Thư số 142 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Phạm Bá Hoa


*** 

Phạm Bá Hoa

Tôi là người Việt Nam. Chào đời năm 1930 tại Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975. Sau ngày tang thương này, lãnh đạo Việt Cộng đẩy tôi vào trại tập trung trên đất Nam ngày 14/6/1975, chuyển đến trại tập trung trên đất Bắc ngày 16/6/1976, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987. Rời khỏi Việt Nam đầu tháng 4/1991 đi tị nạn Việt Cộng trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi Việt Cộng độc tài còn cai trị quê hương tôi. 

Ước mơ của tôi là được trở về Việt Nam sống trên quê hương cội nguồn của mình dưới chế độ dân chủ tự do. Vì vậy mà ước mơ đó luôn thúc đẩy tôi tổng hợp các tin tức và chọn lọc vào nội dung, giúp Các Anh và những thành phần yêu chuộng dân chủ tự do có nét nhìn rộng hơn và rõ hơn, về những sự kiện trên thế giới liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến mục tiêu ngăn chận tham vọng thống trị thế giới của Trung Cộng, mà Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đang thực hiện. Và khi lãnh đạo Việt Cộng tự suy yếu, hoặc Trung Cộng bị suy yếu thì lãnh đạo Việt Cộng không còn chỗ dựa, đó là cơ hội cho Các Anh và toàn dân đứng lên giành lại Quyền Làm Người của mình, nối tiếp dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ ngàn năm trước.

Là Người Lính trong Quân Đội gắn liền với hai chữ “Nhân Dân”, phải hiểu là Các Anh có trách nhiệm bảo vệ Nhân Dân, cũng là bảo vệ Tổ Quốc, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Ngay cả Cộng Sản Quốc Tế là Liên Xô như đang chờ nắm quyền thống trị thế giới vô sản, đã phải sụp đổ từ đầu năm 1991 vì bản chất của cộng sản là “độc tài + gian trá + và tham nhũng. Cộng sản Liên Xô sụp đổ, kéo theo nhóm quốc gia cộng sản vùng Đông Châu Âu cùng sụp đổ.

Chưa hết, Các Anh hãy nhớ lại vào nửa thế kỷ trước đó, phát xít Đức bắt đầu chiến tranh xâm lăng Ba Lan từ tháng 10/1939 và chiếm gần hết Châu Âu, trong khi phát xít Nhật bắt đầu chiến tranh với Hoa Kỳ từ tháng 12/1941 và chiếm gần hết các quốc gia vùng Đông Nam Châu Á, nhưng đến nữa cuối năm 1945 thì cả Đức lẫn Nhật phải gục ngã -vì họ là chế độ độc tài với tham vọng thống trị thế giới, không thể tồn tại dài lâu- trước thế giới tự do do Hoa Kỳ dẫn đầu. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. 

Xin nói thêm cho rõ. Với những bài văn bài thơ của các tác giả ở trong nước, tôi xin sử dụng chữ viết truyền thống thay thế chữ viết thời Việt Cộng, ngoại trừ những nhóm chữ thời Việt Cộng mà tôi không hiểu nghĩa.   

Với lá Thư này, tôi tóm lược những bản tin liên quan đến “Việt Nam nhờ có đỉnh cao trí tuệ cộng sản lãnh đạo nên cán bộ và viên chức ”rất thông minh về tham nhũng”. 

Vụ án chuyến bay giải cứu, nhiều cán bộ và viên chức “quá thông minh khi đòi hối lộ”.

Vụ chuyến bay giải cứu bị phanh phui như thế nào? Bao nhiêu bị can bị truy tố, truy nã? - Ảnh 1.Xin nhắc lại.

Tháng 12/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lúc đó là bà Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo: “Các cơ quan trong nước từ trung ương đến địa phương, và đại diện Việt Nam ở ngoại quốc, đã phối hợp với các hãng hàng không thực hiện hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 240.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn”.  

Thành khẩn khai báo và khắc phục hậu quả, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội được đề nghị giảm án -0Trong năm 2021, đã có 69 doanh nghiệp xin thành phố Hà Nội cho phép tổ chức và điều hành trại cách ly công dân Việt Nam về nước từ các “chuyến bay giải cứu”, và người cách ly phải trả chi phí cho doanh nghiệp. Phó Chủ Tịch thành phố Hà Nội là Chử Xuân Dũng đã chấp thuận 66/69 hồ sơ do Sở Y Tế đề nghị.             (Chử Xuân Dũng)                                                                                                

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng chấp nhận cho hai công ty dưới đây tiếp nhận người Việt Nam trở về trên “chuyến bay giải cứu” để cách ly họ: Công Ty Thương Mại Du Lịch Hàng Không An Bình  do Nguyễn Diệu Mơ làm Tổng Giám Đốc. Và Công Ty Vijasun do Đào Minh Dương làm Tổng Giám Đốc. Sau đó, hai công ty này bị Bộ Công An cáo buộc đã trục lợi từ các “chuyến bay giải cứu” và bị bắt với tội “đưa hối lộ”.

Ngày 27/1/2022, Bộ Công An khởi tố các viên chức và cán bộ thuộc 9 bộ, ngành, địa phương, và các doanh nghiệp liên quan, trong số này có 4 viên chức của Cục Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao, với tội danh lợi dụng chức vụ và quyền hạn đã nhận hối lộ.  

Ngày 21/12/2022, Ủy Ban này đề nghị Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư xem xét và thi hành kỷ luật Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Bí Thư Ban Cán Sự Đảng, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.

Vu chuyen bay giai cuu dieu tra giai doan 2: “Cui” tiep tuc vao lo?Ngày 22/12/2022, Bộ Công An bắt Bà Phạm Bích Hằng, Giám Đốc Công Ty Vina Mi Chi, về tội “đưa hối lộ, và bắt Phó Chủ Tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân về tội nhận hối lộ.

Ngày 5/1/2023, Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam bị can Nguyễn Hoàng Linh, cựu cán bộ tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, về tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Sau 11 tháng vụ án “những chuyến bay giải cứu”, đã có 38 người bị khởi tố và bắt tạm giam. Vụ án này đánh dấu một trong những vụ tham nhũng quy mô và phức tạp nhất từ trước tới nay. (tóm lược bản tin trong báo ThanhNiên online ngày 5/1/2023)

Và tiếp tục. 

