Chuyện Việt Nam Thứ ba 05/9/2023: *Quốc hội phá rừng *Phá rừng làm hồ thủy lợi *Hơn 600 ha rừng Bình Thuận sắp bị phá *Người Việt mang đồ cấm và trái cây bệnh vào Mỹ *Hệ thống đèn LED 15 tỷ đồng bị đập *Hoa Kỳ muốn hỗ trợ Việt Nam sản xuất chip


Quê Hương tổng hợp


Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)

Lê Thiệt /SGN
4 tháng 9, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-4.jpg

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua – Ảnh: VNExpress 

Theo tin đã đưa, quyết định phá khu rừng tự nhiên rộng 619 ha ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, để xây hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 nước, đã được Quốc hội thông qua từ năm 2019.

Điều lạ là quyết định quan trọng đó, báo chí không được biết, hoặc biết nhưng không được phép đưa tin, nên gần 100 triệu dân, không ai biết. Mãi cho đến ngày 4 Tháng Chín năm 2023, khi UBND tỉnh Bình Thuận chuẩn bị phá rừng, báo chí được phép đưa tin (như một chuyện đã rồi) thì người dân mới biết.

Người dân biết trong sự phẫn nộ, vì quyết định tàn phá lá phổi thiên nhiên lại được những ông bà “đại biểu nhân dân” bấm nút thông qua một cách dửng dưng. Quyết định của Quốc hội một lần nữa, không thể hiện “ý chí của toàn dân” như họ nói, mà thể hiện “ý chí, quyền lực của đảng”.

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ hàng trăm năm nay, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) qua vài thế kỷ.

Trong số 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn.

Điều này nói lên mức độ trù phú của khu rừng nguyên sinh này. Nó là một lá phổi khỏe mạnh của thiên nhiên.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-5.jpg

Cây dầu lớn trong rừng Mỹ Thạnh. Xung quanh đó là các cây tán bụi và tre phủ tán ở tầng thấp hơn, tạo nên một hệ sinh thái rừng đa dạng – Ảnh: VNExpress 

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tỉnh Bình Thuận phải trồng lại hơn 1,844 ha ở những nơi khác để thay thể diện tích rừng bị mất. Điều này thực hiện theo nguyên tắc rừng thay thế phải được trồng lại gấp ba lần diện tích rừng tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng. Dự kiến tổng kinh phí trồng rừng thay thế khoảng 177 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là “nguyên tắc rừng thay thế” đó có thực sự thay thế khu rừng nguyên sinh bị mất đi không? Một chuyên gia lâm nghiệp nói:

“Không thể so sánh sức mạnh của 3, thậm chí 10 lá phổi con nít bằng sức mạnh của 1 lá phổi người trưởng thành được. Thế nên cho dù có trồng lại rừng với diện tích nhiều hơn gấp 10 lần, thì sự mất mát vẫn vô cùng lớn, không gì có thể cứu chữa được”.

Chưa có nhân sĩ, trí thức đưa ra lời phản biện mạnh mẽ nào cả. Hình như họ bí “á khẩu” mỗi khi đảng đưa ra một quyết định gì đây đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

Về chuyện “bóc là phổi người lớn, rồi cho lại 3 lá phổi con nít” này thì ngay đến người dân thất học cũng thấy đó là lời bào chữa để che đậy một dã tâm tận diệt thiên nhiên rất lớn.

Trong phần Bình luận trên trang VTC, một người viết: “Mất hết lương tâm vì lợi ích, Lá phổi thiên nhiên lại bị phá, cuối cùng hậu quả của người dân gánh hết”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-3.jpg

Nhà báo Quốc Phan Thiết tại khu rừng nguyên sinh ở Bình Thuận – Ảnh: Facebooker Quốc Phan Thiết 

Lời lẽ trên mạng xã hội còn gay gắt hơn, tài khoản tên Nguyễn Văn Bảy viết:

“Bọn súc vật, chúng đang phá hoại môi trường sống của con người, rừng là lá phổi của chúng ta, bằng cách gì đó chúng ta hãy lên án mạnh mẽ những dự án xâm hại thiên nhiên, môi trường rừng, biển…

Như chúng ta đã biết, thời gian gần đây gây sạt lở rừng ở Sóc Sơn, đèo Bảo Lộc, lở núi ở các tỉnh cao nguyên và Miền Trung,… gây hậu quả nghiêm trọng đến người và tài sản….

