Thư số 120 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Phạm Bá Hoa
Tôi là người Việt Nam, chào đời năm 1930, phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975, bị lãnh đạo Việt Cộng đẩy vào trại tập trung ngày 14/6/1975, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987, rời khỏi Việt Nam tháng 4/1991 tị nạn cộng sản trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ.
Ước mơ của tôi là được trở về Việt Nam sống trên quê hương cội nguồn của mình dưới chế độ dân chủ tự do. Vì vậy mà ước mơ đó luôn thúc đẩy tôi tổng hợp các tin tức và chọn lọc vào nội dung, giúp Các Anh và những thành phần yêu dân chủ tự do có nét nhìn rộng hơn và rõ hơn, về những sự kiện trên thế giới liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến mục tiêu ngăn chận tham vọng thống trị thế giới của Trung Cộng, mà Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đang thực hiện. Và khi lãnh đạo Việt Cộng tự suy yếu, hoặc Trung Cộng bị suy yếu thì lãnh đạo Việt Cộng không còn chỗ dựa, đó là cơ hội cho Các Anh và toàn dân đứng lên giành lại Quyền Làm Người của mình, nối tiếp dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ ngàn năm trước.
Là Người Lính trong quân đội gắn liền với hai chữ “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với lá Thư này, tôi tổng hợp một số tin tức về hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ và một số quốc gia đang hợp tác đối đầu với Trung Cộng. Khu vực này vừa có Liên Minh AUKUS -liên minh quốc phòng- gồm Hoa Kỳ + Anh quốc + Australia. Trước đó, đã có QUAD –bộ tứ kim cương về an ninh và tự do rộng mở khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương- gồm Hoa Kỳ + Nhật Bản + Ấn Độ + Australia, và Five Eyes -ngũ nhãn tình báo- gồm Hoa Kỳ + Anh quốc + Canada + Australia + New Zealand. Mục đích của ba Liên Minh đều ngăn chận Trung Cộng thực hiện tham vọng thống trị thế giới. Và khi Trung Cộng suy yếu, đó là một trong những cơ hội mà Các Anh cùng đồng bào đứng dậy giành lại Quyền Làm Người của mình.
1. Hoa Kỳ & Đài Loan – Trung Cộng.
Ngày 9/9/2021, cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Tổng Thống Hoa Kỳ với Chủ Tịch Trung Cộng trong khoảng 90 phút, nhằm tìm cách “cạnh tranh giữa hai quốc gia, nhưng tránh xung đột quân sự”. Theo tuyên bố từ tòa Bạch Ốc, thì hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược trong các lãnh vực mà Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng có cùng lợi ích, cũng như các điểm còn bất đồng. Tổng Thống Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng: “Hoa Kỳ rất quan tâm đến hòa bình, ổn định, và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như trên thế giới”.
Trước khi có cuộc đàm thoại này, một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng: “Tổng Thống Hoa Kỳ xem cuộc đàm thoại này là cách thăm dò khi tiếp xúc trực tiếp với Chủ Tịch Trung Cộng có thể tiến đến bang giao bình thường hay không”.
Và sau cuộc đàm thoại -vẫn viên chức nói trên- cho biết: “Hoa Kỳ có thể bị hạn chế về khả năng thay đổi hành động của Trung Cộng. Vì vậy mà Hoa Kỳ cùng với các quốc gia đồng minh và các quốc gia hợp tác, cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh với Trung Cộng”.
Trong khi truyền thông Trung Cộng loan tin về phát biểu của Chủ Tịch Trung Cộng: “Những vấn đề cốt lõi mà hai bên cần tôn trọng là biến đổi khí hậu, và vấn đề này có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong bang giao giữa hai quốc gia”. (trích bài của Hoài Thanh/Báo Tin tức dẫn tin từ Fox News)
Báo Financial Times ngày 11/9/221, dẫn các nguồn tin từ tòa Bạch Ốc tiết lộ rằng: “Tổng Thống Hoa Kỳ đang nghiên cứu một cách thận trọng, có nên chấp nhận cho Đài Loan đổi tên “Văn phòng đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc” thành “Văn Phòng Đại Diện Đài Loan” hay không”.