Sau hơn hai tuần kể từ khi cơ quan An Ninh Điều Tra hoàn tất, Bộ Công An đề nghị truy tố các bị can trong đại án “những chuyến bay giải cứu”.  

Ngày 19/4/2023, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành cáo trạng truy tố 54 bị can về các tội “đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối hộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong số 54 bị can, có 18 bị can về tội “nhận hối lộ” mà  theo điểm a, Khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình.

Cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân kết luận: “Khi dịch Covid 19 bùng phát và diễn biến phức tạp, văn phòng chánh phủ được lệnh tổ chức các chuyến bay để đưa công dân Việt Nam bị kẹt lại ngoại quốc về nước. Ngay sau đó, văn phòng chánh phủ phối hợp với các bộ, ngành, và địa phương, thực hiện việc cấp phép các chuyến bay, cũng như cấp phép cho các công ty thực hiện việc cách ly khi người dân về đến”. 

“Trong thời gian thực hiện từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, có:

– 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, đã nhận hối lộ 164 tỷ 868 triệu 277 ngàn 300 đồng.

23 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ 226 tỷ 786 triệu 881 ngàn 380 đồng. 

– 6 cá nhân môi giới hối lộ 74 tỷ 454 triệu 078 ngàn đồng, và lừa đảo chiếm đoạt số tiến 24 tỷ 549 triệu 312 ngàn đồng”.

Câu cuối cùng của cáo trạng: “Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid 19 căng thẳng. Các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định thực hiện những chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam kẹt lại ngoại quốc để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế bị giảm sút”. (tóm lược bản tin trong báo NgườiLaoĐộng online ngày 8/7/2023)

“Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, hơn 600 chuyến bay giải cứu do nhà nước thực hiện thì người dân chỉ trả tiền vé phi cơ, trong khi 372 chuyến bay combo do 20 doanh nghiệp được phép thực hiện, thì họ tự ý nâng giá vé và cộng thêm nhiều chi phí khác với người dân trở về nước giữa đại dịch. (trích bản tin của Phạm Dự và Thanh Lam ngày 10/7/2023)

Tòa án Hà Nội xét xử vụ án “những chuyến bay giải cứu” 

Tòa án bắt đầu ngày 11/7/2023, dự trù kéo dài khoảng một tháng, và do Thẩm Phán Vũ Quang Huy Chủ Tọa. Với bản cáo trạng dài 102 trang, có 54 bị can do 105 Luật Sư bào chữa.  

Phiên tòa ngày 11/7/2023.  

Bị cáo Đào Minh Dương, Giám Đốc Công Ty Vijasun. Theo cáo trạng, từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, bị cáo Dương đưa hối lộ 8 lần với tổng số tiền hơn 3 tỷ 500 triệu đồng.

Bị cáo Dương khai rằng: “Tôi nộp hồ sơ tại Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An, Bộ Y Tế, và Bộ Giao Thông Vận Tải, để được cấp phép tổ chức 17 chuyến bay đón công dân Việt Nam từ ngoại quốc về nước”.  

Chủ Tọa hỏi: “Bị can có đưa tiền hối lộ cho ai không?” 

Bị cáo Dương: “Có. Vì tôi bị ép phải đưa cho cán bộ Vũ Anh Tuấn thuộc Bộ Công An, và Phạm Trung Kiên thuộc Bộ Y Tế”.                                                                                        

Chủ Tọa hỏi: “Tại sao bị can đưa hội lộ cho Phạm Trung Kiên?”

Những ai bị đề nghị điều tra trong giai đoạn hai vụ án “chuyến bay giải cứu”? -0Bị cáo Dương: “Muốn tổ chức chuyến bay, tôi phải nộp 150 triệu mới được cấp phép. Tôi bị ép buộc từ Bà Nguyễn Thị Hương Lan/Bộ Ngoại Giao, và bên Bộ Giao Thông Vận Tải, vì mỗi lần thuê phi cơ phải từ 6 tỷ đến 9 tỷ đồng một chuyến, và phải đặt cọc trước 30 ngày, trong khi tôi chỉ được cấp phép một ngày trước. Vì vậy tôi phải đưa hối lộ trước  cho ông Kiên -theo lời dặn của Bà Hương Lan- để có giấy phép sớm. Lẽ ra, Cục Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao phải bảo vệ công dân, nhưng lại hành hạ công dân”.               (Phạm Trung Kiên)                              

Vẫn bị cáo Dương: “Với 17 chuyến bay giải cứu, tôi đã đưa hối lộ cho bà Hương Lan ngang qua ông Kiên  số tiền là 1 tỷ 100 triệu đồng, và ngang qua ông Tuấn số tiền là 1 tỷ 600 triệu đồng. Tôi cố trốn tránh nhiều lần nhưng vẫn bị ép buộc, nếu không đưa thì không được cấp phép. 

Chưa hết. Khi tổ chức chuyến bay đón công dân Việt Nam ở Angola về nước, tôi phải liên lạc với Đại Sứ Việt Nam tại Angola là Vũ Ngọc Minh, và nhận 3 điều kiện: Một là, tôi phải đưa danh sách những người muốn về Việt Nam cho ông Minh xem. Hai là, ông Minh đồng ý người nào thì người đó mới mua được vé phi cơ. Ba là, mỗi người được ông Minh chấp thuận, tôi phải hối lộ ông Minh 3 triệu đồng. Tổng cộng, tôi hối lộ ông Minh  864 triệu đồng”.  

Bị cáo Dương với lời khai cuối cùng: “Tôi đã nộp cho cơ quan điều tra 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả”.

Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục Trưởng Cục Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao, với quyền cấp phép cho các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu. Theo cáo trạng, từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, bị cáo đã 32 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.

Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan mới khắc phục 1,2 tỷ trong tổng 25 tỷ đồng nhận hối lộ. Ảnh: Ngọc ThànhBị cáo chỉ lựa chọn các doanh nghiệp do cấp trên chỉ định xuống, do người thân quen nhờ, đã chi tiền trước hoặc hứa hẹn sẽ chi tiền để đưa vào danh sách cấp phép chuyến bay. Bị cáo còn hướng dẫn các doanh nghiệp mướn nhiều pháp nhân khác nhau để được cấp nhiều chuyến bay mà không bị chú ý là doanh nghiệp được bị cáo ưu tiên.

