” Tuy nhiên, ông lưu ý ngoài ‘bốn không’, Việt Nam còn có nguyên tắc ‘một tùy’, tức là ‘tùy theo diễn biễn của tình hình và trong điều kiện cụ thể’. Khi đó Việt Nam có thể tăng cường hợp tác quốc phòng nhằm bảo vệ lợi ích của mình nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ liên minh với nước nào đó để kiềm chế Trung Quốc.”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng trà ở Hà Nội
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Năm 21/9/2023: *Ngân sách Việt Nam ‘tiếp tục thâm hụt’ *VN – Nhật chưa là Đối tác chiến lược toàn diện? *Vietnam Airlines lỗ bốn năm liên tiếp? *Tháng 9, lại nhớ chùa Liên Trì *Việt Nam bắt giam chuyên gia năng lượng sau chuyến thăm của TT Biden *Tử tù Lê Văn Mạnh xin thi hành án *nhân dự án chi 350 ngàn tỷ đồng chấn hưng văn hóa *Bà Nguyễn Phương Hằng bị yêu cầu xin lỗi
18:06 – Chính phủC. Đặc biệt, nó bao gồm 17 thiết bị đầu cuối SatCom; 1 trạm trung tâm ăng ten; 4 đoàn tàu đầu kéo ô tô 8×8 HX81 và 4 sơ mi rơ moóc; 12 xe tải Zetros; và phụ tùng WISENT. – Trang web chính thức của chính phủ Liên bang Đức
17:40 – Do pháo kích của Nga, 6 thường dân Ukraine đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong thời điểm hiện tại ở vùng Kherson. – Văn phòng Tổng công tố
Comments Off on Tình hình ở Ukraina ngày 21.09.2023 (ngày #575): *Đức đã chuyển cho Ukraine một gói viện trợ quân sự mới *Tổng thiệt hại của Nga: 274470 quân; 4638 xe tăng; 8883 xe bọc thép; 6137 hệ thống pháo binh; 781 MLRS; 528 hệ thống tác chiến phòng không; 315 máy bay; 316 trực thăng * 21/9, Ukraine đã nhận tài trợ 1,25 tỷ USD từ Hoa Kỳ *Nga phạm 108.026 tội ác chiến tranh
Tài phiệt Mỹ liệu đã có tin tưởng vào chế độ Việt Nam?
Trương Nhân Tuấn
20-9-2023
Trên BBC có bài ghi lại nội dung phỏng vấn Giáo sư Vuving tựa đề: ‘Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ‘.
Theo tôi vụ “tin tưởng” này có thể đúng một chiều. Nội bộ Cộng sản Việt Nam có thể đã manh nha một “niềm tin chiến lược” đối với Mỹ, rằng Mỹ đã nhìn nhận và tôn trọng nét đặc thù về chính trị (rập khuôn Trung Quốc) của Việt Nam.
Chiều ngược lại, Mỹ đối với Việt Nam, có hai “luồng” khác biệt.
Luồng thứ nhứt. Từ nhiều năm nay phía nhà nước Mỹ luôn thúc hối Việt Nam nâng tầm quan hệ giữa hai bên. Gần đây nhứt là lời đề nghị của bà phó tổng thống Mỹ năm 2021. Điều này cho thấy Mỹ luôn tin tưởng vào một Việt Nam “có lợi cho các chính sách quốc gia của Mỹ”. Mỹ đã sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, ở bất kỳ mức quan hệ nào.
Trái banh “nâng tầm quan hệ” vì vậy nằm trong chân Việt Nam. Đến khi Việt Nam quyết định “ô kê” với Mỹ, dĩ nhiên đảng CSVN đã có “niềm tin chiến lược” vào Mỹ.
Luồng thứ hai là tư bản Mỹ. Chuyện tư bản Mỹ có tin tưởng vào chế độ của Việt Nam hay không, theo tôi vẫn là một ẩn số.
Từ lúc Việt Nam “đổi mới” đến nay, tính chẵn 30 năm. Tư bản các quốc gia Đông Á (Nhật, Hàn, Đài…) ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Tài phiệt các nước ASEAN cũng tìm cách thâu tóm thị trường Việt Nam (như tài phiệt Thái). Trong bối cảnh chen chúc đó ta thấy tư bản Mỹ hầu như vắng mặt. Vì sao?
Tại sao Việt Nam có chế độ rập khuôn Trung Quốc nhưng tài phiệt Mỹ Âu vẫn đầu tư vào Trung Quốc mà xem nhẹ Việt Nam?
Câu trả lời có thể là vì Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Việt Nam, như trình độ nhân công và hạ tầng cơ sở tốt hơn Việt Nam.
Việt Nam hiện thời đã “mở” hết mức với thị trường thế giới, với 16 FTA đã ký kết (và 3 FTA đang thương lượng). Nhưng tài phiệt thế giới vẫn không “chen lấn” để vào Việt Nam. Trong khi hàng hóa của Việt Nam phần lớn xuất qua Mỹ.
Tức là ngoài các lý do trình độ nhân công (tay nghề kém) và thiếu thốn hạ tầng cơ sở (như khả năng cung cấp năng lượng, sức chứa cảng biển…) Lý do còn lại là tài phiệt Mỹ (và ngày cả Tây Âu) vẫn còn nghi kỵ chế độ CSVN.
Nghi ngờ về cái gì?
Về yếu tố “quyền biến” trong việc giải thích và thực thi pháp luật.
