Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 02/06/2023: *Viettel ở Mỹ và buôn bán vũ khí quốc tế. * Việt Nam nói ‘theo dõi sát’ Tàu TQ *CS Việt Nam bế tắc, bất lực. *Chuyện cái áo ngũ thân! *Lao động cưỡng bức VN ở Phillippines. *Vụ tránh thuế gỗ dán Việt Nam


Quê Hương tổng hợp


Chi nhánh Viettel tại Mỹ liên quan đến các vi phạm về buôn bán vũ khí quốc tế

01/6/2023

Một cửa hàng có logo của Viettel ở Hà Nội (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 31/5 công bố việc kết thúc giải quyết hành chính với VTA Telecom Corporation, một chi nhánh của Viettel tại Hoa Kỳ, về sáu vi phạm đối với đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí và Quy định Về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (International Traffic in Arms Regulations- ITAR).

Văn phòng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cho biết hai phía đạt được thỏa thuận dàn xếp sau khi Cơ quan Phụ trách Kiểm soát việc Tuân thủ trong Thương vụ Quốc phòng thuộc Văn phòng Quân sự- Chính trị sự vụ của Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành rà soát kỹ lưỡng.

Theo thỏa thuận kết thúc giải quyết vụ việc, VTA Telecom Corporation của Viettel bị cấm tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động theo quy định của ITAR trong vòng ba năm.

ITAR có những ràng buộc liên quan việc xuất khẩu cũng như nỗ lực trong hoạt động này mà không được phép đối với những vật dụng quốc phòng theo quy định.

Văn phòng này cũng cho rằng việc kết thúc giải quyết cho thấy vai trò của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong công tác tăng tiến hòa bình, an ninh toàn cầu; cũng như chính sách của Mỹ qua biện pháp kiểm soát xuất khẩu các vật dụng quốc phòng. 

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Vào năm 2017, một đại diện của chi nhánh Viettel tại Hoa Kỳ- VTA Telecom Corporation- bị án tù tại Hoa Kỳ về tội buôn lậu vũ khí qua hành vi xuất khẩu công nghệ quân sự của Mỹ về Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-department-of-state-conludes-settlement-resolving-export-violations-by-vta-telecom-corporation-06012023085809.html


Bị phớt lờ yêu cầu, Việt Nam nói đang ‘theo dõi sát’ tàu khảo sát của Trung Quốc 

01/06/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ảnh minh họa: Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 03 của Trung Quốc. 

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 1/6 nói Việt Nam đang theo dõi sát mọi diễn biến liên quan đến con tàu của Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

“Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến liên quan và đang kiên quyết, kiên trì bảo vệ, thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam”, báo Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Đức Thắng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói với báo chí vào chiều 1/6.

Thông tin mới được Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra sau khi tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của Hà Nội vào tuần trước là hãy rời khỏi vùng đặc quyền của Việt Nam.

Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 và một số tàu hải cảnh hộ tống, tàu cá của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 7/5, gần các lô dầu khí mà Việt Nam đang để cho Nga khai thác ở Biển Đông.

Đây được xem là một động thái “xâm phạm” nghiêm trọng nhất kể từ năm 2019, theo chuyên gia Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại học Stanford, Hoa Kỳ.

Reuters dẫn lời ông Powell nói rằng hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một “sự leo thang đáng lo ngại”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần trước cho biết Bộ này và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã “giao thiệp nhiều lần” với phía Trung Quốc và triển khai những biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam, theo lời của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói với báo chí hôm 25/5.

Trong những tuần qua, tàu khảo sát và đôi khi có tới hàng chục tàu hộ tống của Trung Quốc đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam vận hành, theo dữ liệu theo dõi tàu biển được Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, chia sẻ với Reuters.

Các tàu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam. Trung Quốc cũng đã đưa ra các hồ sơ dự thầu cạnh tranh để cấp phép cho hai lô này.

