Chuyện Việt Nam Thứ Năm 01/6/2023: *Hoãn xử cựu tư lệnh cảnh sát biển tham nhũng. *Các TNS Mỹ ‘ủng hộ’ Việt Nam về Biển Đông. *Không được phép đùa dỡn ở Việt Nam *Vụ Quỹ Tín dụng Tây Lộc *Chủ tịch xã Tấn Mỹ tham ô * Phụ nữ H’mong chết treo cổ tại trụ sở Công an Mường Lạn


Quê Hương tổng hợp


Phiên tòa sơ thẩm xử cựu tư lệnh cảnh sát biển tham ô 50 tỷ đồng hoãn đến 27/6

31/5/2023

Nguyên Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngThanh Niên 

Phiên sơ thẩm xét xử cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển-Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, về tội tham ô tài sản 50 tỷ đồng, dự kiến diễn ra vào ngày 31/5 được dời đến ngày 27/6 tới đây.

Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội thông báo như vừa nêu và được truyền thông Nhà nước loan đi ngày 30/5.

Lý do hoãn được cho biết hai luật sư của một bị cáo khác trong vụ án là Thượng tá Bùi Văn Hòa- cựu Phó Phòng Tài chính, đề nghị hoãn phiên xử để có thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ bào chữa cho thân chủ.

Theo cáo trạng, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Lúc bấy giờ ông Sơn đã yêu cầu ông Hưng, Cục trưởng Kỹ thuật “Phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng”.

Ông Sơn sau đó đã chỉ đạo Phó phòng Tài chính Hòe cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của bốn Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật. Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179 tỷ đồng.

Thực hiện theo chỉ đạo của ông Sơn, mỗi trưởng phòng dưới quyền ông Hưng được giao chỉ tiêu phải “rút ruột” từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ mức 50 tỷ đồng ông Sơn yêu cầu.

Những Trưởng phòng này phân chia nguồn ngân sách thành 29 gói thầu, trong đó có chín gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Cáo trạng nêu, có tổng cộng 24 hợp đồng đã được Bộ tư lệnh Cảnh sát biển ký với 16 doanh nghiệp, giúp rút ruột ngân sách 50 tỷ đồng.

Với số tiền trên, ông Sơn chia cho mình và bốn ông Đồng, Hậu, Quyết và Dũng, mỗi người 10 tỷ đồng.

Cùng hầu toà với ông Sơn còn có các ông Hoàng Văn Đồng (Trung tướng, cựu Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển); Doãn Bảo Quyết (Thiếu tướng, cựu Phó chính ủy); Phạm Kim Hậu (Thiếu tướng, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (Thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh); Nguyễn Văn Hưng (Đại tá, cựu Phó tư lệnh) và Bùi Văn Hòe (Thượng tá, cựu Phó phòng tài chính).

Tòa cũng sẽ triệu tập Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển là bị hại, cùng hơn 40 nhân chứng tới tham gia tố tụng.


Nhóm các thượng nghị sĩ Mỹ được nói ‘ủng hộ’ quan điểm của Việt Nam về Biển Đông 

01/6/2023 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt tay Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Mike Crapo tại Trụ sở Chính phủ ở Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2023. (Ảnh: VGP) 

Việt Nam nói một nhóm các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông khi họ đến thăm Việt Nam vào cuối tuần trước.

Đoàn đại biểu, gồm năm thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa được dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Mike Crapo của bang Idaho, ngày 26 tháng 5 có cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ông Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, và đánh giá cao việc thời gian qua hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao. Ông đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Các thượng nghị sĩ được nói đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho một nước Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”, tôn trọng độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị của Việt Nam, và cho biết sẽ nỗ lực để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

“Các Thượng Nghị sĩ khẳng định ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh sự cần thiết duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông,” một bản tin của TTXVN cho biết.

Văn phòng của Thượng nghị sĩ Crapo không hồi đáp yêu cầu của VOA xác nhận thông tin mà truyền thông nhà nước Việt Nam đăng tải.

Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chụp ảnh chung với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 26 tháng 5 năm 2023 

Cùng ngày 26 tháng 5, các thượng nghị sĩ cũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và sau đó được mời dự khán phiên họp toàn thể của Quốc hội, TTXVN nói.

Chuyến đi của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa diễn ra hơn một tháng sau một chuyến đi khác của phái đoàn các nghị sĩ Đảng Dân chủ do Thượng nghị sĩ Jeff Merkley dẫn đầu.