Việt Nam khác với Trung Quốc ở điểm là đảng CSVN không có tư cách pháp nhân. TBT đảng CSVN không có trách nhiệm trước pháp luật nhưng vị này được (mặc nhiên đồng thuận) đứng đầu, thay mặt nhà nước và chính phủ. Còn Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm nhiệm luôn chức TBT đảng.
Luật lệ Việt Nam, nói là “Nhà nước Pháp quyền – Etat de Droit”, nhà nước xây dựng trên các hệ thống luật lệ”. Thực tế là “nhà nước Việt Nam nằm trong tay đảng”.
Tài phiệt Mỹ và Châu Âu có thói quen “làm ăn sòng phẳng”, cái gì cũng có “luật” của cái đó, trắng đen minh bạch, tất cả thể hiện trên giấy tờ.
Thủ tướng CS Việt Nam chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ vi mạch
20/9/2023
Chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua.
Báo Nhân dân
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào chiều ngày 18/9 (giờ miền tây Hoa Kỳ) đến tại trụ sở một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ ở Silicon Valley gồm Nvidia, Meta và Synopsys.
Reuters loan tin ngày 19/9 cho biết chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua.
Lần này ông Chính đến Mỹ để dự họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc; nhưng trước khi sang New York, ông đã dừng tại miền Tây và gặp doanh giới Hoa Kỳ như vừa nêu.
Tại diễn đàn đầu tư ở San Francisco, ông Chính lặp lại rằng “Việt Nam mong muốn mở cửa đón tất cả các nhà đầu tư” và cam kết tạo điều kiện cho những khoản đầu tư trong tương lai của những tập đoàn như Nvidia, Synopsys.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhân chuyến thăm của ông Phạm Minh Chính, Synopsys ký kết hai biên bản hợp tác về phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam và về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. Tập đoàn Meta cũng bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục sản xuất các thiết bị của metaverse (vũ trụ ảo).
Tập đoàn Nvidia cho biết mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ thông tin, và trí tuệ nhân tạo (AI).
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã thăm và làm việc với một số tập đoàn công nghệ Mỹ tại Thung lũng Silicon ở California, chứng kiến việc ký kết hợp tác cũng như khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư thêm vào Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.
Ông Chính cho biết chuyến thăm của ông là nhằm cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập giữa Việt Nam và Mỹ trong chuyến công du của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội, trong đó xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá trong quan hệ song phương, theo báo Điện tử Chính phủ.
Tờ báo chính thức của Chính phủ Việt Nam cho biết ông Chính hôm 18/9 tới thăm trụ sở chính của Nvidia và Synopsys.
“Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón tất cả doanh nghiệp tới đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, ổn định, hiệu quả vì sự hùng cường, thịnh vượng của mỗi nước,” ông Chính được báo Chính phủ trích dẫn nói tại “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo” tại San Francisco hôm 18/9.
Ông Chính cho rằng “đây là cách tốt nhất” để hai cựu thù Việt Nam và Mỹ “hàn gắn vết thương, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.”
Khi tiếp đoàn chính trị gia vùng Vịnh San Francisco cùng ngày 18/9, ông Chính đề nghị Thị trưởng Oakland, bà Sheng Tao, mời gọi thêm nhiều người dân và doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để “tăng cường giao lưu nhân dân và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.”
Còn khi gặp mặt các lãnh đạo của Nvidia và Synopsys tại Thung lũng Silicon, ông Chính cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư trong tương lai của các tập đoàn Mỹ tại Việt Nam.
Chủ tịch Nvidia, Jensen Huang, được báo Chính phủ trích lời nói với ông Chính rằng tập đoàn này “muốn hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo” cũng như kỳ vọng Việt Nam “trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.”
Nvidia hiện là nhà cung cấp máy chủ và trí tuệ nhân tạo hàng đầu ở Việt Nam, theo báo Chính phủ.
Trong khi đó Synopsys, công ty có kế hoạch xây dựng các trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam, hôm 18/9 đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền Thông cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.
Nhà sản xuất chip Intel của Mỹ hiện đang có nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn thất của họ trên thế giới ở TPHCM trong khi đối thủ Amkor đang xây dựng một nhà máy lớn để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn ở gần Hà Nội.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau khi Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt hôm 10/9, Hoa Kỳ “cam kết hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam và cùng hợp tác tích cực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.”
Truyền thông của Nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đưa tin về việc trả tự do cho hai tù nhân trước thời hạn là ông Nguyễn Bắc Truyển và Mai Phan Lợi.
Ngày 19-9-2023, một bài báo trên Reuters bất ngờ đưa tin là có ít nhất bốn nhà hoạt động xã hội dân sự đã được nhà nước Việt Nam buộc phải lưu vong nước ngoài. Reuters nêu hai danh tánh cụ thể là ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Mai Phan Lợi. Người thứ ba được úp mở với gợi ý rất dễ nhận ra là luật sư Võ An Đôn.
Tại Hoa Kỳ, dự kiến gia đình của luật sư Võ An Đôn sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Nhân vật thứ ba là một giáo dân Công giáo Cồn Dầu bị đuổi khỏi nhà.