Những bàn tay lông lá kia vẫn không ngừng tàn phá mọi nơi trên khắp đất nước hình con giun này…!”

Tài khoản Đức Văn: “Thay vì xây dựng gấp mười thì tàn phá gấp ngàn lần hơn!”

Nhiều người cho rằng làm hồ thủy lợi chỉ là chiêu bịp bợm của Quốc hội, khi muốn hợp thức hóa quyết định của đảng. Không thể biện minh cho việc phá rừng làm hồ chứa nước này là “vì dân, vì nước”, trong khi diện tích rừng nguyên sinh như khu rừng này tại Việt Nam chỉ còn 0,25% mà thôi.

“Đó là một quyết định phản quốc”, tài khoản Vu Thien Quy viết: “Quốc hội không thể bấm nút thông qua nếu không có sự chỉ đạo của đảng ở đằng sau, cho nên đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về quyết định này”.

“Khi đảng bắt chết, người còn phải chết, huống chi cây rừng”, một người cay đắng viết như thế trên Facebook.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-1.jpg

Bài phóng sự trên trang VNExpress, và lời nhà báo Quốc Phan Thiết “kêu cứu” khi bị hù dọa sau bài viết này – Ảnh chụp màn hình 

Cũng trên Facebook ngày 4 Tháng Chín, nhiều tài khoản loan tin nhà báo Việt Quốc (Quốc Phan Thiết), người viết bài “Khu rừng hơn 600 ha sắp bị phá làm hồ thủy lợi” trên trang VNExpress hiện đang bị hù dọa sau khi công bố sự thật về khu rừng sắp bị phá này. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi đăng lời “kêu cứu”, status này đã bị gỡ bỏ, nên chưa biết thực hư ra sao.

Chúng ta sẽ sớm biết, nếu bài phóng sự này bị tháo xuống.

(*) Chữ của Facebooker Ha Hau


Phá rừng làm hồ thủy lợi: chữa bệnh bằng cách uống thuốc độc

Thái Hạo

05/9/2023

Hơn 600 ha rừng giàu hàng trăm năm tuổi của Bình Thuận đang sắp bị xóa sổ để để làm hồ thủy lợi, dư luận cả nước bàng hoàng.

Bàng hoàng vì không thể hiểu tại sao người ta có thể lạnh lùng đặt bút để ký khai tử nốt những mảnh rừng nhỏ nhoi cuối cùng còn sót lại của một quốc gia nhiệt đới nhưng chỉ còn diện tích rừng khoảng 2%, riêng rừng nguyên sinh chỉ còn 0,25% (!).

Bàng hoàng bởi vì tại sao người ta lại không biết một điều giản dị: rừng chính là nước. Không còn rừng thì nước cũng hết, lúc ấy những hồ thủy lợi chỉ còn dùng để chứa nước mùa mưa, còn mùa khô trơ đáy. Muốn có nước thì phải giữ rừng, trồng rừng, đó là nguyên tắc tối thiểu.

Một dải cát trắng nhức nhối mấy trăm cây số của Nam Trung bộ thuở xưa vừa nhìn tưởng sa mạc, nhưng không, nó trù mật và cuồn cuộn sự sống, vì sao? Vì Tây Nguyên là rừng. Rừng giữ nước, dòng nước len lỏi bất tận từ dãy Trường Sơn luôn ăm ắp trong lòng cát, nuôi dưỡng sự phồn thịnh của miền Nam của tổ quốc. Nay thì không còn nữa, rừng Tây Nguyên đã bị tận diệt, cả một dải miền Trung thành cằn cỗi, khô khát. Xin đọc “Nước mội, rừng xanh và sự sống” – một bài viết hay đến đau đớn của nhà văn Nguyên Ngọc, để thấy một tang thương (https://www.vtr.org.vn/nuoc-moi-rung-xanh-va-su-song.html).