Vấn đề Biển Đông cũng được nêu ra khi họ hội kiến với Thủ tướng Chính và hai bên được nói “khẳng định lập trường duy trì tự do, an toàn hàng hải – hàng không; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.”


HRW – Không được phép nói đùa ở Việt Nam

Phil Robertson

Bộ trưởng trả thù người làm video chế giễu

Bộ Công an không có óc hài hước.

Bùi Tuấn Lâm trở nên nổi tiếng vào tháng Mười một năm 2021 khi làm một đoạn video chế ghi hình bản thân bắt chước đầu bếp nổi tiếng có nghệ danh là Thánh Rắc Muối, người mấy ngày trước đã nổi như cồn ở Việt Nam sau khi rắc muối lên miếng bít tết dát vàng giá 2000 đô la và bón tận miệng cho bộ trưởng công an Việt Nam, Tô Lâm. Trong đoạn video của mình, Bùi Tuấn Lâm thay miếng bít tết dát vàng bằng tô mì thường nhật với vài lát thịt và hành. Đoạn video này cũng được lan truyền rộng rãi, mang lại cho Bùi Tuấn Lâm cái tên lóng “Thánh Rắc Hành” và tai tiếng cho ông bộ trưởng.

Người của ông bộ trưởng ra đòn trả đũa rất nhanh. Công an sách nhiễu và đe dọa Bùi Tuấn Lâm, 39 tuổi, theo dõi ông gắt gao, triệu tậpthẩm vấn ông, cũng như gây sức ép buộc ông đóng cửa quán mì bên lề đường của mình. Tháng Chín năm 2022, nhà hoạt động nhân quyền lâu năm bị bắt với cáo buộc ngụy tạo về hành vi “tuyên truyền chống nhà nước.”

Công an giam giữ không cho ông liên lạc với người thân trong hơn bảy tháng, đồng thời viện kiểm sát tuyên bố rằng ông không muốn có luật sư bào chữa. Khi vợ ông, bà Lê Thanh Lâm, khiếu nại việc này và thay đổi được tình thế, nhà cầm quyền trả thù bằng cách từ chối không cho bà tham dự phiên xử chồng mình vào ngày 25 tháng Năm tại Đà Nẵng. Bà vẫn xuất hiện bên ngoài tòa án, ngay tại đó bà bị công an khống chế, trấn áp và lôi đi dọc phố khiến bà bị thương ở chân. Bà nói rằng đã bị công an câu lưu suốt mấy tiếng đồng hồ, “lục soát mọi ngóc ngách trên thân thể tôi” và “bị đối xử không còn là một con người nữa.” Họ thả bà vào buổi tối hôm đó, rất lâu sau khi phiên tòa đã kết thúc.

Xung đột còn tiếp tục ngay tại phiên tòa. Quan tòa ra lệnh cho một luật sư bào chữa, ông Ngô Anh Tuấn, phải rời phòng xử trước khi ông có thể hoàn tất phần biện hộ của mình.

Không mấy ai nghi ngờ về việc Bùi Tuấn Lâm sẽ bị kết án với cáo buộc mang động cơ chính trị hay không. Tòa án kết án ông năm năm rưỡi tù giam cộng thêm bốn năm quản chế, tước bỏ quyền tự do đi lại của ông rất lâu sau khi đã mãn hạn tù.

Bộ trưởng Tô Lâm đã được trả thù riêng bằng cách bịt miệng một người lên tiếng chỉ trích mình, nhưng điều đó không cứu vãn được danh tiếng của ông. Người Việt ghi nhớ hình ảnh ông tận hưởng miếng bít tết hàng ngàn đô la trong lúc người dân thường đang cực nhọc giữa cơn suy thoái kinh tế vì dịch Covid-19 và lạm phát mất kiểm soát.

Án tù độc ác và vô lối áp đặt lên Bùi Tuấn Lâm cùng với sự ngược đãi nhằm vào vợ ông sẽ chỉ tô đậm thêm những hành động đàn áp bừa bãi của chính quyền Việt Nam.


No Joking Allowed in Vietnam

Minister Retaliates against Parody Video’s Creator

Phil Robertson 

Deputy Director, Asia Division

The wife, two brothers, and friends of Bui Tuan Lam gather in Da Nang city, Vietnam, to demand his freedom, May 2023. © 2023 Le Thanh Lam 

The Ministry of Public Security has no sense of humor.

