Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy lại bị ngăn chận hành lễ – Tuấn Khanh

Thursday, December 22nd, 2022

By thoisu 02 , December 22, 2022 0 Comments

21/12/2022

Chú thích ảnh

Ngày 18 Tháng Mười Hai, nhằm ngày 25 Tháng Mười Một Nhâm Dần là lễ lớn kỷ niệm 103 năm Đức Thầy Huỳnh Phú Số Đản sanh, tín đồ Phật giáo Hòa Hào coi đây là ngày lễ hết sức quan trọng, thế nhưng ở tư gia của các trị sự viên Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy ở An Giang và Đồng Tháp đã bị chính quyền địa phương ngăn chận hành lễ mà không có lý do chính đáng.

Continue Reading »

Thời sự Thứ Tư 21/12/2022: TT Ukraine thăm Hoa Kỳ – Philippines lo Trung Cộng xây đảo tại Trường Sa -Mỹ bồi hoàn nhân viên y tế bị sa thải do quy định chích ngừa Covid-19

Wednesday, December 21st, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Tổng thống Ukraine V. Zelenskyy thăm Mỹ – Bình Phương – 20 tháng 12, 2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1245744446.jpg

Tổng thống Ukraine V. Zelenskyy đến thăm “điểm nóng” là thành phố Bakhmut – nơi quân Nga và quân Ukraine đang đánh nhau ác liệt – hôm 20 tháng Mười Hai, ngay trước khi lên đường đi thăm Hoa Kỳ. Ảnh Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu Agency via Getty Images 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy sẽ đến thăm thủ đô Washington vào ngày mai thứ Tư 21 tháng Mười Hai 2022 trong chuyến đi đầu tiên của ông ra ngoài nước kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu hồi tháng Hai.

Hãng tin AP dẫn nguồn từ hai thành viên Quốc hội và một người quen thuộc với vấn đề này cho biết như trên nhưng đồng thời khẳng định chuyến thăm của ông Zelenskyy, vẫn có thể bị hủy vào phút chót do những lo ngại về an ninh.

Chuyến thăm Washington của ông Zelenskyy dự kiến sẽ bao gồm một bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ và một cuộc gặp Tổng thống Joe Biden. 

Chuyến thăm diễn ra khi các nhà lập pháp Mỹ đang chuẩn bị bỏ phiếu về gói chi tiêu cuối năm, trong đó có khoản chi $45 tỷ hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine. và khi Mỹ chuẩn bị gửi tên lửa đất đối không Patriot đến Ukraine để giúp ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga.

Đợt tài trợ $45 tỷ mới nhất sẽ là khoản viện trợ lớn nhất của Mỹ cho Ukraine, thậm chí vượt yêu cầu khẩn cấp trị giá $37 tỷ mà chính quyền Biden đưa ra.

Trong thư gửi các đồng viện hôm nay thứ Ba 20 tháng Mười Hai, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khuyến khích các nhà lập pháp có mặt trong phiên họp tối mai thứ Tư. 

Ông Zelenskyy đã phát biểu gần như hàng ngày trước quốc hội các nước và các tổ chức quốc tế khác nhau qua video và ông đã cử đệ nhất phu nhân Ukraine đi đến các thủ đô nước ngoài để kêu gọi hỗ trợ.

Hôm thứ Ba, ông Zelenskyy đã thực hiện một chuyến đi táo bạo và nguy hiểm tới thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk, điểm nóng nhất trên tiền tuyến dài 1,300 km (800 dặm) của cuộc chiến Nga-Ukraine. Trong một video do văn phòng của ông công bố về chuyến thăm Bakhmut, ông Zelenskyy đã được trao một lá cờ Ukraine với đề nghị chuyển nó cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

“Các chiến binh đã trao cho tôi lá cờ Ukraine tuyệt đẹp cùng với chữ ký của họ để chúng tôi chuyển đi. Chúng ta đang trong một tình thế không dễ dàng. Kẻ thù đang gia tăng quân đội. Nhân dân ta dũng cảm hơn và cần nhiều vũ khí mạnh hơn. Chúng tôi sẽ chuyển nó từ các chiến binh đến Quốc hội, đến Tổng thống Hoa Kỳ. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của họ, nhưng sự hỗ trợ đó là chưa đủ. Đó là một gợi ý – nó không đủ”, ông Zelenskyy nói trong video.

Mỹ đã cam kết hỗ trợ gần $20 tỷ cho Ukraine từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng Hai 2022, theo số liệu của Bộ Quốc phòng. Mỹ cũng đang cung cấp thông tin tình báo cho các lực lượng Ukraine và giúp Ukraine chống lại các cuộc tấn công mạng cũng như các nỗ lực phá hoại của Nga.

Chuyến thăm của ông Zelenskyy diễn ra vào một thời điểm quan trọng khi Tòa Bạch Ốc chuẩn bị đối mặt với sự thay đổi quyền kiểm soát Hạ Viện. Đảng Cộng hòa, chiếm vị thế đa số của Hạ Viện trong ngày đầu năm tới, đã báo hiệu rằng họ sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn việc viện trợ cho Ukraine. Lãnh đạo Cộng hòa Kevin McCarthy – người có tham vọng làm Chủ tịch Hạ Viện thay bà Pelosi của đảng Dân chủ – đã nói rằng đảng ông sẽ không viết một “tấm séc khống chỉ” cho Ukraine.

Hai ông Biden và Zelenskyy thường xuyên điện đàm để phối hợp công bố các đợt hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Các cuộc trò chuyện chủ yếu diễn ra nồng nhiệt, trong đó ông Biden ca ngợi Ukraine đã kiên định chống lại người Nga còn ông Zelenskyy cảm ơn sự hỗ trợ của tổng thống Hoa Kỳ.

Đầu tháng này, một số quan chức Ukraine, bao gồm Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Maria Mezentseva và các thành viên quốc hội Olena Khomenko và Lesia Zaburanna – đã tới Washington gặp các nhà lập pháp Hoa Kỳ để cảm ơn vì sự hỗ trợ của Mỹ.

Hồi tháng Ba ông Zelenskyy đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ qua video. Mặc chiếc áo thun màu xanh quân đội có cờ Ukraine phía sau, ông nói rằng Hoa Kỳ và Ukraine có chung ước mơ và mục tiêu. “Dân chủ, độc lập, tự do và quan tâm đến mọi người, vì mọi người, vì mọi người làm ăn cần mẫn, sống lương thiện, thượng tôn pháp luật. Chúng tôi ở Ukraine cũng muốn điều tương tự cho người dân của mình. Tất cả những điều đó là một phần bình thường trong cuộc sống của bạn,” ông Zelenskyy nói.


Úc và Trung Quốc khởi động lại quan hệ song phương – 21/12/2022

Nữ ngoại trưởng Úc Penny Wong bắt tay đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 21/12/2022. AP – Sarah Friend 

Thanh Hà /RFI

Trong khuôn khổ Đối Thoại Ngoại Giao và Chiến Lược giữa Canberra và Bắc Kinh lần thứ 6, hôm nay, 21/12/2022 ngoại trưởng Úc Penny Wong và đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã đề cập đến các hồ sơ nhằm khởi động lại bang giao sau nhiều tháng bị đóng băng. 

Reuters ghi nhận: Trước khi khai mạc cuộc họp, ngoại trưởng Úc Penny Wong cho biết bà sẽ nêu lên một loạt vấn đề từ thương mại đến nhân quyền và kể cả các « chuẩn mực quốc tế » hàm ý bao gồm luôn cả vế an ninh.

Về phía chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã gửi đến thủ tướng Úc Anthony Albanese một thông điệp nhấn mạnh : Phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Úc mang ý nghĩa « rất quan trọng ». Bắc Kinh mong muốn « cùng với Úc » củng cố bang giao theo hướng này và đi đến « một quan hệ lành mạnh có lợi cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực cũng như cho toàn thế giới ».

Úc và Trung Quốc là những đối tác thương mại quan trọng của nhau, thủ tướng Albanese trong cuộc họp báo tại Sydney hôm nay cũng đánh giá đôi bên « cần cải thiện quan hệ thương mại trong tương lai ».

Cuộc họp lần này tại Bắc Kinh giữa ngoại trưởng Penny Wong và đồng cấp Vương Nghị diễn ra đúng vào lúc hai nước kỷ niệm 50 thiết lập bang giao. Tuy nhiên quan hệ song phương đã xấu đi đáng kể từ khi Úc dưới thời thủ tướng Scott Morrison đòi mở điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid xuất phát từ Vũ Hán, và về trách nhiệm của Bắc Kinh không ngăn chận kịp thời để dịch lan ra toàn thế giới. Để trả đũa, Trung Quốc đã ban hành một loạt biện pháp trừng phạt thương mại nhắm vào hàng của Úc xuất khẩu sang Hoa Lục.


Biển Đông : Philippines quan ngại việc Trung Quốc cải tạo bốn thực thể ở Trường Sa – 21/12/2022

Ảnh vệ tinh chụp Đá Én Đất ( Eldad Reef ), quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 04/11/2022. © AFP – SATELLITE IMAGE ©2022 MAXAR TECHNOLOGIES 

Thu Hằng /RFI

Hôm nay, 21/12/2022, Philippines cho biết « vô cùng quan ngại » về một báo cáo mới cho thấy Trung Quốc đã cải tạo ít nhất 4 thực thể ở Biển Đông. Hôm qua, hãng tin Mỹ Bloomberg đưa tin Trung Quốc đang tìm cách lập nguyên trạng mới khi bồi đắp nhiều đảo nhân tạo quanh quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp, dù chưa rõ Bắc Kinh có tìm cách quân sự hóa các đảo đó hay không. 

Theo một số chuyên gia được Bloomberg trích dẫn, lực lượng tầu dân quân, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bắc Kinh, đã tiến hành hoạt động xây dựng tại bốn thực thể không có người ở tại quần đảo Trường Sa trong một thập niên qua. Một số khu vực đã được mở rộng diện tích gấp 10 lần trong những năm gần đây.

Tại khu vực Đá Én Đất (Eldad Reef, phía bắc quần đảo Trường Sa), nhiều khối đất mới đã xuất hiện. Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều lỗ lớn, các đống đất đá và dấu vết của máy xúc thủy lực, được cho là hoạt động từ năm 2014 ở khu vực này. Trung Quốc cũng tiến hành những hoạt động tương tự ở bãi Anh Nhơn (Lankiam Cay), nơi một thực thể đã được gia cố với một bức tường rào mới chỉ trong vài tháng. Một số hình ảnh khác cho thấy những thay đổi rõ ràng ở Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) và Đá Hoài Ân (Sandy Cay), hai khu vực trước đây thường xuyên chìm dưới nước khi thủy triều lên. 

Trong thông cáo ngày 20/12, bộ Ngoại Giao Philippines bày tỏ « quan ngại sâu sắc vì những hoạt động như vậy đi ngược lại với cam kết kềm chế trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và Phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye năm 2016 », đồng thời yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khác điều tra thêm. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay khẳng định những thông tin của Bloomberg là « sai sự thật ».

Philippines “không từ bỏ một cm2 lãnh thổ”

Theo AFP, sự kiện này diễn ra chỉ một tuần sau khi bộ Quốc Phòng Philippines bày tỏ quan ngại về việc nhiều tầu Trung Quốc xuất hiện ở Đá Khúc Giác (Iroquois Reef) và Bãi Sa Bin (Sabina Shoal), hai khu vực mà Manila đều khẳng định chủ quyền. Lúc đó, quyền bộ trưởng Quốc Phòng Jose Faustino khẳng định, « chỉ thị » của tổng thống Marcos Jr « rất rõ »: « Chúng tôi sẽ không từ bỏ một cm2 lãnh thổ nào của Philippines ». Dù thừa nhận có « bất đồng » với Manila, nhưng đại sứ quán Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến hoạt động của số tầu trên.

Trước đó, bộ Ngoại Giao Philippines đã gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh để phản đối tầu của hải cảnh Trung Quốc vào tháng 11/2022 « dùng vũ lực » để thu giữ các mảnh vỡ từ một tên lửa Trung Quốc và được tầu Philippines vớt lên. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã bác bỏ cáo buộc « sử dụng vũ lực », khẳng định chỉ thu hồi các mãnh vỡ nói trên sau khi « tham vấn hữu nghị ».

Sau hai sự cố đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Washington với Manila và kêu gọi Bắc Kinh « tôn trọng luật pháp quốc tế ». Trung Quốc thì cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng tranh chấp ở Biển Đông để « gây rắc rối ».


Mỹ và Trung Quốc đấu khẩu về Biển Đông – 21/12/2022 – Reuters 

Tàu tuần duyên Trung Quốc tại Biển Đông, ngoài khơi Philippines, (ảnh chụp ngày 5/4/2017)

Tàu tuần duyên Trung Quốc tại Biển Đông, ngoài khơi Philippines, (ảnh chụp ngày 5/4/2017) 

Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila ngày 20/12 cáo buộc Hoa Kỳ gây chia rẽ giữa Philippines với Bắc Kinh, lên án “những cáo buộc vô căn cứ” của Washington mà Bắc Kinh cho là tìm cách khuấy động rắc rối ở Biển Đông.

Biển Đông đã trở thành một trong nhiều điểm nóng trong mối quan hệ đầy thử thách giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, với việc Washington bác bỏ điều mà họ gọi là yêu sách lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh ở vùng biển giàu tài nguyên này.

Phát biểu của sứ quán Trung Quốc tại Manila là phản hồi trước tuyên bố hôm 19/12 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price bày tỏ lo ngại về “những leo thang mạnh mẽ” được báo cáo của các tàu Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp và một sự cố liên quan đến một mảnh tên lửa nổi trên biển.

Ông Price nói các hành động của Trung Quốc “phản ánh việc tiếp tục coi thường các bên tranh chấp khác ở Biển Đông và các quốc gia hoạt động hợp pháp trong khu vực.” Ông nhắc lại rằng Hoa Kỳ sát cánh cùng Philippines trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Trong một tuyên bố, tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nói “các nước láng giềng có sự khác biệt là điều tự nhiên”, nhưng nói thêm rằng: “Mỹ tiếp tục can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông và cố gắng chia rẽ các nước trong khu vực, tạo ra căng thẳng và làm tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực.”

“Những gì Hoa Kỳ đã làm không phải để giúp đỡ bất cứ ai mà để phục vụ lợi ích địa chính trị của chính mình,” tòa đại sứ Trung Quốc nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với những vùng rộng lớn ở Biển Đông chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Hàng nghìn tỷ đô la thương mại chảy qua tuyến đường thủy này hàng năm, nơi cũng có các ngư trường và mỏ khí đốt phong phú.

Philippines tuần trước đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc “các tàu Trung Quốc được cho là tập trung đông đảo” tại một rạn san hô và bãi cạn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Điều đó xảy ra vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao gửi công hàm phản đối về việc một tàu tuần duyên Trung Quốc mà quân đội Philippines cho rằng đã sử dụng vũ lực để lấy một mảnh tên lửa trôi nổi trên biển mà một tàu Philippines đang lai dắt ở Biển Đông.

Trung Quốc đã phủ nhận việc họ dùng vũ lực để giành lấy mảnh vật thể mà hồi tháng trước họ nói là mảnh vỡ từ vỏ bảo vệ phần mũi của một con tàu vũ trụ do Bắc Kinh phóng.


Hoa Kỳ: Thẩm phán chấp thuận khoản dàn xếp 10 triệu USD cho các nhân viên y tế bị sa thải vì quy định chích ngừa – Tác giả Zachary Stieber – 21/12/2022

Thẩm phán chấp thuận khoản dàn xếp 10 triệu USD cho các nhân viên y tế bị sa thải vì quy định chích ngừa

Nhân viên y tế phản đối quy định bắt buộc chích ngừa của Hệ thống Y tế Đại học NorthShore bên ngoài Bệnh viện Evanston ở Evanston, Illinois, vào ngày 12/10/2021. (Ảnh: Cara Ding/The Epoch Times) 

Hôm 19/12, một thẩm phán Hoa Kỳ đã chấp thuận khoản bồi thường trị giá hàng triệu USD cho các nhân viên bị sa thải tại một hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Illinois vì từ chối chích vaccine COVID-19. 

Khoảng 500 nhân viên đã bị chấm dứt hợp đồng, hoặc đã chích vaccine COVID-19 sau khi chứng kiến đơn xin miễn chích ngừa của họ bị từ chối, sẽ nhận được tiền bồi thường như một phần của thỏa thuận dàn xếp trị giá 10.3 triệu USD. Phiên bản sơ bộ của thỏa thuận này được công bố lần đầu tiên hồi tháng Bảy. 

Thẩm phán Địa hạt Liên bang John Kness, một người được ông Trump bổ nhiệm hiện đang giám sát vụ kiện do các nhân viên này đưa ra, đã chấp thuận bằng lời cho thỏa thuận dàn xếp này trong một phiên điều trần, luật sư của tổ chức pháp lý Liberty Counsel và Hệ thống Y tế Đại học NorthShore cho biết. Thẩm phán Kness dự định sẽ ra phán quyết bằng văn bản trong tuần tới (26/12-01/01). 

Trong một tuyên bố ngắn gửi qua thư điện tử cho The Epoch Times sau khi ông Kness có lời chấp thuận, NorthShore viết: “Chúng tôi hài lòng với việc Tòa án chấp thuận một giải pháp hỗ trợ cho vấn đề này và tiếp tục ưu tiên sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân và các thành viên trong nhóm của chúng tôi.” 

Ông Harry Mihet, phó chủ tịch đặc trách các vấn đề pháp lý của Liberty Counsel, cho biết trong một tuyên bố rằng nhóm “rất vui khi cuối cùng đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng của tòa án đối với thỏa thuận dàn xếp tập thể này dành cho những nhân viên y tế đã bị phân biệt đối xử một cách bất hợp pháp và bị từ chối miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo đối với quy định bắt buộc chích ngừa COVID.” 

Ông nói: “Vụ kiện này nên trở thành một tiền lệ cho những người sử dụng lao động khác, những người đã vi phạm luật bằng cách từ chối miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo cho nhân viên của họ.” 

Liberty Counsel, một nhóm pháp lý chuyên làm việc về các vụ kiện được cho là bị phân biệt đối xử về niềm tin tôn giáo, đại diện cho 13 nguyên đơn có tên trong vụ kiện này. Nhóm đã thành công có được chứng nhận tập thể dành cho tất cả những nhân viên bị từ chối miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo, một nhóm ban đầu được cho là có 499 nhân viên cũ và nhân viên hiện tại nhưng sau thỏa thuận dàn xếp sơ bộ đã tăng lên ít nhất là 519 người. 

Tính đến hôm 12/12, 493 thành viên của nhóm đã gửi yêu cầu nhận một phần của số tiền bồi thường này. 

Mỗi nhân viên bị sa thải sẽ nhận được 24,225 USD. Mỗi nhân viên ở lại công ty sẽ nhận được 3,725 USD. 

Các nguyên đơn được nêu tên sẽ nhận thêm 20,000 USD. Các khoản thanh toán đó, được mô tả là phần thưởng dịch vụ, sẽ cung cấp thù lao cho các nguyên đơn giúp tư vấn về hồ sơ tòa án, thu thập tài liệu, và đóng vai trò là nguyên đơn chính “trong một vụ án nhạy cảm liên quan đến các lựa chọn sức khỏe cá nhân và niềm tin tôn giáo trong một vấn đề gây tranh luận gay gắt trong công chúng, ngay cả khi không chắc liệu họ có phải tiết lộ danh tính của mình cho công chúng hay không,” theo một hồ sơ gần đây. 

