Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn



Từ Quốc Sách Ấp Chiến Lược đến Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn 

Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như ‘trận địa chiến’ hay ‘vận động chiến’ v. v…

Nắm vững được sách lược của địch. Mùa Xuân năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.

Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc điều hành Ấp do một Ban Trị Sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng Vệ Dân Sự phối hợp với các đơn vị Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.

Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!

Đầu năm 1965, nhận thấy sai lầm tai hại của quyết định hủy bỏ Quốc Sách Ấp Chiến Lược, trước hiện trạng nông thôn hoàn toàn bị bỏ ngõ, tạo điều kiện thuận lợi cho du kích quân cộng sản hoạt động và phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ Phan Huy Quát đã thành lập chương trình Ấp Tân Sinh đồng thời tạo một đội ngũ Cán Bộ để thực thi chương trình này. Tiếc thay lúc này tình hình an ninh tại các Ấp đã trở nên tồi tệ, việc phối trí Cán Bộ Ấp Tân Sinh đến các Ấp đã gặp khó khăn, trở ngại đủ điều. Anh chị em phải hoạt động trong điều kiện không được bảo đảm an ninh, thiếu sự hợp tác cần thiết của chính quyền địa phương cũng như các đơn vị cơ quan bạn. Rất nhiều Ấp chỉ có một Cán Bộ lẻ loi trước một khối công việc nặng nề, không kham nổi. Tóm lại với tình trạng vừa nêu trên, chương trình Ấp Tân Sinh không hiệu quả cũng là điều dễ hiểu.

Trước tình hình khẩn trương của đất nước nói chung và của nông thôn miền Nam Việt Nam nói riêng. Mùa Xuân năm 1966, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Nội Các Chiến Tranh quyết định thiết lập Chương Trình XÂY DỰNG NÔNG THÔN, người trực tiếp phụ trách thực hiện Chương Trình này tại trung ương là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng, Tổng Ủy Viên Xây Dựng kiêm Tổng Thư ký Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương.

Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn có nội dung gồm: bốn Tư Tưởng Chỉ Đạo, năm Kỷ Thuật Phát Triển, 11 Mục Tiêu và 98 Công Tác (năm 1968 rút gọn còn 36 Công Tác), được thực hiện qua 12 giai đoạn, còn gọi là 12 bước Công tác. Trọng tâm của Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn là xây dựng thành công các ẤP ĐỜI MỚI để biến Đời Cũ Tối Tâm thành Đời Mới Sáng Sủa cho nông thôn trong tinh thần tự túc, tự cường và tự vệ, thời gian cần thiết để xây dựng trở thành một ẤP ĐỜI MỚI là sáu tháng. Thời điểm bây giờ trên toàn lãnh thổ VNCH có trên 12 ngàn Ấp và được phân loại thành năm hạng từ A đến E, trên toàn quốc có khoảng 700 Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn 59 người. Do đó, công việc phối trí các Đoàn 59 CB/XDNT được thực hiện như sau:

*Ưu tiên 1: các Ấp loại E, D
*Ưu tiên 2: các Ấp loại C, B
*Ưu tiên 3: các Ấp loại A.

Trong 11 mục tiêu xây dựng ẤP ĐỜI MỚI thì Mục tiệu 1: Tận diệt cộng sản nằm vùng và Mục tiêu 4: Đoàn ngũ hóa nhân dân, mà then chốt là thành lập Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ, được xem là hai mục tiêu quan trọng hàng đầu. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã áp dụng Mục Tiêu 4 này làm căn bản cho chương trình Nhân Dân Tự Vệ.

Bên cạnh các Hội Đồng XDNT Tỉnh, Quận mà các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng làm Chủ Tịch là các Tỉnh Đoàn, Liên Đoàn CB/XDNT (từ 1971 đổi thành Quận Đoàn). Là thành phần nồng cốt để thực hiện Chương Trình XDNT nên người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được huấn luyện và đào tạo tương đối tốt để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ… Ngoại trừ số Cán Bộ cải tuyển từ các ngành mà môi trường hoạt động là địa bàn nông thôn, tất cả Cán Bộ tân tuyển điều phải trải qua bốn tuần thử thách tại một trong số những Đoàn Cán Bộ thuộc Tỉnh, sau đó đến Vũng Tàu để thụ huấn khóa sơ cấp tại Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT Trung Ương trong ba tháng, trong đó sáu tuần đầu được huấn luyện về căn bản quân sự, sáu tuần cuối được học tập về chính trị, trong 12 tuần thụ huấn này là những bài học về chuyên môn.