Tin tức trên đây rò rỉ từ trong ngày diễn ra cuộc đàm thoại giữa Tổng Thống Biden với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhưng tòa Bạch Ốc cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chưa lên tiếng xác nhận hay phủ nhận.
(Văn phòng đại diện kinh tế & văn hóa Đài Loan tại Hoa Kỳ)
Ngày 13/9/2021, trong cuộc họp báo thường ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng -Triệu Lập Kiên- xác nhận rằng: “Chúng tôi đã nắm được tin tức là Hoa Kỳ có ý định chấp thuận cho Đài Loan đổi tên văn phòng đại diện tại thủ đô Washington. Chúng tôi đã gởi thư ngoại giao phản đối Hoa Kỳ về vấn đề này. Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ nên ngừng mọi hình thức trao đổi chánh thức hoặc nâng cấp bang giao thực chất với Đài Loan, bao gồm cả việc đổi tên văn phòng đại diện. Vấn đề Đài Loan, chẳng những ảnh hưởng đến bang giao giữa hai quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định eo biển Đài Loan nữa”. (trích trong tuoitre.online ngày 24/9/2021)
2. Đài Loan – Đông Âu – CPTPP.
Ngày 14/9/2021, hãng tin AFP của Pháp dẫn lời của ông Trần Lập Khoát -Chen Li Kuo- Vụ Trưởng Vụ Châu Âu của Bộ Ngoại Giao Đài Loan, công du 3 quốc gia vùng Đông Âu là Slovakia + Cộng Hòa Séc + Litva từ ngày 20 đến ngày 3010/2021 sắp tới , với mục đích xúc tiến hợp tác thương mại và đầu tư. Ba quốc gia này đã hỗ trợ vaccine ngừa Covid 19 cho Đài Loan, và luôn mong muốn thắt chặt hợp tác với Đài Loan tự trị, bất chấp những phản đối từ Trung Cộng.
Hãng tin AFP cũng nhắc lại rằng, đầu năm 2021, Litva chánh thức rời Diễn Đàn Hợp Tác 17+1 của Trung Cộng. Diễn Đàn này có sự tham gia của các quốc gia Đông Âu và Trung Âu. Và tháng 7/2021 vừa qua, Litva là quốc gia đầu tiên cho mở văn phòng đại diện có tên là “Đài Loan” tại Vilnius, thay vì dưới tên gọi Đài Bắc.
Vẫn theo bản tin của AFP thì cuối năm 2019, chánh phủ Praha đã hủy bỏ một thỏa thuận kết nghĩa với Trung Cộng. Trong cùng thời gian, lãnh đạo Thượng Viện Cộng Hòa Séc -Milos Vystrcil- trong chuyến thăm Đài Loan, đã ký một thỏa thuận với Đài Loan. Những sự kiện trên đây, dẫn đến sự tức giận của Trung Cộng.
Cho đến nay, Đài Loan được 15 quốc gia công nhận, trong khi Trung Cộng luôn gọi “Đài Loan là một tỉnh nổi loạn” của họ, và đe dọa sẽ dùng vũ lực sáp nhập vào lục địa Trung Hoa. Vì vậy mà trong thời gian gần đây -nhất là khi Bà Thái Anh Văn tái đắc cử Tổng Thống- Trung Cộng thường sử dụng Hải Quân và Không Quân xâm phạm vùng trời và vùng biển Đài Loan, như một áp lực quân sự đối với quần đảo này. (trích bài của Minh Anh)
Ngày 22/9/2021, truyền thông Đài Loan dẫn tin từ viên chức kinh tế Chen Chern-chyi nói rằng: “Lãnh đạo Cơ Quan Kinh Tế Đài Loan -Bà Wang Mei hua- sẽ phổ biến tin tức cụ thể về sự kiện Đài Loan nộp đơn xin gia nhập “Hiệp Định Hợp Tác Toàn Diện & Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương”. (gọi tắt Anh ngữ là CPTPP)
(Bà Wang Mei-hua.Hình của CNA)
Cơ Quan Kinh Tế Đài Loan chưa bình luận về tin tức này.
