Nhà báo tự do Lê Dũng Vova và thông báo truy nã của Công an
Facebook, RFA edit
Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội hôm 28-5-2021 ra quyết định truy nã toàn quốc đối với nhà báo độc lập Lê Dũng Vova (tên thật là Lê Văn Dũng) với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
(VNTB) – Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã diễn ra hôm Chủ nhật 23-5 vừa qua, cho thấy là một hành động duy ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ngay sau kỳ nghỉ ‘ăn lễ’ kéo dài 4 ngày vào cuối tháng tư kéo sang đầu tháng năm, cả nước bắt đầu oằn mình chống chọi với đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh ‘thất thủ’ và kêu gọi sự hỗ trợ, giúp sức của cả nước.
Trong khuôn khổ buổi lễ họp mặt cựu học viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) được tổ chức tại Hội An trong tháng Tư vừa qua, các lứa cựu học viên và học viên của Trường đã có dịp lắng nghe và trò chuyện với nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà văn hóa Nguyên Ngọc về tư tưởng và dấu ấn thời đại của Phan Châu Trinh. Sau 95 năm ngày mất, những giá trị tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn còn vẹn nguyên tính thời sự, khiến thế hệ trí thức trẻ đời sau còn trăn trở.
Miến Điện : Giáo viên, học sinh tẩy chay ngày tựu trường để phản đối quân đội
Một người biểu tình chống đảo chính vẩy sơn vào các đồng phục, tỏ thái độ tẩy chay ngày tựu trường để phản đối quân đội đàn áp. Ảnh chụp ngày 27/04/2021. AP
Tập đoàn quân sự Miến Điện thông báo tiếp tục ngừng mọi chiến dịch quân sự cho đến cuối tháng Sáu để đàm phán hòa bình với 10 lực lượng vũ trang sắc tộc thiểu số và để học sinh trở lại trường từ ngày 01/06/2021, sau một thời gian các trường phải đóng cửa do phải chống dịch và do đảo chính.
“Tháng Tư Đen” năm nay đã qua rồi, mục Sổ Tay này mới viết về chuyện ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Việt Nam mà không sợ mất thời gian tính hay “lỗi thời”, vì 46 “Tháng Tư Đen” đã trôi qua vẫn có người, nhất là người Mỹ, viết sách về cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt từ gần nửa thế kỷ trước.
Người Mỹ ấy là George J. Veith, và cuốn sách có cái nhan đề có vẻ truyện kiếm hiệp: “Drawn Swords in a Distant Land” (Tuốt Gươm vào một Miền Đất Xa)
Cuốn sách này vừa mới được NXB Encouter ấn hành và là cuốn sách thứ tư viết về Chiến tranh Việt Nam của George J. Veith, một người mà khi cuộc chiến ấy chấm dứt vào năm 1975 thì vừa mới tốt nghiệp Trung học. Ông cũng chưa bao giờ tới Việt Nam và không viết hay nói được tiếng Việt, không liên hệ xa gần gì tới Việt Nam.
Nhưng, xin tạm xếp qua một bên chuyện “duyên nợ” của tác giả với Việt Nam để nói về cuốn sách mới nhất của ông.
Năm 2019 là năm kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đảng cộng sản đã tiến hành nhiều hoạt động kỉ niệm ngày này. Ngoài những hoạt động khoe khí tài quân sự, các lãnh đạo cộng sản liên tục nhấn mạnh về “âm mưu” của các “thế lực thù địch” nhằm “phi chính trị hóa” quân đội.
Rất khôi hài là một bài viết của nhà báo Trần Anh Tuấn trên báo Quân Dội Nhân Dân mang tựa đề “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Quân Dội Nhân Dân Việt Nam là tất yếu khách quan” đã vạch trần sự giả dối của các lãnh đạo cộng sản thế hệ đầu tiên, đứng đầu là Hồ Chí Minh trong việc tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân.
Bác sĩ Hồ Hải trong một livestream hôm 19/5/2021 tại một thành phố ở Texas. Photo Facebook Ho Thien Co.
Hồ Hải, một bác sĩ bất đồng chính kiến, vừa rời Việt Nam đến Mỹ giữa lúc ông vẫn đang chịu hình phạt quản chế sau bốn năm tù giam vì “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông nói việc ông ra đi được cả hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ “đồng thuận”.
Những hình ảnh về cuộc biểu tình đòi người ở Huế của các nhà sư vào ngày 24/5/1993, do máy quay của chính quyền ghi lại. Ảnh: Phim tài liệu về vụ việc.
