Chuyện Việt Nam Thứ Ba 22 tháng 8 năm 2023


Quê Hương tổng hợp


Uan Tieu – Sài-gòn dịch “dật”.

Bài viết lúc đang trong tâm dịch, thời điểm VN ra lệnh giới nghiêm, xe thiết giáp vô Sg

20/8/2021

A military check point is seen during lockdown amid the coronavirus disease pandemic in Ho Chi Minh, Vietnam

– Cả ngày không nắng, trời cứ âm u, mặt đất ẩm ướt bởi nhiều ngày qua mưa như trút. Trong con hẻm nhỏ nghèo hèn ở Gò Vấp, một con hẻm hằng ngày sôi động lao xao, giờ im bặt; không còn tiếng trẻ thơ nô đùa, tiếng những người đàn bà chửi mắng con cái, tiếng xì xầm tụm năm tụm bảy; ngoài ngõ vắng bóng người, thỉnh thoảng nghe vài tiếng sột soạt của bọn chuột cống lục lọi bọc rác; trời không gió, mùi phân hủy của rác hữu cơ không được thu dọn phảng phất hòa trộn vào bầu không khí lo âu sợ sệt. 
– Thỉnh thoảng một vài gương mặt khắc khổ cam chịu ló ra dòm dáo dác, rồi tiếng kéo cửa, tiếng chạy thình thịch, tiếng gọi nhau í ới đi nhận lương thực phá tan sự tĩnh lặng… phút chốc, trở lại là những ánh mắt rạng ngời trên cơ thể gầy còm ốm đói khi họ khệ nệ, kẻ bưng người vác nào gạo nào mì…thì ra dân tự cứu nhau; họ tự lập các đoàn thiện nguyện mà nghe đâu cũng gian nan khó nhọc khi qua chốt vượt trạm của Chính-quyền giăng mắc khắp nơi.

– Bước ra đường lớn, một cảnh hỗn loạn đang diễn ra, dân chúng chạy ngược chạy xuôi mua lương thực về dự trữ, nghe đâu có lệnh “thiết quân luật”. Đứng bên lề quan sát, thấy họ lăng xăng, cuống quýt, hối hả nhưng thật kỳ lạ là tất cả đều im bặt, không một lời chào hỏi, không còn sự giao tiếp thân thiện như ngày nào. Họ nhanh chóng lướt qua nhau như chưa từng gặp gỡ.

– Một Sài-gòn chết chóc, làn hơi tang tóc bi thương len lỏi đến từng lùm cây cọng cỏ. Cái không khí khiếp hãi chế ngự mọi sinh linh. Những gương mặt thất thần chơi vơi không nơi nương tựa. Cũng chả thấy ai xin xỏ nhau điều gì, đâu đó vẫn còn chút lòng tự trọng!- Tiến về phía siêu thị, nhìn vào bên trong là một quang cảnh chụp giựt, tranh nhau mua đồ. Bên ngoài là cảnh xếp hàng tương đối trật tự. Những gương mặt lầm lì kiên nhẫn đợi chờ, những ánh mắt kìm nén lặng lẽ, nhưng vẫn không giấu được nỗi uất ức nào đó trong lòng.

– Một Sài-gòn cam chịu xin chút bình an, sẵn sàng chịu thiệt để sống qua ngày, một chiếc lò xo chịu nén lâu ngày giờ lại ép hơn nữa. Chiếu theo định luật nó sẽ bật lại nhưng không, nó sẽ gãy. Gãy trong nhục nhã ê chề, bởi cái nguyên nhân từ đâu thì họ không dám hiểu hay cố tình cam phận phớt lờ đi? Đợi đến khi gãy rồi thì chỉ việc cắn xé nhau, đạp lên nhau để cố ăn miếng cuối cùng.- Trở về nhà, chưa chiều mà trời tối hẳn, mưa bắt đầu rơi, tiếng rơi nhịp nhàng đều đặn trên mái nghe rõ mồn một, thanh thoảng tiếng gõ mõ nhai kinh cầu nguyện của nhà bên vọng lại. Một khoảng trời bình yên khi ta còn sống!