Sau khi tốt nghiệp và trở về đơn vị Tỉnh, các tân Cán Bộ phải dự một tuần huấn luyện bổ túc, thường được tổ chức tại trung tâm tu nghiệp công chức Tỉnh, do đại diện các Ty, Sở, Phòng có liên quan đến Chương Trình XDNT hướng dẫn trước khi được điều động đến công tác tại các Đoàn CB/XDNT trong Tỉnh.

Chương Trình XDNT là một đối sách lợi hại đã làm cho bọn đầu sỏ cộng sản ở Hà Nội và bọn tay sai của chúng ở miền Nam (MTGPMN) phải rúng động và căm hận tột cùng. Đầu năm 1967, Trung ương cục miền Nam (Cục R) đã ra một nghị quyết trong đó chỉ thị các đội võ trang công tác chính trị (du kích quân), các đơn vị cơ động Tỉnh và các đơn vị chủ lực Miền hãy tập trung nổ lực Tìm Diệt các “Đoàn Bình Định ác ôn” đồng thời chúng đề ra khẩu hiệu: “Diệt một tên Bình Định ác ôn bằng tiêu diệt ba tên giặc Mỹ xâm lược”.

Mặc dù tồn tại một số hạn chế và thiếu sót không tránh được. Tuy nhiên nhìn tổng thể từ nhiều góc cạnh, điển hình nhất là bộ mặt nông thôn VNCH vào đầu năm 1975 so sánh với đầu năm 1966 đã hoàn toàn thay đổi, trong đó sự thay đổi rõ nét nhất là về lãnh vực an ninh và lãnh vực phát triển. Do đó, có thể kết luận Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn tương đối thành công, đồng thời người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng cảm thấy hãnh diện vì đã đóng góp công lao cùng xương máu cho sự nghiệp thiêng liêng của toàn dân, toàn quân ta là chiến đấu bảo vệ tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ miền Nam thân yêu trong nhiều năm dài miệt mài, gian lao nhưng đầy nghĩa khí.

Trần An Phương Nam
Gia Đình CB/XDNT Bắc Cali

Ấp Chiến Lược.jpg

Ấp Chiến Lược

Inline image 

Trung Tướng Nguyễn Đức ThắngTrung Tướng Nguyễn Đức Thắng


On Mon, Sep 18, 2023 at 9:48 AM

———- Forwarded message ———
Von: Viet Nam Truong <viettruong844@gmail.com>
Date: Sa., 16. Sept. 2023 um 14:30 Uhr
Subject: [ PHV ] -> Fwd: LƯỢC SỬ NGÀNH CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
———- Forwarded message ———
From: Long Nguyen <longn0029@gmail.com>
Date: Sat, Sep 16, 2023 at 7:02 AM
Subject: LƯỢC SỬ NGÀNH CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Inline imageHuy hiệu CB/XDNT

LƯỢC SỬ

NGÀNH CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔNimage.png

Th/Tg Nguyễn Đức Thắng (bên trái)

—– Forwarded Message —–

From: Long Nguyen <longn0029@gmail.com>

Sent: Sunday, September 17, 2023 at 08:22:42 a.m. EDT

Subject: [tvbqgvn] Re: [ PHV ] -> Fwd:

LƯỢC SỬ NGÀNH CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Kính thưa quý vị:

Ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn (CB/XDNT) đào tạo ở TTHL/ CB/XDNT/ TU Vũng Tàu (Trung Tân Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương Vũng Tàu) do đáp ứng tình hình chiến sự ngày càng gia tăng bởi Hà Nội chủ trương lấy Nông Thôn bao vây thành thị, muốn giải tỏa gọng kìm đó nên Quốc Sách Bình Định Xây Dựng Nông Thôn ra đời, đưa vào hoạt động năm 1966 (VC thường gọi CB/XDNT là bọn bình định ác ôn) đứng đầu ở Trung Ương là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng, Chỉ Huy Trưởng TTHL/CB/XDNT/TU Vũng Tàu là Thiếu tá Nguyễn Bé (Thời điểm 1966) TT Nguyễn Bé rời bỏ hàng ngũ Cộng Sản Hồi Chánh được Chính quyền VNCH trọng dụng cho làm Chỉ Huy Trưởng TTHL, tài liệu huấn luyện do đa số những người chiêu hồi có trình độ soạn thảo, tổ chức hoạt động đều rập khuôn của VC, Đoàn CB/XDNT. BCH Đoàn gồm có: Đoàn Trưởng, Đoàn Phó Chính Trị Viên, Đoàn Phó Xây Dựng, Đoàn Phó Dân Quân, Liên Lac , Y Tế, Điều Nghiên (CB Tình Báo) vì kế hoạch này nhằm mục đích ” Đạp gai lấy gai để lể” hay “Gậy ông, đập lưng ông” 

Xin vui lòng đọc kỷ lại tài liệu “LƯỢC SỬ Ngành CB/XDNT” đả gởi đính kèm.

Nhân đây tôi xin gởi thêm 5 lời thề của người CB/XDNT nào cũng phải thuộc nằm lòng, để hiểu thêm về người CB/XDNT Khoác áo màu đen, đồng thời sẽ gởi thêm một số tư liệu của ngành vào những ngày tháng tới.

Trân trọng

Nguyễn Phước.

5 ĐIỀU TÂM NIỆM

CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Dưới lá Quốc kỳ

Trước bàn thờ Tổ quốc,

trước hồn thiêng sông núi
và anh linh các chiến sĩ

đã hy sinh thân mình cho Đại cuộc


Chúng tôi là Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn xin thề:


Thứ nhất:

Trung thành với Tổ quốc Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng

chiến đấu để đạt được mục tiêu trước mắt là:

an ninh tự do – công bằng – hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam 

và phục vụ cho mục tiêu lâu dài của toàn dân, toàn quân,

 là một nước Việt Nam thống nhất dân chủ và hùng cường.

Thứ hai:
Tin tưởng mãnh liệt vào con đường cứu nước và dựng nước

của chương trình xây dựng nông thôn,

quyết tâm chấp hành nghiêm chỉnh mọi công tác

đã được giao phó,

dù gian lao không nãn chí nguy hiểm cũng không sờn lòng.

Thứ ba:
Cương quyết chiến đấu vì nhân dân hết lòng phục vụ cho nhân dân

và cư xử sao cho dân tin dân mến, đi dân nhớ ở dân thương.

Thứ tư:
Hòa mình và chung lưng đấu sức với nhân dân,

để tiêu diệt cho kỳ hết bè lũ Cộng sản nằm vùng

và bọn cường quyền tham nhũng,

 để đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Thứ năm:
Cố gắng học tập để tiến bộ về tác phong, kiến thức kỷ thuật

và để xứng đáng là một người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn

gương mẫu vì Dân diệt Cộng.

Th/Tg Nguyễn Đức Thắng (bên trái)          

I. DẪN NHẬP:

Để đáp ứng tình hình chiến sự ngày càng gia tăng cường độ tại địa bàn nông thôn, đồng thời để bẽ gãy sách lược lấy nông thôn bao vây thành thị, dùng rừng núi khống chế đồng bằng do Mao Trạch Đông đề xướng, bọn cộng sản Hà Nội và tay sai đã phát động cái gọi là chiến tranh nhân dân tại Miền Nam Việt Nam, thực chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược do Cộng sản Quốc tế chủ trương mà CSVN là kẻ thực hiện nhầm bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

Bởi vì mục tiêu tối thượng của chủ nghĩa Cộng sản là đưa nhân loại đến thế giới đại đồng trên nền tảng tư tưởng vô sản các nước kết hợp lại dưới ngọn cờ Mác-Lê.