                                                                     (Nguyễn Thị Hương Lan)                                                                                                                                      

Đối với các doanh nghiệp chưa tiếp xúc thỏa thuận hối lộ, sẽ bị gây khó dễ và chỉ cho thực hiện chuyến đầu tiên, những chuyến bay tiếp theo phải thỏa thuận và đưa hối lộ trước mới được cấp phép. (tóm lược bài của Tuyến Phan và Trần Cường trong báo ThanhNiên online ngày 11/7/2023)

Phiên tòa ngày 12/7/2023. 

Bị cáo Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao, được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Y Tế, và Bộ Giao Thông Vận Tải, để thực hiện kế hoạch của chánh phủ đưa công dân Việt Nam về nước an toàn. .

Về cấp phép các chuyến bay, bị cáo Dũng khai rằng: “Tôi phân công cho Cục Lãnh Sự, tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp và cứu xét doanh nghiệp nào có khả năng thực hiện chuyến bay giải cứu, và trình lên tôi. Tôi xem xét, và chuyển đến Tổ Công Tác của 5 Bộ, rồi trình lên chánh phủ. Nhưng sau đó thì chánh phủ trao quyền quyết định cấp phép cho Tổ Công Tác…”                                                                        .                                                                   (Tô Anh Dũng, hình giữa)                                                                                                            

Bị cáo Dũng nhìn nhận: “Đúng là tôi đã lần lượt tiếp 13 đại diện doanh nghiệp. Nhưng tôi nghĩ rằng, bản thân tôi không chủ động, mà chính các doanh nghiệp vì công việc mà đến gặp tôi, và vì trách nhiệm nên tôi tiếp họ để lắng nghe có vướng mắc gì không, cũng là dịp tôi hỏi thăm họ về năng lực, chớ tôi không ra điều kiện hay yêu cầu gì. Sau khi họ được cấp phép và thực hiện xong các chuyến bay, họ gởi quà để cám ơn tôi. Tôi khẳng định, là tôi không đòi hỏi hay mưu đồ gì khi giúp họ. Tôi nhìn nhận đã nhận tổng cộng là 21 tỷ 500 triệu đồng.  

Vẫn lời khai của bị cáo Dũng: “Đến bây giờ, bản thân đã nhận thức là mình sai phạm, còn thời điểm xảy ra vụ án mình nghĩ rằng, bản thân không dám làm bất cứ điều gì sai chính sách hay lợi dụng, bàn bạc để gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp các doanh nghiệp, bản thân cũng không đòi hỏi gì. Doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong thì đến báo cáo kết quả, tôi lắng nghe để rút kinh nghiệm. Đúng là tôi có nhận quà nhưng không mở ra xem, chỉ nhận thức đó là quà doanh nghiệp cảm ơn. Giờ đây, bản thân tôi trót vi phạm luật, xin thành khẩn nhận tội và rất ăn năn, hối lỗi”.

Lời khai cuối cùng của  bị cáo Dũng:  “Gia đình tôi đã nộp cơ quan điều tra khoảng 17 tỷ đồng. Tôi xin lỗi nhân dân, đảng, nhà nước, và Bộ Ngoại Giao” (vừa nói vừa khóc). (tóm lược bài của Tuyến Phan và Trần Cường trong báo ThanhNiên online ngày 12/7/2023)

Phiên tòa ngày 13/7/2023.

Phiên tòa hôm nay trở lại với bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, Cục Trưởng Cục Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao, và bị cáo thừa nhận hành vi nhận hối lộ đúng theo cáo trạng.

Bị cáo Hương Lan khai rằng: “Quyền cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước thuộc Phòng Bảo Vệ Công Dân của Cục Lãnh Sự. Theo qui định, hồ sơ của các doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay được gửi đến Phòng Bảo Vệ Công Dân. Phòng này lập danh sách tổng hợp, và đề nghị doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, trước khi trình lên Cục Phó Cục Lãnh Sự.

“Đỗ Hoàng Tùng -Cục Phó Cục Lãnh sự- xem trước và hoàn chỉnh trước khi trình lên Cục Trưởng để  duyệt lại trước khi trình Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tô Anh Dũng. Tiêu chuẩn chọn doanh nghiệp cấp phép chuyến bay là doanh nghiệp phải bảo đảm từ A đền Z khi thực hiện chuyến bay đón công dân về nước.

Bị cáo Hương Lan nhìn nhận: “Trong thời gian thi hành nhiệm vụ, tôi có gặp và nhận quà nhận tiền của  một số doanh nghiệp. Dù tôi không nhớ rõ, nhưng tôi rất tin tưởng vào cơ quan điều tra, tin tưởng vào nội dung cáo trạng….”.

Tại phiên tòa hôm nay -13/7/2023- bị cáo Hương Lan khai rằng: “Tôi đã 33 lần nhận hối lộ với tổng số tiền là hơn 25 tỷ đồng của 8 công ty, là: “Công ty An Bình, ATA, Nhật Minh, MasterLife, Vitrato, Bluesky, Lữ Hành Việt, và công ty Thuận An. Tôi nhìn nhận sai phạm, vì tôi số nhận tiền này mà các doanh nghiệp tăng giá các chuyến bay, gây thiệt hại cho công dân, đồng thời làm mất uy tín của nhà nước. Tôi gởi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà Nước, Cơ Quan, và Công Dân, vì những sai phạm của tôi”.   

Ngày 17/4/2023, gia đình bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan đã nộp 900 triệu đồng cho cơ quan điều tra.  (tóm lược bài của Kim Anh thuộc Thông Tấn Xã Việt Cộng ngày 13/7/2023)

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng trong phiên xét xử ngày 14/7. Ảnh: Ngọc ThànhPhiên tòa ngày 14/7/2023.