Có ba nhân viên đã phản đối thỏa thuận dàn xếp này, nhưng cả hai bên đều kêu gọi thẩm phán bỏ qua những phản đối này, vì các phản đối đa phần dựa trên phần tiền lương mà bộ ba cảm thấy họ vẫn còn bị nợ sau khi bị sa thải. 

Cô Marzena Novak, một trong những người phản đối, cho biết thiệt hại thực tế của cô do bị sa thải và mất lương lên tới 140,000 USD. 

Cô Novak viết, “Mặc dù khoản tiền tạm tính 25,000 USD này là hữu ích và sẽ được đón nhận, nhưng nó không tương ứng với mức thiệt hại thực tế mà những người mà họ đã đối xử tệ bạc phải gánh chịu.” 

Quy định chích ngừa bắt buộc

Giống như nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe, NorthShore áp đặt quy định bắt buộc chích ngừa cho nhân viên trong năm 2021. 

NorthShore nói với nhân viên rằng họ có thể gửi đơn xin miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo bằng cách sử dụng một biểu mẫu. Biểu mẫu này yêu cầu nhân viên được đề cập cung cấp “một mô tả về nguyên tắc hoặc thực hành tôn giáo mà tôi chân thành theo đuổi đã dẫn đến việc tôi phản đối chích ngừa bắt buộc.” Northshore đã hướng dẫn rõ ràng những người nộp đơn không điền vào các câu trả lời dài dòng. 

NorthShore ban đầu chấp thuận một số yêu cầu miễn trừ nhưng sau đó đảo ngược các quyết định này và từ chối “tất cả hoặc hầu như tất cả mọi yêu cầu,” theo đơn đệ trình của các nguyên đơn. Các quan chức cho biết các nhân viên không đáp ứng tiêu chuẩn miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo. 

Những nhân viên muốn được xét duyệt lại lần thứ hai được yêu cầu nộp một đơn kháng nghị kèm theo lịch sử chích ngừa của họ kể từ khi họ 18 tuổi. NorthShore sau đó nói rằng bất kỳ phản đối tôn giáo nào dựa trên “dòng tế bào thai nhi bị phá bỏ, tế bào gốc, mô, hoặc vật liệu phái sinh” sẽ dẫn đến việc bị từ chối vì những thành phần đó “không có trong các loại vaccine mà NorthShore chích ngừa” [cho nhân viên]. Tất cả các loại vaccine COVID-19 hiện có ở Hoa Kỳ đều có liên quan đến các dòng tế bào thai nhi bị phá bỏ. 

Tại một thời điểm, một trong những nguyên đơn cho biết, người quản lý của cô đã nói rằng “chúng tôi sẽ không chấp thuận cho bất kỳ ai” được miễn trừ, mặc dù ít nhất là một vài người đã được chấp thuận. 

“Thay vì khiến các Nguyên đơn tham gia một cách thiện chí, NorthShore đã từ chối hàng loạt yêu cầu miễn chích ngừa vì lý do tôn giáo của các Nguyên đơn, không cung cấp gì hơn là sao chép và dán các câu trả lời, thông báo cho họ rằng họ thiếu ‘các tiêu chí dựa trên bằng chứng,’ bất kể điều đó có nghĩa là gì,” một hồ sơ viết. “Do không thể khiến bất kỳ Nguyên đơn cũng như nhiều nhân viên ​​phản đối vì lý do tôn giáo của mình tham gia một cách thiện chí, NorthShore không thể nào biết liệu một phương án điều chỉnh [theo niềm tin tôn giáo] thỏa đáng là có phù hợp hay không. Câu trả lời duy nhất mà các Nguyên đơn và nhân viên của NorthShore nhận được là những lời từ chối chung chung.” 

Các nguyên đơn cho biết cách đối xử này đã vi phạm Đạo luật Dân quyền, đạo luật này yêu cầu người sử dụng lao động phải đối xử tương đương giữa những người lao động với nhau cũng như vi phạm Đạo luật Quyền Chăm sóc Sức khỏe theo Lương tâm của Illinois, đạo luật cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở “quyền lương tâm” (quyền được từ chối dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì lý do tôn giáo của các nhân viên y tế). 

NorthShore liên tục phủ nhận việc họ vi phạm đạo luật này. 

Hệ thống y tế này cũng tuyên bố rằng việc để nhân viên chưa chích ngừa làm việc tại NorthShore thực sự là “một thử thách cam go” và rằng “ban đầu họ đã từ chối nhiều đơn yêu cầu miễn chích ngừa và khi nhận được đơn kháng nghị, họ đã xem xét lại một số quyết định và quyết định không phản đối rằng các yêu cầu đó được đưa ra dựa trên việc theo đuổi tín ngưỡng tôn giáo chân thành.”

Thời sự Thứ Ba 20/12/2022: Thêm hai tiểu bang Mỹ cấm TikTok – Nhiều kỹ sư mất việc trước Năm mới – Khó biết thật Covid ở Trung Quốc – Thế giới lo thiệt hại COVID tại Trung Quốc – Ủy ban 6/1 (sắp giải tán) đề nghị điều tra cựu TT Trump

Tuesday, December 20th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Putin yêu cầu cơ quan an ninh truy tìm ‘những kẻ phản bội và gián điệp’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/ntdvn_putin-1200x828-1-2-700x480.jpeg

Tổng thống Nga cũng ra lệnh tăng cường biên giới Nga và đảm bảo an toàn cho cư dân ở các khu vực sáp nhập của Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh củng cố biên giới của Nga và chỉ thị cho các cơ quan an ninh duy trì sự kiểm soát xã hội tốt hơn và loại bỏ tận gốc “những kẻ phản bội, gián điệp và những kẻ phá hoại”, các hãng thông tấn của nước này đưa tin, theo Al Jazeera.

Phát biểu nhân Ngày Dịch vụ An ninh Nga, ông Putin hôm thứ Hai đã chỉ thị cho các quan chức an ninh của mình bảo vệ biên giới, tăng cường kiểm soát xã hội và tối đa hóa “việc sử dụng tiềm năng hoạt động, kỹ thuật và nhân sự” để ngăn chặn rủi ro đến từ nước ngoài và những kẻ phản bội nội bộ.

Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời ông Putin cho biết: “Các cơ quan phản gián, bao gồm cả tình báo quân sự, hiện cần phải có sự điềm tĩnh tối đa, tập trung lực lượng.”

TASS cho biết: “Cần phải trấn áp nghiêm khắc hành động của các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài, nhanh chóng xác định những kẻ phản bội, gián điệp và những kẻ phá hoại”.

Ông nói, biên giới của Nga cũng phải được củng cố.

“Công việc phải được tăng cường thông qua các dịch vụ biên giới và Cơ quan An ninh Liên bang [FSB],” hãng thông tấn RIA thuộc sở hữu nhà nước của Nga dẫn lời ông Putin cho biết hôm thứ Hai.

“Và nó [biên giới] phải được bảo vệ chắc chắn. Bất kỳ nỗ lực xâm nhập nào phải bị ngăn chặn một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng bất kỳ lực lượng và phương tiện nào chúng ta có sẵn, bao gồm cả các đơn vị hành động cơ động và lực lượng đặc biệt,” ông nói.

Ông Putin cũng nói rằng nhiệm vụ của các cơ quan an ninh đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dân sống ở các khu vực tại Ukraine mà Moscow tuyên bố sáp nhập vào Nga hồi tháng 9. Kyiv và các đồng minh phương Tây đã coi các động thái này là sự thôn tính bất hợp pháp.

“Mọi người có nhiệm vụ làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an ninh tối đa cho họ, tôn trọng các quyền và tự do của họ”, ông Putin nói, đồng thời hứa hẹn với họ nhiều “thiết bị và vũ khí hiện đại hơn”.

Bình luận của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Ukraine ngày càng gia tăng và cuộc chiến của Nga với Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ 10 và chưa có hồi kết.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo của một số quốc gia NATO thông qua liên kết video hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục thúc giục các đồng minh Ukraine cung cấp thêm vũ khí cho quân đội của họ.

Trước đó, ông Zelensky cho biết trong một bài phát biểu vào đêm khuya Chủ nhật rằng khoảng 9 triệu trong số 40 triệu người Ukraine ước tính đã được khôi phục điện sau cuộc tấn công tên lửa của Nga vào tuần trước.

Cũng trong ngày thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc ông Zelensky “thiếu hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của thời điểm này và thiếu quan tâm đến người dân của mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Belarus 1 ở Minsk, ông Lavrov cũng công kích mạnh mẽ phương Tây, mô tả họ “phản ứng cuồng loạn” đối với tình hình ở Ukraine.

TASS dẫn lời Ngoại trưởng Nga cho biết, việc Moscow xâm lược Ukraine đã phá hủy “trò chơi địa chính trị của phương Tây” vốn muốn biến Ukraine thành mối đe dọa thường trực đối với Nga.

Xuân Lan (theo Al Jazeera)


Vụ Capitol: Ủy ban đặc biệt Hạ Viện Mỹ đề nghị điều tra hình sự Trump – 20/12/2022

Hình ảnh cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình tại phiên điều trần về vụ bạo loạn điện Capitol ngày 06/01/2021. Ảnh chụp ngày 19/12/2022 ở Washington, Hoa Kỳ. Getty Images via AFP – POOL 

Trọng Thành / RFI

Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ (sắp giải tán), phụ trách điều tra về vụ bạo loạn ngày 06/01/2021 tại Quốc Hội Mỹ, hôm qua, 19/12/2022, đã chính thức khuyến nghị khởi tố vụ án hình sự nhắm vào cựu tổng thống Donald Trump. Ủy ban nêu ra 4 tội danh nghiêm trọng, trong đó có tội ‘‘kích động bạo loạn’’. Đây lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống bị đề nghị khởi tố hình sự.   

Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Washington :  

‘‘Cản trở tiến trình chuyển giao quyền lực, thông đồng nhằm lừa đảo chính quyền liên bang, thông đồng nhằm đưa ra tuyên bố sai sự thật và kích động bạo loạn. Trên đây là các tội danh mà ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ nêu ra để khuyến nghị cơ quan tư pháp tiến hành điều tra cựu tổng thống Trump. Một báo cáo đầy đủ về các lý do, dẫn đến các tội danh nghiêm trọng nói trên, sẽ được công bố ngày mai 21/12.   

Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện Mỹ đã điều tra trong nhiều tháng, xem xét hàng nghìn trang tài liệu, thẩm vấn hàng chục nhân chứng, trong đó có nhiều cuộc điều trần quan trọng. Kết luận của Ủy ban là cựu tổng thống Donald Trump đã biết không thể giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, tuy nhiên ông vẫn lập một kế hoạch nhằm đảo ngược kết quả, gây áp lực với các nhân viên bầu cử, các quan chức địa phương, các giới chức bộ Tư Pháp, trước khi kích động những người ủng hộ tham gia vào cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng 2021 nhằm ngăn cản việc xác nhận kết quả bầu cử tại Quốc Hội Mỹ.  

Đối với 9 thành viên của Ủy ban, trong đó có hai nghị sĩ Cộng Hòa, không thể để cho vụ việc này trôi qua. Đây là một khuyến nghị có ý nghĩa biểu tượng, được đưa ra trước khi Ủy ban giải tán, do phe Dân Chủ nay không còn đa số tại Hạ Viện. Các khuyến nghị của Ủy ban điều tra về vụ bạo loạn ngày 6 tháng Giêng không có tính chất bắt buộc.   

Bộ Tư Pháp Mỹ sẽ quyết định mở điều tra hình sự hay không. Công tố viên đặc biệt Jack Smith, đang tiến hành một cuộc điều tra riêng về cựu tổng thống Trump, sẽ có tiếng nói quan trọng trong việc này. Chắc chắn ông sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng bản báo cáo cuối cùng của Ủy ban đặc biệt của Hạ Viện’’.   

Giữa tháng 11/2022 vừa qua, bộ Tư Pháp Mỹ đã giao công tố viên đặc biệt Jack Smith phụ trách một cuộc điều tra riêng về cựu tổng thống Trump trong vụ bạo loạn đồi Capitol ngày 06/01/2021.  

Về phía Donald Trump, theo AFP, hôm qua, cựu tổng thống đã lên án các cáo buộc ‘‘chắp vá’’, ược đưa ra chỉ với mục tiêu duy nhất là ngăn cản ông trở lại Nhà Trắng.  

World Bank hạ dự báo tăng trưởng của TQ do COVID và khủng hoảng bất động sản

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/wolrd-bank-danh-gia-TQ.jpg

(Ảnh minh họa: Shutterstock) 

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm thứ Ba (20/12) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm vừa qua, do đại dịch COVID và những yếu kém trong lĩnh vực bất động sản đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cụ thể, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức dự đoán 4,3% hồi tháng 6 xuống còn 2,7%. Tổ chức này cũng điều chỉnh mức dự báo cho năm tới từ 8,1% xuống 4,3%.

Cả hai con số này đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5% của Bắc Kinh trong năm nay, con số mà nhiều nhà phân tích đều nhận định là không thể đạt được.

Ngân hàng Thế giới cho biết: “Hoạt động kinh tế ở Trung Quốc tiếp tục diễn biến theo những thăng trầm của đại dịch – sự bùng phát và suy giảm tăng trưởng kéo theo sự phục hồi không đồng đều”.

“Tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán sẽ đạt 2,7% trong năm nay, trước khi phục hồi lên 4,3% vào năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại.”

Sau một vài năm liên tục phong tỏa đóng cửa, tiến hành xét nghiệm hàng loạt, cách ly kéo dài và hạn chế đi lại, đến tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã dần từ bỏ chính sách zero-COVID.

Tuy nhiên, sự gián đoạn đối với các doanh nghiệp tiếp tục diễn ra khi các ca bệnh gia tăng và một số hạn chế vẫn được áp dụng.

Các cơ quan y tế phải thừa nhận rằng, số liệu chính thức không còn phản ánh bức tranh đầy đủ về các ca nhiễm bệnh trong nước khi các yêu cầu xét nghiệm hàng loạt đã bị loại bỏ.

Bà Mara Warwick, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc nhận xét: “Việc tiếp tục điều chỉnh chính sách COVID-19 của Trung Quốc rất quan trọng, vừa để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cộng đồng vừa để giảm thiểu sự gián đoạn kinh tế hơn nữa.”

Tuần trước, IMF đã cảnh báo, họ cũng có thể sẽ hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc một lần nữa, nguyên nhân chủ yếu là do số ca nhiễm COVID được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Quỹ này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong tháng 10 xuống còn 3,2% trong năm nay – mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ – trong khi kỳ vọng tăng trưởng sẽ lên đến 4,4% trong năm tới.

Nhưng “rất có thể, chúng tôi sẽ hạ dự báo tăng trưởng của mình đối với Trung Quốc, cho cả năm 2022 và 2023,” Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh với AFP.

Đáng quan ngại, kinh tế Trung Quốc còn phải chịu áp lực trên các lĩnh vực khác.

“Căng thẳng dai dẳng” trong lĩnh vực bất động sản – chiếm khoảng 1/4 GDP hàng năm – có thể gây ra những tác động tài chính và kinh tế vĩ mô rộng lớn hơn, Ngân hàng Thế giới lưu ý.

Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp của thanh niên, rủi ro từ thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra và suy thoái toàn cầu trên diện rộng cũng đe dọa tăng trưởng của Trung Quốc.

Thêm vào đó là việc kinh tế thế giới đang bị tác động bởi lãi suất tăng cao nhằm chống lại lạm phát phi mã do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, cũng như sự đình trệ của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện tại, Bắc Kinh đã tìm cách cải thiện mức tăng trưởng thấp bằng một loạt biện pháp nới lỏng để hỗ trợ, cắt giảm lãi suất cơ bản và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc Elitza Mileva cho hay: “Việc hướng các nguồn tài chính vào chi tiêu xã hội và đầu tư xanh sẽ không chỉ hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn mà còn góp phần vào tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn trong trung hạn.”

Minh Ngọc (Theo AFP)


Thêm hai tiểu bang tại Mỹ áp đặt lệnh cấm TikTok

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/tiktok-1-1.jpg

Hôm 19/12 vừa qua, Louisiana và West Virginia đã trở thành những tiểu bang mới nhất tại Mỹ áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị thuộc sự quản lý của các cơ quan Chính phủ Mỹ, theo hãng tin Reuters.

Như vậy, tính đến nay, có khoảng 19 trong số 50 tiểu bang tại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm TikTok (một phần hoặc hoàn toàn) do lo ngại rằng dữ liệu người dùng do TikTok, thuộc công ty Byte Dance (có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc), thu thập có thể bị lạm dụng. Hầu hết các lệnh hạn chế này được đưa ra trong vòng 2 tuần qua. Tuần trước, một số thành viên của Quốc hội Mỹ thậm chí đã đề xuất một lệnh cấm trên toàn quốc, tương tự như điều mà một số quốc gia khác (như Ấn Độ…) đang thực hiện.

Jamf Holding Corp, công ty cung cấp phần mềm bảo mật trên các thiết bị của Apple, cho biết các cơ quan chính phủ là khách hàng của công ty này đã tăng cường chặn quyền truy cập TikTok kể từ giữa năm nay. Số liệu của Jamf Holding Corp chỉ ra rằng trong tháng này khoảng 65% nỗ lực kết nối với TikTok đã bị chặn lại trên các thiết bị thuộc khu vực công do công ty này quản lý trên toàn thế giới, tăng so với mức 10% ghi nhận hồi tháng 6 vừa qua.

Trước những diễn biến này, ngày 19/12, TikTok bày tỏ thất vọng về “những chính sách được ban hành dựa trên những lập luận vô căn cứ về TikTok, trong khi những điều này sẽ không giúp ích gì cho việc tăng cường an ninh quốc gia của Mỹ”.

Hôm 14/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm các nhân viên liên bang tải xuống hoặc sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ vì lý do an ninh quốc gia, theo hãng tin Reuters.

Dự luật cấm TikTok cũng sẽ phải được Hạ viện thông qua trước khi Tổng thống Biden ký thành luật. Các quan chức chính phủ và nghị sĩ thuộc cả 2 đảng ở Mỹ đã bày tỏ quan ngại về ứng dụng TikTok của Trung Quốc và nhận định rằng đây là một rủi ro an ninh lớn.

Phan Anh


Cắt giảm nhân sự, nhiều kỹ sư công nghệ mất việc làm trước dịp Năm mới

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/facebook_2065679765.jpg

(Ảnh minh họa: rafapress/Shutterstock) 

Tình trạng cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ vẫn diễn ra ngay cả khi nền kinh tế của Mỹ chưa có dấu hiệu suy thoái, theo tờ The Guardian.

Cụ thể, nhiều kỹ sư tại Mỹ đang vật lộn với khó khăn khi đột ngột bị sa thải trước dịp Năm mới. Sau khi nhiều gã khổng lồ công nghệ phàn nàn về tình trạng thiếu hụt lao động trong năm 2021 và đầu năm 2022, một số công ty trong ngành đã sa thải công nhân hàng loạt trước khi kết thúc năm.

Tình trạng cắt giảm việc làm ở Mỹ đã trở nên tồi tệ trong năm nay, với mức tăng 6% trong 11 tháng của năm 2022 so với năm ngoái. Trong năm 2021, số lượng người lao động bị sa thải được ước tính vào khoảng 320,173 người, dù số lượng việc làm bị cắt giảm trong 2 năm qua thấp hơn so với nhiều thập kỷ trước đó.

Được biết, công nghệ là lĩnh vực dẫn đến sự cắt giảm việc làm gay gắt nhất khi nhiều hãng công nghệ lớn, bao gồm Meta, Twitter và Amazon thông báo sa thải hàng loạt nhân sự trong những tuần gần đây.