Tháng 4/1992, các nhà sư ở chùa Thiên Mụ tổ chức một tang lễ long trọng trong bầu không khí đầy căng thẳng. Người nằm trong quan tài là Hòa thượng Pháp chủ Thích Đôn Hậu. Ông là người vừa có tiếng nói với chính quyền, vừa có uy tín với cộng đồng Phật giáo.
Nếu kiên trì tranh đấu, người Việt Nam cũng có thể có một tương lai khác.
24/5/2021
Một người biểu tình phất cờ Cộng hòa Czech trong cuộc biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Prague ngày 16/11/2019, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cách mạng Nhung. Ảnh: EPA-EFE/Martin Divisek.
Một ngày tháng 10/2017, Jan và tôi đi dạo trên Quảng trường Wenceslas, thành phố Prague (người Việt Nam thường gọi là Praha), nơi người dân biểu tình kết liễu chế độ độc tài cộng sản tại Tiệp Khắc vào năm 1989. Jan không ngừng nói về những thứ tồi tệ dưới chế độ cộng sản. Anh nói như một nhân chứng của quá khứ, dù Jan sinh ra ở thời kỳ đầu của nền dân chủ.
Tổng bí thư đảng Cộng sản (Rumani) bị Tòa án binh tuyên án xử tử hình ngay lập tức vì tội đàn áp nhân dân
Sau một loạt cuộc cách mạng nhung, hòa bình ở Trung và Đông Âu năm 1989, cuộc cách mạng ở Rumani đã diễn ra đầy bạo lực và đẫm máu, làm hàng nghìn người chết.
Hình minh hoạ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo kết thúc Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021
Reuters
“Con đường đi lên CNXH” của ông Trọng
Mới đây, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng một bài viết dài của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với nội dung “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. (1)
Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 “trại cải tạo” của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNTB) – Ngày 23.5.2021 này là ngày trọng đại, đáng nhớ với tôi vì tôi đã đi bầu cử Quốc hội với tâm thế hoàn toàn khác mọi khi, vì sao? Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam suốt từ khi thành lập nước đến nay đã nhàm chán lắm rồi vì ở một thể chế độc tài, nó là một trò hề, không hơn không kém.
Lần này đối với tôi thì không hoàn toàn thế, vì sao?
Từ ngày có nước Việt Nam mới – sau cuộc cách mạng tháng 8.1945 do ĐCSVN cướp chính quyền mà dựng nên, thế hệ Hồ Chí Minh bắt đầu cũng đã 76 năm rồi, và từ đó tới nay do chiến tranh liên miên bị cản trở, mà dẫu cho ngay năm sau đó đã có cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, thì đến nay mới là cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 15.
Ông bố tôi ra đi khi ông chuẩn bị bước vào tuổi 78, hệt như tôi bây giờ. Thế cho nên, chắc gì tôi còn được tham gia cuộc bầu cử Quốc hội lần tiếp theo, lần thứ 16.
Mà nếu được dự thì chắc chắn nó cũng không thể như thế này nữa.
Bầu cử Quốc hội là việc làm bình thường ở các nước cộng hòa, và ngay cả ở các nước quân chủ cũng vậy, vì qua đó mà người ta tìm ra những người sắp tới điều hành đất nước. Ở nước khốn khổ Việt Nam thì từ 76 năm nay khi ĐCSVN do ông Hồ cầm đầu cướp chính quyền, tuy có một cuộc bầu cử Quốc hội nhưng khó nói nó là dân chủ vì trình độ dân trí khi đó còn thấp và nhất là khi ĐCS đã dùng vũ lực cướp chính quyền rồi thì nói sao có được tự do dân chủ cơ chứ. Nên sau đó ĐCSVN dù có ông ta cầm đầu hay ai chăng nữa vẫn phải đi vào quỹ đạo cộng sản, lúc đầu là Liên Xô và Trung Quốc, và từ 1990 đến nay khi Liên Xô đã đổ, nói cho đơn giản là duy nhất do Trung Quốc cầm đầu, bây giờ chỉ còn Bắc Hàn, Cuba, Lào và Việt Nam, nếu rộng lượng chút đỉnh cũng có thể xếp cái nước Venezuela dầu mỏ của anh Maduro đang giàu có nhưng vì đi theo cộng sản mà mau chóng trở nên nghèo khó, vào nữa. Thế nên như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng nói: „Thời Bắc thuộc mới vừa bắt đầu“ và những kẻ sang Thành Đô ký kết khi đó cùng với tên bộ trưởng quốc phòng lúc đó chắc chắn đã mắc tội bán nước, còn điều mà ĐCSVN luôn kết tội cho chính quyền VNCH lại là một sự vu cáo trắng trợn.
