của các doanh nghiệp Đức, vốn phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc và đã đầu tư rất nhiều vào sản xuất của Trung Quốc. 

Đức phải chuẩn bị cho một thế giới mà Trung Quốc ngày càng trở nên bị cô lập và bị cắt đứt với phần còn lại của thế giới. 

Không quốc gia nào có thể thay thế nhu cầu mãnh liệt của Trung Quốc đối với hàng xuất cảng của Đức bao gồm máy móc công nghiệp, thiết bị kỹ thuật, và xe hơi. Nhưng nước Đức phải bắt đầu từ một xuất phát điểm nào đó. 

Ông Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương tại Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) ở Berlin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 11: “Từ bỏ Trung Quốc hoàn toàn chắc chắn không phải là một lựa chọn.” 

“Các doanh nghiệp Đức đang cố gắng đa dạng hóa và đề phòng khả năng sụt giảm mạnh hơn trong các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.” 

Các doanh nghiệp Đức cần phải được khuyến khích đa dạng hóa khỏi thị trường Trung Quốc. Việc đa dạng hóa này sẽ hao tổn chi phí, và sẽ làm tổn hại đến lợi tức của các công ty, chí ít là tạm thời. Và cần có sự cam kết từ cộng đồng doanh nghiệp, các chính trị gia Đức, và các đồng minh của Đức trong Liên minh Âu Châu.” 

Cho đến nay, sự xoay trục của Đức đã có lực đẩy hạn chế. Trong khi hồi tháng trước Đức đã ngăn chặn việc Trung Quốc mua lại một nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn trong nước, thì vào đầu tháng 12, quốc gia này đã từ chối đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ trong việc ban hành một lệnh cấm hoàn toàn việc nhập cảng thiết bị viễn thông do đại công ty viễn thông Trung Quốc Huawei sản xuất. Hồi tháng 10, Berlin đã cho phép đại tập đoàn vận tải COSCO thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc mua một nhà ga ở cảng Hamburg, mặc dù chính phủ Đức đã chọn một khoản đầu tư nhỏ hơn so với kế hoạch ban đầu mà công ty Trung Quốc này đề ra. 

Tất cả những sự việc này đặt ra câu hỏi: [Hành động hiện giờ của Đức] liệu có quá ít, quá muộn không?

Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.


Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này – Tác giả Jack Phillips – 19/12/2022

Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này

Một công nhân dọn tuyết cho xe hơi tại bãi xe hơi đã qua sử dụng Bereg sau một cơn bão trong đêm ở Orem, Utah, hôm 13/12/2022. (Ảnh: George Frey/AFP qua Getty Images) 

Một cơn bão mùa đông lớn dự kiến sẽ đổ bộ vào phần lớn Hoa Kỳ và có nguy cơ ảnh hưởng đến kế hoạch đi nghỉ Lễ Giáng Sinh của người Mỹ, theo các nhà dự báo thời tiết liên bang. 

Hôm 18/12, Cơ quan Khí Tượng Quốc gia (NWS) cho biết “một hệ thống bão lớn được dự báo sẽ ảnh hưởng đến phần lớn Quốc gia trước Đêm Giáng Sinh, với gió giật trên diện rộng, các khu vực có mưa lớn và tuyết rơi dày, cũng như đợt lạnh buốt giá theo sau cơn bão.” 

Các nhà dự báo khác đã đưa ra các thông điệp và cảnh báo tương tự hôm 18/12. 

“Chúng tôi ngày càng chắc chắn, và điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều sự đồng thuận hơn về dữ liệu dự báo này, vì vậy cơn bão mùa đông lớn này sẽ có nhiều khả năng xảy ra,” nhà khí tượng học Amy Freeze của Fox Weather cho biết. “Hiện tại khoảng thời gian dự báo là cơn bão có thể kéo dài đến cuối tuần Lễ Giáng Sinh. Đối với một số người, đó là một cơn ác mộng. Đối với những người khác, đây có thể là giấc mơ về một Lễ Giáng Sinh trắng sẽ thành hiện thực.” 

Theo AccuWeather, cơn bão được dự đoán trước này sẽ mang đến “lượng tuyết lớn, mưa và gió dữ dội từ vùng Đồng bằng đến Bờ Đông Hoa Kỳ.” 

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết cơn bão sẽ ập đến cùng với “một đợt không khí lạnh sẽ khiến nhiệt độ lạnh thấu xương trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần và có thể sẽ là một trong những thời kỳ không khí Bắc Cực dữ dội và kéo dài nhất vào dịp Lễ Giáng Sinh trong nhiều thập niên,” nhà dự báo thời tiết này cho biết, đồng thời cảnh báo về “sự đóng băng nhanh chóng.” 