Ngày 22/9/2021, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng -Triệu Lập Kiên- phát biểu trong buổi họp báo rằng: “Chúng tôi cương quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào có trao đổi chánh thức với Đài Loan, và cương quyết phản đối Đài Loan gia nhập bất kỳ hiệp ước hoặc tổ chức chánh thức nào”.
3. Trung Cộng – CPTPP – Australia.
Ngày16/9/2021, Trung Cộng nộp đơn cho New Zealand xin gia nhập CPTPP, và Bộ Thương Mại New Zealand xác nhận đã nhận đơn của Trung Cộng.
Bloomberg bình luận rằng: “Vấn đề Trung Cộng đàm phán để gia nhập CPTPP sẽ không đơn giản, bởi Trung Cộng có một số vấn đề còn tồn đọng với những thành viên CPTPP như Australia, Canada. Thêm nữa, thời gian đàm phán cần nhiều thời gian. Nếu được gia nhập CPTPP, thì Trung Cộng sẽ là thành viên có nền kinh tế lớn nhất trong tổ chức này. Nhưng, Trung Cộng cần được tất cả thành viên CPTPP đồng thuận mới được gia nhập”.
CPTPP gồm 11 nước thành viên: (1) Australia. (2) Brunei. (3) Canada. (4) Chile. (5) Nhật Bản. (6) Malaysia. (7) Mexico. (8) Singapore. (9) New Zealand. (10) Peru. (11) Việt Nam.
Tổng cộng các quốc gia thành viên có 495.000.000 dân, với tổng kim ngạch thương mại là 10.000 tỷ mỹ kim, và tổng GDP chiếm 13,5% trong tổng GDP toàn thế giới.
Hồi tháng 1/2021, Anh quốc đã nộp đơn gia nhập CPTPP sau khi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Nếu trở thành thành viên của CPTPP, thì Anh quốc sẽ là quốc gia đầu tiên trong CPTPP mà biên giới không giáp Biển Đông, cũng không giáp Thái Bình Dương.
Ngày 17/9/2021, Bộ Trưởng Thương Mại Australia Dan Tehan cho biết: “Australia phản đối Trung Cộng gia nhập CPTPP, trừ khi Trung Cộng chấm dứt tấn công hàng xuất cảng của Australia, và nối lại liên lạc cấp Bộ Trưởng.
(Hình Bộ Trưởng Thương Mại Dan Tehan trong cuộc họp báo tại thủ đô Canberra hồi tháng 12/2020. Ảnh: AFP).
Vẫn Bộ Trưởng Dan Tehan: “Trung Cộng không thể gia nhập CPTPP cho đến khi thuyết phục được các thành viên về khả năng họ tôn trọng và thực hiện đúng đắn những Hiệp Định Thương Mại hiện nay, cũng như các điều kiện của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Australia đã đệ đơn khiếu nại Trung Cộng với tổ chức WTO, sau khi Trung Cộng áp thuế chống bán phá giá với rượu vang và lúa mạch xuất cảng”.
Sự kiện căng thẳng giữa Australia với Trung Cộng đến mức hai bên không liên lạc nhau ở cấp Bộ Trưởng từ tháng 4/2020 đến nay, vì Australia thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc bùng phát Coronavirus (Covid 19) tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019.
4. Liên Hiệp Châu Âu với Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Tóm lược bản tin của Thùy Dương ngày 14/9/2021, với nội dung Liên Hiệp Châu Âu tăng cường bang giao với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong chiến lược đối đầu với Trung Cộng, khối Liên Hiệp Châu Âu đang tăng cường hợp tác với Nhật Bản + Đại Hàn + Singapore về kỹ thuật số, cùng lúc tăng cường đầu tư và thương mại với Đài Loan trong mục đích củng cố ảnh hưởng ở Châu Á.