Bị can Hoàng Văn Hưng, Trưởng Phòng Điều Tra/Bộ Công An, là điều tra viên chính của vụ án “chuyến bay giải cứu”, trả lời câu hỏi của Luật Sư, rằng:                                          (Hoàng Văn Hưng, áo đen bên trái)                                                       

“Tôi rất buồn, vì không có động cơ vụ lợi nên sẽ trình bày trung thực hết. Tôi bị cáo buộc cùng Nguyễn Anh Tuấn -Thiếu Tướng, cựu Phó Giám Đốc Công An Hà Nội- nhận 2 triệu 600 ngàn mỹ kim để “chạy án” cho bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám Đốc công ty Bluesky”.                                                                                                                 

Trả lời xong, bị cáo Hưng nhìn thẳng vào Hội Đồng Xét Xử, và ba lần khẳng định: “Tôi bị oan. Kết luận điều tra và truy tố oan cho tôi. Buộc tội tôi mà không có bất cứ chứng minh nào, chỉ dựa vào lời khai một chiều và duy nhất. Lời khai này có nhiều điểm mâu thuẫn, thậm chí là không đúng sự thật mà cơ quan tố tụng không kiểm chứng. Đề nghị Hội Đồng Xét Xử làm rõ mối liên hệ giữa buộc tội với bỏ lọt tội phạm”.

Về các cuộc điện thoại giữa bị cáo Hưng với bị cáo Tuấn, Hưng khai: “Chúng tôi chỉ liên lạc nhau hơn 100 lần, chớ không phải 435 như ghi trong cáo trạng. Viện Kiểm Sát viện dẫn thì phải chính xác chớ không thể tạo thêm bất lợi cho bị cáo.  

Tháng 9/2022, sau 8 tháng điều tra vụ án, ông Hưng bị chuyển sang làm Trưởng Phòng Chính Trị Tiếp Vận/Cục An Ninh Điều Tra, vì bị cáo buộc vẫn liên lạc với bị cáo Tuấn và bị cáo Hằng…. (tóm lược bài của Phạm Dự và Thanh Lam trong VNExpress ngày 14/7/2023)

Bị cáo Trần Việt Thái, Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền tại Malaysia, với bản cáo trạng như sau: 

“Từ tháng 1/2021, chánh phủ Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid 19 tăng nhanh, và yêu cầu các tòa đại sứ phải đưa người nước mình đã mãn hạn tù rời khỏi Malaysia. Tòa đại sứ Việt Cộng tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người Việt Nam đã mãn hạn tù tại Malaysia về nước. Đại sứ Việt Nam ở Malaysia lúc đó là Trần Việt Thái,  ông ra lệnh các cán bộ của tòa đại sứ phải thu những khoản tiền sau đây:            (Trần Việt Thái)                                                                                                                                                                                    

– Những người mãn hạn tù, phải nộp 20 triệu 300 ngàn đồng. 

– Những người ở các đảo cách xa thủ đô Kuala Lumpur, phải nộp thêm từ 30 đến 35 triệu đồng. 

– Những người không có sổ Thông Hành, phải nộp thêm 4 triệu 600 ngàn đồng. 

1.891 người này đều là người bị tù, nghèo khổ. Họ là những ngư phủ bị Cảnh Sát Malaysia bắt giam, là những người lao động lén lút, là những cô gái sang Malaysia bằng đường du lịch rồi hành nghề mãi dâm. Chính xác, họ là những người quá khốn khổ, nên mưu sinh bất hợp pháp trên đất nước Malaysia. Vậy mà, ông Đại Sứ nỡ lòng nào bóp cổ thu tiền những nạn nhân như thế. Quá tàn nhẫn, quá nhẫn tâm, quá ác độc. Đúng là một lũ khốn nạn. Đồng tiền che mất lương tâm và trách nhiệm. Tội lỗi đó phải bị trừng trị đích đáng bằng khung hình phạt cao nhất. (tóm lược bài của Đỗ Duy Ngọc trong e-mail batkhuat via NướcViệt ngày 14/7/2023)

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án chuyến bay giải cứu, cuối ngày 14/7/2023 thì phiên tòa kết thúc phần xét hỏi, và sẽ tranh luận từ ngày 17/7/2023. (tóm lược bài của Lê Mạnh Quốc trong tạp chí điện tử NgườiĐưaTin ngày 15/7/2023) 

Vụ án “những chuyến bay giải cứu”, sau 4 ngày với khoảng 200 lượt thẩm vấn 54 bị cáo, hầu hết các bị cáo gốc viên chức nhà nước nhận hối lộ đều khai là họ “không đòi”, trong khi bị can gốc doanh nghiệp với thiểu số thì khai là “tự nguyện cám ơn”, còn đa số thì khai “bị ép buộc phải đưa hối lộ”. Viện Kiểm Sát khẳng định vụ án có “515 lần đưa và nhận hối lộ” với tổng số tiền là 165 tỷ đồng -cứ trung bình mỗi lần đưa và nhận hối lộ là 320 triệu đồng- Điều này nói lên “một dạng luật ngầm” đã được các viên chức “thông minh” và có quyền lực tạo nên. (tóm lược bài trong báo PhápLuật điện tử ngày 16/7/2023)

Phiên tòa ngày 17/7/2023. (ngày giờ Việt Nam)

Buổi sáng, tạm dừng trong hai tiếng đồng hồ để các bị cáo xuất trình chứng từ đã nộp tiền “khắc phục hậu quả”. Sự kiện này giống như “bên đưa tiền” là các bị cáo xin nhẹ tội, và “bên nhận tiền” là Viện Kiểm Sát sẽ giảm tội. Đây cũng là cách đưa và nhận hối lộ, nhưng công khai.

Sau đó, Viện Kiểm Sát trình bày bản luận tội và đề nghị mức án của các bị cáo (thay thế bản đề nghị mức án ngày 19/4/2023), như sau:

Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ, đề nghị mức án: 

1. Phạm Trung Kiên, nguyên Thư Ký Thứ Trưởng Bộ Y Tế, nhận hối lộ 42 tỷ: Tử hình.

2. Vũ Anh Tuấn, cựu Phó Trưởng Phòng Tham Mưu/Bộ Công An, nhận hối lộ 17 tỷ: 19-20 năm tù. 

3. Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục Trưởng Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao, nhận hối lộ 25 tỷ: 18-19 năm tù.

4. Tô Anh Dũng, nguyên Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, nhận hối lộ 21 tỷ: 12-13 năm tù.

5. Đỗ Hoàng Tùng, cựu phó Cục Lãnh Sự/Bộ Ngoại Giao, nhận hối lộ 12 tỷ: 9-10 năm tù.