Ngày 26 tháng 1 năm 1966, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức Nội Các Chiến Tranh ban hành nghị định số 137/NĐ/XDNT, chính thức thành lập và ấn định quy chế ngành CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN. Cơ quan quản trị và điều hành tại Trung Ương là Nha Cán Bộ trực thuộc Tổng Bộ Xây Dựng, người lãnh đạo tối cao của ngành là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng lúc bấy giờ là Tổng Ủy Viên Tổng Bộ Xây Dựng, kiêm Tổng Thư Ký Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương. Tại các tỉnh có Tỉnh Đoàn, các quận có Liên Đoàn (sau đổi thành Quận Đoàn). Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương Vũng Tàu là nơi đào tạo nhân sự chính thức cho toàn quốc. Trong thời gian từ cuối năm 1967 đến đầu năm 1969, Nha Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, Văn phòng Tổng Tham Mưu Phó của Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng.

Về nhân sự, ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được hình thành từ các nguồn: Cán Bộ tân tuyển, Cán Bộ cải tuyển từ các ngành, các bộ phận mà môi trường hoạt động là địa bàn Nông Thôn như: Biệt Chính Nhân Dân, Biệt Chính Tiền Phong, Cán Bộ Hành Chánh Lưu Động, Cán Bộ Ấp Tân Sinh v.v…

Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn là thành phần nồng cốt để thực hiện chương trình Xây Dựng Nông Thôn với mục tiêu tối hậu: Xóa đời cũ tối tăm, Xây đời mới sáng sủa cho Nông Thôn Việt Nam.

II. CÁC GIAI ĐOẠN:

Tuy nhiên do biến chuyển của tình hình và để đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác tại địa bàn Nông Thôn, ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đã trãi qua nhiều thay đổi từ danh xưng đến tổ chức và hoạt động theo từng giai đoạn như sau:

1- Đoàn 59 người:

Số 59 không phải là sự ấn định trước số nhân sự cần thiết để tổ chức một Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, số 59 hình thành từ nhu cầu nhân sự cần thiết để xây dựng thành công một Ấp Đời Mới, nói cách khác 59 chỉ là số thành mà thôi.

Đoàn 59 người gồm có 3 bộ phận: Ban Chỉ Huy Đoàn, Liên Toán Xây Dựng và Liên Toán Dân Quân.

Ban Chỉ Huy Đoàn gồm có 7 người: Đoàn Trưởng, Đoàn Phó Chính Trị Viên, Cán Bộ Điều nghiên, 2 Liên Lạc Viên và 2 Y Tá.

Liên Toán Xây Dựng gồm có 18 người: Đoàn Phó Xây Dựng và 2 toán chuyên môn: Toán Dân Sự Vụ và Toán Phát Triển Đời Mới.

– Toán Dân Sự Vụ có 10 người: Toán Trưởng và 3 tổ là các tổ: Dân Ý, Hành Chánh, Tuyên Vận, mỗi tổ có 3 người trong đó có 1 Tổ Trưởng.

– Toán Phát Triển Đời Mới có 7 người: Toán Trưởng và 6 cán bộ chuyên ngành như Văn Hóa, Y Tế, Nông Hội, Cải Cách Điền Địa vv…

Liên Toán Dân Quân gồm có 34 người: Đoàn Phó Dân Quân và 3 toán. Mỗi toán có 11 người, gồm: Toán Trưởng và 2 tổ, mỗi tổ có 5 người trong đó có 1 Tổ Trưởng.

Đoàn 59 người được phối trí đến đơn vị Ấp, thời gian để xây dựng để trở thành một Ấp Đời Mới là 6 tháng. Đoàn 59 Người hoạt động dựa trên 4 Tư Tưởng chỉ đạo, 5 Kỹ Thuật phát triển, 11 Mục Tiêu với 98 Công Tác được thực hiện qua 12 giai đoạn còn gọi là 12 bước công tác.