Rừng không phải chỉ là rừng, là gỗ, là chim thú; rừng là sự sống của con người, là nền tảng của kinh tế, là đảm bảo của thịnh vượng, là sự hưng vong của quốc gia.

Rừng hết nghĩa là nước hết, chỉ còn lũ, lũ quét, lũ ống, lũ bùn. Rừng hết nghĩa là thiên tai, là đất chảy, là điêu tàn tương lai.

Trồng cây để đợi thành rừng phải mất cả trăm năm, trong khi làm hồ thủy lợi có nhiều cách. Còn những mảnh xanh cuối cùng cũng đem phá nốt và lập luận rằng sẽ trồng thay thế, đó là nói cùn, nói lấy được.

Rừng đối với Việt Nam bây giờ phải được coi như da thịt, máu huyết. Phải bảo vệ như bảo vệ chính sự sống còn của mình, không một lý lẽ nào có thể dùng để biện minh cho hành động tàn phá.

Với tất cả giá trị của rừng, nhất là trong hoàn cảnh rừng đã gần như bị xóa trắng như hiện nay, thì việc chọn một phương án khác để làm hồ thủy lợi mà không phải phá rừng, dù kinh phí có cao hơn gấp vài lần, vẫn là một cái rất giá rẻ.

Tôi phản đối phá rừng!


Cơ quan chức năng Mỹ phát hiện người Việt mang đồ cấm và buôn trái cây nhiễm bệnh

RFA
04/9/2023

Cơ quan chức năng Mỹ phát hiện người Việt mang đồ cấm và buôn trái cây nhiễm bệnh

Ảnh minh họa: một số loại trái cây Việt Nam 

Files photo 

Viên chức Hải quan & Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ phát hiện cá ngựa khô, rắn chết, thuốc thảo dược, và sản phẩm thịt heo bị cấm trong hành lý của hai hành khách Việt Nam nhập cảnh tại phi trường Dulles ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

CNN loan tin ngày 3/9 dẫn thông cáo của Cơ quan Hải quan & Bảo vệ Biên giới của Hoa Kỳ về hai vụ phát hiện liên quan. Cụ thể số lượng phát hiện thấy gồm 77 con cá ngựa, 5 con rắn đã chết, 50 hộp thuốc thảo dược, và một số sản phẩm thịt heo cấm trong hai kiện hành lý của hai hành khách Việt Nam nhập cảnh.

Một trong hai người có địa chỉ đến là quận Fairfax, bang Virginia; và người kia đi San Francisco. Hai vụ phát hiện diễn ra cách nhau ba ngày.

Trong một diễn biến liên quan, hai phụ nữ ở San Jose có tên Hanh Hong Huynh, 42 tuổi; và Thanh Tuyen Huynh, 36 tuổi, đang phải đối mặt án tù theo cáo buộc nhập khẩu lậu trái cây vào Mỹ.

Mạng báo CBS Vùng Vịnh loan tin ngày 31/8 dẫn kết luận của công tố viên rằng vào năm ngoái cả hai người vừa nêu dàn xếp việc nhập lậu trái bòn bon vào Hoa Kỳ dưới nhãn mác giả cá khô, cà phê hay trà để tránh kiểm tra.

Vào tháng 5/2022, giới chức thẩm quyền địa phương gọi điện yêu cầu Thanh Tuyen Huynh ngưng hoạt động phi pháp đó; nhưng người này phớt lờ cảnh báo, tiếp tục quảng cáo trên mạng và bán hàng bị cấm. Một số trái cây bị cơ quan chức năng tịch thu đem đi kiểm nghiệm với kết quả có ấu trùng của loại côn trùng gây hại đặc chủng từ vùng Đông Nam Á.

Còn Hanh Hong Huynh bị cáo buộc cử một người thân đến cơ sở giao nhận ở hạt Alameda nhận gần 100 kilogram trái lòn bon gắn mác giả là các khô, cà phê và trà. Số hàng này có địa chỉ đến là cơ sở kinh doanh của Hanh Hong Huynh, một tiệm bán quà lưu niệm ở Đông San Jose.

