Chuyện Việt Nam Thứ Tư 02/8/2023: *Facebooker Lê Xuân Diệu tố bị công an tra khảo *Việt NamCS  bắt 3 nhà hoạt động Khmer Krom *Việt Nam có tin tặc được chính phủ hỗ trợ *đầu tư chuyển dịch từ TQ sang VN và Ấn Độ


Quê Hương tổng hợp


Facebooker Lê Xuân Diệu tố bị công an tra khảo về bài viết trên mạng xã hội

RFA
02/8/2023

Facebooker Lê Xuân Diệu tố bị công an tra khảo về bài viết trên mạng xã hội

Ông Lê Xuân Diệu và thông điệp về môi trường 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFb Dẹo Lu 

Facebooker Lê Xuân Diệu trong hai ngày liên tiếp bị công an thành phố Hồ Chí Minh đánh đập và tra khảo về các bài viết chỉ trích chế độ trên trang cá nhân. 

Một người thân của ông Diệu cho hay, các sỹ quan thuộc Cơ quan An ninh điều tra – Công an TPHCM đang điều tra ông này về hai danh khoản Facebook là Diệu Lê và Dẹo Lu được cho là của ông.

Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng ngày 02/8 với điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

Ông Diệu bị công an điệu lên trụ sở của Cơ quan An ninh điều tra thành phố vào sáng 31/7 sau khi từ chối đến đồn công an sau ba lần triệu tập để làm việc về các bài viết trên mạng xã hội Facebook.

Bốn công an ập vào nhà và áp giải ông đi ngay mà không có lệnh bắt. Công an không khám xét nhà ông.”

Người này cho biết trong ngày đầu, ông Diệu bị giữ tại đồn công an cả ngày và chỉ được về nhà vào chiều tối muộn, với thân hình tiều tuỵ và khuôn mặt có nhiều vết bầm tím. Kết quả khám bệnh và chụp phim cho thấy ông bị đa chấn thương phần mềm và rạn xương sườn số 4.

Trong suốt quá trình tra khảo về các bài viết trên Facebook trong ngày 31/7, cứ mỗi 30 phút ông Diệu lại bị 7-8 công an xông vào đánh, người thân nói.

Ông Diệu, 46 tuổi, bị buộc lên đồn công an vào cả sáng và chiều ngày 01/8 làm việc với nội dung tương tự, tuy nhiên ông không còn bị đánh như trong ngày đầu nữa.

Ông chỉ được về nhà vào chiều muộn, phía công an không đưa ra thêm cuộc hẹn nào. Hiện điện thoại, các danh khoản mạng xã hội, và cả tài khoản ngân hàng của ông đã bị an ninh kiểm soát.

Người thân cho biết hiện giờ ông Diệu đau toàn thân, phải nằm ở nhà để dưỡng thương.

Phóng viên gọi điện thoại trực tiếp cho ông Diệu để hỏi về vụ việc nhưng ông từ chối trả lời phỏng vấn với lý do rất mệt mỏi sau hai ngày làm việc với công an.

Phóng viên cũng gọi điện vào số đường dây nóng của Công an TPHCM để hỏi về trường hợp này, tuy nhiên người trực điện thoại từ chối cung cấp thông tin, yêu cầu phóng viên đến cơ quan để làm việc với bộ phận tham mưu hoặc ban lãnh đạo của công an thành phố.

Ông Diệu là một trong số những người tích cực thuộc giới bất đồng chính kiến ở thành phố HCM và Việt Nam. Ông từng tham gia một số cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Trên Facebook Diệu Lê và Dẹo Lu có nhiều bài viết chỉ trích chế độ về các vấn đề như vi phạm nhân quyền, tham nhũng mang tính hệ thống, quản lý kinh tế yếu kém, ô nhiễm môi trường ở khắp nơi, và chủ quyền bị vi phạm ở Biển Đông…

Nhiều lãnh đạo trong đó có cả Hồ Chí Minh, người sáng lập ra chế độ, cũng bị ám chỉ trong nhiều bài viết.