– Một Sài-gòn cúi đầu nồng nặc quan niệm: “sống qua ngày chờ qua đời”. Những tâm hồn lạc lõng, những kiếp người chẳng bằng giun dế đang ngửa cổ đợi chờ. Lương tri là điều xa xỉ cho bọn “rằm tháng bảy”. Rồi mai này sẽ ra sao? Đã gần một nửa thế kỷ, mọi vàng vẫn mãi là mọi vàng mà không thể tự đứng dậy được.

Sài-gòn, ngày 20/08/2021.
———————————————-
Vùng biển đảo Thị Tứ – Trường Sa sôi động

Phạm Thắng Nam22/8/2023

TÀU HẢI CẢNH TRUNG QUỐC “CHINACOASTGUARD 5205” ĐANG HOẠT ĐỘNG RÁO RIẾT TẠI VÙNG BIỂN GẦN ĐẢO THỊ TỨ (PAGASA), NGAY BÊN PHẢI ĐÁ HOÀI ÂN, ĐÁ CÁI VUNG.

1- Tàu hải cảnh TQ “CHINACOASTGUARD 5205” khởi hành từ quân cảng Tam Á (Sanya), đảo Hải Nam vào chiều 2-8-2023, di chuyển với tốc độ nhanh (15-17 knot) theo hướng Đông Nam, đi qua EEZ Việt nam và tiến thẳng đến vùng biển đảo THỊ TỨ.Tại vùng biển này, “CHINACOASTGUARD 5205” di chuyển qua lại với một hành trình dày đặc (xin xem hình đính kèm).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/08/BD.jpeg
Hình ảnh được edit bởi tác giả Dường như tàu hải cảnh TQ đang quyết tâm ngăn cản các hoạt động nào đó của phía Philippines liên quan đến đảo Thị Tứ.

2- Trong khi đó thì tàu hải cảnh “CHINACOASTGUARD 3303” khởi hành từ cảng Quảng Đông, di chuyển nhanh theo hướng Tây Nam, dừng lại một thời gian tại một đảo thuộc quần đảo Hoàng sa, rồi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Nam đến vùng biển ĐÁ VÀNH KHĂN (MISCHIEF REEF).Đá này, thuộc chủ quyền VN, nhưng bị Trung Quốc chiếm đoạt năm 1995 từ tay Philippines.

3- Theo dữ liêu từ nhà báo Đặng Sơn Duân [gửi cho tôi], thì tham gia hoạt động cùng với “CHINACOASTGUARD 3033” còn có hai tàu hải cảnh TQ: “CHINACOASTGUARD 21551” và “CHINACOASTGUARD 21556”. Đây là hai tàu hải cảnh có kích thước nhỏ nhưng có thể chay với tốc độ rất nhanh (20-25 knot) và được trang bị vũ khí tiên tiến.


3a- Tàu CHINACOASTGUARD 21556 khởi hành từ vùng biển Hong Kong vào lúc 9.11 am, ngày 15-8-2023 và sau đó di chuyển với tốc độ nhanh theo hướng Tây Nam. Tàu đã tắt hoàn toàn hệ thông AIS ngay sau khi khởi hành.

3b- Tàu CHINACOASTGUARD 21551 cũng khởi hành từ vùng biển Hong Kong vào lúc 3.01 pm, ngày 18-8-2023 và sau đó di chuyển với tốc độ nhanh theo hướngTây Nam, đến một đảo thuôc quần đảo Hoang sa lúc 11.48 am ngày 19-8-2023. Sau đó tàu tắt hoàn toàn hệ thông AIS.

Hiện chúng tôi chưa thể xác đinh chắc chắn là “CHINACOASTGUARD 21551” và “CHINACOASTGUARD 21556” hoạt động cùng với “CHINACOASTGUARD 3033” (đến đá VÀNH KHĂN) hay cùng với “CHINACOASTGUARD 5205” (đang quấy rối vùng biển đảo Thị Tứ).