Phiên tòa đầu tiên đối với bà Hanh Hong Huynh diễn ra hôm 4/8; còn  Thanh Huyen Huynh sẽ ra tòa ngày 8/9 tới đây.


Từ ngày 1-4/9, 171 người thương vong do tai nạn giao thông

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/tai-nan-giao-thong-1x-700x480.jpg

Trong 4 ngày (1-4/9), đường sắt xảy ra 2 vụ làm 3 người chết. (Ảnh: Hoa Hồng/Facebook) 

Trong 4 ngày (1-4/9), lực lượng CSGT cả nước đã xử lý 34.477 trường hợp vi phạm; phạt tiền gần 72 tỷ đồng; tạm giữ 523 xe ôtô, 11.987 xe mô tô và 120 phương tiện khác.

Chiều ngày 4/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết trong 4 ngày (từ ngày 1/9 đến ngày 4/9), Việt Nam đã xảy ra vụ 127 tai nạn giao thông, làm chết 76 người, bị thương 95 người.

Trong đó, đường bộ xảy ra 125 vụ tai nạn giao thông, làm chết 73 người, bị thương 95 người. Đường sắt xảy ra 2 vụ làm 3 người chết.

Lực lượng CSGT cả nước đã xử lý 34.477 trường hợp vi phạm; phạt tiền gần 72 tỷ đồng; tạm giữ 523 xe ôtô, 11.987 xe mô tô và 120 phương tiện khác; tước 7.166 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn các loại.

Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 9.390 trường hợp; vi phạm về tốc độ 6.233 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 332 trường hợp và vi phạm ma túy 20 trường hợp…

Cũng theo Cục CSGT, trong những ngày này, lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao do người dân di chuyển về quê, đi du lịch và ngược lại nên tại Hà Nội, TP.HCM và một số tuyến đường chính đến các địa phương có khu du lịch, các phương tiện di chuyển chậm.

Cụ thể, trong các ngày 31/8 và 3/9, khu vực cửa ngõ phía Nam, phía Bắc TP. Hà Nội; Các tuyến quốc lộ 1, tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long; Các tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn; Tuyến vành đai 3 trên cao; Khu vực các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình và các địa phương giáp ranh phía Nam, phía Bắc thành phố, mật độ phương tiện lưu thông đông, tăng cao đột biến, có lúc xảy ra ùn ứ cục bộ.

Khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Tây TP. Hà Nội, các tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 5; Các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long; Các tuyến dẫn lên sân bay quốc tế Nội Bài; Khu vực bến xe Gia Lâm; nội thành Hà Nội và các địa phương giáp ranh phía Đông, phía Tây thành phố về cơ bản tình hình giao thông ổn định, các phương tiện lưu thông tăng cao, các phương tiện di chuyển chậm.

Tại TP.HCM và các địa phương giáp ranh, trong các ngày 31/8 và 3/9, trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận; Cửa ngõ đi miền Đông, Tuyến Quốc lộ 1, khu vực cầu Rạch Miễu (thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre), lưu lượng phương tiện tăng cao, phương tiện di chuyển chậm, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài.

Trong ngày 3/9, trạm thu phí cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm 2 lần.

Minh Long


Hệ thống đèn LED 15 tỷ đồng ở di tích Kỳ Đài Huế bị đập vỡ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/denledohue.jpg

Ít nhất 20/32 bộ đèn LED trong hệ thống đèn chiếu pha, tạo hiệu ứng đổi màu ở di tích Kỳ đài Huế bị đập vỡ mặt kính bảo vệ khiến hư hỏng. (Ảnh: vtc.vn) 

Ít nhất 20/32 bộ đèn LED trong hệ thống đèn chiếu pha, tạo hiệu ứng đổi màu ở di tích Kỳ đài Huế bị đập vỡ mặt kính bảo vệ khiến hư hỏng.

Thời gian qua, du khách khi tới tham quan tại khu vực Kỳ đài Kinh thành Huế bất ngờ khi phát hiện nhiều bộ đèn chiếu sáng bị đập phá, mặt kính bảo vệ vương vãi khắp nơi.