Trong năm 2008, các hãng công nghệ đã sa thải khoảng 65.000 nhân viên. Trong khi đó, 965 công ty công nghệ đã đuổi việc hơn 150.000 nhân viên trên toàn cầu trong năm 2022, vượt qua con số trong thời gian đại suy thoái 2008 – 2009.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sa thải là hành động có phần “nặng tay” của các công ty trước mùa nghỉ lễ lớn nhất trong năm. “Những công ty này đều đang kiếm tiền. Họ phải làm điều đó bởi vì các công ty khác cũng làm điều tương tự”, Giáo sư Jeffrey Pfeffer của Trường Kinh doanh Stanford cho hay.

Phan Anh


Covid bùng phát ở Trung Quốc: Khó biết quy mô thật – Bình Phương
19/12/2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1245536418.jpg

Sau khi Trung Quốc bãi bỏ không chính thức chính sách zero-Covid vào tuần trước, người dân Bắc Kinh đã bắt đầu đi thăm các di tích lịch sử và thắng cảnh. Tuy vậy việc mở cửa có nguy cơ kéo theo số người nhiễm Covid tăng vọt. Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images 

Trung Quốc thừa nhận có ca tử vong đầu tiên do Covid-19 kể từ khi nước này chấm dứt các chính sách kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt gọi là “zero-Covid”. Nhưng quy mô thực sự của đợt bùng phát bị Bắc Kinh che đậy, không cung cấp đủ dữ liệu và quy định không rõ ràng, theo ghi nhận của báo Wall Street Journal.

Hôm thứ Hai 19 tháng Mười Hai 2022, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo có hai trường hợp tử vong được ghi nhận tại Bắc Kinh, và cho biết đây là những trường hợp tử vong đầu tiên do Covid-19 ở thủ đô kể từ tháng Mười Một. 

Số liệu chính thức về các ca lây nhiễm đã giảm so với tháng trước sau khi chính phủ Trung Quốc bỏ các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt, bỏ việc kiểm đếm các trường hợp nhiễm Covid mà không có triệu chứng. Điều đó trái ngược hẳn với dự đoán của các chuyên gia y tế rằng việc bãi bỏ đột ngột các biện pháp kiểm soát sẽ làm số ca nhiễm Covid tăng mạnh, cũng trái hẳn với báo cáo của người dân Bắc Kinh và các thành phố khác rằng họ đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh các ca nhiễm Covid trong các tòa nhà chung cư và trong thân nhân bạn bè của họ.

Nhân viên của một lò hỏa táng ở Bắc Kinh được chỉ định để xử lý các trường hợp nhiễm Covid cho biết nhu cầu hỏa táng và các dịch vụ khác đã gia tăng rất nhanh, số lượng xác chết tăng lên trong những ngày gần đây. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả dịch vụ giao hàng, đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhân sự do lái xe bị nhiễm Covid.

Bắc Kinh là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát mới. Chính quyền thủ đô đã cam kết giúp các doanh nghiệp mở cửa trở lại và giúp các nhà máy duy trì sản xuất thông qua nhiều biện pháp để hỗ trợ tài chính và khuyến khích. Nhà chức trách cho biết thêm, những nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid vẫn được quay lại làm việc sau bảy ngày cách ly nếu họ đáp ứng một số điều kiện nhất định mà không cần thực hiện xét nghiệm Covid lần nữa.

Trong cuộc họp báo chiều nay thứ Hai 19 tháng Mười Hai, các quan chức Bắc Kinh cũng cho biết họ đang làm việc để đảm bảo hệ thống phân phối tiếp tục hoạt động trơn tru, bằng cách cấp cho nhân viên giao hàng các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh và vaccine. Khoảng 90% nhân viên giao hàng hiện đã trở lại làm việc, các quan chức cho biết.

Tại Trùng Khánh, một trong bốn thành phố lớn nhất Trung Quốc, chính quyền địa phương hôm Chủ nhật cho biết những người mắc bệnh Covid nhẹ vẫn có thể đi làm và không cần phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính bên ngoài một số nơi làm việc như trường học và nhà dưỡng lão. Trong khi một số cư dân Trùng Khánh nói trên mạng xã hội rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi nhà cầm quyền chỉ thực hiện cách ly bắt buộc đối với người có kết quả xét nghiệm dương tính, thì những người khác lo ngại chính sách mới sẽ dẫn đến sự gia tăng mạnh các ca nhiễm bệnh.

***

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng các quan chức nên tập trung vào việc khôi phục động lực kinh tế để đạt được mức tăng trưởng hợp lý cho năm tới. Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc kéo dài hai ngày đã kết thúc với lời kêu gọi tập trung vào việc kích thích nhu cầu trong nước, cam kết hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân.

Việc chính phủ nhanh chóng xoay trục từ chính sách “zero-Covid” sang chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã khiến các nhà đầu tư vui mừng. Morgan Stanley và Goldman Sachs nằm trong số các ngân hàng gần đây đã nâng cấp dự báo về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.

Tuy nhiên sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh sẽ có ý nghĩa gì đối với sinh mạng của người dân thì phải xem lại. Trung Quốc, nơi Covid xuất hiện đầu tiên cách đây ba năm, đã cố gắng ngăn chặn đại dịch tồi tệ nhất bằng một chính sách ngăn chặn nghiêm ngặt, bao gồm phong tỏa quy mô lớn, theo dõi vị trí (truy vết) và tổ chức xét nghiệm trên diện rộng. Bắc Kinh báo cáp chỉ có 5,237 trường hợp tử vong do Covid, rất thấp so với so với 1.1 triệu người chết ở Hoa Kỳ.

Gần 90% số người chết chính thức của Trung Quốc xảy ra trong thời gian đầu của đại dịch, dù trong năm nay số ca nhiễm cao kỷ lục mà không có người chết. Chính phủ Trung Quốc nói với dân rằng các chủng Omicron mới lây lan mạnh hiện nay ít nguy hiểm hơn nhiều, nên Trung Quốc sẽ không bị tác động nặng nề tới các doanh nghiệp và hệ thống y tế công cộng như khi Hoa Kỳ và châu Âu nới lỏng kiểm soát virus.

Tuy vậy, các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng số người chết ở Trung Quốc sẽ tăng vọt trong những tháng tới khi Covid truyền nhiễm vào khối dân số trước đây ít tiếp xúc với virus và không có năng lực miễn dịch cộng đồng. Số người chết cuối cùng là bao nhiêu thì mỗi chuyên gia dự đoán một con số khác nhau và phụ thuộc vào các biện pháp chính sách mà chính phủ thực hiện.

Trung Quốc cho biết họ sẽ thực hiện một đợt tiêm chủng cho người già, những người có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn so với toàn bộ dân số, với mục tiêu ít nhất 90% những người từ 80 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vào cuối tháng Giêng 2023. Tuần trước các quan chức y tế Trung Quốc nói 66% số người trong độ tuổi đó đã được tiêm phòng đầy đủ và hơn 40% đã được tiêm nhắc lại, so với tỷ lệ 70% ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên.

Nghiên cứu được Đại học Hồng Kông công bố vào tuần trước cho thấy việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc sẽ dẫn đến 684 ca tử vong trong một triệu người. Điều đó nghĩa là sẽ có gần một triệu người chết ở đất nước hơn 1.4 tỷ dân. Các tác giả nghiên cứu cho biết một số bước sẽ giúp giảm tỷ lệ đó, bao gồm chiến dịch tiêm liều nhắc lại thứ tư và sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus trên quy mô lớn.

Từ Mỹ, Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington cho biết hôm thứ Sáu rằng họ dự đoán số ca tử vong do Covid ở Trung Quốc sẽ vượt qua 310,000 vào ngày 1 tháng Tư 2023. Hôm Chủ nhật, Trung Quốc báo cáo có 1,918 trường hợp lây nhiễm tại địa phương, so với ước tính của Viện Washington là hơn 640,000 ca nhiễm.


Mỹ: Thiệt hại COVID tại Trung Quốc là mối quan tâm của thế giới 

20/12/2022 

Reuters 

Nhân viên một lò hỏa táng ở Bắc Kinh chuyển quan tài ra khỏi xe.

Nhân viên một lò hỏa táng ở Bắc Kinh chuyển quan tài ra khỏi xe. 

Mỹ hy vọng Trung Quốc có thể xử lý đợt bùng phát COVID hiện nay trong lúc thiệt hại do virus gây ra là mối quan tâm toàn cầu do kích cỡ của nền kinh tế Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price tuyên bố ngày 19/12.

Ông Price nói Trung Quốc chế ngự được COVID thì không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới.

Vẫn theo lời ông, bất cứ khi nào virus lây lan nó đều có khả năng biến chủng và đề ra mối đe dọa cho khắp nơi.

Sau nhiều tuần lễ, Trung Quốc ngày 19/12 báo cáo các ca tử vong đầu tiên liên quan tới COVID giữa những nghi ngại ngày càng tăng rằng liệu con số chính thức có phản ánh đúng hay không thiệt hại đầy đủ của căn bệnh đang lan tỏa khắp các thành phố sau khi chính quyền nới lỏng các biện pháp kiểm soát gắt gao.

Hai ca tử vong loan báo hôm 19/12 là hai ca đầu tiên mà nhà chức trách Trung Quốc báo cáo kể từ ngày 3/12 trước khi Bắc Kinh thông báo dỡ bỏ các hạn chế vốn đã kiềm chế COVID trong ba năm nhưng khơi ra các cuộc biểu tình lan rộng hồi tháng trước.

Con số tử vong thấp kể từ khi các quy định nghiêm ngặt được nới lỏng hôm 7/12 không tương ứng với kinh nghiệm của các nước khác có cùng động thái.

Theo số loan báo chính thức, tính luôn hai ca tử vong mới báo cáo này, Trung Quốc ghi nhận 5.237 ca tử vong liên quan tới COVID trong đại dịch, nghĩa là chiếm một phần rất nhỏ trong dân số 1,4 tỷ dân của nước này.


Tổng thống Zelensky thăm thành phố tiền tuyến Bakhmut và trao thưởng cho quân đội Ukraine (Cập nhật)

Chuyến thăm diễn ra sau khi Vladimir Putin thừa nhận chiến tranh sẽ không theo đúng kế hoạch với tình hình ở các khu vực do Nga kiểm soát ‘cực kỳ khó khăn’

Joe BarnesNgày 20 tháng 12 năm 2022 •

Volodymyr Zelenskiy nhìn vào một lá cờ quốc gia khi ông đến thăm các quân nhân Ukraine ở Bakhmut
Volodymyr Zelenskiy nhìn vào một lá cờ quốc gia khi ông đến thăm các quân nhân Ukraine ở BakhmutCredit : REUTERS

Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba đã bất ngờ xuất hiện tại thành phố tiền tuyến Bakhmut để tập hợp các lực lượng Ukraine tham gia vào cuộc giao tranh ác liệt ở đó.

Tổng thống Ukraine đã gặp và trao giải thưởng cho các binh sĩ vào ngày thứ 300 kể từ khi Nga xâm chiếm đất nước của ông.

Chuyến thăm được thông báo diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận cuộc xâm lược của ông sẽ không được lên kế hoạch trước, với tình hình tại các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine “cực kỳ khó khăn”.

Trận chiến kéo dài hàng tháng ở Bakhmut, ở vùng Donbas phía đông Ukraine, đã phát triển thành một trong những chiến dịch đẫm máu nhất của cuộc chiến. (Xem tiếp)

Thời sự Thứ Hai 19/12/2022: Nga/TC tập trận tại Hoa Đông – Đức dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga – Bão mùa đông sẽ vào Hoa Kỳ tuần này – Tàu Hải quân Thái chìm, 33 thủy thủ mất tích – Chứng khoán Nga giảm mạnh – Argentina đoạt vô địch túc cầu thế giới 2022, Pháp hạng 2

Monday, December 19th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Nga và Trung Quốc tập trận hải quân chung ở Biển Hoa Đông trong tuần này – 19/12/2022 – Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022.

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022. 

Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung từ ngày 21-27/12, Reuters dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 19/12.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận hải quân chung, diễn ra hàng năm kể từ năm 2012, sẽ có bắn tên lửa và pháo binh ở Biển Hoa Đông.

“Mục đích chính của cuộc tập trận là tăng cường hợp tác hải quân giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2, Moscow đã tìm cách tăng cường liên kết chính trị, an ninh và kinh tế với Bắc Kinh, đồng thời coi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là đồng minh chủ chốt trong liên minh chống phương Tây.

Hai nước đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” chỉ vài ngày trước khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II vào tháng 2, nhưng Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về các hành động của Nga ở Ukraine.

Nga cho biết 4 tàu của họ sẽ tham gia cuộc tập trận này – bao gồm cả tàu tuần dương tên lửa Varyag – trong khi 6 tàu Trung Quốc sẽ tham gia cùng với máy bay và trực thăng của cả hai bên.

Các tàu Nga hôm 19/12 đã khởi hành từ cảng Vladivostok ở Viễn Đông để tham gia cuộc tập trận kéo dài một tuần, bắt đầu vào 21/12.


Máy bay không người lái ‘kamikaze’ của Nga tấn công Kyiv khi ông Putin tới Belarus 

19/12/2022 

Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP) 

Moscow vừa phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “kamikaze” hôm 19/12, đánh vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong và xung quanh Kyiv, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Belarus, làm dấy lên lo ngại rằng ông sẽ gây áp lực buộc đồng minh Liên Xô cũ của mình tham gia một cuộc tấn công mới vào Ukraine, theo Reuters.

Belarus cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bệ phóng cho cuộc xâm lược nước láng giềng Ukraine vào ngày 24/2 của Moscow, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này.

“Bảo vệ biên giới của chúng tôi, cả với Nga và Belarus – là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết sau cuộc họp hôm 18/12 với chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống phòng thủ có thể xảy ra”.

Ông Putin tới Belarus trong chuyến thăm đầu tiên sau 3 năm rưỡi và Điện Kremlin mô tả đây là một “chuyến công du” lớn và hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Ông Lukashenko nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa quân đội của mình vào Ukraine. Nhưng các quan chức Ukraine cảnh báo trong nhiều tháng rằng Belarus một lần nữa có thể đóng vai trò là căn cứ cho một cuộc tấn công trên bộ vào Kyiv.

Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, cho biết các binh sĩ Nga đã tới Belarus vào tháng 10 sẽ tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật cấp tiểu đoàn.

Hiện chưa rõ khi nào họ sẽ bắt đầu.

Lực lượng Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 30 máy bay không người lái “kamikaze”, đây là cuộc không kích thứ ba của Nga vào thủ đô Ukraine trong 6 ngày qua và là vụ mới nhất trong một loạt cuộc tấn công kể từ tháng 10 nhằm vào lưới điện Ukraine, gây ra tình trạng mất điện diện rộng giữa lúc thời tiết giá lạnh.

Thị trưởng Kyiv cho biết không có ai chết hoặc bị thương trong các cuộc tấn công vào Kyiv làm rung chuyển các quận Solomianskyi và Shevchenkivskyi của thủ đô, theo thông tin sơ bộ.

Máy bay không người lái “Kamikaze” là loại máy bay dùng một lần, được sản xuất với giá rẻ, bay về phía mục tiêu trước khi giảm mạnh với vận tốc và phát nổ khi va chạm.

Quận Solomianskyi ở phía tây Kyiv là một trung tâm giao thông đông đúc, nơi có nhà ga xe lửa và một trong hai sân bay hành khách của thành phố.

Các quan chức Kiev cho biết 18 trong số 23 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên thành phố 3,6 triệu dân.

Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết trên mạng Telegram: “Do cuộc tấn công vào thủ đô, các cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị hư hại.

“Các kỹ sư năng lượng và sưởi ấm đang làm việc để nhanh chóng ổn định tình hình bằng nguồn cung cấp năng lượng và nhiệt”.


Đức dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga – Tác giả Fan Yu – 19/12/2022

Đức oằn mình dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến dự cuộc họp nội các hàng tuần tại phủ thủ tướng ở Berlin, Đức, hôm 10/08/2022. (Ảnh: Michael Sohn/AP Photo) 

Tháng trước (11/2022), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thừa nhận một điều mà mọi người Đức đều biết nhưng ngại nói ra: mô hình kinh doanh của quốc gia này đã hỏng. 

Mô hình kinh doanh chiến lược quốc gia của Đức, dựa trên toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, đang phản tác dụng. Đó là việc xây dựng quốc gia theo kiểu tương đương bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Trong trường hợp này là hai giỏ: Nga và Trung Quốc. Đức phụ thuộc vào Nga trong hầu hết nhu cầu năng lượng, và phụ thuộc vào Trung Quốc trong hầu hết hoạt động của nền kinh tế định hướng xuất cảng của mình. 

Ông Scholz cho biết “sự phụ thuộc một chiều” của Đức vào Trung Quốc và Nga phải chấm dứt. 

Thủ tướng Đức đang thay đổi chính sách lâu đời của Đức. Quốc gia này đang cam kết dành 2% GDP cho quốc phòng và củng cố hệ thống phòng thủ phía đông của NATO, đẩy nhanh việc rời bỏ năng lượng của Nga, xây dựng thêm các bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết trở thành một quốc gia hạt nhân. 

Tuy nhiên, ông Scholz không phải là không có lỗi trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Đức. Trong nhiều năm, ông đã giữ chức bộ trưởng tài chính và phó thủ tướng trong chính phủ cựu thủ tướng Angela Merkel. 

Hồi đầu tháng 12, các phương tiện truyền thông địa phương của Đức đã công bố các trích đoạn của một báo cáo chiến lược bị rò rỉ của Bộ Kinh tế dự đoán căng thẳng gia tăng giữa Đức và Trung Quốc, và việc Trung Quốc sẽ tiến tới sáp nhập Đài Loan muộn nhất là vào năm 2027. Nếu sự sáp nhập này trở thành hiện thực, thì toàn bộ sự việc này sẽ mở đường cho nhiều tổn thất kinh tế hơn đối với Đức. 

Báo cáo nói trên cho biết thêm rằng trong khi Trung Quốc cố gắng trong nhiều năm để giảm sự phụ thuộc vào ngoại quốc — một diễn biến mà The Epoch Times đã đưa tin rộng rãi — thì Đức và Âu Châu lại rơi vào tay Trung Quốc và thay vào đó tăng gấp đôi mức độ phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. 

Nhưng việc thay đổi hướng đi nói thì dễ hơn làm. 

Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển. Nguồn năng lượng của họ không đa dạng lắm. Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt chiếm 60% nguồn năng lượng của Đức, và Nga là nhà cung cấp lớn nhất của cả hai nguồn năng lượng này. 

The Economist viết hồi tháng 04/2022: “Đức đã nhập cảng khí đốt, dầu mỏ, và than trị giá khoảng 1.8 tỷ euro (khoảng 2 tỷ USD) mỗi tháng từ Nga, qua đó giúp tài trợ cho cuộc chiến của ông Vladimir Putin ở Ukraine.” 

Giờ đây, quốc gia này đang ráo riết xây dựng các cảng LNG mới để bổ sung cho nhu cầu năng lượng của mình. LNG được vận chuyển bằng tàu và Hoa Kỳ là một nước xuất cảng lớn. Hồi cuối tháng Chín, chính phủ ông Scholz đã công bố chương trình “lá chắn phòng thủ” trị giá 200 tỷ euro (209 tỷ USD) để hạn chế giá khí đốt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như trợ cấp cho các công ty nhập cảng năng lượng. 

Về mặt thương mại, tháng trước các chính trị gia Đức đã thực hiện các chuyến công du khắp Á Châu, đánh giá lại các mối quan hệ hiện có và củng cố các mối quan hệ mới. 

