Nguồn gốc của ngày lễ Giáng sinh  


thoisu 02 05 Views

22/12/2023

10 thông tin về Lễ Giáng sinh: Noel 2023 ngày mấy? Ý nghĩa và lời chúc

(Ảnh: Getty)

Vào tháng 12, mọi người trên thế giới đều hướng đến ngày lễ Giáng Sinh, ông già Noel, cây thông,… Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của Giáng Sinh là gì

Nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh

Theo truyền thuyết, Lễ Giáng Sinh là ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời. Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (nay là 1 thành phố của Palestine). Thời gian giáng sinh vào khoảng giữa năm thứ 7 trước công nguyên và năm 2 sau công nguyên.

Nhà khoa học Issas Newton đã đưa ra cách giải thích về tính đúng đắn cho ngày lễ Giáng Sinh. Ông cho rằng ngày lễ rơi vào ngày Đông chí, theo như lịch thời đó thì chính xác là ngày 25 tháng 12.

Ngôi sao Giáng sinh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ngôi sao Giáng sinh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Lễ Giáng sinh là ngày nào?

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12. Vì theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn, mà không phải nửa đêm.

Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Ban đầu, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, để kỷ niệm ngày sinh của người được gọi là Thiên Chúa xuống thế gian làm người.

Theo thời gian, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.

https://img.ntdvn.net/2020/12/ntdvn_201222-c01-1024x685.jpg

Cây Giáng sinh Quốc gia tại Công viên Bầu dục phía Nam của Tổng thống, thuộc khuôn viên Nhà Trắng, tối Thứ Tư, ngày 2/12/2020, ở Washington, D.C. (Ảnh chính thức của Nhà Trắng / Joyce N. Boghosian)

Ý nghĩa ngày Lễ Giáng sinh

Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc biệt để quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Ngày lễ này mang đến những kỷ niệm chung và sự gắn kết giữa những thành viên gia đình.

Mỗi người có cách thức riêng để tạo dựng mối liên hệ như: chia sẻ một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noël…

Ngày nay, Noel còn trở thành một buổi lễ của trẻ em: Một đêm thần diệu của phép màu mà mọi ước nguyện trẻ con thành sự thật.

Lễ Giáng sinh là ngày nào? tiếng Anh là gì?

(Nguồn ảnh: Pixabay)

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ”Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của đấng cứu thế. Noel cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…

Tên tiếng Anh của Lễ Giáng sinh có ý nghĩa gì?

Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ).

Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

Ý nghĩa của tên gọi Noel

Tại Việt Nam, mọi người thường gọi Giáng sinh là Noel, vì sao vậy?

Noel (phiên âm tiếng Việt: Nô-en hoặc No-en), là từ của tiếng Pháp Noël. Từ tiếng Pháp này có nghĩa là “(ngày) sinh”, cũng tương đương với nghĩa Giáng sinh.

Ngoài ra còn có cách giải thích khác: Tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, được chép trong sách Phúc âm Matthew.

Nhạc giáng sinh không lời

(Nguồn ảnh: Adobe Stock)

Vì sao người Nga đón Giáng sinh vào tháng 1?

Thay vì đón Noel vào đêm 24 và cả ngày 25/12 như các nước trên thế giới, người dân xứ sở bạch dương lại chọn ngày 7/1.

Ban đầu, những người theo đạo Kitô và Công giáo ở Nga đều đón vào chung một ngày. Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII công bố một loại lịch mới – lịch Gregorian ở châu Âu. Ngay lập tức, hầu hết các nước Công giáo châu Âu áp dụng lịch mới. Vào năm đó, ngày 5/10 trở thành 15/10.

Tuy nhiên, nhà thờ Nga không chấp nhận những thay đổi và tiếp tục tổ chức lễ Noel vào ngày 25/12 theo lịch Julian, tức ngày 7/1 năm sau theo lịch Gregorian. Hiện tại, hai lịch này chênh nhau 13 ngày. Đây là lý do lễ Phục sinh, Giáng sinh và một số ngày lễ tôn giáo khác đến Nga muộn hơn 2 tuần.

Cây thông Noel - Lễ Giáng sinh được tổ chức như thế nào?

Cây thông Giáng sinh với những ngọn nến sáng lung linh. (Ảnh minh hoạ)

Lễ Giáng sinh được tổ chức ở châu Âu thế nào?

Lễ Giáng sinh ở mỗi nước lại được tổ chức với những nét độc đáo và thú vị riêng.