Tại cuộc họp báo ngày 1/6, ông Nguyễn Đức Thắng nhắc lại lập trường của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/5 là yêu cầu tàu thăm dò Hướng Dương Hồng 10 cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá của Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Việt Nam cộng sản: Chính phủ bế tắc, Thủ tướng bất lực

02/06/2023 

Ở các nước tiến bộ, Ngân hàng Trung ương và Chính Phủ là 2 cơ quan độc lập, tuy nhiên, về chính sách thì lại rất đồng bộ. Vào những năm Covid-19, hầu hết các nhà nước trên thế giới đều bơm tiền để cứu nền kinh tế. Trong đó, Ngân hàng Trung ương dùng chính sách tiền tệ để bơm tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại, chính phủ tăng chi tiêu để bơm tiền qua các dự án. Hai chính sách này cùng bơm tiền và cùng hút tiền, nên họ xử lý khủng hoảng tốt.

Ngân hàng Nhà nước bảo hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp thì than trời vì không thể tiếp cận được 

Ở Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước (tên của Ngân hàng Trung ương Việt Nam) lại là một cơ quan ngang bộ trong Chính phủ. Như vậy, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước không độc lập với nhau, mà đều bị điều hành dưới tay Thủ tướng. Tuy là phụ thuộc nhau thế, nhưng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khóa của Chính phủ lại không đồng bộ nhau. Có khi, chính sách tiền tệ bơm tiền, thì chính sách tài khóa lại nghẽn tiền. Nguyên nhân vì sao dòng tiền đầu tư công của Chính phủ bị nghẽn, thì chúng tôi đã có đề cập trong nhiều bản tin trước đây.

Trong thời gian dịch Covid 19, rất cần Chính phủ bơm những gói cứu trợ, nhưng cuối cùng những gói đấy đều bị nghẽn, không ra được thị trường. Ngoài ra, những dự án đầu tư công không thể triển khai được, nên đã hơn 2 năm nay nó vẫn cứ bị nghẽn, mà ông Thủ tướng thì không biết cách nào để khai thông. Có thể nói, ông Phạm Minh Chính là Thủ tướng tệ hại, tuy nhiên, trong Bộ Chính trị cũng không có bộ mặt nào sáng sủa hơn, để có thể điều hành Chính phủ trơn tru.

Dù chấp nhận lãi suất cao cũng không vay được, nên phải hối lộ 

Tình hình lạm phát năm 2022 được thông báo là dưới 4%, tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì con số đó không đúng. Hầu hết các mặt hàng đều tăng giá trong năm qua, ít nhất là 20%, cho nên, con số lạm phát dưới 4% là không đáng tin. Đặc biệt năm nay, ngân hàng tăng lãi suất quá cao, đến hơn 13%, điều đó cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đang muốn hút tiền về. Nếu lạm phát thấp thì tại sao phải hút tiền về? Đấy là minh chứng cho thấy, tình hình nền kinh tế Việt Nam rất tệ.

Ngày 25/5, báo VTC News có bài viết: “Lãi suất giảm chỉ có trên tivi, doanh nghiệp vẫn vay ngân hàng với mức 13,9%/năm”. Bài viết cho biết, một số giám đốc doanh nghiệp cho rằng, lãi suất giảm chỉ có trên tivi, hiện tại, họ vẫn đang chịu lãi cho khoản vay ngân hàng với mức 13,9%/năm. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao và rất khó tiếp cận.

Rõ ràng, nhà nước nói vậy nhưng không phải vậy, họ hô hào hạ lãi suất để lấy lòng dân, nhưng thực chất, họ không những không hạ mà lại tăng lãi suất. Cho nên, có thể nói, với hành động này, Ngân hàng Nhà nước đang âm thầm bóp cổ doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp kêu la không ai nghe thấy.

Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, thì ngoài chuyện tăng lãi suất, các ngân hàng còn ngăn cản không cho doanh nghiệp vay bằng hàng rào thủ tục. Muốn vay dù chấp nhận lãi suất cao thì vẫn không dễ, nhiều doanh nghiệp phải hối lộ các ngân hàng để được duyệt hồ sơ cho vay. Nói chung, tình hình thị trường vốn của Việt Nam hiện nay không như những gì Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Ngày 24/5, báo CafeF có bài viết “Giám đốc doanh nghiệp mang 2 bao tiền đến phòng Giám đốc ngân hàng để “bôi trơn” vay vốn”. Tựa đề bài báo đã nói lên tất cả, doanh nghiệp đói vốn, dù chấp nhận lãi suất cao cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, nên phải hối lộ.