2- Đoàn 30 người:

Sau chiến dịch tấn công Bình Định Đặc Biệt được tiến hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1968. Để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu Kế Hoạch Bình Định và Xây Dựng: đầu năm 1969, Đoàn 59 người được cải biến thành Đoàn 30 người và gồm có 2 bộ phận: Ban Chỉ Huy Đoàn và 3 Toán Công Tác.

Ban Chỉ Huy Đoàn có 6 người: Đoàn Trưởng, Đoàn Phó, Cán Bộ Điều nghiên, 2 Liên Lạc Viên, 1 Y Tá.

Ba Toán Công Tác mỗi toán có 8 người: Toán Trưởng và 2 tổ: Tổ Xây Dựng có 4 người, Tổ Dân Quân có 3 người, đứng đầu mỗi tổ là Tổ Trưởng.

Từ năm 1970, để phù họp với chương trình Bình Định và Phát Triển Nông Thôn, do đó danh xưng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng trở thành Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn.

3- Đoàn 10 người:

Từ đầu năm 1971, đáp ứng với chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Trung Ương với phương châm Ở đâu có người Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn, ở đó có cờ quốc gia, có uy thế chính quyền quốc gia ở đó . Để thực hiện chủ trương này, Đoàn 30 người được cải biến thành Đoàn 10 người.

Tổ chức của Đoàn 10 người gồm có: Đoàn Trưởng, 1 Cán Bộ Điều Nghiên, Liên Lạc và Y Tá và 2 tổ công tác, mỗi tổ 4 người, đứng đầu mỗi tổ là 1 Tổ Trưởng.

Đoàn 10 người được phối trí đều đến đơn vị Xã trên toàn quốc.

4- Xã Đoàn:

Từ đầu năm 1972, tổ chức Xã Đoàn Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Đứng đầu mỗi Xã Đoàn là Xã Đoàn Trưởng. Nhân sự mỗi Xã Đoàn tùy thuộc vào dân số của Xã sở tại thông qua 3 mốc như sau: Xã có dưới 5,000 dân, Xã Đoàn có 6 cán bộ. Xã có trên 5,000 dân, Xã Đoàn có 8 cán bộ. Xã có từ 20,000 dân trở lên , Xã Đoàn có 23 cán bộ.

Xã Đoàn Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn cũng là Trung Tâm Điều Hợp Xã mà Xã Đoàn Trưởng là Trung Tâm Trưởng. Ngoài ra Xã Đoàn CB/PTNT còn kiêm nhiệm chức năng Bưu Trạm Xã và là Báo Cáo Viên của công tác lượng giá tại địa phương.

Đầu năm 1974, trong chủ trương cách mạng hành chánh và cải tổ công vụ của Trung Ương, Bộ Phát Triển Nông Thôn giải thể và Nha Cán Bộ trở thành Tổng Nha Cán Bộ Nông Thôn trực thuộc Bộ Nội Vụ. Do đó một lần nữa, danh xưng Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được đổi thành Cán Bộ Nông Thôn cho đến tháng 4 năm 1975.

III- KẾT THÚC:

Trãi qua nhiều năm tháng miệt mài nơi xã ấp, người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn luôn trì chí mang ánh sáng chính nghĩa Quốc Gia về tận làng xa, thôn nghèo để cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng xây dựng và cùng chiến đấu với nhân dân nông thôn. Dù chỉ được trang bị bằng vũ khí thô sơ, lỗi thời nhưng người CB/XDNT vẫn âm thầm cô đơn trong nhiệm vụ nặng nề với niềm tủi phận, nhiều khi bị lãng quên bởi cơ chế, bởi giới chức quyền cao chức trọng. Họ vẫn ôm ấp tự hào với màu áo thân thương, vẫn chấp nhận dấn thân, vẫn hiên ngang chiến đấu trực diện với kẻ thù bằng ý chí và niềm tin.

Người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn thường xuyên hoạt động đầy cam go và luôn đối diện với bất trắc, nghiệt ngã khôn cùng. Những mục tiêu công tác để tranh thủ nhân tâm và để phát hiện, vô hiệu hóa hạ tầng cơ sở cộng sản tại địa bàn nông thôn đã làm cho chúng điêu đứng và câm hận. Cộng sản liệt Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn vào loại cực kỳ ác ôn cần phải trừ khử.