Theo báo Lao Động, khu vực lối đi 4 phía thuộc tầng 1 của Kỳ đài có toàn bộ 32 bộ đèn LED (nằm dưới nền gạch hướng chiếu lên mặt tường). Trong đó, có 21 bộ đã bị đập vỡ toàn bộ mặt kính, mất khả năng che chắn nước xâm nhập vào bên trong hệ thống mạch điện.

Các dãy đèn LED ở phía mặt tiền và bên trái, bên phải tầng 1 Kỳ đài đều bị phá vỡ lớp kính; còn mặt hậu hư hại 2 bộ đèn.

11 bộ đèn LED còn lại không bị đập phá nhưng có vài bộ đèn bị tác động lực, khiến đèn bị lệch hướng, chiếu sáng không đúng lập trình ban đầu.

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho hay tối ngày 15/8, nhân viên bảo vệ cùng lực lượng công an trực bảo vệ trong khi tuần tra phát hiện một số thanh niên leo barie vào khu vực Kỳ đài nên đã truy đuổi. Đến khuya cùng ngày, lực lượng bảo vệ Kỳ đài phát hiện một số bóng đèn chiếu sáng bị bể.

“Có khả năng nhóm thanh niên này lén lút đập vỡ các bóng đèn. Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an để làm rõ; đồng thời, tiến hành sửa chữa lại các bộ đèn bị hư hỏng”, vị này nói.

Kỳ đài (còn gọi là Cột cờ) là di tích kiến trúc thời Nguyễn, được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh.

Kỳ đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ là một cái đài đồ sộ gồm 3 tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa cao gần 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m. Tổng cộng, 3 tầng đài cao khoảng 17,5m. Xung quanh mỗi tầng đều xây lan can, mặt nền của các tầng đài đều lát gạch Bát Tràng.

Hệ thống đèn LED tại di tích này được lắp đặt, đưa vào vận hành đầu tháng 2/2018 với giá trị hơn 14,6 tỷ đồng. Những bộ đèn này là giải pháp chiếu pha linh hoạt với khả năng tạo ra các hiệu ứng đổi màu năng động trong dải 16 triệu màu sắc ánh sáng. Đèn được thiết kế chắc chắn để có thể vận hành ổn định ngoài trời, có tuổi thọ lên đến 50.000 giờ.

Mới đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã quyết định mở cổng Kỳ đài vào ban ngày để du khách tham quan khi đến Đại nội Huế, còn ban đêm cổng sẽ được đóng lại.

Minh Long


Giá xăng dầu có thể tăng lần thứ 6 liên tiếp sau dịp 2/9

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/limex.jpg

Theo Bộ Tài chính, Petrolimex là doanh nghiệp giữ quỹ bình ổn lớn nhất, chiếm 35% tổng quỹ. (Ảnh minh họa: TK Kurikawa/Shutterstock) 

Theo dự báo của doanh nghiệp, trong kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng trong nước có thể tăng từ 380 – 490 đồng/lít tùy loại, còn giá dầu có khả năng tăng từ 350 – 650 đồng/lít. Đây có thể là lần thứ 6 tăng liên tiếp của mặt hàng này. Trong khi đó, Quỹ bình ổn xăng dầu đang tồn dư trên 7.400 tỷ đồng nhưng chưa được sử dụng.

Theo quy định tại Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, ngày 1/9 là đến kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo chu kỳ 10 ngày một lần. Nhưng do trùng với ngày nghỉ 2/9 nên việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu sẽ được dời sang ngày đi làm đầu tiên sau kỳ (ngày 5/9).

Theo dự báo, trong kỳ điều hành ngày mai, giá xăng trong nước có thể tăng từ 380-490 đồng/lít tùy loại, còn giá dầu có khả năng tăng từ 350-650 đồng/lít.

Trong trường hợp liên Bộ Công thương – Tài chính trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào ngày mai có thể tăng cao hơn.

Nếu đúng như dự báo trên, giá xăng trong nước vào ngày mai sẽ có lần tăng thứ 6 liên tiếp.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 24 lần điều chỉnh, trong đó có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Tính đến ngày 1/7/2023, Quỹ bình ổn xăng dầu đang tồn dư hơn 7.400 tỷ đồng. Tuy vậy liên Bộ đã không chi ra để hạ nhiệt giá xăng dầu, vốn đã tăng 5 lần liên tiếp.