Hiện nay, cả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khóa của Chính phủ đều tỏ ra lúng túng trước thực trạng của nền kinh tế. Những người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy chính quyền không đủ năng lực để giải quyết nó. Tuy nhiên, 100 triệu người dân lại thấp cổ bé họng nên bất lực, họ không có quyền xuống đường biểu tình đòi truất phế những con người bất tài đang lãnh đạo đất nước.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cafef.vn/giam-doc-doanh-nghiep-mang-2-bao-tien-den-phong-giam-doc-ngan-hang-de-boi-tron-vay-von-188230524182901957.chn

https://vtc.vn/lai-suat-giam-chi-co-tren-ti-vi-dn-van-vay-ngan-hang-voi-muc-13-9-nam-ar784510.html


Lưu Nhi Dũ – Chuyện cái áo ngũ thân! 

Hôm qua thấy mạng ì xèo chuyện đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) trên diễn đàn Quốc hội đề nghị cho các đại biểu được mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội. 

Tưởng chuyện đùa, đại biểu này rảnh dữ, trong khi kinh tế cả nước khó khăn trăm bề, hàng vạn công nhân mất việc, hàng ngàn doanh nghiệp “biến mất”. Không lo nổi chuyện quốc kế dân sinh thì đừng lên diễn đàn đề nghị chuyện tầm phào, lạc điệu, lại còn khoe có đến bốn cái áo dài ngũ thân như vậy. Màn tấu hài đỉnh cao!

Bạn tui thốt lên: “Cái áo ngũ thân này phải hơn 10 chai chứ không ít đâu”! 

Tối mở TV Quốc hội, xem lại cái đề nghị vô duyên này thấy càng tức cười. Khi đại biểu Cảnh phát biểu đề nghị này, mấy vị chủ tọa ngúc ngắc, đưa tay gãi tai gãi mặt, thiệt… đã đời! 

Tui dân Bình Định nhưng xa quê từ 1978, đâu có biết “đồng chí này là con đồng chí nào”! Lục trên mạng thấy lạ lùng khi con đường thăng tiến của Cảnh còn nhanh hơn tên lửa Triều Tiên! Té ra Cảnh là con đại gia titan Quốc Thắng – một trong nhiều doanh nghiệp khai tác titan, phá nát đất ven biển Phù Mỹ, Bình Định mà dân phản ứng dữ dội cách đây không lâu. 

Hổng biết có phải vì là con đại gia titan hay vì tài năng mà Cảnh có đến 3 khóa là đại biểu Quốc hội, được học chính trị cao cấp khi còn làm cho doanh nghiệp tư nhân, chưa phải là cán bộ nhà nước. Khi được làm cán bộ nhà nước, chỉ trong vòng 5 tháng, Cảnh được bổ nhiệm chức danh Chánh Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định. Và chỉ hơn 1 năm sau Cảnh được điều động về làm Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ Môi trường của Quốc hội, nhưng sau đó có đơn xin rút. Cuộc rút chạy khỏi chức vụ này của Cảnh có nhiều ý kiến khác nhau, có thể bị kiểm tra quá trình bổ nhiệm và cũng có thể Cảnh thấy “không ổn” nên tự rút!

Bình Định là “đất võ trời văn” nhưng lại “nổi tiếng” có những đại biểu Quốc hội như Phùng Xuân Nhạ (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo), nay càng nổi tiếng hơn với ông Cảnh! Thiệt là vinh dự nhưng lại thấy tội nghiệp cử tri quê nẫu! 

Nhớ hồi năm 2016, ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM nêu ý kiến nên quy định rõ phải khám sức khỏe và nộp giấy chứng nhận sức khỏe vào hồ sơ ứng cử. Việc khám sức khỏe chủ yếu phải khám về sức khỏe tâm thần. Theo ông Năng, trước đây ở TPHCM đã xảy ra trường hợp người tham gia ứng cử được bác sĩ kết luận là bị tâm thần phân liệt thể khiếu kiện.

Hổng biết bây giờ ý kiến này có áp dụng hay không nhưng là đề xuất xác đáng. 