Luật sư Võ An Đôn trong ngày 19/9 xác nhận với RFA, ông là một trong hai người được nhắc đến tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà và chưa rõ thời điểm được xuất cảnh. Ông nói: “Hai ngày trước khi ông Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, công an tỉnh Phú Yên có gọi điện thông báo cho tôi biết là Bộ Công an Việt Nam đã bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi. Sau đó tôi gọi điện cho Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TPHCM để nói về vấn đề này thì họ đang sắp xếp cho tôi và gia đình đi sang Mỹ.”
Điểm chung là hai nhà hoạt động vừa kể dù chưa bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.
Phía Reuters không dẫn cụ thể quan chức nào trong chính phủ Hoa Kỳ, bài báo chỉ cho biết là “Việt Nam cũng đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt tiến bộ về tự do tôn giáo và về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, về các điều kiện giam cầm và về luật lao động, một quan chức cho hay”.
Reuters cũng dè dặt nhấn rõ rằng, “Reuters chưa được xem qua và cũng chưa được loan tin trước đây. Thoả thuận được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế ngoại giao tương tự như Trung Quốc và Nga, nhân chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden”.
Tính cho đến hiện tại thì tình hình tự do ngôn luận, tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo ở Việt Nam về cơ bản chưa thấy bước tiến triển nào.
Đơn cử như mới đây khi báo chí và nhiều cá nhân nhà báo, học giả,… lên tiếng chỉ trích Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng cá nhân người đứng đầu Bộ này đã hành xử quá kém trước thảm họa nhân đạo đưa đến 56 người chết cháy đầy tức tưởi ngay giữa thủ đô, thì gần như lập tức thay vì tiếp thu những yếu kém được chỉ rõ đó, phía quan chức của Bộ này lại nhân danh bảo vệ Đảng để yêu cầu “phối hợp xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc”.
Về liên quan đến quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo, khá khó hiểu khi mới đây Bộ Nội vụ yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện việc giải tán, thu hồi giấy phép đối với các nhóm sinh hoạt tôn giáo “Hội thánh Đức Chúa trời mẹ” tập trung, không để tổ chức này tái nhóm, hình thành các tụ điểm hoạt động mới.
Khó hiểu vì ngay cả khi không phát hiện sai phạm hay vi phạm pháp luật gì thì vẫn “thu hồi giấy phép”. Văn bản này do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký ban hành. Theo đó, “Xử lý theo quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người tham gia đảm bảo đúng quy định của pháp luật”, văn bản của Bộ Nội vụ nêu rõ, và đề nghị các địa phương báo cáo kết quả, thông tin kịp thời những phát sinh phức tạp về Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) để phối hợp xử lý.
Tín hiệu có phần cởi mở hơn đối với một số tổ chức tôn giáo nội sinh của miền Tây Nam bộ.
Đơn cử mới đây tại An Bình tự, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết định số 632/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhận tổ chức tôn giáo đối với Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn cho Hội đồng Trị sự Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Đây là tôn giáo nội sinh do ông Nguyễn Ngọc An khai đạo vào năm 1915, tại tỉnh Kiên Giang. Ông Nguyễn Ngọc An là một cao đồ của Phật thầy Tây An.
Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn hoạt động theo tôn chỉ, mục đích là “Đạo pháp, hiếu nghĩa, dân tộc, an bình, bác ái, từ tâm”. Có cơ cấu tổ chức gồm 02 cấp: cấp Trung ương là Hội đồng Trị sự và cấp cơ sở (tổ chức tôn giáo trực thuộc) là ban quản tự các chùa, am, cốc tại nhiều tỉnh, thành phố.
Reuters: Các nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ sau thỏa thuận của chính quyền Biden
Tác giả: Trevor Hunnicutt
WASHINGTON, ngày 18 tháng 9 (Reuters) – Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền Biden tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này bắt giữ sai trái đang được đưa đến Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội gần đây của tổng thống, các quan chức Mỹ nói với Reuters. Một luật sư nhân quyền, người vận động đòi trách nhiệm giải trình cho các hành vi ngược đãi của cảnh sát, một giáo dân Công giáo bị đuổi khỏi nhà cùng gia đình rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, một trong những quan chức cho biết.
Tại Hoa Kỳ, các gia đình này dự kiến sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Các nhà hoạt động này không bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.
Một quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động Việt Nam theo yêu cầu của Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước, đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo, các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, điều kiện giam giữ và luật lao động, một trong những quan chức cho biết.
Các chủ đề của thỏa thuận riêng tư mà Reuters chưa xem xét độc lập và chưa được đưa tin trước đây. Chúng được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế cao nhất của Hà Nội cùng với Trung Quốc và Nga trong chuyến công du của ông Biden. Trong chuyến đi này ông Biden tán thành tầm nhìn trở thành một quốc gia dẫn đầu về công nghệ cao của Việt Nam.
Các thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden phải đối mặt với những chỉ trích về ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi cũng như về các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trao đổi tù nhân với Iran. Chính phủ của Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi từ chối các quyền tự do chính trị được hưởng ở phương Tây.
Những tù nhân Việt Nam được ta trả tự do là luật gia chuyên về tôn giáo đã được thả sang Đức và một cá nhân khác bị kết án vì trốn thuế liên quan đến tổ chức phi chính phủ của ông ta.
Các quan chức không nêu tên bất kỳ ai trong số 4 người này vì lý do nhạy cảm về ngoại giao và an ninh, nhưng tên của 2 cựu tù nhân này đã được biết. Luật sư Nguyễn Bắc Truyền xác nhận việc ông được trả tự do và chuyến đi cùng vợ sang Đức vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi cũng đã được xác nhận vào đầu tháng này.
“ Đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều”
Cộng đồng nhân quyền Việt Nam coi tình hình ở đó thật thảm khốc.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hồi đầu tháng này rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và 22 người khác. Tổ chức này cho biết họ đã kết án 15 người với mức án tù nặng mà không được xét xử công bằng trong năm nay.
Theo những người quen thuộc với kế hoạch này, Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức của những nhà báo không đăng ký/giấy phép.
Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 – một nhóm vận động nhân quyền đặc biệt cho Việt Nam, cho biết: “Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các hoạt động, người bất đồng chính kiến và xã hội dân sự”.
Việt Nam thường thả những tù nhân như vậy trước chuyến thăm của tổng thống [Hoa Kỳ]. Theo một trong các quan chức Mỹ, quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh để bổ sung thêm một bước trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.
Quan chức Mỹ cho biết những người này là “đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi tin rằng sẽ được tự do”.
“Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam.”
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra cả trong các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với người Việt Nam – đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không đáng kể về các luận điểm – cũng như trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng cấp Việt Nam, Bùi Thanh Sơn. ____________
Laurine và mẹ mua tượng trưng một số món đồ lưu niệm trong chợ Bến Thành – Ảnh: VnExpress
Mặc dù mua sắm được xem là sản phẩm chính của ngành du lịch Sài Gòn, song tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế còn thấp so với các quốc gia ASEAN khác.
Tại Sài Gòn, du khách quốc tế chỉ dành 17% tổng chi tiêu cho mua sắm, trong khi ở Bangkok (Thái Lan) họ dành 23%, còn Singapore dành 28% và Kuala Lumpur (Malaysia) dành 32%!
Theo ghi nhận của Sở Du lịch Sài Gòn, du khách quốc tế đến thành phố thường mua sắm tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, nhưng sức mua rất thấp.
VnExpress ngày 19 Tháng Chín 2023 dẫn lời các chuyên viên du lịch đánh giá: Nạn nói thách là một phần nguyên nhân khiến mức chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế khi đến Sài Gòn thấp so với khu vực.
Tờ báo này tường thuật câu chuyện của vài du khách quốc tế để dẫn chứng.
Chẳng hạn cô Laurine, du khách Pháp lần đầu đến Việt Nam và Sài Gòn. Trước chuyến đi, Laurine đã tham khảo tư vấn mua sắm tại Sài Gòn và được nhắc nhở nếu đến chợ Bến Thành thì phải trả giá thấp hơn ít nhất một nửa khi mua đồ ở đây.
Khi đến chợ Bến Thành, cô Laurine thấy hấp dẫn vì chợ có đủ loại hàng hóa lẫn dịch vụ, từ ăn uống, đến nông sản, đồ lưu niệm. Tuy nhiên, cô nhận xét sao cùng một mặt hàng nhưng “mỗi gian lại có mức giá khác nhau”!
Laurine hỏi mua vài thứ như hạt tiêu, nón lá trưng bày, tranh thêu nhỏ, mỗi món đều được chủ sạp báo giá trên 200,000 đồng. Cô Laurine thử trả giá mỗi món đồ bằng 50-70% mức mà chủ cửa hàng đưa ra.
Khi người bán hàng không đồng ý, cô quay người “giả vờ bỏ đi”, và được gọi lại bán với giá chỉ 40,000-80,000 đồng mỗi món.
Tổng chi sau một buổi mua sắm của Laurine ở chợ Bến Thành chưa đến 300,000 đồng.
Chia sẻ với VnExpress, cô nói không thấy sốc khi bị nói thách, vì nói thách là điểm chung của nhiều khu chợ truyền thống tại nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, cô chỉ không rõ giá trị thật của món đồ là bao nhiêu, có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không.
Một nữ du khách New Zealand là Ash, cũng lần đầu đến Sài Gòn và được trải nghiệm “mặc cả khi mua đồ” ở các chợ truyền thống như Bến Thành, Tân Định và cả khu Saigon Square – vốn khởi đầu là khu chợ chuyên hàng Việt Nam gia công xuất cảng còn dư, nay toàn hàng Trung Quốc.
Cô nói ở điểm mua sắm nào cô cũng phải mặc cả và vì e ngại bị mua hớ, cô chỉ chọn vài món đồ lưu niệm ở chợ với giá chưa đến 200,000 đồng.
Để tránh bị nói thách, Ash chọn vào trung tâm thương mại vì giá đã được niêm yết, cô so sánh: “Ở New Zealand, dù ở chợ nhỏ lẻ hay trung tâm thương mại, giá đều như nhau, tôi không phải nài nỉ mặc cả như đi du lịch ở Việt Nam”.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch Sài Gòn, cho biết sáu tháng đầu năm thành phố đón 1.9 triệu lượt khách quốc tế, trong đó hoạt động mua sắm của du khách quốc tế chỉ đóng góp 9% tổng thu của ngành du lịch Sài Gòn!
Theo bà Hiếu, tình trạng nói thách của một số tiểu thương chợ truyền thống được lan truyền trên các trang mạng xã hội gần đây ngoài gây thiệt hại trực tiếp đối với chính họ, còn “ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch thành phố”.
Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, tình trạng nói thách có thể ảnh hưởng đến sức chi của du khách quốc tế khi đến Việt Nam, vì thế bà Hoàng đề xuất Sài Gòn nên xây dựng một “hành lang giá” thống nhất.