Trong bản thảo chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà trang tin Nikkei Asia có được, thì Trung Cộng là mối quan tâm chánh của khối Liên Hiệp Châu Âu, vì quốc gia này tự giành chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông, rồi bồi đấp và biến thành một loạt căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa. Lại đặt ra luật ngăn cấm tàu thuyền ngoại quốc vào vùng biển này -gổm cả eo biển Đài Loan- kèm theo những đe dọa nổ súng, tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của Châu Âu”.
Vẫn trong bản thảo chiến lược nói trên, khối Liên Hiệp Châu Âu sẳn sàng liên minh với “bộ tứ kim cương” gồm Hoa Kỳ + Nhật Bản + Ấn Độ + Australia, về các chủ đề mà các bên cùng quan tâm, như biến đổi khí hậu + kỹ nghệ + vaccine ngừa Covid-19.
Về quân sự, Liên Hiệp Châu Âu sẽ thực hiện nhiều cuộc tập trận chung với các quốc trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong mục đích bảo vệ tự do hàng hải và chống cướp biển. Tuy nhiên, theo bình luận của Nikkei Asia ngày 14/09/2021, thì sức mạnh quân sự của khối Liên Hiệp Châu Âu trong những chiến dịch quy mô, vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ, vì vậy mà khối này không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về dự thảo chiến lược nói trên.
4. Hoa Kỳ & Anh quốc & Australia – Pháp – Trung Cộng.
Ngày 15/9/2021, Thủ Tướng Australia tuyên bố: “Lúc 8.30 tối 15/9/2021 -11 tiếng đồng hồ trước khi công bố AUKUS- tôi đã cố gắng điện thoại cho Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron”. (ngày giờ Australia)
Nhưng Thủ Tướng Australia không nói rõ là hai nhà lãnh đạo có nói chuyện với nhau hay không, và nếu có, thì nói những gì.
Bộ Trưởng Tài Chánh Australia Simon Birmingham cho biết: “Việc đề cập thỏa thuận này trước khi nó được công bố chánh thức, là vấn đề rất tế nhị. Chúng tôi đã thông báo cho chánh phủ Pháp trước khi quyết định này được công bố. Trước đó, chúng tôi đã trao đổi với Pháp về sự thay đổi trong khu vực, sự thay đổi trong cuộc cạnh tranh chiến lược trong khu vực, và sự thay đổi này nhằm ngăn chận những thách thức đối với hoạt động của tiềm thủy đỉnh chạy bằng năng lượng thông thường, vì vậy chúng tôi chuyển sang tiềm thủy đỉnh chạy bằng năng lượng hạt nhân”.
Truyền thông Australia loan tin: “Đến nay, Australia đã chi khoảng 2.400.000.000 Úc kim vào dự án chế tạo tiềm thủy đỉnh với Pháp. Và việc hủy hợp đồng này, Australia sẽ phải bồi thường một khoản tiền không nhỏ”. (trích bản tin của VOV ngày 19/9/2021)
Ngày 16/9/2021, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, với Thủ Tướng Australia Scott Morrison, và Thủ Tướng Anh quốc Boris Jonhson, ba bên cùng thỏa thuận “Hợp Tác Quốc Phòng” –gọi tắt Anh ngữ là AUKUS- và được công bố chánh thức. Theo đó thì Hoa Kỳ sẽ cung cấp kỹ nghệ đóng tiềm thủy đỉnh chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia.
AUKUS là chữ tắt như sau :AU là Australia = Úc Đại Lợi. K là Kingdom = Anh quốc. Và US là United States = Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận này, Australia sẽ sản xuất ít nhất là 8 tiềm thủy đỉnh chạy bằng năng lượng hạt nhân từ kỹ nghệ Hoa Kỳ và Anh quốc, trong khuôn khổ hợp tác an ninh giữa ba quốc gia. Như vậy, Australia sẽ hủy hợp đồng đóng tiềm thủy đỉnh trị giá 40 tỷ mỹ kim mà Australia đã ký với Pháp năm 2016.