Bui Tuan Lam became famous in November 2021 for making a parody video of himself imitating the celebrity chef known as Salt Bae, who days before had gone viral in Vietnam after spreading salt over a US$2,000 gold-encrusted steak and feeding it to Vietnam’s public security minister, To Lam. In his video, Bui Tuan Lam replaces the gold encrusted steak with everyday sliced pork, green onions, and noodle soup. This video also went viral, earning Bui Tuan Lam the moniker “Green Onion Bae”, at the minister’s expense.

The minister’s men were quick to retaliate. Police harassed and threatened Bui Tuan Lam, 39, placed him under intrusive surveillance, summoned, and interrogated him, and pressured him to close his sidewalk noodle soup shop. In September 2022, the long-time rights activist was arrested on bogus charges of “propaganda against the state.”

Police kept him incommunicado for more than seven months, with the prosecutors claiming that he didn’t want legal counsel. When Bui Tuan Lam’s wife, Le Thanh Lam, successfully challenged this, the authorities retaliated by refusing to let her attend her husband’s May 25 trial in Da Nang. She still showed up outside the court, where police apprehended, manhandled, and dragged her in the street, injuring her legs. She said that police detained her for several hours, “searched every inch on my body” and “treated me as if I were no longer human.” They released her that evening, long after the trial had finished.

The debacle continued inside the court. The judge ordered a defense lawyer, Ngo Anh Tuan, removed from the courtroom before he could even finish his argument.

Get updates on human rights issues from around the globe. Join our movement today.

Have it sent to your inbox. 

There was little suspense whether Bui Tuan Lam would be convicted on the politically motivated charges. The provincial court sentenced him to five and a half years in prison, plus four years’ probation, severely restricting his freedom of movement long after he completes his prison term.

Minister To Lam got his revenge by muzzling a critic, but that won’t salvage his reputation. Vietnamese only need to be reminded of his lavishing thousands of dollars on a steak while ordinary people struggled amidst the Covid-19 economic downturn and rampant inflation.

The cruel and outrageous sentence against Bui Tuan Lam and his wife’s mistreatment will only amplify the Vietnamese government’s unrestrained abuses.


Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn lãnh 5 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: vtc.vn) 

Ông Chu Tiến Dũng bị tuyên phạt 5 năm tù vì tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 31/5, TAND TP.HCM tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Chu Tiến Dũng, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV (CNS) và 9 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Chu Tiến Dũng 5 năm tù, Nguyễn Hoành Hoa (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên CNS), Đỗ Văn Ngà (56 tuổi, cựu Kế toán trưởng CNS) cùng 4 năm tù; Nguyễn Hoàng Anh (41 tuổi, cựu Chánh văn phòng, Phó Tổng Giám đốc CNS) 3 năm tù.

Bị cáo Phạm Thúy Oanh (cựu Kế toán trưởng TIE, người đại diện quản lý phần vốn góp của CNS tại TIE) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Bị cáo Hoàng Minh Trí (cựu thành viên HĐQT TIE, người đại diện quản lý phần vốn góp của CNS tại TIE), Lê Viết Ba (cựu Phó phòng Tài chính – Kế toán CNS) cùng 3 năm tù.

Các bị cáo: Nguyễn Đức Vượng (cựu Chánh Văn phòng CNS), Vũ Lê Tùng (cựu Phó Tổng Giám đốc CNS), Huỳnh Tấn Tư (cựu Phó Tổng Giám đốc CNS) cùng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Về phần dân sự buộc các bị cáo khắc phục tổng cộng 22 tỷ đồng gây thất thoát.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, CNS là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Từ năm 2015 – 2018, trên cương vị công tác tại CNS, các bị cáo đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí hơn 22 tỷ đồng.

Trong đó, các bị cáo quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng của CNS gây thất thoát 17,3 tỷ đồng; thoái vốn sai quy định tại TIE (công ty con của CNS) gây thất thoát hơn 4,6 tỷ đồng.

Về sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng của CNS, VKSND Tối cao cáo buộc các bị cáo đã lập 101 hồ sơ chi khen thưởng nhưng không có danh sách ký nhận từ các cá nhân được khen thưởng.

Đồng thời, danh sách nhận khen thưởng cũng không nêu rõ thành tích hỗ trợ, đóng góp của những người này cho CNS theo tiêu chí, điều kiện quy định tại Nghị định 91/2015 quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng, vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Phạm Toàn


Quỹ Tín dụng Tây Lộc đề nghị tăng mức phạt tù đối với cựu Chủ tịch HĐQT

Ông Huỳnh Trọng Khoa tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15/11/2022. (Ảnh: baothuathienhue.vn) 

Liên quan đến vụ việc cựu Chủ tịch HĐQT Quỹ Tín dụng Tây Lộc (TP. Huế) đã cùng thuộc cấp chiếm đoạt số tiền gần 13 tỷ đồng, Quỹ Tín dụng Tây Lộc đệ đơn xem xét tăng hình phạt với vị cựu chủ tịch này.