6. Vũ Sĩ Cường, cựu cán bộ Cục xuất nhập cảnh/Bộ Công An, nhận hối lộ 9 tỳ: 8-9 năm tù. 

7. Trần Văn Dự, Cục Phó Cục xuất nhập cảnh/Bộ Công An, nhận hối lộ 7 tỷ: 9-10 năm tù.

8. Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ Tịch tỉnh Quảng Nam,nhận hối lộ 5 tỷ: 8-9 năm tù. 

9. Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ Lý Phó Thủ Tướng, nhận hối lộ 4 tỷ: 7-8 năm tù.

10. Nguyễn Tiến Thân, cựu nhân viên Vụ bang giao quốc tế/văn phòng CP, nhận hối lộ 3 tỷ 6: 6-7 năm tù.  

11. Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ Trưởng bang giao quốc tế/văn phòng CP, nhận hối lộ 3 tỷ 6: 7-8 năm tù.

12. Nguyễn Mai Anh, cựu chuyên viên Vụ bang giao quốc tế/văn phòng CP, nhận hối lộ 3 tỷ: 6-7 năm tù. 

13. Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng Lãnh Sự VN tại Nhật Bản, nhận hối lộ 2 tỷ: 5-6 năm tù.

14. Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ Tịch thành phố Hà Nội, nhận hối lô 2 tỷ: 4-5 năm tù.

15. Vũ Hồng Quang, cựu phó phòng vận tải/ ục hàng không VN, nhận hối lộ 2 tỷ: 5-6 năm tù.

16. Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nhận hối lộ 1 tỷ 800 triệu: 8-9 năm tù.

17. Lê Tuấn Anh, cựu chánh văn phòng Cục Lãnh Sự, nhận hối lộ 1 tỷ 8: 4-5 năm tù.

18. Ngô Quang Tuấn, cựu chuyên viên Bộ Giao Thông VT, nhận hối lộ 1 tỷ 800 triệu: 5-6 năm tù. 

19. Lý Tiến Hùng, cưu bí thư tòa đại sứ VN tại Nga, nhận hối lộ 400 triệu đồng: 2-3 năm tù. 

20. Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Angola, nhận hối Iộ 864 triệu đồng: 3-4 năm tù.

21. Lưu Tuấn Dũng, cựu phó phòng/Cục Lãnh Sự.Bộ NG, nhận hối lộ 500 triệu đồng: 2-3- năm tù.

Đối với nhóm bị cáo đưa hối lộ, đề nghị mức án: 

22. Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám Đốc công ty Blue Sky, đưa hối lộ 100 tỳ: 10-11 năm tù.

23. Lê Hồng Sơn, Tổng Giám Đốc công ty Blue Sky, đưa hối lộ 100 tỷ đồng:  11-12 năm tù.

24. Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám Đốc công ty thương mại du lịch An Bình, đưa hối lộ 34 tỷ: 8-9 năm tù.

25. Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Giám Đốc công ty du lịch Lữ Hành Việt, đưa hối lộ 28 tỷ:  7-8 năm tù.

26. Vũ Thùy Dương, Giám Đốc công ty Lữ Hành Việt, đưa hối lộ 24 tỷ đồng: 2-3 năm tù. 

27. Hoàng Anh Kiếm, Tổng Giám Đốc công ty Blue Sky, đưa hối lộ 22 tỷ 800 triệu: 6-7 năm tù. 

28. Nguyễn Thị Tường Vy, Giám Đốc công ty ATA Vitệ Nam, đưa hối lộ 12 tỷ đồng: 6-8 năm tù. 

29. Võ Thị Hồng, Giám Đốc công ty Minh Ngọc, đưa hối lộ 11 tỷ đồng: 5-6 năm tù.

30. Lê Văn Nghĩa, Giám Đốc công ty Nhật Minh, đưa hối lộ 9 tỷ 500 triệu: 4-5 năm tù.

31.Trần Thị Mai Xa, Giám Đốc công ty Masterlife, đưa hối lộ 8 tỷ đổng: 4-5 năm tù.

32. Lê Thị Ngọc Anh, cựu cán bộ trung ương đảng, đưa hối lộ 7 tỷ 600 triệu đồng: 4-5 năm tù.

33. Nguyễn Thị Hiền, Giám Đốc công ty Minh Ngọc, đưa hối lộ 4 tỷ 100 triệu đồng: 3-4 năm tù.  

34. Đào Minh Dương, Giám Đốc công ty Vijasun, đưa hối lộ 3 tỷ 500 triệu đồng: 3-4 năm tù. 

35. Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám Đốc công ty G19 Việt Nam, đưa hối lộ 3 tỷ đồng: 3-4 năm tù.

36, Phan Thị Mai, Giám Đốc công ty Sang Trọng, đưa hối lộ 2 tỷ 300 triệu đồng: 2-3 năm tù.

37. Vũ Minh Thắng, Phó Giám Đốc công ty Thuận An, đưa hối lộ 2 tỷ đồng: 2-3 năm tù. 

38. Nguyễn Thế Dũng, Giám Đốc công ty Sang Trọng, đưa hối lộ 1 tỷ 600 triệu: 2-3 năm tù. 

39. Trần Hồng Hà, Giám Đốc công ty Sao Việt, đưa hối lộ 1 tỷ 600 triệu đồng: 14-16 tháng tù.

40. Phạm Bích Hằng,Phó Giám Đốc công ty du lịch Quốc Tế, hối lộ 1 tỷ 200 triệu: 2-3 năm tù.  

41. Trần Tiến, Giám Đốc tông ty Phi, đưa hối lộ 600 triệu đồng: 18-24 tháng tù.

42. Phạm Bá Sơn, nhân viên công ty Xây Dựng Thái Hòa, đưa hối lộ 520 triệu: 18-20 tháng tù.

43. Tào Đức Hiệp, Giám Đốc công đoàn đường sắt, đưa hối lộ 485 triệu đồng: 18-20 tháng tù. 

44. Đào Thị Chung Thủy, Phó Giám Đốc công ty du lịch Quốc Tế, hối lộ 437 triệu: 12-18 tháng tù treo. 

Đối với nhóm bị cáo môi giới hối lộ, đề nghị mức án: 

45. Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám Đốc Công An Hà Nội, 61 tỷ 600 triệu: 6-7 năm tù;

46. Trần Quốc Tuấn, Giám Đốc công ty thương mại và du lịch, 7 tỷ 400 triệu: 2-3 năm tù.

47. Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên kiểm soát bệnh/Bộ Y Tế, 3 tỷ 300 triệu: 3-4 năm tù.