May quá bây giờ ở thời đại số hóa, mọi người đều có điều kiện tiếp cận thông tin. Nhất là những ai đã vượt qua được tường lửa do an ninh mạng của ĐCSVN tạo ra thì miễn bàn. Dĩ nhiên khi đã tiêu hóa được những thông tin như vậy thì thấy ngay những gì đài báo (nước ta may mắn được xếp gần bét về tự do ngôn luận nên việc có những bộ não nhiều tuổi, nhiều trải nghiệm đời mà vẫn u mê đã đành, nhưng trẻ vẫn đến mức như em sinh viên đạp cờ vàng ở Australia vừa qua, có lẽ cũng phải phần nào thông cảm) rêu rao suốt từ Đại hội Đảng XIII tháng hai vừa qua cho đến cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15. này thực chất chỉ là trò hề ngoạn mục, nhằm chính danh hóa vai trò lãnh đạo của ĐCSVN mà thôi, điều cực kỳ vô lý ở tất cả mọi nước phát triển hoặc dân chủ. Vậy nên những gì giới lãnh đạo hứa đến 2045 Việt Nam là nước phát triển cũng đáng ngờ lắm vì phần lớn số họ chắc gì sống đến lúc đó, nhất là TBT, người đồng niên với tôi và đã từng đột quỵ mấy lần rồi.
Thế nên tôi đi bầu cử Quốc hội lần này rất thoải mái. Trong đơn vị bầu cử quận, phường tôi có tên TBT, nên đó là cái tên đầu tiên tôi phải xóa, đã từng đột quỵ mấy lần rồi làm sao thực hiện được nhiệm vụ nặng nề như thế trong những năm năm nữa. Và hơn thế nữa, liệu 5 năm nữa mình còn sống, có chứng kiến TBT là người cộng sản cuối cùng của Việt Nam hay không.
Tôi có niềm tin vững chắc rằng, Việt Nam bị gắn vào Trung Quốc không phải chỉ từ 1990 bởi nhóm Nguyễn Văn Linh, mà từ 1911 khi ông Hồ đi họp ở hội nghị Tours để theo cộng sản rồi từ Nga mà sang Trung Quốc để „lấy vợ Tàu“ và đó là cả một quá trình, không thể nói trong ít dòng rằng, vì sao Việt Nam năm 1945 sau khi rời quỹ đạo phương Tây lại rơi vào quỹ đạo cộng sản và bây giờ dù muốn nay không vẫn không „chơi“ được với phương Tây và vẫn phải „xin ý kiến“ họ Tập (ở đây tôi xin mở ngoặc là tôi có anh bạn Pháp khẳng định với tôi là lúc đó – 1945–46 – chúng ta đánh Pháp là đúng vì không còn lựa chọn nào khác, nhưng xin nhắc lại cuốn „Việt Nam tình yêu của tôi“ của Ernst Frey, khi năm 1951 ĐCSVN chọn Stalin, Mao và Hồ làm lãnh tụ thì là bằng chứng rõ nhất, ĐCSVN đã chọn con đường sai lầm từ đó cho đến tận ngày hôm nay, 23.5.2021).
Thế giới từ đó đến nay đã đổi thay, nhưng những người cộng sản Việt Nam bảo thủ vẫn không chịu „diễn biến hòa bình“ để đi theo trào lưu thế giới, bám chặt vào anh Tàu để ăn „bơ thừa sữa cặn“ của họ để cho đến tận ngày hôm nay vẫn như xưa, trong khi các láng giềng có lãnh đạo giỏi giang là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã hóa rồng, phát triển ngang ngửa với các nước văn minh phương Tây.
Tôi chỉ mong 5 năm tới với những thay đổi đến chóng mặt của nền chính trị toàn cầu hậu covid 19, khi toàn thế giới nhận được rõ bộ mặt thật của họ Tập với việc khai mở cuộc chiến tranh vi trùng toàn cầu nhằm thống trị thế giới chắc chắn phải thất bại, thì nhiều người cộng sản Việt Nam nhất thiết phải sáng mắt ra.