Khi cưởng chiếm miền Nam năm 1975, cộng sản đã trút đòn thù lên ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn một cách tàn độc, dã man. Một số Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn bị xử bắn ngay khi bị bắt hoặc bị chúng nhận diện được. Một số bị chúng đến tận nhà dẫn đi vào ban đêm và mất tích luôn sau đó. Một số khác bị bắt vào trại tù cải tạo, bị lao động khổ sai, bị tra tấn, hành hạ đến bức tử trong các trại tù từ Nam chí Bắc.

Sự hiện diện của ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn chiến đấu bên cạnh Quân Dân miền Nam thân yêu chống lại cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt chỉ trong 9 năm cuối của cuộc chiến (từ 1966-1975) nhưng con số thương vong của Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn trên 7 ngàn hy sinh và trên 10 ngàn bị thương tật, tàn phế.

Những anh chị em Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đã hy sinh cao cả vì Tổ Quốc Nhân Dân, vì chính nghĩa Quốc Gia nhưng vẫn sống mãi trong lòng dân tộc./-

                                                  Trần An Phuong Nam Gia đình CB/XDNT Bắc California

Hubert Humphrey Receiving a TourInline image

(Original Caption) Vice President in the Field. Vung Tau, South Vietnam: Clad in slacks, a white golf shirt and a Marine cap, United States Vice President Hubert H. Humphrey is given a tour of the National Training Center for Government Revolutionary Workers at Vung Tau by the Director of the Center, Maj. Nguyen Be, here. The Vice President is in Vietnam as the official representative of the United States at the inauguration of South Vietnamese President-elect Nguyen Van Thieu and Vice President-elect Nguyen Cao Ky.

Kính mời tham khảo:

hangiangtranletuyen@gmail.com

https://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLeTuyen_ApChienLuocCuaThoiDeNhatVNCH.htm

Ấp Chiến Lược

của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền 

Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.

Inline image

Từ: Nguyễn Thành Ngọc 
Date: Th 6, 13 thg 5, 2022 vào lúc 10:47
Subject: Những giọt nước mắt đã khiến cho bao người phải khóc theo!
To: Hưng Nguyễn Thành 5/69 KQ

Ngày 21-05-1981, sau những năm, tháng tù đày và sống khốn khổ bên lề xã hội dưới sự cai trị ngu dốt và hống hách của bọn nón cối, dép râu. Gia đình tôi gồm một vợ và ba con đã ngồi trên máy bay Air France để rời quê hương lần thứ hai (miền Bắc và miền Nam) trong thương tiếc vì là lần vĩnh biệt một miền Nam tự do nơi tôi lớn lên và được các Thầy, Cô dạy dỗ nên người hữu ích cho xã hội.

Khi máy bay cất cánh tôi nhìn lại thành phố thân yêu lần cuối cùng, bấu trời trong xanh nhưng tôi lại thấy mưa rơi qua khung cửa sổ, (đó là những giọt nước mắt khóc lần cuối để từ biệt Quê Hương) vì tôi đã thề trong lòng là sẽ không trở lại khi bọn khỉ trương sơn còn cai trị. Tôi đã giữ lời thề đó cho đến nay đã 41 năm dù lòng tôi vẫn luôn hy vọng và vẫn nung nấu một lần trở về dù phải chống gậy khi lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay khắp ba miền đất nước .

Nguyễn Thành Ngọc

Những giọt nước mắt đã khiến cho bao người phải khóc theo!

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Những giọt nước mắt ngày 20/7/1954:Trong lịch sử cận đại; nếu kể từ ngày đất nước bị chia cắt, phân ly, bởi Hiệp định Genève, 20/7/1954, thì trước hết, phải nói đến những giọt nước mắt của đồng bào miền Bắc: Họ là những người đã từng gạt lệ, khi phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, bỏ tất cả… lên đường vào miền Nam, để tỵ nạn Cộng sản

 Inline image

….


Người dân Miền Nam Việt Nam trước 1975 luôn luôn tri ân Nước Việt Nam Cộng Hòa.

Comments are closed.