Ngày 30/5, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Tham ô tài sản và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Quỹ Tín dụng Tây Lộc, TP. Huế đối với bị cáo Huỳnh Trọng Khoa và đồng phạm.

Cáo trạng thể hiện khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019, bị cáo Huỳnh Trọng Khoa (SN 1977, trú TP. Huế), là Chủ tịch HĐQT kiêm cán bộ tín dụng Quỹ Tín dụng Tây Lộc và thuộc cấp đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thu tiền không nộp quỹ, lập khống hồ sơ và thu quỹ hàng trăm hợp đồng tín dụng rồi chiếm đoạt gần 13 tỷ đồng.

Theo quy định về cho vay, đối với tiền thu góp, hằng ngày phải thanh toán nộp lại, ghi chép đầy đủ các số liệu trên phần mềm máy tính và phải được sao lưu. Tuy nhiên, sau khi thu nợ, Khoa và nhân viên tín dụng Huỳnh Thanh Toản (SN 1987, trú TP. Huế) không nộp lại đầy đủ số tiền mà chiếm đoạt.

Theo đó, bị cáo Khoa đã thu tiền hơn 300 hợp đồng tín dụng nhưng không nộp vào quỹ, chiếm đoạt hơn 7,2 tỷ đồng. Còn bị cáo Toản thu tiền của 80 hợp đồng tín dụng cũng không nộp vào quỹ, chiếm đoạt gần 189 triệu đồng.

Đồng thời, lợi dụng sơ hở, lỏng lẻo trong theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn và hoạt động cho vay tại Quỹ Tín dụng Tây Lộc, 2 bị cáo Khoa và Toản đã lấy toàn bộ biểu mẫu hồ sơ, điền các thông tin khách hàng mà mình biết, tự ký giả chữ ký của khách hàng tại mục “người nhận” của phiếu chi, mục “người nhận nợ” của giấy nhận nợ, sau đó đưa về cho kế toán, thủ quỹ hoàn ứng.

Qua điều tra, bị cáo Khoa khai nhận đã tự lập khống 124 hồ sơ hợp đồng tín dụng mang tên 65 khách hàng, rút tiền của quỹ hơn 5,2 tỷ đồng. Thậm chí, có khách hàng dù đã qua đời nhiều năm nhưng Khoa vẫn làm hồ sơ vay đứng tên người này nhằm chiếm đoạt tiền.

Bị cáo Toản khai nhận đã lập khống 9 hợp đồng tín dụng mang tên 9 khách hàng, chiếm đoạt số tiền 240 triệu đồng.

Khoa và Toản sử dụng số tiền chiếm đoạt được, ngoài tiêu xài cá nhân, cả 2 còn sử dụng vào các mục đích khác như cho vay để ngoài sổ sách kế toán, nộp gốc, lãi các khoản vay đã chiếm đoạt, cho người khác sử dụng vốn, tự đảo nợ khoản vay mà khách hàng không hay biết.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan công an cũng xác định các bị can cùng trú TP. Huế, có hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm:

– Bùi Thị Lê Thanh (1965, nguyên Giám đốc Quỹ Tín dụng Tây Lộc);
– Nguyễn Thị Nhân Hiếu (1976, nguyên Trưởng ban Kiểm soát Quỹ Tín dụng Tây Lộc);
– Nguyễn Thị Phương Lan (1981, nguyên Kế toán trưởng Quỹ Tín dụng Tây Lộc)

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Trong phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế tuyên phạt Huỳnh Trọng Khoa 18 năm 6 tháng tù. Huỳnh Thanh Toản 2 năm tù về tội Tham ô tài sản.

Đối với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt Bùi Thị Lê Thanh: 3 năm 3 tháng tù, Nguyễn Thị Nhân Hiếu: 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Phương Lan: 3 năm tù.

Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo có đơn xin giảm nhẹ án; Quỹ Tín dụng Tây Lộc có đơn xem xét tăng hình phạt với bị cáo Huỳnh Trọng Khoa; Viện KSND tỉnh Thừa Thiên – Huế có đơn kháng nghị kê biên ngôi nhà của bị cáo Huỳnh Trọng Khoa để phục vụ cho việc thi hành án.