Đối với phần lớn các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương và đông bắc, triển vọng cho việc di chuyển của người dân vào ngày 22/12 là “rất thấp,” theo AccuWeather. 

“Cơn bão này có thể sẽ trở nên dữ dội, do sự thay đổi hết sức rõ rệt giữa luồng không khí bắc cực tăng mạnh đến từ các tiểu bang miền Trung và luồng không khí tương đối ấm áp trên khắp vùng đông nam Hoa Kỳ,” ông Jon Porter, nhà khí tượng học trưởng của AccuWeather cho biết. “Các cơn bão lớn ở Bờ Đông trong nhiều thập niên đã xảy ra theo kiểu thiết lập này, mang đến nguy cơ mưa tuyết lớn, gió giật, lũ lụt ven biển, giông bão nghiêm trọng, và thậm chí cả lốc xoáy ở phía nam của cơn bão này.”

Theo NWS, vào tuần tới, thời tiết lạnh giá bất thường sẽ ập đến nửa phía đông Hoa Kỳ. NWS cho biết vào giữa tuần, cũng sẽ có một đợt “nhiệt độ lạnh thấu xương song song và một hệ thống bão mạnh hơn trên Dãy núi Rocky và vùng Đồng bằng Trung tâm.”

Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.

Thanh Tâm biên dịch


Thái Lan: Tàu Hải quân bị chìm, 33 thủy thủ mất tích

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/Thai-Lan-Tau-Hai-quan-bi-chim-33-thuy-thu-mat-tich-1.jpg

Các thủy thủ được giải cứu. (Ảnh: Chụp màn hình) 

Một tàu hải quân của Thái Lan đã chìm tại Vịnh Thái Lan. Nhiều trực thăng và tàu đã được huy động để giải cứu các thủy thủ, theo hãng tin Reuters. Hải quân Thái Lan cho biết rằng tính đến nay đã có 78 trong số 106 thủy thủ được cứu (3 người bị thương nặng), 33 thủy thủ vẫn đang mất tích. 

Cụ thể, gió mạnh đẩy nước tràn vào tàu hộ vệ HTMS Sukhothai gây sập hệ thống điện trên chiến hạm này vào tối 18/12. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã cử 3 tàu khu trục nhỏ và 2 trực thăng cùng máy bơm di động để hỗ trợ hút nước khỏi tàu HTMS Sukhothai. Tuy nhiên, gió mạnh đã gây khó khăn cho công việc này.

Mặc dù Hải quân Thái Lan ban đầu nhận định tất cả thủy thủ đoàn được cho là an toàn, trong một tuyên bố ngày 19/12, họ cho biết 33 người vẫn đang chờ được giải cứu dưới nước. Sự cố xảy ra khi HTMS Sukhothai tuần tra ở địa điểm cách bền tàu ở Bangsaphan, tỉnh Prachuap Khiri Khan 32 km.

Phát ngôn viên Hải quân Pogkrong Monthardpalin nói rằng tàu hộ tống Sukhothai đã bị sóng đánh mạnh hôm 18/12, khiến nó bị nghiêng sang một bên trước khi nước tràn vào. Ông cho biết nước biển tràn vào tàu qua một đường ống, cắt đứt nguồn điện của tàu Sukhothai và khiến thủy thủ đoàn không thể kiểm soát. Nước sau đó tràn vào thân tàu và con thuyền bắt đầu lật úp.

Các video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy Sukhothai nghiêng gần 60 độ so với mặt nước, cũng như tiếng gió thổi và tiếng la hét của các thủy thủ ở phía sau.

Trong những ngày gần đây, khu vực miền Nam Thái Lan đã hứng chịu bão và ngập lụt. Các tàu thuyền đều nhận cảnh báo neo đậu trên bờ.

Phan Anh


Bloomberg: Thị trường chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất năm 2022

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/thi-truong-chung-khoang-nga.jpg

Trong 92 chỉ số được theo dõi của Bloomberg, thị trường chứng khoán Nga giảm mạnh nhất trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Bigc Studio/Shutterstock) 

Theo Bloomberg, Chỉ số chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất trong 92 thị trường được theo dõi, tương đương mất 35% giá trị, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thị trường chứng khoán của Nga đã bị loại khỏi các chỉ số tham chiếu trên toàn cầu do xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Bên cạnh đó, các quỹ ETF theo dõi thị trường này thì bị phong tỏa hoặc đóng cửa. Nhà đầu tư trong nước khó bảo vệ thị trường khỏi tác động từ cuộc chiến, dù phần lớn người nước ngoài vẫn đang bị cấm bán cổ phiếu Nga họ nắm giữ.