Một số người đứng đầu của ngành công nghiệp Đức đã tham gia, trong đó có lãnh đạo của các đại công ty công nghiệp BASF và Siemens, cũng như đại gia tài chính Deutsche Bank. 

Các chính phủ tiền nhiệm của Đức đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, một quốc gia mà nhà cầm quyền cộng sản tại nơi đó đã ngày càng trở nên thù địch với phương Tây và các đồng minh. Chính sách phụ thuộc vào Trung Quốc được hình thành gần như hoàn toàn bởi lợi ích của các doanh nghiệp Đức, vốn phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc và đã đầu tư rất nhiều vào sản xuất của Trung Quốc. 

Đức phải chuẩn bị cho một thế giới mà Trung Quốc ngày càng trở nên bị cô lập và bị cắt đứt với phần còn lại của thế giới. 

Không quốc gia nào có thể thay thế nhu cầu mãnh liệt của Trung Quốc đối với hàng xuất cảng của Đức bao gồm máy móc công nghiệp, thiết bị kỹ thuật, và xe hơi. Nhưng nước Đức phải bắt đầu từ một xuất phát điểm nào đó. 

Ông Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương tại Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) ở Berlin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 11: “Từ bỏ Trung Quốc hoàn toàn chắc chắn không phải là một lựa chọn.” 

“Các doanh nghiệp Đức đang cố gắng đa dạng hóa và đề phòng khả năng sụt giảm mạnh hơn trong các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.” 

Các doanh nghiệp Đức cần phải được khuyến khích đa dạng hóa khỏi thị trường Trung Quốc. Việc đa dạng hóa này sẽ hao tổn chi phí, và sẽ làm tổn hại đến lợi tức của các công ty, chí ít là tạm thời. Và cần có sự cam kết từ cộng đồng doanh nghiệp, các chính trị gia Đức, và các đồng minh của Đức trong Liên minh Âu Châu.” 

Cho đến nay, sự xoay trục của Đức đã có lực đẩy hạn chế. Trong khi hồi tháng trước Đức đã ngăn chặn việc Trung Quốc mua lại một nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn trong nước, thì vào đầu tháng 12, quốc gia này đã từ chối đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ trong việc ban hành một lệnh cấm hoàn toàn việc nhập cảng thiết bị viễn thông do đại công ty viễn thông Trung Quốc Huawei sản xuất. Hồi tháng 10, Berlin đã cho phép đại tập đoàn vận tải COSCO thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc mua một nhà ga ở cảng Hamburg, mặc dù chính phủ Đức đã chọn một khoản đầu tư nhỏ hơn so với kế hoạch ban đầu mà công ty Trung Quốc này đề ra. 

Tất cả những sự việc này đặt ra câu hỏi: [Hành động hiện giờ của Đức] liệu có quá ít, quá muộn không?

Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.


Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này – Tác giả Jack Phillips – 19/12/2022

Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này

Một công nhân dọn tuyết cho xe hơi tại bãi xe hơi đã qua sử dụng Bereg sau một cơn bão trong đêm ở Orem, Utah, hôm 13/12/2022. (Ảnh: George Frey/AFP qua Getty Images) 

Một cơn bão mùa đông lớn dự kiến sẽ đổ bộ vào phần lớn Hoa Kỳ và có nguy cơ ảnh hưởng đến kế hoạch đi nghỉ Lễ Giáng Sinh của người Mỹ, theo các nhà dự báo thời tiết liên bang. 

Hôm 18/12, Cơ quan Khí Tượng Quốc gia (NWS) cho biết “một hệ thống bão lớn được dự báo sẽ ảnh hưởng đến phần lớn Quốc gia trước Đêm Giáng Sinh, với gió giật trên diện rộng, các khu vực có mưa lớn và tuyết rơi dày, cũng như đợt lạnh buốt giá theo sau cơn bão.” 

Các nhà dự báo khác đã đưa ra các thông điệp và cảnh báo tương tự hôm 18/12. 

“Chúng tôi ngày càng chắc chắn, và điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều sự đồng thuận hơn về dữ liệu dự báo này, vì vậy cơn bão mùa đông lớn này sẽ có nhiều khả năng xảy ra,” nhà khí tượng học Amy Freeze của Fox Weather cho biết. “Hiện tại khoảng thời gian dự báo là cơn bão có thể kéo dài đến cuối tuần Lễ Giáng Sinh. Đối với một số người, đó là một cơn ác mộng. Đối với những người khác, đây có thể là giấc mơ về một Lễ Giáng Sinh trắng sẽ thành hiện thực.” 

Theo AccuWeather, cơn bão được dự đoán trước này sẽ mang đến “lượng tuyết lớn, mưa và gió dữ dội từ vùng Đồng bằng đến Bờ Đông Hoa Kỳ.” 

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết cơn bão sẽ ập đến cùng với “một đợt không khí lạnh sẽ khiến nhiệt độ lạnh thấu xương trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần và có thể sẽ là một trong những thời kỳ không khí Bắc Cực dữ dội và kéo dài nhất vào dịp Lễ Giáng Sinh trong nhiều thập niên,” nhà dự báo thời tiết này cho biết, đồng thời cảnh báo về “sự đóng băng nhanh chóng.” 

Đối với phần lớn các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương và đông bắc, triển vọng cho việc di chuyển của người dân vào ngày 22/12 là “rất thấp,” theo AccuWeather. 

“Cơn bão này có thể sẽ trở nên dữ dội, do sự thay đổi hết sức rõ rệt giữa luồng không khí bắc cực tăng mạnh đến từ các tiểu bang miền Trung và luồng không khí tương đối ấm áp trên khắp vùng đông nam Hoa Kỳ,” ông Jon Porter, nhà khí tượng học trưởng của AccuWeather cho biết. “Các cơn bão lớn ở Bờ Đông trong nhiều thập niên đã xảy ra theo kiểu thiết lập này, mang đến nguy cơ mưa tuyết lớn, gió giật, lũ lụt ven biển, giông bão nghiêm trọng, và thậm chí cả lốc xoáy ở phía nam của cơn bão này.”

Theo NWS, vào tuần tới, thời tiết lạnh giá bất thường sẽ ập đến nửa phía đông Hoa Kỳ. NWS cho biết vào giữa tuần, cũng sẽ có một đợt “nhiệt độ lạnh thấu xương song song và một hệ thống bão mạnh hơn trên Dãy núi Rocky và vùng Đồng bằng Trung tâm.”

Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.

Thanh Tâm biên dịch


Thái Lan: Tàu Hải quân bị chìm, 33 thủy thủ mất tích

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/Thai-Lan-Tau-Hai-quan-bi-chim-33-thuy-thu-mat-tich-1.jpg

Các thủy thủ được giải cứu. (Ảnh: Chụp màn hình) 

Một tàu hải quân của Thái Lan đã chìm tại Vịnh Thái Lan. Nhiều trực thăng và tàu đã được huy động để giải cứu các thủy thủ, theo hãng tin Reuters. Hải quân Thái Lan cho biết rằng tính đến nay đã có 78 trong số 106 thủy thủ được cứu (3 người bị thương nặng), 33 thủy thủ vẫn đang mất tích. 

Cụ thể, gió mạnh đẩy nước tràn vào tàu hộ vệ HTMS Sukhothai gây sập hệ thống điện trên chiến hạm này vào tối 18/12. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã cử 3 tàu khu trục nhỏ và 2 trực thăng cùng máy bơm di động để hỗ trợ hút nước khỏi tàu HTMS Sukhothai. Tuy nhiên, gió mạnh đã gây khó khăn cho công việc này.

Mặc dù Hải quân Thái Lan ban đầu nhận định tất cả thủy thủ đoàn được cho là an toàn, trong một tuyên bố ngày 19/12, họ cho biết 33 người vẫn đang chờ được giải cứu dưới nước. Sự cố xảy ra khi HTMS Sukhothai tuần tra ở địa điểm cách bền tàu ở Bangsaphan, tỉnh Prachuap Khiri Khan 32 km.

Phát ngôn viên Hải quân Pogkrong Monthardpalin nói rằng tàu hộ tống Sukhothai đã bị sóng đánh mạnh hôm 18/12, khiến nó bị nghiêng sang một bên trước khi nước tràn vào. Ông cho biết nước biển tràn vào tàu qua một đường ống, cắt đứt nguồn điện của tàu Sukhothai và khiến thủy thủ đoàn không thể kiểm soát. Nước sau đó tràn vào thân tàu và con thuyền bắt đầu lật úp.

Các video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy Sukhothai nghiêng gần 60 độ so với mặt nước, cũng như tiếng gió thổi và tiếng la hét của các thủy thủ ở phía sau.

Trong những ngày gần đây, khu vực miền Nam Thái Lan đã hứng chịu bão và ngập lụt. Các tàu thuyền đều nhận cảnh báo neo đậu trên bờ.

Phan Anh


Bloomberg: Thị trường chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất năm 2022

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/thi-truong-chung-khoang-nga.jpg

Trong 92 chỉ số được theo dõi của Bloomberg, thị trường chứng khoán Nga giảm mạnh nhất trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Bigc Studio/Shutterstock) 

Theo Bloomberg, Chỉ số chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất trong 92 thị trường được theo dõi, tương đương mất 35% giá trị, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thị trường chứng khoán của Nga đã bị loại khỏi các chỉ số tham chiếu trên toàn cầu do xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Bên cạnh đó, các quỹ ETF theo dõi thị trường này thì bị phong tỏa hoặc đóng cửa. Nhà đầu tư trong nước khó bảo vệ thị trường khỏi tác động từ cuộc chiến, dù phần lớn người nước ngoài vẫn đang bị cấm bán cổ phiếu Nga họ nắm giữ.

Hồi tháng 2, đà bán tháo đã khiến thị trường Nga đóng cửa lâu kỷ lục. Chỉ số RTS (tính theo USD) năm nay cũng giảm 35% – tệ nhất trong 92 chỉ số mà Bloomberg theo dõi trên toàn cầu Chỉ số MOEX Russia (tính theo đồng ruble) thì đang hướng tới năm giảm mạnh nhất kể từ 2008. Mức giảm có thể còn lớn hơn nếu chiến tranh vẫn kéo dài.

Đầu tháng 12, Liên minh châu Âu (EU) và Khối G7 đã thống nhất cấm các công ty trong khối cung cấp dịch vụ với dầu Nga, ví dụ như: bảo hiểm, vận chuyển…nếu bán trên 60 USD một thùng. Cổ phiếu ngành dầu mỏ tại Nga cũng chịu ảnh hưởng khi giá dầu thế giới biến động.

“Thị trường chứng khoán Nga phản ánh triển vọng ảm đạm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu gây sức ép lên kinh tế trong nước”, Piotr Matys – Chiến lược gia tiền tệ tại InTouch Capital Markets cho biết.

“Khả năng kinh tế toàn cầu đi xuống trong vài quý tới không hề có lợi cho dầu Nga, đặc biệt trong bối cảnh EU cam kết giảm phụ thuộc vào hàng Nga”.

Lukoil và Gazprom – hai cổ phiếu hàng đầu trong chỉ số MOEX – đã mất giá 30% và 53% trong năm 2022. Trong khi đó, ngân hàng lớn nhất Sberbank giảm tới 54% do các lệnh trừng phạt khiến Nga không thể tiếp cận dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, còn các nhà băng bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin mở rộng việc huy động quân nhân dự bị cũng khiến nhà đầu tư cá nhân trong nước ngần ngại rót tiền vào thị trường chứng khoán.

“Tôi ngạc nhiên khi thấy thị trường chứng khoán Nga bị định giá thấp, vì mọi rủi ro địa chính trị đều đã được phản ánh trong các đợt trừng phạt đầu tiên rồi. Kể cả trần giá cũng không phải yếu tố làm thay đổi cục diện chứng khoán Nga”, Iskander Lutsko – Chiến lược gia đầu tư tại ITI Capital (Moskva) nhận định.

Ông Lutsko cho rằng chứng khoán liên tục đi xuống là do “thiếu sự hỗ trợ trừ các quỹ đầu tư trong nước và nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân yếu, do rủi ro từ lệnh huy động quân nhân và dòng tiền tiết kiệm bị rút ra”.

Chiến sự và các lệnh trừng phạt có thể còn tiếp diễn vào năm 2023. Vì thế, tình hình trên thị trường chứng khoán của Nga khó có cơ hội phục hồi. Tuần trước, EU còn công bố áp gói trừng phạt thứ 9 lên Nga, đưa thêm nhiều ngân hàng, quan chức nước này vào danh sách bị hạn chế.

“Nếu không có dòng vốn mới, và các lệnh trừng phạt mới của phương Tây giữ nguyên, chứng khoán Nga nhiều khả năng có thể tiếp tục đi xuống năm 2023”, Matys tại InTouch Capital Markets cho biết.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không chấp nhận mức giá trần, đồng thời cho biết thêm rằng họ cần phân tích tình hình trước khi quyết định một phản ứng cụ thể.

EU, G7 và Australia đã thông qua mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, có hiệu lực từ hôm 5/12.

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết trong một tuyên bố: “G7 và tất cả các quốc gia thành viên EU đã đưa ra quyết định sẽ gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến doanh thu của Nga và làm giảm khả năng gây chiến ở Ukraine”.

Bà nói: “Nó cũng sẽ giúp chúng tôi ổn định giá năng lượng toàn cầu, mang lại lợi ích cho các quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với giá dầu cao.”

Nhưng đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Mikhail Ulyanov, đã cảnh báo rằng châu Âu sẽ đưa ra quyết định sai lầm.

“Từ năm nay, châu Âu sẽ sống mà không có dầu của Nga,” ông Ulyanov viết trên Twitter. “Moscow đã nói rõ rằng họ sẽ không cung cấp dầu cho những quốc gia ủng hộ giá trần chống lại giá thị trường. Rất nhanh thôi, EU sẽ cáo buộc Nga sử dụng dầu mỏ làm vũ khí”.

Nhất Tín, theo Bloomberg


Cuộc đời chính trị của ông Putin bước vào thời gian đếm ngược

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-19-luc-54240-ch-700x366.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Hơn 9 tháng kể khi Nga xâm lược Ukraina, Matxcơva liên tiếp gặp thất bại. Sự bất mãn của người dân ở Nga cũng đang tăng cao. Các nhân vật đối lập lập luận rằng Nga đã thua trong cuộc chiến và những ngày cai trị của Tông Thống Putin sắp kết thúc.

Theo Aboluowang, nhân vật đối lập ở Mátxcơva Yulia Galiamina chỉ ra: “Nếu ông Putin không bắt đầu cuộc chiến này, ông ấy có thể đã nắm quyền trong một thời gian dài hơn, nhưng giờ đây những ngày của ông ấy đang đếm ngược theo đúng nghĩa đen, chế độ của Putin đang sụp đổ và ông ta nhận thức rõ điều đó”.

Ông Garry Kasparov, một nhà phê bình Điện Kremlin, cũng chỉ ra rằng Nga rõ ràng đã thua trong cuộc chiến, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ, nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người nữa sẽ chết trước khi điều này diễn ra.

Thời báo New York vào ngày 17/12 cũng tiết lộ rằng một số nhà tài phiệt Nga bị phương Tây trừng phạt đã phàn nàn rằng họ bị lừa xuất hiện trên TV để tạo ảo giác ủng hộ cuộc chiến của ông Putin.

Ông Konstantin Zatulin, một thành viên của “Đảng Nước Nga Thống nhất” của TT Putin, nói rằng ban đầu ông dự kiến ​​​​phát biểu thay mặt đảng vào ngày 15 tháng 2, đề nghị rằng trừ khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đích thân phát động các hoạt động quân sự, thì Nga sẽ không xâm lược nước láng giềng.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo đảng đã hủy bỏ bài phát biểu năm phút trước cuộc họp dự kiến.

Ông Zaturin nói: “Tôi chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này. … Mọi thứ xảy ra liên quan đến quyết định này không chỉ khiến tôi mà còn rất nhiều người nắm quyền ngạc nhiên”.

Bá Long 


Á quân Cúp Bóng đá thế giới: Đội Pháp trở về trong vinh quang

19/12/2022

Người hâm mộ chờ đón kết quả trận chung kết Pháp – Achentina trên đại lộ Champs Elysees, Paris, Pháp, ngày 18/12/2022. REUTERS – DENIS BALIBOUSE 

Thanh Hà /RFI

Không giữ được chức vô địch, nhường ngôi sao vàng thứ ba trên ngực áo cho Achentina, thế nhưng đội tuyển Pháp đã rời sân cỏ Qatar trong vinh quang. Với thêm 3 lần ghi bàn trong một trận chung kết hôm qua, 18/12/2022, tổng cộng là 8 bàn thắng, Kylian Mbappé đoạt danh hiệu vua phá lưới Worrld Cup 2022. Đội tuyển Áo Lam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Didier Deschamps đã thực sự làm giới hâm mộ mê say. 

Chiều nay, đội tuyển Pháp sẽ trở về Paris và theo chương trình sẽ hội ngộ với người hâm mộ ở Paris. Bộ trưởng Thể Thao, bà Amélie Oudéa Castéra, cho biết trên nguyên tắc máy bay của Mbappé và các đồng đội của anh sẽ đáp xuống phi trường Roissy – Charles de Gaulle, ngoại ô phía bắc Paris, vào khoảng 6 giờ chiều nay. Đội tuyển Áo Lam sẽ không diễu hành trên đại lộ Champs Elysée, nhưng sẽ đến Quảng trường Concorde để cảm ơn nhiệt tình của công chúng đã dành cho đội Pháp trong suốt mùa bóng.

Tổng thống Emmanuel Macron ngay từ chiều qua đã có những lời an ủi đội Pháp để hụt chiếc Cúp vàng và bỏ lỡ cơ hội đi vào lịch sử với tư cách đội tuyển hai lần liên tiếp đoạt chức vô địch thế giới. Dù vậy, theo ông Macron, đội Pháp đã « tiến rất gần đến đích » và trong những tuần qua « đã đem lại cho cả một dân tộc những thời khắc tuyệt đẹp » và « người Pháp rất tự hào » về những thành tích của đội bóng quốc gia, với một trận chung kết đấu hết mình và đầy kịch tính.

Về phần mình, huấn luyện viên Deschamps, tuy thất vọng trước hồi kết quá « nghiệt ngã », cho dù Kylian Mbappé và đồng đội đã đảo ngược tình huống ở vào phút thứ 80 – 81, nhưng cũng nhìn nhận tài năng rất lớn và dấu ấn lớn không kém của Mbappé tại một giải bóng đá thế giới « đi vào kỷ lục ». Với đội trưởng Hugo Lloris, 35 tuổi, Cúp bóng đá Qatar 2022 là gạch nối giữa hai thế hệ các tuyển thủ Pháp mà Mbappé là gương mặt tiêu biểu nhất của lớp cầu thủ đang lên.

Cổ động viên Pháp đương nhiên thất vọng với kết quả sau cùng, nhưng đã thực sự hạnh phúc vì được xem một trận chung kết « có một không hai ». Các cầu thủ của Didier Deschamps đã cống hiến cho làng bóng thế giới một trận đấu « kinh điển », một trận so tài « hồi hộp đến ngạt thở ».

Tại Pháp hôm qua có hơn 24 triệu khán giả trực tiếp theo dõi trận đấu qua đài truyền hình. Đài tư nhân TFI nói đến « một kỷ lục chưa từng thấy » thu hút 81 % khán giả trên toàn quốc trong thời gian từ 16 đến 19 giờ.