48. Phạm Thị Kim Ngân, phòng trị sự tạp chí thanh tra chánh phủ, 2 tỷ đồng: 2-3 năm tù.                                                                                                       

Đối với nhóm bị cáo lợi dụng chức vụ & quyền hạn, đề nghị mức án:

49. Trần Việt Thái, cựu Đại Sứ Việt Nam tại Malaysia, 5-6 năm tù.

50. Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên cán bộ tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, 4-5 năm tù.

51. Nguyễn Hoàng Linh, nguyên cán bộ tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, 4-5 năm tù.

52. Đặng Minh Phương, nguyên kế toán tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, 2-3 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 

53. Hoàng Văn Hưng, cựu cán bộ diều tra/Bộ Công An, 18 800 triệu: 19 – 20 năm tù.

54. Trần Minh Tuấn, Giám Đốc công ty Xây dựng Thái Hòa, 5 tỷ 700 triệu: 15- 17 năm tù. 

(tóm lược bản tin của Hải Nam và Nguyễn Hải trong báo DânTrí online ngày 21/7/2023) 

Phiên tòa ngày 18-19-20/7/2023.                                                           

Bị cáo cựu Thiếu Tướng Nguyễn Anh Tuấn -Phó Giám Đốc Công An Hà Nội- tự bào chữa: “Tôi không được hưởng lợi, nhưng phải nộp 1 triệu 800 ngàn mỹ kim để “khắc phục hậu quả”. Ngu thì ráng chịu”.                

Bị cáo Trần Văn Dự -Cục phó Cục quản trị xuất nhập cảnh/Bộ Công An- tự bào chữa xong, gởi lời nhắn vợ chuẩn bị 3 tỷ để “đi nghỉ dưỡng rồi sẽ về”.                                                                                                                                         

Cựu Cục phó A08 nhắn vợ chuẩn bị 3 tỉ để 'đi nghỉ dưỡng rồi sẽ về' - Ảnh 2.Bị cáo Nguyễn Hồng Hà -cựu Tổng Lãnh Sự Việt Cộng tại Osaka (Nhật Bản), vừa khóc vừa nói: “…Tôi là con duy nhất trong gia đình có bố là liệt sĩ trong Nam năm 1964, còn mẹ mất khi tôi đang bị tạm giam. Tôi mong được miễn hình phạt để có thể về thực hiện đạo làm con”. (Nguyễn Hồng Hà)                                                                  

Bị cáo Trần Thị Mai Xa tự bào chữa tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANHBị cáo Trần Thị Mai Xa, Giám Đốc công dy Masterlife, gần như vừa khóc vừa khai: “Hồ sơ tổ chức chuyến bay tôi trình cho Vũ Sĩ Cường/Bộ Công An. Sau đó Vũ Sĩ Cường bảo tôi nên làm theo “cơ chế cám ơn” để được cấp phép nhanh. Tôi nghĩ là tôi đang làm điều tốt, nhưng bị từ chối. Vậy là họ đòi tiền hối lộ mà nói là “cám ơn”, và tôi phải đi xoay tiền ….”.  (tóm lược bản tin của Thân Hoàng trên báo TuổiTrẻ ngày 20/7/023).                                                                 (Trần Thị Mai Xa)

Đứng trước Hội Đồng Xét Xử, gần như các bị cáo là cán bộ viên chức đảng và nhà nước đều cho rằng mình làm việc tốt, hết lòng vì dân, nhất là trong công tác chống dịch Covid 19 rất thành công,nhưng không ngờ lại phạm tội. Các bị cáo nói không thuyết phục, bởi vì làm những việc được giao trong thời điểm chống dịch là nhiệm vụ của các cán bộ, viên chức, tùy theo vị trí công tác của mình. Khi nhận nhiệm vụ thì phải hoàn thành, đó là chuyện bình thường. Cán bộ không thể lấy việc mình hoàn thành nhiệm vụ để xem đó là công lao, để xin giảm án trong vụ hối lộ chuyến bay giải cứu.  Nếu cán bộ và viên chứ cthực hiện chuyến bay giải cứu chỉ vì công việc và một lòng vì dân, thì làm gì có đại án này.”.(tóm lược bản tin của Lê Thanh Phong trên báo LaoĐộng ngày 19/7/2023)1

Phiên tòa ngày 21 và 22/7/2023.

Đại diện Viện Kiểm Sát tranh luận với các Luật Sư bào chữa cho các bị cáo. Đáng kể nhất là theo cáo trạng thì Hoàng Văn Hưng nhận vali đựng 450.000 mỹ kim, nhưng Hưng luôn phủ nhận, dù Viện Kiểm Sát chiếu lại đoạn caméra thu hình lúc Hưng nhận vali đó. 

Thẩm Phán Vũ Quang Huy -Chủ Tọa phiên tòa- thông báo kết thúc phần tranh luận. Trước khi nghị án, cho các bị cáo được nói lời sau cùng. 

Hầu hết các bị cáo khi nói lời sau cùng đều thừa nhận sai phạm, và khóc nức nở khi nhắc đến cha già mẹ yếu con thơ, mong Hội Đồng Xét Xử mở lượng khoan hồng, cho các bị cáo được hưởng mức án thấp nhất để sớm trở về với gia đình, tiếp tục là công dân có ích cho xã hội (!) 

Viện Kiểm Sát đề nghị giảm bớt mức án cho một số bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả. (tóm lược bản tin trên báo Công An Nhân Dân ngày 21/7/2023)

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng -Phó Tổng Giám Đốc công ty Blue Sky- vừa khóc vừa nói: “Mong được hưởng mức án thấp nhất, để khuyến khích người muốn ra tự thú được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Chính tôi đã đưa Thiếu Tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám Đốc Công An Hà Nội vào vòng lao lý, vì vậy mà tôi xin giảm án cho anh ấy, và nếu được, tôi xin Hội Đồng Xét Xử cộng những ngày tháng bị án tù  của anh Tuấn vào bản án của tôi, để anh ấy được về chăm sóc mẹ già đang bệnh”. .