Đồng thời, thành phố phải quy hoạch và xây dựng các khu phố mua sắm khác nhau: chẳng hạn hàng thủ công mỹ nghệ, hàng qua mùa (factory outlet), hàng miễn thuế (downtown duty free).
Ngoài nạn nói thách, Sài Gòn cũng giống như Hà Nội, có rất ít hoạt động dành cho du khách quốc tế vào ban đêm, dù từng được mệnh danh là “thành phố không ngủ”.
Phố đi bộ Bùi Viện, con phố duy nhất dành cho du khách quốc tế vui chơi buổi tối ở Sài Gòn – Ảnh: VnExpress
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu chỉ ra nhu cầu chi tiêu của du khách quốc tế vào ban đêm tại Sài Gòn chiếm khoảng 70% mức chi tiêu trong một đường tour, còn mức chi tiêu ban ngày chỉ chiếm 30% bởi khách chủ yếu đi tham quan các địa danh, ăn uống theo chương trình có chi phí trọn gói.
Đến buổi tối, du khách mới có thời gian tự do để khám phá các hoạt động khác.
Hiện nay Sài Gòn có năm nhóm sản phẩm du lịch giải trí, hoạt động về đêm, bao gồm: biểu diễn văn hoá, nghệ thuật tổ chức thường xuyên tại các sân khấu, trung tâm và khu vui chơi giải trí; không gian văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm tại các khu phố chia theo từng quận; hoạt động mua sắm, giải trí đêm ở trung tâm thương mại; hoạt động tham quan thành phố về đêm; và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Bên cạnh đó, thành phố còn có gần 32,000 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng có địa chỉ cố định và các quán ăn đường phố.
Thế nhưng, theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng đánh giá, những sản phẩm du lịch đêm kể trên hiện có vẫn quá ít so với một đô thị lớn như Sài Gòn, đa số lại chỉ mở cửa đến 22giờ, trong khi nhu cầu du khách quốc tế vui chơi giải trí sau 22 giờ rất lớn, mức chi tiêu cho các dịch vụ này cũng rất cao.
Bà Hoàng kể ra, du khách quốc tế có rất ít chọn lựa: tour khám phá trung tâm thành phố (city tour), trải nghiệm xe buýt hai tầng; đi thuyền ăn tối trên sông Sài Gòn hoặc đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc; vui chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đêm Bùi Viện, phố đêm chợ Bến Thành; thưởng thức múa rối nước, vở kịch xiếc.
Nhìn chung, Sài Gòn thiếu các chương trình nghệ thuật giải trí đêm. Tại Sài Gòn, vở kịch xiếc “À Ố show” đã rất thành công, thu hút hàng triệu lượt khán giả, nhưng từ năm 2013 đến nay đã 10 năm mà Sài Gòn chỉ có một vở “À Ố show” cho du khách quốc tế, thật quá nghèo nàn!
Bà Hoàng nhấn mạnh: “Hoạt động về đêm và giải trí nghệ thuật là sản phẩm rất quan trọng để níu chân du khách. Do vậy, những show diễn nghệ thuật phải vừa có chiều sâu văn hóa, lịch sử nhưng cũng vừa có độ hoành tráng và mới mẻ thì mới tạo ra khác biệt cho kinh tế đêm”.
Liên quan đến du lịch, cũng VnExpress ngày 2 Tháng Tám 2023 cho biết, với lượng du khách quốc tế thấp, công suất phòng khách sạn tại Sài Gòn chưa phục hồi nổi.
Trong nửa đầu năm 2023, Sài Gòn đón 18 triệu lượt khách, nhưng du khách quốc tế chỉ chiếm 11%, khoảng 1.9 triệu lượt khách, chỉ phục hồi khoảng 46% so với năm 2019, thấp hơn mức hồi phục cả nước là 66%.
Theo thống kê của Savills Việt Nam, tính đến Tháng Sáu 2023, Sài Gòn có 15,662 phòng khách sạn từ 110 dự án, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, có 404 phòng đóng cửa từ sau dịch COVID-19 nhưng chỉ 45% số phòng đang được sửa chữa.
Do lượng du khách quốc tế ít, công suất khai thác phòng của các khách sạn tại Sài Gòn chỉ đạt 64% trong sáu tháng đầu năm 2023. Riêng quý II/2023, công suất phòng khách sạn ở Sài Gòn chỉ đạt 60%, giá phòng cũng giảm 2% so với quý I/2023.
Báo cáo của Savills cũng chỉ ra tỷ lệ khách lưu trú qua đêm ở Sài Gòn chỉ đạt khoảng 19%, thấp hơn so với các điểm đến khác.
Bộ NN-PTNT Việt Nam chỉ thị đối phó nạn nhập lậu gia cầm qua biên giới
19/9/2023
Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…
Sài Gòn Giải phóng
Cục Cảnh sát Phòng/Chống Tội phạm về Môi trường (C05) thuộc Bộ Công an và các tỉnh/thành phố phải tăng cường công tác kiểm soát tình trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin vào chiều tối ngày 18/9 dẫn công văn của Bộ NN-PTNT về chỉ thị vừa nêu.