Tóm lực trận chung kết túc cầu thế giới 2022

Argentina đoạt vô địch bóng tròn thế giới 2022
  • Pháp quá yếu và rời rạc trong hiệp đầu, trong khi Argentina xuất sắc dẫn Pháp 2-0.
  • Pháp gỡ hòa 2-2 vào phút thứ 80
  • Hai đội hòa 3-3 sau khi đá thêm giờ.
  • Đá penalty (luân lưu): Argentina thắng với tỷ số 4-2
  • TT Pháp Macron tham dự trận chung kết với tư cách khán giả bày tỏ nhiệt tình với đội nhà, đồng thời tạo mối liên hệ tốt với nước chủ nhà Qatar.

Tự do Tôn giáo 2022 – CS Việt Nam quyết xoá bỏ các giáo hội độc lập

Monday, December 19th, 2022

19/12/2022

Tự do Tôn giáo 2022 - Việt Nam quyết xoá bỏ  các nhóm độc lập

Một số sự kiện về Tôn giáo – Tín ngưỡng ở Việt Nam 2022 /Photo: RFA 

Năm 2022, Tự do tôn giáo Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ hơn khi hàng loạt các tôn giáo, cơ sở sinh hoạt tôn giáo độc lập bị Chính quyền Hà Nội dùng mọi phương cách, từ vận động, ngăn chặn, tấn công, cho tới bỏ tù… hòng xoá bỏ bất kỳ nhóm tôn giáo nào không đi theo khuôn khổ của Nhà nước.

Việt Nam bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về Tự do tôn giáo

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 19/12/2022: Vietjet bị kiện – Tình trạng thất nghiệp ‘còn tệ hơn trong đại dịch’ – Từ sân quần tới sân golf – La liệt ‘biệt thự ma’ triệu đô ở Hà Nội

Monday, December 19th, 2022

Quê Hương tổng hợp


Báo Anh nói VietJet “vướng vào vụ kiện 155 triệu bảng” thuê phi cơ

18/12/2022

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

VietJet, còn được biết đến với tên gọi ‘hãng hàng không bikini’, đang bị kiện tại Tòa Thượng thẩm Anh, trong vụ kiện thương mại liên quan tới khoản nợ 155 triệu bảng Anh, cộng với tiền lãi phải trả ở mức ít nhất là 31 ngàn bảng một ngày.

Theo báo Anh The Telegraph, đơn do hãng FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, kiện VietJet ký thuê bốn phi cơ nhưng nhiều lần trễ hạn thanh toán trong năm 2021. 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 16/12/2022: Nạn nhân của ngân hàng SCB – 59% công nhân không có tiền dự trữ – VinFast VF8 chưa sẵn sàng ở Mỹ – 82 tuổi tự thiêu trước tòa án vì uất ức

Friday, December 16th, 2022

Quê Hương tổng hợp


Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân? – 15/12/2022

Nguyễn Lễ 

Gửi BBC News Tiếng Việt từ Washington DC, Hoa Kỳ 

Ngân hàng SCB

Vụ trái phiếu SCB vẫn đang gây ra phẫn uất trong người dân ở Việt Nam. Nếu tôi nói ‘trái phiếu SCB’ mà bạn bảo nghe có gì đó sai sai thì tôi xin khẳng định: Đúng là tôi nói về trái phiếu SCB. 

Không phải mình tôi nói đâu. Thử hỏi những người đã mua trái phiếu ở SCB, có ai gọi ‘trái phiếu An Đông’ không? Có ai đến công ty An Đông đòi tiền không? Và họ cũng không lầm đâu. 

Đơn giản là vì vào cái ngày họ đi ‘mua trái phiếu’, họ không đi đến công ty An Đông, mà họ cũng không biết có Công ty đầu tư An Đông gì đó. Họ cũng không tìm đến Công ty Chứng khoán Tân Việt, bởi nhiều người trong số họ có biết chứng khoán, trái phiếu là gì đâu? 

Continue Reading »

Hiệu quả vắc-xin Vero Cell (của Trung Quốc) và trách nhiệm của WHO

Friday, December 16th, 2022

Nguyễn Nam – 16/12/2022

VNTB – Hiệu quả vắc-xin Vero Cell và trách nhiệm của WHO

Số ca nhiễm Covid ở Trung Quốc đại lục tăng vọt sau khi ngưng chính sách Zero COVID

Chính phủ Trung Quốc đột ngột ngừng chính sách Zero COVID vào tuần trước, bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa. Bất ngờ là số ca nhiễm Covid ở Trung Hoa đại lục tăng vọt…

Sáng 14-12-2022 (giờ địa phương), nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 2.249 ca mắc Covid-19 có triệu chứng trên toàn quốc vào ngày 13-12, 20% trong số này được phát hiện ở thủ đô.

Trong một bài viết trên Twitter, một luật sư ở Bắc Kinh đồng thời là cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc James Zimmerman cho biết, 90% số nhân viên trong văn phòng ông mắc Covid-19, tăng từ một nửa số nhân viên mắc bệnh vài ngày trước đó…

Continue Reading »

Cách mạng Haiti vs Cách mạng Việt Nam – Tưởng Năng Tiến

Thursday, December 15th, 2022

14/12/2022

Cũng như bao nhiêu đồng loại (và sinh vật) khác, với thời gian, mỗi lúc tôi một thêm già nua và cằn cỗi. Lưng còng, tóc bạc, da mồi, mắt mờ, tai điếc, răng long … thì đã đành rồi; não bộ, trí óc, trí tuệ, trí́ tưởng, trí nhớ … cũng mỗi ngày một thêm đù đờ/lờ quờ và mù mờ thì (hơi) khó đành hơn – chút xíu!

Continue Reading »

Thời sự Thứ Năm 15/12/2022: Thị trường chứng khoán thế giới xuống dốc; Liên Âu xoay trục sang ASEAN; Nga không ngưng chiến dịp Giáng sinh; Trung Quốc: sản xuất xuống thấp, tiêu dùng tiêu điều; Pháp thắng Morocco 2-0, vào chung kết với Argentina

Thursday, December 15th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Sau tuyên bố của Chủ tịch Fed, Phố Wall và thị trường chứng khoán khắp toàn cầu đỏ lửa

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/ntdvn_gettyimages-46060877023.jpg
Cổ đông quan sát thị trường chứng khoán tại một công ty giao dịch chứng khoán vào ngày 17/12/2014 ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: VCG/VCG qua Getty Images) 

Sau cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã phát đi thông điệp sẽ nhắm với mức lãi suất điều hành 5,1% chứ không phải là 4,6% như tuyên bố trước đó. Do vậy, dù tốc độ tăng lãi suất điều hành giảm đi với các 4 lần trước đó (0,5%) nhưng Phố Wall và hầu khắp thị trường chứng khoán toàn cầu phản ứng tiêu cực với tuyên bố chính sách diều hâu này của Fed.

Sau cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của năm 2022 đầy biến động, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) phát đi thông điệp sẽ tăng lãi suất lên tới 5,1%, cao hơn mức tuyên bố trước đó là 4,6% của cơ quan này.

Chính sách lãi suất diều hâu hơn để kiềm chế lạm phát, cuộc chiến mà Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố là “chưa hề chiến thắng”, đã gây thất vọng cho thị trường chứng khoán khắp toàn cầu.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ đã chậm lại trong tháng thứ năm liên tiếp xuống 7,1% vào tháng 11/2022, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái và thấp hơn mức dự báo là 7,3% sau khi mức 7,7% trong tháng 10/2022.

Thực tế, lãi suất điều hành của Fed hiện chưa đạt được mức lãi suất thực dương. Đây là lý do dù Fed đang giảm tốc tăng lãi suất nhưng lại hướng tới mức lãi suất điều hành tăng cao hơn kỳ vọng của thị trường cho tới khi đạt mức lạm phát mục tiêu 2% như tuyến bố.

Phố Wall mất điểm sau lo ngại chính sách lãi suất diều hâu hơn của Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào đà suy thoái tồi tệ. Chỉ số Chỉ số Dow mất 300 điểm vào thứ Tư, trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm khoảng 1% với mỗi chỉ số. Các hợp đồng tương lai gắn liền với ba chỉ số chính đều tăng khoảng 0,2%.

Châu Âu, chỉ số GB100 của Anh giảm 7 điểm (0,09%) trong khi chỉ số DE40 của Đức giảm sâu hơn tới 38 điểm (mất khoảng 0,21%), chỉ số FR40 của Pháp cũng mất 63 điểm, tương ứng với 0,26%.

Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm hôm nay (thứ Năm, 15/12) sau tuyên bố của Fed. Châu Á đang chứng kiến doanh số bán lẻ và dữ liệu sản xuất công nghiệp đáng thất vọng ở Trung Quốc, thâm hụt thương mại lớn hơn dự kiến ​​ở Nhật Bản.

Chỉ số chứng khoán JP225 của Nhật mất 110 điểm, tương ứng với 0,41%. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) mất thêm 9 điểm, tương ứng 0,28%, chỉ số này đã giảm 13,8% so với cùng kỳ. Chỉ số chứng khoán của 300 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch Trung Quốc cũng mất 9 điểm (0,23%); đánh dấu mức giảm giá tới 21% so với cùng kỳ. Tại Việt Nam, chỉ số HNX-Index mất 0,76% trong phiên giao dịch sáng nay.

Quang Nhật


Liên Hiệp Châu Âu cam kết đầu tư 10 tỉ đô la vào Đông Nam Á – Thu Hằng /RFI

15/12/2022

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel trò chuyện với tổng thống Joko Widodo, trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN, Bruxelles, Bỉ, ngày 14/12/2022. AP – Geert Vanden Wijngaert 

Trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 14/12/2022 giữa Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, khối 27 nước cam kết một khoản đầu tư lớn vào Đông Nam Á. Bruxelles muốn « kết nối lại » với khu vực hiện là đối tác thương mại chính của Trung Quốc. 

Khoảng 10 tỉ đô la, trích từ quỹ của Liên Hiệp Châu Âu, sẽ được đầu tư vào các nước Đông Nam Á, theo danh sách các dự án được chuẩn bị nhân dịp này. Theo trang web của Hội Đồng Châu Âu, kế hoạch hành động cho giai đoạn 2023-2027 tập trung vào nhiều lĩnh vực, như phục hồi sau đại dịch, thương mại bền vững, kết nối bền vững và dựa trên luật lệ, khuyến khích lao động hợp pháp, chuẩn bị phòng chống thiên tai, hợp tác an ninh.

Hậu quả kinh tế do cuộc chiến của Nga tại Ukraina dẫn đến khủng hoảng toàn cầu cũng được thảo luận. Tuy nhiên, theo AFP, các nước thành viên ASEAN bị chia rẽ về lập trường đối với Nga. Liên Hiệp Châu Âu đã không thuyết phục được các đối tác ASEAN. Trong thông cáo chung, hai bên chỉ nêu « những lập trường và cách đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt » nhắm vào Nga . Tổng thống Indonesia Joko Widodo cảnh báo : « Không có chuyện áp đặt lập trường cho người khác. Không ai có thể áp luật riêng cho người khác ».

Về vấn đề an ninh, trong thông cáo chung, hai khối cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền qua lại vô hại, cũng như thương mại hợp pháp trong mỗi vùng và kể cả ngoài những khu vực đó, chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhận định trong cuộc họp báo sau thượng đỉnh rằng: « Với hậu thuẫn chiến lược » của Liên Hiệp Châu Âu, ASEAN ở « thế mạnh » để « đàm phán về những khó khăn mà tất cả chúng tôi (các nước ASEAN) đang phải đối mặt về những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông ».

Cuộc họp thượng đỉnh lần này nhằm thắt chặt mối quan hệ từ 45 năm qua giữa hai khối, được nâng cấp lên thành « đối tác chiến lược » năm 2020. Phát biểu trước các nhà lãnh đạo hai khối, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh : « Dù hàng nghìn km ngăn cách chúng ta (hai khối), nhưng có rất nhiều giá trị kết nối chúng ta ».


EU xoay trục sang ASEAN để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

15/12/2022

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tại Bruxelles, Bỉ, ngày 14/12/2022. AP – Olivier Matthys 

Mỹ tổ chức thượng đỉnh với các nước châu Phi tại Washington cùng thời điểm với Liên Hiệp Châu Âu họp với các nhà lãnh đạo ASEAN ở Bruxelles. Dù Trung Quốc không hề xuất hiện nhưng vẫn là đối tượng bị nhắm đến trong chiến lược của phương Tây thắt chặt quan hệ với những khu vực vẫn bị cho là chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh. 

Theo nhiều quan chức châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu, luôn « từ chối khuynh hướng ‘vùng ảnh hưởng’ », đang tìm cách « đa dạng hóa các nhà cung cấp để bảo đảm an ninh cho nguồn cung ứng » trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Matxcơva và quan hệ nguội lạnh với Bắc Kinh. Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương được công bố năm 2021 xác định rõ Trung Quốc là « đối thủ có hệ thống » của Liên Âu.

ASEAN: Đối tác giúp EU giảm phụ thuộc vào Trung Quốc 

Đông Nam Á trở thành khu vực quan trọng về an ninh, ngoại giao và thương mại đối với Liên Hiệp Châu Âu vì theo một nhà ngoại giao, « khu vực vô cùng năng động này đang trở thành nền kinh tế thứ năm thế giới từ nay đến 4-5 năm nữa ». Nhìn chung, tiềm năng của khu vực này « rất lớn », « đó là một thị trường rộng lớn, rất trẻ và rất có trình độ », theo nhận định với báo Le Figaro của nhà nghiên cứu Eva Pejsova, Đại học Bruxelles.

Hiện tại, Liên Hiệp Châu Âu là nhà đầu tư lớn thứ hai và là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN (sau Trung Quốc và Mỹ), với kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 280 tỉ euro. Nhưng Bruxelles muốn « kết nối lại » với các nước Đông Nam Á vì một mặt, ASEAN được kỳ vọng giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác nhiều nước Đông Nam Á rất giầu tài nguyên, khí đốt, như các mỏ lithium ở Indonesia.

Do đó, thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nhấn mạnh châu Âu « phải trở thành một đối trọng với ảnh hưởng mà những cường quốc khác đang cố mở rộng trong vùng » Đông Nam Á. Còn theo người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell, Bruxelles phải « đưa ra nhiều đề xuất hơn trong cuộc chiến đề xuất trên đấu trường địa-chính trị ». Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thực hiện phần nào tham vọng này khi đưa ra nhiều đề xuất giá trị, đầy hấp dẫn với các đồng nhiệm ASEAN.

Khoản đầu tư 10 tỉ euro, trích từ quỹ Global Gateway của Liên Âu cạnh tranh với Sáng kiến một Vành đai một con đường của Trung Quốc, tập trung vào phát triển bền vững, kết nối, an ninh cho các nước ASEAN từ giờ đến năm 2027. Về thương mại, theo thủ tướng Đức Olaf Scholz, khối 27 nước « sẽ tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các nước thành viên của hai khối và cải thiện những điệu kiện đó », dù vấn đề nhân quyền vẫn được các hiệp hội đề cập. Sau hiệp định tự do thương mại với Singapore và Việt Nam, Bruxelles không giấu tham vọng mở rộng thỏa thuận tự do mậu dịch với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, trong đó hai thỏa thuận khung với Malaysia và Thái Lan đã được ký tại hội nghị thượng đỉnh ngày 14/12. Ngoài ra, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng khởi động dự án tự do trao đổi giữa hai vùng.

ASEAN tìm « con đường thứ ba » với EU

Về phía ASEAN, các nước Đông Nam Á tìm thấy « nhiều điểm tương đồng chiến lược » với khối 27 nước. ASEAN luôn từ chối « chọn phe » giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh Đông Nam Á trở thành đấu trường cạnh tranh kinh tế và an ninh khốc liệt giữa hai cường quốc. Trả lời đài RFI ngày 14/12, nhà nghiên cứu Sophie Boisseau-Durocher cho rằng « những điểm đồng nhất về chính trị, kinh tế, ngoại giao giữa Đông Nam Á và Liên Hiệp Châu Âu dường như được khai thác để giúp ASEAN thoát khỏi sự kìm kẹp Mỹ – Trung ngày càng đè nặng đối với hiệp hội ». 

Liên Hiệp Châu Âu trở thành« con đường thứ ba » cho khối 10 nước. Theo tổng thống Philippines, với« sự ủng hộ chiến lược »của Liên Âu, các nước Đông Nam Á sẽ ở « thế mạnh » trong các cuộc đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông, ý muốn nói đến Trung Quốc dù ông không nêu đích danh. Tuy nhiên, một quan chức Đức cảnh báo Bruxelles sẽ phải cận trọng vì dù là một đối tác quan trọng với các nước ASEAN, nhưng « Trung Quốc còn quan trọng hơn về trao đổi thương mại, hơn cả Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu ».

Dù sao một giai đoạn mới đang mở ra cho quan hệ giữa hai khối. Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, chủ tịch luân phiên ASEAN 2022, đánh giá cuộc họp thượng đỉnh là « cơ hội biến » mong muốn xích lại gần nhau giữa hai khối thành một kế hoạch « cụ thể và có lợi cho cả hai vùng cho vài thập niên tới ».


Tỷ phú TQ đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ vì cáo buộc hối lộ quan chức San Francisco

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/ti-phu-TQ-bi-truy-to.jpg

Tỷ phú Zhang Li (Reuteurs) 

Một ông trùm bất động sản Trung Quốc đang đấu tranh pháp lý nhằm tránh né việc bị dẫn độ từ Anh sang Hoa Kỳ do vai trò của ông trong việc hối lộ các quan chức thành phố San Francisco.

Tỷ phú Zhang Li, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty R&F Properties đặt tại Quảng Châu, đang bị truy nã ở California vì bị cáo buộc hối lộ các quan chức nhà nước từ năm 2015 đến năm 2020. Ông Zhang bị cáo buộc đã hối lộ các nhân viên chính quyền để nhận được giấy phép cho một dự án xây dựng lớn ở San Francisco.

Ông trùm 69 tuổi này đã bị bắt ở London vào ngày 30/11 theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Tại phiên tòa hôm 12/12, Thẩm phán John Zani đã cho phép ông Zhang được tại ngoại với số tiền bảo lãnh kỷ lục 18,4 triệu đô la trước khi các thủ tục dẫn độ được tiến hành. Ông Zhang đã không tham dự phiên điều trần, mà ủy quyền cho luật sư của ông.

Giờ đây, ông Zhang đang sống dưới sự quản thúc tại gia 24/24 trong tòa nhà chọc trời sang trọng ở London. Ông không được phép truy cập vào bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet và phải bị còng tay với một thành viên trong đội an ninh tư nhân do tòa án chỉ định khi ông rời khỏi nơi ở đến tham dự phiên tòa.

Ông Zhang trước đây là một quan chức trong chính quyền cộng sản Trung Quốc. Sau đó ông đã đồng sáng lập công ty R&F, một công ty bất động sản được niêm yết ở Hồng Kông. Ông cũng đồng sáng lập Z&L, một công ty bất động sản ở California, Hoa Kỳ, thông qua công ty này ông đã hối lộ các quan chức chính quyền tiểu bang. Một đại diện của cơ quan công tố Hoa Kỳ mô tả Z&L là chi nhánh ở Mỹ của công ty R&F.

Trong một thông báo hôm 12/12, R&F tuyên bố các cáo buộc là “cáo buộc sai sự thật”. Cáo buộc này bắt nguồn từ chuyến thăm Trung Quốc của một cựu quan chức phụ trách các vấn đề công cộng của thành phố San Francisco. Chuyến thăm được cho là bao gồm các bữa ăn và chỗ ở sang trọng.