Chỉ có người cộng sản mới có thể tự đứng lên thay đổi chính mình như Gorby năm 1989 từng làm ở Nga thôi, chứ với cái kiêu ngạo cộng sản của họ, họ kiên quyết „giữ vững nòng súng-quyền lực và tất nhiên tất cả mọi quyền lợi“ cho bọn họ.
Hy vọng sắp tới có một người như vậy ở cái nước khốn khổ này. Và sức ép của quần chúng khi họ đã ở vào thế cùng nên đủ dũng cảm, cũng có thể rất lớn đấy. Và sức ép của thế giới cũng vậy, tùy hoàn cảnh. Mà tình hình chỉ có thể tốt hơn lên, sau đại dịch covid 19 này.
Thế nên tôi đã rất phấn khởi đi thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, khi đã có niềm tin vững chắc đó. Không thể tồi tệ hơn thế này được nữa đâu, ông TBT và đồ đệ của ông ta ạ.
Comments Off on VNTB – Tôi đã đi bầu cử Quốc hội – Nguỵ Hữu Tâm
LIÊN MINH VIỆT NAM ĐỘC LẬP DÂN CHỦ Tuyên Cáo Về cuộc bầu cử trò hề Quốc hội Cộng Sản Việt Nam ngày 23/5/2021
Kính thưa toàn thể Quốc Dân Đồng Bào,
Ngày 23/5/2021, đảng Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức cái gọi là “cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân các cấp” tại Việt Nam. Theo những tin tức báo chí từ trong nước, tổng cộng có 868 ứng cử viên để tranh 500 ghế trong cái gọi là Quốc hội Việt Nam.
Để lừa bịp dư luận, Đảng cộng sản còn để một số người Việt Nam tự ứng cử được gọi là “độc lập” nhưng thực chất do Cộng Sản gài vào, hoặc một số nhỏ cá nhân khác thực tâm muốn bày tỏ ý nguyện độc lập của mình, nhưng sau cùng cũng sẽ bị loại.
Mọi người Việt Nam cũng như thế giới đều biết, dưới một chế độ độc tài toàn trị như hiện nay tại Việt Nam, không thể có bầu cử tự do, công bằng và minh bạch như ở các nước dân chủ. Từ nửa thế kỷ qua, tập đoàn độc tài toàn trị Cộng Sản Việt Nam đã thao túng quyền bính, nắm giữ mọi vị trí cai trị từ trung ương đến địa phương, không chấp nhận bất cứ ai ngoài đảng tham dự vào cơ quan lãnh đạo và hành chánh các cấp.
Tuy nhiên, tập đoàn Cộng Sản Việt Nam lại bày ra “trò hề bầu cử” nhằm che mắt người dân cũng như thế giới để mọi người lầm tưởng Việt Nam dưới chế độ hiện nay có tự do bầu cử.
Và kết quả cuối cùng, ai cũng biết, 100% đều theo chỉ thị của đảng đã đặt ra từ trước, người dân không có quyền lựa chọn tại phòng đầu phiếu.
Trước sự kiện nói trên mà không ai ngạc nhiên, Liên Minh Việt Nam Độc Lâp Dân Chủ trân trọng tuyên cáo:
1- Cực lực lên án chế độ độc tài toàn trị do đảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra nhằm tiếp tục thống trị đất nước Việt Nam, ngăn cản con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam,
2- Kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước tiếp tục nắm chặt tay nhau tranh đấu giải thể chế độ độc tài Cộng Sản hiện nay để cứu nước cứu dân, xây dựng một tổ quốc Việt Nam độc lập, dân chủ và thịnh vượng.
Trân trọng, Ngày 23/5/2021 Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ.
Với số ứng cử viên độc lập giảm so với các kỳ bầu cử trước và sự thống lĩnh của Đảng Cộng sản trong Quốc hội Việt Nam, truyền thông quốc tế cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 sắp tới “vô ích” vì chỉ tạo thêm sự độc quyền của Đảng Cộng sản.
Số ứng cử viên độc lập giảm đi trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam XV so với các kỳ bầu cử trước đây, hãng tin Reuters cho biết hôm 21/5.
Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng CSVN Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu ra những người lãnh đạo cao nhất nước “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.
Hình minh hoạ. Một tấm biển cổ động cho bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân ở Hà Nội năm 2016AFP
Việt Nam chuẩn bị bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp vào ngày 23/5 tới. Trong thời gian này, các cơ quan truyền thông nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phản bác điều mà họ gọi là ‘luận điệu xuyên tạc’ về bầu cử trên không gian mạng. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các lập luận này đều cỗ võ cho một cuộc bầu cử phi dân chủ.