Bị cáo Lê Hồng Sơn -Tổng Giám Đốc công ty Blue Sky- phân trần: “Kể từ ngày khởi tố vụ án đến nay đã hơn 500 ngày, ngày nào tôi cũng dằn vặt, vì tôi vừa là bị cáo, vừa là người bị hại, và là nạn nhân của “cơ chế xin cho và văn hóa phong bì”. (tóm lược bài của Thân Hoàng trên báo TuổiTrẻ online ngày 22/7/2023)

Chiều ngày 22/07/2023, Hội Đồng Xét Xử tuyên bố: “Vụ án “chuyến bay giải cứu” có tính chất phức tạp, nên nghị án sẽ kéo dài và sẽ tuyên án vào lúc 2 giờ chiều ngày 28/7/2023. (Tóm lược bản tin của Võ Nam VOV.vn ngày 22/7/2023)

Ngày 25/7/2023, trong khi nghị án, Hội Đồng Xét Xử nhận đn của 71 cán bộ vài giáo viên trường trung học Lê Lợi, Hà Nội, xin giảm án cho bị cáo Chử Xuân Dũng -Phó Chủ Tịch Hà Nội- với lý do bị cáo có công ngành giáo dục. (trích trong bài của Danh Trọng trong báo TuổiTrẻ online ngày 25/7/2023)

Phiên tòa ngày 28/7/2023, tuyên án như sau: 

Tù chung thân: Nguyễn Thị Hương Lan. Hoàng Văn Hưng. Phạm Trung Kiên. Vũ Anh Tuấn.

54 bị cáo nghe tuyên án trong chiều 28/7. Ảnh: Xuân Hoa18 năm tù giam: Trần Minh Tuấn. 

16 năm tù giam: Tô Anh Dũng. 

12 năm tù giam: Đỗ Hoàng Tùng.                          (bị cáo nghe tuyên án) 

11 năm tù giam: Nguyễn Thị Thanh Hằng. 

10 năm tù giam: Lê Hồng Sơn. 

9 năm tù giam: Vũ Sỹ Cường. 

7 năm tù giam: Nguyễn Quang Linh. Trần Văn Dự. Hoàng Diệu Mơ. Nguyến Tiến Mạnh.

6 năm tù giam: Trần Văn Tân. Nguyễn Thanh Hải. Nguyễn Mai Anh. Hoàng Anh Kiếm.

5 năm tù giam: Nguyễn Anh Tuấn. Nguyễn Tiến Thân. 

4 năm tù giam: Nguyễn Hồng Hà. Vũ Hồng Quang. Ngô Quang Tuấn. Nguyẽn Thị Tường Vy. Võ Thị Hồng. Trần Việt Thái.  

3 năm tù giam: Chử Xuân Dũng. Lê Văn Nghĩa. Trần Thị Mai Xa. Lê Thị Ngọc Anh. Trần Quốc Tuấn. Riêng Lê Tuấn Anh 3 năm 6 tháng.  

30 tháng tù giam: Vũ Hồng Nam. Vũ Ngọc Minh. Lý Tiến Hùng. Nguyễn Thị Hiền. Nguyễn Lê Ngọc Anh. Nguyễn Hoàng Linh. Bùi Huy Hoàng. 

18 tháng tù giam: Lưu Tuấn Dũng. Đặng Minh Phương.   

15 tháng tù giam: Phạm Thị Kim Ngân.

Tù treo từ 30 tháng đến 3 năm: Đào Minh Dương. Vũ Thùy Dương. Nguyễn Thị Dung Hạnh. Phan Thị Mai. Vũ Minh Thắng. Nguyễn Thế Dũng. Trần Hồng Hà. Phạm Bích Hằng. Trần Tiến. Phạm Bá Sơn. Tào Đức Hiệp. Đào Thị Chung Thủy.                                                                         

21 bị cáo là cán bộ viên chức nhận hối lộ, mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng vào công quỹ.

Người dân đã mua vé của các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay Combo, tòa dành quyền cho các công dân đó trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp giải quyết quyền lợi theo luật pháp, vì Hội Đồng Xét Xử không có đủ tài liệu.  (trích trong bài của Phạm Dự & Thanh Lam trong VNExpress ngày 28/7/2023)

Nhận định.

Tôi ghi lại đây một số trường hợp điển hình giúp Các Anh có nét nhìn rõ hơn về Việt Nam thời “đỉnh cao trí tuệ cộng sản” lãnh đạo, đã “đạt được rất nhiều hạng nhất” -nhưng là hạng nhất về xấu xa tồi tệ– vì bản chất của đảng cộng sản là độc tài + gian trá + tham nhũng + tự cao. Còn nữa, bất cứ tổ chức nào của nhà nước cũng kèm theo hai chữ “Nhân Dân” -ngoại trừ Ngân Hàng Nhà Nước- vậy mà lãnh đạo đảng chỉ ưu đãi Công An “Nhân Dân” với Quân Đội “Nhân Dân” để họ lo bảo vệ đảng, trong khi Ban Tuyên Giáo ra lệnh cho “công cụ truyền thông sắc bén” là toàn bộ 816 cơ quan báo chí và 72 cơ quan truyền thanh truyền hình phải bảo vệ đảng, còn tổ quốc với nhân dân không có nghĩa gì đối với họ:  

Tại Germany, chỉ có 84.000 công dân Việt Nam sống ở đó, nhưng hằng năm đạt kỷ lục hơn 1.000 tội phạm ăn cắp. Tại Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Malaysia, … chỉ có tấm bản duy nhất trong các siêu thị viết bằng tiếng Việt (và tiếng địa phương) “coi chừng người Việt Nam ăn cắp”. Tại Pháp, cơ quan tư pháp xếp Việt Nam vào hạng nhất về mua bán vận chuyển ma túy bất hợp pháp.   

Trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam thời cộng sản là quốc gia duy nhất đã cướp phần lãnh thổ có dạng hình cong chữ S trên mặt địa cầu, và người dân mất quyền làm chủ mà chỉ được sử dụng đất, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể bị thu hồi.