Trong một hồ sơ chứng khoán đệ trình hôm 13/12, R&F khẳng định họ không cung cấp bất kỳ khoản tiền nào để bảo lãnh ông Zhang và họ không có lợi ích nào ở công ty Z&L. Mặc dù công ty này tuyên bố rằng vụ việc này sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến việc kinh doanh và hoạt động của công ty, nhưng cổ phiếu của R&F đã giảm hơn 13% vào ngày 13/12.
Sòng bài Loyale

Đây không phải là vụ việc đầu tiên các quan chức địa phương ở California bị cáo buộc có quan hệ tham nhũng với Trung Quốc.

Hồi tháng 11, một tỷ phú người Trung Quốc, chủ sở hữu một công ty bất động sản ở Los Angeles, đã bị kết tội hối lộ hơn 1 triệu đô la cho một ủy viên hội đồng thành phố Los Angeles, bao gồm các chuyến du lịch trên biển sang trọng, các chuyến đi đến sòng bài tiêu xài rất nhiều tiền và mại dâm.

Tỷ phú Wei Huang, cũng là người sở hữu một trong những công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đã chi khoản tiền hối lộ trên trong nỗ lực lâu dài để phát triển một tòa nhà chọc trời 77 tầng ở Los Angeles. Ông đã mua chuộc người đại diện và là người phụ trách lập kế hoạch của khu vực này từ năm 2013 đến năm 2018.

Phát quyết kết tội đó là một trong chín phán quyết được thực hiện tại riêng thành phố Los Angeles. Tất cả các vụ án này đều do Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện như một phần trong “Chiến Dịch Sòng bài Loyale”, một cuộc điều tra quy mô lớn của Bộ Tư pháp Mỹ về tham nhũng tại Tòa thị chính Los Angeles.

Chỉ riêng trong năm nay, khoảng 10.000 cá nhân giàu có (những người có tài sản trên 1 triệu đô la) từ Trung Quốc đã đổ xô đến Hoa Kỳ, với một phần ba trong số họ mua bất động sản ở California với giá trung bình hơn 1 triệu đô la cho mỗi giao dịch. 58% trong số đó trả tiền mua bất động sản bằng tiền mặt.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)


Nga: Sẽ không ngừng bắn tại Ukraine vào dịp Giáng sinh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/Tên-lửa-của-Nga-tấn-công-vào-một-trung-tâm-thương-mại-ở-Kyiv-vào-tháng-2_2129530487.jpg

Moscow hôm Thứ Tư (14/12) tuyên bố, sẽ không có “ngừng bắn dịp Giáng sinh” vì không nhận được yêu cầu thành ý từ Kyiv, trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc ở Ukraine đã sang tháng thứ 10. Quyết định trao đổi thêm hàng chục tù binh, trong đó có một người Mỹ, cho thấy hai bên vẫn đang duy trì liên hệ ở một cấp nhất định, theo Reuters đưa tin.
Chiến tranh Nga – Ukraine đã sang tháng thứ 10 (Ảnh: evan_huang/ Shutterstock)

Nga và Ukraine hiện vẫn chưa tiến tới đàm phán tìm cách chấm dứt các chiến trận đang diễn ra ác liệt ở phía Đông và phía Nam, và lại lan đến Kyiv một lần nữa hôm 14/12. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng, hàng triệu người phải sơ tán, các thành phố trở nên tan hoang kể từ khi Nga phát động chiến tranh xâm lược vào ngày 24/2.

“Không, [chúng tôi] không nhận được yêu cầu ngừng bắn dịp Giáng sinh nào [từ phía Ukraine],” người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với phóng viên hôm Thứ Tư 14/12. “Điều này không có trong lịch trình.”

“Tiền tuyến sẽ không yên bình,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh trong bài phát biểu qua video hàng ngày, mô tả việc Nga phá hủy các thị trấn ở phía Đông bằng pháo binh rằng, “chỉ còn lại những đống đổ nát”.

Tuần này, ông Zelensky nhận định, Nga nên bắt đầu rút quân trước Giáng sinh như một bước để chấm dứt cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ Đại Thế chiến II. Nhưng phía Moscow đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này, nói rằng Ukraine phải chấp nhận mất lãnh thổ vào tay Nga trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào về đối thoại hai bên.

“Phía Ukraine phải tính đến thực tế đã diễn biến trong thời gian này,” ông Peskov cho hay khi được hỏi về đề xuất Nga hãy rút quân.

“Và thực tế đó chỉ ra rằng các đối tượng mới đã xuất hiện trong Liên bang Nga. Chúng xuất hiện là do kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý trên những vùng lãnh thổ này. Nếu không tính đến thực tế mới ấy thì không thể có bất kỳ tiến bộ [đàm phán] nào.”

Ông còn nói, “đừng nhắc đến” việc Nga thu binh trước khi kết thúc năm nay.

Ukraine và các đồng minh phương Tây bác bỏ những yêu cầu nhường lãnh thổ vì “trưng cầu dân ý” đó là giả dối và phi pháp.

Trao đổi tù binh

Mặc dù thiếu các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng hàng trăm người bị giam giữ đã được trả tự do qua trao đổi tù binh trong những tuần gần đây. Việc trao đổi tù binh này, cùng với tiến trình đàm phán nối lại xuất khẩu một thành phần phân bón của Nga, và gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, đã cho thấy hai bên vẫn duy trì liên lạc ít nhất là ở cấp độ nhất định.

Cuộc trao đổi mới nhất có hàng chục người bị giam giữ, bao gồm một công dân Hoa Kỳ, theo cả Kyiv và Washington đưa tin hôm 14/12.

Người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak xác định người Mỹ là Suedi Murekezi, người mà ông nói đã “giúp đỡ người dân của chúng tôi” trước khi bị Nga giam giữ. Theo Washington Post, ông Murekezi là cựu quân nhân Không lực Hoa Kỳ sinh ra ở Uganda.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby không nêu tên người Mỹ được trả tự do, với lý do lo ngại về quyền riêng tư.

“Chúng tôi chắc chắn hoan nghênh tin tức tốt này,” ông Kirby nói với các phóng viên. Ông còn lưu ý, quy mô của bạo lực đang diễn ra đã dập tắt đi hy vọng ngừng chiến.

“Chỉ với những gì chúng ta đang thấy trên không và trên mặt đất ở Ukraine, khó mà có thể kết luận rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc vào cuối năm nay,” ông Kirby trả lời câu hỏi về các tiến trình đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Vậy là giao tranh vẫn tiếp diễn. Hẳn là vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian tới.”

Ngày 14/12, người đứng đầu Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) nhận xét, một thỏa thuận theo cách tất cả đổi tất cả khi trao đổi tù binh là một lựa chọn trong cuộc chiến này. ICRC chỉ rõ, việc đạt được thỏa thuận như vậy là tùy thuộc vào hai nước.

Chủ tịch ICRC Mirjana Spoljaric cũng nhìn nhận, một cuộc trao đổi tù binh lớn theo cách đó có thể tạo dựng niềm tin, và trong quá khứ những cuộc trao đổi như vậy đã tạo thành “bước đầu tiên cho một thỏa thuận rộng lớn hơn”.

Cả ICRC lẫn hai bên đều không công khai con số chính xác về những người bị giam giữ trong chiến tranh của mỗi nước, nhưng người ta tin rằng có hàng nghìn tù nhân như vậy.

Ukraine đã thúc đẩy trao trả thêm nhiều người bị bắt giữ như một phần của cuộc đàm phán với các đại diện của Nga nhằm tìm cách mở lại đường ống dẫn khí amoniac qua Ukraine. Đường ống này được nhiều người coi là quan trọng trong việc hạ giá phân bón có làm từ khí đốt trên thị trường thế giới.

Phan Anh


TT Zelensky muốn Nga và Belarus bị “cô lập hoàn toàn” khỏi Olympic 2024

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang thúc giục Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hướng tới “cô lập hoàn toàn” các vận động viên Nga trước Thế vận hội 2024 để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Trong một cuộc gọi điện thoại với Chủ tịch IOC Thomas Bach hôm thứ Tư, ông Zelensky được cho là “bày tỏ sự thất vọng” về ý định của ủy ban trong việc xem xét khả năng các vận động viên Nga và Belarus trở lại thi đấu Olympic dưới tư cách trung lập. Theo NBC Sports, động thái này đã được các quan chức Olympic hàng đầu nhất trí thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của IOC vào tuần trước.

Tuy nhiên, văn phòng của ông Zelensky đã viết trong một thông cáo liên quan đến cuộc điện đàm rằng “phản ứng công bằng duy nhất” đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine là “cô lập hoàn toàn nhà nước khủng bố trên trường quốc tế.”

“Kể từ tháng 2, 184 vận động viên Ukraine đã thiệt mạng do các hành động của Nga,” ông Zelensky nói. “Người ta không thể cố gắng trung lập khi nền tảng của cuộc sống hòa bình đang bị phá hủy và các giá trị phổ quát của con người đang bị phớt lờ.“

IOC trước đây đã cấm các vận động viên Nga thể hiện bất kỳ hình ảnh đại diện nào của đất nước họ sau khi chính quyền quốc gia bị bắt quả tang che đậy doping của các vận động viên Nga trong Thế vận hội mùa đông 2014. Thay vào đó, các đối thủ được coi là “trong sạch” được phép tham gia dưới biểu ngữ của Ủy ban Olympic Nga (ROC) trong Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc.

Quốc kỳ Nga và quốc ca đã bị cấm trong các môn thi đấu, được thay thế bằng một bài hát trung lập và cờ của Ủy ban Olympic Nga, hiển thị màu sắc của quốc kỳ Nga cùng với các vòng tròn Olympic.

Nếu các vận động viên Nga và Belarus được phép thi đấu tại Thế vận hội 2024 ở Paris, Pháp, IOC có thể sẽ có các quy định chặt chẽ hơn về tính trung lập, bao gồm cả việc cấm hiển thị màu sắc của quốc gia, theo một thông cáo từ IOC vào tuần trước.

Chủ tịch Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ Susanne Lyons cũng nói với NBC rằng động thái cho phép các vận động viên Nga và Belarus ở trạng thái trung lập chỉ là một ý tưởng vào lúc này.

“Chúng tôi không đồng ý rằng các vận động viên sẽ quay trở lại,” bà Lyons nói. “Chúng tôi đã đồng ý rằng hiện tại sẽ có một cuộc thăm dò và tham khảo ý kiến ​​với các bên liên quan để xem liệu có thể có một con đường nào để những vận động viên cá nhân đó trở lại với tư cách là những người trung lập hay không.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đã phải đối mặt với áp lực ở quê nhà để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, với một số cuộc thăm dò cho thấy 53% người Nga nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu đàm phán hòa bình.

Tuy nhiên, ông Putin cũng nói với Hội đồng Nhân quyền của mình vào tuần trước rằng “hoạt động quân sự” của ông ở Ukraine có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.

Một số ủy ban thể thao quốc tế đã cấm Nga thi đấu ngay sau cuộc xâm lược. Danh sách do BBC tổng hợp vào tháng 3 bao gồm việc FIFA cấm đội tuyển bóng đá nam Nga tham dự World Cup 2022. World Rugby (bóng bầu dục) cũng đã đình chỉ Nga và Belarus thi đấu tại World Cup 2023 và Cuộc đua Công thức 1 đã chấm dứt hợp đồng với Grand Prix Nga vào tháng 9.

Ngân Hà (theo Newsweek)


Sản lượng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thấp nhất trong 6 tháng, tiêu dùng tiêu điều

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/ntdvn_ntdvn-gettyimages-1245143371-1200x798-2.jpeg

Cảnh sát và người dân xô xát trong cuộc biểu tình phản đối chính sách ‘zero-COVID’ của chính quyền Trung Quốc tại Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images) 

Sản lượng công nghiệp và bán lẻ thương mại của Trung Quốc đều giảm thấp nhất trong 6 tháng qua vào tháng 11/2022. Đợt đóng cửa kéo dài và đóng băng trên thị trường bất động sản được cho là nguyên nhân của các kết quả này.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ vào tháng 11/2022, thấp hơn ước tính của thị trường là tăng 3,6% và giảm so với mức tăng 5,0% trong tháng trước. Đây là mức tăng so cùng kỳ thấp nhất trong 6 tháng qua.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc suy giảm mạnh mẽ cùng với sự suy giảm của thị trường bất động sản. Bất động sản là thị trường đầu ra của ít nhất 40 ngành sản xuất nguyên vật liệu và xây dựng khác. Sản lượng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thấp nhất trong 6 tháng vào tháng 11/2022 vừa qua (Nguồn: Trading Economics)

Giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11/2022; tốc độ giảm của tháng 11 bằng với tốc độ giảm giá vào tháng 10. Giá nhà mới đang giảm nhanh nhất kể từ tháng 8/2015, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài do vấn đề nợ nần chồng chất giữa các nhà phát triển cũng như tác động của các ca nhiễm COVID gia tăng và các lệnh phong tỏa hoặc hạn chế nghiêm ngặt.

Không chỉ sản lượng sản xuất công nghiệp giảm mạnh, tình trạng tiêu dùng của người Trung Quốc cũng suy giảm mạnh mẽ. Bán lẻ thương mại của Trung Quốc giảm sâu nhất trong 6 tháng, thu nhập suy giảm sau đợt đóng cửa kéo dài chống dịch được cho là nguyên nhân dẫn tới kết quả này (Nguồn: Trading Economics).

Chỉ số bán lẻ thương mại của Trung Quốc đã giảm 5,9% so với cùng kỳ vào tháng 11/2022; tốc độ giảm nhanh hơn nhiều so với mức giảm 0,5% của tháng 10/2022 và tệ hơn kỳ vọng của thị trường là giảm 3,7%.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp thương mại bán lẻ của Trung Quốc bị âm và suy giảm với tốc độ lớn nhất kể từ tháng 5/2022. Tiêu dùng suy giảm được cho là do tác động của phong toả Covid-19 kéo dài, các hạn chế đi lại đã thắt chặt tiêu dùng của quốc gia này. Ngoài ra, phong toả kéo dài suốt 3 năm cũng làm giảm thu nhập đáng kể của một bộ phận dân cư, làm ảnh hưởng tới sức tiêu dùng của họ.

Quang Nhật


Bổ sung:

Tòa án Hồng Kông phán quyết lệnh cấm tưởng niệm Thiên An Môn bất hợp pháp

Cảnh sát di chuyển mọi người khi họ tập trung tại quận Causeway Bay của Hồng Kông vào ngày 4 tháng 6 năm 2021.

Theo CNN, Tòa án tối cao Hồng Kông hôm thứ Tư đã ra phán quyết rằng quyết định của cảnh sát cấm tổ chức một buổi cầu nguyện vụ tại quảng trường Thiên An Môn vào năm ngoái là “bất hợp pháp”.

Trong ba thập kỷ, Hồng Kông là nơi duy nhất trên lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát được phép kỷ niệm công khai các sự kiện trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn , trong đó những người biểu tình chủ yếu là sinh viên không vũ trang đã bị quân đội Trung Quốc tàn sát vào năm 1989. Tại Công viên Victoria, một khu vực rộng lớn mở cửa khu vực ở trung tâm thành phố Hồng Kông đông đúc, là địa điểm mặc định nơi tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Cộng tại lục địa đã áp đặt luật an ninh quốc gia cấm mọi cuộc biểu tình tại Hong kong.

Theo CNN. https://www.cnn.com/2022/12/14/china/tiananmen-square-hong-kong-vigil-intl/index.html


Túc cầu Qatar: Pháp thắng Morocco 2-0 vào chung kết với Argentina

Lúc 2 giờ Thứ Tư 14/12/2022 Pháp thắng Morocco 2-0.

Pháp sẽ đá chung kết với Argentina vào Chủ Nhật – Moroccon tranh hạng 3 vào Thứ Bảy với Croatia (tất cả vào lúc 10 giờ sáng (giờ New York)

Chuyện Việt Nam XHCN: Không đủ ăn phải cho uống thêm vitamin A bổ sung

Thursday, December 15th, 2022

Phạm Đình Bá – 15/12/2022

Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức hai đợt uống vitamin A vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin này. [1] Trẻ được uống vitamin A tại các trạm y tế phường, xã. Một số trường học cũng phối hợp y tế địa phương để tổ chức cho trẻ uống.

Continue Reading »

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công khai nhắc vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

Tuesday, December 13th, 2022

2022.12.11

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công khai nhắc vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay tại Hà Nội hôm 22/10/2022 AFP

Tổng thư ký Liên HIệp Quốc Antonio Guterres mới đây nói rằng ông đã công khai nhắc vấn đề nhân quyền và quyền của những nhà hoạt động môi trường trong các chuyến thăm gần đây của ông tới Việt Nam và Ấn Độ.

Continue Reading »

Tương lai của đảng không tốt, Thưởng ơi!

Monday, December 12th, 2022

Phạm Đình Bá – 10/12/2022

Theo báo Quân đội ngày 03/12/2022, Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị vừa ký ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới. [1] Thưởng xác định công tác nhân đạo (phương châm của Hội) là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của đảng.

Nguyên tắc hoạt động của Hội Chữ thập đỏ là nhân đạo – bản chất con người, lòng tốt. [2] Con người bao gồm tất cả mọi người và nhân đạo đề cập đến những tình cảm tốt đẹp mà con người thường dành cho nhau, có nghĩa là sự đau khổ của từng người đang được công nhận, và ngược lại, cảm thấy cần phải giúp ngăn chặn, giảm bớt, bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng của những người đang đau khổ.

Phương pháp làm việc nhân đạo có nghĩ là – Hãy hành động theo cách mà bạn đối xử với mọi người, không bao giờ chỉ đơn thuần coi con người như một phương tiện, mà mỗi người là một trọng điểm. [3] Nếu phương tiện làm hại người thì phương tiện ấy không dùng được. Nguyên tắc nầy rất rất khác với cách làm việc của đảng của Thưởng. 

Đảng của Thưởng cho rằng cứu cánh biện minh phương tiện. Phương tiện có thể đúng chỉ trong mối quan hệ với cứu cánh, và chỉ phục vụ cho cứu cánh đó. Đảng chủ trương dùng mọi cách để đi đến thiên đường của Thưởng. Ví dụ vụ cải cách ruộng đất để đảng sở hữu đất nông nghiệp là một cuộc tàn sát những người dân lương thiện vô tội, và là một cuộc diệt chủng do sự phân biệt giai cấp gây ra. [4] Hơn 172.000 người đã chết trong chiến dịch của đảng sau khi được phân loại là địa chủ và nông dân giàu có. Đảng đã giết 172.000 người để thực hiện cứu cánh cộng sản.  

Việc đảng chỉ thị trấn áp Hội Chữ thập đỏ nầy chỉ là đầu ngọn của một làn sóng ngầm. Làn sóng ngầm nầy là khuynh hướng về việc phát triển kinh tế đi đôi với việc đòi hỏi các quyền tự do căn bản từ người dân có mức thu nhập cao hơn, dẫn dần đến sự chuyển đổi của độc tài toàn trị.  

Trong những năm gần đây, đảng của Thưởng cố gắng làm chậm đi biến chuyển xã hội bằng cách đàn áp xã hội dân sự, từ việc đàn áp Hội Nhà Báo Độc Lập và hàng loạt các bloggers khác, đàn áp tôn giáo và đàn áp những nhà hoạt động môi trường. Mặt khác, đảng cũng cố nội bộ dưới chiêu bài chống tham nhũng. 

Một câu hỏi cốt lũy là liệu việc đảng đàn áp bên ngoài và cũng cố bên trong như thế có duy trì được độc tài toàn trị ở VN không? Câu trả lời của câu hỏi nầy không nằm trong tầm tay của đảng của Thưởng. 