Hồi tháng 2, đà bán tháo đã khiến thị trường Nga đóng cửa lâu kỷ lục. Chỉ số RTS (tính theo USD) năm nay cũng giảm 35% – tệ nhất trong 92 chỉ số mà Bloomberg theo dõi trên toàn cầu Chỉ số MOEX Russia (tính theo đồng ruble) thì đang hướng tới năm giảm mạnh nhất kể từ 2008. Mức giảm có thể còn lớn hơn nếu chiến tranh vẫn kéo dài.

Đầu tháng 12, Liên minh châu Âu (EU) và Khối G7 đã thống nhất cấm các công ty trong khối cung cấp dịch vụ với dầu Nga, ví dụ như: bảo hiểm, vận chuyển…nếu bán trên 60 USD một thùng. Cổ phiếu ngành dầu mỏ tại Nga cũng chịu ảnh hưởng khi giá dầu thế giới biến động.

“Thị trường chứng khoán Nga phản ánh triển vọng ảm đạm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu gây sức ép lên kinh tế trong nước”, Piotr Matys – Chiến lược gia tiền tệ tại InTouch Capital Markets cho biết.

“Khả năng kinh tế toàn cầu đi xuống trong vài quý tới không hề có lợi cho dầu Nga, đặc biệt trong bối cảnh EU cam kết giảm phụ thuộc vào hàng Nga”.

Lukoil và Gazprom – hai cổ phiếu hàng đầu trong chỉ số MOEX – đã mất giá 30% và 53% trong năm 2022. Trong khi đó, ngân hàng lớn nhất Sberbank giảm tới 54% do các lệnh trừng phạt khiến Nga không thể tiếp cận dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, còn các nhà băng bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin mở rộng việc huy động quân nhân dự bị cũng khiến nhà đầu tư cá nhân trong nước ngần ngại rót tiền vào thị trường chứng khoán.

“Tôi ngạc nhiên khi thấy thị trường chứng khoán Nga bị định giá thấp, vì mọi rủi ro địa chính trị đều đã được phản ánh trong các đợt trừng phạt đầu tiên rồi. Kể cả trần giá cũng không phải yếu tố làm thay đổi cục diện chứng khoán Nga”, Iskander Lutsko – Chiến lược gia đầu tư tại ITI Capital (Moskva) nhận định.

Ông Lutsko cho rằng chứng khoán liên tục đi xuống là do “thiếu sự hỗ trợ trừ các quỹ đầu tư trong nước và nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân yếu, do rủi ro từ lệnh huy động quân nhân và dòng tiền tiết kiệm bị rút ra”.

Chiến sự và các lệnh trừng phạt có thể còn tiếp diễn vào năm 2023. Vì thế, tình hình trên thị trường chứng khoán của Nga khó có cơ hội phục hồi. Tuần trước, EU còn công bố áp gói trừng phạt thứ 9 lên Nga, đưa thêm nhiều ngân hàng, quan chức nước này vào danh sách bị hạn chế.

“Nếu không có dòng vốn mới, và các lệnh trừng phạt mới của phương Tây giữ nguyên, chứng khoán Nga nhiều khả năng có thể tiếp tục đi xuống năm 2023”, Matys tại InTouch Capital Markets cho biết.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không chấp nhận mức giá trần, đồng thời cho biết thêm rằng họ cần phân tích tình hình trước khi quyết định một phản ứng cụ thể.

EU, G7 và Australia đã thông qua mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, có hiệu lực từ hôm 5/12.

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết trong một tuyên bố: “G7 và tất cả các quốc gia thành viên EU đã đưa ra quyết định sẽ gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến doanh thu của Nga và làm giảm khả năng gây chiến ở Ukraine”.

Bà nói: “Nó cũng sẽ giúp chúng tôi ổn định giá năng lượng toàn cầu, mang lại lợi ích cho các quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với giá dầu cao.”

Nhưng đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Mikhail Ulyanov, đã cảnh báo rằng châu Âu sẽ đưa ra quyết định sai lầm.