Tại Việt Nam: Chỉ hơn 90 triệu dân mà đạt kỷ lục với  20.000 tiến sĩ, và “rất hãnh diện” vì không cần bằng sáng chế nào, vì các sản phẩm do các tập đoàn ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sản xuất. Chiếc áo dài dài 200 thước, đòn bánh tét nặng hơn 100 kí lô, tô phở lớn đến mức ngàn người ăn, chả giò Hà Tỉnh lớn và dài kinh khủng, chỉ để phô trương Việt Nam hạng nhất. Chính sách giáo dục hàng đầu thế giới về dối trá, tạo nên một xã hội sống với nhau bằng dối trá chưa từng có trong dòng lịch sử Việt Nam. Trường công được miễn phí, nhưng đầu năm học bắt buộc phải đóng quá nhiều thứ phí. Lại phải mua bộ sách giáo khoa cùng với sách tham khảo với giá quá cao. Bệnh viện công cũng miễn phí, nhưng từ ghi tên khám bệnh, đến khám bệnh, thử bệnh, trị bệnh, đều phải có “phong bì”, và đó là một nếp trong văn hoá xã hội chủ nghĩa ngày nay…. Trong Luật Hình Sự, với những dòng chữ mơ hồ, để Công An muốn bắt ai thì họ giải thích những dòng chữ đó theo cách gian trá mà họ muốn để bắt người, nhất là những người bảo vệ Quyền Căn Bản của người dân bị ghép vào tội phạm chính trị nhưng lồng trong luật hình sự. Cơ quan nhà nước là “đầy tớ của dân”, nhưng khi dân có việc đến cơ quan nhà nước mà không có “phong bì” thì chờ đợi lâu nhất cũng chưa chắc được tiếp…v..v… 

Vì vậy mà người dân Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, và cả người dân của xã hội chủ nghĩa, đã vượt lên sự chết đi tìm sự sống trong giai đoạn 1976-1995, đã có 839.200 người đến bến bờ tự do, và khoảng 400.000 người mất xác trên biển! Từ sau giai đoạn đó đến nay -2023- người dân xã hội chủ nghĩa vẫn rời khỏi Việt Nam bằng những cách khác nhau, nhất là hàng lãnh đạo Việt Cộng mua nhà cao cửa rộng ở Mỹ và trả tiền mặt, vừa cho con đi học, vừa chuẩn bị để khi người dân nỗi dậy thì họ nhanh chân chạy qua Mỹ -dù họ gọi Mỹ là quốc gia đang giãy chết- để khỏi bị dân giết, mà được hưởng thụ khối tài sản do ăn cắp ăn cướp của dân của nước.         

Với vụ án ”những chuyến bay giải cứu” này, tôi tin là vụ án lớn nhất Đông Nam Á: “Trong số 54 bị cáo có gần một nửa là cán bộ và viên chức cao cấp, thuộc các Bộ quan trọng nhất, nhưng lại tỏ ra khờ nhất vì nhận hối lộ tiền tỷ mới cấp phép mà nói là quà tặng, và khi ra tòa thì khóc nhiều nhất. Trong khi người bị hại đông nhất với con số 240.000 người đang khốn khổ vì số nợ vay muợn để mua vé chuyến bay giải cứu lại bị “cắt cổ với giá quá cao”, trong số đó có 1.891 người vừa mãn hạn tù là nghèo khổ nhất mà bị bóc lột nặng nhất.  Ép buộc các công ty hối lộ, các công ty phải bán giá vé “cắt cổ” khách hàng trên những chuyến bay giải cứu, khi ra tòa lại nói đến nhân cách, đúng là nhân cách Việt Cộng.  

Theo thống kê đến ngày 18/7/2023, 54 bị cáo đã nộp số tiền cao nhất dưới cái tên nghe lạ nhất là “khắc phục hậu quảvới 120 tỷ đồng và 1.500.000 mỹ kim. 

Với số tiền gọi là “khắc phục hậu quả” để được giảm nhẹ tội phạm, có phải là cách xúi giục các viên chức cứ nhận hối lộ, khi nào bị bắt thì “khắc phục hậu quả” là xong. 

Kết luận. 

Đau lắm phải không Các Anh, vì đó là sự thật về một chế độ độc tài + gian trá + tham nhũng + tự cao. Các Anh hãy suy nghĩ với các góc cạnh đắng cay trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa đối với dân tộc nói chung, đối với tuổi trẻ Việt Nam nói riêng, bị lãnh đạo Việt Cộng gian manh dối trá lừa gạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, tự khắc Các Anh sẽ nhận ra trách nhiệm của người cầm súng bảo vệ đồng bào, bảo vệ tổ quốc, vì tổ quốc với đồng bào là trường tồn, trong khi bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Vì vậy mà ngày nào đảng cộng sản Việt Nam còn tồn tại, thì ngày đó toàn dân Việt Nam -kể cả Các Anh và thân nhân Các Anh-.vẫn bị nhóm lãnh đạo chà đạp Quyền Làm Người. 

Với tôi, trong hoàn cảnh hiện nay, khi lãnh đạo Việt Cộng tự suy yếu, hoặc khi không thể dựa vào Trung Cộng được nữa, thì đó là cơ hội mà Các Anh cùng đồng bào đứng lên giành lại Quyền Làm Người cho Các Anh + cho thân nhân thân quyến Các Anh + và cho toàn thể đồng bào. Bởi, không quốc gia nào hành động thay cho Việt Nam mình đâu Các Anh à, mà họ chỉ sẳn sàng trợ giúp Việt Nam mình thực hiện trách nhiệm cao cả đó. 

Vậy, Các Anh hãy luôn luôn sẳn sàng, khi cơ hội chợt đến là lập tức đứng lên, toàn dân sẽ đứng cạnh Các Anh,  cùng Các Anh làm nên lịch sử bằng cách triệt hạ chế độ cộng sản độc đảng, độc quyền, độc tài, độc đoán, và độc ác nhất suốt dòng lịch sử Việt Nam oai hùng từ khi lập quốc hơn 4.000 năm trước.    

Từ đó, người Việt Nam trong nước và người Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại, cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã “rách loang lỗ” bởi những Hiệp Ước của Việt Cộng giao đất giao biển cho Trung Cộng, xóa tan những “vệt da beo trên da thịt quê hương” mà hiện nay là những làng mạc có công nhân hay quân lính Trung Cộng mà người Việt bị cấm vào. Cùng nhau khôi phục lại nền văn hoá nhân bản và khoa học dù phải trải qua hai ba thế hệ mới thành công, và cùng nhau phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của mình.

Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Muốn được sống trong Tự Do, chính chúng ta phải tranh đấu, vì Tự Do Dân Chủ không phải là quà tặng./. 

      Texas, ngày 29 tháng 7 năm 2023

                                                                               *****

Comments are closed.