Trong thời gian gần đây, lực lượng an ninh Việt Nam tăng cường đàp áp trực tuyến. Hai nhà hoạt động Phan Tất Thành và Dương Tuấn Ngọc mới đây bị bắt và khởi tố với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” sau nhiều ngày bị công an tra khảo. Ông Thành được cho là cựu admin của trang Nhật Ký Yêu Nước còn ông Ngọc có nhiều bài viết và video chỉ trích chế độ và lãnh tụ Hồ Chí Minh trên Facebook và Youtube.

Trong ngày 31/7, ba nhà hoạt động người Khmer, Danh Minh Quang ở Sóc Trăng cùng Thạch Cương và Tô Hoàng Chương ở Trà Vinh bị bắt vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các hoạt động đòi quyền của người bản địa.

Kể từ đầu năm tới nay, ít nhất 12 người đã bị bắt và khởi tố và bảy người đã bị kết án tù từ năm năm đến tám năm tù giam vì một trong hai tội danh trên, theo thống kê của RFA.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội cho RFA biết họ bị an ninh thành phố gọi lên làm việc và yêu cầu không được viết hoặc chia sẻ các bài viết có nội dung “nhạy cảm” hoặc tham gia các hoạt động dân sự, kể cả biểu tình ôn hoà.


Việt NamCS  bắt 3 nhà hoạt động Khmer Krom về tội ‘Lợi dụng quyền tự do, dân chủ’ 

VOA Tiếng Việt 

01/8/2023

Công an tỉnh Trà Vinh thi hành Lệnh bắt tạm giam bị can đối với ông Tô Hoàng Chương. Ảnh: Bộ Công an Việt Nam.

Công an tỉnh Trà Vinh thi hành Lệnh bắt tạm giam bị can đối với ông Tô Hoàng Chương. Ảnh: Bộ Công an Việt Nam. 

Bộ Công an Việt Nam hôm 31/7 cho biết công an hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng mới ra lệnh bắt giam, khởi tố vụ án 3 người tại các địa phương này để điều tra về tội “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Những người mới bị bắt bao gồm ông Thạch Cương (36 tuổi) và Tô Hoàng Chương (37 tuổi) ở Trà Vinh, và ông Danh Minh Quang (36 tuổi) ở Sóc Trăng.

Cả ba đều là các nhà hoạt động cho quyền của người Khmer Krom ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Công an tỉnh Trà Vinh cáo buộc hai ông Thạch Cương và Tô Hoàng Chương, từ năm 2020 đến nay, “thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Phía công an nói họ đã điều tra và xác định tài khoản “Cuong Thach” là của ông Thạch Cương và “To Hoang Chuong” là của ông Tô Hoàng Chương, và hai tài khoảng này đã đăng tải, chia sẻ, bình luận nhiều clip, hình ảnh, bài viết có nội dung vi phạm pháp luật.

Công an nói hai người này “bị tiêm nhiễm bởi các quan điểm sai trái, thù địch” nên đã thường xuyên tổ chức nhóm họp, tham gia hội luận trực tuyến trên mạng xã hội để xuyên tạc “thành quả cách mạng, vu cáo chính quyền địa phương vi phạm dân chủ, nhân quyền”, thành lập hội nhóm trái pháp luật và lôi kéo nhiều người tham gia, gây ảnh hưởng trong vùng dân tộc.

Cả hai người cũng bị cáo buộc nhận sự chỉ đạo và sản xuất, tàng trữ, phát tán, sử dụng tài liệu, vật phẩm có nội dung tuyên truyền cho các tổ chức phản động bên ngoài.

Trong khi đó, Công an Sóc Trăng cáo buộc ông Danh Minh Quang đã đăng tải, chia sẻ trên trang facebook cá nhân nhiều hình ảnh, bài viết và phát trực tiếp nhiều video có nội dung sai sự thật về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Trước đó, vào tháng 3, ông Danh Minh Quang và hơn chục phật tử thuộc nhóm Khmer bản địa độc lập đã bị chính quyền ở Sóc Trăng thẩm vấn nhiều giờ liền do đã mặc áo thun có in cờ của nhóm khi họ tham dự lễ kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ở tỉnh Trà Vinh.