Theo Bộ NN-PTNT Việt Nam thì tình trạng buôn bán gia cầm trái phép là nguyên nhân chính làm lây lan các chủng vi-rút cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào trong nước; từ đó gây ra dịch bệnh, tác động xấu đến ngành chăn nuôi gia cầm nội địa…
Bộ NN- PTNT Việt Nam nêu rõ tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…
Lãnh đạo các tỉnh được yêu cầu tập trung nguồn lực thực hiện kiểm tra đặc biệt tại các chợ đầu mối để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm sản phẩm gia cầm trái phép.
C05 tại các địa phương được yêu cầu lập chuyên án, đấu tranh với những người buôn lậu gia cầm qua biên giới; phối hợp xử lý, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm lậu để ngăn chặn dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Tư 20/9/2023: *Liệu tài phiệt Mỹ tin tưởng vào Việt Nam? *Thủ tướng CSVN chiêu dụ Hoa Kỳ đầu tư công nghệ vi mạch *Nhân quyền Việt Nam và tin tức? * Một số nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ *Du khách quốc tế chi tiêu ít tại Sài Gòn
” Với lợi thế đó của đảng cầm quyền, giới bất đồng chính kiến, giới đấu tranh nhân quyền, giới hoạt động xã hội dân sự… vốn đã đứng trên chông gai sẽ còn đối đầu với chông gai nhiều hơn nữa.
Đành vậy, tự do nào mà được cho không, miễn phí.”
Chẳng cần điều tra xã hội, chẳng cần thăm dò chuyên sâu. Chỉ bằng trực cảm cũng nhận ra rằng phần lớn người Việt đang hướng về phía Mỹ, đang mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam đương đại bắt tay thật chặt với Mỹ trong quan hệ giữa hai nước.
Comments Off on Chuyện Việt nam Thứ Năm 14/9/2023: *Cựu tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời 65 tuổi *BT Công an Tô Lâm thăm Trung Quốc *Hỏa hoạn, con dao treo người dân cả nước *Ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An
Comments Off on Thời sự Thứ Năm 14/9/2023: *Nhật giữ an ninh với Đài Loan chọc giận TQ *Ukraine kêu gọi chiến đấu với Nga *Tân thủ tướng Cam Bốt đến TQ *Bắc Hàn thề bảo vệ ‘công lý quốc tế’, thách thức phương Tây *TQ phải chấm dứt ngoại giao cưỡng bức *Google bị chính phủ Mỹ kiện độc quyền *Huawei rớt khỏi Top 500 ở TQ 2023
Tổng thống Mỹ bị chỉ trích đặt lợi ích chiến lược lên trên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và Ấn Độ
Minh Anh /RFI
13/9/2023
Ngày 11/09/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam sau khi hai nước thông báo nâng cấp quan hệ song phương lên thành « Đối tác Chiến lược Toàn diện ». Tuy nhiên, giới đấu tranh nhân quyền chỉ trích chính quyền Biden ưu tiên cho các lợi ích chiến lược, xem nhẹ vấn đề nhân quyền.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/09/2023. REUTERS – EVELYN HOCKSTEIN
Năm 2019 – 2022: Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Việt Nam sẽ hưởng lợi về kinh tế nhiều hơn khi nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nhiều năm qua, Mỹ và khối đồng minh (EU, Nhật Bản,…) vẫn luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, do đó giúp cán cân thương mại Việt Nam thặng dư lớn khi giao thương. Trong khi đó, ở chiều ngược lại Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc (nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị điện tử,…) để phục vụ các doanh nghiệp FDI nên luôn trong tình trạng nhập siêu.
Bài của Trần Đông A từ Việt Nam đăng trên đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ)
Ngày 10/9/2023
Với việc Việt Nam gần như trong cùng một thời điểm, sẽ lần lượt nâng cấp CSP với Mỹ và Nhật Bản, biết đâu một JAVIUS (Nhật – Việt – Mỹ) sẽ chào đời sau JAMOUS (Nhật – Mông – Mỹ).
Nhân Ngày Quốc Tế Dân Chủ 15 tháng 9 do Liên Hiệp Quốc phát động
Xét rằng:
1- Tình hình thế giới đang có những biến chuyển nghiêm trọng gây ra bởi cuộc chiến tàn khốc tại Ukraine do nhà độc tài Putin khởi động. Toàn nhân loại đang đứng trên bờ vực thẳm của một thảm họa hạt nhân hủy diệt.
Việt – Mỹ chính thức xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. (Ảnh: Nhật Bắc/baochinhphu.vn)
Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Việt Nam – Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Hôm nay 10/9/2023, Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ tiếp đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
Chiều 10/9, Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Comments Off on Thời sự quốc tế và Việt Nam ngày 10/9/2023: *TBT CSVN chủ trì Lễ tiếp đón chính thức TT Hoa Kỳ Joe Biden *Dân biểu Mỹ hối thúc TT Biden nêu vấn đề nhân quyền *CSVN càng đi với Mỹ, càng đàn áp bất đồng chính kiến! *Việt Nam thả TNLT Nguyễn Bắc Truyển sang Đức *Vì sao Hà Nội cần nâng cấp quan hệ với Mỹ? *Việt Nam và Phi Luật Tân Ký Hiệp Định Về Gạo *Phi Luật Tân Phản Đối “Các Tàu Dân Quân” ở Biển Đông
Theo tin của VNExpress, Tổng thống Joe Biden sẽ đến Hà Nội hôm nay, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước ngày 10-11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Biden kể từ khi ông nhậm chức đầu năm 2021. Sự kiện diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Tháp tùng Tổng thống Biden có các quan chức cấp cao như Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry và Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink.