Nhiều lần các Đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế chất vấn về sự minh bạch của Quỹ này, cách thức chi – thu ra sao thì liên Bộ vẫn chưa đưa ra câu trả lời theo yêu cầu “minh bạch”.

Không ít lần các kiến nghị gửi lên với mục tiêu đưa thị trường xăng dầu trong nước phản ánh đúng thực tế của thị trường bằng cách bỏ Quỹ bình ổn.

Chia sẻ với báo Giao Thông, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết Quỹ bình ổn xăng dầu hoạt động theo cơ chế trích lập trong giá (thu của dân thông qua giá bán mỗt lít xăng dầu) một khoản tiền để hình thành quỹ và chỉ phục vụ mục tiêu bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao đẩy giá trong nước tăng cao.

Theo ông Thỏa, việc sử dụng quỹ này đã lộ rõ những sai lầm nghiêm trọng trong điều hành.

Trong 2 năm qua, rất nhiều ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề xuất nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo tờ Thanh Niên.

Trong kiến nghị gửi Chính phủ, nhóm 24 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM khẳng định Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang không hỗ trợ nền kinh tế, không có ích cho người tiêu dùng và gây bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, giữa nhà bán buôn và bán lẻ.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng kiến nghị bỏ quỹ này để xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường.

Đức Minh


Hơn 600ha rừng ở Bình Thuận sắp bị tàn phá để xây hồ thủy lợi 51,2 triệu m3

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/thuy-loi-ka-pet-700x480.jpg

Bản vẽ mô phỏng hồ thủy lợi Ka Pét. (Ảnh: snnptnt.binhthuan.gov.vn) 

Khu rừng sắp bị phá để làm hồ thủy lợi Ka Pét đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua…

Dự án Hồ thủy lợi Ka Pét (do UBND tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư và thực hiện dự án) được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 với tổng mức đầu tư là 585,647 tỷ đồng.

Sau đó, dự án được điều chỉnh mức tổng mức đầu tư là 874,089 tỷ đồng (tăng hơn 288 tỷ đồng), gồm ngân sách Trung ương 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2025.

Hồ có sức chứa 51,2 triệu m3 nước (xếp thứ 4/50 hồ thủy lợi của Bình Thuận).

Mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II là 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP. Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ cho tỉnh.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680 ha. Bên cạnh đó, dự án sẽ phải di dời Dinh Cậu và 100 ngôi mộ trong lòng hồ…

Báo Vnexpress cho biết trong số hơn 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn.

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua.

Khu rừng cũng là nơi sống của nhiều loại thực vật như lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng; động vật như nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Có những cây gỗ tới 200 tuổi cũng bị cưa hạ để làm hồ thủy lợi…

Khu rừng sẽ được bán đấu giá cho đơn vị khai thác gỗ. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tỉnh Bình Thuận phải trồng lại hơn 1.844 ha ở những nơi khác để thay thế diện tích rừng bị mất. Điều này thực hiện theo nguyên tắc rừng thay thế phải được trồng lại gấp ba lần diện tích rừng tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng. Dự kiến tổng kinh phí trồng rừng thay thế khoảng 177 tỷ đồng.

Minh Long


Hoa Kỳ tiến gần hơn tới cựu thù, muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất chip

Ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến sẽ là tâm điểm khi Tổng thống Joe Biden thăm Hà Nội ngày 10 tháng 9 với mục tiêu chính thức nâng tầm quan hệ giữa hai nước. Các quan chức chính quyền Hoa Kỳ cho biết ông sẽ đề nghị hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy sản xuất chip trong kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quốc gia Đông Nam Á này trở thành trung tâm chip để phòng ngừa rủi ro nguồn cung liên quan đến Trung Quốc. Điều này có thể mang lại hàng tỷ USD đầu tư tư nhân mới và một số quỹ công cho ngành bán dẫn của Việt Nam. Các công ty bán dẫn của Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ “sẵn sàng hỗ trợ” Việt Nam đạt được tham vọng phát triển các công nghệ tiên tiến, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết, với điều kiện giấu tên vì thỏa thuận vẫn chưa được công bố.