4- Tàu cứu hộ NAN HAI JIU 116 cũng đang hoạt đông tai vùng biển nằm giữa N8*-N10* và E 112 *- E 114*
_____
Ghi chú:Đảo Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Island; tiếng Filipino: Pag-Asa; Hán-Việt: Trung Nghiệp đảo) là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đảo này xếp thứ hai trong quần đảo về mặt diện tích.

Đảo cao 3,6 m so với mực nước biển, với diện tích tự nhiên khoảng 32ha. Theo ảnh vệ tinh Sentinel-2 (ESA) thì tính đến tháng 10 năm 2022, diện tích của đảo vào khoảng 44ha.Đảo được bao bọc bởi thềm san hô rộng. Trên đảo có nhiều dừa và cỏ dại. Một số loài chim biển cũng đến đây trú ngụ.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.Ngày 5/3/2019, giới chức Philippines cho biết các tàu cá Trung Quốc ép ngư dân Philippines rời khỏi những bãi cạn nằm trong lãnh hải của đảo Thị Tứ.

Căng thẳng Biển Đông dâng cao
Duan Dang/VNTB22/8/2023
VNTB – Căng thẳng Biển Đông dâng cao
Tình hình Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng với sự xuất hiện của nhiều tàu chiến cỡ lớn giữa lúc Philippines chuẩn bị triển khai sứ mệnh tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây.

Theo thông tin mới nhất, hai tàu chiến của Úc là HMAS Canberra và HMAS Anzac đã có mặt ở vùng biển phía tây Philippines trong sứ mệnh Indo-Pacific Endeavour 2023.

Hãng AP ngày 20.8 dẫn các nguồn tin Philippines cho biết tàu HMAS Canberra sẽ tham gia cuộc tập trận với tàu USS America của Mỹ và tàu JS Izumo của Nhật Bản ở Biển Đông trong tuần này.

Cuối tuần trước, hãng Kyodo News cũng dẫn nguồn tin tiết lộ cuộc tập trận được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 23.8. Hoạt động đáng chú ý này được lên kế hoạch giữa lúc Philippines chuẩn bị triển khai sứ mệnh tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, vào sáng nay, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Romeo Brawner phủ nhận kế hoạch tập trận của Mỹ, Nhật và Úc, theo CNN Philippines. Ông Brawner nói rằng sự có mặt của 3 tàu này trong cùng một thời điểm chỉ là tình cờ.

Theo một thông báo hàng hải, Philippines hiện tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở ngoài khơi Palawan trong thời gian từ 15.8 đến 31.8. Vị trí tập trận cách không xa khu vực Bãi Cỏ Mây.Về phía Trung Quốc, tàu sân bay Sơn Đông cũng đã rời Tam Á tiến ra Biển Đông, theo hình ảnh vệ tinh ngày 19.8. Như vậy, tại Biển Đông trong những ngày tới sẽ có sự tập trung của nhiều tàu chiến cỡ lớn của các nước.

Trong một động thái nhiều khả năng nhằm ứng phó với đợt tiếp tế mới của Philippines, Trung Quốc triển khai thêm các tàu hải cảnh 3303, 21551 và 21556 đến Đá Vành Khăn vào sáng nay.Trong số này, các tàu 21551 và 21556 là những tàu hải cảnh cao tốc. Với lượng giãn nước 300 tấn, dài 50 mét, các tàu này có khả năng di chuyển tốc độ cao cũng như khả năng cơ động cao. Chính vì vậy, chúng rất phù hợp với hoạt động ngăn cản các tàu tiếp tế cỡ nhỏ của Philippines.

Nhiều khả năng chúng được triển khai từ Quảng Châu xuống Đá Vành Khăn để chuẩn bị cho kịch bản ngăn chặn tàu Philippines tiếp cận Bãi Cỏ Mây.

Nguồn: Duan Dang  https://vietnamthoibao.org

Tạ Duy Anh – Lời đường mật 

Trung Quốc hẳn đã ngửi thấy có mùi tiệc thơm lừng ở Hà Nội, nhân chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ. Nên theo bổn cũ, vừa dỗ chính quyền Việt Nam theo kiểu dỗ trẻ, vừa gầm gừ giơ móng vuốt đe dọa: Chớ có chệch đường. 

