Lập luận về Chủ Quyền của Hoàng Sa


Lời tòa soạn:

Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã là đề tài khó giải từ rất lâu.

Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia hợp pháp, và được quốc tế công nhận từ năm 1954 do hiệp định Geneve phân định. Lúc đó, CSVN cai trị miền Bắc với danh xưng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng được quốc tế công nhận qua hiệp định chia đôi Việt Nam này.

Trước đó, Hoàng sa và Trường Sa đã được quốc tế (LHQ) công nhận thuộc chủ quyền của ‘Quốc Gia Việt Nam’ qua hội nghị tại San Francisco năm 1951 (*)

Ngày 19/1/1974, Trung Cộng dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa là hành động bất hợp pháp nhưng VNDCCH không hề lên tiếng. Có lẽ vì trước đó Phạm Văn Đồng đã ký công hàm 1958 công nhận lời tuyên bố chủ quyền toàn Biển Đông của Trung Cộng do Chu Ân Lai ký trong đó có HS/TS. Vì thế CSVN há miệng mắc quai, tuy nhiên cái há miệng này của Phạm Văn Đồng (và dĩ nhiên của đảng CSVN) cũng bất hợp pháp vì Hoàng Sa/Trường Sa lúc đó không thuộc chủ quyền của miền Bắc CS.

Trung Cộng là một quốc gia cộng sản, chủ trương bành trướng lãnh thổ và chủ nghĩa cộng sản, đã lấn chiếm gần như toàn cõi Biển Đông với lập luận ‘vùng biển trong đường lưỡi bò là sỡ hữu’ của họ. Điều này đã bị tòa Trọng Tài PCA phán quyết là vô giá trị năm 2016 do đơn kiện của Phi Luật Tân (Philippines).

Cũng may mắn thay, toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc (ngoại trừ nhóm CSVN tay sai của Trung Cộng, đều mong muốn lấy lại biển và đảo đã bị Trung Cộng cướp đi trong đó có Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa. Nhưng giải pháp nào để lấy lại?

Có người cho rằng: Phải dựng lại Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1973 và phục hồi Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó Việt Nam vẫn còn chia đôi . Người không đồng ý thì lập luận rằng rất khó mà lập lại Hiệp Định Paris, vì đã quá lâu, không còn 4 bên, hơn nữa lúc đó Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam và muốn lấy lại tù binh Mỹ bị giam tại miền Bắc. Ngoài ra tình hình chính trị Hoa Kỳ rất rối ren khiến các chính phủ phải rút ra khỏi khỏi Việt Nam nên đã hấp tấp, vội vã ký hiệp định Paris với bất cứ giá nào, trong khi nhân dân miền Nam (là nạn nhân) hoàn toàn không chấp nhận. Chỉ có đảng CSVN là vui mừng với khối CS, nhất là Trung Cộng.

Có người lại cho rằng, nếu còn chế độ CSVN hiện nay, không thể nào lấy lại chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam trong tay Trung Cộng. Phải giải thể chế độ độc tài hiện nay tại Việt Nam, nhưng làm thế nào, có rất nhiều giải pháp đề nghị, nhưng hầu hết đều trên lý thuyết, nếu muốn nói là xa vời, hoặc có người cho là hoang tưởng vì tiền bạc không có, quốc tế không muốn can thiệp…

Người Việt trong nước cũng như hải ngoại đã tìm mọi biện pháp, mọi cơ hội để giải quyết vấn đề này, nhưng hầu như không đồng ý với nhau, hoặc là bất khả thi.

Mới đây, vào ngày 23/5/2023, nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người từng bị CSVN nhốt tù và được Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do, ông và gia đình được định cư tại Mỹ, đã đề xuất một ý kiến “Lập luận về Chủ Quyền của Hoàng Sa”. Đã có nhiều người từ trước đến nay từng chống đối CHHV một cách kịch liệt do tư tưởng vẫn tôn trọng HCM và đảng CSVN là có công trong “cách mạng tháng Tám” và cho rằng đã có công giành độc lập cho Việt Nam, đã đưa ra nhận định về ý kiến này như: “Một lập luận và giải quyết hay” hoặc “Ngần ấy năm, chỉ mới một câu nghe được.  Lý giải bằng HĐ1954!”…

Có rất nhiều người cho rằng những lời của CHHV không đáng tin vì ông ta vẫn còn máu Cộng sản trong người. Tuy nhiên, để rộng đường dư luận và để nghiên cứu đề nghị của ông, chúng tôi đăng lại ý kiến này của CHHV do ông Luong Nguyễn chuyển tiếp.