Ba vị lãnh đạo nói trên cùng nhấn mạnh rằng: “Australia vẫn là quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng Hải Quân Australia sẽ sử dụng hệ thống đẩy năng lượng hạt nhân cho các iềm thủy đỉnh, phục vụ mục đích sẳn sàng đối phó “những đe dọa trong tương lai”.
Thủ Tướng Australia cho biết: “Các tiềm thủy đỉnh hạt nhân sẽ được đóng tại xưởng ở Adelaide (Nam Australia), với sự hợp tác chặt chẽ của Hoa Kỳ và Anh quốc. Australia sẽ tôn trọng và tuân thủ các Hiệp Ước Quốc Tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận nâng cấp hạm đội tiềm thủy đỉnh của Australia là “một trong những dự án phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trên thế giới”. Các bên sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện thỏa thuận này trong 18 tháng tới”.
Hãng tin Reuters dẫn lời một viên chức Hoa Kỳ nói rằng: “Động cơ đẩy hạt nhân sẽ cho phép tiềm thủy đỉnh của Hải Quân Australia hoạt động trong lòng biển với thời gian lâu hơn, an toàn hơn, và hiệu quả hơn loại tiềm thủy đỉnh mà Australa hiện có, sẽ góp phần quan trọng thực hiện bảo đảm khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hoa Kỳ giúp Australia phát triển tiềm thủy đĩnh hạt nhân là một hành động đặc biệt, vì từ trước đến nay, Anh quốc là quốc gia đầu tiên được Hoa Kỳ giúp xây dựng đội tiềm thủy đỉnh hạt nhân. Bây giờ là Hoa Kỳ với Anh quốc, cùng giúp Australia”.
Hãng thông tấn AFP bình luận: “Dù 3 vị lãnh đạo AUKUS không đề cập đến Trung Cộng, nhưng mục tiêu mà AUKUS nhắm tới là rất rõ. Trong cuộc họp, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng; Tất cả chúng ta đều nhận thấy sự cấp thiết phải bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong dài hạn. Thủ Tướng Australia nhấn mạnh; Thế giới của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bởi tương lai của Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến tương lai của tất cả. Và Thủ Tướng Anh quốc nói rằng; Anh quốc sẽ làm việc cùng với các nước để chung tay duy trì sự ổn định và an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cùng ngày 16/9/2021, tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đã viết trong một Thông Cáo như sau: “Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, phản đối sự hợp tác của 3 quốc gia Hoa Kỳ với Anh quốc và Australia, cùng nhắm vào Trung quốc. Các quốc gia này nên bỏ tâm lý Chiến Tranh Lạnh và định kiến về ý thức hệ”.
Ngày 18/9/2021, hãng tin Reuters dẫn lời của Thủ Tướng Australia nói rằng: “Tôi không có gì hối tiếc khi hủy hợp đồng với Pháp về sản xuất tiềm thủy đỉnh mà tôi đã đưa ra thảo luận trực tiếp trong vài tháng trước. Tôi hiểu sự thất vọng của Pháp, nhưng Australia luôn bảo vệ lợi ích quốc gia, vì hợp đồng đó không phải là giá rẻ”.
Tóm lược bài nhận định trên báo Les Echos (xin lỗi là tôi không thấy tên của dich giả sang Việt ngữ) ngày 18/9/2021, như sau:
“Hoa Kỳ là nền tảng của liên minh AUKUS, cho thấy rõ quyết tâm đối đầu với Trung Cộng. Liên minh AUKUS trong chiến lược đa phương với các quốc gia hợp tác trong một mặt trận thống nhất. ..
Australia là thành viên nhiệt tình nhất vì nhận rõ Trung Cộng. Sau khi Trung Cộng hình thành “Đường Tơ Lụa Mới” từ năm 2013, Trung Cộng -bằng những cách khác nhau- không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Năm 2015, Australia cho tập đoàn Landbridge của Trung Cộng thuê hải cảng Darwin -cực Bắc Australia- và Trung Cộng biến thành điểm quan trọng trên đường tơ lụa mới của họ. Hải cảng này tiếp giáp với một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.
