Hồ Sơ Đảo Nhân Tạo trên Biển Đông


By thoisu 02 , August 23, 2023 0 Comments

May 15, 2015 

1*1Huxbl-giSXJZJMPuyH6Iw

Ngày 29 tháng 2 năm 1932, trong một Công hàm của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao Pháp, công sứ quán Trung Quốc đã để lộ nhận thức của Trung Quốc rằng Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ của Trung Quốc. Sau khi Pháp chiếm hữu và tuyên bố chủ quyền trên 7 cụm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong một báo cáo bí mật ngày 1 tháng 9 năm 1933, hội đồng quân sự Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, dựa trên thông tin mà “tất cả các địa lý gia của họ” cung cấp, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ của Trung Quốc, và rằng hoàn toàn không có bằng chứng gì về việc Trung Quốc thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa trước đó, ngoại trừ duy nhất hoạt động của ngư dân Hải Nam. Theo luật quốc tế hiện đại, việc thực thi chủ quyền chỉ có giá trị khi đó là hành động của nhà nước hay xuất phát từ đại diện cho nhà nước.

Phải mãi đến năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đặt chân tới Trường Sa, trễ hơn quốc gia đầu tiên chiếm đóng thực tế trên Trường Sa là Pháp/Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Là quốc gia đến Trường Sa trễ nhất, những thực thể mà Trung Quốc chiếm được chỉ là những bãi đá đa phần chìm dưới mặt nước. Tuy nhiên với tốc độ bồi đắp chóng mặt của Trung Quốc hiện nay, những thực thể mà Trung Quốc đang chiếm có thể biến thành những đảo nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều tất cả các đảo/đá tự nhiên còn lại ở Trường Sa chỉ trong vòng vài tháng, phá vỡ tình trạng tự nhiên của các thực thể và mở ra những nguy cơ mới tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông.

Bắc Kinh đang đạt được điều này bằng cách sử dụng tàu cuốc có tên Tian Jing Hao để cắt những mảng san hô. Các nhà phân tích của IHS Maritime tin rằng đây là tàu cuốc lớn nhất ở châu Á. Chiếc tàu có tổng trọng lượng 6.017 tấn, dài 127 mét, có chức năng cắt, hút, nạo vét ở biển. Tàu được được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức và được cấp giấy phép đóng tại nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm Quyến. Tian Jing Hao hoạt động bằng cách triển khai một máy cắt xuống đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn từ trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra ngoài biển. Chiếc máy cắt có thể xuống tới độ sâu 30 m, có tốc độ hút 4.500 mét khối một giờ, lý tưởng cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

Để có thể theo dõi quá trình này một cách có hệ thống, dự án Đại Sự Ký Biển Đông xin giới thiệu phần tư liệu do các thành viên và CTV dự án tổng hợp, cập nhật cho đến đầu tháng 4 năm 2015.

Xin vui lòng bấm vào link dưới đây để xem

https://drive.google.com/file/d/1FCjyrC_JUNLRyYUEbwYshPBKFSLc-vDO/view?usp=sharing

Đại Sự Ký Biển Đông

Tags: , , ,

Comments are closed.