Ghi chú: Chúng tôi ngạc nhiên trong bài này có chữ sai chính tả như: đúng đắng, (thay vì đúng đắn) viết sai hai lần. CHHV là một tiến sĩ, luật sư không lẽ viết sai chính tả hay sao. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đăng lại nguyên văn. TS&ĐS.

———- Forwarded message ———
From: Luong Nguyen <luong92647@gmail.com>
Date: Tue, May 23, 2023 at 3:51 PM
Subject: RE: Lập luận chủ quyền của Hoàng Sa và Phương Thức Giải Quyết của TSL Cù Huy Hà Vũ.
To: Cu Huy Ha Vu <cuhuyhavuvietnam@gmail.com>, My Viet <myviet2018@..

Một lập luận và giải quyết hay xin kính chuyển

From: Cu Huy Ha Vu [mailto:cuhuyhavuvietnam@gmail.com]
Sent: Tuesday, May 23, 2023 12:50 AM
To: My Viet <myviet2018@gmail.com>, cc….

Tôi, Cù Huy Hà Vũ lập luận pháp lý rằng chiếu theo Hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 chia đôi Việt Nam thành hai nước, Miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có chính quyền riêng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, có Hiến Pháp riêng và được các nước Cộng Sản anh em Trung Quốc, Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cu Ba … công nhận. Miền Nam là Quốc Gia Việt Nam còn lại sau khi bị mất Miền Bắc bởi phe Cộng Sản và có tên mới là Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống, cũng có Hiến Pháp riêng và được các nước của phe Tư Bản công nhận mà đứng đầu là Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Ấn Độ, Anh, Tân Tây Lan, …. Theo Hiệp Định 1954 Hoàng Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 nên thuộc chủ quyền của VNCH. Ngày 14 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng VNDCCH Phạm văn Đồng theo lệnh của đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Đông Dương) trá hình đã ký Công Hàm dâng quần đảo nầy cho Trung Cộng. Như vậy Phạm Văn Đồng đã làm một hành động phi pháp ví như một kẻ ăn cắp một tài vật của người khác để đem bán/cho một kẻ thứ ba.

Vậy theo Công Pháp, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên hiện tại Hoàng Sa đang bị quản lý phi pháp bởi Trung Cộng do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh cắp trao cho.

Phương Thức Giải Quyết :

Vậy để giải quyết theo đúng Công Pháp, thì cần phải phục hoạt lại người chủ của tài vật đã bị đánh cắp. Mà giải pháp đúng đắng nhất là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải từ chức từ nhiệm và trao lại chủ quyền cho Toàn Dân Việt Nam tức cho nước Việt Nam Cộng Hòa (hậu thân của Quốc Gia Việt Nam). Sở dĩ như vậy là vì theo Hiệp Định Paris 1973 thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tiền thân của CHXHCNVN) cũng đã vi phạm Hiệp Định nầy (Xâm chiếm VNCH mà không có điều khoản nào quy định cho phép).

Khi đã có sở hữu chủ của hiện vật bị đánh cắp (VNCH) thì đương nhiên kẻ đang giữ vật bị đánh cắp (Trung Cộng) phải hoàn trả lại tài vật cho khổ chủ.

Tôi nghĩ rằng đây là lập luận đúng đắng nhất và là một giải pháp thiết thực nhất mà bất cứ một người Việt Nam chân chính nào cũng không thể không cộng nhận.

Những kẻ nào phản đối hành động thiết thực bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam nầy của tôi thì chúng đích thực là kẻ phản bội Tổ Quốc Việt Nam và sẽ bị Trời tru Đất diệt !

California, Hoa Kỳ, 23/5/2023

Tiến Sĩ Luật CÙ HUY HÀ VŨ


Chú thích:

(*) Ngày 5-9-1951, trong phiên họp toàn thể thứ hai của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô là Andrei A. Gromyko Tại phiên họp toàn thể ngày 05/9/1951, Andrei Gromyko, trưởng đoàn đại biểu của Liên Xô đó đề nghị một tu chỉnh trong Dự thảo Hòa ước với Nhật Bản, theo đó Nhật Bản công nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên các quần đảo Paracels và Spratlys.[2] Nhưng Hội nghị đó bỏ phiếu bác bỏ tu chỉnh này với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống gồm: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc và một phiếu trắng.

Tại Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc: Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.[3] Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Việt Nam tại Hội nghị San Francisco.

Về khía cạnh pháp lý, với sự công bố khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham dự hội nghị San Francisco năm 1951, cho thấy: từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới đương nhiên thừa nhận là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trong một Hội nghị quốc tế có sự tham gia của 50 quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc. Sự kiện 92% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị tuyệt đối phù hợp với luật pháp quốc tế, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận, kể cả đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham dự Hội nghị như Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

Tags: , , ,

Comments are closed.