Giáng sinh tại Tây Ban Nha

Trước Noel, người dân tại Catalonia (Tây Ban Nha) sẽ trang trí một khúc gỗ nhỏ như một nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười thật tươi. “Khúc gỗ” sinh động này xuất hiện trong mỗi gia đình vào khoảng hai tuần trước lễ. Nó được chăm sóc một cách đặc biệt với khẩu phần ăn hàng ngày, gồm bánh kẹo và hoa quả.

Vào đêm Noel, các thành viên trong gia đình sẽ dùng chiếc gậy đánh vào nhân vật bằng gỗ này và cùng nhau ngân nga bài hát mừng truyền thống.

Lễ Giáng sinh tại Anh

Trẻ em thường viết những lá thư cho ông già Noel rồi ném vào lò sưởi vì tin rằng những lá thư này sẽ bay qua ống khói và đến Bắc Cực – nơi ở của ông già Noel.

Những món không thể thiếu trên bàn tiệc Noel của người Anh là chiếc bánh pudding với những “điều đặc biệt” ẩn giấu trong nhân bánh. Có khi là hạt đậu, lúc lại là một đồng xu, được cho là sẽ mang lại may mắn cho người nhận.

Noel tại Anh diễn ra trong ba ngày: Christmas Eve (24/12), Christmas Day (25/12) và Boxing Day (26/12). Trong đó, sáng 25 là buổi lễ quan trọng. Thông thường, các thành viên gia đình gặp gỡ, tặng quà, chúc mừng nhau và có buổi ăn chính. Từ chiều ngày 24, cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học, công sở đều đóng cửa,…

https://img.ntdvn.net/2020/12/ntdvn_gettyimages-627420948.jpg

Giáng sinh tổ chức ở châu Âu

Noel tại Italy

Bữa tối 24/12 của người Italy thường là một mâm tiệc thịnh soạn bao gồm một món ăn với cá chình nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát. Những ngọn nến được thắp sáng lung linh, trẻ em sẽ đứng lên kể những câu chuyện về ngày lễ và sự ra đời của Chúa Giesu.

Theo tục lệ truyền thống, không phải ông già mà là bà già Noel tên Strega Buffana sẽ đến thăm trẻ em.

Lễ Giáng sinh tại Pháp

Người Pháp tổ chức những màn biểu diễn con rối vào đêm Noel, phổ biến nhất là ở Paris và Lyons.

Theo truyền thống, vào cuối tháng 11, các bà mẹ tại Pháp sẽ mua cho con mình một tấm lịch “Calendrier de I’Vvent.” Bên trong tấm lịch này là những viên kẹo socola vuông, mỗi viên kẹo ứng với một cửa sổ, có đánh số ngày, từ mùng 1 đến 24, sắp xếp lộn xộn. Mỗi sáng, trẻ em phải tìm được số ngày ghi trên lịch và mở cửa sổ rồi nhận một viên kẹo socola thưởng.

Noel tại Đức

Từ đầu tháng 12, khắp nước Đức xuất hiện những phiên chợ đặc biệt. Từ những phiên chợ chỉ vài ba gian hàng ở những thị trấn nhỏ trang trí bằng lồng đèn với cành thông đơn giản, đến những hội chợ lớn ở các đô thị.

Đi chơi chợ Noel là truyền thống của người Đức. Loại hàng hóa nổi tiếng nhất của chợ là bánh “Dresdner Christstollen.” Thuở xưa, còn có tên là bánh Striezel – nổi tiếng đến mức chợ cũng mang tên loại bánh này. Hiếm có ai, nhất là khách du lịch đến chợ lại không thưởng thức loại bánh này và mua về làm quà tặng cho người thân.

Ở Đức, người lớn thường kê một chiếc bàn gần cửa sổ, với nhiều bát đĩa. Trẻ em vẽ những bức tranh để trên cửa sổ suốt đêm để ông già Noel không quên trút đầy kẹo bánh, quà thưởng vào bát đĩa cho chúng.

Lễ Giáng sinh tại Nga

Trước Noel người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên.

Thức ăn trong bữa tiệc Noel thường khác nhau trên từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ, và ở một số gia đình, còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên trong gia đình đã qua đời.

Noel tại Đan Mạch

Vào đêm Noel, 24 tháng 12, mỗi gia đình tụ họp, cùng ăn bữa tối và trao nhau những món quà. Phần lớn mọi người nhảy múa quanh cây Giáng Sinh, một cây thông được trang trí, và cùng hát những bài ca Giáng sinh. Còn lại khá nhiều người dự lễ tại nhà thờ.