Theo Bộ Nội vụ nước này, một trận động đất đã xảy ra ở miền trung Maroc vào tối thứ Sáu, khiến ít nhất 820 người thiệt mạng và số người chết dự kiến sẽ tăng lên.
Trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra ở phía tây nam Marrakesh vào khoảng 23h giờ địa phương hôm thứ Sáu ở độ sâu tương đối nông 44 dặm. Nó khiến mọi người đổ xô ra đường ở trung tâm du lịch và các thành phố khác.
Tổng thống Joe Biden tại căn cứ Andrews, bang Maryland, ngày 7/9/2023.
Vài ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và hơn chục tổ chức nhân quyền khác kêu gọi ông đề cập tình trạng vi phạm nghiêm trọng về tự do báo chí và quyền được thông tin ở nước này.
Nhân Ngày Quốc Tế Dân Chủ 15/9 do Liên Hiệp Quốc phát động
TUYÊN CÁO
VỀ TÌNH HÌNH VIỆT NAM NĂM 2023
Nhân Ngày Quốc Tế Dân Chủ 15/9 do Liên Hiệp Quốc phát động
_____________________________
Xét rằng:
1- Tình hình thế giới đang có những biến chuyển nghiêm trọng gây ra bởi cuộc chiến tàn khốc tại Ukraine do nhà độc tài Putin khởi động. Toàn nhân loại đang đứng trên bờ vực thẳm của một thảm họa hạt nhân hủy diệt.
Loài người đang chứng kiến sự đối đầu giữa các thế lực đối lập nhau: giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa nhân bản và tàn bạo, giữa dân chủ pháp quyền và độc tài toàn trị, giữa yêu thương và hận thù, giữa xây dựng và phá hoại…
Hội nghị thượng đỉnh NATO khai diễn tại Vilnius, Lithuania vào tháng 7 năm 2023 đã nêu ra một vấn đề quan trọng: Thế giới cần đoàn kết ủng hộ Ukraine chống xâm lược của Liên Bang Nga và đối đầu với các thế lực ác độc trong đó có đế quốc mới Trung Cộng là mối đe dọa cho nền an ninh thế giới.
2- Trong lúc đó tại Việt Nam, đảng Cộng Sản đã hiện diện trên đất nước gần 80 năm, áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản vô thần, phương pháp đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, độc tài toàn trị, chính sách ác độc và tàn bạo trên đất nước, gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho Dân tộc Việt Nam. Mặt khác, tập đoàn CSVN bán nước đang thực hiện mật ước Thành Đô, biến đất nước thành một khu Tự Trị của Trung Quốc, dân tộc Việt sẽ tiêu vong và Việt Nam có thể bị xoá tên trên bản đồ thế giới.
Ngược lại, các quốc gia từng theo chủ nghĩa Cộng Sản đều lần lượt từ bỏ chế độ độc tài để chuyển qua thể chế dân chủ, người dân được hưởng tự do sung túc, chỉ còn lại một số nhỏ trong đó có Việt Nam, hầu hết đều nghèo đói, dân chỉ là đàn cừu nô lệ.
3- Sau gần 50 năm kể từ ngày 30-4-1975, đất nước vẫn còn nằm dưới sự thống trị độc tài khắc nghiệt của bạo quyền Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam liên tục tước bỏ mọi quyền căn bản của con người, đàn áp những nhà đấu tranh vì dân chủ, vì tự do tôn giáo; biến đất nước Việt Nam hiền hòa, trọng lễ nghĩa, theo đạo làm người, nay văn hóa suy đồi, kinh tế lụn bại, xã hội đầy bất công, tệ đoan khắp nơi, tài sản của nhân dân bị cường quyền cộng sản cưỡng chiếm.
4- Đại hội lần thứ XII năm 2016, rồi lần thứ XIII năm 2021 cho thấy đảng CSVN vẫn không có dấu hiệu cải tổ về chính trị cũng như kinh tế, càng tỏ rõ sự lệ thuộc vào Trung Cộng, là một chư hầu kiểu mới, nguy cơ mất nước không thể tránh khỏi. Đại hội đảng chỉ là cơ hội để tập đoàn lãnh đạo củng cố và tranh giành quyền lực, chia nhau quyền lợi; tham nhũng, hối lộ, bất công khắp nơi, tất cả không vì lợi ích của nhân dân và đất nước như các khẩu hiệu tuyên truyền mỵ dân của họ.
5- Đảng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn tách rời quần chúng, xem đất nước là của riêng, nhân dân chỉ là nô lệ cho tập đoàn cai trị. Nhiều đảng viên đã thức tỉnh trước tình hình thế giới, có đầu óc cải cách muốn thay đổi đều bị trù dập hoặc loại trừ.
Chính vì những lý do trên, nhân ngày Quốc Tế Dân Chủ 15/9 hàng năm do Liên Hiệp Quốc phát động, Người dân Việt Nam trong và ngoài nước bao gồm đại diện các tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể, các chính đảng, tổ chức xã hội dân sự, nhân dân mọi giới long trọng tuyên cáo:
Toàn thể nhân dân Việt Nam cùng nhau liên kết chặt chẽ tạo thành sức mạnh quyết tâm tranh đấu cho một chế độ thực sự dân chủ tự do, giải thể bạo quyền Cộng sản, đất nước được phồn vinh an lạc, đồng thời bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Tổ Quốc.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng này, toàn thể nhân dân Việt Nam bằng mọi phương cách:
1- Đòi hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam phải đáp ứng trào lưu tiến bộ trên thế giới, tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội…, trả tự do ngay lập tức tất cả tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ bất công hoặc bị quản chế một cách phi lý; các tổ chức xã hội dân sự phải được tự do hoạt động tạo lợi ích cho xã hội và đạt được những mục tiêu nói trên.