Vì sự căng thẳng trong thời gian gần đây giữa Australia với Trung Cộng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia Peter Dutton, tuyên bố là sẳn sàng chấm dựt hợp đồng Trung Cộng thuê hải cảng Darwin. Đồng thời xây dựng hải cảng thứ hai cho Hải Quân Australia và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sử dụng.
Liên Minh AUKUS, do đó cũng nằm trong chiến lược của Australia chống Trung Cộng. Hồi tháng 6/2020, Thủ Tướng Australia Scott Morrison đã công bố ngân sách 270 tỷ mỹ kim trong vòng 10 năm, với mục đích tân trang quân đội, nhất là Hải Quân tăng thêm sức mạnh trong thế tấn công.
Anh quốc phát huy chiến lược Global Britain. Anh quốc khôi phục lại vị thế chính trị lẫn quân sự của mình trên trường quốc tế sau khi tách rời Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt lịch sử, Anh rất gần với Hoa Kỳ và Australia, và liên minh AUKUS là một cách để Thủ Tướng Boris Johnson tái khẳng định chiến lược “Nước Anh Toàn Cầu -Global Britain- của Anh quốc, dựa trên việc tăng cường sự có mặt tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Cộng.
Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, thì Hiệp Ước giữa Hoa kỳ với Anh quốc và Australia, là một sự kiện rất quan trọng đối với Trung Cộng, vì liên minh này như thể một NATO Châu Á với mục tiêu là ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung Cộng.
Trả lời phỏng vấn của báo Les Echos, ông Antoine Bondaz -chuyên gia về Trung Cộng tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS- nhận định rằng: “AUKUS cụ thể hóa sự chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ sang khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, điều này khiến Trung Cộng có nguy cơ thật sự bị bao vây về mặt chiến lược. Trong khi Trung Cộng gần như cô lập, thì Hoa Kỳ có nhiều đồng minh mà trước mắt là “Bộ Tứ Kim Cương + Ngũ Nhãn Tình Báo + Liên Minh Quốc Phòng AUKUS”. Bên cạnh còn có NATO Châu Âu nữa”.
Sáng 19/9/2021, Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia Peter Dutton, trả lời phỏng vấn đài Sky News, như sau: “Chánh phủ Australia rất thẳng thắn, cởi mở, và trung thực về hợp đồng sản xuất tiềm thủy đỉnh với Pháp. Chúng tôi hiểu người Pháp đang buồn vì hợp đồng bị hủy bỏ, nhưng việc của chúng tôi là hành động vì lợi ích quốc gia. Australia chúng tôi có thể xem xét thuê hoặc mua tiềm thủy đỉnh hiện có của Hoa Kỳ hoặc Anh quốc, vì tiềm thủy đỉnh sản xuất tại Australia đến cuối năm 2030 mới xuất xưỡng”. (trích bài của Phạm Nghĩa)
Ngày 22/9/2021, Politico dẫn tin từ một viên chức Pháp nói rằng: “Chánh phủ Pháp đã chỉ thị các nhà ngoại giao (Pháp) sẽ trả đũa ba quốc gia liên minh AUKUS, vì hợp đồng sản xuất tiềm thủy đỉnh cho Australia bị hủy bỏ”.
Cùng ngày 22/9/2021, Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc đàm thoại với Tổng Thống Pháp. Sau đó có tuyên bố chung, tuy không nói gì về nội dung đàm thoại, nhưng tòa Bạch Ốc cho biết: “Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ gặp Tổng Thống Pháp trong tháng 10/2021 ở Châu Âu”.
5. Nhật Bản – Trung Cộng.
Ngày 20/9/2021, trả lời trong cuộc phỏng vấn của báo Guardian (Anh quốc), Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, khẳng định rằng: “Trung Cộng ngày càng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, và họ cố gắng dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhật Bản kêu gọi cộng đồng quốc tế phải tăng cường các nỗ lực răn đe chống lại việc Trung Cộng bành trướng lãnh thổ”.