Tại phiên tòa phúc thẩm, qua xem xét các tình tiết, tính chất, mức độ của vụ án và mức độ khắc phục thiệt hại, HĐXX đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh và kháng cáo của một số bị hại.

Đồng thời, HĐXX cũng nhận định hành vi phạm tội của Huỳnh Trọng Khoa là đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội nhiều lần, diễn ra trong thời gian dài, số tiền chiếm đoạt rất lớn nên phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX tuyên phạt Huỳnh Trọng Khoa: 20 năm tù, Huỳnh Thanh Toản do đã khắc phục hết số tiền chiếm đoạt nên giữ nguyên mức hình phạt 2 năm tù về tội Tham ô tài sản.

HĐXX cũng áp dụng biện pháp kê biên tài sản là ngôi nhà của vợ chồng Huỳnh Trọng Khoa tại số 4 Lương Ngọc Quyến (TP. Huế) đảm bảo cho việc thi hành án.

Đối với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt các bị cáo gồm: Bùi Thị Lê Thanh: 2 năm tù ; Nguyễn Thị Nhân Hiếu: 3 năm tù giam; Nguyễn Thị Phương Lan: 3 năm tù treo.

Thạch Lam


An Giang: Nguyên Chủ tịch và Kế toán xã Tấn Mỹ tham ô tài sản

Nguyên Chủ tịch và Kế toán UBND xã Tấn Mỹ chiếm đoạt ngân sách hơn 550 triệu đồng. (Ảnh: tuyengiaoangiang.vn) 

Nguyên Chủ tịch và Kế toán UBND xã Tấn Mỹ lập “khống” chứng từ quyết toán, chiếm đoạt ngân sách hơn 550 triệu đồng.

Tối ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho hay đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Hữu Đức, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp (nguyên Chủ tịch UBND xã Tấn Mỹ) và Phan Thái Thanh, Kế toán UBND xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi Tham ô tài sản.

Sau khi điều tra, xác minh và được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn Quyết định và Lệnh trên, ngày 24/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đồng loạt thực hiện lệnh bắt và khám xét 10 địa điểm (nơi ở và nơi làm việc) của 2 bị can Trần Hữu Đức, Phan Thái Thanh cùng 3 người khác.

Cơ quan chức năng đã thu thập nhiều tài liệu chứng cứ có liên quan đến hành vi lập “khống” chứng từ quyết toán, chiếm đoạt ngân sách Nhà nước 550 triệu đồng.

Tại cơ quan công an, bước đầu, 2 bị can Đức và Thanh đã khai nhận hành vi phạm tội của mình cùng những người có liên quan.

Vụ việc hiện đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tiếp tục điều tra.

Trước đó, ngày 18/2, Công an tỉnh An Giang cũng đã bắt và khám xét đối với 9 người để điều tra về hành vi Tham ô tài sản.

Thạch Lam


Sơn La: Một phụ nữ H’mong chết trong tư thế treo cổ tại trụ sở Công an xã Mường Lạn

31/5/2023

Trụ sở UBND xã Mường Lạn 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngGiáo Dục – Thời Đại 

Bà Th.Th.A người H’mong, trú tại bản Khá, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, vào ngày 31/5 được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc của Công an xã.

Truyền thông Nhà nước dẫn xác nhận tin vừa nêu từ Chủ tịch UBND xã Mường Lạn- ông Lò Trọng Đại. Theo đó, vụ việc xảy ra lúc hơn 6 giờ sáng ngày 31/5. Khi viên chức xã đến trụ sở UBND xã làm việc thì phát hiện bà Th.Th.A. chết trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc của Công an Xã Mường Lạn.

UBND xã còn thông báo thêm, vào tối ngày 30/5, Công an xã Mường Lạn phối hợp với Công an huyện Sốp Cộp vận động hai người nghi nghiện ma túy tại bản Khá để đưa đi cai nghiện bắt buộc. Một người được đưa đến Công an huyện Sốp Cộp; còn bà Th.Th.A. (60 tuổi) được nói do “tuối cao- sức yếu” nên được giữ tại phòng làm việc của Công an xã Mường Lạn để kiểm tra, xét nghiệm có sử dụng ma túy hay không.

 Theo tin từ truyền thông Nhà nước, đến sáng 31/5, Công an xã mở khóa tay cho bà A. đi rửa mặt; sau đó khi Công an xã và những viên chức khác đến thì phát hiện bà này đã chết trong tư thế treo cổ bên cửa sổ phòng làm việc của Công an xã.

Comments are closed.