Nói trắng ra, Trung Quốc đang làm mọi cách để đẩy Việt Nam ra xa Hoa Kỳ nhất có thể.

Để làm gì?

Để tiếp tục dễ bề khua khoắng những thứ không thuộc về mình.

Hãy xem, cùng với lời dụ dỗ ngon ngọt, Trung Quốc đang làm gì để bóp chết người đồng chí cùng bảo vệ lý tưởng.

Quân sự hóa đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa của Việt Nam. Tri Tôn là thực thể gần lãnh thổ đất liền của Việt Nam nhất (chỉ cách mũi Ba Làng An 134 hải lý). Từ sân bay sắp hoàn thành ở đây, máy bay trinh sát của Trung Quốc có thể nhìn thấy cả con cua đang bò ở bờ biển Đà Nẵng hoặc Cam Ranh.

Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành một cảng quân sự trá hình ở Campuchia, sát với đảo Phú Quốc, hòng tạo thế kẹp cổ người đồng chí khi cần.

Trung Quốc không ngớt cho tầu quấy nhiễu khu vực các giàn khoan dầu hợp pháp của Việt Nam, thành lập đội ngư thuyền bán vũ trang đông tới cả chục ngàn chiếc, sẵn sàng thực hiện kế sách “ruồi bâu” trên biển Đông.

Không ai qua được Trung Quốc về mặt ranh ma, quỷ quyệt. 

Nhưng vụ này lộ quá ông Tập ạ. Trẻ trâu của bọn tôi còn biết tỏng bụng ông có bao nhiêu con dao găm, nữa là…

TẠ DUY ANH 20.08.2023


Việt Nam “quản chặt” các tín đồ tôn giáo độc lập

RFA – 21/8/2023

Việt Nam “quản chặt” các tín đồ tôn giáo độc lập

Các Nhà sư Khmer Krom ở Campuchia biểu tình phản đối Việt Nam bắt một nhà sư người Khmer Krom 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Ở Việt Nam, những người muốn sinh hoạt tôn giáo một cách độc lập luôn đối mặt nguy cơ bị chính quyền ngăn cản, sách nhiễu. Nhiều tín đồ tôn giáo độc lập là người bản địa cho biết họ thậm chí bị đàn áp ngày càng nặng nề hơn.

Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên gần như tan rã 

Nhân ngày Quốc tế Tưởng niệm các nạn nhân của các hành vi bạo hành dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng (22/8), RFA phỏng vấn một số tín đồ tôn giáo người bản địa để hiểu rõ hơn về những sinh hoạt tôn giáo của họ hiện nay.

Một người Thượng là tín đồ Tin Lành đấng Christ, hiện đang ở Đắk Lắk, yêu cầu giấu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết:  

“Trong bảy ngày qua, ngày nào công an cũng qua nhà, không cho mình sinh hoạt, nhóm lại với nhau thờ phượng Chúa. Công an qua nhà bảo là không được tổ chức tưởng niệm ngày 22/8.

Trong một tháng trở lại đây, chúng tôi không thể liên lạc với anh em vì chính quyền làm rất căng trong thời gian vừa rồi.”

Người này cho biết thêm rằng từ ngày 8/4 cho đến nay, tất cả các điểm sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Tin Lành Đấng Christ ở Đắk Lắk đều không thể nhóm họp lại với nhau nữa. Tình hình càng bị siết chặt hơn từ sau vụ tấn công hai đồn công an xã ở tỉnh này vào ngày 11/6 vừa qua. Người này nói tiếp:

“Mỗi tuần (Công an-PV) xuống ít nhất ba lần. Họ nhắc không được sinh hoạt tập trung nhiều người, nếu không là sẽ bắt và xử lý theo pháp luật nhà nước Việt Nam. Hội Thánh của chúng tôi bây giờ coi như là tan rã.”