Tuy nhiên, sự khan hiếm kỹ sư lành nghề là trở ngại lớn cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chip. Việt Nam hiện chỉ có 5.000 đến 6.000 kỹ sư phần cứng được đào tạo, trong khi nhu cầu dự kiến trong 5 năm tới là 20.000 và 50.000 trong một thập kỷ. Ngoài ra còn có mối lo ngại về khả năng thiếu hụt kỹ sư phần mềm.

Việc nâng cấp quan hệ cũng nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các quan chức cho biết Hà Nội và Washington dự kiến sẽ tăng cường các chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ, các cuộc tập trận chung và bán vũ khí. Trong số những khách hàng

mua vũ khí hàng đầu của Nga, Việt Nam đã công khai bày tỏ mong muốn đa dạng hóa kho vũ khí quân sự của mình. Năm ngoái, Việt Nam đã tổ chức hội chợ quốc phòng quốc tế đầu tiên và các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon và Lockheed Martin đã tài trợ cho hai gian hàng lớn nhất.

Xem thêm:

The White House ngày 28/8/2023: Statement by Press Secretary Karine Jean-Pierre on President Biden’s Travel to Vietnam

Reuters ngày 31/8/2023: Engineer shortage may harm US plan to turn Vietnam into chips powerhouse

VnExpress ngày 03/9/2023: More US aircraft arrive in Hanoi ahead of Biden’s visit

Những bình luận, phân tích khác

Derek Grossman – cựu nhân viên tình báo và hiện là nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND: Nếu bạn đặt Hoa Kỳ ngang hàng với Trung Quốc, điều đó nói lên rất nhiều điều đối với Bắc Kinh cũng như phần còn lại của khu vực và thế giới. Điều đó nói lên rằng mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam đã vươn tới được một mức độ thành công cao hơn rất nhiều kể từ năm 1995, khi hai nước bắt đầu bình thường hoá quan hệ.

Gregory Poling – giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế: Điều này không có nghĩa Việt Nam đến với sân chơi phía Hoa Kỳ. Đây là Việt Nam đang đảm bảo rằng có thể cân bằng giữa hai cường quốc [Trung Quốc và Hoa Kỳ] để có thể duy trì quyền tự chủ của riêng mình.

Lê Hồng Hiệp: Năm 2023 là năm phù hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do hai nước đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, mang lại cho hai bên một lý do thuận lợi để nâng cấp quan hệ mà không gây ra những lo ngại không đáng có từ phía Trung Quốc. Quan trọng hơn, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng gay gắt, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ cũng có thể đặt Việt Nam vào thế khó ngoại giao nếu quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Trong kịch bản như vậy, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ đều có thể bị Bắc Kinh nhìn nhận tiêu cực như là việc Việt Nam chọn phe với Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc.

Về mặt lợi ích, lãnh đạo Việt Nam coi đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ là minh chứng cho vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam và là một sự công nhận tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối tác chiến lược toàn diện cũng sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, đầu tư, công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu và năng lượng. Một lợi ích lớn nữa cho Hà Nội có thể là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển ngành bán dẫn. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ cũng được cho là sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội và nâng cao năng lực nhận thức tình báo trên biển, cả hai hiện đều là những ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Việt Nam.

Ban Biên tập The Washington Post: Cũng như các tổng thống khác, Biden chắc chắn sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với hệ thống chính trị khác biệt của Việt Nam. Nhưng ông cũng nên nói sự thật với các nhà lãnh đạo Việt Nam: Không một nhà cai trị hay hệ thống nào sẽ trở nên mạnh hơn khi nó hủy hoại các quyền và phẩm giá của chính người dân mình.

Xem thêm:

The Washington Post ngày 01/9/2023: With wary eye on China, U.S. moves closer to former foe Vietnam. Một bản PDF được lưu ở đây.

Nghiên cứu Quốc tế ngày 29/8/2023: Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

The Washington Post ngày 30/8/2023: Opinion | Biden should demand progress on human rights in Vietnam


XEM THÊM

Tags: , , ,

Comments are closed.