Các biểu hiện của bầu cử phi dân chủ
Bầu cử ở Việt Nam là phi dân chủ được thể hiện rõ qua việc đảng đương quyền không chấp nhận cho lực lượng bất đồng chính trị được chen chân vào các cơ quan dân cử. Các hoạt động ứng cử của đối lập chính trị thì bị quy kết là lợi dụng việc ứng cử để chống phá nhà nước.
Biện minh cho điều này, các nhà lý luận của Đảng viện dẫn đến điều 4 Hiến Pháp quy định “Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” để đảm bảo các thành viên của Đảng chiếm đa số ghế áp đảo trong các cơ quan dân cử.
Điều này thể hiện cho một tư duy và cách hành xử độc đoán, tự trao cho mình một đặc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội mà không cần thông qua ý chí của người dân.
Thứ hai, Đảng cầm quyền gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông trước và sau các cuộc bầu cử, bằng cách xử lý hành chính lẫn hình sự đối với các cá nhân hay tổ chức loan tải các thông tin tiêu cực về bầu cử. Việc kiểm soát các phương tiện truyền thông trong bầu cử còn dẫn đến việc cử tri có thể tiếp cận những thông tin không đáng tin cậy hoặc thiên vị về các ứng viên được đảng cầm quyền hậu thuẫn.
Thứ ba, các Ủy ban bầu cử không độc lập. Cụ thể như Ủy ban bầu cử cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức bầu cử tại địa phương, mà Chủ tịch của Ủy ban này lại do Bí thư Tỉnh ủy đảm trách – trong khi Bí thư Tỉnh ủy cũng là một ứng viên tranh cử và được cơ cấu sẽ là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đó.
Bầu cử là nền tảng của thể chế dân chủ. Tuy nhiên, không phải có bầu cử là có dân chủ. Bầu cử vẫn diễn ra định kỳ ở những quốc gia độc tài, nhưng chỉ nhằm phô trương hình thức. Tại Việt Nam, số lượng người đi bầu luôn vượt ngưỡng 90%, mà thiếu hẳn tính thực chất là cử tri không nắm rõ về các ứng viên được bầu, tức là bầu cho có, thậm chí là đi bầu thay. Các ứng viên tiếp xúc vận động cử tri diễn ra cũng rất hình thức và hạn chế, do chính quyền tổ chức, với một số lượng nhỏ công dân do chính quyền chọn lọc và chỉ định tham dự.
Thế nào là bầu cử tự do và công bằng?
Để các cuộc bầu cử thể hiện ý nguyện của cử tri, chúng phải ‘tự do và công bằng’. Nhằm làm rõ hơn giữa cuộc bầu cử thực chất hay bầu cử giả hiệu, vào năm 1994 Liên minh Nghị viện Thế giới đã thông qua Tuyên ngôn về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng.
‘Bầu cử tự do’ có nghĩa là tất cả mọi người có quyền bầu cử đều có quyền đăng ký và bỏ phiếu theo tự do lựa chọn của họ. Một cuộc bầu cử được coi là ‘tự do’ khi mọi người có thể quyết định có bỏ phiếu hay không, và tự do bỏ phiếu cho ứng cử viên hoặc đảng khác mà không sợ hãi hoặc đe dọa.
‘Bầu cử công bằng’ có nghĩa là tất cả các đảng phái chính trị đã đăng ký đều có quyền bình đẳng trong việc tranh cử, vận động cử tri ủng hộ và tổ chức các cuộc họp hay mít tinh. Điều này mang lại cho họ một cơ hội công bằng để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình.
Đối chiếu vào tiêu chí này, bầu cử Việt Nam rõ ràng là thiếu tự do và không công bằng. Cử tri chỉ được tự do bầu trong khuôn khổ các ứng viên mà Đảng đã phê duyệt. Bầu cử trong tình trạng này được mô tả bằng thuật ngữ “bầu cho ai cũng vậy” vì nó chỉ là sự hợp thức hóa các lựa chọn nhân sự trước đó của giới cầm quyền.
Sự thiếu tự do còn thể hiện qua việc nhà cầm quyền xem việc đi bầu không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. Công dân có trách nhiệm đi bầu trong một môi trường bầu cử không có tính cạnh tranh chính trị, thành ra phiếu bầu của công dân như là một sự thành tâm chiều theo ‘ý đảng’, nếu không muốn bị liệt vào dạng ‘thành phần có vấn đề về chính trị’.