“Từ năm nay, châu Âu sẽ sống mà không có dầu của Nga,” ông Ulyanov viết trên Twitter. “Moscow đã nói rõ rằng họ sẽ không cung cấp dầu cho những quốc gia ủng hộ giá trần chống lại giá thị trường. Rất nhanh thôi, EU sẽ cáo buộc Nga sử dụng dầu mỏ làm vũ khí”.

Nhất Tín, theo Bloomberg


Cuộc đời chính trị của ông Putin bước vào thời gian đếm ngược

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-19-luc-54240-ch-700x366.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Hơn 9 tháng kể khi Nga xâm lược Ukraina, Matxcơva liên tiếp gặp thất bại. Sự bất mãn của người dân ở Nga cũng đang tăng cao. Các nhân vật đối lập lập luận rằng Nga đã thua trong cuộc chiến và những ngày cai trị của Tông Thống Putin sắp kết thúc.

Theo Aboluowang, nhân vật đối lập ở Mátxcơva Yulia Galiamina chỉ ra: “Nếu ông Putin không bắt đầu cuộc chiến này, ông ấy có thể đã nắm quyền trong một thời gian dài hơn, nhưng giờ đây những ngày của ông ấy đang đếm ngược theo đúng nghĩa đen, chế độ của Putin đang sụp đổ và ông ta nhận thức rõ điều đó”.

Ông Garry Kasparov, một nhà phê bình Điện Kremlin, cũng chỉ ra rằng Nga rõ ràng đã thua trong cuộc chiến, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ, nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người nữa sẽ chết trước khi điều này diễn ra.

Thời báo New York vào ngày 17/12 cũng tiết lộ rằng một số nhà tài phiệt Nga bị phương Tây trừng phạt đã phàn nàn rằng họ bị lừa xuất hiện trên TV để tạo ảo giác ủng hộ cuộc chiến của ông Putin.

Ông Konstantin Zatulin, một thành viên của “Đảng Nước Nga Thống nhất” của TT Putin, nói rằng ban đầu ông dự kiến ​​​​phát biểu thay mặt đảng vào ngày 15 tháng 2, đề nghị rằng trừ khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đích thân phát động các hoạt động quân sự, thì Nga sẽ không xâm lược nước láng giềng.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo đảng đã hủy bỏ bài phát biểu năm phút trước cuộc họp dự kiến.

Ông Zaturin nói: “Tôi chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này. … Mọi thứ xảy ra liên quan đến quyết định này không chỉ khiến tôi mà còn rất nhiều người nắm quyền ngạc nhiên”.

Bá Long 


Á quân Cúp Bóng đá thế giới: Đội Pháp trở về trong vinh quang

19/12/2022

Người hâm mộ chờ đón kết quả trận chung kết Pháp – Achentina trên đại lộ Champs Elysees, Paris, Pháp, ngày 18/12/2022. REUTERS – DENIS BALIBOUSE 

Thanh Hà /RFI

Không giữ được chức vô địch, nhường ngôi sao vàng thứ ba trên ngực áo cho Achentina, thế nhưng đội tuyển Pháp đã rời sân cỏ Qatar trong vinh quang. Với thêm 3 lần ghi bàn trong một trận chung kết hôm qua, 18/12/2022, tổng cộng là 8 bàn thắng, Kylian Mbappé đoạt danh hiệu vua phá lưới Worrld Cup 2022. Đội tuyển Áo Lam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Didier Deschamps đã thực sự làm giới hâm mộ mê say. 

Chiều nay, đội tuyển Pháp sẽ trở về Paris và theo chương trình sẽ hội ngộ với người hâm mộ ở Paris. Bộ trưởng Thể Thao, bà Amélie Oudéa Castéra, cho biết trên nguyên tắc máy bay của Mbappé và các đồng đội của anh sẽ đáp xuống phi trường Roissy – Charles de Gaulle, ngoại ô phía bắc Paris, vào khoảng 6 giờ chiều nay. Đội tuyển Áo Lam sẽ không diễu hành trên đại lộ Champs Elysée, nhưng sẽ đến Quảng trường Concorde để cảm ơn nhiệt tình của công chúng đã dành cho đội Pháp trong suốt mùa bóng.

Tổng thống Emmanuel Macron ngay từ chiều qua đã có những lời an ủi đội Pháp để hụt chiếc Cúp vàng và bỏ lỡ cơ hội đi vào lịch sử với tư cách đội tuyển hai lần liên tiếp đoạt chức vô địch thế giới. Dù vậy, theo ông Macron, đội Pháp đã « tiến rất gần đến đích » và trong những tuần qua « đã đem lại cho cả một dân tộc những thời khắc tuyệt đẹp » và « người Pháp rất tự hào » về những thành tích của đội bóng quốc gia, với một trận chung kết đấu hết mình và đầy kịch tính.