Trả lời phỏng vấn của VOA, ông Danh Minh Quang nói cộng đồng Khmer Krom ở địa phương ông liên tục bị chính quyền sách nhiễu:

“Ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ, nhưng chính quyền Việt Nam ở đây đàn áp người Khmer, họ không muốn cho người Khmer chúng tôi tiếp xúc lẫn nhau, và phân chia chủng tộc. Chính quyền Việt Nam ở đây không công nhận chúng tôi là người Khmer Krom bản địa, nhưng thực sự xứ sở quê hương của tụi tui từ cha sanh mẹ đẻ tới bây giờ chúng tôi ở đây 400-500 năm rồi. Không biết chính quyền Việt Nam đang suy nghĩ cái gì sâu xa khác thì tôi không biết. Hiện tại người Khmer Krom chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền tự do, và chúng tôi không đòi hỏi những gì khác”, ông nói với VOA vào thời điểm đó.

Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF), có trụ sở tại Mỹ, hôm 25/6 ra tuyên bố lên án Công an tỉnh Sóc Trăng về việc bắt giam và tra tấn ông Tô Hoàng Chương hôm 23/6 khi ông Chương và các nhà hoạt động ở tỉnh Trà Vinh đi thăm một nhà hoạt động người Khmer khác đã bị công an bắt giam và tra trấn trước đó.

Tổ chức này nói ông Chương khẳng định mình vô tội và việc ông phổ biến Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP) không phải là một hành vi phạm tội.

Chính quyền Việt Nam cho rằng KKF là một tổ chức phản động “chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức”.

Vào tháng 12/2022, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ khu vực Đông Nam Á công bố giác thư chung mà cơ quan này đã gửi cho chính phủ Việt Nam ngày 18/10/2022, trong đó đề cập đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với một nhóm người thuộc cộng đồng Khmer Krom, bao gồm cả quyền tự quyết của họ với tư cách là người bản địa, và đưa ra một số trường hợp điển hình về một loạt các hành vi vi phạm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người Khmer Krom.

Hồi tháng 5 năm nay, phản hồi văn bản của LHQ kể trên, chính quyền Việt Nam nói một mặt họ đồng ý với Tuyên bố của LHQ về Quyền của Người bản địa, nhưng mặt khác cũng nói rằng khái niệm “quyền của người bản địa” không tồn tại ở Việt Nam. Đồng thời, Hà Nội bác bỏ cáo buộc “quốc hữu hóa đất nông nghiệp của người bản địa Khmer sau năm 1975”, cho rằng điều này “không có căn cứ và xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về quyền sở hữu đất đai và cơ sở pháp lý của Việt Nam”.

https://www.voatiengviet.com


Việt Nam có nhóm tin tặc được chính phủ hỗ trợ mua dịch vụ theo dõi, tống tiền

01/8/2023

Việt Nam có nhóm tin tặc được chính phủ hỗ trợ mua dịch vụ theo dõi, tống tiền

Một thành viên của một nhóm hacker đang sử dụng máy tính tại văn phòng ở Đông Hoản, Trung Quốc (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Việt Nam là nơi có nhóm tin tặc trong số ít nhất 17 nhóm được chính phủ ủng hộ dùng dịch vụ nhằm theo dõi và tống tiền nạn nhân của Công ty có tên Cloudzy.

Các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng Halcyon trụ sở tại Texas đưa ra thông tin vừa nêu trong báo cáo được công bố trong ngày 1/8 và và Reuters loan đi trong cùng ngày.

Ngoài Việt Nam, những nước có các nhóm tin tặc tương tự dùng dịch vụ của Cloudzy được cho biết gồm Trung Quốc, Nga, Iran, Bắc Hàn, Ấn Độ, Pakistan.

Tin này bị giới chức điều hành Cloudzy, ông Hannan Nozari, phản bác. Vị này cho rằng công ty của ông không thể phải chịu trách nhiệm cho khách hàng, mà theo ước tính của ông chỉ có 2% là xấu độc.