Sự không công bằng trong bầu cử được thể hiện qua việc các tổ chức, đảng phái nằm ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đều bị đặt ngoài vòng pháp luật. Sân chơi trong bầu cử chỉ là đặc quyền dành cho các thành viên của Đảng và một số ít người ngoài Đảng do chính Đảng phê duyệt.
Vì vậy có thể nói rằng, việc bầu cử ở Việt Nam vẫn diễn ra định kỳ nhưng không thể hiện Việt Nam là một quốc gia dân chủ được đảm bảo bởi quá trình bầu cử tự do và công bằng. Công dân bị giới hạn trong quá trình tham gia ứng cử và tiếp cận thông tin, đảng phái đối lập bị ngăn cấm tranh cử, và Ủy ban bầu cử bị chi phối hoàn toàn bởi đảng cầm quyền. Đây chỉ là một cuộc bầu cử giả hiệu nhằm phô trương dân chủ hình thức vì nó là cuộc bầu cử thiếu tự do và không công bằng.
Comments Off on Bầu cử Việt Nam: ‘Thiếu tự do và không công bằng’ (RFA)
Sau Đại hội 13, truyền thông Việt Nam nhiều lần đăng các phát ngôn chính trị của các lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN, trong đó có phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Gần đây, báo chí chính thống đã rầm rộ trong việc quảng cáo bài viết của Nguyễn Phú Trọng (NPT) về “lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (1). NPT nói “Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho nhân dân.”
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) Tóm lược: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày mười sáu hành động lừa đảo bởi Hồ và/ hoặc ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá trên người dân Việt, nhất là trẻ em. “Một quốc gia mà không biết mình là gì ngày hôm qua, không biết mình là gì ngày hôm nay.” Woodrow Wilson (1856 – 1924), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.
Tương tự như Trung Quốc, mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật giáo tại Việt Nam hết sức phức tạp. Đó là mối quan hệ lợi dụng qua lại lẫn nhau, mà các nhà phân tích xã hội gọi đó là bài tính có kết quả tổng bằng không cho cả hai bên. Bởi những người trung thành với lý thuyết Cộng sản dần dà tự tìm đến Phật giáo để tự chữa lành phần tinh thần trống rỗng của mình, một mô hình tín ngưỡng duy nhất được cho phép tồn tại đại chúng trong nền chính trị vô thần. Và ngược lại, những người mộ đạo thuần khiết thì dần dần tự rời bỏ không gian Phật giáo quốc doanh, vì nhận ra rằng đó chỉ là một trò mua bán tinh thần được dựng nên bằng tiền và chính trị.
Khi tìm hiểu công hay tội của một nhân vật lịch sử, người ta thường xét hoạt động hay công việc của người đó đóng góp như thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có công hay có tội trước lịch sử Việt Nam?
Kính thưa bạn đọc Danlambao, thông suốt 14 phần của loạt bài gồm 15 phần “Những sự thật không thể chối bỏ”, tôi hoàn toàn đề cập đến những lỗi lầm lớn của ông Hồ Chí Minh với dân tộc và đất nước Việt Nam như: bán nước, giết người hàng loạt, làm gián điệp cho Trung cộng, âm mưu Hán hóa Việt Nam và tội ác chiến tranh… Đó chính là những sự thật, những tội ác mà dân tộc ta cần được biết trước sự bưng bít của đảng cộng sản Việt Nam.
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhậm chức vào ngày 8 tháng Tư năm 2021, sau khi được tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cử, Quốc hội chuẩn thuận và tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm.
Xuyên suốt 15 phần – “Những sự thật không thể chối bỏ” đã in trong Tập 1 của “Những sự thật cần phải biết”, chúng ta đã hình dung rõ nét bằng những bằng chứng cụ thể chứng minh họ Hồ là tên tội đồ dân tộc, phản dân, hại nước, giết người, bán đứng bạn bè, đồng chí, giết hại người tình, làm chư hầu cho Tàu cộng vv…
Tuy vậy, có hai vấn đề cần phải được mở rộng thêm về nhân vật này mà tác giả xin được phép trình bày trong phần 16 của quyền số 3 “Những sự thật cần phải biết” này…
Comments Off on NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT – Thêm hai vấn đề về Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc không phải là HCM – Vì sao Hồ Chí Minh không được lấy Lâm Y Lan?