2- Đòi hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại quyền quản trị đất nước cho toàn dân bằng một cuộc bầu cử thật sự dân chủ và công bằng được quốc tế giám sát, nhằm bầu ra một quốc hội thật sự dân chủ tự do và một chính quyền của dân, do dân và vì dân như các nước tự do trên thế giới, đặc biệt ở Á Châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Phi Luật Tân, Đài Loan và nhiều nơi khác.
3- Kêu gọi các đảng viên, cán bộ, bộ đội, công an vì vận mệnh và quyền lợi của Đất Nước, hãy thức tỉnh đứng về phía nhân dân, phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá cho Việt Nam.
4- Vận động Quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc và các chính phủ các nước Tự Do Dân Chủ trên thế giới, áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng những hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết như: Hiến Chương Liên Hiệp Quốc; Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền; Các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội v.v…, đặc biệt tổ chức bầu cử tự do có sự giám sát của quốc tế. Thỉnh cầu quốc tế hỗ trợ cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa và hợp thời đại của Dân Tộc Việt Nam.
Kính thưa toàn thể Đồng bào trong và ngoài nước,
Đã đến lúc toàn dân cần phải đồng tâm hiệp lực, liên kết trong và ngoài, từ tín đồ đến các chức sắc tôn giáo, từ các tổ chức dân sự đến các chính đảng, từ thường dân đến giới trí thức, chúng ta không còn sự chọn lựa nào khác mà phải đứng lên giải nguy cho Quốc Gia Dân Tộc.
Ý Dân là Ý Trời! Bất cứ chính quyền nào, thế lực nào đi ngược lòng dân, phản lại dân tộc chắc chắn phải bị diệt vong.
Làm tại quốc nội và hải ngoại, ngày 7 tháng 9 năm 2023
Đồng ký tên:
– Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam
Đại diên: HT Thích Không Tánh – BS Võ Đình Hữu – BS Đỗ Văn Hội
– Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
Đại Diện: Ông Huỳnh Công Ánh – Ô. Nguyễn Văn Vui – Ô. Lê Bá Bửu
– Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại. Đại Diện: BS Phạm Đức Vượng
– Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam. Đại Diện: TS Nguyễn Bá Tùng
– Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Đại Diện: Ô. Lê Thanh Liêm – TT Trần Quốc Anh – LS Nguyễn Thanh Phong
– Liên Hội Người Việt Canada. Đại Diện: Dr. Nguyễn Ngọc Nga
– Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn CHLB Đức. Đại Diện: BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
– Cộng Đồng Người Việt Tự Do Pháp Quốc – Đại diện: Ô. Lê Minh Triết
– Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam
Đại Diện: Nhà biên khảo Phạm Trần Anh
– Khối 8406 Hải Ngoại. Đại Diện: Nhà Tranh Đấu Vũ Hoàng Hải
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp Phó tổng thống Mỹ
Liên Thành
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Indonesia hôm 6/9. (Ảnh: Nhật Bắc/VnExpress).
Truyền thông trong nước đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Phó tổng thống Kamala Harris nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN 43 tại Jakarta chiều 6/9.
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 08/9/2023: *Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính gặp PTT Mỹ *Tinh dầu cần sa đầy dẫy ở VN *Apple tuyển mộ nhiều công nhân tại Việt Nam*Chủ trường quốc tế ôm 14 tỷ đồng trốn về Anh Quốc *Hai tiếp viên hãng hàng không bị bắt ở Hàn Quốc
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho biết kể từ khi Washington đưa Việt Nam khỏi danh sách “các quốc gia đáng quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo vào năm 2006, chính quyền Hà Nội đã tạo ra “nhiều không gian hơn trong một số lĩnh vực” để thể hiện niềm tin.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: Việt Nam thụt lùi về tự do tôn giáo
Phan Minh /RFI
07/9/2023
Vài ngày trước khi tổng thống Joe Biden công du Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ ngoại giao, một ủy ban của chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc Hà Nội lại không tuân thủ các cam kết về bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Ảnh tư liệu: Một thánh lễ của cộng đồng Công Giáo sắc tộc Hmong tại Sapa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, ngày 18/10/2015. REUTERS – Nguyen Huy Kham
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Năm 07/9/2023: *Việt Nam thụt lùi về tự do tôn giáo *Nhân quyền trong chuyến thăm của TT Biden *Phụ huynh khó khăn năm học mới *Ai đứng đầu Nhà nước CSVN? *Tiếp viên hk bị bắt ở Hàn Quốc *Mỹ áp thuế 220% móc áo thép Việt Nam *Bình Thuận vẫn phá 600 ha rừng
(Hình: Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù vì chỉ trích chính quyền CSVN)
-“…Có lẽ khi ôm đàn trên sân khấu nhà tù ba ngày trước đây, chị [Phạm Đoan Trang] không biết bên ngoài nhiều người đang bàn tán xôn xao về chị, về một chuyến đi có thể có, có thể không trong những ngày sắp tới.”
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.