Trong khi đó theo Halcyon thì chừng phân nửa thương vụ của Cloudzy  là xấu độc, bao gồm việc cho các nhóm mã độc tống tiền thuê dịch vụ.

Nguyên văn lời CEO Hannan Nozari trình bày với Reuters qua LinkedIn: “Nếu quí vị là một công ty sản xuất dao, qúy vị có phải chịu trách nhiệm về việc ai đó dùng dao không đúng cách? Hãy tin tôi, bản thân tôi ghét những kẻ tội phạm và chúng tôi làm mọi cách để loại bỏ chúng.”

Giới bảo vệ an ninh mạng cho rằng trường hợp Cloudzy như vừa nêu là một điển hình về cách thức mà các tin tặc và những băng nhóm dùng mã độc tống tiền tiến hành những phi vụ lớn thông qua các công ty nhỏ trong lĩnh vực không gian mạng.

Halcyon phát hiện được hoạt động của Cloudzy bằng cách vạch ra bản dấu chân thông qua biện pháp thuê máy chủ trực tiếp của Cloudzy và kết nối với các hoạt động tin tặc đã biết.


Vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ

01/8/2023

Vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ

Công nhân đang làm việc trong nhà máy lắp ráp xe hơi của Ford tại Hải Dương (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ

Vốn đầu tư toàn cầu đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nền kinh tế mới nổi khác ở Châu Á bao gồm Ấn Độ và Việt Nam vào khi các nhà đầu tư đang tìm giải pháp thay thế do có những nguy cơ về địa chính trị.

Trang tin Nikkei  dẫn số liệu từ Goldman Sachs cho biết lần đầu tiên kể từ năm 2017, luồng đầu tư nước ngoài vào chứng khoán các thị trường mới nổi ở Châu Á không bao gồm Trung Quốc vào năm ngoái đã đứng đầu mua ròng các chứng khoán tại Trung Hoa Đại lục qua chương trình Sock Connect. Số lượng tương ứng tại hai thị trường là 39 tỷ và 32 tỷ đô la.

Nikkei dẫn phân tích của chuyên gia Sunil Koul của Goldman nhận định sự gia tăng này đã xảy ra trong vòng bốn tháng qua.

Hiện nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục chậm sau thời kỳ đại dịch, cộng thêm vào đó là các vấn đề trong thị trường bất động sản và người trẻ thất nghiệp nhiều.

Nikkei dẫn nhận địch của chuyên gia Hiroshi Matsumoto của Pictet Asset Management (Nhật Bản) cho rằng các nhà đầu tư Châu Âu và Mỹ đang lo ngại vì tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Họ lo ngại các tài sản của họ sẽ bị đóng băng hoặc khó bán như trong trường hợp đã xảy ra khi Nga xâm lược Ukraine. Nhà phân tích này cho rằng việc đầu tư trực tiếp vào chứng khoán ở Trung Hoa đại lục vào lúc này là rất rủi ro.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng lo ngại về tình hình nhân quyền của Trung Quốc.

Ấn Độ được cho là một nơi đến cho vốn đầu tư hấp dẫn có thể thay thế Trung Quốc do nhu cầu nội địa của nước này đang tăng do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Dân số của Ấn Độ hiện vào khoảng 1,43 tỷ người vào giữa năm nay, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang chờ đón việc các nhà sản xuất chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Hãng sản xuất chip của Mỹ là Advanced Micro Devices hồi tuần trước nói rằng hãng đang có kế hoạch đầu tư 400 triệu đô la vào Ấn Độ trong vòng năm năm tới.

Trong khi đó, Việt Nam cũng có những hấp dẫn do chi phí lao động thấp và chính trị khá ổn định, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế.

Hãng LG Innotek của Hàn Quốc dự kiến đầu tư thêm một tỷ đô la vào vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị cảm ứng camera tại  Việt Nam, đưa công suất sản xuất của hãng này tại quốc gia Đông Nam Á này lên gấp đôi.

Tags: , , ,

Comments are closed.