Còn tui, tui đang háo hức chờ xem đại biểu Cảnh có tiếp tục mặc áo dài ngũ thân và phát biểu về cái ngũ thân này nữa hay không. Hay chuyển qua phát biểu ủng hộ… dự án thép Long Sơn đang chuẩn bị triển khai ở Lộ Diêu thì tuyệt cú mèo! 

Chờ xem…

LƯU NHI DŨ 01.06.2023

https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/06


Thêm nạn nhân Việt Nam được giải cứu khỏi lao động cưỡng bức ở Phillippines về nước

01/6/2023

60 công dân Việt Nam từ Philippines về nước sáng 30/5/2023. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Ngoại giao 

Tính đến nay có 140 người trong tổng số 437 nạn nhân bị cưỡng bức lao động cho các đường dây lừa đảo trên mạng ở Philippines được đưa về nước.

Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thắng, thông báo với truyền thông tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội vào chiều ngày 1/6 như vừa nêu.

Ông Thắng cho biết thêm Bộ Ngoại giao Việt Nam có chỉ đạo cho Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Hà Nội tại Manila tiếp tục làm việc với phía Philippines để đưa những nạn nhân còn lại về nước.

Dịp này, Phó Phát ngôn nhân Nguyễn Đức Thắng cũng nhắc lại việc Bộ Ngoại giao phối hợp cùng các địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân khi tự tìm việc ở nước ngoài cần cảnh giác với lời dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”…

Vào ngày 30/5 nhóm 60 người đầu tiên trong số nạn nhân như vừa nêu về đến Sân bay Tân Sơn Nhất. Họ được Cục Lãnh sự phối hợp cùng các cơ quan quản lý cửa khẩu tiếp nhận, rồi bàn giao cho địa phương liên quan và thân nhân.

Vào hai ngày 4 và 5 tháng 5 vừa qua, Cảnh sát Quốc gia chống tội phạm mạng (ACG) Philippines tiến hành trấn áp hoạt động của công ty Clark Sun Valley Hub tại sáu tòa nhà là cơ sở của công ty này ở Pamganga, gần thủ đô Manila.

Tổng cộng có hơn 1.000 nạn nhân được giải cứu trong đợt truy quét và tất cả đều được xác định là nạn nhân của buôn người.

Theo Cảnh sát Philippines, những người này bị ép làm việc ít nhất 18 tiếng một ngày. Công việc hàng ngày của họ là lừa đảo trên mạng với hai dạng bao gồm: lừa đảo đầu tư giả mạo, tiền kỹ thuật số; và lừa tình.

Những người này bị ép phải tìm các “con mồi” của mình trên mạng xã hội qua các ứng dụng như hẹn hò qua Facebook, WhatsApp, Tinder. Mục tiêu là nhắm chủ yếu vào khách hàng ở Mỹ, Canada và Châu Âu.

Những người làm việc cho công ty được tuyển dụng qua Facebook, Telegram và WhatsApp. Họ được hứa mức lương từ 1.500 đến 2.000 đô la một tháng tùy thuộc về độ thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh của họ.

Những người được tuyển phần lớn đã tốt nghiệp đại học và đang muốn tìm công việc công sở sử dụng kỹ năng mạng xã hội.


Hoa Kỳ gia hạn lần thứ tám ban hành kết luận lẩn tránh thuế với gỗ dán Việt Nam

RFA
01/6/2023

Gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam, 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCông thương 

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay tin trên trong ngày 30/5. Theo đó, kết luận cuối cùng dự kiến được ban hành vào ngày 14/7/2023 và đây là lần thứ tám DOC gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng.

Trước đó, ngày 25 tháng 7 năm 2022, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc (mức thuế chống bán phá giá là 183,36% và thuế chống trợ cấp từ 22,98% đến 194,9%).

DOC cho phép các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác trong quá trình điều tra được tự xác nhận không sử dụng nguyên liệu Trung Quốc để được loại trừ khỏi biện pháp chống lẩn tránh. Cơ chế tự xác nhận này sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp mà DOC đánh giá là không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của DOC trong quá trình điều tra.

Gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng là sản phẩm được làm từ các lớp gỗ ván bóc gắn với nhau bằng keo, sau đó được phủ một hoặc hai lớp ván gỗ cứng ở bề mặt.

Tags: , , ,

Comments are closed.