Vẫn ông Nobuo Kishi: “Nhật Bản nhận thức rằng, hiện nay có nhiều khuôn khổ hợp tác trong khu vực, và các bên cần làm nhiều hơn nữa để đối đầu hiệu quả với Trung Cộng”.
Tuần qua, một báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới, cũng cho thấy Trung Cộng là trung tâm trong các lo ngại của phía EU, nhưng EU vẫn lựa chọn theo cách thận trọng.
Trong những tháng gần đây, Nhật Bản đã trở nên mạnh mẽ hơn trong khu vực. Nhật Bản kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia cùng quan điểm chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng.
6. Bộ tứ kim cương họp thượng đỉnh.
Ngày 24/9/2021, nhân đến Hoa Kỳ dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, “bộ tứ kim cương” với Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga + Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi + Thủ Tướng Australia Scott Morrison + Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, họp tại thủ đô Washington DC. Sau cuộc họp, bản Tuyên Bố Chung được phổ biến, với 10 điểm:
(1) Ứng phó Covid 19 do Nhóm Chuyên Gia Vaccine vừa thành lập phụ trách. (2) Giải quyết khủng hoảng khí hậu, bằng cách hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng sạch có trách nhiệm. (3) Hợp tác kỹ nghệ & xây dựng hệ thống viễn thông 5G an toàn. (4) Chuỗi cung ứng khoa học kỹ thuật và nguyên liệu quan trọng. (5) Hợp tác cơ sở hạ tầng. (6) Hợp tác không gian mạng. (7) Khởi động học bổng Bộ Tứ. (8) Tân công chủ nghĩa khủng bố. (9) Tăng cường hòa bình ổn định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. (10) Phi hạt nhân hóa Bắc Hàn. (trích bài của Lâm Nguyên trong e-mail của Nhon Nguyen ngày 27/9/2021)
7. Canada – Trung Cộng.
Ngày 24/9/2021, Bộ Tư Pháp Canada thông báo cho tòa án đang thụ lý vụ án bà Mạnh Vãn Châu, Giám Đốc Tài Chánh tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Cộng, rằng: “Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vừa rút lại yêu cầu dẫn độ Bà Mạnh Vãn Châu sang Hoa Kỳ. Vì vậy, Bà Mạnh Vãn Châu được tự do rời khỏi Canada”.
(Hình bà Mạnh Vãn Châu. Hình của AFP)
Bà Mạnh Vãn Châu, con gái của Nhậm Chính Phi -người sáng lập tập đoàn Huawei- bị bắt tại phi trường Vancouver (Canada) ngày 1/12/2018. (trích bài của Hương Giang trong nước)
Nhận định chung.
Với tình hình thế giới hiện nay, cho dù nhìn từ góc cạnh nào đi nữa, vẫn nhận ra Trung Cộng đang trong thế bị bao vây bởi chiến lược mới của Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển -kể cả NATO Châu Âu- với kế hoạch lần lượt hình thành 3 tổ chức: “QUAD liên minh về an ninh và tự do rộng mở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương + Five Eyes liên minh ngũ nhãn về tình báo + AUKUS liên minh về quốc phòng”.
Trong thời gian gần đây, Nhật Bản và Australia là hai quốc gia chứng tỏ chính sách đối đầu với Trung Cộng ngày càng mạnh mẽ, vì: Nhật Bản lo ngại nếu Trung Cộng sáp nhập Đài Loan vào lục địa Trung Hoa bất cứ dưới hình thức nào, thì quần đảo Okinawa rất có thể bị Trung Cộng tấn công. Trong khi Australia thẳng thắn bảo vệ uy tín và danh dự quốc gia trước một Trung Cộng đầy tham vọng thống trị thế giới, luôn chèn ép gây tổn hại về hàng xuất cảng từ Australia, do quốc gia này thúc đẩy quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Coronavirus bùng phát tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019.