Về phần mình, huấn luyện viên Deschamps, tuy thất vọng trước hồi kết quá « nghiệt ngã », cho dù Kylian Mbappé và đồng đội đã đảo ngược tình huống ở vào phút thứ 80 – 81, nhưng cũng nhìn nhận tài năng rất lớn và dấu ấn lớn không kém của Mbappé tại một giải bóng đá thế giới « đi vào kỷ lục ». Với đội trưởng Hugo Lloris, 35 tuổi, Cúp bóng đá Qatar 2022 là gạch nối giữa hai thế hệ các tuyển thủ Pháp mà Mbappé là gương mặt tiêu biểu nhất của lớp cầu thủ đang lên.

Cổ động viên Pháp đương nhiên thất vọng với kết quả sau cùng, nhưng đã thực sự hạnh phúc vì được xem một trận chung kết « có một không hai ». Các cầu thủ của Didier Deschamps đã cống hiến cho làng bóng thế giới một trận đấu « kinh điển », một trận so tài « hồi hộp đến ngạt thở ».

Tại Pháp hôm qua có hơn 24 triệu khán giả trực tiếp theo dõi trận đấu qua đài truyền hình. Đài tư nhân TFI nói đến « một kỷ lục chưa từng thấy » thu hút 81 % khán giả trên toàn quốc trong thời gian từ 16 đến 19 giờ.


Tóm lực trận chung kết túc cầu thế giới 2022

Argentina đoạt vô địch bóng tròn thế giới 2022
  • Pháp quá yếu và rời rạc trong hiệp đầu, trong khi Argentina xuất sắc dẫn Pháp 2-0.
  • Pháp gỡ hòa 2-2 vào phút thứ 80
  • Hai đội hòa 3-3 sau khi đá thêm giờ.
  • Đá penalty (luân lưu): Argentina thắng với tỷ số 4-2
  • TT Pháp Macron tham dự trận chung kết với tư cách khán giả bày tỏ nhiệt tình với đội nhà, đồng thời tạo mối liên hệ tốt với nước chủ nhà Qatar.

Hiệu quả vắc-xin Vero Cell (của Trung Quốc) và trách nhiệm của WHO

Friday, December 16th, 2022

Nguyễn Nam – 16/12/2022

VNTB – Hiệu quả vắc-xin Vero Cell và trách nhiệm của WHO

Số ca nhiễm Covid ở Trung Quốc đại lục tăng vọt sau khi ngưng chính sách Zero COVID

Chính phủ Trung Quốc đột ngột ngừng chính sách Zero COVID vào tuần trước, bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa. Bất ngờ là số ca nhiễm Covid ở Trung Hoa đại lục tăng vọt…

Sáng 14-12-2022 (giờ địa phương), nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 2.249 ca mắc Covid-19 có triệu chứng trên toàn quốc vào ngày 13-12, 20% trong số này được phát hiện ở thủ đô.

Trong một bài viết trên Twitter, một luật sư ở Bắc Kinh đồng thời là cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc James Zimmerman cho biết, 90% số nhân viên trong văn phòng ông mắc Covid-19, tăng từ một nửa số nhân viên mắc bệnh vài ngày trước đó…

(more…)

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc – Nguyễn Quang Dy

Wednesday, December 7th, 2022

By thoisu 02 , December 7, 2022 0 Comments

VNTB – Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc 

Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế  lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn. 

(more…)

Tưởng Năng Tiến – Côn Minh một thế giới nhà tù lớn (*)

Thursday, December 1st, 2022

Gần hai mươi năm trước, tôi hân hạnh được Đại Tá Phạm Văn Liễu gửi cho mấy tập hồi ký (Trả Ta Sông Núi) cùng lời yêu cầu viết một bài giới thiệu về tác phẩm của ông. Tôi thưa lại rằng mình rất vinh dự khi được nhờ cậy. Tuy nhiên, theo công tâm, tôi sẽ góp đôi lời về những trang sách mà tác giả đề cập đến những nhân vật quá cố (Ngô Đình Diệm & Hoàng Cơ Minh) với quá nhiều hằn học.

Ông không đồng ý như thế nên chút duyên nợ, về chữ nghĩa, giữa chúng tôi đã không có cơ thành tựu. Từ đó đến nay – thỉnh thoảng – tôi vẫn được đọc thêm những cuốn hồi ký khác, của nhiều nhân vật khác.

(more…)