Vào tháng 12, nhiều công sở tổ chức tiệc trưa, và trẻ em làm những món quà và những đồ trang trí Noel tại trường mẫu giáo, câu lạc bộ sau giờ lên lớp và ở trường.


Lễ Giáng sinh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong lễ Giáng sinh cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi, những ca khúc về Noel vang lên rộn rã trên nhiều tuyến phố. Mọi người dành tặng cho nhau những món quà và tặng nhau những câu chúc ngọt ngào. Các bạn nhỏ cũng sẽ được bố mẹ tặng cho những món quà ý nghĩa.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam cũng giống ở nước ngoài về những biểu tượng như: trang trí cây thông noel, vòng lá mùa vọng,… Ở khắp các gia đình ai ai cũng chú trọng đến khâu trang trí nhà cửa để mang trọn không khí giáng sinh vào nhà. Nhiều cửa hàng, siêu thị, quán cà phê,.. cũng trang hoàng cây thông Noel bằng chuông, dây ruy băng rực rỡ, những chiếc bít tất, những hộp quà.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam: hình ảnh trang hoàng tại Nhà thờ ở Hà Nội.

Giáng sinh ở Việt Nam: hình ảnh trang hoàng tại Nhà thờ ở Hà Nội. (Ảnh: Getty Images)

Lễ Noel ở Việt Nam, mọi người sẽ cùng nhau đi đến nhà thờ. Tại nhà thờ sẽ diễn ra những hoạt động như hát thánh ca, cầu nguyện cho một mùa Giáng sinh an lành.

Gần đây, các trường học ở Việt Nam cũng thường tổ chức các hoạt động mừng ngày Noel như diễn kịch, ông già Noel tặng quà,… Đặc biệt, vào dịp này, trên đường phố thường xuất hiện nhiều “ông già Noel” bận rộn mang quà đi tặng trẻ em.


Thông tin mới nhất về Lễ Giáng sinh 2023

Người Hà Nội đi chơi Giáng sinh sớm

Phố Hàng Mã, Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm là địa chỉ quen thuộc của người dân thủ đô trong những dịp lễ truyền thống như Trung Thu, Noel, Năm mới…. Từ đầu tháng 12, nơi đây là phố bán các vật dụng trang trí Noel.

Trước Noel hai tuần, phố Hàng Mã đã rất nhộn nhịp. Giờ cao điểm bắt đầu từ 4 giờ chiều đến 10 giờ đêm, không phân biệt ngày thường hay cuối tuần.

Khoảng 70 cửa hàng chính trên phố Hàng Mã tập trung bán hàng hóa, vật dụng trang trí như cây thông, vòng nguyệt quế, ông già Noel, tuần lộc… Tuy nhiên sức mua năm nay giảm vì ảnh hưởng của kinh tế khó khăn.

Những điểm đón Lễ Giáng sinh lãng mạn ở Hà Nội

Ngoài Nhà thờ Lớn, du khách cũng có thể ghé thăm một số nhà thờ nổi tiếng khác ở Hà Nội như: Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Sainte Marie, Nhà thờ Hàng Bột, Nhà thờ Nam Đồng…

Ngoài không khí tấp nập, âm nhạc vui tươi, mỗi trung tâm thương mại lại có điểm độc đáo riêng trong mùa Noel. Times City có sân khấu nhạc nước đặc sắc, Roal City với khu vực quảng trường rộng lớn được trang hoàng dàn ánh sáng lung linh hay Aeon Mall Long Biên, Vincom Bà Triệu, Lotte Center Hà Nội cũng rực rỡ những tiểu cảnh được đầu tư trang trí ấn tượng…

Bạn cũng có thể ghé thăm các quán cà phê trên cao như The Summit Bar, G-Kim’s Coffe and Tea, Trill Rooftop Cafe, EM Rooftop… để tận hưởng một đêm Noel trọn vẹn. (Nguồn: Zing)

TP. HCM tiếp tục thời tiết se lạnh cho đến Noel

Kiểu thời tiết se lạnh vào sáng sớm và tối còn duy trì ở TP. HCM, Nam bộ cho tới Noel. Tuy nhiên, các ngày se lạnh không sát nhau mà có thể xuất hiện thành từng đợt kéo dài 3 – 4 ngày mỗi khi có khối không khí lạnh khuếch tán xuống phía Nam. (Nguồn: Thanh niên)


Tags:

Comments are closed.