Đúng là Trung Cộng với dân số đông nhất thế giới, với diện tích lãnh thổ lớn nhất nhì thế giới do bản chất bành trướng từ thời cổ đại đến thời đương đại, với GDP hằng năm đứng thứ nhì thế giới nhờ Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển tận tình giúp đỡ, với nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới nhờ ăn cắp tài sản khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ và thế giới. Nhưng với cuộc chiến thương mại mà Hoa Kỳ cần giành lại sự công bằng trong giao thươn từ năm 2018, cộng với thảm họa Coronavirus bùng phát tại Vũ Hán cuối năm 2019, rồi Trung Cộng biến thảm họa đó lây lan nhanh chóng khắp thế giới năm 2020, lại giúp thế giới nhận ra bản chất của Trung Cộng, chẳng những phụ ân bạc nghĩa suốt 50 năm qua -kể từ 1972- được thế giới phát triển chung tay cứu giúp, mà còn kèm theo tham vọng thống trị lại thế giới nữa.
Vì vậy mà thế giới liên minh với nhau để ngăn chận tham vọng của Trung Cộng, là một chiến lược hoàn toàn thích hợp với tình hình thế giới hiện nay.
Kết luận.
Tôi nói rõ thêm về điều mà tôi gọi là “cơ hội” giúp Các Anh và đồng bào cùng đứng dậy giành lại Quyền Làm Người của Các Anh + thân nhân Các Anh + và nói chung là dân tộc Việt Nam, mà tôi nói ở phần đầu lá Thư. “Cơ hội”, là khi Trung Cộng suy yếu đến mức không còn là chỗ dựa cho nhóm lãnh đạo Việt Cộng. Và “cơ hội”, là những phương cách mà nhóm lãnh đạo Việt Cộng áp dụng trong những chiến dịch “chống dịch bệnh Covid 19”, chẳng những không làm giảm số người bị lây nhiễm cũng như số người chết, mà dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong xã hội hiện nay và trước mắt.
Các Anh có nhận ra sự kiện tại sao lãnh đạo Việt Cộng điều động hơn 6.000 quân cùng với xe tăng thiết giáp từ Hà Nội vào Sài Gòn mà họ gọi là “chống dịch” không? Chính vì họ sợ khi người dân hổn loạn thì các đơn vị quân đội chung quanh Sài Gòn nổi dậy đó. Chớ “chống dịch như chống giặc” là sao? Giặc thì trông thấy mà bắn, còn “dịch” thì làm sao thấy mà dùng xe tăng thiết giáp vào Sài Gòn để chống. Có nghĩa là quân đội từ Hà Nội vào Sài Gòn, là để chống lại quân đội đang đồn trú tại Sài Gòn và chung quanh Sài Gòn, vì lãnh đạo Việt Cộng sợ quân đội trong Nam giúp dân nổi dậy đó.
Các Anh đọc thêm vài nhận định dưới đây về bản chất của lãnh đạo cộng sản Việt Nam -mà tôi gọi theo báo Le Figaro của Pháp là Việt Cộng- nhé:
Tác giả Stéphane Courtois, trong quyển “Livre Noir du Communisme” (Sách đen về chủ nghĩa cộng sản), có đoạn: “… Vượt trên mức độ tội ác cá nhân, các chế độ cộng sản củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị…. Sau đó, sự đàn áp thường ngày, sự kiểm duyệt mọi trao đổi tin tức, kiểm soát xuất nhập biên giới, trục xuất người ly khai… những ký ức về khủng bố tiếp tục đặt người dân trong tình trạng sợ hãi. Các quốc gia cộng sản đều như vậy cả”.
Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nhận định rằng: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực đến năm 1956, đã có 971.533 người từ miền Bắc chạy vào miền Nam tị nạn. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.
Thứ hai. Trong vòng 20 năm, từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa -xã hội chủ nghĩa- nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” Dân Chủ Tự Do.
Các Anh phải nhớ là đồng bào đang chờ Các Anh đứng dậy, để cùng nhau làm nên lịch sử lưu danh mãi mãi đến ngàn năm sau, bằng cách diệt trừ nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, rồi xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị phục vụ nguyện vọng người dân.
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, đầu tháng 10 năm 2021
*****
Tags: độc tài, toàn trị, Việt Nam