Một số tín đồ khác cho biết chính quyền địa phương sắp tới buộc họ phải phát biểu trước người dân trong bản làng rằng Tin Lành Đấng Chirst là một giáo hội phản động, chống Nhà nước. Một người không muốn nêu tên nói: 

“Sắp tới đây họ sẽ phát động quần chúng tại buôn làng, bắt chúng tôi phải nói trước dân là giáo hội Tin Lành Đấng Christ là giáo hội chống lại Nhà nước Việt Nam. Họ nói sẽ viết sẵn một bản cam kết để những người theo Tin Lành Đấng Christ ký cam kết bỏ đạo.

Nếu mà tôi có nói vậy thì cũng vì nhà nước ép buộc, áp lực tôi phải nói như thế chứ tôi không muốn.”

Phân biệt đối xử, đàn áp người Khmer Krom

Ông Tran Mannrinh, một người Khmer Krom, hiện đang ở bang Pennsylavia, Hoa Kỳ cho biết, hơn 90% những người Khmer bản địa sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long đều theo Phật giáo nguyên thuỷ, hay còn gọi là Phật Giáo Nam Tông.

Họ cũng không được thành lập Giáo hội riêng mà phải buộc gia nhập vào  Giáo hội Phật giáo Việt Nam của chính phủ. Ông Tran Mannrinh nói:

“Không chỉ ban chủ trì của chùa mà phật tử muốn tổ chức sinh hoạt tôn giáo cũng phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Đó là một sự vi phạm hết sức trắng trợn tôn giáo của chúng tôi.

Ngày xưa, con dấu của mỗi ngôi chùa đều có chữ Khmer nhưng mà bây giờ họ (chính quyền – PV) tịch thu hết và phát lại cho chùa một cái mộc mới mà hoàn toàn không có một chữ Khmer nào.” 

Ông Mannrinh lấy ví dụ, năm 2020, một vị sư tên Thạch Chanh Đa Ra cùng một số sư sãi xây dựng một ngôi chùa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 2021, người của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đến làm việc, yêu cầu các sư thầy ở đây phải sinh hoạt theo tôn chỉ của GHPGVN nhưng bị từ chối. Tháng 3/2021, chính quyền huyện Tam Bình, Vĩnh Long tiến hành cưỡng chế, di dời các tượng Phật ra khỏi ngôi chùa này.

Các trang tin thân Chính phủ Việt Nam cáo buộc sư Thạch Chanh Đa Ra và các sư sãi cùng nhóm đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm bôi nhọ chủ trương, đường lối của Đảng đối với đồng bào dân tộc Khmer, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vu cáo Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền… 

Theo ông Mannrinh, việc chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử đối với người Khmer Krom là không thể chối cãi:

“Ở vùng bản địa Khmer Krom đang sinh sống không có một dự án nào quy mô. Từ Sài Gòn xuống Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một quãng đường từ Sài Gòn đến Mỹ Tho có cao tốc tốt thôi, tất cả mọi thứ họ dồn hết cho miền Bắc.

Một mặt thì nhà nước nói ra rã ở trên đài rằng đề cao phong tục, ngôn ngữ và quyền của dân bản địa, nhưng mặt khác họ lại rỉ tai cho cha mẹ và giáo viên rằng nên cho trẻ em nói tiếng Việt. Cho nên, đại đa số trẻ em Khmer Krom không còn nói rành tiếng Khmer nữa.”

Ngoài những “áp bức” trên, hồi năm 2021, chính quyền Việt Nam đã bắt ông Thạch Rine (61 tuổi), một tín đồ Cơ đốc giáo ở Trà Vinh và cáo buộc ông này đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để xúc phạm lãnh tụ Việt Nam, xuyên tạc lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ. 

Ông Thạch Tha, một người Khmer Krom hồi tháng 10/2021 nói với RFA rằng những người bản địa theo đạo như ông chỉ đòi hỏi chính quyền Việt Nam để người dân tộc Khmer Krom thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, thờ phượng Chúa theo đúng pháp luật Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese

Tags: , , , , ,

Comments are closed.