Mười năm trước, Tập Cận Bình đã nhìn thấy nguy hiểm về biến chuyển xã hội đi đôi với phát triển kinh tế. Để cũng cố đảng, hắn đàn áp xã hội dân sự, tăng cường kiểm soát / kiểm duyệt người dân, chống tham nhũng, nâng cấp chủ nghĩa dân tộc, và cũng cố quyền lực vào trong tay hắn – ý kiến của 1 Tập trở thành mệnh lệnh cho 1.4 tỉ người. 

Biến chuyển xã hội dẫn đến việc dẹp đi độc tài toàn trị ở TQ về cơ bản dựa trên hai xu hướng đương thời. Đầu tiên là nhu cầu về quyền cá nhân của những người có thu nhập cao. Thứ hai là càng nhiều người biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới, bất chấp nỗ lực kiểm duyệt của đảng và nhà nước Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình nổ ra khắp Trung Quốc vào cuối tháng 11/2022, bao gồm cả tại các trường đại học và ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Thành Đô và Quảng Châu, nơi hàng trăm người hô vang “Tập Cận Bình – từ chức! Đảng Cộng sản – cút đi!” trong một màn thể hiện sự thách thức chưa từng có đối với chính sách không-Covid nghiêm ngặt và ngày càng tốn kém của cả nước. [5]

Những thành phố lớn nầy có dân số và thu nhập bình quân đầu người (đô la Mỹ) không xa các nước đã phát triển: Thượng Hải – 25 triệu dân, thu nhập $24.756; Quảng Châu – 19 triệu dân, thu nhập $24.622; và Thành Đô – 17 triệu dân, thu nhập $16.273. [6] Với nhiều thành phố lớn ở TQ có mức dân số và thu nhập giống các nước đã phát triển, xu hướng đấu tranh để tạo dựng thể chế dân chủ sẽ gia tăng. 

Sẽ khó khăn hơn để đảng của Tập kềm hãm xu hướng dân chủ ở những vùng nầy. Những thành phố nầy lại là đầu tàu cho xu hướng tiến bộ xã hội. Từ từ mà vững chắc, các giá trị tự do – ưu tiên các quyền tự do phổ quát của con người, sự lựa chọn cá nhân, và sự nhấn mạnh về bình đẳng cơ hội—đang thay thế các giá trị độc đoán nhấn mạnh sự tôn trọng và tuân thủ. [7]

Truyền thông mở cũng góp phần vào khuynh hướng dân chủ bởi càng nhiều người biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới. Biểu tình phản đối “Không Covid” ở TQ vừa qua phần lớn là phát nguồn từ những người hâm mộ bóng đá nhận thấy sự thật ở World Cup Qatar và sự giả dối của truyền thông cộng sản về sự thành công của chính sách “Không Covid” của Tập. Những vụ biểu tình nầy đã dồn Tập vào dần dần từ bỏ chính sách “Không Covid” của hắn. [8]

Trong xu hướng nầy, Tập là bạn của xã hội dân sự VN vì chính sách cứng của hắn sẽ tạo điều kiện cho đổi thay – hắn cố giữ đảng cầm quyền nhưng làm như thế sẽ buộc dân xét lại các quyền tự do cá nhân. Trong các cuộc biểu tình gần đây, một số người biểu tình đã kêu gọi phế truất Tập và thậm chí là chấm dứt sự cai trị của ĐCSTQ. Đây là một lập trường cấp tiến hơn nhiều so với lập trường của phong trào phản đối ở Thiên An Môn năm 1989, xảy ra vào thời điểm quyền lực của đảng bị phân tán hơn. [9]

Các bạn tôi ơi, tương lai của đảng không ở trong tay đảng! Nếu Tập bị lật đổ, thì đảng ở VN đi đời chắc vài tuần sau đó.

Nguồn:

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-cua-hoi-chu-thap-do-viet-nam-712867

https://www.redcross.ca/about-us/about-the-canadian-red-cross

https://en.wikipedia.org/wiki/Kantian_ethics#Humanity_as_an_end_in_itself

https://www.rfa.org/english/news/vietnam_landreform-20060608.html

https://www.cnn.com/2022/11/26/china/china-protests-xinjiang-fire-shanghai-intl-hnk

Peng R, et al.. Assessing the Sustainability of Long-Term Care Insurance Systems Based on a Policy-Population-Economy Complex System: The Case Study of China. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(11):6554.  

Welzel, Christian. “Why the future is democratic.” Journal of Democracy 32.2 (2021): 132-144.

Trung Quốc từ bỏ phần lớn chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình. BBC 07/12/2022. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg3gz4r39p7o

https://www.project-syndicate.org/commentary/china-zero-covid-protests-undermine-xi-cpc-legitimacy-by-nancy-qian-1-2022-12

Cập nhật tin Ukraine ngày thứ 292: Từ Bộ TTM Uka, NATO, Tình Báo Anh, ISW…

Monday, December 12th, 2022

By Thoisu 01 , December 12, 2022 0 Comments

Tình hình tổng quát ở Ucraina – 12.12.2022

Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã nã pháo vào các khu vực Donetsk, Luhansk, Dnipropetrovsk, Mykolaiv, Zaporizhzhia, Sumy, Kharkiv và Kherson. 7 người thiệt mạng. 24 công dân bị thương [ước tính thận trọng, con số thực có khả năng cao hơn]. – Thông tin từ các BCHQS khu vực15:35

Các cuộc tấn công bằng tên lửa vào vùng Kherson vào ngày 12 tháng 12. Các tòa nhà dân cư địa phương bị hư hại. Hỏa hoạn bùng phát tại một số căn hộ. 2 người thiệt mạng. 7 công dân bị thương. – Văn phòng Tổng công tố14:52

Continue Reading »

Thời sự Thứ Hai 12/12/2022: Phái đoàn Mỹ đến Bắc Kinh; Thái Lan tổ chức APEC; TT Zelenskiy hội đàm với nhiều nguyên thủ; Trung Quốc ngưng truy dấu COVID-19; Tỷ phú Elon Musk nhắm vào Ô. Fauci;

Monday, December 12th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ cử phái đoàn cấp cao đến Trung Quốc để hâm nóng quan hệ

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc gặp đầu tiên tại Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. AP – Alex Brandon 

Tiếp theo cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bali, Indonesia, tháng 11/2022, một phái đoàn đại diện cao cấp đầu tiên của Mỹ đến thăm Trung Quốc. Mục tiêu nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh đầu năm 2023 của ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken để sưởi ấm quan hệ song phương.   

Continue Reading »

Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không? – VNTB

Monday, December 12th, 2022

12.12.2022 12:05

VNTB – Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không?

TS Phạm Đình Bá

(VNTB) – So với Thái Lan và Indonesia, Việt Nam không chăm sóc những người già.

Báo Quân đội ngày 30/11/2022 có bài về phòng chống diễn biến hòa bình mang tựa là “Nhắm mắt trông voi” mô tả một cuộc đối thoại và bao gồm một hình ảnh loa phường với các từ “Phản động” è “Bôi xấu”, “Xuyên tạc”, “Suy diễn”, và “Kích động”. [1]

Continue Reading »

Bang giao Việt – Mỹ: Từ những nốt trầm bế tắc có dẫn đến sự đóng băng quan hệ?

Friday, December 9th, 2022

Bình luận của Mai Diện
08/12/2022

Bang giao Việt – Mỹ: Từ những nốt trầm bế tắc có dẫn đến sự đóng băng quan hệ?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia hôm 12/11/2022 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Ngay phần mở đầu của thông cáo ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ khẳng định những vi phạm quyền tự do tôn giáo (ở Việt Nam) đang gieo rắc sự chia rẽ, xói mòn an ninh kinh tế và đe dọa đến sự ổn định chính trị và nền hòa bình toàn cầu. Tính từ mùa hè năm 2022 đến nay, có lẽ đây là lần Mỹ phê phán Hà Nội công khai nặng nề nhất, cho dù đây chưa phải là điểm tới hạn để chấm dứt mọi ưu tiên dành cho Việt Nam trong bàn cờ Indo-Pacific đang ngày càng sôi động.

Continue Reading »

Thời sự Thứ Sáu 09/12/2022: Á Rập và Trung Cộng gặp nhau; Mỹ–Anh hợp tác năng lượng; Mỹ-Israel phát triển vũ khí laser; Brittney Griner được thả; TNS Kyrsten Sinema rời Đảng Dân chủ; World Cup tứ kết: Croatia thắng Ba Tây (qua đá phạt đền); Hòa Lan-Argentina

Friday, December 9th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp + HDP


Ả Rập Xê Út và Trung Quốc nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện

Đăng ngày: 09/12/2022 – 10:20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và hoàng thái tử Ả Rập Xê Út, M. Ben Salman- Riyad ngày 08/12/2022 AP – Untitled 

Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đã nâng cấp quan hệ song phương. Ngày 08/12/2022, quốc vương Salman và chủ tịch Tập Cận Bình ký thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Nguyên thủ Trung Quốc hoan nghênh « một kỷ nguyên mới » trong quan hệ với chính quyền Riyad và các nước Vùng Vịnh. 

Continue Reading »

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc – Nguyễn Quang Dy

Wednesday, December 7th, 2022

By thoisu 02 , December 7, 2022 0 Comments

VNTB – Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc 

Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế  lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn. 

Continue Reading »

Thời sự Thứ Tư 07/12/2022: Đức chuyển Patriot cho Ba Lan; Mỹ sửa đổi hệ thống HIMARS; Tập Cận Bình đến Ả Rập Xê Út; Đề xuất của Macron về Nga bị Ukraine chỉ trích; Toà án Tối cao Mỹ xử vụ kiện luật bầu cử

Wednesday, December 7th, 2022

Spread the love

Võ Thái Hà tổng hợp


Đức chuyển hỏa tiễn phòng không Patriot cho Ba Lan – 07/12/2022

Hỏa tiễn Patriot được trưng bày ở Schewesing, Đức, ngày 17/03/2022. © AP – Axel Heimkendpa – (www.dpa.de). Alle Rechte vorbehalten 

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak hôm qua 06/12/2022 cho biết Vacxava sẽ tiếp nhận hỏa tiễn phòng không Patriot của Đức sau khi đã từng kêu gọi Berlin chuyển vũ khí này cho Ukraina. 

Bộ trưởng Mariusz Blaszczak viết trên Twitter rằng “sau khi thảo luận với đồng nhiệm Đức”, ông đã rất thất vọng khi biết tin Đức quyết định từ chối hỗ trợ Ukraina.

Ông cho biết : “Triển khai tên lửa Patriot ở phía tây Ukraina, đáng lẽ ra có thể tăng cường an ninh cho cả Ba Lan và Ukraina. Giờ đây, chúng tôi thực hiện thỏa thuận triển khai các bệ phóng Patriot trên lãnh thổ Ba Lan.”

Continue Reading »

Nguyễn Cao Quyền – Tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.

Wednesday, December 7th, 2022

October 16, 2014 by Lê Thy 

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. 2018 (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)

Chủ nghĩa Marx-Lenin cho rằng chỉ có chế độ cộng sản mới đem đến cho con người sự tự do thật sự chứ không phải tự do hình thức. Nhưng muốn đi đến chế độ ấy, cần phải qua một giai đoạn cách mạng với sự chuyên chính của giai cấp vô sản để hủy diệt giai cấp trưởng giả và tàn tích của xã hội tư bản. 

Tuy nhiên, cả Marx lẫn Lenin cũng như tất cả những lãnh tụ cộng sản khác đều không xác định là giai đoạn cách mạng này phải kéo dài bao nhiêu lâu. Thủ thuật lừa bịp của họ nằm trong điểm chính yếu này, và chính vì thế mà hệ thống cộng sản quốc tế đã tự động tan rã. 

Continue Reading »

Thời sự Thứ Ba 06/12/2022: Đua Thượng viện vòng 2 ở TB Georgia; Kim Jong-un xử tử 3 học sinh xem TV Hàn Quốc; Ukraine giương quốc kỳ ở tả ngạn Kherson; Apple chuyển sản xuất ra nước khác do bất ổn ở Trịnh Châu

Tuesday, December 6th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Tin tặc Trung Quốc bị tố ăn cắp nhiều triệu đô tiền cứu trợ COVID của Mỹ – 06/12/2022 

Reuters 

Hình ảnh tin tặc Trung Quốc bị Hoa Kỳ truy tố vào năm 2014.
Hình ảnh tin tặc Trung Quốc bị Hoa Kỳ truy tố vào năm 2014. 

Các tin tặc Trung Quốc ăn cắp hàng chục triệu đô la tiền cứu trợ COVID tại Mỹ kể từ năm 2020, Cơ quan Mật vụ tiết lộ hôm 5/12.

Cơ quan Mật vụ từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết bổ sung nào, nhưng xác nhận một bản tin của NBC News cho biết nhóm tin tặc Trung Quốc chịu trách nhiệm được biết đến trong cộng đồng nghiên cứu an ninh là APT41 hoặc Winnti.

Theo các chuyên gia, APT41 là một nhóm tội phạm lớn đã tiến hành kết hợp các vụ xâm nhập mạng do chính phủ hậu thuẫn và các vụ vi phạm dữ liệu có động cơ tài chính.

Continue Reading »

Lý do tại sao tôi gọi chúng là thằng, con, tên…

Tuesday, December 6th, 2022
May be an image of text
Theo facebook HN

LM Nguyễn Hữu Lễ: 80 năm cuộc đời, 52 năm linh mục, cựu tù nhân chính trị, đòi trả lại tên Sài gòn, sự thật về Hồ Chí Minh…

Monday, December 5th, 2022

Bấm vào đường dẫn để xem video:

https://youtu.be/W0WhxV1qiw0

Continue Reading »

Thời sự Thứ Hai 05/12/2022: TQ nới lỏng hạn chế Covid; Việt Nam, Hàn Quốc đối tác chiến lược toàn diện; Tòa Tối cao Mỹ về quyền đồng tính;

Monday, December 5th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Các thành phố của Trung Quốc nới lỏng các hạn chế Covid sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc

Financial Times – Cù Tuấn, dịch – 4-12-2022

An article in Chinese state media has suggested infection protocols could be downgraded, as the country signals a relaxing of its zero-Covid policy. Photograph: Kevin Frayer/Getty Images

Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận sự bất mãn của công chúng với việc phong tỏa, trong cuộc họp kín với các quan chức EU.

Các thành phố của Trung Quốc đã đẩy nhanh việc nới lỏng các hạn chế Zero-Covid vào cuối tuần qua, tạo ra kỳ vọng rằng Bắc Kinh có thể từ bỏ chính sách đại dịch đã khiến đất nước này bị cô lập trong gần ba năm và gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Một số thành phố của Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát, ngay cả khi Covid vẫn tiếp tục lây lan. Trung Quốc báo cáo 31.824 ca nhiễm trong ngày 3/12, giảm nhẹ so với ngày trước đó, do các yêu cầu xét nghiệm đã giảm.

Thâm Quyến và Thượng Hải đã loại bỏ yêu cầu người đi làm phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR để di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng, sau động thái tương tự của Thiên Tân, Thành Đô và Trùng Khánh. Một số khu chung cư ở Bắc Kinh đã chỉ ra cho cư dân vào cuối tuần rằng, nếu họ có kết quả xét nghiệm dương tính, họ có thể cách ly tại nhà thay vì tại cơ sở cách ly tập trung, đánh dấu sự nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế.

Cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc, Ủy ban thường vụ bộ chính trị, đã không đưa ra thông báo chính thức về lập trường của họ đối với việc nới lỏng các hạn chế. Mặc dù vậy, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dường như đang chỉ đạo sự thay đổi chính sách, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

Trong cuộc họp kín với các quan chức châu Âu hôm 1/12, ông Tập thừa nhận các cuộc biểu tình đã làm rúng động các thành phố trên khắp đất nước vào cuối tuần trước, theo hai quan chức châu Âu.

Ông Tập nói với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, rằng các sinh viên “bực bội” đã thúc đẩy các cuộc biểu tình sau ba năm áp dụng chính sách Zero Covid. Nội dung cuộc gặp giữa ông Tập và ông Michel lần đầu tiên được South China Morning Post đưa tin.

Sự tức giận gia tăng đối với các hạn chế Zero Covid của Trung Quốc đã lan rộng thành làn sóng bất bình trên toàn quốc vào cuối tuần trước, khi cư dân ở các thành phố bao gồm Thượng Hải và Vũ Hán xuống đường. Một vụ hỏa hoạn ở Urumqi, trong đó 10 người chết, đã trở thành tâm điểm cho sự tức giận lan rộng đối với cái giá phải trả về nhân mạng của chính sách này.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói thêm rằng, chủng Omicron hiện đang gây ra đợt bùng phát trên toàn quốc, ít gây chết người hơn so với các biến thể trước đó, nhưng các quan chức lo lắng về tỷ lệ tiêm chủng thấp ở người già. Bắc Kinh hiện đang cố gắng khởi động lại chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ một cách muộn màng.

Chỉ khoảng 40% người từ 80 tuổi trở lên đã tiêm đủ 3 mũi, số liều cần thiết đối với vắc xin Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc để đạt được mức độ bảo vệ cao, chống lại biến thể Omicron.

Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã thực hiện một cách tiếp cận bảo thủ hơn so với các thành phố khác. Hầu hết các nhà hàng và quán bar đều đóng cửa, và yêu cầu xét nghiệm 48 giờ đối với công nhân khi vào các tòa nhà văn phòng vẫn được duy trì.

Các nhà kinh tế đang cảnh báo rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không phục hồi nhanh chóng ngay cả khi các quan chức đẩy nhanh các biện pháp mở cửa đất nước. Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu Natixis, cho biết “Trung Quốc chắc chắn sẽ chỉ tăng trưởng bằng một nửa so với những gì chính phủ nước này đã đề ra cho năm 2022” – với mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến là 5,5%.

Bà cho biết, “các yếu tố đằng sau sự giảm tốc cấu trúc của Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn”, bao gồm khủng hoảng bất động sản, dân số già và năng suất lao động giảm, những yếu tố sẽ tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế của Trung Quốc ngay cả khi các hạn chế được dỡ bỏ.


Lệnh cấm nhập dầu Nga bằng đường biển của châu Âu bắt đầu có hiệu lực

Lệnh cấm của EU đối với dầu thô đi bằng đường biển của Nga sẽ có hiệu lực từ thứ Hai tuần này. Đồng thời, một kế hoạch phức tạp khác nhằm điều chỉnh thị trường năng lượng đã được thống nhất, với mục tiêu cắt triệt để dòng đô la dầu mỏ đang tài trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine, trong khi vẫn tránh được cú sốc giá dầu toàn cầu.

Các nhà cung cấp tàu chở dầu và bảo hiểm ở châu Âu (bao gồm cả Anh) sẽ bị cấm hợp tác với mọi tàu chở dầu thô từ Nga đến các nước ngoài EU. Để đảm bảo lệnh cấm không làm giảm xuất khẩu của Nga và gây ra cú sốc giá dầu, Mỹ đề xuất rằng các dịch vụ trên vẫn có thể được cung cấp cho những nước ngoài EU miễn là họ mua dầu đi bằng đường biển của Nga dưới mức giá trần đã thỏa thuận. Sau nhiều tháng tranh cãi, hôm thứ Sáu, G7, Australia và EU đã đồng ý áp giá trần 60 USD/thùng. Nhưng với việc Nga từ chối tuân thủ, còn quá sớm để phương Tây tuyên bố chiến thắng.


EU-Mỹ tranh luận về đạo luật kinh tế xanh

Châu Âu từ lâu đã thúc giục Mỹ làm nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Dù Mỹ đã có những tiến bộ gần đây, EU vẫn chưa hài lòng. Khối này lo ngại tổng thống Joe Biden đang theo cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” thay vì ưu tiên khí hậu. Đạo luật Giảm Lạm phát, chính sách nổi bật bậc nhất của ông Biden, đưa ra các ưu đãi xanh trị giá 400 tỷ đô la, nhưng cũng bao gồm trợ cấp bảo hộ cho các sản phẩm chính như ô tô điện. Cuộc họp vào thứ Hai ở Washington giữa EU và chính quyền Biden sẽ cho thấy những chỉ dấu ban đầu về cách hai bên giải quyết tranh chấp.

Luật này quy định ngoại lệ chỉ có thể được áp dụng cho các quốc gia mà Mỹ có hiệp định thương mại tự do, trong đó không bao gồm EU. Vào Chủ nhật, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã cảnh báo EU phải “điều chỉnh” các quy tắc viện trợ nhà nước để đối phó các khoản trợ cấp xanh của Mỹ. Rõ ràng không phải là dấu hiệu tốt để mở đầu cuộc họp.


Trung Quốc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế 

Vào thứ Hai, ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ giải phóng 500 tỷ nhân dân tệ (72 tỷ đô la) nguồn tiền cho vay bằng cách giảm 25 điểm cơ bản đối với tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thường xuyên cắt giảm dự trữ bắt buộc để khuyến khích cho vay nhiều hơn. Câu hỏi khó hơn là nhu cầu sẽ đến từ đâu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Các hạn chế covid đã gây ra bất an lớn cho các công ty. Nhiều khoản đầu tư nhà máy hoặc cửa hàng mới đã bị cắt khỏi kế hoạch. Hồi tháng 10, tổng vay mới thậm chỉ giảm còn 615 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn 211 tỷ nhân dân tệ so với năm ngoái.

Đây là điều đáng lo ngại đối với chính phủ, nhất là vì họ muốn thấy các công ty mở rộng hoạt động và xây dựng nhà máy. Cho đến khi Trung Quốc khắc phục được vấn đề covid của mình, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ không có nhiều tác dụng.


Tòa Tối cao Mỹ xử vụ kiện về quyền đồng tính

Bốn năm sau khi bỏ qua mấu chốt của vụ kiện giữa một cặp đồng tính nam và một người thợ làm bánh theo đạo Kitô, người đã từ chối làm bánh cưới cho họ, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đang xem xét một vụ kiện khác cũng về chủ đề này. Vào thứ Hai, các thẩm phán sẽ xem xét vụ 303 Creative kiện Elenis. Câu hỏi đặt ra là: Tu Chính án thứ Nhất có cho phép một nhà thiết kế web từ chối tạo trang web cho đám cưới đồng tính nam vì lý do niềm tin của cô không cho phép hay không?

Lorie Smith, nhà thiết kế trên, cho biết “quyền tự do thiêng liêng trong suy nghĩ và tâm trí” không cho phép bang Colorado được buộc cô phải tạo ra những thông điệp mâu thuẫn với niềm tin của mình. Đáp lại, đại diện bang phản bác rằng luật chỉ yêu cầu bà Smith cung cấp dịch vụ tương tự cho khách hàng đồng tính như mọi khách hàng khác. Trong phần tranh luận, cô có thể khẳng định chỉ bán những trang web có chứa “các đoạn Kinh thánh nói rằng hôn nhân là sự kết hợp một nam một nữ” miễn là cô bán chúng “cho tất cả mọi người.” Câu hỏi hóc búa trong cuộc chiến văn hóa của Mỹ lại được đem ra: nếu một doanh nghiệp được quyền từ chối phục vụ đám cưới đồng tính, thì tại sao họ lại không thể từ chối phục vụ đám cưới khác chủng tộc.


New Zealand khởi động cuộc điều tra về việc xử lý đại dịch COVID-19 – 05/12/2022 

VOA News 

Một biển báo trên đường cao tốc Auckland, New Zealand, kêu gọi mọi người tiêm vaccine COVID-19, ngày 16/10/2021.
Một biển báo trên đường cao tốc Auckland, New Zealand, kêu gọi mọi người tiêm vaccine COVID-19, ngày 16/10/2021. 

New Zealand đang thành lập một ủy ban điều tra hoàng gia về việc xử lý đại dịch COVID-19.

Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết kết quả của cuộc điều tra sẽ giúp các chính phủ trong tương lai chuẩn bị cho những tình huống tương tự.

Thủ tướng cho biết hôm 5/12: “Chúng tôi không có sách vở nào để áp dụng quản lý COVID-19, nhưng với tư cách là một quốc gia, chúng tôi đã đoàn kết một cách phi thường và chúng tôi đã cứu được nhiều người”.

Bà Ardern cho biết hôm 5/12 rằng đại dịch COVID-19 “là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của người dân New Zealand và nền kinh tế của chúng ta kể từ Thế chiến II.”

New Zealand được báo trước rộng rãi về các bước mà họ đã thực hiện dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm COVID thấp. Tuy nhiên, một số cư dân New Zealand ở ngoài nước khi đại dịch xảy ra nhận thấy rằng họ gặp khó khăn khi về nước.

Bà Ardern cho biết: “New Zealand có ít ca bệnh, số ca nhập viện và số ca tử vong cũng ít hơn gần như bất kỳ quốc gia nào khác trong hai năm đầu tiên xảy ra đại dịch nhưng chắc chắn đã có tác động rất lớn đối với người dân New Zealand cả ở trong nước và nước ngoài”.

Cuộc điều tra sẽ bắt đầu vào đầu năm tới và sẽ được dẫn dắt bởi nhà dịch tễ học Tony Blakely.


Việt Nam, Hàn Quốc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện – 05/12/2022 

Reuters 

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc duyệt đội danh dự ở Seoul, 5/12/2022.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc duyệt đội danh dự ở Seoul, 5/12/2022. 

Hai nguyên thủ của Hàn Quốc và Việt Nam họp thượng đỉnh ở Seoul hôm thứ Hai 5/12 và nhất trí nâng tầm mối quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, hãng thông tấn Yonhap và tờ The Korea Times loan tin.

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc từ hôm 4/12 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ông Phúc là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Hàn Quốc kể từ khi ông Yoon Suk-yeol trở thành tổng thống nước chủ nhà hôm 10/5.

Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác giữa hai nước về chiến lược, an ninh, công nghiệp và chuỗi cung, Yonhap và The Korea Times tường thuật.

Vẫn theo hai cơ quan báo chí Hàn Quốc, trong một cuộc họp báo sau khi họp thượng đỉnh với Chủ tịch Phúc, Tổng thống Yoon phát biểu rằng trong 30 năm qua, hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã tạo nên một trường hợp mẫu mực về quan hệ song phương hợp tác và cùng có lợi, với tiến bộ to lớn trong hợp tác thương mại và đầu tư.

“Trên cơ sở những thành tựu này, chúng tôi muốn mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Hàn-Việt thông qua thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, Tổng thống Yoon nói thêm.

Với quyết định mới nhất này, Việt Nam giờ đây có thêm một đối tác chiến lược toàn diện, bên cạnh đúng ba nước khác là Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

(VOA đang tiếp tục cập nhật các chi tiết.)

Phi hành gia Trung Quốc trở về trái đất sau sứ mệnh ‘thành công’ kéo dài 6 tháng – 05/12/2022 

Reuters 

Nữ phi hành gia Trung Quốc Liu Yang trở về trái đất hôm 4/12/2022. Photo: China Daily via Reuters.
Nữ phi hành gia Trung Quốc Liu Yang trở về trái đất hôm 4/12/2022. Photo: China Daily via Reuters. 

Ba phi hành gia Trung Quốc hạ cánh trở lại trái đất hôm 4/12 từ tàu vũ trụ Thần Châu-14, đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin, kết thúc sứ mệnh kéo dài sáu tháng trên trạm vũ trụ của Trung Quốc, theo Reuters.

Ba phi hành gia – chỉ huy Chen Dong và các đồng đội Liu Yang và Cai Xuzhe – những người đã giám sát giai đoạn xây dựng cuối cùng, then chốt tại trạm vũ trụ, được hoàn thành vào tháng 11, tất cả đều cho biết họ cảm thấy khỏe mạnh sau khi hạ cánh trong bản ghi âm được phát sóng trên đài CCTV.

Tàu vũ trụ này hạ cánh xuống địa điểm Đông Phong ở khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc lúc 8:09 tối giờ địa phương với các nhân viên từ cơ quan vũ trụ tuyên bố toàn bộ nhiệm vụ, bắt đầu vào ngày 5/6, là một “thành công hoàn toàn”, CCTV đưa tin.

Nhân viên tại bãi đáp lần lượt khiêng phi hành đoàn trông có vẻ mệt mỏi và đài CCTV đưa tin cả ba người đã ra khỏi tàu an toàn vào lúc 9 giờ hơn.

Hôm 30/11, một phi hành đoàn mới gồm ba phi hành gia Trung Quốc đã đến trạm vũ trụ trên tàu Thần Châu-15 để thay thế nhóm này.

Trạm vũ trụ này cho thấy một cột mốc quan trọng trong chương trình không gian có người lái kéo dài ba thập kỷ của Trung Quốc, lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 1992. Trạm này cũng đánh dấu sự khởi đầu cho việc cư trú lâu dài của Trung Quốc trong không gian.

Việc xây dựng trạm không gian này bắt đầu vào tháng 4 năm ngoái với việc ra mắt mô-đun đầu tiên và lớn nhất trong số ba mô-đun của trạm, Thiên Hà, là khu sinh hoạt của các phi hành gia.

Mỹ đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ vì ‘vi phạm nghiêm trọng’ tự do tôn giáo

Monday, December 5th, 2022

By thoisu 02 , December 5, 2022 0 Comments

Religious Freedom Designations 

Press Statement

Antony J. Blinken, Secretary of State

BBC News

04/12/2022

Các tu sĩ tại tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

Thông cáo ngày 02/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ về quyền tự do tôn giáo

Continue Reading »

Tưởng Năng Tiến – Côn Minh một thế giới nhà tù lớn (*)

Thursday, December 1st, 2022

Gần hai mươi năm trước, tôi hân hạnh được Đại Tá Phạm Văn Liễu gửi cho mấy tập hồi ký (Trả Ta Sông Núi) cùng lời yêu cầu viết một bài giới thiệu về tác phẩm của ông. Tôi thưa lại rằng mình rất vinh dự khi được nhờ cậy. Tuy nhiên, theo công tâm, tôi sẽ góp đôi lời về những trang sách mà tác giả đề cập đến những nhân vật quá cố (Ngô Đình Diệm & Hoàng Cơ Minh) với quá nhiều hằn học.

Ông không đồng ý như thế nên chút duyên nợ, về chữ nghĩa, giữa chúng tôi đã không có cơ thành tựu. Từ đó đến nay – thỉnh thoảng – tôi vẫn được đọc thêm những cuốn hồi ký khác, của nhiều nhân vật khác.

Continue Reading »

Cuộc cách mạng giấy trắng khác ở VN – Tuấn Khanh

Thursday, December 1st, 2022

By thoisu 02 , December 1, 2022 

30/11/2022

https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2022/11/127801719_f8dfd10f55a171ff9ba7dc9f8227a90b4268f84d.jpg?w=656&h=300&crop=1

Không có dòng tin nào về diễn biến lớn đang xảy ra tại Trung Quốc trên các trang báo Việt Nam. Trong khi khắp mạng xã hội người Việt đều có những hình ảnh và tin tức liên quan sự tức giận của dân chúng, bùng nổ tại nhiều thành phố tại Trung Quốc vào cuối Tháng Mười Một 2022 thì báo chí dòng chính Việt Nam lại đẩy mạnh những câu chuyện về việc mùa Đông đang đến ở châu Âu với nỗi khốn khổ vì thiếu khí đốt Nga hoặc bạo loạn ở Bỉ sau trận thua tại World Cup.

Có thể thấy giới tuyên truyền viên và ban Tuyên giáo Việt Nam cũng hết sức bối rối trước bối cảnh này, mặc dù sự kiện đã dội đến Việt Nam gần một tuần. Lệnh trên đưa xuống là ngăn chặn các báo không được đưa tin tức nóng bỏng hiện có ở Trung Quốc, trong khi giới tuyên truyền viên thì vẫn chưa được chỉ đạo những ngôn ngữ hợp lý nào để phản bác lại những người đưa tin. Cho đến khi giới sinh viên và người dân Trung Quốc ở trên khắp thế giới bắt đầu hưởng ứng biểu tình thì người ta mới thấy xuất hiện một giọng điệu phê bình cũ mòn, rằng đó chỉ là những thành phần bất mãn chế độ nhân cơ hội, chứ còn thật ra đa số người dân Trung Quốc đều ủng hộ Tập Cận Bình.

Tại Trung Quốc, sự bất lực trong việc ngăn chặn tin tức của Bắc Kinh đã được tờ The Guardian phanh phui. Các tài khoản bot của Trung Quốc Trung Quốc – các chương trình giả lập con người để phục vụ việc đưa tin tự động trên các mạng xã hội- đang được sử dụng tối đa để làm tràn ngập các bề mặt truyền thông bằng quảng cáo dịch vụ khiêu dâm và cờ bạc, khi người dùng tìm kiếm tin về một thành phố lớn trong Trung Quốc, chẳng hạn Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, hoặc sử dụng chữ viết Trung Quốc, với từ khóa liên quan. Các bài đăng đầy tính khuyến khích hưởng thụ được thiết kế để che khuất tin tức về các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, trong một nỗ lực rõ ràng do nhà nước chỉ đạo nhằm ngăn chặn các tin tức hay video ghi lại các cuộc biểu tình.

Dĩ nhiên Hà Nội cũng không muốn lan truyền những hình ảnh mang tính đoàn kết và phẫn nộ của người dân Trung Quốc, với bối cảnh cũng rất quen thuộc ở Việt Nam vào một năm trước. Món nợ của chính quyền Bắc Kinh bất lực không thể đối phó được với giải pháp chống dịch, chỉ có cách duy nhất là giam nhốt người dân, dường như là một mô tả gián tiếp về sai lầm đang được chia đôi của hai nước liền kề nhau.

Nếu Việt Nam có một nền kinh tế dẻo dai và đủ mạnh, có lẽ giờ phút này nhiều thành phố ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục trong tình cảnh phong tỏa tương tự. Thành phố lớn nhất và giàu có nhất của miền Nam đã được đưa vào để thí nghiệm cho một cuộc xiết chặt y tế, bao gồm cả an ninh và lương thực đã dẫn đến một sự mệt mỏi tận Trung ương: bởi Sài Gòn là thành phố duy nhất có khả năng đóng góp đến 82% ngân sách.

Không phải là người Việt Nam đã lãng quên cơn ác mộng đại dịch COVID-19, chỉ là thói quen không nói ra đã trở thành một tập quán xã hội để giữ an toàn cho bản thân mình. Câu chuyện hỏa hoạn trong vùng phong tỏa tại Urumqi (Tân Cương) giết chết ít nhất 10 người trong một tòa nhà chung cư – đã nhắc cho không biết người Việt nhớ lại những ngày tháng khắc nghiệt mà họ đã từng trải qua: Chắc chắn con số xác thực về những người chết bởi COVID-19 ở Việt Nam không phải chỉ là hơn 43 ngàn, ít nhất đối với nhiều bệnh nhân ngày thường khác, cũng đã chết lặng lẽ trong phong tỏa. Cách Trung Quốc đối xử một cách tàn nhẫn với người dân, tạo ra một sự liên tưởng, cho thấy chính sách “zero Covid” là một mệnh lệnh thép để duy trì chế độ chứ không kể đến sự tồn vong của thường dân.

Thế khó của Ban Tuyên giáo và báo chí Việt Nam lúc này là tránh nói về chuyện phản ứng của hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc, bởi không muốn mô tả về sức mạnh của người dân đang đòi hỏi thay đổi chính quyền và cả việc nhắc lại một sai lầm còn nóng hổi, đã diễn ra bằng xương máu.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà phân tích sự bế tắc của chủ nghĩa cộng sản bằng luận thuyết khoa học của mình, đã từng có một nhận định hết sức thú vị “Mọi sự ớn lạnh của Trung Quốc đều dẫn đến run rẩy ở Việt Nam”. Trong khi những thanh niên và người dân Trung Quốc đang giơ tờ giấy trắng để mô tả về một xã hội bị thanh trừng sạch sẽ theo ý đảng cộng sản thì báo chí Việt Nam cũng gián tiếp đưa những tờ giấy trắng trên trang báo của mình, trơ trẽn nói rằng thế giới này không có gì đáng lưu tâm ngoài lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa và thụ hưởng.

Bất chấp sự tảng lờ cố ý của truyền thông nhà nước, những hình ảnh và tin tức về sự bất mãn của người dân Trung Quốc đang được người dân Việt Nam đưa lại, xuất hiện ngày càng nhiều trên Twitter, Telegram, Facebook hay YouTube. Nó mở ra cho những ai chứng kiến một suy nghĩ khác về sự hùng mạnh bất toại của chế độ độc tài rằng: Nếu một chính quyền bất lương với nhân dân thì nó sẽ bị gọi tên để loại bỏ. Chắc chắn không có ngoại lệ nào trên hành tinh này, kể cả việc lý tưởng hóa về một loại chủ nghĩa được đặt lên người dân, để tuyên truyền rằng giai cấp cầm quyền là tuyệt đối chính nghĩa hay vinh quang mãi mãi.

https://nhacsituankhanh.com/2022/11/29

Thời sự Thứ Năm 01/12/2022: Macron phàn nàn khi thăm Hoa Kỳ; NATO lo ngại Trung Cộng; Trung Quốc: tiếp tục biểu tình chống zero-covid, một số nơi nới lỏng phong tỏa; Hoa Kỳ tài trợ tiêm vaccin Covid-19 tại Việt Nam…

Thursday, December 1st, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Hoa Kỳ: TT Pháp bắt đầu chuyến công du trong bối cảnh Washington cố giảm nhẹ các bất đồng với Paris – 30/11/2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân tới căn cứ không quân Andrews, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 29/11/2022. AP – Manuel Balce Ceneta 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm nay, 30/11/2022 bắt đầu chuyến công du ba ngày tại Hoa Kỳ, với đỉnh điểm là cuộc hội đàm tại Nhà Trắng vào ngày mai với đồng nhiệm Joe Biden. Theo các nhà quan sát, chuyến thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Pháp là dịp để hai đồng minh lâu đời phô trương quan hệ nồng ấm trở lại sau những bất đồng ngoại giao giữa hai nước. 

Đến Washington vào tối hôm qua, tổng thống Pháp và phu nhân đã được đón tiếp với đầy đủ các nghi thức long trọng dành cho một thượng khách.

Continue Reading »

Trung Quốc, cô đơn, kết nối, khởi xướng, xuống đường – Phạm Đình Bá

Tuesday, November 29th, 2022

By thoisu 02 , November 29, 2022 0 Comments

29/11/2022

Beijing, China, November 28, 2022: Protesters took to the streets in multiple Chinese cities after a deadly apartment fire in Xinjiang province sparked a national outcry as many blamed COVID restrictions for the deaths. (Photo by Kevin Frayer/Getty Images)

Theo Aaron Sarin một nhà văn tự do ở Anh những người bất đồng chính kiến ở TQ bị cô lập nhưng họ không bị cô lập như trước đây.

“Tôi tự nghĩ rằng có nhiều người Trung Quốc cũng muốn tự do và dân chủ. Nhưng họ ở đâu? Tôi có thể tìm bạn ở đâu? Gặp nhau làm sao nhận ra nhau?” – theo Kathy, một sinh viên TQ ở London

Continue Reading »